Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

ĐI TÌM LẠI NGUỒN GỐC VÀ CHỮ VIẾT TỘC VIỆT...

ĐI TÌM LẠI NGUỒN GỐC
VÀ CHỮ VIẾT TỘC VIỆT...

"Bên ni biên giới là mình,
Bên kia biên giới cũng tình quê hương"
(Tố Hữu)

chân dung
Nhà thơ tài danh Tố Hữu là sự tái sanh, trở lại của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm trước kia.

Ngày nay có rất nhiều người xúm cho rằng nhà thơ Tố Hữu là người lụy Tàu, nên mới viết ra câu thơ sặc mùi ton hót, nịnh bợ như thế. Sao người ta không nghĩ lại, biết đâu nguồn cội của tộc Việt vốn gốc bên Tàu, xưa kia bị tộc Hán đánh đuổi, diệt tận cho mộng thống nhất toàn cõi Trung Hoa, nên mới bỏ nước chạy tản mác, cùng khắp, từ đó nước Việt đành phải mất vào tay tộc Hán. Người Hán ngày ấy chẳng những chỉ đánh chiếm nước Việt, có thể họ còn chiếm luôn cả chữ quốc ngữ do người nước Việt sáng tạo từ thời Ân Thương về làm chữ viết chính thống cho tộc Hán của mình. Đó chính là những lý do căn cơ để người Việt sau khi dạt qua trên mảnh đất Giao Chỉ xứ An Nam đâu từ thế kỷ thứ X cũng vẫn còn sử dụng chữ Hán từ khi khai sinh ra nước Việt như chúng ta biết ngày nay. Chỉ mãi đến thời Tây Sơn, vào hậu bán kỷ 18, tính từ năm 1786 đến 1792, rồi 1793 đến 1801, thời cai trị của vua Cảnh Thịnh, chữ Nôm mới được vua Quang Trung chính thức ra quyết định, ký sắc lệnh, được sử dụng chính thức trong các văn bản hành chính, ngài còn cho mở các trường học dạy cho người dân các nơi, mục đích để thoát khỏi sự kềm kẹp, cai trị, độ hộ của người Hán. Có nhiều giả thuyết dựng lên, cho rằng chữ Nôm có đâu từ thế kỷ X, XII, thời nhà Đường, do tộc Việt từ bên tàu mang qua Giao Chỉ. Chưa biết sự thật về nguồn gốc chữ Nôm là thế nào. Chỉ có thể dám nói rằng chữ quốc ngữ của người Việt cũng chính là chữ Hán mà người Trung Hoa sử dụng xưa nay. Nếu sự thật không phải như vậy, thì chẳng nhẽ người Việt vốn không hề có chữ viết qua bốn ngàn năm dựng nước, hình thành lên dân tộc của mình hay sao? Quá vô lý. Trong khi chữ Hán, cả chữ Nôm, thì mới có đâu khoảng ngàn năm trở lại, tính từ khi người Hán đặt nền móng cai trị, đô hộ người Việt, gọi là thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Riêng chữ quốc ngữ mẫu tự abc thì khoảng hơn trăm năm nay. Đây là câu hỏi không dễ trả lời đối với người Việt, nhất giới nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc qua các thời kỳ.

bìa sách
Có phải chữ Hán là chữ quốc ngữ của người Việt cổ? Ai dám nói?

Tóm lại. Để trả lời các câu hỏi trên, rằng có phải người Việt vốn có nguồn gốc bên Tàu phải không? Và loại chữ Hán mà người Trung Quốc đã đang sử dụng có phải là chữ quốc ngữ của người Việt cổ xưa kia? Thêm nữa, chữ Nôm có từ thời kỳ nào? Và lý do gì thời Tây Sơn vua Quang Trung quyết định nuôi binh hùng tướng mạnh, chờ thời cơ kéo "quân reo ngựa hý" qua Tàu, chữ dùng của sử gia Phạm Văn Sơn, bài viết Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ, sách Quang Trung Nguyễn Huệ, trang 133-143, người của chế độ VNCH, đánh lấy lại đất Lưỡng Quảng cho người Việt. Dạy cho người Tàu bài học biết thế nào là lễ độ, thế nào quyền tự tôn dân tộc. Trong khi lịch sử ngày nay còn ghi rành rành, ranh giới hai nước Việt Trung được phân chia, tính từ Ải Nam Quan, nằm cách địa hạt Lạng Sơn tầm 17km. Theo ghi chép lịch sử, sách Đại Việt Quốc Thư, trang 60, phần chú thích của tác giả Nguyễn Duy Chính hiện định cư ở Mỹ, ngay tại địa giới hùng hiểm này xưa kia có hai cái đài, đài (nhà khách NV) bên đất An Nam gọi là Ngưỡng Đức đài 仰德臺, đài bên đất Trung Hoa gọi là Chiêu Đức đài 昭德臺. Những người muốn qua lại tại địa giới đặc biệt này thì phải làm giấy thông quan, do cán bộ hai nhà nước làm việc tại hai cái đài như đã nói ký tên và đóng dấu, sau đó mới nhập quan, tự do đi lại trên phần đất bên kia. Thời gian chờ ký giấy thông quan, những người của chuyến đi ấy có thể sẽ được nghĩ tại nhà làm việc của hai bên nói trên. Rất tiếc giấc mộng đánh Tàu, lấy lại lãnh thổ cho tổ tiên chưa thực hiện được thì vua Quang Trung bất ngờ ra đi. Để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc, cho mộng trường chinh khói binh của người anh hùng áo vải dân tộc Tây Sơn. Từ đó viễn ảnh quân reo ngựa hý trên đất Tàu của người Việt đã tan thành mây khói... (chữ của sử gia Phạm Văn Sơn)

ải nam quan

 

dèo ngang
Nhớ nước đau lòng gương quốc quốc... Cổng Trời HSQ, điểm phân chia giới tuyền Bắc Nam của hai anh em Tây Sơn.

Bấy nhiêu đó chứng tích câu chuyện lịch sử đã đủ chứng minh đất Lưỡng Quảng vốn của người Việt, tức người Việt xưa cư ngụ trên đất Tàu. Rồi vì lý do đặc biệt gì đó đã bỏ đất nước ra đi, dạt qua vùng Giao Chỉ, Cửu Chân xứ An Nam lập nghiệp, định cư, sau tiến vô dần trong Nam, lập nên nước Việt Nam như hiện nay. Hiện nay là nói thời kỳ trước 75, lui ngược lại cả thời phong kiến trước kia, nước Việt hồi đó được phân hai, từ Hoành Sơn Quan trở ra thuộc Đàng Ngoài, từ Hoành Sơn Quan trở vô thuộc Đàng Trong. Chỉ đến khi phong trào nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, tiến tới đánh dẹp loạn cát cứ vùng miền đầu trong đầu ngoài, thì nước Việt từ đó mới chính thức được thống nhất liền một dải, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Rất tiếc việc thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn kéo dài chưa được bao lâu, khi vua Quang Trung, linh hồn cuộc khởi nghĩa bất ngờ ra đi. Từ đó đất nước lại rơi vào tay nhà Nguyễn. Kéo theo là sự xâm lăng của quân đội viễn chinh Pháp vào nước Việt do chính Nguyễn Ánh rước vào, thời còn bôn tẩu khắp nơi, tới từng triều đình ngoại bang quỳ lạy các quan thầy, xin cứu giúp viện binh, khí giới, chấp nhận cả việc cắt đất cho nhà nước bảo hộ nếu cuộc phản chiến thành công, về chống lại chính quyền Tây Sơn. Rồi cũng từ đó nước Việt lại bị chia hai như thời kỳ phong kiến, cầu Hiền Lương chính thức được chọn làm làm điểm mốc phân chia giới tuyến quân sự hai vùng chiến thuật Bắc Nam. Và từ đó cuộc chiến hai miền Nam Bắc kéo dài lê thê, dằng dai mãi từ 1954 đến 1975 thì chấm dứt. Đất nước lại liền một dải, như thời Tây Sơn thống nhất trước kia...

cầu hiền lương

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi,
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu.
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh,
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng.
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng,
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến.
Phương Nam ta sống trong thanh bình,
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng... 
(Trích bài hát Chuyến đò vĩ tuyến-Lam Phương)

 

Như đã nói, để trả lời các câu hỏi trên, thì chỉ đến khi nào đất nước có người qua tu hành chứng được quả giải thoát cuối cùng của con đường gọi là giới định tuệ, kinh gọi là Chánh giải thoát, như bài kinh Các món ăn, trong kinh Tăng Chi Bộ, tập II, chương 10, phẩm Song đôi, mục Vô minh, đã được Đức Phật xác định, thì lúc ấy mọi thắc mắc nêu trên về nguồn gốc dân tộc, về chữ viết và tất tần tật mọi việc mọi sự của đất nước, dân tộc sẽ được người ấy trả lời thỏa đáng, sòng phẳng mà thôi. Còn nếu trong Phật giáo không có người nào tu chứng tới quả vị giải thoát cuối cùng ấy, Chánh giải thoát, thì tất cả vẫn nằm trong bóng tối như bao giờ tự đã cho mãi bao lâu đến tuốt mà thôi...

 

Cũng có giả thuyết, xuất phát từ tôn giáo, cho rằng gốc người Việt vốn là sự pha trộn, hòa huyết của một số người Ấn vào thời kỳ nào đó từng chạy qua xứ Tàu, rồi sau khi mang trong mình hai dòng máu Ấn Tàu, giống người ấy lại chạy tiếp sang quận Giao Chỉ xứ An Nam lập nghiệp, sinh sống, định cư lâu dài, người Tàu từng gọi họ là giống Nam man (dân An Nam mọi rợ). Về sau, giống dân ấy dạt vào Nam, lập ra đất (nước) Nam Việt. Tính ra, người Việt là giống dân hòa huyết giữa người Ấn và người Tàu, ra sắc dân thứ ba như ngày nay. Thuyết này của Tổ sư Minh Đăng Quang, nằm trong tập Chơn Lý II, bài Đời đạo đức, trang 491, do NXB Tôn Giáo cấp giấy phép năm 2003, in tại Xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, phường 11, quận 7, TPHCM. 

 

Thiết nghĩ, nếu sự thật không phải như vậy, rằng gốc người Việt vốn bên Tàu, thì hai chữ Việt Nam ở từ đâu ra? Có phải đó là chữ ghép từ chữ Việt (nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn bên Tàu) và chữ Nam của nước An Nam hay chăng?

 

Nếu giả thuyết về gốc nguồn người Việt đúng như Tổ sư Minh Đăng Quang nói, viết trong bộ Chơn Lý, thì có nhẽ câu chuyện truyền thuyết Bà Âu Cơ sinh trăm con khi xưa, rồi năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển là rất chính xác, không còn gì để phải bàn cãi nữa. Năm mươi con lên rừng phải chăng là những người Việt còn ở lại núi rừng phương Bắc? Còn năm mươi người con xuống biển phải chăng chỉ cho số người tìm đường di cư vào phía Nam? Như vậy, có thể những người Việt di cư vào cánh Nam theo như truyền thuyết, ghi chép lịch sử, ở đây còn là dựa vào thuyết của Tổ sư Minh Đăng Quang, đã sáng tạo ra loại chữ Nôm (Nam) hay chăng? Tiếp đó, khi các giáo sĩ phương Tây sang An Nam truyền đạo thời vua chúa triều Nguyễn Gia Miêu cai trị đất nước, thì những người Việt thuở dạt trôi ấy đã lấy mẫu tự abc của các giáo sĩ, cũng có thể của giới thương buôn, ký âm cho tiếng nói của mình. Sự việc chỉ có thể xảy ra như thế thì nghe mới có lý có tình, lọt lỗ tai. Còn nói các giáo sĩ Tây phương sang An Nam ngày ấy chỉ với mục đích truyền đạo (Cơ đốc) đã kiêm thêm việc làm của nhà ngôn ngữ học, tự dưng cao hứng, diễn ra chuyện mằn mò, lọ mọ làm cái việc hết sức lạ lùng, quái dị là hằng ngày lặn lội đi vào từng ngõ ngách, hóc hẻm các tỉnh thành, quận huyện, xóm làng tra gạn, lắng nghe người dân bản địa nói chuyện, à uôm, ê a giọng cao giọng thấp, mục đích để ký âm tiếng nói người Việt bằng mẫu chữ abc latinh do họ mang qua là không đúng, chẳng có lý chút nào. Thử hỏi, một sắc tộc, một dân tộc đã có chữ viết (tức chữ Nôm, cả chữ Hán) trong việc giao tiếp, mua bán, học hành, thi cử, truyền đạt kiến thức cũng đã vài ngàn năm, vài trăm năm đột nhiên các giáo sĩ phương Tây từ đâu nhảy vô đưa vào mẫu tự abc dùng ký âm tiếng nói cho sắc tộc, dân tộc ấy, mục đích thay thế loại chữ viết họ đã đang sử dụng? Vô lý quá chừng chừng. Đúng không? Cũng ví như ngày nay có người nào đó đột nhiên lặn lội tìm qua Mỹ hay Nhật, Hàn Quốc dùng loại mẫu tự nào đó để ký âm tiếng nói người Mỹ, Nhật, Hàn thử xem có được hay không? Chưa nói liệu người Mỹ, Nhật, Hàn có đồng ý cho việc làm mà thiết nghĩ có vẻ rất ư là khùng khùng điên điên, dở hơi ấy của kẻ kia nữa. Thế mà người ta lại cho là được, là đúng đấy. Lạ quá chớ!

 

Tóm lại. Đã từng có một văn bản, bút tích nào khai quật, khám phá, tìm được cho biết đó là di chỉ, chữ viết của người Việt cách nay 4000 năm hay chưa? Hay chỉ có những văn bản viết bằng chữ Hán có cách đây khoảng hơn 1000 năm mà thôi? Thêm nữa, những người làm việc ở các cơ quan, bộ môn liên hệ, chuyên trách hiện đã tìm ra được những văn bản ghi chép, cho biết tiếng nói của người Việt cách nay từ 1000 năm đến 4000 năm là tiếng nói nào? Hay cũng vẫn là tiếng nói như hiện nay? Còn viết thì người Việt thuở xưa cũng vẫn viết loại chữ Hán của người Trung Quốc?  

 

Chú thích ảnh:
Ải Nam Quan lấy trên trang mạng. Ảnh Hoành Sơn Quan là chụp hồi đi thực tế, điền dã năm 2017-2018.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang