Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG NGHĨA LÀ GÌ?

KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG 欽挽丹陽陵
NGHĨA LÀ GÌ?

Bài thơ Khâm Vãn Đan Dương Lăng 欽挽丹陽陵 của Ngô Thì Nhậm như chúng tôi đã từng nói là bài thơ tuyền giọng điệu mật mã dùng ám chỉ dấu tích, lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nằm ở đâu, vị trí nào ở tại kinh đô Phú Xuân Huế? Nhưng bài thơ mật mã tuyệt hay này về sau đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu, không còn đúng với nguyên bản gốc của Ngô Thì Nhậm khi xưa. Nhưng chúng tôi là người có khả năng chỉnh lại những bài thơ sai dạng này, cũng như những chỉnh sửa truyện Kiều hoặc bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu và những bài Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan. Đọc nhiều các bài viết của chúng tôi chắc ai cũng xác nhận sự thật này về khả năng chỉnh sửa, trả lại sự thật cho văn bản của chúng tôi.

 

Ở đây, bài viết này chúng tôi chỉ nói đến tựa đề bài thơ, là năm chữ Khâm Vãn Đan Dương Lăng 欽挽丹陽陵. 

 

Khâm nghĩa là kính, kính trông, là thái độ, hành động cung kính của một người đối với một người nào đó. Vãn là kính viếng, là bài văn, đoản văn kính phúng điếu người đã chết. Đan là đỏ. Cung điện vua chúa xưa kia đều chuộng, sử dụng màu đỏ. Đan cũng có nghĩa là tấm lòng son, tức tấm lòng son sắt, thủy chung, trung thành, tốt đẹp, bền vững của mình đối với người. Ở đây là tấm lòng son của Ngô Thì Nhậm đối với Hoàng đế Quang Trung. Đây là nghĩa trắng của chữ Đan không g, còn nếu là Đang có g thì lại mang một nghĩa khác, như sau. Đang là đương, tức đương thời, là giây phút đang là, giây phút của hiện tại, của sự tồn tại.

 

Dương là phần dương, khí dương, là phần đối lại với âm. Hay Dương cũng là màu đỏ tươi. Hoặc Dương là hướng Nam, lại mặt núi phía Nam cũng được gọi là Dương . Xét về mặt địa lý phong thủy thì vị trí chùa Thiên Thai, nơi có Ngôi Tháp là miệng đường hầm dẫn xuống Cung điện ngầm dưới chùa nằm về hướng Nam. Chùa Thiên Thai ở cạnh Đàn Nam Giao của triều Nguyễn. Đàn Nam Giao đối diện thẳng với điện Thái Hòa trên trục đường ngày nay là đường Điện Biên Phủ. Dương cũng còn là cõi dương, là cõi đời, cõi con người và vạn vật đang chung sống. Dương còn có nghĩa khác, là vật hay chủ thể của sự việc được để, đặt, trình bày lộ, hiển, bày rõ ràng ra bên ngoài mà ai ai khi đi qua, lúc trông vào cũng đều nhìn thấy cả. Như vậy, Dương được xem là chữ mang nghĩa tương đương với chữ Hiển, là hiển nhiên, đương nhiên, là lộ, bày, hiển ra rõ rệt, rõ ràng bên ngoài như đã nói. Hiển ở đây là một trong bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm ở giữa tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai. Văn của tấm bia này theo chúng tôi chính là do Ngô Thì Nhậm soạn thảo với mục đích ngụy trang, đánh lừa sự theo dõi của mọi người để che đậy sự thật bên trong và dưới chánh điện ngôi chùa.

 

Lăng là mồ mả của vua chúa. Xưa nhà Tần gọi mã vua là Sơn, nhà Hán thì gọi là Lăng. Lại cái gì có góc, có cạnh thì được gọi là lăng .

người đứng
Ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ ngày nay

Năm chữ Khâm Vãn Đan Dương Lăng 欽挽丹陽陵 cần phải hiểu là năm chữ mật mã mà Ngô Thì Nhậm qua đó muốn cho lịch sử biết rõ ràng rằng dấu tích, Lăng mộ, Ngôi Tháp mộ vua Quang Trung hiện vẫn còn nguyên vẹn, bất động, nằm sờ sờ ra đó tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn. Chưa bị Gia Long và quan quân dưới trướng tàn phá, hốt hài cốt bêu nhục, làm xấu như ghi chép các dạng tài liệu lịch sử, cả sự đồn loang của miệng lưỡi dân gian. Đây là thời điểm của năm 1802-1803. Bởi khi Ngô Thì Nhậm làm bài thơ này là sau kỷ niệm của cuộc gặp gỡ với cố nhân Đặng Trần Thường, hiện là Phó tổng trấn Bắc thành vào năm 1802 tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám. Qua năm sau họ Ngô ra đi vì dính trận đòn thù quá nặng của cố nhân. Trước khi nhắm mắt, Ngô đã kịp làm bài thơ KVĐDL mục đích để thông báo cho lịch sử biết rằng Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung, người mà suốt đời mình kính nhớ, tôn thờ hiện vẫn còn tồn tại bất động tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn.

 

Như vậy, các bạn cần phải hiểu, tóm lại hai chữ Khâm vãn 欽挽 chúng tôi xin dịch là xa rồi. Xa rồi ở đây còn mang hàm ý kính nhớ, kính viếng ở trong đó. Như có câu nhạc viết lời rằng: "Ngày ấy đã xa lắm rồi, Còn ghi mãi trong lòng tôi...". Ba chữ Đang Dương Lăng -- 陽陵 nghĩa là Ngôi tháp có tám cạnh -như ảnh chụp- của Hoàng đế Quang Trung hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn, nằm sờ sờ, phơi hiển bày ra đó giữa thanh thiên bạch nhật tại sườn đồi núi Dương Xuân Sơn, chưa bị Gia Long và quan quân dưới trướng phát hiện và tàn phá. Như đã nói đây là chỉ vào thời điểm từ năm 1792 -năm Hoàng đế Quang Trung ra đi- cho đến năm 1802-1803 là năm Gia Long đã vào Phú Xuân và tiến tới thống nhất đất nước. Nói như vậy cũng có nghĩa là sau năm Quý Hợi 1803 bi tráng với điển tích văn chương bất hủ có một không hai của trận đụng độ giải quyết ân oán giang hồ giữa hai chủ thể đối lập là Ngô Thì Nhậm và Phó tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường tại Văn Miếu Quốc Tử Giám này thì chưa biết sự việc sẽ-đã như thế nào, bởi Ngô Thì Nhậm hiện đã không còn nữa:

 

Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?
Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế!

 

Xa rồi Đan lăng ơi...


Dòng thời gian cứ thế mà lặng lẽ, êm trôi, qua bao nhiêu vật đổi sao dời...

 

Rồi mãi cho đến gần năm mươi năm, ôi, nửa thế kỷ dài ngút ngàn về sau khi Bà Huyện Thanh Quan, một nữ trí thức danh giá xứ Bắc Hà, cũng là một nhà thơ luật Đường nổi tiếng một hôm bất chợt vừa buồn vừa vui vừa hãnh diện vừa lo lắng khăn gói quả mướp độc hành độc bộ từ Đàng Ngoài lặn lội vào tận Phú Xuân phục vụ, làm việc cho vua Thiệu Trị Miên Tông từ năm 1841. Hãy lấy bài thơ luật Đường Qua Đèo Ngang để chứng minh cho sự việc này, với câu khai đề "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà". Đây là chiết tự của chữ đầu , gồm bộ nhất một gạch ngang và bộ chủ một nét ở trên nhập lại ra chữ đầu : năm đầu tiên. Câu thừa đề nối theo: "Cỏ cây chen đá lá chen hoa" là cách chơi chữ hết sức điệu nghệ, điêu luyện, tài tình sao cứ đến một cách được Bà Huyện dùng để viết ra chữ tứ . Tứ có nhiều nghĩa, như tứ phơi bày, và cho nên; cho nên là lời nói, câu chữ mục đích dùng để chuyển nghĩa, chuyển ý, chuyển sang đề tài khác của câu chuyện đang là, đó là câu thừa đề mang tính phơi bày như đã nói "Cỏ cây chen đá lá chen hoa" nối theo câu khai đề "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà" vậy. Như đã nói, câu khai đề "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà" là chiết tự, cách chơi chữ, dùng viết ra chữ đầu , đầu là chữ đứng đầu của số đếm, số 1. Nghĩa còn lại của chữ tứ là bốn, số 4 đơn vị tính. Như thế, hai câu khai đề, thừa đề Qua Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan, một nhà văn học trứ danh, lão luyện, chữ nghĩa, văn thơ đầy mình mà hễ đụng đâu, rờ đâu thì chữ nghĩa cứ theo đó rớt ra, tuôn văng ra đấy của xứ Bắc Hà dùng viết ra con số 41. 41 là năm, năm 1841, đây là năm đầu tiên Bà Huyện từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong, kinh đô Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị Miên Tông vậy.

 

Trong công tác nghiên cứu văn và sử của những người trên lĩnh vực chuyên môn, người ta thường hay căn cứ, dựa vào các dạng tài liệu ghi chép của lịch sử nhiều khi sẽ không bao giờ chính xác, đúng đắn gì cho lắm. Việc này, ai từng xử lý công việc, nằm trong các trường hợp này thì cũng đều biết, đều va chạm cả rồi. Còn ở đây, chuyện Bà Huyện Thanh Quan từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị thì sử sách, tài liệu triều Nguyễn có ghi rõ năm làm việc của Bà là năm 1841. Ghi chép thế này cũng đúng mà nhiều khi cũng không đúng, chính xác được gì. Đúng là do bộ sử của triều Nguyễn ngày ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Không đúng là nhiều khi bộ sử ghi chép các sự việc xảy ra trong thời đại, thời kỳ ấy nay đã lạc mất, không còn, trường hợp này đơn cử như bộ sử của triều Tây Sơn về sau đã bị triều Nguyễn đốt phá sạch, khiến ngày nay những nhà nghiên cứu sử muốn tìm hiểu cặn kẽ, cụ thể những gì từng xảy ra thời kỳ ấy cũng không làm sao được. Đứng trước hiện trạng bi đát này của lịch sử, người ta chỉ còn biết lục tìm trong mớ ghi chép, sao lục nhiều dạng tài liệu trong dân gian, cả sự truyền miệng của người đời để làm cái gạch nối tạm bợ hòng chắp vá, tìm hiểu tuy không liền mạch do bị ngắt quãng khá nhiều về thời Tây Sơn với ba anh em Tây Sơn. Các nhân vật chủ chốt của cuộc khởi nghĩa nông dân ấp Tây Sơn. Ngang đây, chúng ta có quyền đặt giả thiết, nếu bộ sử triều Nguyễn ngày ấy ghi chép không chính xác thời gian Bà Huyện từ Bắc Hà vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị. Thì đây, những gì từng được Bà Huyện ký thác, ẩn giấu, cài nén trong từng câu, chữ các bài thơ luật Đường mang tính mật mã, bóng gió, điển hình là bài Qua Đèo Ngang đang bàn, cũng đủ để chúng ta có cơ sở, điều kiện vững chắc, rất khoa học, rất thực tế để cùng đi đến xác định như đinh đóng cột rằng thời gian Bà Huyện vào kinh đô Phú Xuân làm việc là ngày tháng năm nào rồi vậy.     

 

Tiếp đó, bảy năm sau, năm 1847 sau khi vua Thiệu Trị ra đi, Bà Huyện lại tiếp tục ở lại Phú Xuân làm việc cho vua Tự Đức Hồng Nhậm. Lịch sử chính trị, cả lịch sử văn học ngày nay không làm sao có thể biết rõ Bà Huyện đã làm việc bao lâu dưới thời vua Tự Đức. Có điều, chúng tôi dám chắc chắn rằng. Bài thơ Đường luật Thăng Long Hoài Cổ đã được Bà Huyện làm vào khoảng hai thời gian dưới hai triều đại này đây.

 

Như thế, ngang đây, chúng ta có quyền đưa ra những suy luận, nhận xét như sau. Nếu sau khi Ngô Thì Nhậm ra đi từ năm 1803 thì có thể dấu tích, Lăng mộ người xưa sau đó không lâu đã bị vua Gia Long và quan quân phát hiện, đào quật, triệt phá sạch sẽ hết rồi như chính sử triều Nguyễn và sử mồm mép nhân gian loan truyền, ghi chép. Thế thì tại sao gần nửa thế kỷ về sau, dưới hai triều đại là Thiệu Trị, Tự Đức điên hay sao Bà Huyện còn ngồi cắm cúi, cặm cụi làm bài thơ mật mã Thăng Long Hoài Cổ để ám chỉ, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ dấu tích, Lăng mộ người xưa hiện vẫn còn nằm bất động, nguyên vẹn dưới và trước chùa Thiên Thai làm chi nữa? Nói thế bởi bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ chính là mật mã được Bà Huyện sử dụng để chỉ vào văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm bên sườn núi trước ngôi chùa Thiên Thai! Chớ bài Đường luật bất tử này của Bà Huyện chẳng một chút liên quan gì đến địa giới lềnh bềnh, phập phù sông nước với vượng khí đế vương đã lụi tàn, tản mác như mây lang thang vô định trên bầu trời bao la, thăm thẳm Thăng Long Hà Nội ngoài kia cả?

 

Điên à? (nhướng mắt...)

 

Như vậy, do căn cứ vào những bài thơ mật mã, bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ bí mật sự thật của các nhà văn học-chính trị lỗi lạc, danh bất hư truyền, có một không hai của đất nước nên từ đó chúng tôi mới có điều kiện, cơ sở vững chắc để tự tin, dõng dạc nói lớn tiếng rằng. Ngôi Tháp mộ bí mật nằm trước chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng ngày nay chính là miệng hầm đi xuống Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu vị Hoàng đế bách chiến bách thắng của dân tộc An Nam này vậy.

 

Tóm lại. Đây là một trong những kỹ thuật và phương pháp điêu luyện, thuần thục nén, cài mật mã -chữ- vào các từ ngữ tưởng đâu là vô thưởng vô phạt Khâm Vãn Đan Dương Lăng 欽挽丹陽陵 của danh sĩ văn chương thuộc giòng họ Ngô Thì. Nó cũng tương tự như trường hợp thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du từng nén mật mã vào trong các câu, các chữ mà chúng tôi đã giải thích trong bài viết Vọng Thiên Thai Tự trước bài Khâm Vãn Đan Dương Lăng 欽挽丹陽陵 này đây.

 

Người trong ảnh là ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế ngày nay. Trong Kiều Nguyễn Du đã mã hóa Thiền Lâm ra Lâm Tri. Lâm là Thiền Lâm. Tri là tri phủ, và phủ là ám chỉ cho Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn mà khi đánh chiếm Thuận Hóa năm 1786 Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã cho tu sửa thành Cung điện Đan Dương. Cung điện Đan Dương là ngôi biệt thự màu đỏ nằm trên đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi ở của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và gia đình, vợ con từ những năm 1786, 1787.

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 7h46 ngày 2 tháng 07 năm 2019

Bốn niệm xứ

 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang