Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

VĂN TẾ BẠN PHẠM THẠCH ĐỘNG

VĂN TẾ BẠN PHẠM THẠCH ĐỘNG
(Bài viết đã chỉnh lại một số sai sót do lấy nhầm qua tháng 7 âm lịch. Xin cáo lỗi).
Than ôi Thạch Động! Như bác có linh thiêng*, thần phách tiêu dao, đã từng đến Kinh sư hay chưa?

chùa
Phạm Thạch Động là ngôi chùa Thiên Thai Nội này đây!

Từ năm Nhâm Dần* (1782) chia tay nhau, mỗi người một ngã, bác thì làm người bề tôi ở chốn biên thùy, còn tôi thì làm kẻ phiêu bạt nơi giang hồ, tình bạn bè thân thiết, lúc nào cũng tưởng nhớ về nhau.

 

Năm nay tôi từ Hải Dương về thăm, được tin bác ở Nghệ An, khí phách trung nghĩa, phát ra văn chương, không dung thứ cho bọn giặc. Bác lặn lội nơi rừng rú, nếm đủ mùi đắng cay, nhưng không hối tiếc. Đức Khổng Tử có nói: "Dù có xấp ngữa cũng như vậy, dù vội vã cũng vẫn như vậy". Bác dụng công ở chữ nhân, chẳng phải đã đạt tới chỗ sâu sắc ấy hay sao?

 

Bác nay mất rồi, bình nhật nắm tay nhau kết bạn, riêng có Hy Chí* và tôi, ba người chúng ta mà thôi. Tính bác lỗi lạc, phần nhiều trái với thói tục, nhưng cái khí hạo nhiên đó không phải người khác có được. Hy Chí và tôi thiên về ủy mị, bác nhân việc đó mà khuyên răn, chưa bao giờ dùng lời ngọt ngào để chiều lòng bạn, cốt cho yên chuyện. Đời cổ gọi là "người bạn có ích" cũng không hơn được. Con rùa quý ở những mười bằng* nay còn tìm thấy ở đâu nữa!

tượng gỗ
Ngôi Tháp Mộ này là cửa hầm xuống Phạm Thạch Động/Cung điện ngầm dưới chánh điện Thiên Thai Thiền Tự.

Than ôi! Đất trời âm u, bậc hiền giả nên giữ tiết mà chết ở nơi biên cương, bác do không khuất phục giặc mà chết. Thơ cổ có câu:


Từ xưa cái chết có ai không,
Lòng son để lại soi hồng sử xanh.

tượng gỗ quang trung
Tượng gỗ vua Quang Trung trong chánh điện chùa Thiên Thai. Ảnh chụp năm 2013

Thế thì cái chết đó là vinh, có thể là buồn, có thể bất tất phải buồn, nếu bác có đến Kinh sư, mời bác hãy uống một be rượu.
(Trích Ngô Gia Văn Phái, trang 864-865, tập I)

 

Chú thích:
*Linh thiêng/thiên là hai chữ giả tá dùng ám chỉ vào chữ Linh, một trong bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp nằm chính giữa văn bia, và chữ Thiên trong 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành nằm bên trái văn bia. Thiệt là lối nói cực ma quái, đánh lừa bậc thầy của con người mưu chước lão luyện, khôn ngoan.
**Nhâm Dần là ghép năm tuổi và năm mất của vua Quang Trung. Tất cả các sách vở, tài liệu ghi chép về ngày mất, năm tuổi của vua Quang Trung đều sai hết, cả lý do mất của Ngài. Riêng những gì cho biết của người trong cuộc mới chính xác, không sai vào đâu được. Ở đây là thông báo của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, là quan cận thần, bề tôi trung tín nhất của Quang Trung với bài văn xuôi Văn tế Phạm Thạch Động. Ngô Thì Nhậm chính là người tổ chức di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm về chôn giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Nên những gì ông nói viết ra không bao giờ sai được về Quang Trung, về ngày tháng mất, cả cái chết của Quang Trung là vì lý do gì.

 

Chữ "Nhâm " dùng ám chỉ năm Nhâm Tý 壬子 1792. "Dần " chỉ có nghĩa, đúng ra là năm Bính Dần 丙寅 1746, năm sinh của vua Quang Trung, cũng là năm sinh của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm. Như vậy, hai người đồng tuổi Bính Dần 丙寅 1746 với nhau. Cho nên trong văn bản Ngô Thì Nhậm mới gọi vua Quang Trung là bạn với lý do hai người ngang tuổi. Chữ "Nhâm" cũng còn có ý, "Nhâm" dùng để chỉ cho can Nhâm , can thứ 9 trong thập can. Như vậy, chữ "Nhâm " được Ngô Thì Nhậm sử dụng ngoài nghĩa ám chỉ năm mất, năm sinh của vua Quang Trung, còn được dùng ám chỉ tháng mất của Ngài là tháng 9 dương lịch. Năm Nhâm Tý 壬子 1792 là năm nhuận.

lịch âm dương

 

Nhờ tra lịch âm dương vạn niên nên sự thật đã được làm cho sáng tỏ, đúng theo ám chỉ của người cũ việc xưa Ngô Thì Nhậm qua lối viết đầy tính ma quái, dàn trận địa tung hỏa mù che đậy sự thật, đánh tráo khái niệm vốn là sở trường, tài nghệ bậc thầy của con người tài ba, lão luyện, sở học uyên bác có một không hai này. Đối chiếu trong Kiều, người trong cuộc, đương thời Kim Trọng Nguyễn Du cũng có cho biết vua Quang Trung ra đi vào ngày Mồng Năm âm lịch như sau, câu 2519:

 

Khí thiêng khi đã về thần...

 

"Thần /" cũng đọc là thìn . Thìn là chi thứ 5 trong 12 chi.

 

"Thần " cũng có nghĩa là giờ thìn. Giờ thìn từ 7 đến 9 giờ sáng. Qua thông báo, bật đèn xanh của Nguyễn Du trong Kiều, thì vua Quang Trung mất vào giờ thìn , ngày Mồng Năm âm lịch. Với thông báo, bật đèn xanh của Nguyễn Du, câu 2519, và của Ngô Thì Nhậm với bài văn xuôi Văn tế Phạm Thạch Động, thì sự thật đã được chúng tôi làm cho sáng tỏ về năm sinh, năm mất, ngày mất, giờ mất của vua Quang Trung so với ghi chép sai lạc của lịch sử từ bao lâu nay.

 

Trong Kiều, Nguyễn Du cũng có cho biết năm vua Quang Trung ra đi, và năm tuổi của Ngài là cầm tinh con gì qua hai câu 2516-2517, như sau:

 

Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành (không phải hèn).
Tử sinh liều giữa trận tiền...

 

"Hùm" cũng là cọp, chúa sơn lâm, là chi dần . "Tử " trước hết là chết, sau "tử " có âm đọc là tý . Tý là năm Nhâm Tý 壬子 1792.

 

Ba chữ Phạm Thạch Động cũng là các chữ đầy tính ma quái, dùng ám chỉ ngôi chùa Thiên Thai (chùa chiền còn gọi là ngôi phạm vũ), là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Quang Trung dưới Cung điện ngầm (thạch động) dưới chánh điện chùa. Chớ Phạm Thạch Động chẳng phải là tên của Phạm Nguyễn Du nào đó như chú thích của bà Trần Thị Băng Thanh (đã mất) trong bài viết.

 

***Bằng:đơn vị tiền tệ thời cổ. "Con rùa mười bằng", ý nói vô giá.

 

Đọc xong bài viết này, nếu những ai là người còn tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ, thì vào ngày Mồng Năm tháng Tám âm lịch hằng năm (giờ thìn 7-9 giờ. Hậu bán kỷ 18 lịch tính ngày âm) làm mâm cơm chay cúng Ngài để nhớ những công lao khó nhọc mà Ngài từng hy sinh cho nhân dân và đất nước ngày ấy.

 

Bảy chữ Hán trong bức tượng gỗ đọc là Nhung y thần vũ niêm tằng hạ: dưới hạ giới này thì Đức Vũ Hoàng là người bất khả chiến bại, tất cả các thế lực đối kháng khi đứng trước Ngài đành phải chết cứng, đứng chôn chân tại chỗ, không rục rịch, cục cựa gì được nữa. Đây là câu thực thượng thứ nhất trong bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm. Câu này về sau đã bị sửa thành câu vô nghĩa là Nhung y thần vũ lưu bằng tạ. Dịch nghĩa: Võ công hiển hách còn để lại nơi nương tựa. Dịch thơ: Võ công oanh liệt gây nền vững của Ngô Linh Ngọc, trong Ngô Gia Văn Phái, trang 665-666-667, tập I.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang