Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGÀY BUỒN DÀI LÊ THÊ...

NGÀY BUỒN DÀI LÊ THÊ...
HAY LỊCH SỬ DƯỚI CÁI NHÌN THIỀN QUÁN

𝗚𝗼̛̣𝗶 𝗯𝘂𝗼̂̀𝗻 𝗰𝗵𝗶 𝗻𝗮̀𝘆 𝗰𝗼̂́ đ𝗼̂ 𝗼̛𝗶?
Hai câu Kiều 79-80 được Nguyễn Du sử dụng dùng ám chỉ Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai cho đến thời điểm ấy, năm Kỷ Mão 1819, năm vua Gia Long ra đi, cũng là thời điểm Nguyễn Du viết xong truyện Kiều, hiện cũng vẫn còn tồn tại bất động trên kinh đô Phú Xuân, tại vị trí ngày nay là kiệt 51 Minh Mạng, cách ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội tầm 200m trở lại, khu vực đàn Nam Giao triều Nguyễn, không phải như ghi chép các dạng sử cho rằng hài cốt Hoàng hậu đã bị quan quân triều Nguyễn quật phá, hốt hài cốt đổ sông biển vào thời vua Thiệu Trị tại quê nhà Bắc Ninh ngoài kia.

tháp mộ
Ngôi Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu nhang tàn khói lạnh, nằm phơi mình giữa trời sương gió...

Đoạn này, sách Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân (𝗡𝗴𝗮̂𝗻 NV) thời ở Huế, trang 93, của ông Nguyễn Đắc Xuân chép như sau:

 

... Xin đọc đoạn Thực lục sau đây của nhà Nguyễn viết về thời Thiệu Trị:

 

Nhâm Dần, Thiệu Trị năm thứ 2 (1842), mùa Thu, tháng 7: "Tỉnh Bắc Ninh có dân xã Phù Ninh ngầm thờ ngụy quỷ. Việc bị phát giác. Vua sai hủy bỏ đền thờ.

 

(Nguyên người xã ấy là Nguyễn Thị Huyền, làm cung nhân vua Lê Hiển Tông, có người con gái là (tr.183) Ngọc Hân, sau gã cho ngụy (Nguyễn) Huệ sinh được 1 trai, 1 gái. Ngọc Hân chết, trai gái cũng chết non cả. Khoảng đầu năm Gia Long, ngụy Đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả dối, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây, việc ấy phát giác, vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ ngụy đi)

 

Đọc qua đoạn trích trên, chúng ta thấy đó đúng là lối chép sử của kẻ chiến thắng, đúng như tục dao dân gian truyền tụng: thắng làm vua thua làm giặc, ô hô, Nguyễn Huệ mà tự tiện, dám cho là ngụy quân, ngụy quyền thì hết đường nói, luận cho các sử gia, các vua quan triều Nguyễn rồi. Nó cũng không khác gì sử thời hiện đại, sau chiến thắng mùa xuân 1975 thì người miền Bắc từ ấy cho đến nay đều xúm cho chế độ VNCH là ngụy quân, ngụy quyền. Song, nếu đã cho VNCH của người miền Nam là ba thứ ngụy quân, ngụy quyền, thử hỏi chế độ VNDCCH của người miền Bắc gọi là gì? Chính nhân, quân tử ư? Trong khi hai chữ Việt Nam đều lấy của triều Nguyễn, xuất phát dưới thời Gia Long, được triều Thanh sắc phong, ban tặng kia mà?

 

Ngang đây, xin nói rõ hơn chỗ này, về hai chữ Việt Nam. Hồi ấy, năm 1802, sau khi xưng vương, Gia Long liền cử phái bộ ngoại giao qua Yên Kinh xin vua nhà Thanh sắc phong tên nước là Nam Việt. Song, người Thanh không đồng ý, cho chữ ấy trùng với tên nước Triệu Đà cũ. Sẽ có nhiều rắc rối, tạp phức về sau đấy. Rồi phải qua nhiều lần họp bàn, nghị triều, họ mới đồng ý, chấp nhận phong cho Phú Xuân hai chữ Việt Nam làm tên nước. Xét ra, vua Gia Long chỉ muốn hai chữ Nam Việt, còn hai chữ Việt Nam người Thanh sắc phong là trường hợp bất khả kháng, Gia Long không thể chối từ, muốn cưỡng hay chống hoặc không sử dụng cũng không bao giờ được. Sau khi Gia Long ra đi, đến đời vua Minh Mạng, năm 1838, quốc hiệu được đổi thành Đại Nam. Hình như vua quan triều Minh Mạng cho hai chữ Việt Nam là một điềm gỡ, cực xấu cho đất nước chăng? Mãi đến đời vua Bảo Đại, ngày 9/3/1945, khi người Nhật đảo chính Pháp, chính quyền được bàn giao cho Bảo Đại. Vua Bảo Đại quyết định đổi quốc hiệu từ Đại Nam thành Việt Nam. Như vậy, xét ra, trong 13 vua Nguyễn chỉ có hai vua đầu và cuối là chấp nhận sử dụng hai chữ Việt Nam. Còn lại, 11 vua giữa đều cho hai chữ Việt Nam là điềm cực xấu cho đất nước.

 

𝗧𝘂̛̀𝗻𝗴 𝗻𝗲́𝘁 𝘅𝘂̛𝗮 đ𝗮̃ 𝗽𝗵𝗮𝗶 𝗿𝗼̂̀𝗶,
𝗖𝗼̀𝗻 𝗻𝘂̛̃𝗮 đ𝗮̂𝘂 𝗹𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗮̆𝗻 𝘁𝗿𝗼̂́𝗶...
Bỏ qua đoạn cắt ngang. Đoạn trích trên theo chúng tôi chỉ đúng ở chỗ, "vua sai hủy đền thờ đi". Tức hồi ấy gia đình Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai đã cho lập đền thờ của Bà tại quê nhà để thờ phượng, nhang đèn, bông trái hằng ngày, cúng kính, giỗ chạp hằng năm, có thể gia đình của Bà hồi ấy đã lấy đúng tên cúng cơm của Bà (Hoàng Thị Thu Mai), để thiết lập bài vị, bàn thờ, có thể còn thờ cả ảnh vẽ chân dung của Bà nữa, cho nên đoạn trích trên mới ghi "khắc bia giả dối, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích". Do các sử quan triều Nguyễn không ghi rõ sự việc ra đó thôi. Có thể nói hầu hết tất cả các sự kiện liên quan đến kẻ thù không đội trời chung họ đều ghi, chỉ được ghi tóm tắt, nhanh gọn vài dòng, hình như đó cũng là nguyên tắc viết sử của các sử gia các triều đại qua các thời kỳ cổ kim. Chúng ta nên liên tưởng như sau, gia đình Hoàng hậu vốn là gia đình giàu có, mẹ vốn là vợ vua (Lê Hiển Tông), cha là một danh tướng (Hoàng Ngũ Phúc), tuy thời cuộc lúc bấy giờ đã đổi thay nhưng kinh tế gia đình cũng không đến nỗi nào thiếu thốn, chật vật cho lắm, nên bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền mới cho lập đền, dựng bia để thờ con gái của mình theo truyền thống dòng tộc hoàng gia như thế. Vua quan triều Nguyễn ngày ấy làm sao có thể hiểu những uẩn khúc, bí mật của câu chuyện tình sử chốn quan trường này của gia đình Hoàng hậu cho nổi. Cho nên họ, quan quân địa phương, mới cho việc làm của gia đình của bà Ngọc Huyền là giả dối, đổi lại họ tên con gái để làm mất dấu tích, tức tìm cách đánh tráo sự thật hòng qua mặt chính quyền, nhà nước sở tại. Với chi tiết ghi chép này của triều Nguyễn trong Thực lục trong sách của ông Nguyễn Đắc Xuân, thì việc lâu nay chúng tôi khẳng định Bắc cung Hoàng hậu có tên cúng cơm là Hoàng Thị Thu Mai, không phải là Công chúa Lê Ngọc Hân (thực ra là 𝗡𝗴𝗮̂𝗻) như ghi chép của các dạng sử xưa nay về triều Tây Sơn cùng các nhân sự liên hệ là rất đúng, chính xác 100/100. Khẳng định như thế là chúng tôi căn cứ, tức những giải thích các câu mật mã, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ những ẩn khuất câu chuyện lịch sử của thi hào Nguyễn Du trong 3254 câu lục bát Kiều. Không phải chúng tôi bịa chuyện. Những ai từng đọc những bài viết giải thích ấy từ mấy năm nay, trên fb, trên trang w bonniemxu.com chắc không còn ngạc nhiên, xa lạ gì những phát hiện, những xác định cứng ngắc của chúng tôi về tên tuổi người này, người kia cùng với các sự kiện qua những mật mã được Nguyễn Du cài nén, giấu trong từng câu chữ mang tính ám chỉ, bóng gió. Nói đúng hơn là những chiết tự đa dạng đa nghĩa, lắm chiêu thế, đầy tính học thuật của thi hào đất nước về các sự kiện, các nhân vật lịch sử của câu chuyện.

bìa sách

𝗧𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘅𝘂̛𝗮 đ𝗮̆́𝗺 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗹𝘂̛̉𝗮 𝗸𝗵𝗼́𝗶,
đ𝗼̂̉ 𝗻𝗮́𝘁 𝘁𝗼̛𝗶 𝗯𝗼̛̀𝗶 𝗰𝗼̀𝗻 𝗰𝗵𝗮̆𝗻𝗴 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗺𝗮̆́𝘁 𝗿𝗼̛𝗶...
Ở trên là những chắp nối vắn dài tàn dư cáu cặn mục đích để làm sáng tỏ hơn cho câu chuyện lịch sử. Ngang đây, chúng ta nên trở lại câu chuyện văn thơ nói ở đầu bài viết là hơn. Hai câu dùng ám chỉ Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều, nằm ở đoạn đầu, đoạn chị em Thúy Kiều đi chơi tiết Thanh minh dịp tháng Ba âm lịch năm Canh Thân 1800, bất chợt phát hiện ngôi mộ nằm bơ vơ bên đường, trước hết là câu 79:

 

𝘛𝘳𝘢̉𝘪 𝘣𝘢𝘰 𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯 𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀...

 

Chữ "𝘭𝘢̣̆𝘯 𣵰" (tiếng Nôm) trong câu chính là nghĩa của chữ toản, toản (tiếng Hán) có nghĩa là chạy, bỏ chạy, hoặc toản là lặn mất tăm, mất dạng. Toản (tiếng Hán) còn có nghĩa là nối theo, chỉ sự kế thừa. Với cách chơi chữ thế này, tưởng đâu là văn tả cảnh tả tình, thực ra là dạng chiết tự chuyển chú: mượn nét, mượn ý của chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng ra chữ khác, cách viết khác nhưng vẫn chung nghĩa, được Nguyễn Du ám chỉ cho sự nhát gan, tính thỏ đế của vua Cảnh Thịnh, tức thái tử Nguyễn Quang Toản, ngày ấy đã duyên sự tùng sự rùng rùng kéo quan quân bỏ kinh đô trốn chạy khi Nguyễn Ánh bất ngờ bao vây, thọc các mũi tiến công vào Phú Xuân đâu khoảng tháng 5 của năm Tân Dậu 1801 thì phải. Chớ phải chi Quang Toản/Cảnh Thịnh cũng thụ hưởng được chút ít tố chất hùng tráng, lẫm liệt, hiên ngang, đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài... của phụ vương Quang Trung như Nguyễn Du ám chỉ, miêu tả trong Kiều, chừng 4-5 phần mười thôi, thì còn lâu Phú Xuân mới thất thủ, rơi vào tay Nguyễn Ánh được. Rất tiếc sự việc ngày ấy đã đi ngược lại, nó rất đúng như tục dao dân gian từng xác định "cha làm thầy con đốt sách". Đây là điều đáng tiếc, đáng hận lắm vậy.

chân dung
Ông Vương Đinh Huệ là sự tái sanh, trở lại của vua Cảnh Thịnh. 

Dưới đây là đoạn trích nói về cuộc chiến của Quang Toản trên đường tháo chạy, khi đã ra khỏi Phú Xuân kể từ năm thất thủ kinh đô vô cùng nhục nhã, đớn đau ấy. Năm Tân Dậu 1801.

 

... Thành sắp hạ được thì có tin thủy quân Nhật Lệ bị quân nhà Nguyễn đánh tan. Nguyễn Quang Toản hoảng hốt ra lệnh lui binh. Không sao cản được, Bùi nữ tướng phải mở đường máu để tháo quân. Đô đốc Kiên và Tư lệ Tiết không theo kịp, phải đầu hàng.

 

Bửu Hưng Nguyễn Quang Toản (lúc này Quang Toản đã đổi niên hiệu từ Cảnh Thịnh sang Bảo Hưng, tại điện Kính Thiên, Thăng Long NV) chạy đến Linh Giang thì bị tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Trương chặn lại. Quân Tây Sơn không còn sức chống cự, Bùi nữ tướng lại một phen nữa phải xông vào tên đạn để đưa Quang Toản sang sông.

 

Về đến Nghệ An, kẻ tùng giả còn không quá vài trăm! Bùi nữ tướng, mình đầy thương tích, nhìn thấy đoàn nữ binh sống sót, máu me đẫm áo, thì lệ anh hùng khôn ngăn.

 

Trong trận Đâu Mâu này, nữ tướng Huỳnh Thị Cúc đã sát cánh cùng Bùi nữ tướng hợp lực chiến đấu công thành, liên kết tiếp sức nhau khi mở đường máu rút quân khỏi thành và dốc hết khí lực, tài năng mới đưa được vua Cảnh Thịnh qua sông.

 

Huỳnh nữ tướng cùng một số nữ binh còn sống ở lại chặn quân nhà Nguyễn.

bìa sách
Sau 75 chính quyền cách mạng đã đối xử rất tệ bạc với nhà thơ, nhà văn kiêm nhà sử học Quách Tấn..

Sáng hôm sau Huỳnh Thị Cúc cùng mười nữ binh áo đẫm ướt máu, về đến thành. Vừa trông thấy Bùi nữ tướng, Huỳnh Thị Cúc vội vã chạy đến ngã vào lòng. Bùi nữ tướng ôm lấy em, Huỳnh nữ kiệt nhìn chị lần cuối rồi tắt thở.

 

Ở Trấn Ninh, Nguyễn Quang Thùy (đúng ra là Thụy NV) nghe tin đại binh rút lui, cũng liền rút lui. Nhưng không qua nổi Linh Giang, phải chạy lên đường núi mà đi, hơn tuần nhật mới về đến Nghệ An.

 

Anh em gặp nhau, Bửu Hưng cùng Quang Thùy ra Bắc, để Nguyễn Văn Thân ở lại giữ Nghệ An. Bùi nữ tướng, thương tích chưa lành, nên xin ở lại Nghệ An điều dưỡng...
(Trích sách Nhà Tây Sơn, trang 276-277, của Quách Tấn-Quách Giao)

 

𝗟𝗲̣̂ 𝗿𝗼̛́𝘁 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝘀𝗼̂́ 𝗺𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶...
Đoạn sau cho biết không bao lâu mặt trận Nghệ An đã tan vỡ trước sức tấn công dồn dập của quân Nguyễn. Lúc này là năm 1802. Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng vương, lấy niên hiệu là Gia Long. Các tướng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng đều bị bắt, bị nhốt cũi chờ mang về Phú Xuân xử lý. Bất ngờ Võ Văn Dũng bẻ cũi, thoát ra được, tìm cách cứu vợ chồng Trần Quang Diệu. Song, bi đát thay, Trần Quang Diệu đang bị sốt rét rừng hành hạ, toàn thân phù nề, đi không nổi, nên Bùi Thị Xuân không thể thoát đi cùng Võ Văn Dũng, dù cửa sinh đã mở ra trước mắt, Bùi nữ tướng đành phải ở lại để bảo vệ chồng. Võ Văn Dũng bùi ngùi nhìn hai vợ chồng Quang Diệu trước giờ phút sinh ly tử biệt, sức cô thế kiệt không làm được gì vào lúc này được nữa. Than ôi! Chiêu viễn hầu đành phải quay lưng, gạt lại phía sau một khung trời kỷ niệm cùng những tháng ngày liệt oanh vào sinh ra tử bên những chiến hữu từng đồng cam cộng khổ phò vua giúp nước, một mình băng rừng chạy về Tây Sơn, lên núi Hòn Dũng trú ngụ, chiêu tập binh mã, nuôi mộng chờ ngày kéo quân ra Phú Xuân đánh trả hận, lấy lại kinh đô. Sau thấy bất ổn, Võ Văn Dũng quyết định bỏ Hòn Dũng, dẫn theo người em gái, chạy vào đất Gia Định, theo sách Lịch sử chùa Am của thầy Thông Lạc. Thật ra người em gái đó là công chúa Ngọc Bảo, con của Bắc cung Hoàng hậu và vua Quang Trung, mà ông nhận làm con nuôi, đưa về Tây Sơn từ trước đó giao cho vợ trông nom, sau khi cha mẹ lần lượt qua đời, hai cha con liền ngày đêm băng rừng chạy vào Nam, ban đầu ở đất Gia Định, vùng Phú Lâm, sau gọi là Phú Thọ Hòa. Tại đây, trên đất Gia Định, vì để bảo tồn mạng sống cho cả hai dưới sự truy lùng gắt gao, ráo riết của quan quân Nguyễn Ánh với các quan binh tướng tá Tây Sơn, nhất những thủ lĩnh nổi tiếng, võ nghệ cao cường, gan dạ, từng gây khiếp đảm cho quân địch trên khắp các mặt trận, nên Võ Văn Dũng và công chúa Ngọc Bảo đành phải chia tay, mỗi người đi mỗi ngã. Có thể số vàng bạc dành dụm chi tiêu trên đường trốn chạy tướng Dũng đã giao hết cho người con nuôi, giọt máu cuối cùng của người anh hùng áo vải Tây Sơn, riêng mình chỉ giữ lại số ít phòng thân. Gạt nước mắt, bại tướng, một trong thất hổ tướng Tây Sơn, Chiêu viễn hầu Võ Văn Dũng dạt về vùng Trảng Bàng, ấp Gia Lâm, cải trang thành một tu sĩ, đổi tên là Lê Văn Tâm (chiết tự của ba chữ Võ Văn Dũng), lấy pháp danh là Thích Minh Không, lập một am tranh tu hành, gọi là chùa Am, hòng trốn tránh sự theo dõi, truy sát của quan quân triều Nguyễn. Về sau, Võ Văn Dũng lập gia đình với người phụ nữ địa phương, sinh con đẻ cháu bầy đàn tại vùng đất này. Chùa Am ngày ấy bây giờ là tu viện Chơn Như, do thầy Thích Thông Lạc trụ trì, là đời thư năm. Thầy Thông Lạc viên tịch năm 2013. Kế thầy là người cháu, tên là Thích Mật Hạnh, lên trụ trì chùa Am, là đời thứ sáu. Riêng Công chúa Ngọc Bảo sau khi chia tay cha nuôi tại Gia Định, tròi trọi, lùi lũi một thân một mình đi tiếp vào Nam, vào tận vùng An Giang, Châu Đốc sinh sống. Sau lập gia đình, có chồng con trên vùng đất này cho tới ngày ra đi.

chân dung
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân là sự trở lại của công chúa Ngọc Bảo. Bà sinh năm Kỷ Dậu 1969.

Sách Lịch sử chùa Am của thầy Thông Lạc cũng có cho biết trận đánh của vua Cảnh Thịnh tại Nghệ An với quân Nguyễn đã diễn tiến như thế nào:

 

... Khi vua Quang Trung mất, thì anh em của vua Quang Trung chia nhau đất nước cai trị. Miền Nam do Nguyễn Lữ cai trị, nhưng do sự bất tài của Nguyễn Lữ, miền đất chiến lược không được Tây Sơn tổ chức cai quản chặt chẽ nên đã lọt vào tay Nguyễn Ánh (từ NV) tháng 8 năm 1788. Trên mảnh đất chiến lược này, Nguyễn Ánh ra sức phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng và ngoại giao cầu viện thực dân Pháp, để mở màn cho một cuộc tấn công quy mô đối với quân Tây Sơn. Sự lớn mạnh và những cuộc tấn công của lực lượng Nguyễn Ánh (đã NV) trực tiếp đe dọa sự tồn tại của triều đại Tây Sơn. Chính khi còn sống, vua Quang Trung đã nhìn thấy hiểm họa đó. Ông xem lực lượng phản động của Nguyễn Ánh là một tai họa lớn cho bước tiến thống nhất đất nước.

 

Sau trận thắng quân Thanh ở thành Thăng Long, khi về Phú Xuân, vua Quang Trung ra sức chuẩn bị lực lượng, chiến thuật chiến lược, vạch ra kế hoạch tấn công, tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì vua Quang Trung đã đột ngột từ trần (đúng ra phải viết là đột ngột băng hà) vào năm 1792, như trên đã nói.

bìa sách
Lịch sử Chùa Am của thầy Thông Lạc cung cấp nhiều thông tin quý cho việc nghiên cứu sử Tây Sơn.

Cái chết của vua Quang Trung đã làm suy yếu toàn bộ phong trào Tây Sơn, và cuộc đương đầu với chúa Nguyễn có phần suy yếu. Đó là lợi thế cho Nguyễn Ánh. Nhất là trong nội bộ anh em của Tây Sơn do tham quyền cố vị, đã chia rẽ và giết hại lẫn nhau (chỗ này thầy Thông Lạc có ý ám chỉ cái chết của vua Quang Trung là do Nguyễn Nhạc cùng đám loạn tướng (Phú Xuân) đã tổ chức mai phục, bất ngờ đánh úp kinh đô ám hại, giết chết. Trong Kiều Nguyễn Du miêu tả qua cái chết đứng sừng sững giữa trời của tướng giặc Từ Hải, như chúng tôi từng viết bài giải thích, đoạn nhân vật Hồ Tôn Hiến bất ngờ xuất hiện, sau câu 2450 "Năm năm hùng cứ một phương hải tần..." là câu 2451 "Có quan tổng đốc trọng thần...") nên đã làm lực lượng Tây Sơn (đã NV) suy yếu lại càng suy yếu hơn.

 

Năm 1801, Nguyễn Ánh đem toàn lực lượng tấn công kinh thành Phú Xuân. Thành Phú Xuân bị Nguyễn Ánh chiếm. Vua Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc Hà, huy động quân đội các trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh Nghệ chống lại với quân Nguyễn Ánh. Mặt trận chính xảy ra ở Nghệ An và Thanh Hóa. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy 5.000 quân cùng hàng vạn quân của vua Cảnh Thịnh chống trả quyết liệt cuộc tấn công của quân Nguyễn Ánh, khiến cho quân Nguyễn Ánh khiếp sợ. Lúc bấy giờ vua Cảnh Thịnh hèn nhát, sợ chết rút lui làm cho mặt trận Nghệ An tan vỡ. Trần Quang Diệu và ông sơ (Võ Văn Dũng NV) chúng tôi đem quân ra cứu viện, nhưng không kịp. Trần Quang Diệu, vợ là Bùi Thị Xuân và con gái bị quân Nguyễn Ánh bắt, còn ông sơ của chúng tôi chạy thoát.

 

Sau khi bắt Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái thì Nguyễn Ánh đem hành hình một cách thảm khốc. Hành động trả thù của Nguyễn Ánh rất thù vặt, mất nhân tính, ác độc. Lịch sử còn ghi lại những hành động ác này để chứng minh tập đoàn phong kiến vương triều Nguyễn là những nhà vua không lấy đức trị dân, mà (chuyên NV) đàn áp bóc lột nhân dân.

 

Trước sự hành hình Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và con gái, vua Gia Long (lúc ấy NV) đang thị sát cuộc hành quyết không bao giờ (tỏ ra NV) xúc động trước tiếng kêu cứu của một đứa bé vô tội, con gái Trần Quang Diệu, khi cháu kêu: "Mẹ ơi cứu con với!". Tiếng kêu cứu của đứa con khi lâm nạn, ở đây là cuộc hành quyết, sẽ làm đứt ruột nát lòng bất cứ người mẹ nào. Nhưng lúc ấy Bùi Thị Xuân cũng đang bị hành hình như con, bị bốn ngựa xé xác, bà cất tiếng trả lời, an ủi con bằng nước mắt, sự bất lực của người mẹ vốn là một võ tướng hãn hữu giới nữ lưu nước Việt, chưa bao giờ biết khuất phục trước giặc thù: "Hãy gan dạ lên con! Đừng sợ hãi bọn giặc bán nước. Chỉ có cái chết mới đền ơn nợ nước, tình nhà. Chúng ta rất hãnh diện chết là vì quê hương, tổ quốc con ạ!".

 

Một đứa trẻ mới vừa lớn lên có làm gì nên tội, mà phải bị xử tử, cho bốn ngựa xé xác như vậy. Thật là tội nghiệp.

chùa am
Tu viện Chơn Như ngày nay, khởi đầu là cái am tranh do tướng Lê Văn Tâm, tức Võ Văn Dũng dựng lập.

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những tướng những tá của vua Quang Trung, thì họ phải hết lòng phò vua giúp nước, nhưng khi thua trận, bị giặc bắt thì chỉ còn biết đem cái chết, lấy tính mạng ra để đền ơn nước tình nhà, mà cho họ có tội là không đúng. Khi hai bên đánh nhau, ai vì vua nấy, ai thắng làm vua, ai thua làm giặc, đó là lẽ thường xưa nay, cớ sao khi thắng làm vua thì lại thù vặt, bắt quan binh tướng tá bên thua ra giết hại như vậy? Thật là hẹp hòi, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái.

 

Bằng chứng (không thể chối cãi là NV) khi vua Gia Long lên ngôi thì nhân dân khắp nước nổi lên chống lại chế độ phong kiến của ông...
(Trích Lịch sử chùa Am, trang 41-42-43. Tác giả Thích Thông Lạc)

 

𝗧𝗶̀𝗺 đ𝗮̂𝘂 𝗱𝗮̂́𝘂 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝗰𝗵𝗼 đ𝗼̛̀𝗶,
𝗖𝗼̂́ đ𝗼̂ 𝗿𝗮̃ 𝗿𝗼̛̀𝗶 𝗺𝘂𝗼̂𝗻 𝘃𝗮̣𝗻 𝗵𝗼̂̀𝗻 𝗰𝗵𝗼̛𝗶 𝘃𝗼̛𝗶...
Tóm lại. Đọc qua các đoạn trích lịch sử, cũng như phần giải thơ, chúng ta biết khá rõ ngày trước thái tử Quang Toản, tức vua Cảnh Thịnh, do thiếu tài thiếu đức nên đã không giữ nổi cơ nghiệp do vua cha để lại. Từ đó cơ nghiệp nhà Tây Sơn do vua cha gầy dựng trong bao lâu đã mất vào tay Nguyễn Ánh, kẻ bán nước, cõng rắn cắn nhà gà. Và cũng từ đó nhà Nguyễn đã thay nhau cai trị đất nước với một trời tan tác đau thương, oán khí ngập trời, để lại biết bao nhiêu hệ lụy khổ nghèo, cơ cực, chết chóc cho nhân dân ba miền qua non thế kỷ rưỡi. Chỉ đến khi lịch sử xuất hiện nhân vật Hồ Chí Minh (sự trở lại của Quang Trung Nguyễn Huệ) thì từ đó chế độ, tập đoàn bóc lột, hăng say chém giết phong kiến vương triều Nguyễn mới bị càn quét, dẹp sạch. Kéo theo việc từ đó dòng họ, cháu chắt, còn sót của gia tộc Nguyễn đành phải khăn gói, bồng bế, gồng gánh kéo chạy qua bên kia mẫu quốc sống nốt quãng đời còn lại. Sự việc đó rất đúng với truyền thuyết, đúng hơn là nghiệp lực, của dòng họ ăn nhờ ở đậu này, xuất phát từ cuộc đào tẩu không kèn không trống của Nguyễn Hoàng hòng thoát khỏi địa giới Bắc Hà để khỏi phải rơi đầu thê thảm bởi trùm quyền lực Trịnh Kiểm vào năm 1558. Con cháu Nguyễn tộc về sau đã thay nhau nắn nót, tô sửa giai đoạn lịch sử bi đát này của cha ông bằng cách lấy bộ sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thêm thắt, thêu dệt lên câu chuyện thần tiên kỳ đặc, đậm chất liêu trai chí dị rằng. Sau nhiều ngày tháng ăn chẳng ngon ngủ chẳng yên, đêm nằm vắt óc nghĩ nghĩ suy suy, sáng hôm sau Nguyễn Hoàng liền sai bộ hạ thân tín chạy gấp ra Hải Dương thưa hỏi cụ Trạng nên làm gì vào lúc bế tắc, tuyệt đường này? Cụ Trạng nghe xong, vừa đảo mắt vừa phất tay miệng hô "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân: một dãy Hoành Sơn kia sẽ là nơi dung thân đến muôn đời". Nghe bộ hạ về báo lại, Nguyễn Hoàng mừng quýnh, vỗ tay lên sập gụ bốp bốp, miệng cười ha hả. Rồi gấp rút chuẩn bị tư trang, hành lý, lương thực, thuốc men, khí giới cùng với đám tay chân thân tín ngày đêm nhắm Nam phương trực chỉ không chậm trể. Đây là phần ghi chép thêm thắt của kẻ chiến thắng. Ai chẳng biết, kẻ chiến thắng ghi sử thì bao giờ phần hơn, phần tốt đẹp cũng thuộc về mình. Còn phần xấu, phần thua thiệt đẩy về phía bên kia. Chưa nói sau chiến thắng, số tướng tá, quan binh phía bên thua trận còn bị mang ra trảm sạch, như Gia Long từng chém, trảm tướng tá, quan binh Tây Sơn vậy. Hoặc cho đi cải tạo mút mùa lệ thủy, chết mất xác, chẳng có ngày về. Mười chỉ còn hai ba. Hoặc như chuyện người miền Bắc trước và sau năm 75 lại cho chế độ VNCH là ngụy quân, ngụy quyền. Song, sự thật câu chuyện lịch sử thì không phải như người ta nói, tuyên truyền trên báo đài, sách vở bao giờ.

cố đô
Cố đô triều Tây Sơn, trong Kiều gọi là Vô Tích; không còn đấu tích, do Gia Long san bằng. Ảnh minh họa.

Với sự trở lại của chúa Tiên Nguyễn Hoàng trong vai trò vua Bảo Đại mà chúng tôi có nói trên một vài bài viết ngắn trước đây cũng đã cho chúng ta biết rõ Nguyễn Hoàng là người thế nào rồi, dù khoảng cách thời gian, câu chuyện đã non 500 năm. Hãy nhìn hiện tại để biết quá khứ, tương lai thế nào. Lời Phật dạy chẳng sai bao giờ. Còn với sự trở lại của vua Cảnh Thịnh qua vai trò, vị trí chủ tịch quốc hội của ông Vương Đình Huệ thì quả thật. Ông Vương Đình Huệ phước đức không đủ để có thể làm được những việc lớn cho nhân dân và đất nước. Nếu không, chắc sắp tới, thời gian không lâu, ông sẽ được bầu vào chức Tổng bí thư, thế ngài Nguyễn Phú Trọng do tuổi già sức yếu xin về hưu an dưỡng, vui thú điền viên. Nói thế bởi vào năm 2021 người ta từng điều chuyển ông từ chức phó thủ tướng chuyên mảng kinh tế ngồi vào ghế bí thư thành ủy Hà Nội, rồi chủ tịch quốc hội chính là sự xếp đặt, an bài, dọn đường cho ông lên chức Tổng bí thư trong một tương lai gần. Rất tiếc điều đó đã không bao giờ xảy ra được nữa. Theo đó, với những gì xảy ra trong hiện tại, nó rất đúng với những gì trước kia ông đã từng đánh mất trong vai trò cai trị thiên hạ, chăn dắt muôn dân bách tính từ năm Quý sửu 1793 sau khi phụ vương của ông băng hà đột ngột vào năm 1792 vậy.

chân dung
Ai biết Bảo Đại là sử trở lại của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Còn tt Ngô Đình Diệm là tái sanh của Nguyễn Nhạc.

Tóm tiếp. Nếu mọi việc diễn ra đúng như sự chờ đợi, xếp đặt của chính quyền, nhà nước Việt Nam từ mấy năm trước, thì chính ông Vương Đình Huệ sẽ là người đặt bút ký mọi quyết định, thông tư, giấy tờ cho công việc thăm dò, khai quật, mở đường xuống Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, dựa vào phát hiện của chúng tôi mà ngài Nguyễn Phú Trọng đã đọc lá thư trình bày sự việc gởi ra Hà Nội vào cuối năm 2017. Qua tháng 6/2018 cho mở cuộc họp tại Khách sạn Thành Nội Huế để các cán bộ tham dự nghe chúng tôi trình bày sự việc, rằng căn cứ vào đâu để nhà sư xác nhận dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung hiện vẫn còn trên đất Huế, nằm trong một ngôi chùa, chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn ngày ấy quật phá, hốt hài cốt nhồi thuốc súng bắn ra biển, riêng sọ đầu thì bỏ vào cái chum bằng sành sứ gì đó để vua Nguyễn đi tiểu tiện hằng ngày?

 

Như đã nói, nay sự việc đã bất chợt thay đổi khi ông Vương Đình Huệ trong thời gian đương chức đã vi phạm những điều mà một cán bộ chính quyền, một đảng viên không được làm. Đứng trước sự việc thế này, chỉ có thể nói, như ngài Thông Lạc có nói trong đoạn trích, tất cả là do ông đức mỏng, nghiệp dày nên ngày nay khi trở lại, duyên tuy có đó nhưng ông cũng không thể bắt tay vào công việc lịch sử trọng đại của đất nước được. Đặt bút ký vào tất cả văn bản, thông tư, giấy tờ của công tác khảo sát, thăm dò hiện trường, tiếp theo là mở đường xuống Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế để kết luận, xem đây có phải là nơi cất giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung như phát hiện, thông báo của nhà sư Thích Chơn Niệm hay không? Mà ngày xưa chính ông là người ban sắc lệnh, ra chỉ thị, cho di dời linh cữu phụ vương từ Cung điện Đan Dương thuộc khu vực chùa Thiền Lâm từ bên kia qua bên này, đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, chôn giấu dưới Cung điện ngầm. Hai nơi cách nhau 2km. Sau đó, ở phía trên, mà bên dưới là Cung điện ngầm cũng chính ông là người đã cho dựng lên ngôi chùa, có tên là Thiên Thai Nội, dùng làm tấm bình phong cốt che đậy sự thật bên dưới, và là nơi tu hành của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Chính nội dung trên tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm lệch phải trước chùa Thiên Thai do danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, một cận thần quan trọng của nhà Tây Sơn, của phụ vương ông soạn thảo mục đích đánh lừa thiên hạ đã cho biết sự thật như thế:

 

Bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造. Bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Ở giữa 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp, 2 trên 2 dưới 顯靈之塔.

văn bia
Văn bia do Ngô Thì Nhậm sáng tạo dùng đánh lạc hướng kẻ xấu hòng che đậy sự thật bên dưới Ngôi Tháp.

Xin giải nội một chữ "toán ". Toán (dạng chữ đồng âm đa nghĩa) cũng đọc là toản. Toản nói đủ là Quang Toản 光纘. Người có tên là Toán/Toản này là một trong 4 người gồm La Sơn Phu Tử (Phu ), Ngô Thì Nhậm (Công Tộc 公族), Hoàng hậu Thu Mai (Phu Nhân 夫人) nắm trong tay nhiều việc cơ mật (Chưởng Cơ 掌奇) triều đình đã ký sắc lệnh, ban hành chỉ thị, thông tư lập (Khai Tạo 開造) ra ngôi chùa Thiên Thai Nội trên đỉnh đồi núi (Ni ) Dương Xuân Sơn dùng làm nơi di chuyển (Di ) và chôn giấu linh cữu (Linh), thi hài Hoàng đế Quang Trung (Đức /Hiển ) dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa.

tháp mộ
Ngôi Tháp mộ ngụy trang có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp. Không có ai chết chôn trong này cả!

Đ𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗼̂́ 𝗸𝗶𝗮 𝘃𝗮̆́𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶,
𝗡𝗵𝗶̀𝗻 𝗰𝗼̂́ đ𝗼̂ 𝗹𝘂𝗼̂́𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗮̣̂𝗺 𝗻𝗴𝘂̀𝗶...
Tiếp theo hai chữ "𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯 兎𣵰" câu 79 dùng ám chỉ sự nhát gan, thỏ đế của vua Cảnh Thịnh của thi hào đất nước, còn có hai chữ "𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀ 鵶斜" cũng cần phải làm cho sáng tỏ ra nữa. "𝘛𝘢̀ " (tiếng Hán) là lệch, vẹo, nghiêng, xiên, xéo. Chỉ con người không ngay thẳng, hay cong vẹo, lươn lẹo. "𝘛𝘢̀ " còn có nghĩa là bất chính, không ngay thẳng, trung trực. "𝘛𝘢̀ " cũng đọc, có âm là gia. Gia là ám chỉ cho Gia Long, vua tiền triều gia tộc Nguyễn. Với hai chữ "𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀ 鵶斜" Nguyễn Du dùng ám chỉ Gia Long vốn là nhà vua có tính nham hiểm, ác độc, man trá, là con người bất chính, lòng dạ còn hơn loài lang soái. Ai viết, nói thì sai, chớ Nguyễn Du là người làm việc trực tiếp dưới triều Gia Long, là người được Gia Long đặt trọn niềm tin, từng được đích thân Gia Long cất nhắc, đưa lên làm Chánh sứ, cấp ấn tín, cờ xí dẫn đoàn phái bộ ngoại giao Phú Xuân qua Yên Kinh nói chuyện, làm việc với nhà Thanh vào năm 1813, nói ra là không sai bao giờ.

 

Qua câu 79 "𝘛𝘳𝘢̉𝘪 𝘣𝘢𝘰 𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯 𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀..." với những nghĩa vừa giải thích, thì câu 79 còn có nghĩa trải qua hai triều đại, từ triều Cảnh Thịnh, bắt đầu từ năm Quý Sửu 1793 đến năm Nhâm Tuất 1802, đến triều Gia Long, từ năm Nhâm Tuất 1802 đến năm Kỷ Mão 1819, tất cả là 26 năm, thời điểm nguyễn Du đã viết xong hai tập Kiều, một bằng văn xuôi, chữ Hán, thể chương hồi, một bằng thơ chữ Nôm với 3254 câu lục bát, thì Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai hiện vẫn còn nằm yên bất động ngay tại vị trí cách (phía trước) ngôi chùa Thiên Thai tầm 200m trở lại, kế bên con suối gọi là suối Hồng Khê, bên trên có cây cầu ngày xưa không biết là cầu gì, ngày nay gọi là cầu Lim 1, dưới chân dốc Minh Mạng, thuộc khu vực đàn Nam Giao triều Nguyễn.

tháp mộ
Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay.

Những gì vừa nói đó là ý nghĩa của câu 80 này đây:

 

𝘈̂́𝘺 𝘮𝘰̂̀ 𝘷𝘰̂ 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘢𝘪 𝘮𝘢̀ 𝘨𝘩𝘦́ 𝘵𝘩𝘢̆𝘮...

 

Trên Ngôi Tháp mộ ngụy trang ấy của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai do Nguyễn Du và Văn Quan, em trai kế Hoàng hậu, và bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, mẹ Hoàng hậu, cùng vợ Nguyễn Du là Thúy Vân Hoàng Thị Thu Thủy, tất cả đã bỏ tiền của, công sức xây dựng, có ghi 9 chữ Hán (hàng đứng, đắp nổi) dùng gài bẫy, đánh lừa thiên hạ do chính một tay Nguyễn Du thực hiện, đạo diễn đọc là:

 

Thiên Thai Ngự Tích Diệu Hoa Lão Chi Tháp

văn bia
9 chữ Hán Thiên Thai Ngự Tích Diệu Hoa Lão Chi Tháp là mật mã chỉ nơi chôn giấu tấm bia thật của ND.

Số 9 là con số rất đặc biệt, được Nguyễn Du mượn chín chữ Hán quyền biến, bất khả tư nghị ấy để ký thác những sự kiện liên quan mật thiết đến Bắc cung Hoàng hậu và chồng của Bà là vua Quang Trung, như Hoàng hậu và vua Quang Trung ra đi vào tháng 9 dương lịch, năm ra đi có các con số 9, như 1792, 1799, vua Quang Trung đọc Chiếu lên ngôi tháng 9 dương lịch, xuất binh ra đánh giặc Thanh cũng tháng 9 dương lịch, vvv...

 

Với cách ghi, cách chơi chữ vô cùng nghiệt ngã, quỷ khóc thần sầu thế này của tay văn học chọc trời quấy nước mặc dầu Thanh Tâm Tài Nhân Kim Trọng Nguyễn Du thì làm gì có ai biết được đây chính là Ngôi Tháp mộ chôn giấu thi hài Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, người trong mộng đầu đời của y cho nổi?

 

Vì thế, sự việc đã tồn tại qua hơn 200 năm dâu bể với bao đổi thay, khói lửa rung trời... Cho đến một hôm bỗng nhiên xuất hiện một quái kiệt giang hồ võ lâm từ trong bụi nhảy ra âm thầm tìm về đứng trước tấm văn bia quỷ khóc thần sầu đưa tay gõ ba tiếng miệng lẩm nhẩm câu thần chú vừng ơi, mở cửa ra... Và cánh cửa đá mở đường vào lịch sử tưởng đâu sẽ đóng chặt ngàn năm đã dần dần hé mở...

ngôi tháp mộ
Văn bia này chỉ là văn bia vừa ngụy trang vừa chỉ nơi chôn giấu tấm văn bia thật do vua Cảnh Thịnh dựng lập.

𝗠𝗼̣̂𝘁 𝘁𝗶𝗲̂́𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮𝗻 𝘆́ 𝘃𝗼̛𝗶 đ𝗮̂̀𝘆...
Đ𝘰̛̀𝘪 𝘤𝘰̀𝘯 𝘯𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘣𝘢̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘶𝘢̂𝘯𝘨,
𝘊𝘰́ 𝘢𝘪 𝘷𝘪̀ 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘨𝘰́𝘱 𝘯𝘩𝘢̣̆𝘵 𝘵𝘢̂𝘮 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘯𝘢̀𝘺.
𝘎𝘶̛̉𝘪 𝘨𝘪𝘶́𝘱 đ𝘦̂́𝘯 𝘤𝘰̂́ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘮𝘶𝘢 𝘯𝘶̣ 𝘤𝘶̛𝘰̛̀𝘪,
𝘝𝘢̀ 𝘹𝘪𝘯 𝘨𝘩𝘪 𝘬𝘺̉ 𝘯𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘮𝘰̣̂𝘵 đ𝘦̂𝘮 𝘵𝘩𝘰̂𝘪.
(NỬA ĐÊM NGOÀI PHỐ-Trúc Phương)

 

Viết thêm đoạn. Với những gì vừa đọc, được góp nhặt, giải thích từ các sách lịch sử, văn học, nó đã cho chúng ta biết rõ lịch sử không phải như người ta từng hiểu, từng đọc, mà nó khác xa rất nhiều. Đến một trời một vực. Như sự trở lại của vua Cảnh Thịnh Quang Toản trong vai trò ông Vương Đình Huệ vậy. Tất cả giờ đây đã hoàn toàn thay đổi khi bất ngờ ông Vương Đình Huệ ngã ngựa với những việc làm của ông trong mấy năm nhiệm kỳ ghế chủ tịch quốc hội. Và như thế, có thể sắp tới ngài Nguyễn Phú Trọng sẽ phải ngồi ghế Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa, bởi chiếc ghế này không thể giao cho bất cứ một người nào khác ngoài những người mà ngài đã ngắm nghía, chọn lựa, trông mong, trong đó có ông Vương Đình Huệ. Với những nhiệm vụ, những trọng trách của một người đầu tàu cai quản, bảo vệ chính sách, chế độ, mục đích đưa nhân dân, đất nước đi lên, thoát đói nghèo, lạc hậu, vui hưởng hạnh phúc dài lâu như nguyện vọng tha thiết của Bác Hồ thuở sanh tiền mà ngài từng ngày đêm trằn trọc ao ước, quyết ra tay thực hiện bằng mọi cách, mọi giá. Trong đó cũng còn có trách nhiệm, ký các văn bản, giấy tờ, thông tư để xử lý tới nơi tới chốn câu chuyện Thiên Thai như phát hiện của chúng tôi mà ngài đã đọc trên lá thư gởi ra Hà Nội vào cuối năm 2017. Còn chuyện ông Vương Đình Huệ tới đây coi như đã xong. Không còn gì để nói nữa. Buồn thay!

 

Chú thích ảnh:
-Ảnh 1 là Ngôi Tháp mộ Bắc Cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế.
-3 ảnh cuối là Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu và văn bia ngụy trang do Nguyễn Du sáng tạo dùng che đậy sự thật.
-2 ảnh trước là văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.
-Các tiểu đề mượn lời nhạc Cố đô yêu dấu của nhạc sĩ Châu Kỳ.

 

 

 

 

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang