Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGUYỄN PHÚC LUÂN...

NGUYỄN PHÚC LUÂN
(Thân phụ vua Gia Long)
Sinh 11 tháng 6 năm 1733
Mất 24 tháng 10 năm 1765 (32 tuổi)
Phú Xuân, Đàng Trong, Đại Việt
Thê thiếp: Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu
Thụy hiệu: Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng đế (仁明谨厚宽裕温和孝康皇帝)
Miếu hiệu: Hưng Tổ (興祖)
Thân phụ: Nguyễn Phúc Khoát
Thân mẫu: Trương Thị Dung

 

Nguyễn Phúc Luân (chữ Hán: 阮福㫻, 11 tháng 6 năm 1733-24 tháng 10 năm 1765) hay Nguyễn Phúc Côn, còn gọi là Nguyễn Hưng Tổ (阮興祖), là một Vương tử ở Đàng Trong, được di chiếu sẽ lên ngôi Chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhưng không thành. Ông bị quyền thần ngoại thích là Trương Phúc Loan sát hại.

 

Ông là thân phụ của Đức Thế Tổ Cao Hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

 

Tiểu sử
Nguyễn Phúc Luân là con thứ hai của Chúa Nguyễn Phúc Khoát, mẹ là Trương Thị Dung (張氏容). Trên ông còn có người anh là Nguyễn Phúc Chương (阮福章), qua đời vào năm 1763.

 

Năm 1760, em trai ông là Thế tử Nguyễn Phúc Hạo mất, Nguyễn Phúc Khoát có ý định truyền ngôi cho ông nên giao cho Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỷ chăm lo dạy dỗ. Theo lời kể lại, ông vốn thông minh và có nhiều đức tính. Ban đầu ông được phong chức Chưởng cơ. Những buổi họp quan trọng trong triều ông đều được tham dự để có thể am hiểu sự tình trong nước.

 

Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát mất, để lại di chiếu truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Luân. Nhưng quyền thần Trương Phúc Loan cùng một số gian thần khác thay đổi di chiếu, lập em nhỏ là Nguyễn Phúc Thuần còn nhỏ tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề giám sát, khống chế. Còn Nguyễn Phúc Luân thì bị tống giam vào ngục.

 

Sau vì lo buồn, bị bệnh nên ông qua đời ở phủ đệ ngày 10 tháng 9 năm Ất Dậu (tức ngày 24 tháng 10, năm 1765), hưởng dương 33 tuổi.

người ngồi

Lăng mộ
Lăng mộ Nguyễn Phúc Luân tại xã Cư Chính, thuộc huyện Hương Thủy, Thừa Thiên. Năm 1790, quân Tây Sơn quật hài cốt đổ xuống sông. Một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên và con lặn hài cốt đem lên chôn chỗ khác. Đến đời Gia Long, do Nguyễn Ngọc Huyên chỉ chỗ, hài cốt được đưa về táng chỗ cũ. Cải táng tại Cơ Thánh lăng (基圣陵), làng Cư Chánh, huyện Hưng Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Lăng được xây lớn hơn trước.

 

Năm 1780, Đức Gia Long lên ngôi Nhiếp chính vương, truy tôn cha mình tước Từ Tường Đạm Bạc Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang vương (慈祥澹泊寬裕溫和孝康王).

 

Năm 1806, ngày 23 tháng 7, Đức Thế Tổ đã cho xây và thờ cha mình tại Hưng Miếu, ông được Gia Long truy tôn thụy hiệu là Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng đế (兴祖仁明谨厚宽裕温和孝康皇帝)., miếu hiệu là Hưng Tổ (兴祖). Đời sau đều gọi Hưng Tổ Khang Hoàng đế (兴祖康皇帝).

 

Gia đình
Theo tài liệu của Nguyễn Phước tộc thì gia đình Hưng Tổ Khang Hoàng đế Nguyễn Phúc Luân gồm có:

 

Hậu phi
1- Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn (懿靜康皇后阮氏,1736-1811), người ở làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên, con gái Diễn quốc công Nguyễn Phúc Trung, mẹ là Phùng Phu nhân.
2- Ý Thân Huy Gia Từ phi Nguyễn Thị (懿親徽嘉慈妃阮氏; ?-1807), chị của Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu, vào cung cùng với em gái hầu Phúc Luân. Bà sinh được ba người con trai: Tương Dương Quận vương Hạo, con thứ nhì chết sớm, con thứ 3 An Biên Quận vương Mân, có 2 cô con gái là Phúc Lộc Công chúa Ngọc Du và Minh Nghĩa Công chúa Ngọc Tuyền.
3-Cung tần Tống Thị Diên.

 

Hậu duệ:
1- Nguyễn Phúc Hạo [阮福暭], mẹ là Nguyễn Từ phi. Sau được truy thụy phong Tương Dương Cung Mục Quận vương (襄陽恭穆郡王).
2- Nguyễn Phúc Đồng [阮福晍; ?-1777], mẹ là Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu. Bị quân Tây Sơn giết chết ở Long Xuyên. Sau được truy thụy phong Hải Đông Cung Ý Quận vương (海東恭懿郡王).
3- Nguyễn Phúc Ánh [阮福暎; 1762-1820], mẹ là Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu. Sau lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Gia Long.
4- Một vị không rõ tung tích, một số sách và tài liệu cho biết mất lúc còn nhỏ. Không rõ tên, con của Nguyễn Từ phi.
5- Nguyễn Phúc Mân [阮福旻; ?-1783], mẹ là Nguyễn Từ phi. Người uy dũng, hay cầm quân đánh Tây Sơn, phá được nhiều trận. Sau bị vây hãm, lúc tẩu thoát bị chặt đứt cầu mà chết. Được truy thụy phong An Biên Trung Hoài Quận vương (安邊忠懷郡王).
6- Nguyễn Phúc Điển [阮福晪; ?-1783], mẹ là Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu. Bị quân Tây Sơn giết tại đảo Điệp Thạch. Được truy thụy phong Thông Hoá Trung Trán Quận vương (通化忠壯郡王).
7- Nguyễn Phúc Ngọc Tú [阮氏玉琇; 1760-1825], mẹ là Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu, chị cùng mẹ. Được gả cho Lê Phước Điển (黎福晪), năm 1783 Điển bị giặc Tây Sơn giết chết, bà không lấy chồng nữa. Sau được phong làm Long Thành Trưởng Công chúa (隆城長公主). Khi mất, thụy là Trinh Tĩnh (貞靜).
8- Nguyễn Phúc Ngọc Du [阮福玉瑜; 1761-1820], mẹ là Nguyễn Từ phi. Được gả cho Cai cơ Quận công Võ Tánh. Được phong làm Phúc Lộc Trưởng Công chúa (福祿長公主).
9- Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền [阮福玉璿; 1764-1782], mẹ là Nguyễn Từ phi. Được gả cho Nguyễn Hữu Thụy (阮有瑞), không con. Chết khi bị quân Tây Sơn làm nhục. Về sau truy tặng Minh Nghĩa Trưởng Công chúa (明義長公主), thụy là Trinh Liệt (貞烈).
10- Nguyễn Phúc Ngọc Uyển [阮福玉琬; 1765-1810], mẹ là Tống thị. Được gả cho Tống Phúc Tín (宋福信), sinh được 4 trai 1 gái. Được phong làm Diên Ninh Trưởng Công chúa (延寧長公主).

 

Bình luận người thứ bảy
Theo tài liệu sử trích trang mạng cho biết, Nguyễn Phúc Côn, hay Luân, thân phụ của Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long, qua đời ngày 10 tháng 9 năm Ất Dậu (tức ngày 24 tháng 10 năm 1765), hưởng dương 33 tuổi. Chúng ta căn cứ vào thông tin, tài liệu này, với sai số cũng không bao nhiêu về ngày tháng năm mất của Nguyễn Phúc Luân, năm 1765, thì tính từ 1765 cho đến khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa-Phú Xuân năm 1786, là đã 21 năm. Thế căn cứ vào đâu mà người ta nói rằng sau khi đánh chiếm Thuận Hóa-Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã tiến hành quật phá lăng mộ Nguyễn Phúc Luân, hốt hài cốt đổ sông biển? Trong khi Nguyễn Phúc Luân không phải là một vị chúa chính thức của 9 đời chúa dòng họ Nguyễn tại Phú Xuân ngày ấy? Mà đó là Nguyễn Phúc Thuần, em Nguyễn Phúc Ánh được quyền thần Trương Phúc loan và một số gian thần khác đã âm mưu thay đổi di chúc, đưa lên làm chúa, kế vị chúa cha Nguyễn Phúc Khoát?

 

Chưa nói, việc động trời hơn nữa, Nguyễn Phúc Luân lúc ấy đã bị đám gian thần dòng họ bắt giam ngục thất, trộm nghe nói Nguyễn Phúc Luân đã âm thầm chết không tiếng kèn tiếng trống đưa tiễn ở một phủ đệ nào đó, cũng có thể chết trong nhà ngục thời gian bị chính sách lâm thời giam nhốt, quản thúc. Để tránh tiếng ác, người ta phải dựng chuyện Nguyễn Phúc Luân chết ở phủ đệ nào đó. Phải không?

 

Việc một danh tướng, được người đời tôn xưng là thiên tài quân sự, là dũng tướng bất khả chiến bại trong suốt thời gian còn rong ruổi chinh chiến khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, nhất là người vô địch tuyệt đối trên miền sông nước thời ấy như Nguyễn Du có nói trong Kiều, như sau:

 

Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần...

 

Thế thì Nguyễn Huệ cớ sao lại đi quật phá mồ mã kẻ vô danh tiểu tốt, từng bị gia đình, dòng họ ghẻ lạnh, hắt hủi, bắt giam nhốt, nằm chết co ro, đói khát trong ngục thất từ đời nào như thế chớ?

ảnh người

Ảnh vẽ chân dung vua Gia Long

Ngày nay, ngồi đọc lại tiểu sử Nguyễn Huệ và cuộc đời hoạt động chính sự, võ nghiệp của con người này, chúng ta phát hiện ra điều thú vị: Nguyễn Huệ là người sống rất hào phóng, quân tử, dám nói dám làm, nhất tinh thần nghĩa hiệp, trượng phu, không bao giờ đánh người dưới ngựa, thua trận thảm hại. Vài câu chuyện lược trích sau đây sẽ chứng minh cho lối sống, tính cách, con người của Quang Trung-Nguyễn Huệ là thế nào.

 

...Nhưng kia, chiếc chiến bào màu đỏ của trang anh hùng cứu quốc giờ sao đã đổi ra sắc đen cháy như vậy?

 

Vì vua Quang Trung xông pha súng đạn trong mấy ngày xuân, nhuộm đẫm chiến bào trong hơi thuốc súng, nên "chiếc áo cứu quốc" kia mới biến thành cái màu "rực rỡ vẻ vang" đó!

 

Hai mươi vạn giặc Thanh cúp đuôi hổ đói... đã chạy bạt rồi! Nghìn xưa non sông gấm vóc đã phục lại rồi.

 

Quân Tây Sơn vui vẻ ăn tết Khai Hạ tại thành Thăng Long (ngày mồng Bảy, tháng Giêng), cái tết vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Đại Việt.

 

Nhân dân bấy lâu căm giận quân Thanh ỷ thế, cậy quyền, từng giở nhiều ngón dã man tàn ác: cướp chợ, hiếp gái, coi tính mệnh người Nam không bằng cái kiến, con sâu... Nhân dịp phen này Sĩ Nghị bại trận, quân gia như đàn chuột chạy dài, dân Nam ai nấy vùng lên, ứng dụng ngay câu cụ Khổng đã dạy: "Dĩ trực báo oán". Vì vậy, những quân Mãn Thanh, sau khi thua vỡ, chạy vào các thôn trang ngoài thành, lại bị dân gian giết gần hết!

 

Nhưng, cái lối chiến tranh văn minh, chính vua Quang Trung biết thực hành ngay từ bước chân vào thành: Một mặt yết bảng chiêu an, cấm quân lính không được xâm phạm của dân cái tơ cái tóc. Một mặt ngăn cấm nhân dân trong xử thế: hễ thấy bại binh Thanh chạy trốn không được giết càn.

 

Nhà vua lại hạ lệnh cho phép quân Thanh ra thú và nhân gian không được chứa chấp một người Thanh nào. Dưới bóng ân điển ấy, số quân Thanh được toàn hoạt đưa đến Thăng Long: Hơn 800 người! Họ đều được ban phát lương ăn và áo mặc...
(Quang Trung, trang 274-275-276, Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm)

 

Câu chuyện thứ hai.

 

Nghe nói, trước khi cho hành hình nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Phúc Ánh tự đắc hỏi:
-Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?

 

Nữ kiệt ung dung đáp:
-Nói về tài ba thì Tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà người bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém như ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ, thì Tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người tức là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên đế ta đừng thừa long sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này?

 

Nguyễn Phúc Ánh hỏi gằn:
-Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?

 

Nữ kiệt đáp:
-Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không để lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà...
(Nhà Tây Sơn, trang 285-286, Quách Tấn-Quách Giao)

 

Thêm câu chuyện khác.

ảnh chân dung

Ảnh tượng gỗ Quang Trung tại chùa Thiên Thai. Ở đây lại cho là tượng ông Thiện Hộ pháp 

Cái chết
Khi Trịnh Khải chạy đến xã Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, quân sĩ tan tác hết. Nguyễn Noãn đến xin chúa vào địa phận của mình, chúa không theo và đến nương nhờ viên tiến sĩ trước kia giữ việc ở Lại phiên là Lý Trần Quán trước đây vâng đem tờ hịch đi chiêu mộ nghĩa binh. Trần Quán nói dối với học trò là Nguyễn Trang, một tên tướng cướp:
Có quan tham tụng Kế Liệt hầu tránh loạn đến đây, muốn phiền anh hộ tống ra khỏi địa phận
.

 

Nguyễn Trang xem thái độ của thầy thì biết người ở đó là chúa Trịnh, bèn cùng đồ đảng là Nguyễn Ba bắt giải nộp doanh trại Tây Sơn. Trần Quán được tin, vội vàng chạy đến, vừa lạy vừa khóc, nói:
Làm lầm lỗi chúa đến thế này là tội ở tôi.

 

Lại nói với Nguyễn Trang:
Chúa là chúa chung khắp thiên hạ, mà tao lại là thầy mày. Nghĩa cả vua tôi là trọng, sao mày dám làm việc đó?

 

Nguyễn Trang đáp:
Quan lớn để tôi ra mắt chúa. Chúa sống ở tay tôi, rồi quân nam đến hỏi tội thì quan lớn có cãi hộ được chăng. Sợ thầy không bằng sợ giặc, quý chúa không bằng quý mình.

 

Trần Quán quay sang nói với chúa:
Trời ơi, tôi giết chúa rồi, trời có thấu không?

 

Chúa bảo:
Tấm lòng trung nghĩa của người, quả nhân biết rồi; không cần phải tự oán nữa.

 

Rồi Nguyễn Trang cho giải chúa đi. Trên đường bị áp giải dừng lại ở quán nước, Trịnh Tông vớ con dao trên bàn đâm cổ tự vẫn. Dao vừa đâm vào cổ, vết thương chưa sâu, người áp giải vội giằng lấy con dao, ông bèn lấy ngón tay chọc vào cổ mà xé vết thương rộng ra để chết. Sau đó ông được Nguyễn Huệ khâm liệm tống táng chu đáo. Năm đó Đoan Nam vương 24 tuổi, ở ngôi chúa được 4 năm, đúng như dự liệu của Trịnh Sâm, cơ nghiệp không bền. Nguyễn Văn Huệ sai sắm đủ áo quan khâm liệm tống táng; bổ dụng Trang làm trấn thủ Sơn Tây, phong là Tráng liệt hầu. Còn Lý Trần Quán sau việc đó thì tự chôn sống mà chết.

 

Câu chuyện này xin tóm tắt đại ý như sau. Mặc dù thời điểm ấy Đoan Nam vương Trịnh Khải đã chết, nhưng Nguyễn Huệ lúc ấy vẫn cho quan quân tống táng Đoan Nam vương theo đúng nghi thức hoàng gia đối với một vị chúa triều đình, chứng tỏ tinh thần thượng võ, rất biết tôn trọng đối thủ, dù đó là kẻ thua cuộc, bại trận, là người đã chết trong giao chiến bất cứ tình huống nào, cũng vẫn được thừa hưởng những đặc ân ấy như thường của tiền tướng quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.

 

Chúng ta trở lại với vấn đề chính của bài viết. Việc lịch sử, nói chính xác, cụ thể là triều Nguyễn và con cháu, dòng họ Nguyễn Gia Miêu, cả những kẻ chống đối Tây Sơn xưa nay cho rằng Nguyễn Huệ đã quật phá mồ mã cha ông của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Luân sau khi đánh chiếm Thuận Hóa. Thật ra đó chỉ là luận điệu, sự vu cáo, nói như thành ngữ dân gian là gắp lửa bỏ tay người để hợp thực hóa việc trả thù vô cùng tàn bạo, có một không trong lịch sử của Gia Long sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ ra đi, nhà Tây Sơn sụp đổ, cáo chung đối với quan quân, con cháu, dòng họ Tây Sơn mà thôi. Trong đó, có việc Gia Long cho quật phá mồ mã, lăng mộ, dấu tích Quang Trung tại Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm và dấu tích, lăng mộ vua Thái Đức tại Tây Sơn. Với việc làm này của Gia Long, thiết nghĩ, để khỏi bị dư luận xã hội ngày ấy và lịch sử ngày sau bêu rếu, nói xấu, nguyền rủa, thì Gia Long và quan quân ngày ấy phải dựng lên câu chuyện, do Nguyễn Huệ đã quật phá mồ mã cha ông mình trước, nên mới xảy ra chuyện trả thù rửa hận của Gia Long về sau. Thế là huề cả làng. Ý kiến gì nữa. Còn sự thật thì lại khác đi, rất nhiều, như sau, theo chúng tôi, chính những người, những gia đình ở Huế nào đã từng bị các chúa Nguyễn bức hiếp, chà đạp, hãm hại thời họ còn cai trị, làm việc đã cùng quyết định, âm thầm tiến hành quật phá mồ mã, hài cốt của Nguyễn Phúc Luân để trả hận rửa thù chớ không ai vào đây. Hoặc nhiều khi những người nghèo đói tại địa phương hay các vùng phụ cận, do đời sống, kinh tế quẫn bách, thúc giục nên đã cho đào phá mồ mã Nguyễn Phúc Luân để kiếm bạc vàng, của quý chôn táng theo kẻ bạc số, thuộc dòng dõi con ông cháu cha. Nhưng để tránh tiếng, khỏi bị mang họa, sự trả thù tàn bạo của con cháu, dòng họ Nguyễn Gia Miêu về sau, nên họ đã khôn khéo, dựng chuyện, vu lên rằng, đó là việc làm của Nguyễn Huệ và quân lính dưới trướng khi đã chiếm và cai trị Thuận Hóa-Phú Xuân. Chớ có Nguyễn Huệ nào lại di làm những chuyện thất đức, mất nhân tâm như thế khi Nguyễn Phúc Luân, vốn là kẻ vô danh tiểu tốt, từng bị cả gia đình, dòng họ ghẻ lạnh, ghét bỏ, đã chết ngắc cù đum trong ngục thất từ trước đó lâu rồi. Chưa nói Nguyễn Huệ là con nhà võ, vốn là người trực tính, sống và làm việc rất sòng phẳng, trượng phu, quân tử, không bao giờ để bụng những việc tiểu tiết, nhỏ nhặt, trả thù những chuyện không đâu như thế. Chính những việc làm, hành động của Nguyễn Huệ nói trên đối với kẻ thù, những kẻ thân bại danh liệt bởi các hành động phản quốc, liên kết, cõng rắn cắn nhà gà hãy còn sống nhăn sờ sờ ra kia, mà các dạng lịch sử ngày nay còn ghi nhận đã xác nhận cho tính cách, lối sống con người quang minh chính đại này, đồng thời, nó cũng nói lên việc quật phá mồ mã người chết từ trước đó mấy mươi năm là chuyện mà Nguyễn Huệ không hề tham gia, biết gì cả. Ấy cũng chưa nói việc đã vô lý lại càng vô lý hơn nữa. Hài cốt kẻ vô danh tiểu tốt đã bị hốt đổ, ném sông biển cho bõ ghét, nếu sự việc từng xảy ra, sao lại còn có thể lặn mò, hốt mang lên được? Cũng xin chưa nói chuyện tào lao bí đao, hết sức xằng bậy này nữa của Gia Long và dòng họ, con cháu, kiêm quan quân triều Nguyễn dưới trướng. Công tâm mà xét, y cứ theo ghi chép lịch sử, Nguyễn Phúc Luân đích thực là kẻ vô danh tiểu tốt, thuộc dạng hữu vị vô danh hữu danh vô vị ấy thế mà Gia Long lại suy tôn, tấn phong cha của mình lên làm Hoàng đế, buộc bắt thiên hạ lập trang thờ cúng kính cẩn trên đầu cổ với thụy hiệu Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng đế (仁明谨厚宽裕温和孝康皇帝) là thế nào? Thiết nghĩ, ngay cả Gia Long đã được suy tôn, gọi là Hoàng đế chưa, nói gì Nguyễn Phúc Luân, kẻ hữu danh vô vị hữu vị vô danh chết trong màn đêm tù ngục cô tịch từ đời nào không ai biết ai hay như thế?

 

Trong chiến tranh, thì việc dùng mọi thủ đoạn chính trị cao thấp để gieo tiếng xấu ác cho phe đối lập là chuyện xảy ra như cơm bữa từ xưa nay, mà chủ trương, chính sách, chế độ nào cũng vẫn thường hay thực hiện, sử dụng. Nói gì Nguyễn Ánh Gia Long và các chúa triều Nguyễn Gia Miêu đều là những kẻ đã từng bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tác, bầm giập, không còn manh giáp, ôm đầu máu chạy lang thang cùng khắp. Do đó, chúng ta không lạ gì việc trả thù tàn bạo của Nguyễn Ánh với quan binh, con cháu Tây Sơn, với câu chuyện vu cáo, gắp lửa bỏ tay người mà lịch sử ngày nay vẫn còn ghi nhận. Còn ai là thủ phạm, tác giả vụ đào phá mồ mã của cha ông Nguyễn Ánh vốn là kẻ vô danh tiểu tốt, thấp kém, bị dòng họ bắt giam nhốt, ghẻ lạnh, chết không kèn không trống từ đời nào mang đổ sông biển cho bõ ghét thiết nghĩ chúng ta đã quá rõ. Cần gì nói cho nhiều. Phải không các bạn?
(Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang