Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MẤY LỜI TÂM SỰ TRƯỚC SAU...

MẤY LỜI TÂM SỰ TRƯỚC SAU,
ĐÔI VẦNG NHẬT NGUYỆT TRÊN ĐẦU CHỨNG CHO*
(Ai tư vãn- Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai)

Tài liệu trang mạng cho biết, Bà Võ Thị Ánh Xuân, quê ở An Giang, hiện đảm chức Phó Chủ tịch nước, sinh năm Canh Tuất 1970. Năm 1970 là năm gần, cận kề, sát bên năm 1969. Năm 1969 là năm Kỷ Dậu. Nói đến năm Kỷ Dậu, thì rất nhiều người học sử, nghiên cứu sử hầu hết cũng đều biết năm Kỷ Dậu 1789 là năm mà chỉ trong vòng 5 ngày Hoàng đế Quang Trung đã đuổi sạch tụi giặc cướp nước Thanh triều ra khỏi đất nước, trả lại bình yên cho cố đô Thăng Long và người dân Hà Nội.

 

Không rõ là tài liệu trang mạng nói như thế có đúng không về ngày tháng năm sinh của Bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, từng đảm chức (Quyền) Chủ tịch nước trong thời gian chờ Quốc hội bầu người vào vị trí này sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc vì lý do gì đó đã thoái trào, rút lui giữa nhiệm kỳ. Và ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, sau đó đã được Quốc hội tín nhiệm, bỏ phiếu bầu ông vào chiếc ghế vô cùng vinh dự, danh giá này. Lục đọc tài liệu trang mạng, có thông tin cho biết nhiệm kỳ của tân Chủ tịch nước được tính từ năm 2021 đến năm 2026. Thiết nghĩ, đúng ra nhiệm kỳ của tân Chủ tịch phải được tính ngay thời điểm thay người, sao lại tính lui lại, vào mốc thời gian của người tiền nhiệm như thế?

 

Nhưng thôi, chuyện đó cũng nên gác lại. Trở lại việc Bà Võ Thị Ánh Xuân. Như đã nói, Bà Ánh Xuân sinh năm Canh Tuất 1970, theo tài liệu trang mạng, là năm kề sát năm Kỷ Dậu 1969, lại là năm Bác Hồ kính yêu ra đi. Chúng ta có quyền đặt ra câu hỏi, biết đâu, Bà Ánh Xuân sinh năm Kỷ Dậu 1969 thì sao?

người
Trong 12 nhân duyên, sau duyên Thọ là duyên Hóa, không phải Ái. Hóa là sự biến hóa, thay đổi của người vật cho phù hợp

Các bài viết trước, chúng tôi có nói, Bà Ánh Xuân là sự tái sanh, trở lại của Công chúa Ngọc Bảo, là giọt máu cuối cùng sót lại của Hoàng đế Quang Trung và người đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn Hoàng Thị Thu Mai, quê ở làng Nành, Bắc Ninh. Trong Kiều, thi hào Nguyễn Du đã mã hóa ra tên Thúy Kiều. Công chúa Ngọc Bảo ngày ấy sở dĩ chạy thoát, không bị án chết như các người anh em của mình dưới bàn tay vấy máu của chính quyền lâm thời Nguyễn Gia Miêu là nhờ ở sự bảo bọc, che chở của người cha nuôi Võ Văn Dũng từ mấy năm trước đó. Trước khi triều Tây Sơn cáo chung chính thức từ năm Nhâm Tuất 1802. Vị danh tướng Tây Sơn, theo chúng tôi, hồi đó đã dắt Ngọc Bảo, giọt máu cuối cùng của nhà Tây Sơn, của đôi vợ chồng rồng phụng, nói như ví von của ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu sử học Huế, về đất Tây Sơn nuôi dưỡng, dạy dỗ. Có thể vị tướng Tây Sơn hồi đó đã có gia đình, cơ ngơi êm ấm, vững chải tại quê hương, nên mới nhận nuôi Công chúa Ngọc Bảo, đưa về quê nhà để vợ con của mình chăm sóc với ước nguyện sẽ giữ gìn dòng máu Tây Sơn cuối cùng này cho được trọn vẹn, an lành, đồng thời cũng để trả ơn đối với chủ soái, bậc minh chủ tôn kính của mình đã bất ngờ ra đi giữa đường sự nghiệp. Cơ đồ "ném lại" phía sau cho con cháu và các tướng tá trông coi, gìn giữ, mà tương lai chưa biết sẽ ra sao ngày sau. Chữ (ném lại) của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Thử đặt giả thiết, nếu bà Ánh Xuân sinh năm 1969, không phải 1970, thì rõ ràng do Bà quá lưu luyến, quá thương nhớ người cha thân yêu của mình, người một lòng vì nước vì dân, cả cuộc đời chỉ biết hy sinh cho sự ấm no, hạnh phúc, độc lập của nhân dân, không hề tư túi cho cá nhân bất cứ tài sản nào, của quý nào, từ lớn đến nhỏ. Cho nên trong bài thơ "khóc chồng" Ai tư vãn, chữ của ông Nguyễn Đắc Xuân, Bắc cung Hoàng hậu mới viết rằng:

 

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình...

 

vậy. Nên Bà Ánh Xuân, sự trở lại, tái sanh của Công chúa Ngọc Bảo, bao giờ cũng với lòng hoài niệm, mãi mãi nhớ cha, kính thương cha vô hạn, đã chọn sinh ra đời đúng năm Kỷ Dậu (1789) lịch sử, là năm cha Bà chỉ nội trong vòng 5 ngày đã đuổi sạch tụi giặc cướp nước ra khỏi bờ cõi, xác lập chủ quyền dân tộc, đất nước lại trở về với người dân Việt. Có thể nói, đó như là việc làm thiết thực, cụ thể nhất để Bà bày tỏ tấm lòng chân thành, trung hậu, son sắt, một lòng một dạ của người con hiếu thảo đối cha mẹ, đối với lịch sử đất nước vậy.

 

Nói gì thì nói, đây cũng chỉ là suy luận, ức đoán, nói nghe cho vui tai vui miệng chút đỉnh. Còn mọi việc, thì phải chính người trong cuộc mới tỏ tường, biết rõ đúng sai mà thôi. Phải không?

 

Chú thích: Chữ nhật , chữ nguyệt đem ghép lại sẽ cho ra chữ Minh . Có thể hai câu cuối của bài thơ khóc chồng Ai tư vãn của Bắc cung Hoàng hậu hữu ý vô tình như một lời tiên tri, đã ngầm báo cho lịch sử ngày sau biết rằng tất cả những tâm tình, uẩn khúc, bí mật của Nhà Tây Sơn sẽ được giải quyết ngay trong thời đại, kỷ nguyên Hồ Chí Minh này chăng?

 

Mong thay! Lành thay!
***  

30 tháng 03 năm 2023, lúc 7h38
***

THỊ NỘI CHƯỞNG CƠ ĐINH HẦU CHI MỘ*
Tấm bia Cố Nam 故南 (chuyện buồn phương Nam), ảnh kèm theo, tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế chính giữa ghi tám chữ Hán dùng làm tựa đề ở trên. Nội dung mà khi đọc qua bất cứ ai cũng sẽ hiểu đây là ngôi mộ bà vợ ông quan chưởng cơ (coi về binh bị) họ Đinh, tước Hầu, lập cho vợ sau khi bà ra đi. Còn đọc hiểu theo nghĩa bóng, ám chỉ, thì như sau: Đây là ngôi mộ Bà Thị Nội (người hầu trong), người đã theo chồng là vua chư hầu (Quang Trung, vào Phú Xuân) từ năm Đinh Vị 1787 (đinh). Sau khi Bà ra đi (Kỷ Mùi 1799), thì nhà vua sau (hầu có âm là hậu), người nắm trong tay nhiều việc cơ mật triều đình (chưởng cơ), đã xây mộ, dựng bia cho Bà. Nhà vua này sinh năm Đinh Dậu 1777 (đinh).

người
Vua Cảnh Thịnh và Công chúa Ngọc Bảo. Con cháu của Quang Trung đã trở về đầy đủ. Họ sẽ nối lại khúc đàn dang dở

Vị vua sau, sinh năm Đinh Dậu 1777 chính là vua Cảnh Thịnh vậy. Mấy năm trước, chúng tôi có nói, thời ông Vương Đình Huệ mới vừa xuất hiện trong vai trò Bí thư thành ủy Hà Nội. Rằng ông chính là sự tái sanh, trở lại của vua Cảnh Thịnh, bởi ông sinh cùng năm với vua Cảnh Thịnh, năm Đinh Dậu 丁酉. Chưa nói, ba chữ Vương Đình Huệ cũng đã ngấm ngầm thông báo cho mọi người biết ông là ai rồi. "Huệ " là Nguyễn Huệ. "Đình " là triều đình. "Vương " là vua. Con người này vốn xuất thân từ chốn triều đình, từng làm vua, có cha cũng là vua, tên là Quang Trung Nguyễn Huệ. Chưa nói, ông Vương Đình Huệ quê ở Nghệ An, là quê hương gốc của tổ tiên phụ vương ông thuở xa xưa.

bia

Tấm bia Cố Nam 故南. Bên phải là bảy chữ Kỷ Dậu Bát Nguyệt Cát Nhật Táng 己酉八月吉日塟

Như vậy, trong thời đại này, thì con cháu Tây Sơn, quan binh Tây Sơn đã trở về, sum họp đầy đủ để cùng sát cánh bên nhau trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa nhân dân cùng bước vào đài xuân vui hưởng khúc âu ca muôn thuở, đúng như lời người cha kính yêu, vĩ đại của họ từng ước nguyện tha thiết xưa kia. Cũng chưa nói, sắp tới những người con của bậc kỳ tài Quang Trung Nguyễn Huệ còn phải có trách nhiệm đưa linh cữu, thi hài của phụ vương mình từ cố đô Phú Xuân về an trí tại cố đô yêu dấu Phượng Hoàng Trung Đô Nghệ An. Nơi vẫn còn dấu tích, bàn tay phụ vương của họ từng đặt nền móng xây dựng một kinh đô vững chắc như bàn thạch từ hơn 200 năm trước, thì từ đó mới có thể làm cho đất nước hùng mạnh, phú cường theo lời bậc hiền triết La Sơn Phu Tử ngày ấy chỉ dạy. Rất đáng tiếc công việc xây dựng kinh đô mới đang khởi đầu thì phụ vương của họ bất ngờ ra đi. Từ đó đã kéo theo sự cáo chung của Nhà Tây Sơn. Và triều Nguyễn đã thi nhau dựa vào thành quả của phụ vương họ từng đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt, xương máu để dẹp loạn cát cứ, đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối, khiến đất nước từ đó trở nên điêu tàn dưới bàn tay vấy máu chém giết hung hăng, cùng với chính sách bóc lột nhân dân không còn gì của cha con, cháu chắt dòng họ Gia Miêu.

bia
Hình thức tấm bia cho biết người chết là nữ, thuộc dòng dõi quý tộc, hoàng tộc triều đình. Không phải thường dân

Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Còn ngày nay, những người con của bậc anh hùng mã thượng Quang Trung Nguyễn Huệ hãy làm sao biến đất nước nghèo khó, lạc hậu của mình thành một quốc gia hùng mạnh, giàu có, văn minh, cuộc sống nhân dân được sung túc, đầy đủ. Thì đó mới là việc làm thiết thực, cụ thể của họ trong hiện tại.

 

Đừng tìm về quá khứ,
Đừng tưởng tới tương lai.
Qúa khứ đã qua rồi,
Tương lai thì chưa tới.
Chỉ có pháp hiện tại,
Chánh niệm tỉnh giác đây...
(Kinh Nhất Dạ Hiền)

 

Liệu họ có làm được chăng?

 

Chú thích:
*Tấm bia này là do nhân vật Văn Danh, trong Kiều thi hào Nguyễn Du mã hóa là Văn Quan, không phải Vương Quan, dựng lập cho chị của mình là Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai vào năm Canh Thân 1800. Một năm sau ngày Hoàng hậu Thu Mai ra đi. Sáu chữ bên trái đọc là Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập. Văn Danh 文名, tức Văn Quan, cho mọi người biết mình là tuổi Thân , cùng tuổi với thi hào Nguyễn Du, trong Kiều Nguyễn Du cũng có nói về chỗ này, câu 154, như sau:

 

Với Văn Quan trước vốn là đồng thân...

 

"Đồng thân" là cùng một tuổi Thân.

 

Như vậy, Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều sinh năm Nhâm Thìn 1772 (Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Năm Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần nhất,1786, lúc này Thúy Kiều mới vừa 15, gọi là tuổi cập kê), còn Nguyễn Du và Văn Quan sinh năm Bính Thân 1766. Nguyễn Du nhỏ hơn Thúy Kiều 5-6 tuổi chớ không ít. Tất cả các sách, văn bản, tài liệu nói về tiểu sử Nguyễn Du sai bét nhè. Chỉ có chúng tôi nói là chính xác nhất, không sai ly hào, do dựa vào các chứng cứ lich sử, ngày nay vẫn còn đây, như tấm văn bia Cố Nam 故南 là một chứng minh hùng hồn nhất cho sự việc chẳng hạn.

 

Khi viết ra câu 154 ám chỉ này, là Nguyễn Du dựa vào tấm văn bia Cố Nam 故南, có hai chữ Văn Danh 文名, tức Văn Quan, trong 6 chữ Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập. Về sau, câu ám chỉ bí mật lịch sử 154 đã bị sửa thành "Với Vương Quan trước vốn là đồng thân...".

 

Văn Danh 文名 là chữ giả tá. Văn Danh 聞名 nghĩa là nghe tiếng, cái gì nghe? Lỗ tai. Như vậy, qua chữ Văn Danh 聞名, người lập bia muốn nói người đọc phải hiểu Văn Danh 聞名 là chỉ cho năm giác quan, tức ngũ quan mắt, tai, mũi, miệng, tay chân. Vậy nhân vật Văn Danh 聞名, người dựng tấm văn bia Cố Nam 故南 này là ai? Xin thưa, đó chính là Hoàng Ngũ Quang, em kế hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, là con của (danh tướng) Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc, chớ không ai vào đây hòng trồng khoai đất này cho nổi!

 

Chẳng phải sửa chỉ bấy nhiêu, mà còn sửa cả Văn Thúy Kiều thành Vương Thúy Kiều, Vương viên ngoại. Trong khi, đúng ra phải là "Có nhà viên ngoại lộc hoàn", đã bị sửa thành "Có nhà viên ngoại họ Vương" cho đúng với chữ Vương đã nói. Sai một ly đi ngàn dặm. Không phải chỉ một dặm. Từ đó truyện Kiều bị đẩy qua tuốt bên Tàu cũng là chuyện dễ hiểu.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang