Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG VÀ TÂM HUYẾT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN ĐẮC XUÂN

CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG VÀ TÂM HUYẾT

CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN ĐẮC XUÂN
15:38 | 17/10/2016
Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22m2.

Mặc dù đã ở cái tuổi 80 nhưng từ khi các hố thám sát được mở cho đến khi kết thúc (7-15/10/2016), hầu như ngày nào nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng xuất hiện ở khu vực chùa Thuyền Lâm, chùa Vạn Phước… thuộc phủ Dương Xuân xưa.

Ông cho biết: Tôi rất vui bởi dấu vết, hiện vật xuất hiện trong 5 hố thám sát đều có dấu hiệu một quần thể kiến trúc với đời sống cao cấp khớp với chứng minh của mình trong quá trình nghiên cứu công trình: Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung.

Mở đầu cho hành trình 30 năm Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc lại chuyện sau năm 1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm Huế nói với trí thức Huế rằng: “Sau ngày thống nhất đất nước may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa”.

Câu nói đó cho thấy một điều: Di sản văn hóa Huế đóng một vai trò rất quan trọng đối với đất nước..

Tâm đắc với điều này, từ đó cho đến nay nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bỏ công sưu tập tư liệu, nghiên cứu về văn hóa Huế. Trong hơn 60 đầu sách đã được xuất bản, có hai công trình mà ông dày công hơn cả, đó là Đi tìm dấu tích thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế (NXB Văn học 2003) và Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung (NXB Thuận Hóa 2007, tái bản năm 2015).

Đối với công trình Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: Do lăng mộ vua Quang Trung đã bị triều Nguyễn “tận pháp trừng trị” và cấm thần dân nhắc đến, vì thế những nhà nghiên cứu tiền bối hoạt động thời Nguyễn không dám đả động đến lăng mộ vua Quang Trung. Nếu vô tình gặp phải thì tránh, thậm chí có người còn làm nhiễu thông tin, đánh lạc hướng đi nữa.

Để giải mã "bí ẩn lịch sử" này sau khi đọc lại những lời chú, lời dẫn trong thơ văn của các trọng thần thời Quang Trung là Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đề ra cho mình hướng nghiên cứu mới.

Trong bài thơ “Cảm Hoài” Ngô Thì Nhậm sáng tác năm 1792 khi được cử sang Trung Quốc báo tang vua Quang Trung và cầu phong cho vua Cảnh Thịnh, ở câu 8 đã viết: Đan Dương cung điện nhật tam thu (trông về Cung điện Đan Dương một ngày coi bằng ba thu), tác giả đã chú thêm một thông tin cho cụm từ Cung điện Đan Dương là “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho hay: Nhờ Ngô Thì Nhậm nên chúng ta biết được cung điện của vua Quang Trung tên là Đan Dương. Sau khi vua Quang Trung mất, được triều Quang Toản giữ bí mật táng vua ngay trong Cung điện. Từ đó Cung điện Đan Dương trở thành lăng Đan Dương hay Đan Lăng;

Ngoài bài thơ Cảm Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trưng dẫn nhiều tác phẩm của Ngô Thời Nhậm có nhắc đến Đan lăng, như bài Khâm vãn Đan Dương Lăng (Kính viếng lăng Đan Dương); bài Sóc vọng thị tấu nhạc, Thái Tổ miếu, cung ký (Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái Tổ, kính ghi); bài Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi).

người

                              Nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân

Bên cạnh đó, sách Đại nam nhất thống chí và Phan Huy Ích viết Bùi Đắc Tuyên-Thái sư thời Quang Toản chiếm chùa Thiền Lâm ở, “nha thuộc” triều Quang Toản phải dọn đến ở chung quanh chùa. Chùa Thiền Lâm, theo nghiên cứu của Nguyễn Đắc Xuân trở thành cung đình đầu triều Quang Toản (1792-1795).

Phan Huy Ích từ Bắc vào ở trong một ngôi chùa dùng làm nhà trọ gần chùa Thiền Lâm để đêm đêm làm việc với Thái sư Bùi Đắc Tuyên.

Ban ngày Phan Huy Ích không ngủ được, ông bày rượu ra uống, “bọn Tiểu giám giữ lăng thường đến hầu rượu” Phan.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận định: Lăng vua mới có Tiểu giám giữ, lăng vua phải ở gần chùa Thiền Lâm thì bọn Tiểu giám mới thường đến hầu rượu Phan Huy Ích được, bởi “Nhà của quan Thái sư (Bùi Đắc Tuyên) là chùa Thiền Lâm cũ, nằm phía Nam sông Hương.

Từ những chỉ dấu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tiếp tục tìm hiểu về chùa Thiền Lâm, bởi theo ông, nếu tìm được chùa Thiền Lâm thì có thể tìm được phủ Dương Xuân đã mất tích.

Đại Nam Nhất Thống Chí soạn thời Tự Đức và sơ đồ các chùa Phật trong Hàm Long Sơn Chí của Điềm Tịnh Cư Sĩ ra đời từ cuối thế kỷ XIX xác định địa điểm tọa lạc của chùa Thiền Lâm gốc nằm trên đường Điện Biên Phủ hiện nay giữa một bên là Hậu Lộc Từ và một bên là nhà 145 Điện Biên Phủ thuộc ấp Bình An (Phường Trường An hiện nay) chứ không phải tại xã An Cựu như Đại Nam Nhất Thống Chí thời Duy Tân đã viết.

Do chùa Thiên Lâm gốc đã bị triệt hạ để làm Nam Giao Tân lộ (đường Điện Biên Phủ hiện nay) nên người ta đã tạo một ngôi chùa nhỏ trên khoảng đất phía Tây Nam chùa cũ (150 Điện Biên Phủ ngày nay) cũng lấy tên gọi là Thiền Lâm.

Chùa Thiền Lâm hiện nay trước kia chỉ là một cái am nhỏ không đề biển tên chùa, hằng ngày không dóng chuông. Những người giữ chùa phần lớn là các thầy tu bán thế có vợ có con, chùa được xem như một chùa tư.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: Năm 1988, Tỳ kheo Chơn Trí từ chùa Tường Vân ra mua lại chùa Thiền Lâm của một vị thầy tu bán thế. Ông nầy có hàng chục người con.

Sau khi tiếp nhận, Tỳ kheo Chơn Trí cùng 6 đệ tử đào đất trồng rau màu thì phát hiện dưới lòng đất có hàng vạn viên gạch vồ, đá táng cột lớn, đá làm bậc cấp và chân bia, các tấm bia đều bị đục hết chữ hoặc mài nhẵn.

Bao giờ Long Thọ hết vôi
Thiền Lâm hết gạch mới thôi làm chùa!

Điều đó chứng tỏ ở đây có những kiến trúc bị đập phá, chôn sâu dưới đất.

“Tỳ kheo Chơn Trí còn cho biết phía Bắc vườn chùa Thiền Lâm người ta đào móng xây nhà phát hiện nhiều hố chôn tập thể. Chứng tỏ đã có những cuộc giao chiến đẫm máu ở đây”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân lưu ý.

Sau khi có đầy đủ tư liệu về chùa Thiền Lâm, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tập trung tìm hiểu về phủ Dương Xuân.

Đại Nam Nhất Thông Chí cho biết Phủ Dương Xuân trên gò Dương Xuân; phía nam gò Dương Xuân có đàn Nam Giao; nói cách khác phía bắc đàn Nam Giao có phủ Dương Xuân.

Hải Ngoại Kỷ Sự cho biết năm 1695 Thích Đại San được Nguyễn Phúc Chu tiếp ở Phủ Dương Xuân, quá nửa đêm chưa cho về. Đến khi về đến chùa Thiền Lâm trống canh ba vừa điểm (cũng là nửa đêm). Thời gian đi từ phủ Dương Xuân về chùa Thiền Lâm không bao lâu chứng tỏ phủ Dương Xuân tọa lạc gần chùa Thiền Lâm.

Tài liệu của phương Tây cũng cho biết vào năm 1749 Pierre Poivre–một nhà buôn Pháp đã đến phủ Dương Xuân gặp chúa Võ Vương. Ông cho biết phủ Dương Xuân được xây dựng trên một cái gò (élévation). Cánh phía Bắc nhìn về sông Hương, cánh phía Nam có chỗ cao chỗ thấp, ở cuối có một cái hồ (étang). Dùng bản đồ đi từ chùa Thiền Lâm, tìm một điểm cao (gò) gần chùa Thiền Lâm có đặc điểm như Pierre Poivre đã viết. Địa điểm đó là nơi tọa lạc chùa Vạn Phước ngày nay thuộc phường Trường An, Tp Huế. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí viết về chùa Tuệ Lâm và địa bạ thành lập năm 1907, tên mới của gò Dương Xuân từ đầu thế kỉ XIX đã được đổi thành gò ấp Bình An. Nghiên cứu tư liệu và thực địa, thấy trên gò ấp Bình An này có những biểu hiện không bình thường như sau:

Ở trên gò có nhiều kiến trúc đã bị đập phá chôn sâu dưới đất: Các đá táng cột trong chùa Vạn Phước, đá táng cột chôn sâu trên con đường từ chùa Vạn Phước xuống hồ sen bên suối Tiên, đá lát sàn nhà trong nhà ông Nguyễn Hữu Oánh. Chứng tỏ phủ Dương Xuân ở đây đã bị đập phá chôn vùi xuống đất.

Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ”. Có nghĩa phủ Dương Xuân mất tích vì binh loạn Tây Sơn năm Bính Ngọ (1786).

Giải phóng Phú Xuân trong tay quân Trịnh, quân Tây Sơn chiếm tất cả những dinh thự cung điện ở Đô thành Phú Xuân, trong đó có phủ Dương Xuân. Mười bốn năm sau -trước cuộc tấn công của quân đội Nguyễn Ánh- quân Tây Sơn dưới triều Quang Toản/Cảnh Thịnh rút chạy khỏi Phú Xuân, chắc chắn quân đội của Quang Toản không kịp phá phủ Dương Xuân và chôn sâu xuống đất được. Thế thì ai làm cho phủ Dương Xuân bị xóa sổ để ngày nay không còn ai biết phủ Dương Xuân từng tọa lạc nơi nào? Người xóa sổ phủ Dương Xuân không ai khác là nhà Nguyễn. Vì sao nhà Nguyễn lại xóa sổ một công trình của Liệt thánh của mình? Vì phủ Dương Xuân đã bị quân Tây Sơn chiếm ở. Lực lượng nào của Tây Sơn đã ở phủ Dương Xuân?

Theo Đại Nam Thực Lục lăng mộ Quang Trung đã bị quật phá. Lăng mộ vua Quang Trung ở trong Cung điện Đan Dương tức là Cung điện Đan Dương ở gần chùa Thiền Lâm đã bị quật phá.

Nghiên cứu thơ văn cổ, văn học dân gian ở địa phương này, thực địa ấp Bình An còn thấy trên gò ấp Bình An (khu vực chùa Vạn Phước) và khu vực chung quanh gò suốt thế kỷ XIX cấm dân đến ở. Riêng dưới thời Minh Mạng, bà Ngọc Ngôn - con gái thứ 10 của vua Gia Long được đến trùng tu ngôi chùa có tên Tuệ/Huệ Lâm. Ngôi chùa này tồn tại cho đến năm 1949. Nhưng không ai biết chùa được xây dựng thời nào, do ai khai sơn.

Bãi tha ma trước chùa Vạn Phước xuôi xuống suối Tiên có tên là Cồn Bông Sứ. Vì trước năm 1988 còn nhiều gốc sứ cổ thụ. Chứng tỏ nơi đây từng là nơi thờ cúng hay lăng mộ của quan lại vua chúa.

Sau chùa Vạn Phước có một bãi tha ma với nhiều mồ mã vô danh từ xưa đến nay dân chúng gọi là “mã loạn”.

Trong vùng cấm địa ở chung quanh gò ấp Bình An (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có nhiều giếng quy mô, sâu, nước trong sạch, bị bỏ hoang, dân chúng địa phương gọi là “giếng loạn”. Chứng tỏ trong khu vực nầy đã có nhiều người của nhà nước sinh sống. Ông Phủ doãn Thừa Thiên Phó bảng Nguyễn Đình Hiến, viết một tấm bia về một cái “Giếng loạn” với 2200 từ, ông đặt câu hỏi “Giếng nầy ai đào, đào từ khi nào, vì sao bỏ hoang?”

Trong văn học dân gian ở vùng nầy có câu:

“Chiều chiều mây kéo về kinh,
Ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta”.

Tùng Thiện Vương (hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng, nhà thơ nổi tiếng của Triều Nguyễn) viết cái gò ấp Bình An có Suối Tiến chảy ngang qua, ông viết là “Loạn sơn” (núi loạn).

Như vậy Phủ Dương Xuân và Cung điện Đan Dương theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là một. Theo thời gian, phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn là tiền thân của Cung điện Đan Dương thời Quang Trung. Nói cách khác vua Quang Trung đã sử dụng phủ Dương Xuân làm Cung điện Đan Dương. Do đó Cung điện Đan Dương bị quật phá hủy diệt hết dấu tích nên phủ Dương Xuân mất tích đúng như Đại nam nhất thống chí triều Nguyễn đã viết.

Với công trình của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã tìm được dấu tích vùng cung phủ Dương Xuân-Đan Dương trong khu vực gò ấp Bình An từ chùa Thiền Lâm qua đến chùa Vạn Phước ngày nay.

Tóm lại, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: vào năm 1680, chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cho xây dựng một cung phủ ở địa điểm kín gió, cao ráo ở trên gò Dương Xuân bên bờ nam sông Hương. Cung phủ được đặt tên là phủ Dương Xuân. Đến năm 1786, Nguyễn Huệ sau khi giải phóng Phú Xuân trong tay ba vạn quân Trịnh, ông đã chọn phủ Dương Xuân làm dinh phủ của mình. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, phủ Dương Xuân được xây dựng lại và đặt tên là cung điện Đan Dương. Bốn năm sau vua Quang Trung ngã bệnh và mất vào ngày 29.7.1792. Để giữ kín sự kiện này với những lực lượng thù địch, triều Quang Toản/Cảnh Thịnh đã quyết định giữ bí mật ngày mất và táng vua Quang Trung ngay trong khuôn viên Cung điện Đan Dương. Từ đó, Cung điện Đan Dương trở thành lăng Đan Dương của vua Quang Trung.

Từ cuối năm 1801 đến cuối năm 1802, Nguyễn Ánh về lại Phú Xuân, ông cho quật phá lăng mộ vua Quang Trung và phá dỡ cung điện Đan Dương chôn sâu xuống đất. Suốt thế kỷ XIX, khu vực gò Dương Xuân được đổi thành gò ấp Bình An và cấm dân chúng đến ở. Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn công bố “Tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ” (Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”.

Với công trình nghiên cứu của mình, qua tư liệu và thực địa khám phá, các hiện vật kiến trúc dân chúng phát hiện được trong hàng chục thập kỷ qua, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã xác định được nơi tọa lạc của phủ Dương Xuân-tiền thân của cung điện Đan Dương trên gò Dương Xuân/gò ấp Bình An thuộc phường Trường An ngày nay.

Những dấu vết, hiện vật biểu hiện khảo cổ học vừa qua tại các hố thám sát theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho thấy giữa công trình nghiên cứu và biểu hiện khảo cổ học đã khớp nhau.

Tuy nhiên, phạm vi ranh giới Cung điện Đan Dương như thế nào, quần thể kiến trúc Cung điện có bao nhiêu nhà, các kiến trúc to nhỏ ra sao, dấu tích còn lại của lăng Đan Dương trong Cung điện Đan Dương chỗ nào… nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cậy nhờ ngành sử học và ngành khảo cổ học Việt Nam giải quyết để công trình nghiên cứu có giá trị lịch sử đạt được kết quả cuối cùng.

Phạm Hữu Thu

Kết thúc cuộc thăm dò khảo cổ ở gò Dương Xuân, phường Trường An-TP Huế do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế và Viện Khảo cổ học thực hiện theo Quyết định của Bộ VH,TT&DL, chiều 15/10, Chủ trì cuộc thăm dò, PGS.TS Bùi Văn Liêm-Viện phó Viện Khảo cổ học cho biết, sau khi đào đến tầng đất sinh thổ tại 5 hố thăm dò, đoàn đã tìm thấy một số hiện vật bằng đất, đá, gạch, ngói, vữa, gốm, sứ, sành, kim loại... liên quan đến các hoạt động của con người ở các giai đoạn lịch sử khác nhau; các thông tin về địa tầng, di tích và các đặc điểm khác...

Phát hiện bức tường rộng tới 5,5m tại hố số 5 thuộc khuôn viên ngôi nhà 13/120 đường Điện Biên Phủ-Huế.

người

Lấy gì để chứng minh đây là móng tường thành Cung Điện Đan Dương? (Bốn niệm xứ)

Đáng chú ý nhất là đã phát hiện tại hố số 5 (ở khu sân nhà 13/120 đường Điện Biên Phủ và nhà bên cạnh) có một nền đá gồm nhiều phiến đá chồng lên nhau, bên trên có vữa và đất đắp hình dạng như một bức tường thành rộng tới 5,5m; chiều dài vẫn còn phát triển.

Toàn bộ hiện vật phát hiện trong quá trình thăm dò khảo sát tại gò Dương Xuân sẽ được đưa về Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế bảo quản, lau chùi và sắp xếp trước khi chuyên gia đánh giá, ba tháng sau sẽ công bố kết quả trước khi hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ VH,TT&DL.

Riêng những hiện vật thu được trên bề mặt đất, Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tổ chức trưng bày để người dân và du khách thưởng lãm.

BÌNH LUẬN BỐN NIỆM XỨ 
Bài viết ở trên chúng tôi lấy trên mạng xuống để cho những ai từng chú tâm nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề Lăng mộ, dấu tích của Hoàng Đế Quang Trung đọc để hiểu thêm về công trình khảo cứu của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân đối với câu chuyện lịch sử này bao lâu.

Nếu các bạn đọc xong bài viết, chắc bạn cũng thấy rõ dụng tâm của Nguyễn Đắc Xuân nằm ở mấy điểm sau:

1/Cung Điện Đan Dương tiền thân của nó chính là Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn đã bị Bắc Bình vương đánh chiếm vào năm 1786 và cho tu sửa thành Cung Điện Đan Dương.

2/ Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung đã bị Gia Long quật phá tại Cung Điện Đan Dương.

3/Việc đi tìm Cung Điện Đan Dương hay dấu tích Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung thực ra chỉ là một cái cớ của Nguyễn Đắc Xuân để qua đó mượn tay các nhà khoa học, đại diện là Viện Khảo cổ Hà Nội và PGS Bùi Quang Liêm chỉ để đi đến một xác nhận. Lăng mộ Hoàng Đế Quang Trung đã bị Gia Long và quan quân dưới trướng tàn phá một lúc cùng Cung Điện Đan Dương.

4/Bởi khi các nhà khoa học, đại diện là Viện Khảo cổ-Hà Nội và GS Bùi Quang Liêm qua công tác khảo cổ, khai quật nếu dại dột ký vào văn bản khám nghiệm thực tế hiện trường rằng đó chính là những dấu tích -gạch, đá, chân móng tường thành và các loại bát, đĩa, sành sứ sứt mẻ, nát vụn, vvv...- của Cung Điện Đan Dương thì đồng thời tất cả cũng đã đi đến một thống nhất. Lăng mộ Quang Trung đã bị Gia Long quật phá hết rồi!

5/Khi tất cả mọi việc làm từ cá nhân của Nguyễn Đắc Xuân và các ban ngành đại diện văn hóa, lịch sử ở Huế kiêm các đại diện của Viện Khảo cổ Hà Nội đã cùng xúm ký vào văn bản khảo cứu, khai quật như vậy rồi. Thì rõ ràng, còn gì nữa sau đó Nguyễn Đắc Xuân sẽ có cái cớ đi tiếp bước hai. Đó là việc viết đơn thư thỉnh nguyện hoặc đề cử các cơ quan từ địa phương đến Trung ương cấp giấy phép và kinh phí khôi phục-làm lại Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn cho Thừa Thiên Huế!

6/Nếu sự việc diễn ra đúng như chúng tôi trình bày, luận giải thì rõ ràng. Nhà nước và chính quyền các cấp từ địa phương đến Trung ương đã dính bẫy sập mưu mô hiểm-thâm-độc của thằng lưu manh chính trị, văn chương ngu dốt, phản dân hại nước Nguyễn Đắc Xuân trong hành trình lặn lội đi phục dựng tất cả các công trình của bọn vua chúa PHẢN DÂN HẠI NƯỚC NGUYỄN GIA MIÊU để phục vụ cho âm mưu dựng lại chế độ phong kiến, bù nhìn, độc tài nhà Nguyễn đó thôi. Chẳng phải Nguyễn Đắc Xuân bao lâu chuyên viết và chuyên đi săn tìm các nhân vật phản quốc lịch sử triều Nguyễn từ trong nước, ngoài nước đưa lên sách báo cho công chúng xem đọc đó sao?

7/Chúng tôi trộm nghe được rằng chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuất tiền đúc 13 cái ấn bằng vàng -mạ vàng- lớn hơn bàn tay, dày gần một tấc giao cho một vị thầy -ông này thuộc dạng pede, lang thang, cơ nhở- thờ giữ kính cẩn trong một ngôi chùa cũng do tiền của của các cán bộ Trung ương chu cấp xây dựng. Ngôi chùa này nằm ở làng Gia Miêu xưa, được xây tường bao kín chung quanh, không tiếp khách bình thường, chỉ khách là cán bộ cao cấp mới được vào. Những ngày lễ lớn của Phật giáo thì các ông bà to lớn ngoài Trung ương bay vào làm lễ tại chùa này. Chúng tôi đã vào ngôi chùa này nhiều lần nên quan sát, biết được tình hình nội bộ của nó là thế nào. Chứ không phải chúng tôi ngồi tại chỗ nghe tin vịt nhảm nhí như đám văn sử học và báo chí xưa nay vẫn hay thực hiện, làm bậy, nói bây. Như có kẻ nào đó to gan lớn mật vô chùa thó trộm cây thuốc 555 cúng trên bàn Phật, trụ trì chùa liền gọi điện báo ra Hà Nội cho các ông to bà lớn biết chuyện vô giải quyết. Không biết vụ việc sau đó diễn biến như thế nào.

Nhưng ở đời "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên"!

Chào các bạn đã đọc và chia sẻ bài viết rộng rãi.

Miền trung thương nhớ,
lúc 7h36 ngày 12 tháng 05 năm 2019
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang