Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

5-DẤU TAY TRÊN CHỮ...

5- DU  TATRÊN CH...

CHƯƠNG NĂM
Những hàng rào,

thành lũy bảo vệ quan điểm.
Có người nói mặt biển cong. Nếu mặt biển

cong thì tại sao đường chân trời lại thẳng?

 

Trang 114 GVNC được xem là một trong những cơ sở vững vàng, kiên cố để tác giả Nguyễn Duy Chính cho rằng năm Canh Tuất 1790 vua Quang Trung đang ở bên Tàu. Chúng tôi trích một đoạn của trang này.

 

"...Dưới thời Quang Trung, một trong những công tác ưu tiên hàng đầu của ông là xây dựng kinh đô ở Nghệ An. Người được vua Quang Trung ủy nhiệm việc coi đất, thiết kế cung điện, giám thị xây cất là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong những thư từ còn lại đến hôm nay, tuy các văn liệu năm Quang Trung thứ 2 (1789) và Quang Trung thứ 4 (1791) còn rất nhiều, không có văn kiện nào vào năm Quang Trung thứ 3 (1790) là năm vua Quang Trung sang Trung Hoa. Nếu vua Quang Trung còn ở trong nước, không lẽ ông không liên lạc với các quan lại ở Nghệ An mà bỏ lửng một công tác quan trọng như thế? Giải thích hợp lý nhất chỉ có thể là ông không ở trong nước...".

 

Đức Phật có dạy rằng. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì năm dục tăng thịnh. Sáu căn là mắt tai mũi miệng thân ý. Sáu trần là sắc thanh hương vị xúc pháp. Và năm dục là sắc (sắc dục, tình yêu nam nữ), danh (địa vị, tên tuổi, quyền hạn), lợi (vàng bạc, vật chất, của cải), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghĩ).

 

Nếu một người một khi tu hành theo đạo Phật mà không hiểu lời kinh tuy cô đọng, giới hạn này thì người đó sẽ rất khó thâm nhập giáo lý, kinh điển nhà Phật và cũng không tu tập được gì. Bởi kinh điển nhà Phật tuy nói rằng có đến ba tạng là Kinh Luật Luận nhưng thực ra. Tất cả đều chỉ vào con người, vào thân tứ đại này và những khi căn trần xúc chạm. Nếu ai hiểu được điều cốt lõi, quan trọng này thì con đường giải thoát, chấm dứt luân hồi sinh tử khổ đau không còn là chuyện xa vời nữa.

 

Sau đây chúng tôi xin đính chính lại những sai sót rất trầm trọng trong bài kinh ngắn gọn, cô đọng và vô cùng quan trọng này. Tất cả chúng ta ai ai cũng đều biết sáu căn là mắt tai mũi miệng thân ý. Nhưng nếu nói sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì lại quá sai, rất khó chấp nhận. Cái sai ấy nằm ở chỗ này đây. Trước hết, bạn lấy một tờ giấy trắng, ghi theo cách trình bày như sau:

 

1- Mắt............Xúc..............Sắc
2- Tai.............Xúc.............Thanh
3- Mũi............Xúc.............Hương
4- Miệng........Xúc.............Vị
5- Thân..........Xúc.............Xúc
6- Ý................Xúc.............Pháp

 

Với cách trình bày như thế này, bạn sẽ dễ dàng quy tập và nhận ra những cái sai mà tuyệt đối tất cả mọi tu sĩ của mọi hệ phái Phật giáo không ngờ rằng xưa nay mình đều thuyết giảng sai lệch về giáo lý cơ bản của Phật giáo. Bạn có đồng ý, nhóm sáu căn là danh từ hay không? Nhưng là danh từ chung hay riêng? Riêng à? Không đúng. Đây là danh từ chung, vì người ta chỉ nói con mắt chứ không nói mắt của A, của H, của K... Nếu nói mắt của con bò, con thỏ thì có thể đó là danh từ riêng chứ cũng chưa hẳn là danh từ chung. Chỉ khi nào nói mắt của tôi, của chị, của anh nào đó thì đó mới chính là danh từ riêng.

 

Tiếp đến, nhóm sáu trần là danh từ riêng hay chung? Riêng nữa à? Cũng sai nốt. Nhóm sáu trần này nếu đọc kỹ bạn sẽ thấy đó chính là danh từ chung. Như thanh, tức âm thanh. Âm thanh ở đây gồm nhiều loại, như âm thanh tiếng suối chảy, tiếng thông reo, tiếng súng nổ, pháo nổ, tiếng sấm sét, tiếng ca hát, tiếng cung đàn trầm bổng nhặt khoan, tiếng mục tử gõ sừng lúc chiều tà và tiếng trâu bò về chuồng giục mỏ xa xôi...

 

...Gác kiếm quan ông rời huyễn phố,
Mở thừng nhục tử nhập cô thôn...
(Chiều hôm nhớ nhà-Bà huyện Thanh Quan)

 

Những đối tượng còn lại của nhóm sáu trần này cũng đều là danh từ chung cả. Riêng nhóm ở giữa bạn cho là danh từ gì? Chung hay riêng? Chung hả? Tầm bậy. Nhóm ở giữa này không phải chung, cũng không phải riêng mà là... động từ. Động từ là từ ngữ dùng để chỉ cho sự hoạt động, vận hành và làm việc dù đó là tiếng gầm của chúa sơn lâm trong rừng sâu, tiếng chim chóc nhảy nhót khi nắng mai vừa lên, một ngày mới tốt đẹp bắt đầu. Hay tiếng thở phì phò, mệt nhọc của bác trâu già bên tiếng dí thá của đời nông dân một nắng hai sương trên những cánh đồng luân hồi bất tận hết mùa đến vụ, hết cắt lại cấy đến cày bừa, gieo sạ...

 

Khi chúng ta đã phân ra cụ thể, rõ ràng nhóm nào thuộc về ngữ pháp, từ vựng nào. Và đây chính là cơ sở, điều kiện để từ đó mới có thể lý luận và moi móc ra những đúng sai đã ẩn khuất hằng bao lâu trong sự nhập nhằng giữa hai dạng văn nói, văn viết. Bây giờ chúng ta sẽ đối chiếu sự liên hệ giữa ba nhóm.

 

Sáu căn nói như vậy là đúng rồi. Riêng nhóm sáu trần bạn có thấy trần thứ năm tại sao lại là xúc? Nếu đây đúng là xúc thì thân sao lại xúc với xúc? Vô lý! Thân phải xúc với cái gì, việc gì cụ thể chứ tại sao lại xúc với xúc? Nói thế bởi xúc là động từ, nó không phải là danh từ để trở thành đối tượng của sáu căn. Bạn có thấy cái sai quá trầm trọng, quá vô lý ở đây chưa? Nếu thân đã xúc được với xúc thì con mắt, lỗ tai cả cái miệng cũng có thể xúc với xúc được.

 

Khi con mắt, lỗ tai đã có đối tượng để tiếp xúc của nó là sắc, là thanh rồi. Vì thế, bạn không thể bẻ ngược sự thật, chân lý khi đem thay thế vào những đối tượng không nằm trong hệ thống, đường dây nhân quả của nó như vậy. Cái nguy hiểm nhất là bạn lấy động từ quy nạp vào trong danh từ, trong khi đúng theo hệ quy chiếu thì nhóm nào phải cho ra nhóm đó. Trước sau, trên dưới, phải trái, đông tây, nói chung vị trí nào đâu phải ở đấy, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt lộn xộn, loạn xạ. Làm như vậy vô hình trung bạn đã thay đổi trật tự của quy luật âm dương, trời đất mất rồi.

 

Vậy ngay đây yêu cầu bạn phải xếp đặt, điều chỉnh trở lại những rối loạn mà do chính bạn đã gây ra cho người, cho mình và cho cả một hệ thống nhân quả trong vũ trụ, chớ không phải chỉ là chuyện tiếp xúc giữa căn trần là thôi đâu.

 

Nếu thân không phải xúc với xúc, thì nó sẽ xúc với cái gì, việc gì xin cho biết cụ thể?

 

Người xưa có nói. Vật cùng tắc phản. Khi trật tự đã bị đảo lộn thì thế nào có ngày nó cũng sẽ được quân bình trở lại. Đó là quy luật ngầm và sống còn muôn đời trong xã hội con người, và cả trong vũ trụ vô biên này vậy.

 

Thân ở đây là chỉ chung cho một con người, dù đó là mắt, là mũi, là tay, chân, đầu, mình, tim, gan, bao tử, lá lách, ruột non, ruột già, vân vân và vân vân... Cho nên, yêu cầu bạn phải hiểu, ví dụ, hễ khi trái tim của bạn đập mạnh hơn bình thường, hoặc cánh tay của bạn giở lên không được, và chân duỗi ra co vô không xong. Vậy có phải do có sự tác động từ ngoài vào cho nên cơ thể của bạn mới bị những trường hợp như vậy hay không?

 

Sự tác động ấy chúng tôi gọi là vấn đề hay việc này, việc kia, việc nọ. Nói chung đó gọi là... pháp. Pháp tức là... sự việc, là vấn đề này, nọ, đây, kia... Như khi bạn đang ngồi, bỗng có người ở sau bất chợt đến lấy tay bịt hai mắt khiến bạn giựt mình, tim đập mạnh. Hay do bạn làm việc quá sức khiến đôi tay mỏi rã rời, cử động không nổi. Tất cả những cảm thọ ấy nếu không gọi là... pháp, tức do việc này, việc nọ, việc kia tác động lên thân thể thì gọi là gì? Bạn hãy thật tình cho biết liền đi.

 

Vậy, nếu thân đã xúc với pháp rồi, tức nó đã có, đã tìm lại được rồi đối tượng, những người muôn năm cũ, mà từ bao lâu người ta hữu ý vô tình mang ném vào trong quên lãng, hư vô với một thời gian không thể dùng sáu căn của tôi anh chị tính đếm cho nổi.

 

Một khi thân đã xúc với pháp, với đối tượng mà đã bao lâu các bạn dìm tận vào trong quên lãng muôn trùng thì ý, bây giờ, tất nhiên nó sẽ xúc với... tưởng chứ còn với cái gì, với ai ở đây?

Bạn cho chúng tôi nói bậy chắc? Vậy xin mời bạn nghe các nhà văn, nhà thơ hay các nhạc sĩ, ca sĩ đôi khi nói còn hay hơn, có lý hơn giới tu sĩ Phật giáo nói đã quá nhiều từ bao lâu nữa đấy.

 

...Bẽ bàng nắng sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin phương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai...
(Truyện Kiều)

 

Hoặc:

 

...Khi tôi về, bồi hồi trong nắng,
tưởng gặp người em hân hoan ra đứng đón anh về.
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn,
con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng?
Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng,
tưởng gặp mẹ tôi run run ra đứng đón con về.
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời,
không lời từ ly cuối cùng trước khi phân kỳ...
(Đường xưa lối cũ)

 

Bạn có thấy văn chương của những ca nhạc thơ sĩ nhiều khi nói, viết còn đúng đắn, có lý hơn những gì mà giới tu sĩ Phật giáo đã từng viết và thuyết giảng hay không? Vì sự thật bao giờ cũng nằm ở khắp đây kia, ở trong tôi anh chị, chứ sự thật Phật giáo không sở hữu, chiếm hữu và độc quyền. Lại sự thật là của con người, dù đó là người kinh, người thượng, người á, người âu, người có tôn giáo, không tôn giáo, vvv... Vì thế, ai ai cũng có quyền nói, cũng có quyền công bố những cái đúng, cái hay và phê phán cùng chỉnh sửa những cái sai, cái chưa được. Bạn không thể lấy quyền hạn, thế lực nào để ngăn chặn hoặc triệt tiêu sự thật như triều Nguyễn Gia Miêu đã từng làm với Nhà Tây Sơn khi xưa.

 

Chúng ta tạm thời ngang đây đã hệ thống lại nhóm sáu trần. Tiếp nữa, bài kinh, lời dạy này còn nhiều khiếm khuyết, chúng ta cần chỉnh sửa lại nốt cho đúng với những gì Đức Phật đã thuyết giảng năm xưa. Chúng ta nên bình thản đọc lại lời kinh này một lần nữa vậy:

 

Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì năm dục và... thất tình tăng thịnh.

 

Sáu căn, sáu trần, năm dục chúng ta đã tạm hiểu. Nhưng riêng nhóm thất tình thì chưa, hãy còn mới quá. Nhưng có thể các bạn cũng đã từng nghe và cũng đã hiểu ít nhiều rồi. Nhưng thực sự, cái nghe, cái hiểu ấy chưa tới nơi, tới chốn, nó hãy còn quá đơn giản, đơn phương, đơn điệu, đơn tuyến. Do đó, trên lộ trình tu tập các bạn không thể nào đạt được sự bình an, giải thoát trọn vẹn. Nó chỉ mới được chút gì đó gọi là.

 

Thất tình, xưa nay người đời hay kinh sách và các tu sĩ của các hệ phái Phật giáo đều cho là hỷ nộ ái ố ai lạc dục. Nhưng khi chúng tôi tiếp xúc nhiều với các hạng người, hay những lúc quan sát sự tiếp xúc giữa các đối tượng, nhất vẫn là trải qua kinh nghiệm tu tập của chính mình thì chúng tôi lại thấy thất tình xảy ra và diễn biến trên thân tâm như thế này: Dục Nộ Ái Đố Mạn Hận Hại.

 

Chúng tôi xin giải thích các từ ngữ này để các bạn xem xét đúng hay sai.

 

Dục : là tâm tham của con người và các loài hữu tình.
Nộ : là trạng thái sân giận, tức tối, lồng lộn.
Ái : là si, là mê man, là tâm luyến ái, lưu luyến các dục.
Đố : là ghen ghét, tị hiềm hơn thua.
Mạn : là khinh thường, khinh nhờn, hay ngạo mạn, ngạo nghễ, hay tỏ ra lạnh nhạt, ghẻ lạnh, coi thường mọi người, mọi việc. Chỉ có mình là hơn hết mà thôi.
Hận : là thù, là ghim gút, là thù hận mãi mãi khôn nguôi.
Hại : là mưu mô, là âm mưu, là quỷ kế ma chước để hại người, hại vật, hại chúng sanh.

 

Với phần trình bày ở trên, chứng tỏ, hiện nội tâm của các bạn, của tôi anh chị đang ngập tràn, đầy dẫy những thứ gọi là thất tình này. Chỉ cần đi qua tiếp xúc là nó sẽ bùng nỗ và tuôn trào dòng thác dục bộc lưu ra ngay liền, không chậm trễ. Nhưng tại sao chỉ đến khi qua tiếp xúc thì nó mới tuôn ra như bầy ong vò vẽ, như dòng bộc lưu [1] cực mạnh thì các bạn lại không biết. Vì không biết nên các bạn mới khổ. Và tại do các bạn không biết nên hôm nay bài viết này mới có mặt để chỉ ra cái gọi là đường đi của nhân quả. Nếu các bạn biết rồi thì bài viết này là thừa, vô dụng. Người ta đã biết rồi mà viết để làm gì?

 

Xin hỏi lại bạn, rằng tại sao chỉ khi qua tiếp xúc thì các trạng thái thất tình mới xuất hiện hay không?

 

Đó là do năm dục của bạn bất ngờ bị ai đó dòm ngó, sờ mó, xô đẩy và lạm dụng, bóc lột. Khi năm dục lâm vào tình trạng nguy hiểm như thế thì thất tình lúc này bạn phải hiểu nó hệt như những anh hùng, các nữ hiệp liền xuất hiện ra tay trừ gian diệt ác ngay lập tức, không chần chờ. Chớ những lúc bình thường, sóng yên gió lặng thì cái đám mà trong Tây Du Ký Ngô Thừa Ân cho biết đó là bảy yêu quái có hộ khẩu thường trú ở động Bàn Ty lại nằm im ru bà rù. Dễ thương, nõn nà lắm. Chỉ đến khi tác nghiệp, hành sự thì các ả, tức đám thất tình mới tung chiêu độc diệt địch thủ. Vũ khí của các ả không phải bằng đao kiếm, mã tấu, súng đạn gì hết trơn hết trọi. Rất đặc biệt.

 

Các ả lúc đó liền đứng thẳng người và từ từ uốn ẹo, thò tay vén áo, hở bụng rồi bất chợt trong lỗ rún các ả bắn xẹt ra một luồng hệt như khói, như tơ quấn chặt lấy con mồi. Xong xuôi, các ả hú một tiếng, cả đám bảy yêu quái liền xúm khiêng con mồi về động Bàn bắt nồi chụm lửa ninh, hầm con mồi cho nhừ rồi bày ra ăn uống, nhậu nhẹt linh đình, thỏa thích vui say. Đây là nói theo cách ẩn dụ của ngòi bút hý lộng quỷ thần Ngô Thừa Ân trong Tây Du Ký. Riêng sự thật bên ngoài thì lại chi tiết, cụ thể hơn nữa. Hay ho và nghiệt ngã, cay đắng lắm. Bởi đó là sự thật mà.

 

Chắc bạn đã từng chứng kiến trực tiếp hoặc nghe, đọc qua sách báo và trên phim ảnh, truyền hình, truyền thông nhiều rồi. Các vụ án đâm chém, giết người man rợ, kinh khủng chưa từng thấy như vụ xử lý DH. của băng nhóm NC., vụ giết người diệt khẩu của một giám đốc đối với một thuộc cấp, vụ giết và chặt thi thể người yêu ra từng khúc để dễ mang đi phi tang, vvv... Đó chính là do khi năm dục của tôi anh chị đã bị kích thích, tác động hoặc do ai đó đụng chạm, dòm ngó, xô đẩy hay khi bị dồn đến đường cùng, không lối thoát.

 

Vì vậy, năm dục sắc lợi danh thực thùy chính là bản ngã to lớn, quan trọng của con người, của tôi anh chị đấy. Và với bất cứ giá nào thì tôi anh chị cũng phải bảo vệ nó cho bằng được. Do đó mà con người, tôi anh chị không bao giờ thoát khổ cho nổi cách nào. Chỉ đến khi nào tôi anh chị chấp nhận buông xuống sạch năm dục, tức dẹp quách cái bản ngã to lớn, vĩ đại kia thì sự giải thoát đến ngay liền tại chỗ.

 

Nhưng hiểu như vậy thì mới chỉ nằm ở lớp vỏ ngoài, chưa đụng tới phần lõi cây. Năm dục bạn phải hiểu như sau, xa hơn. Đó là năm đối tượng dục lạc đang ngày đêm nhảy múa, ca hát, hú hí, ưỡn ẹo, mời gọi, kêu réo, làm ám hiệu ở chung quanh thân tâm các bạn. Nếu muốn sở hữu, chiếm hữu năm dục lạc thì bạn cần phải vận dụng tối đa, thật hiệu quả của cái gọi là thất tình dục nộ ái đố mạn hận hại thì bạn mới mong có ngày làm chủ nhân ông, chủ nhân bà đối với năm thứ dục lạc hấp dẫn, thích thú kia. Vì thế, trên khắp các mặt trận từ chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, tình trường, giáo dục, tôn giáo, giang hồ, vvv... đã đang có nhiều người thành công vẻ vang nhưng cũng lắm kẻ thất bại cay đắng. Đấy là do họ vận dụng không nổi hoặc do thấp cơ, thua trí đối phương vì năng lực thất tình quá yếu kém, chưa đạt tới chỗ thượng thừa, thâm hậu.

 

Trong nhóm thất tình có niệm dục. Dục là lòng tham, lòng tham ngự trị ở hai nơi. Thân và tâm. Trên thân là lạc, tâm là hỷ. Như khi trời nắng nóng, bạn đi tắm thì cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, khoan khoái. Hoặc khi ăn một món ngon nào thì cảm thấy quá đã. Đây là niệm lạc của thân. Tâm thì khác. Bạn đang ngồi ở nhà, đứa cháu đi học về đến trước mặt vòng tay cúi đầu thưa ông, thưa bà cháu đi học về. Những hành động lễ phép, kính trên nhường dưới ấy của con cháu khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, hoan hỷ vô cùng. Nó không thể lấy bạc vàng đem ra đánh đổi mà có được.

 

Hay bạn đi làm về, vừa ngồi lên trên ghế thì đứa cháu bưng ly nước ra mời bà nội uống. Mặc dù bạn chưa uống nhưng bao nhiêu mệt mỏi, khô khát như đã tan biến đâu cả rồi. Trạng thái ở trên và ở dưới này gọi chung là hỷ, là niệm của tâm.

 

Cho nên, hễ nói dục thì bạn phải hiểu trong đó gồm có lạc và hỷ. Nhưng dục không phải chỉ có lạc và hỷ, mà những nộ (sân), ái (si), đố (tỵ hiềm), mạn (coi thường), hận (thù), hại (mưu) tất cả đều là những trạng thái diễn biến, móc nối, liên kết của tâm dục mà ra cả. Trong các kinh sách của Phật giáo xưa nay hận và hại đã bị đem vứt vào sọt rác, thế vào đó là hỷ và lạc. Tình trạng mù mờ, câm điếc này kéo dài đã bao lâu?

 

Tóm lại. Năm dục sắc lợi danh thực thùy chính là những đối tượng hấp dẫn, lôi cuốn khiến cho bao con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi vẫn không ngừng mơ ước sở hữu được nó mãi mãi trong vòng tay khép kín. Nhưng trong đời có mấy ai được toại nguyện? Nếu ở đầu này bạn luôn muốn cố gắng chiếm hữu nó, thì ở đầu kia tôi anh chị cũng quyết ra tay nghĩa hiệp, bảo vệ nó cho bằng được. Và trong cuộc tranh chấp, ai là người vận sử dụng thất tình dục nộ ái đố mạn hận hại lên đến đỉnh cao thì kẻ ấy sẽ thắng cuộc, thành công. Cuộc đời này chung quy lại chỉ có bấy nhiêu thôi.

 

Riêng nhóm sáu xúc không đơn giản như bạn nghĩ. Khi căn trần xúc chạm thì sinh ra sáu thức. Thức tức là biết, biết chuyện này, việc kia, việc nọ. Nếu bạn không xúc chạm thì bạn không hiểu biết, tức cái thức không phát sinh, phát triển. Sống như thế bạn sẽ ở trong mù mờ, ngu dốt. Và nó sẽ chết khô, chết dần mòn, chết trong cô độc, tủi hờn.

 

Do đó, chính sách bế quan tỏa cảng là một chính sách thiếu khôn ngoan, sáng suốt, nó sẽ dìm con người vào trong tăm tối mãi mãi. Bởi sự kinh nghiệm, khôn ngoan, sáng suốt chỉ đến qua tiếp xúc. Do đó, con người dù đời hay đạo cũng cần phải tiếp xúc để học hỏi lẫn nhau, không ai tự một mình, ở một chỗ mà phát sinh ra trí tuệ, hiểu biết. Xin bạn đừng quên điều này.

 

Vì vậy, nói xúc là động từ đấy là nói sơ khởi, nói ở gần. Nếu đã hiểu đến chỗ sâu xa, rốt ráo thì xúc chính là thức, là cái biết hay cái kinh nghiệm, cái lõi cây đã được trui rèn, uốn nắn qua bao lần xúc chạm. Thời đại bây giờ gọi là dấn thân, trải nghiệm. Đúng như vậy, có dấn thân, có trải nghiệm thì bạn mới có thể thành công hay thành nhân, nhất trên con đường đạo lý, tu hành giải thoát.

 

Nếu bạn ngồi tại chỗ, hoặc nghe ai nói gì đó rồi kết luận, cho sự việc, cho người này, người kia là như vậy, như thế là một sai lầm nghiêm trọng. Như cánh nhà báo hoặc giới sử gia ngồi tại chỗ viết bài, viết sách. Các loại sách báo này có gì để các bạn đọc vì phần nhiều là nói láo, thêu dệt. Một rừng sách, kinh, báo như lá rụng mùa thu xưa nay có giúp được gì cho ai chấm dứt khổ đau hoặc thấy ra sự thật rõ ràng, cụ thể đâu mà xúm viết chi cho lắm thế?

 

Hoặc nếu một kẻ mới vừa tuổi đôi mươi, ba mươi, thậm chí bốn mươi mà nói là người tu chứng đạo, chứng thánh là điều không bao giờ có. Bởi chứng đạo, chứng thánh là chứng cái gì? Ngồi thiền ba bốn tiếng, năm sáu tiếng không vọng tưởng là chứng ư? Nếu đã chứng thánh thì các ngài thuyết giảng Căn Trần Thức hay Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Thập thiện sao lại sai lệch, rớt ngoài lề hết như vậy?

 

Căn cứ vào những kinh sách, băng giảng của các thiền tăng, thiền ni chúng tôi dám nói các vị chứng cái chi chi ấy chứ không phải chứng cái mà Phật giáo và con người, loài người đang thiết tha mong đợi mỏi mòn.

 

Thưa các bạn,
cái chẳng những chỉ nội bộ Phật giáo thiết tha mong đợi mà còn cả con người, loài người mòn mỏi, ngóng trông chính là trí tuệ. Đúng như vậy, vì chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết, giúp cho con người thoát khỏi mọi bế tắc, buộc ràng trong đời sống, trong sinh hoạt đời thường giữa người với người và với cộng đồng xã hội. Bởi tôi anh chị, bởi cộng đồng xã hội là một chùm nhân quả duyên hợp, duyên sinh. Bạn ở đầu kia đập một tiếng búa, xả ra một bì nylon thì người ở đầu này sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng bởi tiếng búa, và bì nylon rác xả ấy.

 

Khi Nguyễn Duy Chính công bố, đưa ra các dạng sử liệu hòng chứng minh rằng năm Canh Tuất 1790 vua Quang Trung đang ở bên Tàu, vì vậy, theo đó, ông phải dựng lên những lớp hàng rào, thành lũy để bảo vệ cho quan điểm, lập trường của riêng mình bằng mọi giá. Nói khác đi, để xây dựng, bảo vệ năm dục sắc lợi danh thực thùy, là bản ngã to lớn, vĩ đại của mình vững mạnh thì Nguyễn Duy Chính phải lấy mạng lưới thất tình ra làm hàng rào, thành lũy củng cố, đắp xây, bao bọc cho nó với mọi lý lẻ mà khi đọc qua ai cũng liền gật, vỗ tay rào rào. Nhưng khi đọc qua sách ông viết, chúng tôi thấy có quá nhiều sơ hở trong cách lập luận. Nếu trong thời gian đó, Canh Tuất 1790, vua Quang Trung đang ẩn tại Nghệ An chẳng hạn thì sự làm việc, liên lạc giữa ngài và các ban bệ triều đình tuyệt đối được giữ bí mật, không công bố ra trên văn bản mà chỉ bằng thư tay, hiện lưu trữ trong tài liệu mật quốc gia thì sao? Đừng nên nói rằng các văn bản, sắc lệnh hễ do thế tử Quang Toản ký tên, đóng dấu là vua Quang Trung khi đó đang ở bên kia biên giới. Hiện tượng, cái mà mọi người thấy trước mặt cũng giống như trò cưa người rớt, rời hai phần của nhà ảo thuật gia vậy. Ở phía sau chả có ai bị cưa xẻ, chết chóc, đau đớn gì cả.

 

Cho nên lập luận nói năm 1790 không có văn bản nào ký tên vua Quang Trung vì ngài không có trong nước là một lỗ hỗng quá to lớn, không phải chỉ là một kẽ hở, chui lọt con kiến. Vì khi vua Quang Trung và ban tham mưu quyết định đánh một canh bạc táo bạo, qua mặt Thanh Triều để mưu cầu việc lớn thì mọi việc phải được sắp xếp đâu vào đấy. Việc ẩn mặt đâu đó đúng một năm, chờ phái đoàn ngoại giao xong trách nhiệm quay về thì không phải là chuyện quá khó. Nếu mặt trận phía Bắc hoặc Nam có gì xảy ra thì đã có các tướng như Trần Quang Diệu, Phan Văn Lân lo liệu. Nhưng các quan võ danh tiếng, lỗi lạc của Tây Sơn Bắc thời ấy còn nhiều người giỏi nữa, không phải chỉ có vài người như Trần Quang Diệu, Phan văn Lân hay Ngô Văn Sở.

 

Với những danh tướng võ nghệ đầy mình, thừa kinh nghiệm, dày dạn trận mạc đang ở dưới trướng vua Quang Trung như vậy thì các tay anh chị có máu mặt Đàng Trong, Đàng Ngoài cũng không thể làm được gì đối với sự an toàn của các địa giới mà Tây Sơn hiện đang quản lý trong thời gian ngài ẩn mặt chờ đợi chuyến công tác ngoại giao cực kỳ quan trọng quay về này. Nhưng ai biết đâu, cũng có thể đám anh chị có máu mặt Đàng Trong, Đàng Ngoài dự đoán Quang Trung hiện đang còn ở trong nước nên cũng không dám quậy phá gì nhiều lắm. Bởi bộ óc Quang Trung là bộ óc thiên về quân sự, chỉ huy dàn thế trận và đánh như thế nào để hốt được trọn ổ. Nếu ngài hiện đang ở trong nước thì đừng hòng mang quân quậy phá.

 

Nhưng tất cả mọi việc đều có thể xảy ra vì những lực lượng chống đối Tây Sơn trong hiện tại quá nhiều, trong lúc ngôi vị nhiếp chính của ngài nói gì đi nữa cũng chưa được danh chính ngôn thuận nếu so với vua Thái Đức miền trong hoặc vua Chiêu Thống ngoài kia. Khi đang còn là tướng ruỗi rong chinh chiến, Nguyễn Huệ sẽ không thể nào hình dung ra cảnh khi làm một ông vua thì cần phải có những gì để nhận được sự tín nhiệm hoàn toàn của quan quân và quần chúng nhân dân. Chỉ khi leo lên ngồi trên vai trò nhiếp chính, cai trị thiên hạ thì Quang Trung mới ngớ người. Thì ra ở địa vị này không phải võ nghệ hay sức mạnh mới được gọi là vua, là chúa thiên hạ. Mà những vai trò này theo chúng tôi chính là sự truyền thừa của truyền thống đã từng được an bài, mặc định đâu vào đấy tự ngàn xưa.

 

Vì thế, bất cứ giá nào Quang Trung cũng phải có, cũng phải lấy cho bằng được những sắc phong, đạo dụ, ấn tín cấp phát từ bên kia Thanh triều. Khi đã nắm được trong tay những món bảo bối ấn chứng để chính danh cho tên tuổi, sự nghiệp rồi thì chiếc ghế ngồi của mình lúc này mới vững chắc, an toàn. Từ đó ngài mới có thể lớn tiếng quát tháo đám anh chị có máu mặt thuộc dòng dõi quan quyền, con vua cháu chúa Đàng Trong, Đàng Ngoài đang chộn rộn, nhôn nhao vào lúc cao trào này.

 

Khi sự việc được nghiêm túc đặt ra như vậy, thì chúng ta cũng phải đưa ra giả dụ nối theo, rằng nếu vua Quang Trung đích thân qua Tàu thì sự việc sẽ như thế nào?

 

Điều này ai cũng sẽ hiểu rất dễ dàng. Chúng tôi đưa ra dưới đây những điều kiện tất yếu sẽ xảy ra ngay lập tức nếu như vua Quang Trung quyết định tự ý qua Tàu, không nghe lời tham mưu, can gián của các quan văn võ ngày ấy.

 

1- Nếu vua Quang Trung đích thân qua Tàu thì có thể sẽ bị triều Thanh lật cờ, và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó đối với người vừa đánh cho mình một trận tan tác, thất điên bát đảo, mười phần chỉ còn hai ba. Những núi xác người ngựa và đao kiếm, vũ khí hãy còn vương vãi, chất đống ra kia là điều không khó hiểu.
2 - Khi Quang Trung vắng mặt, thì tất cả những lực lượng quân sự, chính trị mà ông đã càn quét không khoan nhượng từ hồi giờ sẽ tấp nập, rộn ràng kéo thốc vào đánh úp Phú Xuân nội trong ba mươi giây. Cho dù lúc đó đang có những danh tướng hảo hạng, lão luyện như Trần Quang Diệu, Phan Văn Lân, Võ Văn Dũng, vvv... chốt giữ ở nhiều mặt trận, cứ điểm đây kia hai đầu kinh đô.
3- Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc cũng sẽ sẵn sàng xuất quan nhập cuộc, kéo quân đoàn thiện chiến ra Phú Xuân lập tức nếu nhận được tin Quang Trung đã qua bên kia biên giới. Vì đây mới chính là tay anh chị có máu mặt đáng gờm nhất cho chiếc ngai vàng, cho quyền thống nhất và cai trị đất nước suốt từ trong ra ngoài của Tây Sơn tam kiệt, những người lãnh đạo phong trào cách mạng nông dân. Nhóm giặc chưa ló đã thụt Nguyễn Ánh lênh đênh, bèo dạt hoa trôi đầu trong kia thì có gì đáng sợ? Nhưng nếu Quang Trung muốn thộp cổ, hốt cốt Nguyễn Ánh thì lại phải xâm nhập, hành quân qua lãnh thổ Tây Sơn Nam. Như thế sẽ vi phạm chủ quyền có thể đã được công khai và chấp nhận trên văn bản giữa hai nhà nước Tây Sơn Nam-Bắc.
4- Quang Trung không phải là người dễ bị bắt nạt, hù dọa hoặc sẽ chịu cúi đầu, khuất phục trước bất cứ một thế lực hay một kẻ nào. Ngài thuộc tạng người hiên ngang, oai phong lẫm liệt, đường đường chính chính, từng dám đơn thân độc mã xông vào một rừng đao kiếm tả xung hữu đột khiến đám anh chị có máu mặt trong Nam ngoài Bắc thời ấy phải run sợ khiếp vía như loài khuyễn mã bất ngờ gặp phải chúa sơn lâm vậy.
5- Điều quan trọng nữa mà ít người chịu lưu ý. Ngoài trách nhiệm, bổn phận là một ông vua đối với nhân dân và đất nước. Quang Trung còn là một người chồng, người cha và tất nhiên ngài cũng phải có trách nhiệm, bổn phận của mình đối với sự an nguy của vợ con. Ngài không thể nào bỏ mặc gia đình, vợ con ra đi gần một năm dài đằng đẵng như thế cho công tác ngoại giao khứ hồi hai bận đi về trên con đường viễn xứ xa thăm thẳm, ngút ngàn, cách trở sơn khê. Rủi đám anh chị có máu mặt nghe tin ngài đang ở bên kia liền cùng xúm kéo quân tấn công vào Phú Xuân thì vợ con của ngài lúc này tính làm sao?

 

Đó là những lý do chính đáng, quan yếu nhất để Quang Trung không thể, không bao giờ bỏ trống đất nước và gia đình đi qua Tàu làm những việc trái ngược với đạo lý, sự thật và phẩm chất hiên ngang, nhiều khi độc đoán của mình, của dân tộc như vậy. Cho nên chúng ta đừng nên đưa ra bất cứ lập luận nào cho rằng chính Quang Trung đã dẫn phái bộ ngoại giao qua Tàu năm Canh Tuất 1790, cũng như ngài đã nhu thuận khom lưng quỳ lạy, chắp tay trước vua Càn Long chễm chệ ngồi trên ngai vàng và hai hàng bá quan văn võ, sứ thần các nước để nhận lại những lời khen, những tặng phẩm mà ngài xem như cỏ rác, quá tầm thường.

 

Chính bản thân các bạn, tôi anh chị nếu đặt vào trường hợp như thế liệu tôi anh chị có chịu hạ mình quỳ lạy, bẩm thưa đến nhục nhã, ê chề, hèn hạ đối tượng vừa bị mình chỉ mặt quát tháo, chửi mắng là bọn chó Ngô xâm lăng bạo ngược hay không, chớ đừng nói đó là Quang Trung-Nguyễn Huệ. Người đã diệt gọn 29 vạn cọp beo xâm lược chỉ nội trong cái chợp mắt giấc ngủ trưa.

 

Riêng quan điểm Nguyễn Duy Chính cho rằng vua Quang Trung hiện đang tập trung xây dựng kinh đô tại Nghệ An là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở vững chắc. Nhưng nếu Nguyễn Duy Chính nói ngài không liên lạc với các quan lại trong quá trình xây dựng kinh đô của thời gian này là vô lý, thiếu cơ sở. Theo chúng tôi, trong thời gian này vua Quang Trung đang ẩn tại Nghệ An hoặc Hà Tĩnh để chờ phái đoàn ngoại giao quay về, đồng thời để chỉ đạo việc tiến hành xây dựng kinh đô. Dĩ nhiên người thay mặt, đứng coi công trình là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, vì ngài không thể chường mặt công khai lộ liễu cho ba quân thiên hạ trông thấy vào thời điểm này.

 

Nhưng nếu triều đình Phú Xuân quyết định đóng cánh cửa ngoại giao sau hai năm chiến cuộc, không qua Tàu để đáp lại sự chiếu cố, thịnh tình của vua Thanh Cao Tông ngày ấy vì dầu sao chính nơi đây đã đang sẽ, đã đang cấp cho Quang Trung những điều kiện trọng yếu trên chiếc ngai nhiếp chính, cai trị thiên hạ. Sau là đưa ra những yêu sách có lợi cho đất nước và nhân dân đang trong thời kỳ cấp bách xây dựng, phát triển sau những cuộc chiến mà tổn thất, hư hao, mất mát đã quá nhiều. Không thể trong ngày một ngày hai để có thể hàn gắn những mất mát, tổn thất và biến một đất nước đang nghèo đói, thiếu thốn trở nên cường thịnh nếu không có sự hỗ trợ đắc lực, nhiệt tình từ các nước anh em lân bang. Và nơi có thể tích cực giúp cho ước nguyện Quang Trung thành công chính là nhà Thanh với đại diện nổi bật là vua Càn Long.

 

Thông thường, chúng ta, tôi anh chị vẫn cứ hay tạo ra những hàng rào an toàn, nói đúng hơn đó là các mối nghi kỵ, hiềm khích, thù hận với người này, người kia qua những quá trình tiếp xúc, làm việc. Hữu ý vô tình chính trong những giây phút ban sơ, tưởng đâu đơn giản, nhạt nhòa ấy giữa mình và người đã xuất hiện ra một khoảng cách rất lớn, như đã nói. Và khoảng cách này sẽ được kéo dài, nhân rộng mãi ra chưa biết đến bao giờ mới được thu hẹp, đóng lại.

 

Và chỉ đến khi hai bên đã tích cực đụng chạm hay qua một trận thư hùng thử tài cao thấp, chết đi sống lại thì lúc đó cả hai mới bắt đầu chịu nhượng bộ, ngồi xuống nói chuyện. Lúc này tôi anh anh chị mới chợt nhận ra sao ở người này, người kia thấy cũng có gì đó hay hay, lạ lạ, và cũng có nhiều điều tốt đẹp, đặc biệt đấy chứ?

 

Xã hội và cuộc đời này, phải không bạn, đã từng có những mối tình thơ mộng, rất lãng mạn hoặc những mối quan hệ song phương, đa phương đã kết thúc rất tốt đẹp, trong sáng, lâu dài như vậy mà bước đầu sao lại tràn ngập, đầy dẫy ôi là những thù hận, đâm thọc, sát phạt lẫn nhau như thế?

 

Rồi chỉ đến khi qua các cuộc tiếp xúc, va chạm thì sự hiểu biết, thông cảm kéo theo tình thương, các mối thiện cảm giữa người với người, rộng hơn là giữa đất nước với đất nước, dân tộc với dân tộc từ đó mới có thể đâm chồi nẩy lộc, kết hoa ra trái. Còn trước đó? Như đã nói, tôi anh chị hiện đã đang bằng những cố gắng có thể để đóng cọc, xây lên những lớp hàng rào, thành lũy cứng chắc, dày đặc hòng bảo vệ kiên cố bản ngã sắc lợi danh thực thùy hữu ý vô tình đã nhập nội thân tâm từ bao lâu.

 

Câu chuyện giữa nhà Thanh, nhà Tây Sơn, xa hơn là sự quan hệ giữa nước ta với Trung Hoa, và còn nhiều nước khác nữa có thể đã phải diễn biến rập khuôn, đi theo một chiều hướng như vậy. Riêng những thâm tình vua Thanh Cao Tông dành cho Quang Trung-Nguyễn Huệ mà khi đọc qua những sắc thư chúng tôi thấy quá sức đặc biệt. Theo chúng tôi suy luận. Có thể đó chính là do tài năng, võ nghệ siêu quần bạt tụy của Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nhiếp phục được vua Càn Long hay chăng? Hay đó chính là lòng yêu nước, thương dân đến vô hạn của Quang Trung-Nguyễn Huệ và quân dân Đại Việt hữu ý vô tình đã chiêu cảm cả đất trời rộng lớn khiến vua Thanh Cao Tông sịch bức mành mành, đón nhận luồng chân lý do quân dân An Nam quạt bùng lên?

 

Có thể bạn cho chúng tôi tôi nói bậy, tìm mọi cách đề cao, tâng bốc thần tượng của mình chớ làm gì có những chuyện lạ kỳ như vậy?

 

Ý kiến phản bác của bạn đúng chứ không sai. Nhưng nếu không phải như vậy thì lý do gì nhà Thanh, đại diện là vua Càn Long lại dành cho vua Quang Trung và phái đoàn ngoại giao An Nam những biệt đãi trọng hậu như vậy trong đại lễ chúc thọ trong khi, như bạn đã từng biết, quá khứ là chuyện đã qua rồi, còn tương lai thì chưa tới, chỉ có hiện tại, mà hiện tại là câu chuyện vẫn còn đây, như vừa rồi. Sự gián đoạn giữa Mỹ và Việt Nam sau chiến cuộc phải kéo dài đến 20 năm mới bắt đầu chộn rộn khởi niệm thông quan.

 

Hãy chân tình trả lời đi bạn?

 

Chúng ta nên đặt ra một câu hỏi. Có phải sự buông bỏ, chấp nhận những lỗi lầm trong mối quan hệ ngoại quân sự, chính trị giữa hai nước, đúng hơn là giữa triều Thanh và nhà nước Hoa Kỳ sau chiến cuộc có một khoảng cách quá xa, khó tưởng tượng ra cho nổi cách nào phải không?

 

Nhưng cho dù lâu hay mau, ngắn hay dài, tuy không nói ra nhưng chúng ta vẫn biết như thật rằng. Để xác định được cái gì đúng, cái gì sai, cái gì là chân lý, cái gì là phi lý thì phải có thời gian, tức phải đi qua sự xúc chạm thì lúc đó sự thật mới được tuần tự phơi bày. Ấy bởi do đầu óc con người đang bị ác pháp tham sân si mạn nghi hận hại ngăn che cho nên không thể nào họ có khả năng trực nhận ra sự thật mà họ đã đang đối diện. Chỉ đến khi đi qua những xúc chạm trực tiếp, gián tiếp thì những ác pháp như đã nói mới bắt đầu tuần tự rụng rơi dần dần và dần dần...

 

Chân lý và sự thật xuất hiện hoặc có được công nhận hay không là như vậy đấy. Tin hay không là tùy ở bạn.

 

Chúng tôi xin nói thêm, hoặc nói lại thế này. Con người là đại diện cho nhân quả. Mà nhân nhân quả là một chùm, một hệ thống, một đường dây liên quan chặt chẽ, khắn khít chứ nhân quả không đơn phương, đơn giản, đơn điệu, đơn tuyến, đơn côi như bạn, như tôi anh chị đã đang suy gẫm, mặc định.

 

Ngoài những gì đã nói, qua trình bày các điểm cơ bản, cốt lõi ở trên của câu chuyện, sự quan hệ trong các chuyến ngoại giao của nhà nước Tây Sơn thời ấy với chúng tôi còn có mục đích chính yếu như sau. Quan sát toàn bộ sự hoạt động của Thanh triều và các địa giới quan trọng để chuẩn bị cho kế hoạch đánh lấy lại hai đất Lưỡng Quảng hay bảy châu Hưng Hóa gì đó.

 

Chúng ta nên quay trở lại với quan điểm rằng vua Quang Trung hiện đang dốc toàn lực cho công việc xây dựng kinh đô tại Phượng Hoàng Trung Đô của Nguyễn Duy Chính là hơn. Với nhận xét này của Nguyễn Duy Chính chúng tôi cho là rất đúng đắn. Chúng tôi cũng xin đưa những ý bổ túc cho đoạn này. Công việc tiến hành xây dựng kinh đô tại Nghệ An chỉ mới bắt đầu thì vua Quang Trung đã bất chợt ra đi. Chúng ta có quyền đưa ra giả thuyết. Nếu vua Quang Trung ngày ấy sống thêm vài mươi năm nữa thì không biết đất nước chúng ta sẽ phát triển đến tầm cở nào khi kinh đô được xây dựng tại Phượng Hoàng Trung Đô-Nghệ An?

 

Nhưng điều này, hay ước mơ này đã không thực hiện được vì cái chết quá... bất ngờ, đột ngột của người chủ trương kế hoạch táo bạo, gan góc. Làm một cuộc cách mạng vĩ đại lật đổ nhào tình trạng đeo bám truyền thống, truyền thuyết. Nhưng chúng ta cũng không thể không đoán biết sự tình sẽ ra sao nếu chịu khó quan sát, nhìn lại toàn diện tình hình thời cuộc đất nước sau ngày vua Quang Trung ra đi đến hôm nay.

 

Bạn có bao giờ khởi, đặt trong đầu ý niệm. Tất cả những kinh đô xây dựng trên những địa giới từ hai đầu đất nước từ dạo đó đến hôm nay hầu như đều sụp đổ nháo nhào đến thảm hại, tan tác, đau thương. Như kinh đô của Gia Long tại Phú Xuân. Ngày nay còn lại gì sau non 150 năm cai trị với ngút ngàn thù hận, oằn oại rên xiết cùng mấy trăm cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân và sĩ phu ba miền Bắc Trung Nam hòng đứng lên lật đổ chế độ độc tài, vơ vét, chém giết đến tận cùng?

 

Nhưng cũng ngay trong những thời kỳ này hiện vẫn đang có, đang tồn tại một kinh đô do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc xây dựng trên nền tảng kinh đô của người Chăm tại huyện An Nhơn. Kinh đô này thì quá mờ nhạt, nó không hề để lại trong tâm tư người dân Việt một chút gì đó để gọi là kỷ niệm xa xưa cả...

 

Cũng xin chưa nói một kinh đô nữa của người Chăm ở Trà Kiệu, Duy Sơn-Quảng Nam, từ Hội An đi khoảng 25km sẽ gặp. Rồi cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình do Đinh Tiên Hoàng xây dựng.

 

Nối theo là chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm cũng không ngoài con đường mà vua quan triều Nguyễn Gia Miêu đã từng đi qua, mà tiếng xấu còn lưu lại đến muôn đời. Chế độ Diệm-Nhu còn đặc biệt hơn khi cho mang máy chém đi khắp các làng xã, vùng sâu xa để chém sạch những ai dám đứng lên chống lại chính quyền, nhà nước gia đình trị.

 

Sau chế độ gia đình trị Diệm-Nhu là đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Rồi sau 12 năm nhiếp chính thì nhà nước VNCH cũng tuyên bố cáo chung với những cuộc tháo chạy trên khắp các mặt trận từ tiền tuyến đến hậu phương, từ cao nguyên đến duyên hải. Dinh Độc Lập, kinh đô của hai chế độ miền Nam đã chính thức bị xóa sổ, biến thành điểm tham quan du lịch cho nhân dân sau biến cố mùa xuân 1975 lịch sử.

 

Kinh đô còn lại là Thăng Long tại Hà Nội. Và như chúng ta đã quá biết. Hiện nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đang vấp gặp và sa lầy, cùng trĩu đôi vai nhọc nhằn gồng gánh giới cán bộ và ba chữ không to tổ tướng: không thấy-không nghe-không biết mà không làm sao giải quyết cho nổi cách nào. Nếu tình trạng này kéo dài, như các cán bộ trung ương đã công bố trên các phương tiện thông tin rằng nhân dân rồi đây sẽ mất lòng tin vào chủ trương, chính sách. Và một khi lòng tin đã không còn thì việc gì đến tất phải đến.

 

Theo cái nhìn trực quan, sống động, như thật của chúng tôi. Sở dĩ tất cả các triều đại, các chủ trương, đường lối, chính sách từ sau ngày vua Quang Trung niệm khúc "ai tư vãn" hầu hết đã dẫm lên và cùng nhau đi vào chỗ bế tắc, không lối thoát rập khuôn như vậy đều do... chọn sai địa giới đặt kinh đô!

 

Bởi đó -các bạn nghĩ lại có đúng hay không- cần được xem như là một bài toán nháp để cho các nhân vật có máu mặt có quyền tự do ghi chép, tẩy xóa, thêm, bớt rồi vẽ, trình bày ra hết đáp số này đến đáp số nọ nhưng cũng chả trúng trật đâu vào đâu. Tất cả lúc đầu đều cho đáp số, bài toán, hình vẽ của mình là đúng, là hay đẹp hơn hết. Nhưng sau một quá trình thử nghiệm, chứng minh thì những con số ấy đều là những con số không có thật, nó do các nhà chính trị ngồi một chỗ dùng óc tưởng tri... tượng tưởng ra mà thôi. Như đáp số của Nguyễn Nhạc, của Gia Long, đáp số của dòng họ Ngô, đáp số của chính quyền VNCH. Và đáp số sau mùa xuân 1975 của chính quyền lâm thời cách mạng.

 

Chúng tôi không nói trước năm 1975, vì thời điểm này đất nước đang bị chia đôi, đang phải còn hứng chịu cảnh bom rơi đạn lạc tơi bời. Nhưng sau 1975 những người cách mạng đúng ra phải khôn ngoan, thức tỉnh, mang đặt lên bàn hội nghị ý niệm. Nên thay đổi kinh đô hay cứ phải bám đuôi theo truyền thuyết, truyền thống đã có tự ngàn xưa?

 

Nhưng nếu chúng ta công tâm, bình đẳng và chấp nhận, nhìn nhận một sự thật và hãy để cho chính quyền lâm thời cách mạng hôm nay tiếp tục làm một bài toán nháp để xem đáp số của họ trương ra như thế nào? Vì trước đó chúng ta cũng chẳng đã vui vẻ, bằng lòng để cho các thí sinh chính trị tầm cỡ như Nguyễn Nhạc, Gia Long, dòng họ Ngô, Nguyễn Văn Thiệu tự do tính toán, tẩy xóa, đệ trình đáp số rồi hay sao? Vì nói gì thì nói, các thí sinh muốn làm thì cứ làm, nhưng để được công nhận hay không lại là do tôi anh chị, những người trong ban giám khảo, tức toàn dân quyết định sự đúng sai. Vì đây là thời dân chủ, không phải thời phong kiến vua chúa, nhân dân chỉ được chóc mỏ ngồi nghe.

 

Không biết rồi đây sự cuộc sẽ như thế nào nếu kinh đô không được thay đổi, và nạn "ba không" vẫn tiếp tục lộng hành, tác yêu tác quái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy chờ xem vậy. Vật cùng tắc phản.

 

Nguyễn Duy Chính còn đưa thêm những chi tiết, yếu tố để bảo đảm rằng người sang Trung Hoa chúc thọ là vua Quang Trung chứ không phải ai khác. Đoạn này trích ở trang 114 của Nguyễn Duy Chính như sau:

 

"... Một điểm vô lý khác là nếu như tình hình hai nước vẫn còn căng thẳng đang tìm cách hại nhau, phái đoàn chúc thọ do một ông vua giả dẫn đầu, những người đi theo ắt hẳn e sợ, không lý gì lại phấn khởi trong một công tác "đem chuông buộc cổ mèo" cực kỳ nguy hiểm như thế. Bỏ ra ngoài những "tin đồn" về việc vua Quang Trung (giả?NV) sang Trung Hoa, tài liệu duy nhất mà chúng tôi tìm thấy có thể coi như đầu tay về việc này:

 

...Cho nên hai bên đã thông sứ, nghị hòa, quốc thể lên cao lấy miệng lưỡi thay cho giáo mác, đổi binh xa bằng áo xiêm... Năm Canh Tuất cung kính chuẩn bị lễ khánh thọ của vua Càn Long nhà Đại Thanh, tụ hội các nước phiên nên đặc biệt đưa dụ tới nước ta, khẩn khoản yêu cầu ngự lâm chúc hỗ (đích thân nhà vua sang chúc thọ).

 

Bên ta nhiều phen thoái thác nhưng họ lại càng thêm thiết tha. Ông (tức Phan Huy Ích) cùng hai ba đại thần xin nhà vua nên tòng quyền. Tiên hoàng đế thuận theo lời nghị luận, đặc biệt ra lệnh cho ông làm bồi thần để lo việc báo đáp. Vì thế nên được đi.

 

Trên quãng đường vạn dặm đi đến đâu cũng được hoan nghênh, cùng các bậc thân biện trung châu tiếp đãi. Sau khi chiêm cận ở Nhiệt Hà thì trở về Tây Uyển...[2]".

 

Đọc qua đoạn văn -chữ đứng- của Nguyễn Duy Chính, nếu là những người từng làm công tác đàm phán, ngoại giao chắc chắn sẽ thấy có nhiều điểm bất ổn. Theo chúng tôi được biết, trong thời kỳ đất nước chúng ta bị chia đôi đã từng có phái bộ ngoại giao đại diện nhà nước miền Bắc Việt Nam vào làm việc với chính quyền Sài Gòn nhưng đã có ai bị mẻ đầu sứt trán gì đâu?

 

Còn nếu cho rằng, phái đoàn chúc thọ do một ông vua giả dẫn đầu thì những người đi theo sẽ vô cùng lo sợ. Và họ cũng không thể nào phấn khởi hồ hỡi trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm như thế được.

 

Khi làm bất cứ một công việc gì mà việc đó đã có chủ đích, tiêu chí rồi thì xin lỗi các bạn. Dù làm xong rồi, hoặc khi đang làm mà nếu có chết banh xác hoặc bị bằm ra trăm ngàn mảnh vụn thì người ta, tôi anh chị cũng vẫn an nhiên, ung dung và vui vẻ, chấp nhận tất cả. Điển hình như cái chết gan dạ, anh hùng của dũng sĩ Kinh Kha và Tần Vũ Dương khi xưa trong chuyến đi hành thích Tần Thủy Hoàng vậy.

 

Nhưng hãy bỏ qua những cái chết mà nếu ở bên này cho là chính nghĩa, bên kia lại cho là vô nghĩa, như cái chết của Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót, Ngụy Văn Thà, Nguyễn Văn Đương, Trần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân, Võ Tánh-Ngô Tùng Châu, vvv... Thì đây là những cái chết chả giống con giáp nào vì kẻ gây án thừa biết tội ác mình gây ra thế nào rồi cũng sẽ lãnh án tử. Đó là cái chết của Năm Cam, Vũ Xuân Trường, Nguyễn Minh Mẫn, Nguyễn Đức Nghĩa, vv...

 

Trước khi phạm tội, các đối tượng phạm pháp có nghĩ rằng rồi đây mình sẽ bị pháp luật xử lý đúng luật nếu phạm vào các tội đã được quy vào khung phạt cao nhất hay không? Nhưng nếu đã biết quá rõ những quy định khắc khe, nghiệt ngã của pháp luật, chính quyền, nhà nước sở tại rồi mà sao họ vẫn nhất quyết thực hiện tội ác bằng mọi thủ đoạn như thế?

 

Cho nên, xin bạn chớ yên trí vội, rằng nếu trong đoàn ngoại giao ngày ấy có một ông vua giả thì sẽ gây ra nhiều bất ổn, nguy hiểm cho những người khác là biện luận không sát với thực tế. Tiếp nữa. Bạn đã từng nghe có những vụ án đột nhập vào nhà lấy trộm chả giống ai cả của các đạo chích nổi tiếng hay chưa?

 

Sau khi đã cho vào bao bị tất cả những của quý giá vừa lấy được, thay vì lo dọt lẹ kẻo bị gia chủ thức giấc thộp cổ, la làng. Thì các tay đạo chích kia lại được các đồng nghiệp dập đầu bái phục sát đất ở cái chỗ chơi trội, khác hẳn đám phàm phu tục tử là như thế này. Các y cả gan bày ra trò cắc cớ, chơi khăm gia chủ. Tới mở tủ lạnh lôi ra nào bánh trái các loại, nào sữa hộp, có khi vài lon bia cùng lạp xưởng, nem chả, bánh mỳ rồi ngồi xuống bày ra ăn uống no say, căng bụng, đã đời xong mới chịu vác bao đồ to đùng lên vai quay lưng bịn rịn, lưu luyến từ giã gia chủ, khệnh khạng ra đi biệt tích.

 

Cũng xin chưa nói đến những vụ vượt ngục ly kỳ, hấp dẫn. Chỉ đến khi các ông tổ đã ra khỏi vành đai canh gác dày đặc của đám cán bộ trại mẫn cán với trùng điệp hàng rào dây kẽm lớp chồng lớp các loại. Thì sự vụ bây giờ mới được phát giác nhưng hỡi ôi!

 

Nhạn quá trường không,
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý,
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
(Hương Hải Thiền Sư)

 

Nhạn bay qua trời không,
Bóng chìm trong nước lạnh.
Nhạn không ý lưu hình,
Nước không lòng lưu ảnh.
(Hoàng Nguyên Chương dịch)

 

Có những vụ vượt ngục trôi qua hằng đã trăm năm nhưng thủ phạm vẫn bóng chim tăm cá mịt mù. Và xấp lý lịch đặc biệt cùng gương mặt dễ mến của các ông siêu tổ đã được quý ngài nâng niu cất giữ còn hơn nâng niu những lá thư nghiêng nghiêng nét mực của thời học sinh ngà ngọc khi xưa nữa đấy!

 

Vậy xin bạn đừng vội cho khi làm một điều gì mang tính chất phạm tội hay gian dối là người ta sẽ run sợ, mặt mày tái mét hoặc vội vã chối từ, tìm đường lẫn tránh, rút lui có trật tự gấp rút nhé.

 

Ngược lại, nhỡ trong chuyến đi ngoại giao lần này nếu dẫn đầu là một ông vua... dỏm thì chúng tôi cho rằng phái đoàn rồng rắn râu ria lôi thôi luộm thuộm lại còn tỏ ra rất phấn khởi hồ hỡi nữa là khác. Sao lại có chuyện lạ lùng, kỳ dị như thế?

 

Có gì đâu? Trong chuyến đi này, tất cả hầu hết đã chuẩn bị, đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra nếu như Thanh triều lật lọng, bao vây và giết sạch để rửa mối đại nhục tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long năm 1789 vừa rồi. Theo chúng tôi, trong phái đoàn ngaoij giao ngày ấy ngoài những quan văn như Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn ra thì còn lại toàn là lính... cảm tử, mà đầu tàu là trùm sò Ngô Văn Sở tất cả sẽ sẵn sàng đánh một trận tưng bừng, náo nhiệt rồi chết hiên ngang ngay tại cung điện Thanh triều. Chỉ xin bạn đừng cho trong đoàn có vua Quang Trung là được.

 

Nếu sự việc không phải như vậy, tức kế hoạch, dự tính được ăn cả ngã về không của triều đình Phú Xuân thì chuyến đi ngoại giao-chúc thọ ngày ấy đưa tướng Ngô Văn Sở vào làm gì? Và đi chúc thọ -mừng sinh nhật- tại sao lại phải rầm rộ kéo qua Tàu đến hơn 150 nhân mạng? Bạn nên nhớ trong các thông tin lịch sử cung cấp về những trận đánh của Tây Sơn, các nhà ghi chép cho biết lính Tây Sơn rất gan dạ, liều lĩnh. Có thể họ đã bị ảnh hưởng, xâm nhập tinh thần chiến đấu một sống một chết không khoan nhượng từ thủ lĩnh Nguyễn Huệ của họ hay chăng?

 

Ngày nay, qua khảo cứu, nhìn lại tổng quan cục diện đoàn phái bộ ngoại giao ngày ấy, hình như đó là những dự phòng, tính toán nếu gặp phải tình huống xấu nhất cho chuyến đi, cho trước khi nhập cuộc kế hoạch. Thử đặt chúng tôi hay bạn vào vị trí, trường hợp tiến thoái lưỡng nan này thì ai cũng phải dự trù đến sự tráo trở, lật lọng từ phía bên kia. Bạn không thể hoàn toàn tin tưởng mọi việc rồi sẽ diễn ra tốt đẹp, trôi chảy. Bởi trước đó không lâu, cũng chính đối tượng viết thư tha thiết mời bạn qua dự lễ mừng tuổi đã lạnh lùng hạ bút, ký một sắc lệnh, biệt phái quan binh bộ hạ cờ trống, ngựa xe, vũ khí ầm ầm kéo qua đến 29 vạn cọp beo hung hăng, hùng hổ hòng làm cỏ xứ An Nam, nhất tiến vào Phú Xuân bắt Nguyễn Huệ đem tế cáo trời đất cho tao kia mà!

 

Bạn không thể cho việc trước là việc giả, việc sau mới là thật. Hoặc việc sau là việc giả, việc trước mới là việc thật. Hay hai việc trước sau cũng vừa giả, cũng vừa thật. Đó là quyền suy luận và xử lý của các bạn. Người ngoài cuộc. Nhưng với triều đình Phú Xuân, người làm chủ thời cuộc kiêm tình trạng tiến thoái lưỡng nan thì buộc bắt ngày ấy họ phải cùng nhau quyết định đẩy một nước cờ vừa giả vừa thật, vừa trắng vừa đen, vừa tùy thuận vừa chủ động để ứng đối lại những mưu ma chước quái của Thanh triều. Bởi nếu đó không phải tâm ma quái khó lường thì tại sao vua Càn Long không cho phục kích giết sạch phái đoàn sứ bộ An Nam? Còn nếu cho đó là tâm địa của hạng thần thánh thì hà cớ gì Càn Long lại ký sắc lệnh, biệt phái Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn cọp beo chui đầu vào tròng cho quân dân Tây Sơn đập đã đời hệt như đập gáo dừa vậy?

 

Bạn trả lời đi?

 

Và bạn tại sao không nhớ cho rằng người Tàu đã từng bao nhiêu lần kéo quân đánh chiếm Đại Việt, không phải chỉ mới thời Tây Sơn với những trận phản công oanh liệt tại năm cứ điểm Khương Thượng, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, Thăng Long?

 

Tóm lại. Đức Phật đã từng nói. Thế giới này là thế giới điên đảo: Điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình, điên đảo kiến. Chứng tôi xin nói thêm: Điên đảo văn, điên đảo thơ, điên đảo sử, điên đảo nhập xuất, điên đảo xúc, điên đảo tôn giáo, vân vân và vân vân...

 

Đoạn trích ở dưới -chữ nghiêng- của trang 114 là lời văn của Trần Bá Lãm viết lời tựa cho tập Tinh sa kỷ hành của Phan Huy Ích. Còn ở trên -chữ đứng- là văn của Nguyễn Duy Chính. Đọc qua chất văn này chúng tôi thấy rõ tác giả viết theo kiểu... hô khẩu hiệu, tức đã bị sáu trần sắc thanh hương vị pháp tưởng cuốn vào vòng xoáy, cơn lốc của hệ thống nhân quả. Trường hợp này cũng giống như một số nhà văn, nhà báo đã từng tác nghiệp nay xưa vậy.

 

Trong nhóm sáu trần có trần pháp. Pháp thì chúng tôi đã có dẫn giải là vấn đề, sự việc hay việc này, việc kia, việc nọ. Nhưng đó chỉ là nói chung chung, mà nói như thế thì cũng chả ai hiểu việc gì cho ra việc gì. Pháp ở đây các bạn cần phải hiểu như thật. Đó chính là năm dục sắc lợi danh thực thùy. Sắc lợi danh thực thùy như đã nói là năm đối tượng dục lạc hấp dẫn, đẹp xinh, hay ho đang nhảy múa, uốn ẹo, hú hí, kêu gọi, mời chào, xuýt xoa ở bên ngoài khiến các bạn cầm lòng không đậu. Thế rồi với mọi cách bạn phải chiếm hữu, sở hữu nó cho bằng được mới thôi, mới hả dạ, vui lòng.

 

Đọc qua nhiều văn bản nhiều người đã lâm vào tình trạng hệt như tác giả lời tựa tập Tinh sa kỷ hành là Trần Bá Lãm vậy. Tức là họ, tôi anh chị hữu ý vô tình đã liền dựng, đóng cọc lên những lớp hàng rào, những thành lũy để bảo vệ cho năm dục lạc của mình và của người. Khi tôi anh chị đã nhập nội ngũ dục lạc thì hữu ý vô tình lập trường và quan điểm riêng đã đánh tự mất lúc nào không hay. Lúc bấy giờ tôi anh chị đã đánh mất hoàn toàn tự do, độc lập. Tôi anh chị bây giờ chỉ còn biết làm nô lệ, tôi tớ để cho ngũ dục lạc khống chế và điều khiển. Nếu là một thầy thuốc, chỉ cần bốc sai một thang thuốc thì tôi anh chị chỉ giết chết được một người, hai người. Nếu là một nhà chính trị, tính sai một nước cờ tôi anh chị chỉ giết cùng lắm là một quận, huyện, xã hoặc một trung đoàn, sư đoàn, thậm chí cả một dân tộc. Nhưng nếu là một nhà văn, nhà đạo đức mà viết sai, viết không đúng với sự thật, chân lý thì tôi anh chị đã và đang chẳng phải giết chỉ một người, mười người, trăm người, một dân tộc nội trong đời này mà còn giết cả đến muôn đời, muôn kiếp với những dạng văn chương, đạo đức giả tạo ấy.

 

Các bạn có thấy chuyện hết sức vô lý, lễ chúc thọ một ông vua ở tuốt một nơi vạn dặm cách trở sơn khê, gập ghềnh sông nước, trăm bề khổ cực hai bận đi về thì hà cớ gì một ông vua ở tận bên này với biết bao công việc trọng đại cho nhân dân, đất nước lại phải thu xếp lên đường, qua chắp tay quỳ lạy, bẩm bẩm thưa thưa như thế xem mà được à? Đồng ý là nhà Thanh có gởi qua nhiều văn thư, đạo chỉ khẩn khoản, thiết tha mời gọi nhưng với trọng trách của một người lãnh đạo, điều hành một đất nước đang trong thời phục dựng sau chiến cuộc đổ nát, điêu tàn thì vua Quang Trung không thể nào ra đi trong một tình cảnh bi thảm, tan nát như vậy. Tại sao khi viết lời tựa cho tập sách của Phan Huy Ích Trần Bá Lãm không thấy ra những sơ hở, vô lý và thiếu trách nhiệm của vua Quang Trung đối với thời cuộc đất nước mà lại dựa vào các văn bản mập mờ, nhập nhằng để chốt sự việc theo quyết đoán cá nhân như thế?

 

Nguyễn Duy Chính có cho biết, chỉ có tài liệu mà ông sưu tầm được của Thanh Triều là xác định và ghi rõ người qua chúc thọ vua Càn Long chính là vua Quang Trung. Còn lại hầu như tất cả mọi tài liệu liên quan đến thời kỳ này đều xác định Phạm Công Trị là người giả vương sang Tàu. Kể cả hai tập QUANG TRUNG của Hoa Bằng và NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn-Quách Giao (NV).

 

Nhưng trong Tinh sa kỷ hành của Phan Huy Ích Nguyễn Duy Chính bất ngờ đã tìm thấy người đồng quan điểm. Đó là Trần Bá Lãm với lời tựa mà chúng tôi đã trích dẫn.

 

Các bạn đọc lại sự xác nhận của Nguyễn Duy Chính:

 

"...Bỏ ra ngoài những "tin đồn" về việc vua Quang Trung (giả?NV) sang Trung Hoa, tài liệu duy nhất mà chúng tôi tìm thấy có thể coi như đầu tay về việc này (GVNC, trang 114-NDC)".

 

Đoạn văn này đọc qua hơi khó hiểu, nên chúng tôi mở ngoặc thêm chữ "giả" và dấu chấm hỏi vào cho dễ hiểu. Nhưng thêm chữ "giả" cũng mới chỉ hiểu được một ý, câu này còn một ý nữa. Chúng tôi thêm vài từ vào câu sau để cho bạn dễ hiểu hơn:

 

"...tài liệu duy nhất mà chúng tôi tìm thấy có thể coi như đầu tay (khẳng định?NV) về việc xác nhận người sang Trung Hoa là vua Quang Trung, không phải Phạm Công Trị đội lốt..."

 

Có thể khi biên tập, người chỉnh lý văn bản đã chỉnh sửa, bỏ bớt những từ hoặc ý của tác giả mà họ cho là thừa hay chưa đủ chăng?

 

Đọc qua lời tựa của Trần Bá Lãm, chúng ta thấy tác giả đã xác định như đinh đóng cột, việc đi chúc thọ vua Càn Long là ai, không phải thuyết giả vương như nhiều thông tin cho biết. Và Nguyễn Duy Chính đã dựa vào đồng minh duy nhất này để củng cố thêm quan điểm cá nhân. Việc này không có gì là sai trái. Vì tài liệu của Nguyễn Duy Chính được sưu tập, lấy ra từ văn khố của Trung Quốc do nhà Thanh còn lưu trữ đến hôm nay.

 

Hiện nay, theo chúng tôi suy luận, sau khi Nguyễn Duy Chính ra tập GVNC thì giới sử học trong nước, ngoài nước đang bị dao động rất dữ dội. Vì không ngờ ông lại sưu tầm được số tài liệu quan trọng như vậy để xác định lại sự thật của lịch sử với câu chuyện sang Tàu chúc thọ năm Canh Tuất 1790 của vua Quang Trung. Và có thể, hai tác giả, một là Trần Bá Lãm xưa, hai là Nguyễn Duy Chính nay là hai nhân vật duy nhất cùng đứng chung một quan điểm, lập trường. Người sang Tàu chúc thọ vua Càn Long chính là vua Quang Trung, không thể một ai khác vào đây.

 

Ở trên chúng tôi có nói là khi viết một cái gì, vấn đề nào thì yêu cầu phải viết đúng với sự thật, không được viết sai hoặc thêm bớt gì trong ấy. Làm như thế tội lỗi lắm. Vì người sau họ có biết gì đâu? Họ chỉ biết y theo, tin theo những gì đã được dựng lên thành một truyền thống, truyền thuyết rồi họ sẽ cứ thế mà truyền thừa hết đời con đến đời cháu cái mớ sự việc nhập nhằng, có không, hư thực đến thiên thu bất tận. Kinh, sách đời đạo kiểm lại toàn những vụ việc tào lao, trên trời dưới đất như vậy cả. Viết kinh sách như vậy là giết người bằng ngòi bút. Ngòi bút ấy là ngòi bút máu. Độc địa vô song!

 

Sau đây, chúng tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy vào năm Canh Tuất 1790 vua Quang Trung đang ở tại quê nhà, và ông đã ra quyết định di dời kinh đô về Nghệ An.
***

 

Chú thích:
[1] Bộc lưu là dòng thác từ trên cao đổ xuống, mạnh vô song. Tâm ý dục của con người đã được Đức Phật, người có trí tuệ tuyệt vời ẩn dụ cho dòng bộc lưu từ trên cao đổ xuống này. Nếu bạn chịu khó suy gẫm lời dạy của Đức Phật bạn sẽ thấy tâm dục con người hay của chính bạn là như vậy đấy. Không thể tìm đâu, ví dụ nào khác hơn về sức mạnh tâm dục của con người so với dòng bộc lưu.
[2] Lời tựa quyển Tinh sa kỷ hành do Trần Bá Lãm soạn (Nguyễn Duy Chính).
-Những chữ in đậm trong thơ mang tính nhấn mạnh và là những chỉnh sửa, phục hồi trả lại nguyễn bản gốc cho tác phẩm.

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang