MỜI TRẦU...
Bà chúa thơ Nôm có bài thơ nói về trận chiến thắng giặc ngoại xâm lẫy lừng, đỉnh cao của sự nghiệp đánh giặc cứu nước của Hoàng đế Quang Trung tại Thăng Long Hà Nội mà trong trận đánh lịch sử ấy có một tướng cao cấp của giặc đã tự sát chết bằng cách treo cổ. Đó là tướng Sầm Nghi Đống. Còn bài thơ có tựa Đề đền Sầm Nghi Đống. Bài thơ viết như sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
Chữ đầu câu là chữ "ghé", đây là chữ đã bị tam sao thất bổn, không còn đúng với văn bản gốc, mà đó phải là chữ "liếc" thì mới đúng. "Liếc" ở đây là tình trạng liếc ngang nhìn dọc của hai con mắt của bất cứ những ai trong bất cứ trường hợp nào, không riêng của chủ thể Đề đền Sầm Nghi Đống trong giây phút hiện tại. Bởi trong văn bản có chữ "ngang", nếu văn bản không có chữ "ngang" thì đó có thể là chữ "ghé". Vì thế, bài thơ này chúng tôi xin chỉnh lại như sau cho đúng với văn bản gốc của nữ sĩ có nguồn gốc họ Hồ Nghệ An, thuộc dòng dõi, tộc Hồ của người anh hùng áo vải Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ:
Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Điện thờ tướng Sầm Nghi Đống ở Hà Nội. Ngày nay đã không còn.
Bài thơ này được đưa vào dạy các lớp văn học nhà trường, học sinh và thầy cô giảng hiểu đã khá nhiều rồi. Bởi nội dung nói về cái chết và đền thờ của tướng Sầm Nghi Đống năm xưa. Nay khỏi nhắc lại chuyện ấy. Bài viết này chỉ muốn đề cập, bàn về những chỗ, những nút thắt mà hồi giờ bộ môn văn học xã hội và nhà trường chưa bao giờ chú ý, hiểu tới.
***
Đá vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt...
Câu thứ nhất "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" là dạng chiết tự chỉ sự 指事, dùng viết, đúng hơn là chỉ vào chữ Hiển 顯 trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Mà chúng tôi từng viết bài nói quá nhiều rồi rằng đó là ngôi mộ không có ai chết chôn trong đó cả, đó chỉ là ngôi mộ ngụy trang, là nơi có một miệng hầm nằm ngữa và một đường hầm thẳng đứng như cái giếng, đáy giáp với đường hầm ngầm hình chữ chi 之 nằm ngang theo tư thế con rồng, dẫn vào Cung điện ngầm, tức Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, nơi chôn giấu, đặt để thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ.
Đề đền Sầm Nghi Đống là một đỉnh cao của nghệ thuật chơi chữ chưa bao giờ được/bị khám phá.
Hiển 顯 là rõ rệt, rõ ràng, dễ thấy, hễ nhìn qua, nhìn vào là thấy ngay liền. Hiển 顯 thường được dùng để chỉ cho các trường hợp, như cha đã chết thì gọi là hiển khảo 顯考, mẹ đã chết gọi là hiển tỷ 顯妣. Đó là những danh xưng đầy sự kính trọng, mang tính quy ngưỡng, hướng về của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, những người đã chết. Bên phải chữ Hiển 顯 là chữ hiệt 頁. Bên trái, ở trên là bộ nhật 日, dụ tấm bảng, nét ngang 一 trong dụ cho hàng chữ (viết ngang) Đền Sầm Nghi Đống... Ở dưới bộ nhật 日 là chữ ti 絲 viết giảm nét. Ti 絲 là sợi tơ, phàm vật gì, thứ gì nhỏ, dài, hình dạng như sợi, dây thì gọi là ti. Như thế, tấm bảng được treo lên là phải dùng sợi dây bện lại từ nhiều sợi ti. Đây nói, giải thích theo câu chữ chỉ sự 指事 của văn bản. Bên phải, chữ Hiệt 頁 là tờ giấy, trang giấy. Hoặc hiệt 頁 dùng để chỉ cho cái đầu con người, là bộ vị cao nhất trong tứ chi. Hiệt 頁 còn để chỉ cho vị trí đứng đầu, tức số một đơn vị tính, như một tờ giấy gọi là nhất hiệt. Hiệt 頡 có âm đọc là kiết. Kiết 秸 mở ra âm đọc là kiệt. Kiệt 傑 là người vũ dũng, tài trí hơn người, gọi chung là hào kiệt, tuấn kiệt, kiệt xuất. Ghép hai chữ kiệt hiệt 傑頁 lại, thì kiệt hiệt 傑頁 có hai nghĩa, thứ nhất, đó là người xuất chúng, tài trí hơn người, thứ hai, đó hạng (kiệt 傑) hung bạo, (hiệt 黠) điêu xảo. Cũng là kiệt hiệt 傑黠, nhưng so với kiệt hiệt 傑頁 trước lại khác nhau đến một trời một vực.
Giải thích vừa rồi cho chúng ta biết sáu chữ "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" là nghĩa giải thích của chiết tự chỉ sự 指事 dùng chỉ vào chữ Hiển 顯 trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 sau khi phân tích có hai nghĩa, mục đích chỉ vào hai trường hợp, thứ nhất, chỉ vào bậc kiệt hiệt 傑頁 xuất chúng, tài giỏi hơn người, đó là Hoàng đế Quang Trung. Thứ hai, cũng chỉ vào hạng kiệt hiệt 傑黠 nhưng là hạng hung bạo, điêu xảo, đứng lệch qua một bên, đó là tướng Sầm Nghi Đống, kẻ bại trận, từng tự sát bằng cách treo cổ tại đồn Khương Thượng trong trận giáp chiến với đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung chỉ huy bất ngờ thọc năm mũi tiến công vào năm cửa thành Thăng Long vào nửa đêm trừ tịch năm Mậu Thân 1788. Nói hạng kiệt hiệt 傑黠 đứng lệch qua một bên, chỉ vào tướng bại trận Sầm Nghi Đống, khác với hạng kiệt hiệt 傑頁 Quang Trung Nguyễn Huệ, chính là căn cứ vào văn bản của hạng kiệt hiệt 傑頁 khác, trong văn học. Đó là Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Chúng ta đã hình dung, mường tượng ra chuyện gì chưa? Chưa sao?
Vọng Thiên Thai Tự, Thiên Thai Hoài Cổ, Đề đền Sầm Nghi Đống cùng chỉ vào Ngôi Tháp mộ này đây.
Chẳng phải bảy chữ "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" không phải là để ám chỉ, trỏ vào chữ "Thiên 天" bên trái tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 hay sao? Nếu ngạc nhiên, thì đây, đọc đi, cách trình bày trên tấm văn bia do danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác, dàn trận địa mai phục, sập bẫy thiên hạ có ba hàng chữ Hán đứng, đọc từ trên xuống dưới. Bên phải là 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造. Bên trái là 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Như vậy, mấy chữ "liếc mắt nhìn ngang" chính là điểm vào trường hợp, bên trái (nhìn ngang-tức nhìn qua trái) chữ Hiển 顯 là chữ Thiên 天, Thiên 天 ngoài nghĩa là trời, thì thiên 偏 còn có nghĩa là lệch, chỉ sự nghiêng, ngã, lệch qua một bên. Đó là sự gặp nhau của chữ Hiển 顯 ở giữa văn bia và chữ Thiên 天/偏 lệch trái. Mà khi đã nhìn ngang, tức nhìn lệch qua trái, thì cũng phải nhìn lệch qua phải, bởi đó là chức năng nhìn và quan sát của con mắt. Nhìn qua phải chúng ta sẽ thấy, sẽ gặp chữ Y 依 đứng đầu 12 chữ bên phải. Y 依 là nương tựa, nương nhờ. Hoặc Y 依 là y theo, hãy chiếu theo sự đánh động, tức ám chỉ của tác giả đã định, đã vạch ra mà làm, mà thuận theo đó, đừng chống trái, thì mới có thể hiểu ý tác giả muốn to nhỏ, thì thầm những gì. Y 衣 còn có âm đọc là ý. Ý 衣 ở đây nên hiểu là ý của tác giả bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử Đề đền Sầm Nghi Đống. Một cách chơi chữ tuyệt hay, đạt tới chỗ thượng thừa, u viễn, trầm mặc vừa công khai vừa thách đố những cái đầu chính trị và văn học của Bà chúa thơ Nôm. Rất hiếm khi xuất hiện trong các văn bản văn học thời ấy, kỷ 18, cả các thời sau đó.
Bí mật lịch sử Tây Sơn tập trung vào bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do Ngô Thì Nhậm soạn thảo, dàn bày...
Câu thứ hai tiếp theo "Kìa đền Thái thú đứng cheo leo". Câu này là câu tả thực, trước hết chỉ vào đền thờ tướng giặc Sầm Nghi Đống hồi ấy tại nơi diễn ra trận đánh một mất một còn của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do người anh hùng áo vải dân tộc Tây Sơn Nguyễn Huệ lãnh đạo và 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh vào cuối năm Mậu Thân 1788 vắt qua năm ngày đầu xuân năm Kỷ Dậu 1789. Dựa theo văn bản, câu chữ Bà chúa thơ Nôm, hồi ấy đền thờ Sầm Nghi Đống được người dân Thăng Long sau trận đánh tan tác, khói lửa ngụt trời, thây người chết nằm ngổn ngang, phơi chật đất như rơm rạ theo lệnh vua Quang Trung đã cho dựng trên một khu đất cao, thuộc làng Khương Thượng, ở phía Nam kinh thành, có thể trên một ngọn đồi thoai thoải, không cao lắm, nơi diễn ra trận tập kích, đánh vỗ mặt đội quân án ngự một trong năm cửa thành Thăng Long do đô đốc Tây Sơn Đặng Tiến Đông chịu trách nhiệm với cái chết quá thương tâm, đầy chất bi tráng của tướng giữ thành Sầm Nghi Đống. Treo cổ tự sát. Không để bị đối phương bắt sống làm nhục. Song, nếu không can đảm tự xử như thế thì liệu có thoát khỏi án kỷ luật quân đội "mất thành chém tướng?".
Theo tài liệu lục trang mạng, Sầm Nghi Đống đóng quân ở làng Khương Thượng, phía Nam kinh thành. Trại Khương Thượng thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Bản đồ Hà Nội năm 1873 vẽ chỗ này là một đồng ruộng với nhiều gò cao, ghi tên là xứ Đống Đa. Con đường đi qua xứ Đống Đa, tới các làng Khương Thượng, Nam Đồng, dẫn thẳng vào khu vực Văn Miếu. Đầu thời Lê Chiêu Thống có mở trường thi võ ở lầu Đống Đa, có lẽ cũng là chỗ này. Hoàn Long huyện chí biên soạn năm 1899 có ghi chép về chiến lũy núi Ốc (Loan Sơn) là nơi trú quân của Sầm Nghi Đống. Để hiểu rõ hơn về thân thế, tiểu sử, sự nghiệp của vị tướng bại trận với cái chết đã trở thành một điển tích, được tạc vào bia đá lịch sử đến muôn đời này của người dân Việt thì vào đường link kèm theo đọc sẽ rõ ràng, khúc chiết hơn nữa https://vietales.vn/sam-nghi-dong-tu-tran-dong-da-truyen-thuyet-va-su-that/
Như thế, mấy chữ "Kìa đền Thái thú/đứng cheo leo" của câu thứ hai được Bà chúa thơ Nôm dùng ám chỉ vào ngôi đền đứng cheo leo trên một ngọn đồi thờ tướng bại trận Sầm Nghi Đống, vốn là quan Thái thú coi huyện Điền Châu bên Tàu, tại làng Khương Thượng. Ai nói thì còn sai, chớ tác giả Đề đền Sầm Nghi Đống nói không sai bao giờ. Bởi Bà là người sống thời đó, ngay tại kinh thành Thăng Long. Sau mấy ngày tết tan tác, khói lửa rung trời, xác người chết phơi ngổn ngang của mùa xuân lịch sử ấy sao Bà không đi thực tế, xem xét, quan sát những nơi từng diễn ra năm trận đánh bất tử của quân đội Tây Sơn do cha ông của Bà là Hồ Thơm/Nguyễn Huệ chỉ huy đã nửa đêm trừ tịch đồng loạt xông thẳng vào năm cửa thành khiến 29 vạn quân cướp nước Thanh triều không phương chống cự, vẫy vùng. Đêm ấy, một đêm đẫm sương mù mịt như bao đêm chuẩn bị đón giờ giao thừa thiêng liêng của dân tộc của người dân Thăng Long bất ngờ năm cửa kinh thành sáng rực bởi lửa hỏa thiêu tấn công từ quân Tây Sơn khiến quan binh Thanh Triều bật mình thức giấc, lúc ấy chỉ còn biết vừa la vừa chạy vừa đâm chém vừa ngã chết loạn xạ, trúng đâu trúng. Một cảnh tượng vừa bát nháo vừa kinh hoàng.
"Kìa đền Thái thú đứng cheo leo" chẳng phải ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai này sao?
Câu tả thực "Kìa đền Thái thú đứng cheo leo" như đã nói là dùng chỉ vào đền thờ Sầm Nghi Đống, đồng thời, đây là một chiết tự kép, vừa chỉ sự 指事 vừa chuyển chú 轉注 dùng chỉ vào chữ Linh 伶, dưới chữ Hiển 顯 văn bia. Linh 伶 là lẻ loi, cô độc, nghĩa chỉ sự 指事, còn nghĩa chuyển chú 轉注 (chuyển sự chú ý từ điểm này, việc này sang điểm khác, việc khác, vẫn không rời xa mục đích, ý dẫn dắt của tác giả) là chữ Linh 靈 này đây. Linh 靈 là linh hồn, tinh thần, hoặc linh 靈 là thần linh, quỷ thần, chỉ thế giới khuất mặt, con người không thấy được song rất linh hiển, nhiệm màu. Linh 靈 còn là linh cữu, quan tài chứa đựng thi hài người chết. Vậy người chết đây là ai?
Để hiểu việc này, hãy đọc lại mấy chữ "Kìa đền Thái thú đứng cheo leo". Mấy chữ "đền Thái thú đứng cheo leo-lẻ loi, cô độc" như đã giải thích còn để dùng chỉ vào chữ Linh 伶/靈 văn bia. Từ chữ Linh 伶/靈 (ở giữa) đưa mắt nhìn ngang sẽ gặp chữ Thai 台 thứ hai bên trái. Ráp lại, hai chữ trên dưới bên trái, chúng ta sẽ có hai chữ Thiên Thai 天台. Thiên Thai 天台 là ngôi chùa do triều Tây Sơn lập ra chỉ với mục đích duy nhất, dùng làm nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vua Quang Trung sau khi ngài băng vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792. Nếu đó là sự thật, chữ Linh 伶/靈 và chữ Hiển 顯 nhìn ngang, gặp hai chữ Thiên Thai 天台, thì lấy gì để chứng minh rằng ngôi chùa này nằm trên một vị trí cao dốc hoặc cao sơn hoặc cao đỉnh, tức một ngọn đồi, nói như văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống là "đứng cheo leo?"
Nói thêm về chữ Thai. Thai 台 cũng đọc là đài. Đài 臺 là cái đài, có khi xây trên cao, là một kiến trúc có chiều cao, đứng trên đó có thể nhìn ra bốn phía đông tây nam bắc. Đài 臺 còn là lầu, gác nhiều tầng. Phàm kiến trúc nào có nhiều tầng, hoặc hai lớp chồng lên nhau thì gọi là lầu, là gác. Đài 臺 hoặc lầu, gác hai tầng ở đây chỉ có nghĩa là ám chỉ cho ngôi chùa Thiên Thai 天台 vốn có hai tầng, tầng trên là chánh điện thờ Phật, dùng làm nơi cúng kính, thờ phượng, đồng thời cũng dùng làm nơi ngụy trang, che đậy Cung điện ngầm-tầng thứ hai bên dưới chánh điện. Đài 臺 còn có thêm nghĩa, ngoài nghĩa ám chỉ Cung điện ngầm bên dưới chánh điện, đó là tầng thứ hai dưới Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔!
Thai 囼 còn có nghĩa là cái thai, bào thai, tình trạng của người phụ nữ lúc có mang, có chửa một thai nhi. Ở đây, theo văn bia, thai 囼/台 là một cái hầm rỗng dùng làm nơi chôn giấu những đồ vật quý báu, vô giá.
Nước đành ngoảnh mặt với văn chương...
Để hiểu chỗ này (nằm trên một vị trí cao...), hãy chờ đọc tiếp hai câu còn lại vậy. Chúng ta đã nhìn ngang qua trái, giờ hãy nhìn ngang qua phải. Nhìn qua phải chúng ta gặp chữ Phu 夫 hàng thứ hai. Phu 夫 tiếng Hán là đàn ông. Nếu đó là người bình thường, tầm thường, thì gọi thất phu, còn nếu là người chí khí, đại đởm, tài trí hơn người thì gọi trượng phu. Phu 拊 nếu hiểu theo nghĩa chuyển chú 轉注 (dời mục tiêu), thì phu 拊 mở ra âm đọc là phụ. Phụ 峊 trước hết là ngọn núi cao. Đó là đỉnh núi Dương Xuân Sơn, nơi tọa lạc ngôi chùa Thiên Thai 天台 do triều Tây Sơn dựng lập dùng làm nơi chôn giấu linh cữu, thi hài chủ soái của họ là vua Quang Trung.
Đề Thiên Thai Sơn do Ngô Thì Nhậm sáng tác, chỉ ngôi chùa Thiên Thai Nội trên đỉnh Dương Xuân Sơn ở Phú Xuân.
Trong Ngô Gia Văn Phái tập II, trang 93-94, phần sáng tác-tác phẩm của Ngô Thì Chí, có bài luật Đường tựa Đề Thiên Thai Sơn. Thật ra thì bài thơ này là của Ngô Thì Nhậm, nhưng không hiểu vì sao lại rơi rớt, được phân loại, xếp đặt, cho là tác phẩm của Ngô Thì Chí, trong khi Ngô Thì Chí là người theo phò vua Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn, Nguyễn Huệ, vả lại, ông cũng chưa bao giờ đi vào phương Nam, thì làm gì ông biết ngôi chùa Thiên Thai 天台 trên đỉnh núi Dương Xuân Sơn để làm bài thơ có tựa Đề Thiên Thai Sơn như thế? Theo ghi chép trang 91, Ngô Thì Chí chết trên đường lên Lạng Sơn mục đích chiêu mộ quân lính cho vua Lê Chiêu Thống, nhưng mới đi đến huyện Phượng Nhãn bị ốm nặng, rồi mất tại huyện Gia Bình năm 1788, hai địa giới này thuộc tỉnh Bắc Ninh chăng? Xin chép bài Đề Thiên Thai Sơn ra như sau:
Khinh khinh phất tụ phất thanh phong,
Độc lập Thai Sơn đệ nhất phong.
Cổ tích hiện lưu thiền tháp tại,
Tục tăng quy khứ phạn lâm không.
Biến ma thạch triện cầu di sự,
Dao hướng tùng âm phán cố cung.
Dật khởi du du trà vị yết,
Mộ lam hà xứ hưởng hàn chung.
Dịch nghĩa:
Gió mát nhè nhẹ phất vào ống tay áo khách,
Một mình đứng trên đỉnh cao nhất của núi Thiên Thai.
Dấu vết xưa chỉ còn lại ngọn tháp Thiền nơi đây,
Nhà sư trần thế đi rồi, rừng Thiền trống không.
Lau chùi chữ triện khắp bia đá tìm xem việc cũ,
Xa ngắm bóng tùng, lặng nhìn cung xưa.
Hứng nhàn dật vời vợi, chén trà chưa uống cạn,
Khói lam chiều buông, từ nơi nào vẳng lại tiếng chuông.
Dịch thơ:
Tay áo êm đưa phất gió thanh,
Thiên Thai đỉnh nhất đứng riêng mình.
Tháp chùa dấu tích xưa còn đó,
Rừng Phạn sư về bỏ vắng tanh.
Chữ đá chà xoa tìm việc cũ,
Cố cung hận ngóng dưới thông xanh.
Hứng nhàn dằng dặc trà không ngớt,
Lam khói chày đâu thoảng tiếng kình.
(Phạm Tú Châu dịch)
Phần chú thích cho biết Thiên Thai là núi Đông Cứu, thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Còn "cung xưa" là chỉ hành cung do chúa Trịnh Cương và Trịnh Giang xây dựng trên núi Thiên Thai (xem thêm bài Tục Thiên Thai Phú của cùng tác giả, trang 110, tập II, và bài Mộng Thiên Thai Phú của Ngô Thì Nhậm, trang 732, tập I. Ngô Gia Văn Phái). Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc của những người làm việc trong ban phân loại tác phẩm Ngô Gia Văn Phái khi sáng tác của người này lại cho của người khác, trong khi sự thật thì không phải như họ nghĩ, đồng ý tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Lương cũng có núi Thiên Thai, đúng hơn là Đông Cứu. Trong khi ở Huế Thiên Thai là ngôi chùa, còn núi là núi Dương Xuân Sơn. Trường hợp này cũng không khác sự ngộ nhận ngôi chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai ở Huế vậy. Ở Huế người ta hay gọi chùa Thiền Tôn là chùa Thiên Thai, theo danh bộ các ngôi chùa ở Huế thì ghi Thiên Thai Sơn Thiền Tôn Tự-chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai. Chớ không có núi nào là núi Thiền Tôn, chùa nào là chùa Thiên Thai cả. Mà chùa Thiên Thai nằm ở ngoài này, trên đỉnh Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng. Chùa Thiên Thai cách chùa Thiền Tôn khoảng 5km. Chùa Thiền Tôn thì cách kinh thành Phú Xuân tầm 10km.
Đề Thiên Thai Sơn và tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp trước chùa Thiên Thai là hai cạnh của một lưỡi cưa.
Trong Đề Thiên Thai Sơn có mấy danh từ cần lưu ý, như "Tháp chùa", "Cố cung", "Tháp" ở đây chính là Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa, có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Còn "cố cung" tức Cung điện Đan Dương (Cung điện ngầm), nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vua Quang Trung, nằm dưới chánh điện ngôi chùa. Ngày xưa, theo thầy trụ trì Chánh Phụng đời hiện tại cho biết, chùa trồng thông rất nhiều, qua thời gian đã không còn. Câu thứ 5 ghi "Biến ma thạch triện cầu di sự", câu này, cả tám câu còn lại, đã bị chỉnh sửa nhiều chữ, không còn đúng với văn bản gốc, câu này phải là "Hiển ma thạch biện cầu di tự" mới đúng với văn bản gốc. Hai chữ "thạch biện" dùng chỉ vào tấm văn bia Hiển linh Chi Tháp 顯靈之塔 vốn là chữ nghĩa ngụy biện, trá hình, được sáng tác, soạn thảo, bày ra hiện trường để đánh lừa những kẻ theo dõi của Ngô Thì Nhậm. Chữ "hiển" đầu câu chính là chữ Hiển 顯 nằm chính giữa tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Riêng chữ "ma" là chỉ cho Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. "Ma" cũng có nghĩa là mẹ, qua mấy lần mở âm, chuyển cách viết. Đó là cách gọi thân thiết, chân tình của Ngô Thì Nhậm đối với Hoàng hậu, vợ của chủ soái mình. Trong phần sáng tác văn xuôi, Ngô Thì Nhậm cũng có nhiều bài gọi Hoàng hậu là mẹ, gọi vua Quang Trung là cha. Đây là cách gọi trá hình, đánh lừa người đọc, khiến người đọc văn bản nghĩ đó là mẹ và cha của Ngô Thì Nhậm.
Hai chữ "hiển ma" ngụ ý nói trong một giấc mộng hoặc do bói quẻ, xin xăm Bắc cung Hoàng hậu được các đấng thần linh khuất mặt cho biết cần phải di dời linh cữu, thi hài chồng đi khỏi Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực chùa Thiền Lâm đến một nơi khác cất giấu để bảo tồn lâu dài, phòng tránh hậu họa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Ba chữ "cầu di tự" đã nói rõ việc đó.
Câu thứ 5 chúng ta còn thấy có chữ "di", chữ "tự", không phải "sự", chữ đã bị chỉnh sửa hoặc do tam sao thất bổn. "Di" và "tự" là hai chữ hàng đứng phía bên trái của 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Khi sự thật được hiển bày cụ thể, chi tiết, làm cho sáng tỏ ra giữa thanh thiên bạch nhật thế này, thì không thể nói bài luật Đường Đề Thiên Thai Sơn là của tác giả Ngô Thì Chí, sáng tác nói về núi Thiên Thai, tức núi Đông Cứu, ngoài Bắc Ninh kia được. Mà đây là sáng tác của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, một trong những người trong ban tham mưu ĐDL của kế hoạch di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ chùa Thiền Lâm qua chôn giấu trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn dưới Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, bên trên là chánh điện ngôi chùa Thiên Thai 天台. Toàn là chữ nghĩa, ẩn ý của một người bày ra, viết ra. Đề Thiên Thai Sơn vì thế không thể gán qua cho Ngôi Thì Chí, em trai ông sáng tác được.
Trở lại với bài viết. Ở trên đang nói đến chữ phụ. Phụ 父 còn là cha, bố, tổ phụ (ông). Với những ám chỉ nhìn ngang trái phải như thế, từ vị trí chính giữa văn bia, chữ Hiển 顯 rồi chữ Linh 靈 (伶) của hai câu dẫn đường "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo", "Kìa đền Thái thú đứng cheo leo", ráp lại, chúng ta gặp bên trái là chữ Thai 台, bên phải là chữ Phu 夫-Phụ 父 . Phu 夫 ở đây có nhiều nghĩa, không phải chỉ bấy nhiêu. Trước hết, đó là chữ dùng ám chỉ vào kẻ thất phu tầm thường là tướng bại trận chết treo cổ Sầm Nghi Đống. Sau là ám chỉ cho vua Quang Trung, vốn gốc họ Hồ Nghệ An, thuộc dòng tộc của Hồ Xuân Hương. Xét ra, về tuổi tác, thứ bậc, tôn ti họ hàng, thì vua Quang Trung đáng tuổi cha, chú, bác của Hồ Xuân Hương. Ngài sinh năm Bính Dần 1746. Hồ nữ sĩ sinh năm Nhâm Thìn 1772. Bà nhỏ hơn ngài 26 tuổi. Cho nên Bà mới dựa vào chữ nghĩa trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do Ngô Thì Nhậm dàn bày để triển khai, sáng tạo ra cách ráp nối từ ngữ để nói lên tiếng nói cho lịch sử ngày sau biết rõ sự tình câu chuyện. Cũng rất may là sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, chính thức cáo chung từ năm 1802, từ đó cho mãi đến sau này, vào các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, sau hết là đời vua Bảo Đại, tổng cọng 13 đời vua, Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 và ngôi chùa Thiên Thai 天台 nằm lui vào bên trong vẫn còn đứng im bất động ra đấy qua bao cuộc dâu bể, qua bao đời vua cha truyền con nối. Thì bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An cũng vẫn còn nguyên giá trị bất tử, vĩnh hằng. Nếu không, giá trị ấy còn chăng là số phận hẩm hiu, bấp bênh, nổi trôi của nó mà thôi khi cái đền thờ tướng giặc chết treo cổ ở làng Khương Thượng kia đã không cánh mà bay phương nào. Sau hết, Phu 夫 còn để chỉ cho ba nhân vật khác, rất quan trọng của câu chuyện bí mật chưa bao giờ bị tiết lộ: kế hoạch di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 qua cất giấu dưới Cung điện ngầm mà bên trên là chánh điện ngôi chùa Thiên Thai 天台, tọa lạc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Hai nơi cách nhau tầm 2km. Đi bộ khoảng 30 phút. Vận tốc trung bình. Người thứ nhất là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Thời ấy người ta gọi cụ là Khổng Minh, một nhà tham mưu chính sự xuất sắc của Lưu Bị/Quang Trung trên nhiều lĩnh vực phát triển, xây dựng đất nước sau khi ngài lên ngôi Hoàng đế, mở ra triều đại mới trên đất Phú Xuân vào cuối năm Mậu Thân 1788. Người thứ hai là quan đại phu danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, người sáng tác, biên soạn, trình bày tấm văn bia ngụy trang, trá hình Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Người thứ ba là (phu nhân) Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, người có trách nhiệm trụ trì, trông coi ngôi chùa Thiên Thai 天台 bởi bên dưới chánh điện chùa là Cung điện ngầm, nơi cất giấu linh cữu, thi hài chồng của Bà cùng những đồ gia bảo vô giá của nhà Tây Sơn. Xin xác định đây là ba nhân vật chủ chốt của kế hoạch di dời linh cữu, thi hài chủ soái của họ mang đi chôn giấu một nơi khác cho được an toàn, bí mật, lâu dài, không bị kẻ thù theo dõi tìm cách quật phá. Cuối cùng, qua nhiều họp bàn, thảo luận, tìm kiếm, có thể để tìm cho ra địa giới an toàn cho kế hoạch bí mật ngày ấy ban tham mưu Tây Sơn đã từng nghĩ đến phương án di dời linh cữu chủ soái ra khỏi địa phận Phú Xuân. Như vùng núi Phụng Hoàng Trung Đô, hoặc nơi nào đó trên đất Nghệ An, hoặc địa giới Hà Tĩnh, quê hương, chốn dung thân của La Sơn Phu Tử chẳng hạn. Nhưng qua nhiều họp bàn, thảo luận, dựng lên nhiều giả thuyết, đặt ra nhiều trường hợp, thì tất cả đã thấy mọi phương án, dự định ấy không thể thực hiện, tiến hành được vì quá nguy hiểm. Bởi xét cho thấu đáo mọi ngóc ngách, đường đi nước bước, tất cả đều thấy kẻ thù của Tây Sơn, của Nguyễn Huệ vào lúc bấy giờ nơi đâu cũng có, quá nhiều, chưa nói những nơi vừa nói không phải là địa giới an toàn, phù hợp cho kế hoạch, tính từ Phú Xuân ra tới Nghệ An, Hà Tĩnh. Đi xa hơn nữa, ra tới Hà Nội, vùng Tả thanh Oai, quê hương của Ngô Thì Nhậm, hoặc lui vào Ninh Bình, rồi Quảng Bình, càng bất ổn. Vào mặt trong thì càng không thể. Bởi đó thuộc địa giới cai trị của vua Thái Đức Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc, thủ phạm vụ đại án năm Nhâm Tý 1792.
Sau cùng, qua tất cả mọi tính toán, bàn thảo, thì chỉ có một phương án duy nhất. Địa giới Phú Xuân. Lấy đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi cao nhất trong quần thể khu vực dãy núi này làm nơi chôn giấu bậc minh chủ của họ cùng những hiện vật quý báu, vô giá của nhà Tây Sơn, của con người bất khả chiến bại đã từng sử dụng thời còn tung hoành ngang dọc, từ Nam ra Bắc, từ trên rừng xuống biển. Nói nghe thì dễ, nhưng đây lại là một phương án, một kế hoạch mà dám nói rằng là mạo hiểm vô cùng!
Phải chăng nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất?
Như chúng ta đã biết, vua Quang Trung băng hà vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792. Chính xác là ngày 3 dương lịch (trùng với ngày ra đi của Bác Hồ-mục đích để bảo toàn ngày vui độc lập, quốc khánh của toàn dân thời ấy), dưới là ngày 17 Giáp Dần của tháng Bảy âm lịch. Thì 9 năm sau, Tân Dậu 1801, Nguyễn Ánh đã đánh chiếm Phú Xuân. Qua năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh xưng vương. Tính ra, vua Cảnh Thịnh ngồi chăn dân trị nước trên địa giới Phú Xuân chỉ có 8 năm, tính từ năm Quý Sửu 1793. Rồi từ thời điểm 1802, thời cai trị đất nước của vua tiền triều Gia Long, cho đến năm 1945, thời vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn đã chính thức cáo chung, kinh đô Phú Xuân được bàn giao qua cho chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh tiếp quản. Lịch sử từ đó đã lật sang trang. Như thế, triều Nguyễn đã cai trị đất nước 143 năm, non thế kỷ rưởi, với 13 đời vua. Thử hỏi trong 150 năm ấy làm sao những gì từng liên hệ đến Tây Sơn, đến Quang Trung Nguyễn Huệ trên đất Thuận Hóa Phú Xuân có thể tồn tại với 13 đời vua cha truyền con nối ấy? Quá vô lý!
Ngày tháng năm băng hà của vua Quang Trung, trùng với ngày ra đi của Bác Hồ: ngày 3 tháng 9 năm 1969.
Thế mà sự vô lý, khó hiểu ấy lại có đấy! Nó đã đang bày ra đây. Bởi như đã nói nếu chúng ta chấp nhận những gì từng liên hệ đến Tây Sơn, đến Nguyễn Huệ dù chỉ cọng rác, cọng rơm ngày ấy cũng đã bị 13 đời vua Nguyễn quật phá, san bằng, đốt sạch sành sanh, không còn gì như ghi chép lịch sử, ghi chép của bộ chính sử Quốc sử quán do họ thành lập sau ngày thống nhất đất nước, thì tại sao lại có văn bản mật mã Đề đền Sầm Nghi Đống dùng ám chỉ vào 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của tấm văn bia Hiển linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台 trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn kia? Chẳng phải chúng tôi từng nói quá nhiều rồi rằng Ngôi Tháp mộ này không có ai chết chôn trong đó cả. Đó chỉ là hình thức ngụy trang dùng che đậy một miệng hầm của một đường hầm thẳng đứng như cái giếng, giáp với đường hầm ngầm hình chữ chi 之 nằm ngang (hình thế con rồng nằm ngang) dẫn vào Cung điện ngầm-Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, nơi đặt để linh cữu, thi hài người anh hùng áo vải dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ cùng những đồ gia bảo quý báu, vô giá của nhà Tây Sơn hay sao?
Lịch sử luôn có sự nhầm lẫn nhưng nhân quả thì không bao giờ!
Khi sự việc xảy ra như thế, bây giờ chỉ có thể nói rằng, do y chỉ, căn cứ vào các văn bản văn học mang tính ám chỉ bí mật lịch sử của các danh sĩ/chính khách thời ấy, như Ngô Thì Nhậm (Khâm Vãn Đan Dương Lăng), Nguyễn Du (Vọng Thiên Thai Tự, Truyện Kiều), Bà Huyện Thanh Quan (Thiên Thai Hoài Cổ), và văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống, mới vừa phát hiện. Ngày ấy triều Tây Sơn, đúng hơn là ban tham mưu của kế hoạch di dời, gọi tắt là ĐDL (Đan Dương Lăng), đã dàn dựng quá hay, quá tài tình hiện trường nơi đặt để linh cữu chủ soái của họ ngay tại Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 cũ. Chuyện này khỏi nói ai cũng biết, Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn là số một, sở trường về tổ chức đánh trận giả, từng sử dụng thành công, thuần thục nhiều thế gài bẫy dụ, nhử địch vào trận địa mai phục rồi bất ngờ đánh úp hốt trọn ổ. Như trận thủy chiến hốt cốt 5 vạn quân Xiêm Nguyễn trên sông Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785 là một minh chứng cho nghệ thuật, sở trường đánh trận giả hệt như thò tay lấy đồ trong túi tuyệt hay của Nguyễn Huệ vậy. Hoặc nghệ thuật giả hàng, bỏ chiến trường chạy thoát thân, chấp nhận cho đối phương tràn qua mục tiêu chiếm thế thượng phong, tiến sâu vào trận địa mai phục, mãi vui chiến thắng, hả hê cao ngạo, khinh thường kẻ bỏ chạy, một trong những lỗi mà binh sĩ, quan tướng, quân đội các thời kỳ vẫn thường hay mắc phải khi lâm trận để rồi phải trả giá đắt cho thói ngông nghênh, tự mãn ấy. Đó chính là hình thức và nội dung cuộc chiến năm xưa mà người soạn diễn, sáng tác kịch bản tưởng đã xưa như trái đất dùng mở màn cho trận đánh lịch sử tại năm cửa Thăng Long thành vào cuối năm Mậu Thân 1788 vắt qua năm ngày đầu xuân Kỷ Dậu 1789, hốt cốt trọn ổ giặc Thanh không ai khác hơn chính là danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm. Người ở Tả Thanh Oai. Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao trang 178-179-180 chép chuyện này như sau:
Kim thiền thoát xác
Đời nhà Minh có học giả là Vương Dương Minh. Khi ông làm binh bộ chủ sự dâng sớ lên Vũ Tôn xin hạch tội hoạn quan Lưu Cẩn. Vũ Tôn giận lắm, nọc Vương Dương Minh ra đánh tám mươi trượng rồi đày ra đất Quý Châu làm dịch thừa. Quý Châu cách xa kinh đô cả vạn dặm, lại là nơi hoang vu, người ít núi nhiều. Vương Dương Minh vâng lời thánh chỉ, sửa soạn lên đường.
Đi đến vùng Tiền Đường thuộc Triết Giang, bỗng người nhà chạy đến báo:
-Lưu Cẩn đã sai người đuổi tới, định nửa đường giết hại.
Vương Dương Minh điềm nhiên nói:
-Không nên quá lo, chắc Lưu Cẩn không dám làm như thế.
Miệng nói vậy, nhưng trong lòng thì lo lắm.
Sáng hôm sau, người nhà dậy sớm không thấy Vương Dương Minh đâu, chỉ thấy trên gối có một bài thơ tuyệt mệnh hai câu:
Bách niên thần tử bi hà cực,
Dạ dạ giang đào khấp Tử Tư.
(Nỗi buồn thê thiết của thần tử,
Đêm xuống trước sáng sẽ khóc Tử Tư)
Người nhà đọc thư xong, biết Vương Dương Minh đã nhảy xuống sông tự trầm, liền hối hả gọi nhau ra bờ sông tìm kiếm. Chẳng thấy xác đâu, chỉ thấy trên làn nước lập lờ chiếc mũ trào, vớt lên thì quả đúng là mũ của Vương Dương Minh. Tất cả đều khóc rống lên. Ai ai cũng biết Vương Dương Minh đã chết rồi.
Tên thích khách hay tin, vội vàng đến kiểm chứng thấy quả đúng sự thật, liền về báo cáo với Lưu Cẩn.
Vương Dương Minh đã thoát hiểm nhờ thi hành kế "kim thiền thoát xác" đến mức tuyệt hay.
(Trích Tam thập lục kế-36 chước Trung Hoa, trang 110-111. Tác giả Trọng Tâm)
***
... Ba đạo quân Thanh tiến vào nước ta vào khoảng giữa tháng Mười năm Mậu Thân (1788). Sĩ Nghị truyền hịch kể tội nhà Tây Sơn và kêu gọi thần dân nhà Lê ra hợp tác.
Viên trấn thủ Lạng Sơn Phạm Khải Đức khiếp sợ, kéo cờ hàng. Phó tướng Nguyễn Văn Diễm chạy về Kinh Bắc cùng Nguyễn Văn Hòa cố thủ, rồi sai người về Thăng Long cấp báo.
Danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm 1746-1803
Được tin, Ngô Văn Sở dùng kế hoãn binh, khiến Nguyễn Quý Nha và Trần Bá Lãm mang ba tờ bẩm văn ký tên Sùng Nhượng công và bá quan văn võ, đến quân thự Tôn Sĩ Nghị cầu hòa. Sĩ Nghị bác khước, Ngô Văn Sở bèn nhóm văn võ lại thương nghị. Nguyễn Văn Dụng đề nghị dùng phục binh đánh địch. Ngô Thì Nhậm nói:
-Quân địch mới tới, sức còn mạnh khí đương hăng, lại khoa trương thanh thế làm kinh động nhân dân. Nếu ta đem quân ra khỏi thành sẽ bị chúng sát hại. Cựu binh sĩ của Bắc Hà nhuệ khí vốn đã nhụt, thừa cơ trốn hết. Chừng ấy ta muốn đánh thì không hơn, mà muốn giữ cũng không đặng. Chẳng phải là thiện sách. Chi bằng rút hết quân thủy bộ vào đóng giữ từ Tam Điệp ra đến biển, để bảo toàn lực lượng rồi cho cáo cấp về Phú Xuân. Lúc đó ta sẽ quyết chiến cũng không muộn.
Ngô Văn Sở nói:
-Giặc đến chưa đánh đã chạy, tôi e đắc tội với Bắc Bình vương.
Ngô Thì Nhậm nói:
-Lương tướng thời xưa, lường sức giặc trước rồi mới định việc công hay thủ. Nay ta đem toàn quân lui về, chẳng qua là cho chúng ngủ nhờ một đêm, sáng ngày đuổi đi, có gì là quan trọng. Nếu Bắc Bình vương hỏi tội tôi sẽ bẩm biện. Ông cứ yên tâm.
Ngô Văn Sở liền cho gọi binh các trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên, Hải Dương, Sơn Tây đến tập hợp tại Bắc Thành trấn Sơn Nam, rồi đồng tiến vào Tam Điệp.
Chợt có tin quân Thanh đã qua khỏi ải Nam Quan, Phan Văn Lân nổi nóng:
-Nước không cần phải lớn, binh không cần phải nhiều, hễ quyết chiến thì thắng. Nay làm tướng nắm binh quyền ở cõi ngoài mà giặc đến không đánh thì làm tướng để làm gì?
Rồi thừa đêm tối đem quân ra đi. Đến bờ phía nam sông Nguyệt Đức thì nghe quân Thanh đã tới núi Tam Tằng, Lân đốc binh sĩ liều lạnh lội càn qua sông. Quân chết đuối quá nửa. Còn một nửa vừa đến bờ bên kia thì quân địch đánh giết hết. Lân một người một ngựa sống sót chạy trở về. Ngô Văn Sở cả kinh, giấu kín việc Lân, khiến chư tướng chỉnh tề đội ngũ, trực tiến đến Tam Điệp.
Đến Tam Điệp vào ngày 20 tháng Mười Một năm Mậu Thân (17-12-1788). Một mặt chia đồn cố thủ, một mặt cho Nguyễn Văn Tuyết về cáo cấp Phú Xuân...
Gác chuyện trên lại, nói về việc khi Hoàng đế Quang Trung đã thân chinh kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến sau khi nhận được tin cấp báo (trang 187). Ngày 20 tháng Chạp (15-1-1789), đại binh tới Tam Điệp. Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Văn Lân ra chịu tội. Nhà vua cười:
-Ta biết đây là kế của Ngô Thị Lang. Lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn khích lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải. Các khanh không có tội chi cả.
Lại nói:
-Chúng nó sang chuyến này là mua lấy cái chết đó thôi. Ta đã định mẹo cả rồi. Dẹp yên giặc chỉ trong mươi ngày là xong, nhưng giữ yên bờ cõi sau này ta phải nhờ Ngô Thị Lang.
Đoạn lo chỉnh đốn quân ngũ, cắt xếp tướng tá, hoạch định đường hướng...
Đọc qua đoạn trích, chúng ta đã thấy cơ mưu, trí óc của Ngô Thì Nhậm mẫn tuệ, liệu bề, quyết đoán chính xác như thế nào rồi, bước đầu của kế hoạch đánh thẳng vào sào huyệt địch đang cắm chốt Thăng Long trong những ngày sắp tới. Mặc dù ông chỉ là một quan văn, nhưng về cơ mưu, liệu việc quân bị, tính toán công thủ ông không hề thua các quan võ. Trong đó chưa nói đến việc, ông còn phải am tường địa giới vùng miền để triển khai xây dựng căn cứ phòng thủ. Nếu một người không biết gì về điểm yếu mạnh của địa giới vùng miền thì không thể có những quyết sách, tính toán khôn ngoan, chiến lược như thế được. Đó chính là lý do cơ bản, cốt lõi để sau này chủ soái của ông đã cất nhắc ông lên tới chức thượng thư bộ Binh. Chức tương đương với chức bộ trưởng bộ Quốc phòng ngày nay. Chẳng những thế, ông còn được Quang Trung như lời hứa đã sử dụng tài ăn nói, trí óc minh mẫn, quyết đoán, liệu việc như thần đặc biệt ấy của ông qua Yên Kinh đàm phán, nói chuyện phải chẳng với triều Thanh để hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai nước Việt Thanh sau trận đánh để đời biết mình biết ta của hai năm chiến dịch 1788-1789 của quân dân Đại Việt. Đến khi vua Quang Trung bất ngờ băng vào năm 1792, Ngô Thì Nhậm đã được vua Cảnh Thịnh cử làm trưởng đoàn ngoại giao qua Yên Kinh báo tang và cầu phong cho vua mới. Đây là nhiệm vụ cuối cùng của ông đối với triều Tây Sơn. Sau đó, ông xin rút lui khỏi chính trường Phú Xuân, quay về Tả Thanh Oai, lập đạo quán ở phường Bích Câu Hà Nội, tu theo phái Trúc Lâm Yên Tử, ngồi trầm mặc trên chiếu thiền nhìn vận nước sao như áng mây trôi cho đến lúc ra đi vào năm 1803.
Từ thuở Kiều sơn bặt tám âm,
Đài sen nến ngự tuyết hoa trầm.
Chín công bảy đức lưu thiều khúc,
Trăm tướng nghìn khanh đợi giáng lâm.
Ngước mắt Đan lăng mây tía phủ,
Ngẩng đầu Thanh miếu bến Ngân gần.
Gặp kỳ sóc vọng nghe trình nhạc,
Ruột quặn đêm đêm lệ ướt đầm.
(Lễ ngày rằm, Mồng Một chầu tấu nhạc ở Miếu Thái Tổ-Kính ghi.
Ngô Linh Ngọc dịch. Ngô Gia Văn Phái, trang 669-670)
Mộ Ngô Thì Nhậm ở Tả Thanh Oai.
Đoạn trích trên đã cho chúng ta biết khá rõ về tài ăn nói, sự quyết đoán, óc mẫn tiệp của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm là thế nào khi đứng trước tình huống nan giải lúc đối đầu với giặc ngoại bang ngoài mặt trận và trên lĩnh vực ngoại giao. Vì thế, căn cứ vào văn bia tại Ngôi Tháp mộ có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước ngôi chùa Thiên Thai 天台 mà Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã đang sử dụng tài năng văn học thượng thừa của mình để ám chỉ, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ qua từng câu, chữ mà chúng tôi đang giải thích. Với những giải thích đó, một lần nữa chúng tôi xin xác định, văn bia tại Ngôi Tháp mộ có tấm bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 chính là do danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tạo, bày ra ở hiện trường, chớ không ai vào làm chuyện này được. Và như thế, theo diễn biến tình hình chính sự, ngày ấy triều đình, ban tham mưu kế hoạch ĐDL đã tiên liệu mọi việc sẽ xảy ra trong một tương lai gần rằng thế nào Phú Xuân cũng sẽ bị Nguyễn Ánh đánh chiếm. Lúc đó, những gì liên quan đến Tây Sơn, đến Nguyễn Huệ tất sẽ bị Nguyễn Ánh san bằng, đốt phá sạch không còn gì. Tâm tính, khí chất, cốt cách, sở trường cùng sở đoản của Nguyễn Ánh và quan quân dưới trướng thì những người làm việc dưới triều Tây Sơn, phò Quang Trung Nguyễn Huệ làm sao không nắm bắt, hiểu rõ. Và bởi vì hiểu quá rõ địch thủ cho nên triều Tây Sơn, ban tham mưu kế hoạch ĐDL mới chơi ván cờ quyết định. Phú Xuân sẽ là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu chủ soái của họ. Chớ không một nơi nào khả dĩ có thể là nơi an toàn, bí mật cho câu chuyện, kế hoạch này được cả. Muốn thế, thì ban tham mưu kế hoạch ĐDL phải dàn dựng lên một kịch bản, tấn tuồng sao cho phải như thật, không sai không thiếu không thừa dù chỉ điểm nhỏ mà khi đối diện kẻ địch phải bị thu hút, dẫn dắt bởi những phơi bày, dọn ra trước mắt. Đó là cho đặt để ngay tại Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 chiếc linh cữu, quan tài chứa thi hài giả của Quang Trung. Vị trí đó không phải trên đất bằng, mà là bên dưới một hầm ngầm. Chúng tôi xác định như thế là do căn cứ vào văn bản Ai tư vãn của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Các câu khổ 36 này đây:
Để phá một vụ án, phải biết góp nhặt, tổng hợp thông tin...
... Tôi đoán ra khá sớm. Chính thái độ của Satipy cho tôi biết. Rõ ràng là cô ta sợ hãi một người nào hay một cái gì đó-và rất sớm tôi tin rằng người mà cô ta sợ chính là Yahmose. Cô ta thôi không còn xỉ vả anh ta, ngược lại, sốt sắng vâng lời chồng mọi điều. Bởi vì cô xem, thật là một chấn động đối với Satipy. Yahmose, người mà cô ta xem là thường, là kẻ nhu nhược nhất trong số đàn ông, lại là người đã thực sự giết Nofret. Điều đó làm cho thế giới của Satipy lộn nhào. Giống như phần đông những người thô lỗ, cô ta thật ra khá đần độn. Cái anh chàng Yahmose mới mẻ này làm cô ta hãi hùng. Bị nỗi sợ hãi ám ảnh, cô ta bắt đầu nói lảm nhảm trong khi ngủ. Yahmose liền nhận thức rằng cô ta chính là mối nguy cho anh.
Renisenb, và giờ thì cô có thể hiểu được sự thật về những điều ngày đó chính mắt cô trông thấy. Không phải Satipy trông thấy một hồn ma, và hồn ma đó làm cho cô rơi xuống. Cô ta thấy cái mà chính cô thấy ngày hôm nay. Cô ta thấy nơi khuôn mặt người đi theo sau cô ta-chính chồng mình-cái ý định ném cô ta xuống như anh ta đã từng ném người đàn bà kia. Sợ hãi quá cô ta bước lùi khỏi anh ta và rơi xuống. Và khi với làn môi hấp hối, cô ta thì thào kêu khẽ Nofret, đó là cô ta muốn bảo cô rằng chính Yahmose giết Nofret...
(Trích Tận cùng là cái chết, trang 299. Agatha Christie. Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam Đà Nẵng xuất bản năm 1987. In tại xí nghiệp in Gia Định)
***
Dưới bệ ngọc hàng uyên vò võ,
Cất chân tay thương khó xiết chi.
Hang sâu nghe tiếng thương bi,
Kẻ sơ còn thế huống gì người thân.
Khổ 36 này hai câu đầu đã bị chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên có nhiều chữ sai với nguyên bản gốc, đã sai thì phải chỉnh sửa, phục hồi, là những chữ in đậm, như sau:
Dưới điện ngọc ngày đêm vò võ,
Cõi diêm phù văn võ biết chi.
Hang sâu nghe tiếng thương bi,
Kẻ sơ còn thế huống gì người thân.
"Điện 殿" ở đây chỉ có nghĩa là cung điện, nơi vua chúa lâm ngự 臨御: ngồi cai trị thiên hạ. "Dưới điện ngọc ngày đêm vò võ" là câu biểu thị tình cảm, lòng xót thương của tác giả bài thơ đối với người chết là vua Quang Trung trong một chiếc linh cữu đặt để tại Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 thuộc khu vực chùa Thiền Lâm 禪林. Xác nhận như thế bởi đây là những câu chữ mang tính mật mã, được tác giả Ai tư vãn sử dụng mục đích cài nén, giấu trong đó những thông tin, tài liệu liên quan đến những vấn đề, câu chuyện xoay quanh cái chết của vua Quang Trung. Chồng của Bà. "Điện 殿" có âm đọc là đán. Đán 但 đọc là đãn. Đãn 撣 đọc là đạn. Đạn 單 đọc là đan. Đan 丹 nghĩa là đỏ. Cung điện vua chúa thời xưa chuộng sắc đỏ, nên bậc thềm vua bước lên gọi đan trì, bệ vua ngồi gọi đan bệ. Đạn 單 còn có nghĩa là đơn chiếc, mỗi một, ám chỉ thi hài, linh cữu vua Quang Trung được đặt để nơi riêng biệt. Chứng tỏ sau khi ngài chết người ta không chôn táng ngài theo tục lệ thông thường, mà hồi ấy xác ngài được tẩm ướp, ngâm trong một dung dịch lỏng như nước đường, nước mật trong một chiếc quan tài đặc biệt để bảo quản cho được lâu dài. Câu tiếp theo "Cõi diêm phù văn võ..." là nghĩa giải thích của chữ cung chiết tự giả tá 假借-vay mượn. Cung 共 là cùng, là cả thảy, tổng cọng, bao gồm số nhiều. Cung 宮 còn có nghĩa là cung điện, nơi vua chúa ở, ngồi làm việc. Thời xưa, những gì liên quan đến vua chúa thì gọi là cung, như hoàng hậu gọi là chính cung; phi tần gọi lục cung, thái tử gọi trừ cung, đông cung; các hầu gái gọi cung nữ, còn lối ăn mặc; trang phục trong tam cung lục viện thì gọi là cung trang. Ba chữ "cõi diêm phù" là cõi trên, cõi dương 陽, dùng đối với ba chữ câu trên "dưới điện ngọc". Tóm lại. Năm chữ "cõi diêm phù văn võ..." là chỉ vào số đông người, bao gồm các quan văn võ triều đình vào thời điểm ấy suốt ngày họ chỉ lo tập trung vào sự tranh chấp hơn thua danh lợi, còn mất, bỏ mặc chủ soái nằm bơ vơ dưới Cung điện ngầm ngày đêm vò võ, không màn lui tới, đèn nhang, cúng kính. Hai chữ "biết chi" cuối câu dùng bổ túc, nói lên sự thật đó của các quan văn võ triều đình do chính người trong cuộc là Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, tác giả Ai tư vãn, vợ người chết, nói ra thì không sai vào đâu được. Đó là nghĩa giải thích của chữ cung 共 giả tá 假借 như đã nói.
Bắc cung Hoàng hậu viết CPN cho 2 năm chiến dịch 1788-1789 của chồng là người chinh phu QT-Nguyễn Huệ.
Cũng xin bàn riêng về hai chữ "diêm phù". "Diêm Phù" nói đầy đủ là Diêm Phù Đề, còn có tên khác là Nam Thiệm bộ châu. Đó là một châu trong bốn châu ở địa cầu, gồm Nam Thiệm bộ châu, Bắc Cu lư châu, Tây Ngưu hạ châu, Đông Thắng thần châu. Trái đất chúng ta đang ở gọi là Nam Thiệm bộ châu hoặc Diêm phù đề 閻浮提. Trước hết nói về chữ "phù 浮". "Phù 浮" có nghĩa là nổi, trôi nổi, chỉ vật nổi trôi (trên mặt nước), không có điểm tựa cố định, quá bấp bênh. "Phù 浮" nói chung là dùng chỉ sự việc trôi nổi, bấp bênh, không có điểm tựa cố định, dễ đổi thay, dễ bị vùi dập, tàn hoại chưa biết vào lúc nào. Hiểu ngắn gọn, "phù 浮" là sự việc không phù hợp với sự thật, chưa biết thay đổi, tàn hoại vào lúc nào. "Phù 夫" có âm đọc là phu. Phu 夫 là đàn ông, nếu là người nổi tiếng, thì gọi trượng phu, nếu chỉ là người bình thường, thì gọi thất phu. Phù 咐 còn có âm đọc là phó. Phó 副 là phụ, thứ 2, một vị trí thứ yếu, sau vị trí thứ nhất, hoặc phó 副 là người thay thế cho người đi trước, có thể đã chết. Đây ám chỉ cho vị trí của vua Cảnh Thịnh lên thế ngôi vua cha vào năm Quý Sửu 1793 sau khi vua cha ra đi vào năm Nhâm Tý 1792.
Phó 傅 còn để chỉ cho trường hợp, là người trong vai trò giám hộ, kèm cặp, phụ giúp, dạy dỗ. Người đó là ai? Người đó chính là quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Thái sư Bùi Đắc Tuyên vào thời điểm này trong vai trò vừa là người cai quản triều đình vừa là người giúp đỡ, kèm cặp vua Cảnh Thịnh, người mới vừa lên ngôi như đã nói. Dựa theo ghi chép lịch sử. Quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên là anh ruột của bà chánh cung Bùi Thị Nhạn, là cậu vua Cảnh Thịnh. Theo dân gian, cậu cũng như mẹ. Đó là lý do để tác giả Ai tư vãn sử dụng danh từ "diêm phù" để ám chỉ vào những nhân vật này với tính chất trôi nổi, bấp bênh của nó, cả triều Phú Xuân, vào lúc ấy chỉ còn hình thức, bóng dáng của một quá khứ huy hoàng đã tắt lịm trên nền trời âm u thế kỷ chưa biết sụp đổ vào lúc nào sau khi chồng của Bà là vua Quang Trung, người sáng lập ra triều đại mới bất ngờ ra đi vào năm Nhâm Tý 1792.
Tiếp theo chữ "phù" là chữ "diêm 閻". "Diêm 閻" là cõi âm phủ, địa ngục, ám chỉ triều Tây Sơn sau khi vua Quang Trung ra đi đã không khác gì chốn địa ngục (trần gian) bởi sự cấu xé, tranh giành địa vị, quyền lợi hơn thua của các phe nhóm thế lực, nổi trội nhất trong đó là quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên, rồi tướng Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, vvv... Diêm 阽 còn đọc là điếm. Điếm 店 ở đây là quán trọ, nhà trọ, tác giả Ai tư vãn đã cho lịch sử biết rõ vào thời điểm ấy triều đình Phú Xuân chỉ còn là nhà trọ của khách vãng lai đến đi tự do, tùy thích, ai muốn làm gì làm sau cái chết của chồng Bà vào năm 1792. Trở lại với chữ "diêm 閻". Diêm 檐 có âm đọc là thiềm. Thiềm 蟾 đọc cho đủ là thiềm thừ 蟾蜍. Thiềm thừ 蟾蜍 là con cóc. Theo truyền thuyết, những vết đen trên mặt trăng người ta cho là con cóc, nên ánh trăng cũng gọi là con cóc, mặt trăng là thiềm cung, ngân thiềm; minh thiềm. Đây là cách chơi chữ, gợi ý liên tưởng, ám chỉ của tác giả Ai tư vãn từ chữ "diêm 閻" sang nhân vật Thái sư Bùi Đắc Tuyên 裴得宣. Chữ Tuyên 吅/宣 (chữ giả tá 假借-vay mượn) của Bùi Đắc Tuyên 裴得宣 cũng đọc là huyên. Huyên 泫 đọc là huyễn, huyễn 幻 là hư ảo, không có thật, huyên 泫 hoặc tuyên 吅 như thế tương đương với chữ "phù 浮" của "diêm phù 閻浮", tuy khác cách viết. Huyễn 鉉 mở ra âm đọc là huyền. Huyền 弦 là dây đàn, dây cung, cũng là vầng trăng non. Trăng non là thời gian mặt trăng mới hiện lên, nửa hình như cái cung nên gọi huyền. Lịch âm chia ngày 7-8 là thượng huyền, ngày 22-23 là hạ huyền. Tóm lại, huyền 弦 ngoài các nghĩa không cần thiết, thì huyền 弦 ở đây dùng ám chỉ cho mặt trăng. Chữ huyền 弦 nghĩa trăng non (thượng huyền 7-8) đồng nghĩa với chữ thiềm 蟾 (con cóc) nói ở trước. Xét ra, triều Tây Sơn Phú Xuân sau khi vua Quang Trung ra đi, kế ngôi là vua Cảnh Thịnh vào năm 1793, đã cùng cậu của mình là Bùi Đắc Tuyên cai trị chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đúng 8 năm, đúng như ám chỉ (tiên tri, biết trước sự việc) tác giả Ai tư vãn khi lấy mặt trăng huyền 弦, âm mở của chữ Tuyên 吅/宣, là các ngày 7-8.
Tiếp theo câu "Cõi diêm phù văn võ biết chi" là câu "Hang sâu nghe tiếng thương bi". "Hang sâu" ở đây cần phải hiểu đó chính là Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, nơi đặt để linh cữu, thi hài vua Quang Trung, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 do các chúa Nguyễn sáng lập. Với sự thật được trình bày cặn kẽ, chi tiết thế này, do chính người trong cuộc viết, nói ra, chúng ta được biết ngày ấy người ta không chôn táng thi hài vua Quang Trung theo cách thông thường, mà xác của ngài được người ta tẩm ướp, ngâm trong một dung dịch lỏng như đường mật trong một cỗ quan tài đặc biệt, mục đích bảo quản lâu dài. Cỗ quan tài đó được đặt để dưới Cung điện ngầm-Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, văn bản gọi là "hang sâu". Chớ không phải sau khi chết vua Quang Trung được triều Tây Sơn chôn táng theo cách thông thường như xưa nay. Xưa nay văn học Việt Nam đã không hề phát hiện ra được điểm vô cùng đặc biệt này trong Ai tư vãn, câu thứ ba khổ 36. Chỉ đến khi nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân viết sách, công bố những khám phá, tìm tòi của mình về Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, thì từ đó giới nghiên cứu sử chuyên không chuyên mới bắt đầu lưu ý tới danh từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽. Chúng tôi cũng nằm trong số người đó. Chúng tôi khác hơn họ ở chỗ là biết liên tưởng, kết hợp các mảng thông tin rời rạc, nằm nhiều nơi lấy từ nhiều nguồn gom thành khối, thành điểm quy tập. Như thông tin, ám chỉ này đây của tác giả Ai tư vãn về hai chữ "hang sâu" tức Cung điện ngầm, nơi đặt để thi hài, linh cữu chồng của Bà ngay tại khu vực Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, gần chùa Thiền Lâm 禪林 của các chúa Nguyễn. "Hang sâu nghe tiếng thương bi" là tiếng kêu khóc, nỗi niềm bia ai, thống thiết của những người khi xuống dưới Cung điện ngầm cúng kính, nhang đèn, tụng kinh cho người chết là chủ soái của họ.
Câu cuối cùng khổ 36 là "Kẻ sơ còn thế huống gì người thân". Với câu cuối này chúng ta được biết những người khi xuống thăm viếng người chết dưới Cung điện ngầm đã vô cùng đau khổ khi đứng trước linh cữu chủ soái của họ đến dường nào. Dù đó chỉ là người bên ngoài, nói gì người trong dòng họ, máu mủ, ruột thịt...
Bốn câu khổ 36 có mấy ẩn ý như sau:
1-Dùng ám chỉ tình trạng triều đình Phú Xuân sau ngày vua Quang Trung ra đi với sự lộng quyền của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên vào thời điểm ấy.
2-Các quan văn võ triều đình sau cái chết của vua Quang Trung đã không còn biết gì nữa, họ bỏ mặc xác ướp, thi hài chủ soái nằm vò võ, cô đơn dưới Cung điện ngầm (hang sâu), mặc ai làm gì thì làm. Chỉ có những người thân thích, ruột thịt, như Bắc cung Hoàng hậu và các con (lúc này còn nhỏ, công chúa Ngọc Bảo sinh năm 1787, hoàng tử Ngọc Đức sinh năm 1788) cùng các thị nữ trong tam cung lục viện là còn lên xuống trông nom, nhang đèn hương khói, kinh kệ hằng ngày mà thôi.
3-Dùng ám chỉ ngày tháng năm sáng tác bài thơ khóc chồng Ai tư vãn của tác giả. Như câu "Hang sâu nghe tiếng thương bi" là nghĩa giải thích của chữ tỵ. Tỵ 咇 là tiếng rên rỉ, buồn bả, thê lương, đau khổ vô cùng. Tỵ 濞 có âm đọc là tý. Tý 子 là chi đứng đầu trong 12 địa chi tý sửu dần mẹo. Câu tiếp theo "Kẻ sơ còn thế huống gì người thân" là chiết tự chuyển chú 轉注-mượn chữ có sẵn, thay, đổi ra chữ khác để lấy ra ý nghĩa cần thiết cho câu chuyện, sự việc. "Thân 亲" là những người có quan hệ máu mủ, ruột thịt, hoặc là dòng họ, bà con xa gần. "Thân 亲" có âm đọc, chuyển qua âm đọc là thấn. Thấn 殯 là chữ dùng chỉ vào trường hợp, người chết đã liệm vào quan tài nhưng chưa mang đi chôn. Đây nói về trường hợp của vua Quang Trung. Sau cái chết của ngài vào tháng Bảy âm lịch năm Nhâm Tý 1792, thì triều Tây Sơn và ban tham mưu đã quyết định tẩm ướp thi hài của ngài để bảo quản lâu dài, chớ không chôn táng như thể thức thông thường dân gian và tang chế hoàng gia. Đây là thời điểm của tháng Mười âm lịch Tân Hợi. Nói khác đi, bài thơ khóc chồng Ai tư vãn được Bắc cung Hoàng hậu sáng tác vào tháng Mười âm lịch năm Nhâm Tý 1792. Nói như thế là chúng tôi căn cứ, dựa vào chiết tự chuyển chú 轉注 (dời mục đích, chữ nghĩa) của chữ thân 亲 như đã nói. Thân 侁 chuyển qua âm đọc là tân. Tân 濱 trước hết là ven bờ, ven bến nước. Ám chỉ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, nơi đặt để linh cữu, thi hài vua Quang Trung gần bờ Nam sông Hương, đúng như sử triều Nguyễn xác định, ghi chép. Đoạn ấy như sau:
... Tháng 11 Tân Dậu, Nguyễn Vương vào cho phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ bổ săng (hòm), phơi thây, bêu đầu ở chợ...
(Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhất kỷ, Q.XV, tr.26a)
Chứng tỏ lăng mộ vua Quang Trung sau khi bị vua Gia Long "tận pháp trừng trị" may ra chỉ còn dấu tích nơi bị quật phá chứ không còn hòm, không còn đầu lâu-xương cốt.
Công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân. Ảnh chụp năm 2015 tại chùa Thiền Lâm.
Nhưng sách Thực lục không cho biết địa điểm bị quật phá ấy ở đâu. Đối với chúng ta thì đó là một bí ẩn nên tôi tạm mã hóa là X. Phải đợi đến hơn 50 năm sau (1801-1852), Nguyễn Trọng Hợp và các sử thần ngồi ở Quốc Sử quán trong Kinh thành viết bộ Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập), trong quyển XXX "Ngụy Tây" mới hé cho biết lăng mộ vua Quang Trung (mã hóa là X) đã được "táng vu Hương Giang chi nam" (葬于香江之南 táng ở bờ nam sông Hương).
(Trích Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, Chương ba, trang 43, tác giả Nguyễn Đắc Xuân)
Viết như thế là ông Nguyễn Đắc Xuân cũng chỉ dựa vào ghi chép của sử triều Nguyễn. Ông không thể nào biết sự thật không phải như ông từng bỏ công nghiên cứu và xác định, công bố. Sự thật rất khác xa.
Dựa vào đoạn trích-xác định của sử triều Nguyễn về nơi chôn táng vua Quang Trung: "táng vu Hương Giang chi nam 葬于香江之南 táng ở bờ nam sông Hương", đem kết hợp với văn bản Ai tư vãn qua chữ tân 濱: ven bờ, ven bến nước-chữ chuyển âm đọc từ chữ thân 侁 của câu "kẻ sơ còn thế huống gì người thân", là rất chính xác vậy. Đó là nghĩa thứ nhất. Sau, tân 辛 là can thứ 8 trong thập can, nghĩa chiết tự chuyển chú 轉注. Từ câu thứ tư ngược lên câu thứ ba ở trên, câu "Hang sâu nghe tiếng thương bi" là tiếng kêu buồn bã, thê lương, đau khổ, nghĩa giải thích của chữ tỵ 咇 như đã nói ở trước. Tỵ 箄 mở ra âm đọc là tỳ. Tỳ 萆 cũng đọc là tế. Tế 萆 đọc là tý. Tý 子 là chi đầu trong 12 địa chi. Đồng thời, tế 嚌 cũng đọc là giai. Giai 亥 cũng đọc là hợi. Hợi 亥 là chi cuối cùng trong 12 địa chi. Đúng như nghĩa ám chỉ của hai chữ "hang sâu...". "Hang sâu" là chiết tự dụng hình 用形, không phải tượng hình 象形, đây là một sai lầm, ngộ nhận của người Trung Hoa về kết cấu ngôn ngữ, chiết tự chữ nghĩa, tiếng nói của dân tộc mình. Dụng hình 用形 là phép vẽ ẩn dụ hoặc lấy hình tượng các vật, tạo nên nét chữ, chữ viết mô phỏng, đại diện cho hình ảnh ấy, nói khác đi, dụng hình 用形 là nhìn vào hình dáng hoặc chữ viết để viết ra câu văn dùng ám chỉ, nói về việc gì đó cho người đọc nắm bắt, thấu hiểu chủ thể muốn nhắn gởi những gì trong ấy. Như chữ hợi 亥, tức chi hợi 亥 cuối cùng trong 12 địa chi, ở trên là bộ đầu 亠, nghĩa đứng đầu-trên hết, ở dưới là hai chữ nhân 亻亻-nhân là người, người ở giữa biểu lộ sự thương đau, người cuối cùng kêu lên tiếng thảm thiết, bi ai. Còn chữ đầu 亠 trên chữ hợi 亥, chỉ chi tý 子, ám chỉ người chết năm Nhâm Tý 1792 là vua Quang Trung, chồng của tác giả bài thơ khóc chồng. Tra lịch âm dương vạn niên, tháng Mười Tân Hợi năm Nhâm Tý 1792 thì ở trên là tháng 11 dương lịch (Ảnh lịch âm dương năm 1792 kèm theo ở dưới).
4-Căn cứ vào những mật mã mà tác giả Ai tư vãn cài nén trong khổ 36 đã được chúng tôi giải thích, làm cho sáng tỏ ở trên, chứng tỏ ngày ấy thi hài vua Quang Trung được triều Tây Sơn tẩm ướp để bào quản lâu dài, chớ không chôn táng theo thể thức thông thường dân gian. Bởi qua ám chỉ, xác nhận của tác giả bài thơ qua các câu cài nén mật mã, thì bài thơ khóc chồng Ai tư vãn được Bà sáng tác vào tháng Mười Tân Hợi âm lịch, sau ba tháng, so với ngày tháng ra đi của chồng Bà trước đó, tháng Bảy âm lịch năm Nhâm Tý 1792. Thi hài, linh cữu chồng của Bà lúc này được đặt để, an trí tại Cung điện ngầm, cũng là Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực chùa Thiền Lâm 禪林, gần bờ Nam sông Hương, đúng như ghi chép của sử triều Nguyễn qua sách ĐTDTCĐĐD-SLCHĐQT của ông Nguyễn Đắc Xuân. Còn hỏi đến năm nào thì linh cữu, thi hài vua Quang Trung mới được triều Tây Sơn di dời, chuyển qua chôn giấu trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai. Chuyện ấy hãy bàn về sau vậy.
Ai tư vãn Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai sáng tác vào tháng Mười Tân Hợi âm lịch năm 1792.
Chúng ta trở lại với câu chuyên văn thơ dang dở của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Trước khi đọc qua tiểu đề khác, chúng ta cũng nên biết tiểu đề 4 Kim thiền thoát xác với câu chuyện kèm theo chính là mưu chước, quỷ kế mà triều Tây Sơn, ban tham mưu kế hoạch ĐDL đã dàn dựng, bày ra một hiện trường giả ngay tại Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 cũ cốt sập bẫy những thế lực xấu nếu dự đoán của họ xảy ra trong một tương lai gần. Nguyễn Ánh sẽ đánh chiếm Phú Xuân. Sự việc đã diễn ra đúng như dự đoán. Trong khi linh cữu, thi hài thật của chủ soái đã được họ âm thầm, bí mật di chuyển qua chôn giấu trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, cách đó 2km, dưới một Cung điện ngầm mà bên trên là chánh điện ngôi chùa Thiên Thai Nội 天台內. Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai đã ở trụ trì ngôi chùa này để trông coi, gìn giữ dấu tích của chồng bên dưới chánh điện, vừa tu hành tụng kinh cầu siêu cho chồng theo pháp môn niệm Phật vãng sanh của tông phái Tịnh độ. Đến năm Kỷ Mùi 1799 thì Bà ra đi. Cho đến năm 1801, khi triều Tây Sơn bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương vào năm 1802, từ đó ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử dần trôi vào quên lãng... Không ai còn biết gì về câu chuyện cũ trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn nữa. Chỉ còn một vài văn bản văn học của người đương thời, trong cuộc nhắc nói, ở đây là văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An mà chúng tôi đang giải thích, vén màn những ẩn khuất, mật mã cài nén, giấu trong từng câu chữ.
Chữ nghĩa người xưa và sự tàn lụi, đứt gãy của văn học Việt Nam
Tiếp theo là câu "Ví đây đổi phận làm trai được", hai câu trước là "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo". Cũng như hai câu trước, câu thứ ba này cũng dựa vào chữ ở giữa tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Chữ thứ ba, chữ Chi 之. Trong câu có chữ "trai". "Trai 佳" tiếng Nôm là con trai. Còn "trai 齊" tiếng Hán, nghĩa chiết tự chuyển chú 轉注, có âm đọc là tư. Tư 司 có âm đọc ty. Ty 庳 mở ra âm đọc là tý. Tý 子 là chi đứng đầu trong 12 địa chi. Viết ra câu thứ ba này với nghĩa giải thích từ chữ "trai 佳", nữ sĩ Hồ Xuân Hương có ý so sánh nếu mình không phải là nữ giới, mà là nam giới, như người chết năm Nhâm Tý 壬子 1792 là vua Quang Trung kia. Không phải ngẫu nhiên mà Bà chúa thơ Nôm lại ví von, đừa bỡn như thế được, cái gì cũng có nguyên do của nó. Như đã nói, khi viết ra câu thứ ba, cả hai câu trước, thì nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An toàn lấy điểm tựa là y chỉ vào các chữ ở giữa tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Ở đây là chữ Chi 之. Chi 之 là từ chỉ chung cho 12 địa chi. Cũng tương tự như chữ thần 辰, tức chi thìn 辰, thìn 辰 là chi chỉ chung, nói chung, bao gồm 12 địa chi. Như thế, do dựa vào chữ Chi 之 thứ ba để viết ra câu "Ví đây đổi phận làm trai được", là Bà chúa thơ Nôm đã có ý ám chỉ vào người chết năm Tý 子 là vua Quang Trung qua nghĩa giải thích của chữ "trai 佳". Rồi từ chữ Chi 之 nếu nhìn hay "liếc" qua phía bên phải, người đọc sẽ gặp chữ Khai 開. Chữ thứ 11 của hàng chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造. Khai 開 tiếng Hán hoặc "trai 佳" tiếng Nôm cùng mở ra âm đọc là giai. Giai tiếng địa phương vùng miền xứ Bắc cũng có nghĩa là trai.
Phó giáo sư sử học Đỗ Bang người gốc Huế. Ảnh chụp năm 2015.
Đó là trường hợp nhìn qua phải, còn khi nhìn qua trái chữ chi 之 là chữ Pháp 法. Pháp là phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu, là những nguyên tắc để làm việc, xử lý mọi việc. Pháp 法 còn là việc; việc này, việc kia; việc nọ. hiểu cho đúng, tới bờ bến, thì pháp là một trần trong 6 trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đúng ra, trần thứ 5 là pháp, trần thứ 6 là tưởng, đây là những chỉnh sửa, phục hồi giáo lý, kinh điển của chúng tôi ngày nay, còn 200 năm về trước thì người học Phật pháp, người ở đây là nữ sĩ Hồ Xuân Hương, vốn chỉ biết 6 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, kinh sách truyền thừa đã ghi như thế thì phải biết, phải học như thế. Theo đó-pháp là trần thứ 6, đối diện với trần thứ 6 là pháp, thì phía bên này là ý, ý là một căn trong sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Ý đây là nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An ám chỉ vào mình lúc này đã đang tiếp xúc với hiện trường lịch sử là 6 trần cảnh bên ngoài qua chữ Pháp 法 phía bên trái tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Tóm lại. Bảy chữ "Ví đây đổi phận làm trai được" là những từ ngữ dùng nói lên tư tưởng, sự ước muốn của chủ thể sự việc-ám chỉ (chi 止/之 có âm đọc là chỉ. Chỉ 址 là chỉ, trỏ vào nơi chốn, địa điểm, vị trí nào đó của câu chuyện) vào chữ Pháp 法 bên trái, cả chữ khai 開/giai 佳 bên phải. Thiệt là lối chơi chữ nghiệt ngã, tài tình, điêu luyện, khó có người hơn được. Với những giải thích vừa đọc xong, quả Bà chúa thơ Nôm là một trong những nhà văn học sáng giá của nền văn học Việt Nam, xuất hiện vào hậu bán kỷ 18. Tài năng không hề thua kém những tên tuổi, mặt mũi tầm cỡ thời ấy như thi hào Nguyễn Du, danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, Bà Huyện Thanh Quan, vvv...
Câu cuối cùng Đề đền Sầm Nghi Đống là: "Thì sự anh hùng há bấy nhiêu". Như đã nói, tất cả các câu trong bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống đều y cứ, dựa vào bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Tháp 塔 là chữ cuối, sau hết. Tháp 塔 tiếng Hán là tòa tháp, ngôi tháp, là một kiến trúc xây cao, vuốt nhọn phần trên như đầu ngọn bút, được dựng lập trong các ngôi chùa để chôn người chết là các tăng ni hoặc để tàng trữ xá lợi, kinh sách Phật giáo. Tháp 傝 còn có nghĩa xấu xa, độc ác, nghĩa này Bà chúa thơ Nôm ám chỉ tướng giặc chết treo cổ Sầm Nghi Đống tại Thăng Long thành năm Kỷ Dậu 1789. Tháp 嗒 thêm nghĩa thất vọng, nản chí, buồn rầu. Nghĩa giải thích này cùng nghĩa với câu biểu lộ sự thất vọng "Thì sự anh hùng há bấy nhiêu".
Từ chữ Tháp 塔, theo dẫn dắt của chủ thể, liếc nhìn qua bên trái tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 chúng ta gặp chữ Thành 誠 cuối cùng của 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Thành ở đây nên hiểu theo ẩn ý chủ thể bài thơ, đó là chỉ vào kinh thành Thăng Long, nơi diễn ra trận đánh của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung chỉ đạo giáng vào đội quân xâm lược Thanh triều, bắt đầu từ đêm 30 trừ tịch, thời điểm giao thừa giữa hai năm Mậu Thân 1788 và Kỷ Dậu 1789. Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, nội trong năm ngày thì quân đội Tây Sơn đã đánh tan, dẹp sạch 29 vạn quân cướp nước Thanh triều, xác giặc chết nằm ngang dọc năm cửa kinh thành, phơi đầy ra như rơm rạ vụ mùa. Đúng trưa Mồng Năm Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung với chiếc chiến bào đỏ thắm ngày nào đã biến thành màu đen bởi khói súng, khói rơm rạ bện các tấm khiêng che đạn nung ám lớp chồng lớp như mái ngói dầm sương gió ngồi uy nghi trên mình ngựa (có sách chép là voi) hiên ngang tiến vào kinh thành giữa tiếng hò reo vang dội đến lạc giọng mất thanh của người dân Thăng Long. Chữ thành đúng nghĩa của Thăng Long hoàng thành 昇龍皇城 phải là chữ này đây 城. Chữ lấy trong văn bia chỉ là chữ giả tá 假借-vay mượn, mà trong bộ môn Hán ngữ cho phép sử dụng mục đích để làm sáng tỏ vấn đề, các câu chuyện liên quan. Tùy theo từng trường hợp sẽ sử dụng hình thức vay mượn nào của sáu dạng chiết tự Hán ngữ.
Hoàng thành Thăng Long xưa và nay.
Thành 誠/城 là chữ từ chữ Tháp 塔 liếc ngang, nhìn qua bên trái, còn bên phải là chữ Tạo. Tạo 造 tiếng Nôm là làm ra, chỉ sự kiến tạo, xây dựng nên việc gì, tạo 造 cũng là giả tạo, không thật, mang tính ngụy trang, đánh lừa. Tạo 造 có âm đọc là tháo. Tháo 造 là bỏ chạy, tháo tuôn chạy, ám chỉ trận thất bại tan tác, thây người chết ngổn ngang thê thảm, kẻ còn sống phải ôm đầu máu bỏ chạy bán sống bán chết của quân đội Thanh triều trước sức tấn công như nước vỡ bờ của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn dưới sự chỉ đạo của Hoàng đế Quang Trung và các đô đốc, dũng tướng. Theo ghi chép lịch sử, triều Thanh hồi ấy đã cử sang nước Việt 29 vạn quân, do tướng Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng lãnh đạo, đã ầm ầm kéo sang nước ta từ giữa tháng 10 hoặc tháng 11 năm 1788. Họ định sang năm, sau khi ăn cái tết thật huy hoàng, sung túc, rượu thịt ê hề, chè chén say sưa, hát ca, nhảy múa đã đời, xong xuôi tại Thăng Long, tất cả sẽ hùng hục kéo đại binh chinh phạt cờ xí rợp trời tiến vào Phú Xuân hỏi tội Nguyễn Huệ sao dám to gan lớn mật chống lại thiên triều? Ai ngờ kế hoạch đô hộ, đánh chiếm nước Việt của họ đã bị tình báo Tây Sơn theo dõi, nắm bắt từng chi tiết một, từ lúc họ chộn rộn động binh tận bên kia biên giới. Ngay trên đất nước Trung Hoa của họ. Nhận được tin cấp báo từ Tam Điệp mang về vào giữa năm, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã cho đắp đàn trên núi Bân Sơn, bước lên làm lễ cáo trời, kể tội giặc Thanh, đọc chiếu lên ngôi vào đầu tháng 9 dương lịch. Nửa tháng sau, ngài trẩy quân lên đường Bắc tiến, đội hùng binh cứu viện được chia ra hai đội hình, một nửa đi đường bộ, một nửa đi đường thủy. Trường ca Chinh phụ ngâm nói việc này khá rõ, như sau:
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,
Đường trong cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ vu bằng ngựa thủy vu bằng thuyền...
Những chữ in đậm là chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi, trả lại sự thật cho văn bản gốc, cho tác giả. Như chữ "vu 于" nghĩa đi nguyên bản đã bị sửa thành chữ "khôn 坤" là chữ hoàn toàn vô nghĩa, trống không, chẳng nói lên được việc gì cả. Những chữ khác cũng vậy. Xét thấy không cần liệt kê hết ra đây, chỉ nội một "vu 于" là đủ biết những đúng sai của văn bản hơn 200 năm qua bao lần tái bản cùng những tam sao thất bổn lớp chồng lớp từ nhiều nguồn, nhiều người rồi.
Còn để hỏi căn cứ vào đâu để xác định ngày ấy Phú Xuân nhận được tin cấp báo hỏa tốc từ Tam Điệp vào giữa năm? Trong khi các tài liệu, sách vở đều cho biết vào giữa tháng 10 hoặc tháng 11 cuối năm?
Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao (trang 180) ghi chép việc thám báo Tam Điệp (Nguyễn Văn Tuyết) mang tin cấp báo chạy về Phú Xuân đâu khoảng ngày 20 tháng Mười Một năm Mậu Thân (17-12-1788). Sách Quang Trung của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (trang 232-242) cho biết quân Tôn Sĩ Nghị kéo vào Thăng Long ngày 21 tháng Mười Một. Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết liền nhận lệnh tướng Ngô Văn Sở phi ngựa trạm từ Tam Điệp chạy hỏa tốc về Phú Xuân vào ngày 24 tháng Mười Một năm Mậu Thân 1788. Sách Tây Sơn Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung (trang 236) của Phó giáo sư sử học Đỗ Bang xác định ngày 28 tháng 11 năm Càn Long thứ 53 (25-11-1788) Tôn Sĩ Nghị xuất binh vượt quan ải (Ải Nam Quan chăng? NV) vào nước ta. Vào canh năm ngày 20 tháng 11 năm Càn Long thứ 53 (17-12-1788) quân Thanh vượt sông Phú Lương, vào Thăng Long lúc rạng sáng ngày 20-11. Đây là những điểm trùng hợp về ngày tháng năm quân đội Thanh triều tràn qua chiếm đóng Thăng Long từ các sách, tài liệu. Riêng tin cấp báo từ Tam Điệp về Phú Xuân hầu hết đều ghi không đúng. Tất cả đều ghi là tháng Mười Một âm lịch năm 1788. Chỉ riêng văn bản Chinh phụ ngâm ghi sự việc này là chính xác nhất. Bởi tác giả chính là Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, người trong cuộc, một chinh phụ ngồi ở nhà ghi chép những sự việc đã biết trước cùng với chồng của mình là người chinh phu Quang Trung Nguyễn Huệ hiện trên đường Bắc tiến qua bản Hán ngữ. Sau được Thụy nham hầu Phan Huy Ích, anh rễ Ngô Thì Nhậm, diễn Nôm. Xác định đó nằm ở khổ thứ ba, như sau:
... Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào...
Chữ quốc ngữ latinh abc đã làm văn học Việt Nam lạc dấu cội nguồn chăng?
"Nước thanh bình ba trăm năm cũ" là tác giả nhắc lại chuyện xưa, chuyện người anh hùng áo vải Lê Lợi sau 10 năm ròng rã kháng chiến chống xâm lăng cuối cùng đã đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước. Theo đúng tiến trình, truyền thống của lịch sử, Bình Định vương Lê Lợi 黎利 bước lên làm vua, xưng là Lê Thái Tổ 黎太祖, lấy niên hiệu Thuận Thiên 順天, đặt quốc hiệu là Đại Việt 大越, ngài được xem là người tái lập nhà Lê 黎, sử ngày nay gọi là Nhà Hậu Lê 茹後黎 (chữ Nôm) từ năm 1428. Tính từ năm 1428 cho đến năm 1786, thời điểm vua Lê Hiển Tông 黎顯宗 băng hà, giao ngôi báu dòng họ lại cho cháu đích tôn là Lê Duy Kỳ, tức vua Lê Chiêu Thống 黎昭統, là 358 năm. Tính chẵn là 300 năm, như văn bản Chinh phụ ngâm, câu đầu khổ thứ ba đã cho biết. Nhưng nếu đọc, hiểu theo cách bóng gió, tóm tắt thì "ba trăm năm" cũng là 350 năm.
Tiếp theo, câu "Áo nhung trao quan vũ từ đây" là để nhắc lại việc, khi ấy, trước khi băng, vua Lê Hiển Tông 黎顯宗 có ban chỉ dụ, sắc phong cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tước vị Nguyên súy phù chính dực vũ Uy quốc công. Tước này coi về quân đội. Mấy chữ "vũ", "nhung" và "quan/quang"-chữ đồng âm, chính là chỉ vào tước vị vua Lê ban cho Nguyễn Huệ vậy. Câu thứ ba "Sứ trời sớm giục đường mây", câu này cần phải mổ xẻ như sau. Hai chữ "đường mây" dùng chỉ vào con đường rộng suốt về hai phương nam bắc, đây là nghĩa giải thích của chữ mậu. Mậu 袤 là con đường rộng suốt, trải dài về hai phương hướng nam bắc, văn bản gọi là "đường mây". Còn quảng 廣 là con đường của hai phương đông tây. Theo đó, con đường nam bắc là con đường mà quân đội Tây Sơn sẽ Bắc tiến ra đánh giặc Thanh hiện đang trấn ngự năm cửa Thăng Long thành từ tháng 11 năm 1788 theo các sách lịch sử ghi chép. Câu "Phép công là trọng niềm tây sá nào" có mấy ẩn ý sau đây. Chữ "tây" dùng chỉ cho hướng tây 西. Riêng mấy chữ "phép công là trọng" dùng để viết ra chữ đông. Đông 东 là phía đông, phương đông. Đông 佟 có âm đọc là đồng. Đồng 仝 là cùng nhau. Trong chữ đồng 仝 gồm có chữ nhân 人 ở trên và ở dưới là chữ công 工. Đồng nghĩa cùng nhau ám chỉ cho hai anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vốn có cùng nguồn gốc, đều xuất phát từ vùng Tây Sơn thượng đạo, gọi tắt là hướng tây nguyên. Lúc ấy hai anh em Tây Sơn mỗi người hùng cứ mỗi phương. Người ở hướng đông (Phú Xuân), người ở hướng tây (An Nhơn). Bốn chữ "niềm tây sá nào" ý chỉ tình cảm riêng tư của con người, của anh em ruột thịt vào lúc bấy giờ đã không được Nguyễn Huệ coi trọng nữa, nên đã lạnh lùng gạt qua một bên, trong ngài chỉ còn lại tình đất nước, non sông khi giặc thù đang xâm chiếm lãnh thổ, tính đặt nền đô hộ, cai trị dân tộc như các thời kỳ trước kia. Vì thế, chữ đồng 仝 lúc này cần phải gạt, hất văng chữ nhân 人 qua một bên. Nhân 人 là người, con người thì phải có tình cảm này nọ. Song, vào thời điểm này không cần tình cảm tình nghĩa gì nữa, nên tác giả Chinh phụ ngâm mới hạ bút viết "niềm tây sá nào"; "niềm tây sá nào" cũng có nghĩa phải xóa, phải ném chữ nhân 人 xuống, chỉ còn lại chữ "công 工" như văn bản đã nói "phép công là trọng". Trọng (công-nặng, ở dưới) dùng đối với chữ khinh (nhân-nhẹ, ở trên). Công 攻 là đánh, tấn công, vây đánh một thành ấp nào thì gọi là công. Tác giả Chinh phụ ngâm chỉ mượn chữ công 工 nghĩa thợ thầy, người khéo tay để lấy ra chữ công 攻 nghĩa vây đánh. Trở lại với chữ đồng. Đồng 仝 có âm đọc là đông 佟 hay ngược lại như đã nói. Đông 佟 chỉ là chữ giả tá 假借-vay mượn, chữ đông 东 nghĩa phương hướng này mới là chữ tác giả Chinh phụ ngâm nhắm đến, bởi nó dùng đối với tây 西. Đông 东 và tây 西 như đã nói là ám chỉ hai phương hướng, nơi anh em Tây Sơn đang hùng cứ. Nghĩa còn lại dùng ám chỉ đất Quảng Đông, Quảng Tây bên Tàu, là địa giới thuộc quyền cai trị của tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, người cầm chịch quân đội Thanh triều hiện đang có mặt tại kinh thành Thăng Long từ tháng 11 năm Mậu Thân 1788.
Ảnh vẽ chân dung vua Quang Trung trên tờ giấy bạc 200đ của miền Nam trước năm 1975.
Mấy chữ "niềm tây sá nào" như đã nói là dùng ám chỉ tình nghĩa anh em Tây Sơn, còn giải thích theo văn bản học thuật, thực chất, đây là chiết tự tỷ sự 比事-(không phải chỉ sự 指事) là phép chỉ hay nhìn vào sự vật, viết ra chữ, rồi nhìn vào đó mà đoán ý đồ tác giả, người chơi chữ có thâm ý, muốn nói gì trong ấy. Dùng để viết ra chữ thân. Thân 親 dùng chỉ cho những người trong dòng tộc, họ hàng, cha mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc, thân 申 cũng là chi thứ 9 trong 12 địa chi. Câu trước: "sứ trời sớm giục đường mây" dùng để viết ra chữ mậu 戊, can thứ 5 trong thập can. Chữ mậu 袤 nghĩa con đường chỉ là chữ vay mượn. Câu thứ ba này-sứ trời-là chiết tự tình thanh 情聲. Không phải chiết tự hình thanh 形聲 như xác định lớp chồng lớp, đuôi nối đuôi trùng trùng sóng vỗ đại dương trong bộ môn chữ Hán của người Trung Hoa, cả Việt Nam. Tạm ngắt ngang đoạn này nói về hai chữ tình thanh 情聲.
Những sai lạc, ngộ nhận trong bộ môn Hán ngữ Trung Hoa
Tình 情 là tình cảm, tư tưởng con người được thể hiện qua mỗi lúc, mỗi nơi. Tình 情 của con người gồm có bảy loại sắp lớp, đan xen là dục (tham), nộ (sân), ái (si-buồn vui, ghét thương), đố (tị hiềm), mạn (tự cao), hận (ghim gút, thù hận), hại (mưu kế, hãm hại). Không phải hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục như ghi chép sai lạc các loại kinh sách. Tùy theo từng trường hợp, câu chuyện, bảy thứ tình ấy của con người sẽ được thể hiện, dàn bày ra ngay trước mắt. Thanh 聲 là tiếng, là âm thanh. Đời xưa chia tiếng người ra bốn loại là nhập 入/thực 實/bình 平-評/cứ 據. Không phải bình/thượng/khứ/nhập như ghi chép mang tính xưa bày nay làm của người Trung Hoa. Nhập 入/thực 實/bình 平-評/cứ 據 là bốn kết cấu sắp lớp để hình thành lên một bài thơ luật Đường 8 câu 56 chữ. Xưa nay ít người biết. Phần nhiều người ta chỉ làm theo dắt dẫn. Như hai câu đầu cho là khai đề, thừa đề. Đó là những gì mà người ta biết về thơ Đường luật. Hai câu kế cho là hai câu thực hoặc trạng. Hai câu nối theo là hai câu luận. Hai câu cuối cho là chuyển và kết. Còn trên thực tế, hai câu đầu phải là hai câu nhập và xuất. Hai câu kế là hai câu thực thượng thực hạ. Hai câu nối theo là hai câu tả bình hữu bình, cũng là luận. Hai câu cuối là hai câu ngoại cứ và nội cứ. Ngoại cứ là những chứng cứ bên ngoài. Nội cứ là tư tưởng, tình cảm của tác giả bài thơ cho biết chính kiến của mình đối với sự việc mục sở thị trước mắt. Như hai câu ngoại cứ, nội cứ bài luật Đường Qua Hoành Sơn Quan, không phải Qua đèo Ngang, nguyên bản dùng để viết ra chữ nguyệt 月(chữ viết tắt của Nguyệt Ao tiên sinh), vốn là tên, hiệu của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: "Dừng chân trú giữa trời non nước". Câu này là chiết tự dụng hình 用形 dùng viết ra chữ quynh 冂. Quynh 冂 là đất ở nơi xa xa, cách nơi mình sinh sống, gọi là đất cách xa cõi nước. Chữ quynh 冂 nhìn như hai cẳng chân của con người trong tư thế đứng, dừng một chỗ. Còn trên thực tế, chữ quynh 冂 được tác giả ám chỉ cho Cổng Trời trên đỉnh Hoành Sơn Quan, nơi chôn giấu nhiều hiện vật quý báu của nhà Tây Sơn, của Nguyễn Huệ do chính một tay La Sơn Nguyễn Thiếp thực hiện trong một đêm xa nào đó. Câu nội cứ "Một ẩn tình chung ta biết ta" dùng chỉ vào chữ băng 仌 bên trong chữ quynh 月. Băng 仌 là chữ ghép từ hai chữ nhân 人人. "Ta biết ta" là hai chữ nhân 人人. Hai câu ám chỉ bí mật lịch sử chôn giấu ngay tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan do cụ La Sơn Phu Tử thực hiện sau ngày vua Quang Trung ra đi về sau đã bị sửa thành hai câu lạc loài, vô nghĩa là: "Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta". Rõ ràng là sai luật bằng trắc, sai phép thẩm âm. Nếu đọc theo chữ quốc ngữ abc thì nghe cũng tạm được. Nhưng đây lại là văn bản Hán Nôm, được xem là bản địa đồ chỉ nơi chôn giấu những đồ gia bảo của nhà Tây Sơn nên cần phải đọc hiểu theo những ám chỉ mật mã qua nhiều cách chiết tự của nó thì ẩn ý của người xưa mới được phơi bày, sự thật lịch sử mới được vén mở, công khai ra trước mọi con mắt tha nhân.
Chữ nguyệt 月 dùng ám chỉ tại Cổng Trời có cất giấu hai tấm bia (băng 仌) của hai anh em Tây Sơn.
Nhà thơ Quách Tấn trong tập Hứng phấn nâng hương của cụ có bình câu "Dừng chân đứng lại trời non nước" như sau, đã nói là "dừng chân", sao phải thòng, nói thêm là "đứng lại" như thế? Quá thừa. Đây là phát hiện rất hay của cụ vậy.
Chúng ta trở lại với phần chiết tự. Tiếng âm nhạc chia ra năm loại là nhung 戎-cương 剛/綱-đốc 督-thủ 首-vĩ 尾. Theo xác định của bộ môn Hán ngữ Trung Hoa, chiết tự tình thanh 情聲 gồm hai phần, một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh, tức tiếng nói hay chữ viết. Vị trí của hai phần này tùy theo trường hợp sẽ được linh hoạt thay đổi, hoán chuyển, không nhất định, gồm 8 loại như sau:
1-Nghĩa bên trái, thanh bên phải.
2-Nghĩa bên phải, thanh bên trái.
3-Nghĩa ở trên, thanh ở dưới.
4-Nghĩa ở dưới, thanh ở trên.
5-Nghĩa ở ngoài, thanh ở trong.
6-Nghĩa ở trong, thanh ở ngoài.
7-Nghĩa ở giữa, thanh ở hai bên.
8-Nghĩa ở hai bên (hoặc ở trên, hoặc ở dưới), thanh ở giữa.
Xin lấy câu Kiều 1037 vốn là một chiết tự vừa tình thanh 情聲 vừa tỷ sự 比事 để giải thích cho trường hợp này là dễ hiểu nhất vậy.
Bẽ bàng nắng sớm đèn khuya...
Hai chữ "nắng sớm" dùng để đối với hai chữ "đèn khuya", là chiết tự tỷ sự 比事, riêng hai chữ "bẽ bàng" đầu câu là ý nghĩa xuất hiện từ việc đối đãi ấy. "Bẽ bàng" theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng của Hoàng Phê chủ biên, do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2009, có nghĩa hổ thẹn và buồn tủi vì cảm thấy bị người ta chê cười. Như thế, "bẽ bàng" được xem là nghĩa, còn "nắng sớm" và "đèn khuya" được xem là thanh (chữ viết), cũng là tỷ sự 比事. Bởi chiết tự kép này được tác giả 3254 câu lục bát chữ Nôm dùng viết ra chữ thu 秋. Bên phải chữ thu 秋 là chữ hỏa 火, dụ ánh nắng mặt trời vừa lên trong mỗi sớm mai. Bên trái còn lại là chữ hòa 禾. Hòa 禾 có âm đọc là họa. Họa 禾 là họa lại, xướng lại, chỉ trường hợp xướng họa văn thơ khi gặp duyên, gặp lúc của các nhà thơ chuyên không chuyên. Chiết tự kép 1037 này như thế nằm ở trường hợp thứ 1-nghĩa bên trái, thanh bên phải. Đây là chiết tự được Nguyễn Du sử dụng mục đích viết ra chữ Thu 秋, là tên lót của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai 黃氏秋梅, chị song sinh của Hoàng Thị Thu Thủy 黃氏秋水, con của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc, vốn là người trong mộng của cụ thuở mới vào đời, thời còn ăn học, trú ngụ ở kinh thành Thăng Long, gia trang của người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản. Cho đến khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sầm sập kéo quân đánh Bắc Hà lần nhất vào năm Bính Ngọ 1786, là đoạn khởi đầu câu chuyện lịch sử, trong Kiều, Bắc Bình vương đã được Nguyễn Du mã hóa ra Mã quản binh, không phải Mã giám sinh, do đã bị chỉnh sửa, thì sự việc đã đảo chiều, chuyện tình đẹp như vần thơ ấy của thi hào đất nước từ đó đã tan tác, rụng rơi như chiếc lá lìa cành. Từ ấy mỗi người mỗi nơi...
... Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin phương luống những rày trông mai chờ...
Tiếp theo câu 1037 là câu 1038:
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng...
Đây cũng là chiết tự kép vừa tỷ sự 比事 vừa tình thanh 情聲 dùng viết ra chữ Mai 每. Mai 每 tiếng Hán cũng đọc là mỗi. Mỗi 每 là mỗi một, chỉ có một mình. Mỗi 每 tiếng Nôm đọc là mủi 悔. Mủi 悔 là mủi lòng, chỉ sự buồn bã, than thân trách phận do hoàn cảnh đẩy đưa, gặp cảnh trái ngang, bẽ bàng cho người trong câu chuyện. Đúng ra câu 1038 này là câu vị ngữ, dùng bổ túc ý cho câu chủ ngữ dẫn đường 1037. Đây là giải thích, nói theo ngữ pháp-từ vựng tiếng Việt, còn giải thích theo Hán Nôm, thì câu 1038 này là chiết tự kép như đã nói. Nói tỷ sự 比事 vì vừa là cảnh vừa là tình do ngữ cảnh "nắng sớm" và "đèn khuya" ở trước đã dẫn, bày ra sự việc. Ở chữ mủi 悔 chúng ta thấy bên trái là chữ tâm 忄, cũng là lòng, là tình, bên phải là chữ mỗi 每-mỗi một. Mủi 悔 như thế là chiết tự tình thanh 情聲 nghĩa (giải thích) bên trái, thanh (chữ viết-tiếng nói) bên phải. Chữ mai 每 ở trên chỉ là chữ vừa giả tá 假借-vay mượn-vừa chuyển chú 轉注 để lấy ra chữ mai 梅 có bộ mộc 木 này đây, mới đúng là chữ tác giả nhắm đến, mới đúng là tên của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai 黃氏秋梅. Trong Kiều Nguyễn Du mã hóa ra thành Thúy Kiều 翠翹. Chị em song sinh của Thúy Vân 翠雲 Hoàng Thị Thu Thủy 黃氏秋水. Con đầu lòng của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc. Sử học Việt Nam đã rất sai lầm khi cho Việp quận công là một hoạn quan, cũng như trường hợp của danh tướng Lý Thường Kiệt đời Lý. Nếu không có truyện Kiều của Nguyễn Du viết cho mối tình lỡ làng của mình với người đẹp Thúy Kiều thì chắc muôn đời bộ môn văn sử học Việt Nam đã gạt câu chuyện của đất nước này ra ngoài rìa rồi. Mà họ đã làm như thế. Chỉ đến khi chúng tôi công bố sự thật với những bài giải thích ngữ nghĩa ẩn giấu trong 3254 câu lục bát thì từ đó sự thật mới dần được sáng tỏ, phơi bày. Ít ra gần 10 năm trở lại đây cũng có một số người đã dần dần giác ngộ, bắt đầu hiểu chuyện từ khi đọc các bài viết của chúng tôi.
Xin nhắc lại, chiết tự tình thanh 情聲, không phải hình thanh 形聲 hoặc hài thanh 諧聲, tượng thanh 象聲 như xác nhận, ghi chép của truyền thống bộ môn Hán ngữ Trung Hoa, đã dắt dây, kéo theo Việt Nam. Tình 情 là tình cảm, sự ghét thương, buồn vui của con người, đi sau phát ngôn, tức chữ viết, gọi là thanh 聲, cũng là tiếng nói.
Chúng ta đọc xong phần giải thích chiết tự. Câu thứ tư khổ thứ ba trong Chinh phụ ngâm ngoài những nghĩa giải thích, nghĩa còn lại được tác giả ám chỉ thời điểm Phú Xuân nhận được tin cấp báo từ Tam Điệp do thám mã (ghi chép lịch sử cho là đô đốc Nguyễn Văn Tuyết) mang về từ giữa năm 1788. Tháng 6 âm lịch. Đó là mấy chữ ám chỉ, nói rõ sự tình:
Phép công là trọng...
Ngày tháng xuất quân của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn
"Trọng" là giữa. Trong thập can thì can kỷ 己 nằm ở giữa. Nếu "phép công là trọng" dùng chỉ vào chữ kỷ 己, thì đây là kỷ 己 gì, tức can chi nào? Chuyện này không khó hiểu. Bốn chữ tiếp theo "niềm tây sá nào" dùng viết ra chữ kỷ 己. Chữ kỷ 己 không khác gì chữ tỵ 巳, chỉ cần viết dài thêm nét bên trái (chữ sước 辶viết giảm nét) là ra chữ tỵ 巳. Nhưng đây là dụng ý của tác giả để viết ra chữ kỷ 己, can thứ sáu trong thập can. Thì tác giả phải sử dụng mấy chữ "niềm tây sá nào". Muốn hiểu thấu đáo chỗ này, thì đọc phần giải thích sau đây. Kỷ 己 dùng để chỉ vào mình, chữ dùng để đối, so sánh với bên kia, là bỉ/tỵ/tỷ 比. Kỷ 己 còn là riêng, lòng muốn riêng-vị kỷ, chỉ biết mình, không muốn chung. Kỷ 紀 còn có nghĩa là phép tắc, nói đủ là giềng mối-phép tắc, nghĩa của kỷ cương 紀綱: phép tắc, luật lệ của giềng mối cai trị (đất nước). Hai chữ kỷ cương 紀綱 được lấy từ hình ảnh tấm lưới để ví dụ, như tấm lưới được bao bọc bởi sợi dây lớn, chắc viền, luồn chung quanh, gọi là cương 綱, các sợi nhỏ đan, bện bên trong gọi là kỷ 紀. Hình ảnh, giải thích đó dụ cho sự quan hệ chặt chẽ, có khuôn phép, nền tảng vững chắc, từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn. Không được làm trái ngược. Nếu làm ngược, gọi là loạn kỷ cương 紀綱. Dựa vào chữ kỷ 己 viết trống nét bên trái, tác giả Chinh phụ ngâm đã viết ra mấy chữ "niềm tây sá nào" ý nói sự ích kỷ, chỉ biết mình của vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc thành Hoàng đế mãi lo hưởng dật lạc, bỏ bê việc quốc gia đại sự (khoảng trống chữ kỷ 己), thời điểm giặc Thanh tràn qua chiếm đóng Thăng Long, chuẩn bị kế hoạch đặt nền móng đô hộ nước Việt lâu dài như các thời kỳ trước kia. Chính vì lý do bạc nhược, ươn hèn, cá nhân đó của vua Thái Đức nên Nguyễn Huệ đã phải gạt, hất tình anh em riêng tư (niềm tây) qua một bên, lo dồn sức, tập trung vào việc đại sự. Trong đó phải nói đến việc quan trọng nhất, đứng trước tình hình thời cuộc, Nguyễn Huệ đã nghe theo lời thỉnh nguyện, ước muốn của bá quan văn võ, đã cho lập đàn tế trời trên núi Bân, bước lên đàn đọc chiếu lên ngôi, kể tội giặc Thanh, vua Lê Chiêu Thống, vỗ an nhân dân, tướng sĩ Phú Xuân trước khi kéo đội hùng binh cứu viện lên đường Bắc tiến. Riêng bốn chữ đi trước "phép công là trọng" dùng viết ra chữ vi 囗/圍 dụ cho kinh thành Thăng Long, nơi quân đội Thanh triều chuẩn bị kéo qua chiếm đóng do lời thỉnh cầu, mời gọi đích thân của vua Lê Chiêu Thống và thân mẫu cùng bầy tôi.
Vi 囗/圍 là vây quanh, bao bọc chung quanh, không cho chạy thoát, như vi thành: vây thành, vây bắt, chưa đánh. Ám chỉ quân đội Tây Sơn thời điểm dưới sự lãnh đạo sáng suốt của vua Quang Trung ngày ấy sau khi nhận được tin cấp báo do thám mã mang về từ phòng tuyến án ngự Tam Điệp. Thì liền sau đó, vào giữa tháng 9 dương lịch ngài đã kéo quân lên đường ra Thăng Long, âm thầm, chia quân bí mật bao vây năm cửa thành Thăng Long chờ hai tháng sau quân đội Thanh triều tràn qua, chui vào thòng lọng đã được bố trí, giăng sẵn. Chuẩn bị cho trận đánh lịch sử vào đêm 30 giao thừa cuối năm.
Hoàng thành Thăng Long xưa.
Vi 为 có âm đọc là vị. Vị 位 trước hết là chỗ, nơi, vị trí nào đó. Sau, vị 未 là chi vị, tức chi mùi 未, chi thứ 8 trong 12 địa chi. Chữ "công" trong bốn chữ "phép công là trọng" có các nghĩa như sau. Thứ nhất, "công 公" là chung, của chung, chỉ số lượng đông, nhiều, sau "công 攻" là đánh, tấn công, như vi công: vây đánh; mãnh công: đánh mạnh, phản công: đánh trở lại. Tóm lại. Tổ chức vây đánh một thành ấp, chiến lũy nào thì gọi là công 攻. Nhưng trước khi vây đánh, thì cần phải tổ chức, bàn bạc, thảo luận, lên phương án, vạch ra các kế hoạch cho các bước của trận giáp công, đánh vào hàng ngũ, thành lũy của địch. Đó cũng là nghĩa giải thích của chữ vi 囗/圍, của bốn chữ "phép công là trọng" ở trên vậy.
Với những gì vừa giải thích, xét ra, câu cuối khổ thứ tư vốn là hai vế đối, bốn chữ trước "phép công là trọng" dùng đối bốn chữ sau "niềm tây sá nào". "Phép công là trọng" là nghĩa giải thích của chữ vi 囗/圍, "niềm tây sá nào" là nghĩa giải thích của chữ kỷ 己. Đây là chiết tự tỷ sự 比事, tỷ sự 比事 là phép, là nguyên tắc nhìn vào sự vật, ở đây là chữ viết, mà viết ra câu văn, câu thơ, rồi nhìn (người xử lý văn bản) vào đó đoán ra ý đồ tác giả muốn nói, nhắn gởi gì trong ấy. Hiểu rộng hơn, cụ thể hơn, sự 事 là sự việc, tỷ 比 là mang hai sự việc, hoặc hai con người đặt gần nhau, rồi so sánh, đánh đọ sự tương phản giữa hai bên, xem bên nào đúng sai, cao thấp. Đây là sự so sánh của tác giả Chinh phụ ngâm đối với hai con nguời lịch sử có thật thời ấy, bên này là chồng của mình-vua Quang Trung, bên kia là vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc, hiện trấn ngự ở thành Hoàng đế An Nhơn. Với cách chơi chữ thế này, chiết tự tỷ sự 比事 kép, dùng viết ra chữ kỷ 己 và vi 囗/圍, vừa để ám chỉ sự chênh lệch, nặng nhẹ/khinh trọng giữa hai anh em Tây Sơn, vừa để chỉ ngày tháng thám mã mang tin cấp báo từ phòng tuyến Tam Điệp về Phú Xuân. Quả thật, với chữ nghĩa mở rộng biên độ thế này, trình độ và tài ăn học, khả năng chơi chữ của tác giả Chinh phụ ngâm đã tới mức thượng thừa, khó có người sánh kịp. Và đó chính là những lý do xác đáng, cụ thể nhất, văn bản Chinh phụ ngâm với khổ đang giải thích, để chàng thư sinh Nguyễn Du Kim Trọng ngày ấy mới viết ra trong Kiều những câu, những đoạn xác nhận tài năng văn học của người trong mộng đầu đời là số một, khó có người hơn được, các câu ấy thế này:
Tay tiên gió táp mưa sa... (403)
và:
Tay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm... (206)
Riêng các câu dưới đây là xác nhận người trong mộng đủ cả các tài: ngón đàn hồ cầm, ca hát, ngâm thơ, nghề họa và tài làm thơ nhanh như điện xẹt đã nói:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một đôi nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc dành đòi một tài dành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Nhung cương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một phương.
Phúc nhà tả soạn nên chương,
Một thiên bạc mệnh khúc đàn não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai...
Những chữ in đậm là chính sửa, phục hồi câu chữ trả lại sự thật cho văn bản gốc, cho tác giả của chúng tôi. Những câu chữ đó trên các bản Kiều hiện có mặt, trôi nổi trên thị trường văn học lá đổ muôn muôn chiều chỉ là những câu chữ đã bị chỉnh sửa, tam sao thất bổn sai be bét, nháo nhào từ rất lâu rồi. Chả biết đâu mà lần.
Tóm lại. Đoạn giải thích, làm rõ khổ thứ ba Chinh phụ ngâm ở trên với hai câu lục bát đi sau là để xác nhận ngày tháng lính thám mã mang tin khẩn cấp từ phòng tuyến Tam Điệp ngày đêm giục ngựa về Phú Xuân báo lên cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ là tháng 6 âm lịch Kỷ Vị 己未, tức Kỷ Mùi 己未. Bởi như đã nói ở trên bốn chữ "Phép công là trọng" là nghĩa giải thích của chữ vi 囗/圍. Vi 为 cũng đọc là vị 未 , chi thứ 8 trong 12 địa chi. Vị 寪 mở ra âm đọc, cách viết khác là vĩ. Vĩ 尾 là cái đuôi, phần cuối, việc nối theo sau. Cái đuôi ở đây, phần nối theo sau, chính là ngày 29 Kỷ Mùi cuối cùng của tháng. Lịch âm dương vạn niên kèm theo (ảnh trên) đã xác nhận sự thật đúng như văn bản Chinh phụ ngâm đã cho biết. Riêng hai câu trước là nhắc đến việc Bắc Bình vương Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông, người đại diện nhà Lê Trung hưng thời điểm hiện tại, Bính Ngọ 1786, tính từ thời vua Lê Thái Tổ Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, lập lên nhà Lê Trung hưng từ năm 1428, phong tước hiệu Nguyên súy phù chính dực vũ Uy quốc công.
Lối lên điện Kính Thiên. Năm 1886, 100 năm sau thời kỳ Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần nhất 1786.
Ai tư vãn đã tố cáo sử triều Nguyễn lập lờ về việc Nguyễn Huệ ngày ấy chết chôn táng hay được ướp xác?
Với những gì vừa giải thích, bốn câu khổ 36 của bài thơ khóc chồng Ai tư vãn, chúng ta đã có bốn chữ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, là nơi đặt để linh cữu, thi hài vua Quang Trung, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm 禅林 của các chúa Nguyễn mà khi đánh chiếm Thuận Hóa-Phú Xuân vào năm Bính Ngọ 1786 Nguyễn Huệ đã cho tu sửa thành Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, làm nơi ở của ngài và gia đình, vợ con. Chớ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 không phải là triều đình, nơi ngài ngồi điều hành hai hàng văn võ trị nước chăn dân như một số nhà học giả xứ Huế nhầm lẫn, trong đó có ông Nguyễn Đắc Xuân. Cũng qua văn bản Ai tư vãn, khổ 36 với những chỉnh sửa, phục hồi câu chữ và giải thích, chúng ta được biết rõ hơn tình hình diễn biến ngày ấy về câu chuyện, cái chết của vua Quang Trung vào năm Nhâm Tý 1792 sau đó đã được triều Tây Sơn chôn táng như tục lệ dân gian hay được ướp xác, giữ lâu dài. Thực chất sự việc đã được chúng tôi giải thích khá nhiều trên các bài viết. Riêng sử của triều Nguyễn thì họ lại rất mập mờ, không nói rõ chỗ này ra, mà họ chỉ viết vài dòng vắn tắt, ai hiểu sao thì hiểu, với họ là xong, chấm hết, bởi kẻ thù không đội trời chung của họ bấy giờ đã chết, dù kẻ ấy được ướp xác hay chôn táng cũng không phải là điều quan trọng nữa. Chỉ biết dấu tích của ngụy Tây đã bị họ triệt phá là được rồi. Ghi chép ấy đã nói ở tiểu đề 5 Để phá một vụ án, phải biết góp nhặt, tổng hợp thông tin, xin chép lại hai đoạn:
"Thị đông xa giá hoàn kinh, cáo miếu hiến phù, tận pháp trừng trị, quật phá Nhạc, Huệ mộ, đào khí hài cốt, u kỳ đầu vu ngục thất".
(Mùa đông năm Nhâm Tuất 1802, xa giá của Nguyễn Ánh về Phú Xuân, cáo ở Tôn miếu và dâng các tù binh Tây Sơn, đều bị giết và trừng trị, mộ của (Nguyễn) Nhạc, (Nguyễn) Huệ bị đào phá, thi hài bị giã nát rồi đổ bỏ, nhốt sọ đầu vào ngục thất.
(Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30. Trích sách ĐTDTCĐĐD-SLCH ĐQT, trang 30-31. Nguyễn Đắc Xuân)
... Nhưng sách Thực lục không cho biết địa điểm bị quật phá ấy ở đâu. Đối với chúng ta thì đó là một bí ẩn nên tôi tạm mã hóa là X. Phải đợi đến hơn 50 năm sau (1801-1852), Nguyễn Trọng Hợp và các sử thần ngồi ở Quốc Sử quán trong Kinh thành viết bộ Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập), trong quyển XXX "Ngụy Tây" mới hé cho biết lăng mộ vua Quang Trung (mã hóa là X) đã được "táng vu Hương Giang chi nam 葬于香江之南" (táng ở bờ nam sông Hương)...
(Trích ĐTDTCĐĐD-SLCH ĐQT của ông Nguyễn Đắc Xuân, trang 43, chương Ba)
Với những ghi chép này của các sử gia triều Nguyễn, đọc qua sẽ khiến người đọc văn bản, nhất giới nghiên cứu sử chuyên môn, đều có cùng xác định rằng ngày ấy sau khi băng triều Tây Sơn đã tiến hành chôn táng vua Quang Trung. Cho nên sau khi đánh chiếm được Phú Xuân, năm Tân Dậu 1801, Nguyễn Ánh mới cho quật phá ngôi mộ chôn ngài, lấy hài cốt, sọ đầu làm những việc như ghi chép của họ. Nhưng nhờ có văn bản Ai tư vãn, qua khổ 36 này đây, chúng ta mới biết các sử gia triều Nguyễn ngày ấy đã nhập chung hai sự việc lại với nhau, đó là việc họ cho người vào thành Hoàng đế An Nhơn quật phá lăng mộ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, di chuyển về Phú Xuân, rồi mới tiến hành các hình thức trả thù như ghi chép. Tất nhiên hài cốt của vua Quang Trung lấy được tại Phú Xuân được mang ra nhập chung với hài cốt vua Thái Đức, đến lúc ấy Nguyễn Ánh mới lập bàn hương án bông đèn ngũ quả, các con vật tế sống, khấn vái, lễ lạy báo công lên tổ tiên rồi mới cho tiến hành các thủ tục rửa hận đối với kẻ thù không đội trời chung. Thật ra thì hài cốt vua Quang Trung, cả hài cốt vua Thái Đức quật phá ở thành Hoàng đế An Nhơn, mà Nguyễn Ánh lấy được chỉ là hài cốt giả, từng được triều Tây Sơn dàn trận, đặt để dưới Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 (Cung điện ngầm) thuộc khu vực chùa Thiền Lâm 禅林 cũ, xin nhắc lại, đó là chước kim thiền thoát xác như đã nói ở tiểu đề 4, đã được quan quân Nguyễn Ánh lấy ra ngoài sau khi tiến hành bổ săng, phá hòm như ghi chép vắn tắt, đúng hơn là lập lờ, mục đích đánh lạc hướng dư luận của họ ở trên. Riêng hài cốt của vua Thái Đức sau khi chết lúc đầu có thể được táng tại thành Hoàng đế An Nhơn, sau đó do tình hình chính trị xã hội diễn biến quá căng thẳng, tạp phức, bất ổn nên đã được dời đi một nơi khác, chôn lại lần hai, ngôi mộ ngụy trang ấy hiện nằm trong khu đất dòng họ Võ, thuộc xã Phước Hòa huyện Tuy Phước. Còn thi hài, linh cữu thật của vua Quang Trung đã được ban tham mưu kế hoạch ĐDL di chuyển chôn giấu một nơi khác trước đó rồi. Nếu không phải như thế thì chẳng nhẽ tác giả Ai tư vãn, khổ 36, bịa chuyện ra để nói, cả văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống của người đến sau là Bà chúa thơ Nôm mà chúng ta đang đọc từng phần giải thích cũng bịa nốt hay sao?
Để kết tội một hung thủ phải có chứng cứ ăn khớp với hiện trường vụ án
"... Như tôi đã nói, khi tôi gặp ông ta, tôi biết ngay ông ta không phải là kẻ sát nhân và cái tên của tôi chẳng có ý nghĩa gì với ông ta cả. Tôi cũng biết ông ta nghĩ ông ta là kẻ giết người!".
"Sau khi ông ta thú nhận mọi tội lỗi với tôi, tôi càng chắc như đinh đóng cột rằng giả thiết của tôi hoàn toàn đúng".
Franklin Clarke nói: "Giả thiết của ông vô lý quá!".
Poirot lắc đầu. "Không đâu anh Clarke ạ. Anh được an toàn vì không ai nghi ngờ anh cả. Một khi anh bị nghi ngờ thì chứng cứ sẽ dễ tìm thấy lắm".
"Chứng cứ ư?".
"Đúng thế. Tôi thấy cây gậy mà anh sử dụng ở vụ Andover và Churston nằm trong tủ ở Combeside. Một cây gậy bình thường có cán dày. Một phần gỗ bị đẽo đi và được đổ chì vào đó. Ảnh của anh được chừng sáu bảy người nhận diện, họ nói họ thấy anh rời rạp chiếu phim mà lẽ ra lúc ấy anh phải ở trường đua ngựa ở Doncaster chứ. Anh cũng bị Milly Higley và một cô gái ở Scarlet Runner Roadhouse-nơi anh đưa Betty Barnard đến ăn tối vào buổi chiều định mệnh đó nhận ra. Và chứng cứ cuối cùng cũng quan trọng nhất, đó là anh xem nhẹ một khâu đề phòng cơ bản nhất. Anh đã để lại dấu vân tay trên chiếc máy đánh chữ của Cust-cái máy đánh chữ mà nếu vô tội anh đã không sờ mó gì vào đó rồi".
Clarke ngồi bất động trong vài giây rồi anh nói:
"Chẳng qua chỉ là trò đỏ đen thôi! Ông thắng rồi đó, ông Poirot! Nhưng cũng đáng thử lắm!".
Với một động tác rất nhanh, anh ta lôi trong từ trong túi ra một khẩu súng lục và chĩa vào đầu mình.
Tôi la lên và vô tình chững lại chờ nghe tiếng nổ. Nhưng không có tiếng nổ nào phát ra cả, cò súng đánh tách một tiếng trống không.
Clarke nhìn khẩu súng ngỡ ngàng rồi thốt ra một tiếng chửi thề.
Poirot nói: "Không được đâu, anh Clarke ạ. Chắc anh đã để ý thấy hôm nay tôi có một người giúp việc mới-anh ấy là bạn tôi-một tay trộm chuyên nghiệp. Anh ta lấy khẩu súng lục từ túi của anh, tháo đạn ra, rồi trả lại chỗ cũ mà anh không hề hay biết gì".
Clarke la lên, mặt anh ta tím lại vì giận: "Ông đúng là thằng ngoại quốc láo xược khốn kiếp!".
"Vâng, vâng, anh nghĩ thế mà. Không được đâu, anh Clarke, không có cái chết dễ dàng cho anh đâu. Anh kể với Cust rằng anh đã vài lần suýt chết đuối. Anh biết nó có nghĩa là gì không-nghĩa là anh sinh ra để nhận lấy một kết cục khác".
"Ông..."
Anh ta nghẹn ngào không nói nên lời. Khuôn mặt anh ta xám ngắt. Anh ta nắm đấm tay lại vẻ đe dọa.
Hai thám tử của Scotland Yard ở phòng bên xuất hiện. Một trong hai người đó là Crome. Anh ta bước tới và trịnh trọng nói: "Tôi cảnh cáo ông rằng những gì ông sắp nói với chúng tôi sẽ dùng làm bằng chứng ở tòa".
"Anh ta nói đủ rồi đấy", Poirot đáp, và quay sang Clarke: "Anh đúng là con người cao ngạo hẹp hòi nhưng tôi cho rằng vụ án của anh không phải là vụ án của một người Anh chân chính-không thẳng thắn-không có tinh thần thể thao chút nào".
(Trích Chuỗi án mạng ABC, trang 291-292-293. Agatha Christie)
***
Đề đền Sầm Nghi Đống-một chứng cứ để phá nghi án lịch sử:
lăng mộ vua Quang Trung hiện vẫn còn hay đã bị Nguyễn Ánh quật phá?
Trở lại câu chuyện văn học. Tóm lại. Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ được Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sáng tác có hai mục đích cụ thể, rõ ràng, trước hết, nói về cái chết, về đền thờ tướng giặc chết treo cổ Sầm Nghi Đống tại Thăng Long Hà Nội vào năm Kỷ Dậu 1789. Sau là nói về dấu tích, thi hài, linh cữu vua Quang Trung được cất giấu ngay tại ngôi chùa Thiên Thai 天台 tọa lạc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế qua tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa. Với những gì giải thích, chúng ta thấy đây quả là lối chơi chữ vô cùng nghiệt ngã, độc đáo, có thể nói có một không hai trong lịch sử văn học của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An của lối sử dụng chữ nghĩa dùng ám chỉ những bí mật lịch sử. Còn với những cách sử dụng chữ nghĩa mang tính mật mã ám chỉ bí mật lịch sử cũng từ các nhân vật nổi tiếng không kém, đương thời khác như Nguyễn Du (Truyện Kiều), Bà Huyện Thanh Quan (Thiên Thai Hoài Cổ), cả của người tiên phong trong cuộc là Ngô Thì Nhậm (Khâm vãn Đan Dương Lăng), chúng tôi thấy chưa được xuất sắc, đặc biệt, hay cho lắm. Riêng tài năng của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai 黃氏秋梅 với phần giải thích khổ 36 trong bài thơ Ai tư vãn, và khổ thứ 3 trong Chinh phụ ngâm, đã bộc lộ cho thấy đây cũng là người có tài văn học đặc biệt, dị thường. Ấy thế mà 200 năm trôi qua văn học Việt Nam qua các thời kỳ đều có những đánh giá, kết luận hết sức sai lầm về hai văn bản của hai tài năng văn học thượng thừa này thì cũng không biết nói sao. Nhất khi cho tuyệt tác Chinh phụ ngâm là do Đặng Trần Côn nào đó sáng tác, nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. Chúng tôi không hiểu khi xác định, nói như thế văn học Việt Nam dựa vào đâu? Văn bản truyền thừa, đồn miệng chăng? Trong khi qua giải thích từng câu chữ của hai khổ thơ, chúng ta thấy rõ ràng chỉ có người trong cuộc, ở gần bên mới có thể nắm rõ sự tình, diễn biến thời cuộc ngày ấy xảy ra thế nào, nên mới viết ra các văn bản, câu chữ ám chỉ, ngầm cho lịch sử biết rõ sự việc như thế được. Ở đây ngoài ai nữa, nếu không phải là người chinh phụ Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai 黃氏秋梅?
Tình trạng mù mờ, lấy râu ông này ịn cằm bà kia của văn học Việt Nam qua các thời kỳ như thế bây giờ chỉ có thể dứt khoát xác định rằng đó là do sự đứt gãy, tàn lụi của nền văn học cũ với những sáng tác toàn bằng ngôn ngữ, chữ nghĩa Hán Nôm. Trong khi sau khi kỷ 18 qua đi, tiếp đó, kỷ 19, rồi 20, người Việt đã bắt đầu chuyển qua cách viết, sử dụng loại ngôn ngữ khác, đó là chữ quốc ngữ abc latinh nghe nói là do các giáo sĩ phương tây, cũng có thể là giới thương buôn, mang từ bên kia đại dương sang không ngoài mục đích chính trị, cũng như mới có điều kiện, phương tiện để thâm nhập đời sống xã hội người Việt, tiến tới tái lập nền đô hộ, cai trị nước Việt lâu dài. Từ đó loại chữ viết abc latinh này đã thống trị cách sử dụng chữ viết của người Việt. Và cũng từ đó loại chữ Hán Nôm vốn là gốc tích, nguồn cội của chữ viết người Việt ngày càng lui dần vào quá khứ. Cho đến nay không một ai còn biết gì về loại chữ Hán Nôm này nữa. Còn chăng là một bộ phận rất nhỏ, hoạt động lẻ loi, cầm chừng, chưa bao giờ được sự quan tâm đúng mức của chính quyền, cả quần chúng, xã hội. Nghe nói viện nghiên cứu Hán Nôm đã đang sắp giải tán, nhập vào tổ chức chẳng liên quan gì đến ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói cổ xưa dân tộc. Tất nhiên sự chuyển hướng, thay đổi chữ viết ấy của thời đại sẽ kéo theo sự hiểu biết lệch lạc, mù mờ đối với các văn bản Hán Nôm cổ của các danh sĩ trước kia. Điển hình là bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử Đề đền Sầm Nghi Đống của Bà chúa thơ Nôm này đây. Việc này thôi hãy để đó cho những người có trách nhiệm làm việc, lên tiếng, chúng ta cũng không thể mang chuyện ngôn ngữ cổ kim ra bàn ở đây được. Bài viết này chỉ làm mỗi việc, xác định lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung hiện vẫn còn bất động dưới Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai 天台 qua các văn bản của các danh sĩ qua các thời kỳ, ở đây là bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài thơ này nữ sĩ tộc Hồ lấy 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 chỉ vào các chữ trái phải trên tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa với các thủ thuật chiết tự khi nhìn qua trái, khi nhìn qua phải. Xin nhắc lại, đây là lối chơi chữ đặc biệt, chưa bao giờ xuất hiện trước đó, mà phần nhiều những danh sĩ như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Thì Nhậm, vvv... chỉ bóng gió, ám chỉ với nhiều cách chiết tự dùng để viết hay để chỉ vào chữ nào đó cần thiết cho câu chuyện, sự việc. Thiệt là một đầu óc, tư tưởng hết sức lạ lùng của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An vậy.
Hiển Linh Chi Tháp và sự kết nối với văn bản câu chuyện
Đọc đến đây, nếu người đọc chấp nhận Đề đền Sầm Nghi Đống là bài thơ dạng mật mã, được bà chúa thơ Nôm dùng chỉ vào bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa Thiên Thai Nội 天台內, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế như giải thích. Thì ngang đây, chúng ta chắc cũng cần phải hiểu bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 có những hàm ý gì sâu xa trong ấy hay không?
-Tại ngôi tháp mộ (tháp 塔) nằm phơi mình giữa trời sương gió, mưa nắng (hiển 顯) này đây có một đường hầm hình chữ chi (chi 之) dẫn đến (chi 之) nơi đặt chiếc linh cữu (linh 靈) mà bên trong là thi hài người chết năm tý (chi bao gồm 12 địa chi) vốn là cha (hiển khảo 顯考) của người dựng lập Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔.
-Hiển 顯 là rõ rệt, rõ ràng, mọi việc bày ra trước mắt, giữa thanh thiên bạch nhật. Ai đi ngang nhìn qua cũng thấy cũng biết. Như Hiển nhi dị kiến: rõ ràng dễ thấy. Hiển 顯 cũng là hiển đạt, phú quý, vẻ vang, chỉ sự/người thành công.
Linh 靈 là linh hồn hay thần linh, quỷ thần, chỉ thế giới khuất bóng. Hoặc linh 靈 là chỉ cho tinh thần, tư tưởng con người, phần tàng ẩn bên trong. Linh 靈 còn là sự linh thiêng của người chết, của các đấng thần linh khuất mặt. Linh 靈 thêm nghĩa là linh cữu, quan tài đựng, chứa xác chết.
Chi 之 là một động từ, chỉ hành động đi và đến của chủ thể. Chi 之 cũng được xem là một đại từ, dùng chỉ vào người này, việc kia. Đại từ là từ dùng để chỉ một đối tượng, một sự việc được nhắc, nói đến trong một hoàn cảnh, trường hợp nhất định, như tôi, nó, người ấy, việc kia, đây, đấy, nọ, kia, như "hôm nay tôi đi học". "Tôi" là đại từ nhân xưng, "đi học" là động từ, nghĩa giải thích của chữ chi. "Hôm nay" là danh từ, dùng xác định mốc thời gian xảy ra sự việc, liên hệ đến chủ thể câu chuyện. Cho nên "hôm nay" cũng được xem là nghĩa giải thích của chữ chi chớ không gì khác. Chi 搘 còn có nghĩa-được dùng để chỉ cho sự chống đỡ, chống trả, mục đích bảo vệ cho lập trường chủ thể khi đứng trước sự việc, tình huống, trường hợp nào đó. Chi 支 còn có ý, là chữ bao gồm, nói tắt, thâu tóm tất cả 12 địa chi. Chi 支 thêm nghĩa nắm giữ, chống đỡ, không cho ngoại vật tác động, xâm phạm vào những gì đã đang được bảo vệ, che đậy.
Tháp 塔 là tòa tháp, ngôi tháp, là một kiến trúc xây cao, vuốt nhọn phần trên như đầu ngọn bút, được dựng lập trong các ngôi chùa để chôn người chết là các tăng ni hoặc để tàng trữ xá lợi, kinh sách Phật giáo. Tháp 傝 còn có nghĩa xấu xa, độc ác, nghĩa này Bà chúa thơ Nôm ám chỉ tướng giặc chết treo cổ Sầm Nghi Đống tại Thăng Long thành năm Kỷ Dậu 1789. Tháp 嗒 thêm nghĩa thất vọng, nản chí, buồn rầu. Nghĩa giải thích này cùng nghĩa với câu biểu lộ sự thất vọng "Thì sự anh hùng há bấy nhiêu".
Ở trên đã nói, bốn câu mật mã Đề đền Sầm Nghi Đống dùng chỉ vào bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, rồi từ bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 liếc nhìn trái, nhìn phải được trình bày như hình thức, biểu đồ dưới đây:
Thiên 天 Hiển 顯 Y 依
Thai 台 Linh 靈 Phu 夫
Pháp 法 Chi 之 Khai 開
Thành 誠 Tháp 塔 Tạo 造
Lịch âm dương vạn niên kèm theo (ảnh trên) đã cho chúng ta biết chính xác Bà chúa thơ Nôm sáng tác Đề đền Sầm Nghi Đống vào tháng nào, đó là tháng 12 dương lịch, ở dưới là tháng Mười Tân Hợi âm lịch. 12 chữ thiên thai pháp thành-hiển linh chi tháp-y phu khai tạo chính là một pháp số, được bậc kiệt hiệt tộc Hồ Nghệ An sử dụng, nói đúng hơn là để tượng trưng cho con số 12, là tháng Bà sáng tác bài thơ mật mã Đề đền Sầm Nghi Đống. Truy nguyên từ lịch vạn niên, chúng ta được biết đó là tháng Mười Tân Hợi âm lịch. Nếu không có lịch vạn niên lấy từ trang mạng, thì để viết, nói ra được chỗ này, chắc chỉ còn cách duy nhất, đi tìm mấy vị bô lão, các cụ già xưa rành lịch âm dương nhờ các cụ tra cứu, tìm giúp hộ mà thôi. Việc ấy nếu tiến hành, chắc cũng hơi khó vì không biết giờ tìm ở đâu ra các cụ già minh triết xưa ấy. Nếu gặp cũng chưa chắc có người biết, rành. Rất may là trong thời đại văn minh ngày nay muốn tìm gì, cần gì, chỉ ngồi tại chỗ nhắp chuột vào trang mạng là có hết, ra hết mọi việc mọi sự từ cổ chí kim. Đó là điều hạnh phúc, may mắn nhất, đỡ tốn thời gian, công sức nhất cho những người làm công tác nghiên cứu các lĩnh vực đời sống xã hội vậy.
Đọc đến đây, cũng phát sinh thêm câu hỏi, rằng đã tìm ra được tháng Bà chúa thơ Nôm sáng tác bài thơ mật mã ám chỉ bí mật lịch sử, vậy có cách nào khác để tìm ra được ngày sáng tác hay không? Việc ấy cũng không khó lắm. Chúng ta tiếp tục phần giải thích. Chữ "ví 譬" (tiếng Nôm) đầu câu thứ ba có nghĩa là ví von, ví dụ. "Ví 譬" cũng đọc là tỷ. Tỷ 比 là tỷ dụ, cũng là ví von, tuy khác chữ nhưng đồng nghĩa. Tỷ 比 có âm đọc là tý 子, là tị 巳, chi đầu và chi giữa của 12 địa chi. Nói cho đơn giản, dễ hiểu hơn, từ chữ "ví", "ví đây", chúng ta lấy ra được hai chi tý 子 và tị 巳.
Hai chữ "ví đây" đầu câu thứ ba Bà chúa thơ Nôm còn dùng chỉ vào mình, còn gọi là kỷ 己. Hai chữ "làm trai" là chỉ vào bên kia, gọi là bỉ 彼. Kỷ 己 và bỉ 彼 (chữ Nôm) vốn là cặp đối xứng, thường được mang ra sử dụng trong các trường hợp đối đáp, xướng họa của các nhà thơ cổ, cả lĩnh vực chính sự. Bỉ 彼 ở đây dùng để chỉ người chết năm tý 子, nghĩa giải thích của chữ tỷ 比 ở trên, là vua Quang Trung. Còn kỷ 己 ngoài nghĩa (được Hồ nữ sĩ) dùng chỉ vào mình, còn lại là chỉ vào chi tỵ 巳 (kỷ là can kỷ 己, can thứ 6 của thập can) ở giữa của 12 địa chi. Tỵ 巳 là năm Đinh Tỵ 1797. Dựa vào các chữ mở âm của chữ tỷ 比 như đã nói ở trên. Kỷ-"ví đây", còn có ý chỉ vào ngày 14 Kỷ Dậu của tháng Mười Tân Hợi âm lịch. Ngày 14 Kỷ Dậu âm lịch vừa là ngày Bà chúa thơ Nôm sáng tác bài thơ mật mã ám chỉ bí mật lịch sử vừa để chỉ năm đánh thắng giặc Thanh của người anh hùng áo vải dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Kỷ Dậu 1789. Vốn là người trong dòng dõi, tộc họ của tác giả Đề đền Sầm Nghi Đống. Nói khác đi, nữ sĩ tộc Hồ đã chọn hai chữ Kỷ Dậu 己酉 của năm 1789 để làm ngày sáng tác bài thơ mật mã ám chỉ những bí mật lịch sử Tây Sơn chớ không gì cả.
Sự thật phải đúng như đã giải thích, không thể nào khác được, bởi nội dung bốn câu bài thơ là nói về trận thắng giặc Thanh của vua Quang Trung, đâu còn nội dung nào khác, riêng hai câu đầu nói về đền thờ tướng Sầm Nghi Đống. Hai câu còn lại rõ ràng tác giả có ý mỉa mai, chê trận đánh ấy của người anh hùng áo vải cờ đào Tây Sơn. Bởi theo tác giả, nếu mình trong vai trò, vị trí là người anh hùng áo vải, nguyên súy trận tiến công năm ấy, chắc chắn toàn bộ tướng sĩ tượng cướp nước triều Thanh sẽ không một người nào sống sót hòng có cơ hội chạy sổng về biên kia biên giới quá dễ dàng như thế. Thật ra thì hai câu cuối, cả hai câu đầu, chỉ mang tính ví von, tỷ dụ, là lớp hoa lá cành bóng bẩy phủ đậy, đánh tráo bên ngoài, mà ngầm trong đó là những ý tưởng thâm trầm dùng để cài nén, ẩn giấu những thông tin, tài liệu mà tác giả hướng đến. Ngày và năm sáng tác bài thơ mật mã. Ảnh lịch âm dương năm Định Tỵ 1797 kèm theo đã cho chúng ta biết rõ sự thật như thế nào. Đây là căn cứ, dựa vào hai câu cuối bài thơ để xác định. Còn tháng sáng tác là dựa vào 12 con chữ, dụ tháng 12 dương lịch. Giải thích như thế là có một sự liên hệ, kết hợp giữa các văn bản, thông tin, tài liệu rồi mới đi đến kết luận. Chớ không thể chỉ dựa vào duy nhất một tài liệu, thông tin được cung cấp hoặc săn nhặt nào đó rồi chốt sự việc. Những người làm công tác khoa học, nhất lĩnh vực điều tra phá án, truy bắt tội phạm không cho phép cách làm việc máy móc, chụp giựt, hồ đồ, suy diễn mọi việc theo ý chủ quan, đụng đâu nghi đó, bắt đó như thế được.
Đoạn cuối tiểu đề 5 Để phá một vụ án, phải biết góp nhặt, tổng hợp thông tin chúng tôi có nói đến năm nào thì linh cữu, thi hài vua Quang Trung được triều Tây Sơn di dời từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽, khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 cũ qua chôn giấu trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Đoạn ấy như sau:
... Còn hỏi đến năm nào thì linh cữu, thi hài vua Quang Trung mới được triều Tây Sơn di dời, chuyển qua chôn giấu trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai. Chuyện ấy hãy bàn về sau vậy...
Chúng ta cần đọc lại câu thứ hai "Kìa đền thái thú đứng cheo leo". "Thái" có nhiều nghĩa, trước hết, "thái" nói cho đủ là thái thú, chỉ vào địa vị, chức tước của tướng Sầm Nghi Đống khi còn làm việc ở quê hương, là chức quan Thái thú huyện Điền Châu. Sau "thái 太" là cao, to, chỉ người tôn trưởng, có địa vị lớn nhất trong tổ chức, đoàn thể hoặc dòng họ. Trường hợp này chỉ vào vua Quang Trung, ngày ấy ngài từng được xưng tụng là Thái tổ Vũ Hoàng đế. Có những bài thơ Ngô Thì Nhậm cũng xưng tụng ngài bằng danh từ này. Như đã nói ở đoạn trước, câu thứ hai "Kìa đền Thái thứ đứng cheo leo" dùng chỉ vào chữ Linh 靈 ở giữa văn bia, rồi từ chữ Linh 靈 nhìn qua trái chúng ta gặp chữ Thai 台. Thai 台 có âm đọc là di. Di 簃 mở ra âm đọc, viết là dĩ. Dĩ 汜 đọc là tỉ, tỷ. Tỷ 比 cũng đọc là tị. Tỵ 巳 là chi thứ 6 trong 12 địa chi. Trở lại hai chữ "Thái thú". Chữ "Thái" đã giải thích, còn lại chữ "thú". "Thú 守" là tên một chức quan, chỉ vào chức Thái thú (của Sầm Nghi Đống), là người đứng đầu, coi một quận, thuộc hệ thống quan lại bên Tàu. Thú 首 cũng đọc là thủ. Thủ 首 là đầu, đầu ở đây không phải là chúa trùm, thủ lĩnh, mà đầu chỉ có nghĩa là tháng đầu của 12 tháng. Tháng đầu 12 tháng ở đây là của năm tỵ 巳 như đã nói ở trên. Tóm lại. Từ chữ Linh 靈 nhìn qua chữ Thai 台 bên trái văn bia, rồi ngay ở chữ Thai 台, mở ra âm đọc là di. Di lấy ra nghĩa duy nhất, cần thiết cho câu chuyện, di 移 là di dời, di chuyển. Như thế, linh cữu (linh 靈), thi hài vua Quang Trung mà nói như văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An, là Thái tổ Vũ Hoàng đế, ngày ấy được di dời chôn giấu vào tháng đầu của năm Tỵ 巳. Còn để biết đó là năm Tỵ 巳 của can nào, hãy làm phép tính sau. Bên phải chữ Linh 靈 là chữ Phu 夫 như đã nói, đã biết. Phu 夫 ngoài nghĩa là người đàn ông, thì phu 孵 cũng đọc là phụ. Phụ 峊 là ngọn núi cao, nghĩa tương đương với chữ đỉnh. Đỉnh 頂 là đỉnh đầu, chỗ cao nhất, cũng là đỉnh tháp, đỉnh núi, chóp núi. Đỉnh 町 cũng dọc là đinh. Đinh 丁 là can thứ 4 trong thập can. Như thế, đọc qua giải thích, chúng ta đã biết tháng năm di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung đi chôn giấu (trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn) chính xác là tháng đầu năm Đinh Tỵ 丁巳 1797 đúng như ám chỉ của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An qua câu thứ hai "Kìa đền Thái thú đứng cheo leo" khi liếc mắt nhìn qua trái, qua phải các chữ trên tấm văn bia có 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 ở chính giữa.
Cách giải thích ở trên thật ra cũng còn rườm rà, luộm thuộm. Cách giải sau đây mới ngắn gọn, tóm tắt, mau hơn nữa. 4 câu thơ mật mã chính là một pháp số, chẳng khác 12 (chữ) pháp số đã giải thích. Đinh 丁 là can thứ tư, tương đương với số 4-bốn câu thơ. 4 cũng là tứ 四, tứ 伺 mở ra âm là đọc tý. Tý 子 là chi đầu trong 12 địa chi. Tý 濞 mở ra âm đọc là tỵ, tị. Tỵ 巳 là chi thứ 6 trong 12 địa chi. Ghép lại, từ số 4 của bốn câu thơ mật mã, chúng ta lấy ra được hai chữ Đinh Tỵ 丁巳, là năm 1797. Đây là cách giải thích tóm tắt, mau nhất, để tìm ra năm di chuyển linh cữu, thi hài vua Quang Trung đi một nơi khác chôn giấu của triều Tây Sơn ngày ấy. Nhưng, cách giải này thấy vậy chớ cũng khó thuyết phục người đọc văn bản. Mà cần phải kết hợp với cách giải ở trên thì mới được, mới dễ dàng được đồng thuận, thống nhất từ người đọc. Đó cũng không khác nào kết luận điều tra các vụ án của các cơ quan an ninh trước khi tra còng vào tay các hung thủ gây án. Để làm được như vậy thì trước đó người ta cũng phải dựa trên rất nhiều chứng cứ, thông tin, nhân chứng, không thể chỉ dựa duy nhất một chứng cứ, một thông tin, một nhân chứng mà có thể tiến hành truy cứu hình sự, bắt giam người hiện trong tình trạng nghi ngờ. Điều không thể.
Trong Ngô Gia Văn Phái cũng còn một vài bài luật Đường có cho biết năm di dời linh cữu, thi hài vua Quang Trung từ Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 khu vực chùa Thiền Lâm 禪林 cũ qua chôn giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai Nội 天台內, tọa lạc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn là năm nào. Như bài Phong Phạn tự tỵ vũ (của Ngô Thì Nhậm), trang 695, tập I, Ngô Gia văn Phái, chẳng hạn. Chính 5 chữ tựa đề như đã ngầm nói hết sự thật ra rồi.
Lời cuối
Tựa đề bài thơ là Đề đền Sầm Nghi Đống. Vậy cũng nên mổ xẻ năm chữ này để thử xem trong đó có những ẩn ý thâm trầm, bí mật gì hay không. Đề 題 tiếng Hán là đề bài, tiêu đề, tựa đề của một bài văn, bài thơ nào đó. Đề 提 mở ra âm đọc là thì. Âm đọc khác của Đề 諦 là đế, đế 帝 là vua, người cai trị đất nước. Đế 諦 còn là sự chân thật, không sai vào đâu được, không ai có thể chống, cưỡng, phản bác lại được, bởi đó là lẽ phải, chân lý, những sự thật hiện tiền ở khắp đây kia. Như trong Phật giáo nghe nói có bài pháp Tứ diệu đế Đức Phật thuyết sau ngày viên mãn hành trình tu tập gian khó. Tứ là bốn, diệu là huyền diệu, vi diệu, bởi sau khi nghe bài pháp này năm anh em ông Kiều Trần Như đã đắc quả Alahán thời gian sau đó không lâu. Nói theo ghi chép kinh điển. Cho nên Tứ diệu đế còn được gọi vi diệu pháp là vì thế. Đế là chắc chắn, như thật. Kinh điển hệ Tiểu thừa và Đại thừa đều ghi nhận Tứ diệu đế là bài pháp Đức Phật thuyết đầu tiên sau ngày thành đạo, cũng là bài pháp đầu tiên trên thế gian, mở đường cho hành trình truyền bá giáo lý giải thoát của Đức Phật đối với con người và xã hội thời ấy, cả nay. Đế 諟 thêm nghĩa, âm đọc là thị. Thị 示 là mách, bảo, nói cho biết, là sự tỏ bày ý kiến, sự hiểu biết của mình ra cho mọi người nắm bắt, quan sát, chú ý.
Đền 殿 tiếng Nôm là đền đài, nơi thờ cúng thần linh và người chết. Đền 殿 cũng đọc là điện. Điện 殿 là điện thờ, cũng là nơi vua chúa trú ngự, làm việc, cũng là nơi ăn ở, sinh hoạt chuyện gia đình cùng với vợ con, cháu chắt. Đền 殿 nghĩa đền đài cũng là miếu mạo, là cái miếu thờ thần linh và người chết, hoặc những người có công trạng hiển hách, to lớn với quê hương, đất nước, với nền văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Như đền thờ Đức thánh Trần, đền thờ Hai Bà Trưng. Tuy khác mặt chữ nhưng đền và miếu cùng chung nghĩa. Đền 殿 tiếng Nôm đọc là điếng, điếng 頂 cũng đọc là đỉnh. Đỉnh 頂 là đỉnh núi. Đỉnh núi ở đây chính là đỉnh núi Dương Xuân Sơn, nơi tọa lạc ngôi chùa Thiên Thai Nội 天台內, mà bên dưới chánh điện là Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 (Cung điện ngầm), nơi cất giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung và những đồ gia bảo quý báu vô song của nhà Tây Sơn thời ấy. Trong đó tất nhiên phải có bộ sử ghi chép tình hình chính trị xã hội, đất nước qua các thời kỳ của các sử gia sau khi triều Tây Sơn được dựng lập vào tháng 9 năm Mậu Thân 1788.
Sầm 岑 là núi nhỏ nhưng cao. Sầm 磣 tiếng Hán cũng đọc là sẩm. Sẩm 鍖 đọc là châm. Châm 椹 đọc là thậm. Thậm 葚 đọc là nhẫm. Nhẫm 恁 đọc là nhậm 任. Qua 6 lầm mở âm, chuyển cách đọc, cách viết, từ chữ Sầm, tên của tướng giặc chết treo cổ tại Thăng Long thành năm Kỷ Dậu 1789, chúng ta có được chữ Nhậm 任, là tên của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm 吳時任, người soạn thảo, bày ra hiện trường, giữa thanh thiên bạch nhật tấm văn bia có 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm chính giữa hòng sập bẫy, đánh lạc hướng những kẻ theo dõi, rình mò, phía bên kia chiến tuyến. Và mưu chước, thủ thuật đánh tráo khái niệm đó của Ngô Thì Nhậm 吳時任, của ban tham mưu kế hoạch ĐDL đã thành công trọn vẹn. Bởi từ ấy đến nay tịnh không một phát hiện nào của các phe đối địch đối với bí mật lịch sử tại ngôi chùa nằm cô độc, đơn côi một hình một bóng trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Nếu không, thì làm sao lại có văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống của Bà chúa thơ Nôm này đây? Làm sao ngôi chùa chôn giấu lịch sử lại còn sừng sửng, đứng trầm mặc cô đơn ngày qua tháng lại ra đó trên đỉnh đồi núi kia?
... Thiên Thai đỉnh nhất đứng riêng mình...
(Đề Thiên Thai Sơn. Ngô Thì Chí)
Nghi 仪 là dáng, vẻ, hình thức bên ngoài. Nghi 嶷 còn là tên núi, như núi Cửu Nghi ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu. Tương truyền vua Thuấn chết chôn ở núi này. Nghi 檥 mở ra âm đọc là nghĩ. Nghĩ 擬 là sự suy tư, nghĩ ngợi, những dự định, tính toán, liệu bề (làm việc) gì đó. Nghi 疑 còn là sự nghi ngờ, rồi tự đặt những câu hỏi trong đầu về các hiện tượng đã thấy, biết hoặc khi đứng trước các sự việc đập vào sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý liền khởi lên những suy tư, mang tính dò xét. Qua chữ nghi 嶷 nghĩa núi (điển tích núi Cửu Nghi, nơi chôn vua Thuấn), nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn chữ lót của họ tên tướng giặc Sầm Nghi Đống 岑宜棟 (chữ phồn thể) để ám chỉ ngọn núi Dương Xuân Sơn, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vua Quang Trung vốn là người trong dòng tộc của Bà.
Đống 岽 là núi cao. Đống 岽 cũng đọc là đông, Đông 岽 là tên ngọn núi ở tỉnh Quảng Tây, nay thuộc khu tự trị dân tộc Choang. Với chữ Đống 棟, tên của tướng Sầm Nghi Đống 岑宜棟, Bà chúa thơ Nôm hướng người đọc tìm đến chữ đông 岽, tên ngọn núi, thực ra là để lấy ra chữ đông 東 phương hướng (chiết tự giả tá-vay mượn), rồi chữ tây 西, chữ nói tắt của tỉnh Quảng Tây 廣西 bên Tàu, nơi có ngọn núi Đông 岽. Với cách chơi chữ tuyệt hay, thuộc hàng cao thủ thượng thừa, nội công thâm hậu thế này, lấy ra hai chữ đông tây 東西 phương hướng, ý Bà chúa thơ Nôm đã hiển bày ra quá rõ: nói đến đông tây là nói đến quảng 廣, cũng như nói đến bắc nam là nói đến mậu 袤, đó là con đường đi dọc bắc nam và đi ngang đông tây. Dựa theo đây, điềm chỉ hai hướng đông tây, chúng ta có chữ quảng 廣. Quảng 广 đọc là quáng. Quáng 桄 đọc là quang. Quang 光 là ánh sáng, cũng là tên của vua Quang Trung. Trở lại với chữ Đống 棟, tên của tướng giặc. Đống 湩 có âm đọc là chúng. Chúng 种 đọc là trùng. Trùng 重 đọc là trọng. Trọng 狆 đọc là trung. Trung 中 là niên hiệu của vua Quang Trung 光中 khi ghép với chữ Quang 光 ở trước.
Ở trên có nói, qua hai chữ sầm 岑 (sẩm-châm-thậm-nhẫm-nhậm) và đề 提 (thì), chúng ta lấy ra được hai chữ Nhậm và Thì. Nhậm và Thì là tên và chữ lót của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì. Chỉ còn thiếu chữ Ngô. Vậy bây giờ tìm chữ Ngô ở đâu? Ở đó chớ ở đâu mà còn hỏi? Chẳng phải Đề đền Sầm Nghi Đống không phải là chữ Ngô trá hình hay sao? Chúng ta ngạc nhiên ư?
Thì đây. Tựa đề có 5 chữ, thì năm cũng gọi là ngũ, với tiếng Hán hoặc Nôm, ngũ dấu ngã hay ngủ dấu hỏi đều là chữ đồng âm, đọc như nhau, chỉ khác cách viết. Ngủ 㬳 tiếng Nôm là giấc ngủ. Ngủ 𥄭 có âm đọc là ngó, ngó 𪭟 có âm đọc ngỏ, ngỏ 吘 đọc là ngô. Ngô 吳 là nước Ngô, họ Ngô 吳, hoặc câu thành ngữ đầu Ngô 吳 mình Sở 楚, chỉ sự nhập nhằng, tráo trở, bóng gió sự việc không đồng nhất, phù hợp, tương thích với nhau. Cứ mỗi bên mỗi cái. Như thế, khi sử dụng 5 chữ tựa đề Đề đền Sầm Nghi Đống, Bà chúa thơ Nôm đã ngầm cài nén, giấu trong đó tên tuổi, mặt mũi hai nhân vật của câu chuyện lịch sử Thiên Thai 天台 trong ấy rồi. Đó là Hoàng đế Quang Trung, nhân vật chính của câu chuyện, hiện thi hài, linh cữu của ngài được giấu bên dưới Cung điện Đan Dương 宮殿丹陽 dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai Nội 天台內. Người còn lại là danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, là tác giả của thứ chữ nghĩa ma quái, kinh dị, đầy chất huyễn hoặc phi tưởng phi phi tưởng xứ bày trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai 天台 trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng, ngay trụ cắm biển kiệt đi vô tầm 60-70m (ảnh bên dưới)
Lối vào tử địa Thiên Thai...
Đoạn cuối tiểu đề 1 và đầu tiểu đề 2 chúng tôi có nói lấy gì để chứng minh, cho ngôi chùa Thiên Thai 天台 nằm trên một ngọn đồi?
"... thì lấy gì để chứng minh rằng ngôi chùa này nằm trên một vị trí cao dốc hoặc cao sơn hoặc cao đỉnh, tức một ngọn đồi, nói như văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống là "đứng cheo leo?".
Tên Bà chúa thơ Nôm là Hồ Xuân Hương 胡春香. Nói tắt là Xuân Hương 春香. Ai cũng biết, bộ phận sinh dục nữ giới không phải như của người nam là trồi, dư ra ngoài, mà hõm, sâu, ẩn vào bên trong. Hình thức đó của bộ phận sinh dục nữ giới tương đương, đúng hơn là nghĩa giải thích của chữ khảm này đây 坎. Khảm 坎 là quẻ khảm, chúng ta chỉ cần lấy ra nghĩa cần thiết cho văn bản. Khảm 坎 là hố, hoặc cái vũng, vùng trũng thấp, chỗ hõm vào. Tóm lại. Chỗ hõm vào thì gọi là khảm 坎. Đây chỉ là chữ giả tá 假借-vay mượn, chữ khảm 凵 này đây mới là chữ, là cách sử dụng, cách chơi chữ tuyệt chiêu, độc đáo, cá biệt, không có người thứ hai, nó rất đúng với con người, tính cách bậc kiệt hiệt 傑頁 văn học hậu bán kỷ 18, vắt qua nửa kỷ 19. Như đã nói, Xuân Hương 春香 là tên của nữ sĩ tộc Hồ Nghệ An, thuộc nữ giới, giới nữ thì bộ phận sinh dục hõm vào trong như đã giải thích. Nói khác đi, Xuân Hương 春香 cũng tương đương với chữ khảm 凵, dụ cái miệng đang há ra. Nói theo ẩn ý Hồ nữ sĩ. Chúng ta đã biết, câu thứ ba Bà chúa thơ Nôm viết: "Ví đây đổi phận làm trai được", tức chữ khảm 凵 nếu được thêm nét nhất〡(sinh dục nam) sổ thẳng vào cái miệng đang há ra thì khảm 凵 sẽ hóa, biến thành chữ Sơn 山. Cũng đồng nghĩa Xuân Hương 春香 sẽ biến thành Xuân Sơn 春山. Nói cho đủ là Dương Xuân Sơn 陽春山. Dương Xuân Sơn 陽春山 là ngọn núi, đúng hơn là đỉnh núi Dương Xuân Sơn 陽春山, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu bậc kiệt hiệt 傑頁 xuất chúng, tài ba hơn người vốn là cha ông tộc Hồ của nữ sĩ. Bổ túc thêm, dương 陽 tượng trưng cho người nam, âm 陰 tượng trưng cho người nữ.
Đọc đến đây, chúng ta đã hiểu chuyện gì là chuyện gì chưa? Chưa à?
Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo...
Bài viết chúng tôi mượn-sử dụng tựa đề bài Mời trầu của Bà chúa thơ Nôm. Hai chữ tựa đề này có ẩn ý mật mã như sau. Tiểu 謏 tiếng Hán có nghĩa dụ dỗ, là lời rủ rê, dỗ dành (làm việc gì đó). Sử 使 là những hành động, việc làm hay lời nói ngụ ý ra dấu cho người bên kia biết ý. Nó chỉ mang tính giả sử, đặt điều, nhằm để ám chỉ, nói về sự việc gì đó cho người bên kia thấu hiểu, nắm bắt. Tóm lại. Mời trầu là lời dụ dỗ, mời mọc, rủ rê, quyến rũ chỉ có tính cách giả sử, dựng chuyện, vốn không có thật, nó được sử dụng để viết ra hai chữ tiểu sử 小史. Tiểu sử 小史: bài chép sơ lược sự tích một nhân vật. Theo Hán Việt từ điển Nguyễn Văn Khôn, trang 865. Bốn câu bài Mời trầu như thế được nữ sĩ Hồ Xuân Hương sử dụng để viết tiểu sử năm, tháng sinh của mình, chớ đó không phải là bốn câu thơ mang tính dung tục như văn học Việt Nam, những nhà nghiên cứu văn thơ qua các thời kỳ nhầm tưởng, luận nói lung tung mà chúng tôi đã giải thích trên bài viết "Quảng Nam không đồng ý khai quật ngôi mộ nghi là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương" trên trang w bonniemxu.com vào ngày 30 tháng 10 năm 2024. Đường link bài viết http://bonniemxu.com/quang-nam-khong-dong-y-khai-quat-ngoi-mo-nghi-la
Đọc qua bài viết, khỏi nói nhiều chắc ai cũng biết văn học Việt Nam từ trước và sau 75 không có một người nào hiểu biết gì về thế giới văn thơ, tư tưởng của những nhà thơ cổ trung đại nước Việt. Lý do tại sao bài viết cũng đã nêu, nói đại khái qua rồi. Đó là từ khi người Việt bắt đầu du nhập loại chữ abc latinh dùng làm chữ viết, từ đó chữ viết cổ truyền của dân tộc dần rơi vào quên lãng, kéo theo sự nhập nhằng, mơ hồ từ các nhà văn học, nghiên cứu văn học chuyên không chuyên, từ nhà trường và xã hội đối với các văn bản Hán Nôm. Ở đây là công tác nghiên cứu, hiểu biết đầy tính khoa học, hiện thực, nghiêm túc của bộ môn văn học xã hội và nhà trường đối với gia tài, sự nghiệp văn chương, thơ phú từng bị xếp vào loại khêu dâm gợi dục của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Thật ra tất cả đã nhầm to!
Viết thêm đoạn. Trong hành trình đi tìm lăng mộ, dấu tích người anh hùng áo vải cờ đào dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ hiện vẫn còn tồn tại ở đâu đó hay đã bị Nguyễn Ánh và quan quân quật phá hết từ xưa rồi thiết nghĩ chỉ cần duy nhất bốn câu mật mã Đề đền Sầm Nghi Đống ám chỉ bí mật lịch sử của bậc kiệt hiệt văn học hậu bán kỷ 18 vắt qua nửa kỷ 19 này là đủ để làm việc, nói chuyện với các cơ quan, tổ chức, ban ngành xã hội rồi. Cần chi cho nhiều.