CON NGƯỜI LÀ THỪA TỰ, LÀ CHỦ NHÂN CỦA NGHIỆP
Lịch sử ngày nay còn ghi nhận, vào năm Canh Tuất 1790 vua Quang Trung dẫn phái đoàn ngoại giao Phú Xuân lên đường qua Tàu chúc thọ vua Thanh Cao Tông Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi, ngày ấy gọi là lễ Bát tuần khánh thọ: mừng thọ năm tám mươi.
Thật ra chuyến đi ấy là do giả vương Phạm Công Trị thủ vai vua Quang Trung, còn có cả con chủ bài là Vương tử Nguyễn Quang Thùy đi theo thì vở diễn, kế hoạch táo bạo ấy mới thành công trọn vẹn. Kịch bản chuyến đi được diễn như thế này. Khi phái đoàn ngoại giao Phú Xuân, dẫn đầu là vua Quang Trung, đến ải Nam Quan, tất cả cùng ngụ bên trong một cái đài (nhà khách) gọi là Ngưỡng Đức đài 仰德臺, bên phần đất An Nam. Ngay tại đây, Ngưỡng Đức đài 仰德臺, Vương tử Nguyễn Quang Thùy bất ngờ phát bệnh đau gì đó, phải ở lại, nên không thể đi cùng phái đoàn ngoại giao sang Yên Kinh dự lễ như dự định. Đưa Vương tử Nguyễn Quang Thùy quy hồi cố quận quân số lên gần 30 người. Có rất nhiều võ tướng trong chuyến quay về ấy. Tất nhiên trong đó còn có cả vua Quang Trung. Còn nhân vật gọi là giả vương Phạm Công Trị lúc đó nhập vai Quang Trung, dẫn phái bộ ngoại giao gần 150 người bước sang phần đất Trung Hoa, vào Chiêu Đức đài 招德臺 làm lễ cùng quan binh Thanh triều. Đây là kịch bản đã được tính trước, soạn sẵn ở Phú Xuân, rằng khi lên đến ải Nam Quan, thì việc thay người đổi lốt sẽ được diễn ra trong Ngưỡng Đức đài 仰德臺, thuộc phần đất An Nam. Và, sau đó, để hợp thức hóa việc quay về của Vương tử Quang Thùy, thì Quang Thùy phải giả vờ đau bệnh gì đó, không đi được nữa. Đành quay về lại. Đưa Quang Thùy quay về Phú Xuân ngoài số võ tướng, quân lính nói trên, thì còn có cả nhân vật Phạm Công Trị, tức sự cải trang, nhập vai của vua Quang Trung cho chuyến quay về. Còn Phạm Công Trị thật lúc đó đã qua bên kia Chiêu Đức đài 招德臺 trong vai trò Quang Trung, chuẩn bị đi sâu vào lãnh thổ Trung Hoa cùng với phái bộ ngoại giao lên gần 150 nhân mạng, có cả quan binh Thanh triều với sứ mạng đặc cách lên Nam Quan tiếp đón phái bộ ngoại giao Phú Xuân, sau đó sẽ dẫn đoàn khách quý trực chỉ Yên Kinh.
Lịch sử còn có huyền sử, không phải chỉ mỗi chính sử và sử truyền miệng
Đây là sự việc đã diễn ra ngày ấy tại Nam Quan, trong Ngưỡng Đức đài 仰德臺. Nhưng phần nhiều các sách lịch sử lại ghi chép, cho rằng chính vua Quang Trung đã sang Tàu cùng với phái bộ ngoại giao Phú Xuân. Tác giả sách Giở lại một nghi án lịch sử "Giả vương nhập cận", có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? là Nguyễn Duy Chính hiện ở Mỹ cũng cho như vậy. Ông tìm mọi cách để chứng minh rằng chính vua Quang Trung là người qua Tàu, không phải giả vương Phạm Công Trị. Nói như thế bởi Nguyễn Duy Chính xác định Phạm Công Trị thời gian ấy cũng đồng lứa tuổi, là bạn bè trang lứa với Vương tử Nguyễn Quang Thùy. Nên khi Quang Thùy đau bệnh quay về, thì Phạm Công trị cũng quay về theo, chớ còn đi đâu làm chi nữa. Đây là lập luận của tác giả sách Giả vương nhập cận, về câu chuyện ai là người sang Trung Hoa chúc thọ vua Thanh Cao Tông năm Canh Tuất 1790? Riêng chúng tôi khi xác định người qua Tàu năm 1790 chính là giả vương Phạm Công Trị, không phải vua Quang Trung, là do chúng tôi căn cứ vào truyện Kiều của Nguyễn Du. Ai đọc các bài viết nói về chuyện này cũng biết cả rồi. Khỏi nói lại ở đây thêm dài dòng, dây cà dây muống kéo ra cả đống. Rách việc. Bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói đến nhân vật quan trọng nhất của chuyến đi lịch sử ngày ấy. Vương tử Nguyễn Quang Thùy. Con át chủ bài của chuyến đi, của kế hoạch táo bạo có một không hai trong lịch sử, dám vào tận hang cọp vuốt râu hùm, hý lộng quỷ thần. Giỡn mặt à?
Thưa các bạn, Vương tử Nguyễn Quang Thùy của ngày ấy hôm nay đã tái sanh, trở lại trong vai trò là Ông Võ Văn Thưởng, Thường trực ban Bí thư Trung ương. Sau đó, theo dòng sự kiện, hôm ngày 2 tháng 3, ông đã được Quốc hội bỏ phiếu, bầu vào chức Chủ tịch nước, sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị bãi nhiệm chức vụ này do thời gian làm việc để lại nhiều sai phạm nghiêm trọng trong trách nhiệm của người đứng đầu cơ chế, chính sách. Đọc bài viết này ai tin hay không là tùy họ, chớ sự thật là như vậy, không có gì khác. Như con số 1790 của năm Canh Tuất là một chứng minh hùng hồn nhất cho sư việc. Thông tin trang mạng cho biết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sinh năm Canh Tuất 1970. Nếu đây là thông tin thật, chính xác về ngày tháng năm sinh của Ông. Thì Ông Võ Văn Thưởng, sự trở lại của Vương tử Nguyễn Quang Thùy, đã chọn đúng năm tái sinh để nhắc lại câu chuyện đi sứ ngày xưa của mình và phụ vương từng diễn ra vào năm Canh Tuất 1790 bằng cách hết sức đơn giản, dễ hiểu như sau. Đảo lộn các con số trước ra sau, sau ra trước. Ô hô! Cơ trời ảo diệu, biến hóa như vậy sao?
Và như thế, hiện nay, có thể nói, Nhà Tây Sơn, con cháu và binh tướng của Tây Sơn hầu như đã trở lại gần hết trong thời kỳ, thời đại này để sát cánh cùng nhau thúc đẩy, đưa đất nước, nhân dân đi lên, đi xa, tiến tới con đường ấm no, hạnh phúc đúng như ước nguyện của người cha kính yêu, vĩ đại của họ từng ao ước xưa kia:
...Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! "Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo huấn phải thi hành". Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn của đạo làm người. Nay, trẫm cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ!
Than ôi! "Trời vì hạ dân đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương". Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt dìu dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân.
Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp, chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hòa mục, người làm dân yên trong lệ tục vui hòa, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ đế*, Tam vương*, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp sao?
(Trích Chiếu lên ngôi/của Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thì Nhậm soạn thảo, sách Ngô Gia Văn Phái, tập II, trang 7-8. Giáo sư Mai Quốc Liên dịch)
Ɲgười ơi về bên mái nhà.
Tìm vui khúc duуên tình ca.
Lòng tôi ước mai sau,
đẹp đôi bóng bên nhau.
Ϲhiều naу chắp taу tôi nguуện cầu.
Ϲầu cho sông núi hết cơn sầu đau.
Ϲầu cho Nam Bắc sống đời với nhau.
(ĐÔI BÓNG-Lê Minh Bằng)
Chú thích:
*Ngũ đế: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn.
**Tam vương: Hạ Chu Thương.
***
ĐẾN BÂY GIỜ MỚI THẤY ĐÂY,
MÀ LÒNG ĐÃ CHẮC NHỮNG NGÀY MỘT HAI...
Như chúng tôi đã nói trước đây mấy ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chính là sự tái sanh của Vương tử Nguyễn Quang Thụy, không phải Quang Thùy, do ghi chép sai lạc của lịch sử, là con của vua Quang Trung và Bà Chánh cung Bùi Thị Nhạn, quê ở Tây Sơn. Chúng tôi có hỏi Bà Hoàng hậu Thúy Kiều rằng trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ngài tân Chủ tịch làm việc được hay không? Nếu được, Bà cho câu có chữ được, nếu không, Bà cho câu có chữ không nhé. Hoặc tốt hoặc xấu. Bà Hoàng hậu liền cho câu 2204 "Một lời đã biết đến ta". Trong câu có chữ "một", một là nhất, tức tân Chủ tịch nước làm việc là nhất rồi. Chưa nói cả câu còn có ý chưa biết ta hay sao? Xin chúc mừng ngài tân Chủ tịch vậy. Bà Hoàng hậu nói, tiên tri, cho biết thì đố có sai bao giờ. Cũng chưa nói, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi đã là con vua Quang Trung trở lại, thì sắp tới chính Ông sẽ là người ký sắc lệnh, thông tư, các loại giấy tờ quan trọng cho các ban ngành, bộ môn liên quan như Viện Khảo cổ, Viện Hán Nôm, cả Bộ Công an, Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ bảo vệ hiện trường trong suốt thời gian xử lý công việc, tiến hành thăm dò, mở đường xuống Cung điện ngầm dưới Chánh điện Ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vua cha mà ngày xưa Ông là một trong những người nằm trong Ban tham mưu Tây Sơn đã từng quyết định, cho di chuyển thi hài, linh cữu vua cha từ Cung điện Đan Dương khu vực chùa Thiền Lâm về chôn giấu dưới Cung điện ngầm dưới Chánh điện Ngôi chùa lịch sử tại đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, kiệt 15 Minh Mạng ngày nay. Đó là việc làm vô cùng trọng yếu của ngày ấy, và nó đã mang lại thành công trọn vẹn trong hành trình bảo vệ thi hài, dấu tích vua cha của những người con Quang Trung. Mọi việc ngày nay sẽ xảy ra như vậy. Như thế, ý nghĩa chữ Thụy 瑞: viên ngọc, điềm lành, tên của Vương tử Nguyễn Quang Thụy, sẽ mang lại mọi sự thành công, tốt đẹp cho ngày nay, trong đó có trọng trách sẽ làm sáng tỏ lại nghi án lịch sử mà hơn 200 năm trôi qua chưa bao giờ có lời giải đáp thỏa đáng nào cả, rằng dấu tích, thi hài, lăng mộ Quang Trung hiện vẫn còn ở đâu đó, hay đã bị Gia Long quật phá từ xưa hết rồi. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng/Vương tử Nguyễn Quang Thụy sẽ trả lời câu hỏi này cho mọi người và thế giới biết rõ ngay trong hiện tại này thôi. Không lâu đâu!