Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

QUẢNG NAM KHÔNG ĐỒNG Ý KHAI QUẬT NGÔI MỘ NGHI LÀ...

QUẢNG NAM KHÔNG ĐỒNG Ý KHAI QUẬT
NGÔI MỘ NGHI LÀ CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
𝗧𝗶̉𝗻𝗵 𝗤𝘂𝗮̉𝗻𝗴 𝗡𝗮𝗺 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 𝗸𝗶𝗲̂́𝗻 𝗻𝗴𝗵𝗶̣ 𝘅𝗶𝗻 𝗸𝗵𝗮𝗶 𝗾𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗻𝗴𝗼̂𝗶 𝗺𝗼̣̂ 𝗰𝗼̂̉ 𝘃𝗼̂ 𝘁𝗵𝘂̛̀𝗮 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗻 𝗰𝗼́ 𝗺𝗶𝗻𝗵 𝗯𝗶𝗮 𝗻𝗮̆𝗺 𝟭𝟴𝟱𝟬 đ𝗲̂̉ 𝗽𝗵𝘂̣𝗰 𝘃𝘂̣ 𝗸𝗵𝗮̉𝗼 𝗰𝗼̂̉, 𝗰𝗼́ 𝗹𝗶𝗲̂𝗻 𝗾𝘂𝗮𝗻 đ𝗲̂́𝗻 𝗰𝗮́𝗰 𝗴𝗶𝗮̉ 𝘁𝗵𝗶𝗲̂́𝘁 𝘃𝗲̂̀ 𝗽𝗵𝗮̂̀𝗻 𝗺𝗼̣̂ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗶̃ 𝗛𝗼̂̀ 𝗫𝘂𝗮̂𝗻 𝗛𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴.
***

Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có văn bản hồi đáp về kiến nghị xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

 

Theo đó, bà Nghiêm Thị Hằng (trú ở quận Đống Đa, TP Hà Nội), là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Luật gia Việt Nam có văn bản đề xuất xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

tháp mộ
Ngôi mộ nghi là mộ Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ.

Qua xem xét ý kiến của Sở VH-TT&DL, UBND TP Tam Kỳ, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam không thống nhất với đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng về việc khai quật ngôi mộ cổ có minh bia năm 1850.

 

“Qua kết quả khảo sát và dập, dịch các văn khắc trên hai bia mộ tại phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ cho thấy tại hai ngôi mộ đều thể hiện đầy đủ các thông tin về họ tên, danh xưng, quê quán, phẩm hàm, chức vị, năm sinh, năm mất… Do đó, thông tin về hai ngôi mộ cổ vô chủ và nghi là phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là không có căn cứ và cơ sở lịch sử, khoa học” – văn bản nêu rõ.

 

Tỉnh Quảng Nam cũng giao UBND thành phố Tam Kỳ chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan có phương án bảo vệ hiện trạng các ngôi mộ cổ nêu trên, tránh sự tác động, xâm hại từ các yếu tố bên ngoài.

 

Trước đó, bà Nghiêm Thị Hằng có đơn đề xuất gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc xin khai quật mộ cổ này.

 

Trong tờ trình, bà Hằng cho hay quá trình nghiên cứu về thân thế nữ sĩ Hồ Xuân Hương, từ năm 2020, bà phát hiện ông Trần Phúc Hiển là người chồng thứ hai của nữ sĩ, quê ở làng Tam Kỳ cổ.

 

Bà Hằng cho biết đã nhiều lần vào TP. Tam Kỳ tìm hiểu ngôi mộ cổ Giày Thày Lánh ở làng Hương Trà Tây, phường Hòa Hương. Kết nối thông tin với hai ngôi mộ vô thừa nhận ở khu phố 8, phường An Sơn, TP Tam Kỳ có minh bia năm 1857 của cụ Phan Thị Chi và 𝗻𝗴𝗼̂𝗶 𝗺𝗼̣̂ 𝗺𝗶𝗻𝗵 𝗯𝗶𝗮 𝗻𝗮̆𝗺 𝟭𝟴𝟱𝟬 𝗰𝗼́ 𝘁𝗲̂𝗻 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 với nhà thờ Nguyễn Đức Thêm ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành.

người
Nhà báo Nghiêm Thị Hằng đang làm việc tại ngôi mộ nghi là mộ Bà chúa thơ Nôm.

Đầu năm 2023, đoàn công tác của bà Hằng thực địa khảo sát tại quần thể mộ Giày Thày Lánh. Bà Hằng đề nghị khai quật khu mộ cổ năm 1850 này phục vụ nghiên cứu khoa học khảo cổ, để xác định hài cốt người nằm dưới mộ là nam hay nữ, chết già hay trẻ, chết vào thời gian nào và chết do bệnh tật hay tác động khác qua kiểm nghiệm mẫu xương…

Các vật tùy táng còn trong mộ theo các căn cứ khảo cổ, soi chiếu với thực tế và các thông tin từ dữ liệu lịch sử, văn học và dân gian truyền tụng liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

 

"Chúng tôi khẳng định đây là mộ cải cát không phải mộ dài chôn một lần theo phong tục của các ngôi mộ cổ của vùng Tam Kỳ, Quảng Nam. Điều này có căn cứ bởi năm 2012, ngôi mộ này đã bị đào trộm lấy cổ vật, phần xương cốt trong tiểu quách đã bị vứt lên bờ, sau đó chính quyền địa phương chôn lại. Chúng tôi đã có những thông tin về cổ vật đã bị lấy đi khi kẻ xấu đào trộm mộ lấy cổ vật. Do đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục lật lại vụ án liên quan đến những người đào mộ để truy tìm cổ vật đã bị lấy đi" - văn bản của bà Hằng nêu.

 

𝗕𝗶̀𝗻𝗵 𝗹𝘂𝗮̣̂𝗻 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝗯𝗮̉𝘆
Để làm sáng tỏ nghi án ịch sử này, trước hết, xin đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, cốt lõi câu chuyện, giải thích ngay vào ba chữ 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻, nếu đây là tên người chết trên tấm văn bia tại ngôi tháp mộ nghi là của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương của nhà báo Nghiêm Thị Hằng và bên liên quan là văn bản trả lời của UBND tỉnh Quảng Nam. 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵  mở ra âm đọc là oanh. Oanh có âm đọc ẩu. Ẩu đọc là hú. Hú có âm đọc là hu. Hu mở ra âm đọc là ô. Ô đọc là hồ. Hồ là họ Hồ.

 

Tiếp theo, là chữ 𝗛𝗼𝗮̀𝗻. 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 mở ra âm đọc là tuyên. Tuyên đọc là tụng. Tụng đọc là thung. Thung 椿 đọc là xuân. Xuân là mùa xuân.

 

Chữ còn lại là chữ 𝗡𝗵𝗮̂𝗻. 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 mở ra âm đọc là nhi. Nhi đọc là nhu. Nhu đọc là tu. Tu đọc là hối. Hối đọc là vị. Vị là hương, là mùi vị.

 

Như vậy, với những gì vừa giải thích, chúng ta đã thấy ba chữ 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 chính là mật mã của ba chữ Hồ Xuân Hương. Nói khác đi, người ta đã sử dụng thủ thuật, chiết tự Hán Nôm để cài, nén ba chữ Hồ Xuân Hương vào trong ba chữ mang tính ngụy trang, đánh lừa khái niệm 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻. Nhưng, câu hỏi đặt ra cho trường hợp lạ lùng, hết sức khó hiểu này là tại sao ngày ấy người ta không tạc, khắc lên đá bia tháp mộ tên người chết là Hồ Xuân Hương, mà lại phải tạc, khắc theo dạng mật mã, giấu đi danh tính, tên tuổi thật của Bà chúa thơ Nôm như thế?

 

Việc này, theo chúng tôi, chỉ có lý do duy nhất này thôi. Thời ấy người ta sợ thiên hạ, nói đúng hơn là người thân của Bà chúa thơ Nôm sợ vua quan triều Nguyễn phát hiện mộ phần của Bà thì họ sẽ ngay lập tức điều quan quân đến quật phá, san bằng, hốt hài cốt đổ sông biển ngay lập tức. Vì bà mang họ Hồ, là con cháu, dòng dõi của họ Hồ Nghệ An, mà họ Hồ Nghệ An lại thuộc dòng tộc của tổ tiên người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Bà chúa thơ Nôm thời ấy lại là người nổi tiếng trong giới văn chương, mà thời phong kiến văn chương là bệ phóng của con đường hoạn lộ, tiếng tăm của Bà rất nhiều người trong giới quan lại đều biết. Do đó, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương tất nhiên ngày ấy phải được xếp vào dạng kẻ thù không đội trời chung của vua Gia Long, và dòng tộc Nguyễn Gia Miêu, cùng với những người họ Hồ khác. Thời ấy triều Nguyễn đã cho quan quân ngày đêm lùng sục con cháu và những người liên quan (quan quân) đến phong trào cách mạng Tây Sơn, những người họ Hồ mang ra chém sạch. Nhất những người họ Hồ ở Nghệ An, vùng chân núi Đài Phong, gần núi Đại Hải, từ mạch núi Đại Huệ kéo xuống, thuộc làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên. Nơi phát tích dòng họ của Nguyễn Huệ. Lịch sử vẫn còn ghi chép, vua Gia Long sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, xưng vương vào năm Nhâm Tuất 1802, đã trương lên chiêu bài "Tận pháp trừng trị" đối với nhà Nguyễn Tây Sơn, những người dòng tộc Tây Sơn. Đó chính là lý do thiết yếu để người thân của Bà chúa thơ Nôm phải giấu đi tên tuổi, danh tính thật bà, họ phải tạc, khắc trên văn bia ba chữ ngụy trang 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻, tên của một người đàn ông, để tránh sự theo dõi của quan quân triều Nguyễn và những kẻ chỉ điểm. Còn Canh Tuất 庚戌 1850 có thể là năm mất của nữ sĩ họ Hồ, cũng có thể là năm dựng bia lập mộ. Đây là thời kỳ cai trị đất nước của vua Tự Đức. Vua Tự Đức lên ngôi từ năm Đinh Mùi 丁未 1847 (tiếp sau vua Thiệu Trị) đến năm Quý Mùi 癸未 1883.

ảnh vẽ người

Việc làm mang tính vừa giữ bí mật tuyệt đối vừa bảo tồn hài cốt Bà chúa thơ Nôm không để vua quan triều Nguyễn phát giác quật phá hốt hài cốt đổ sông biển khi cho tạc, khắc văn bia trá hình, ngụy trang như thế, thì người thân của Bà ngày ấy chỉ còn trông mong, hy vọng, đặt niềm tin vào một tương lai nào đó mà thôi. Đó là trường hợp, ngày sau nếu có ai đó tình cờ đọc hiểu được văn bia mật mã này thì sẽ tìm lại được dấu tích, tên tuổi thật của Bà, một nữ sĩ danh tiếng hậu bán kỷ 18, người cùng thời với thi hào Nguyễn Du, của dòng tộc Hồ Nghệ An chẳng biết vì lý do nào đã trôi dạt vào tận vùng Quảng Nam. Bà sống rồi chết trên vùng đất này hay mộ Bà được cải táng, đưa hài cốt từ Hà Nội hay Nghệ An về chôn lại lần hai trong này gọi là cát táng?

 

𝗟𝘂̣𝗰 𝗹𝗮̣𝗶 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗯𝗮̀𝗶 𝘁𝗵𝗼̛
Lục trang mạng, đọc tiểu sử Bà chúa thơ Nôm, được biết Bà sinh năm 1772. 1772 là năm Nhâm Thìn 壬辰. Không biết ghi chép này có đúng với sự thật hay không? Chúng tôi liền liên tưởng, chắp nối, đó vốn là nghề hoặc nghiệp của những người làm công việc nghiên cứu, điều tra, chợt nhớ trong gia tài thơ của Bà chúa thơ Nôm có bài Mời trầu, chỉ bốn câu ngắn gọn, xin chép ra như sau:

 

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới (đ
𝗮̃? NV) quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.

 

Bốn chữ "quả cau nho nhỏ" câu đầu là chiếc tự chỉ sự* dùng viết ra chữ ô, dụ quả cau. Ô (tiếng Hán) đọc là hồ. Hồ là họ Hồ. Câu thứ hai "Này của Xuân Hương đ𝗮̃, (không phải 'mới', 'mới' là chữ sai luật bằng trắc, do đã bị chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn. 'Đ𝗮̃'  là từ chỉ thì quá khứ, việc từng xảy ra, đ𝗮̃  xảy ra, còn 'mới' là từ chỉ thì hiện tại) quệt rồi" là chiết sự chỉ sự và giả tá* dùng viết ra chữ thị này đây. Ở dưới chữ thị là chữ sơ . Sơ (tiếng Hán) nghĩa là trước, từ trước, lúc đầu, chỉ thì quá khứ, ý nói đã qua sự tiếp xúc trai gái một lần rồi. Có thể đó người chồng trước, đầu tiên của tác giả Mời trầu. Đây là chiết tự giả tá-mượn chữ, mượn chữ này () để lấy, để chỉ vào chữ khác. Chữ sơ này đây với nghĩa đã giải thích. Bộ nhật ở trên của chữ thị ngoài những nghĩa không cần thiết cho câu chuyện đang bàn, thì nghĩa còn lại là ngày. Ngày là thời gian của một ngày từ sáng đến chiều, đến tối. Với chiết tự chỉ sự và giả tá của câu thứ hai "Này của Xuân Hương đ𝗮̃ quệt rồi" dùng viết ra chữ thị , Bà chúa thơ Nôm trực tiếp cho người đọc biết rõ rằng chuyện nam nữ, trai gái thuở ấy bà đã xúc chạm mỗi ngày với người chồng đầu tiên. Nhưng thị đây cũng chỉ là chiết tự giả tá, mà phải chữ thị khác mới đúng với dụng ý của tác giả. Thị là tiếng dùng làm tên đệm, chữ lót trong họ tên người phụ nữ xưa kia. Chữ thị này đây.

bìa sách

Nói thêm. Câu "Này của Xuân Hương đ𝗮̃ quệt rồi" đúng ra phải hiểu đó là câu chữ nêu hiện tượng, tình thái của một giới từ. Vậy giới là gì? Giới là từ chỉ cho trường hợp, vào một vị trí, địa giới đã được khoanh vùng, đóng cọc giăng rào theo bốn hướng đông tây nam bắc cho một sự việc, câu chuyện nào đó. Ví dụ, như khi chuẩn bị thực hiện dự án, làm các con đường huyết mạch giao thông, người ta sẽ cho đóng các cột mốc -mốc lộ giới- dựa theo các bản vẽ để dánh dấu nơi con đường sẽ đi qua, vì thế người dân nơi đó không được xâm phạm vào cột mốc đã đóng dấu. Nếu bất tuân, pháp luật, chính quyền sẽ tìm đến làm việc, xử lý. Hoặc trường hợp khác, khi những ngôi chùa Phật giáo chuẩn bị, tổ chức một giới đàn, là nơi để cho các giới tử (người tu xuất gia) nhiều nơi tập trung về thọ giới, được cấp chứng điệp, tăng tịch, chính thức được xác nhận là người sinh hoạt, tu tập trong Phật giáo. Từ đó người đã thọ giới mới chính thức được hoạt động, làm các phật sự, như tập trung người nghe thuyết giảng, xây chùa, dựng tượng, đắp y mang bát đi khất thực các nơi, vvv... Trong thời gian thọ giới, các giới tử không được đi ra khỏi phạm vi đã được quy định của giới đàn đó (nếu địa giới mở giới đàn đất rộng, chùa có nhiều tăng phòng, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho nhiều người). Nếu ai vi phạm có thể sẽ bị trục xuất khỏi giới đàn. Năm khác thi lại ở một giới đàn khác, tổ chức một nơi khác. Bởi các giới đàn thay đổi liên tục, ở nhiều tỉnh thành, không phải chỉ tổ chức một nơi. Giới còn để chỉ cho một không gian, một vùng đất rộng lớn nào đó đã có chủ quyền của chính quyền, nhà nước sở tại, như không giới/vùng trời; hải giới/vùng biển, lâm giới/vùng rừng núi; biên giới/nơi giáp ranh hai nước... Tóm lại. Giới như những gì vừa giải thích, thì tám chữ "Này của Xuân Hương đ𝗮̃ quệt rồi" chính là sự xác định của Bà chúa thơ Nôm đối với người đọc rằng "địa giới" bất khả xâm phạm của Bà đã có người đột nhập, tìm hiểu rồi vậy.

 

Khi viết ra câu giới từ "Này của Xuân Hương đ𝗮̃ quệt rồi" hình như Bà chúa thơ Nôm muốn ký thác vào đó tâm sự miên man, u hoài, chất chứa muôn vàn niềm đau nỗi khổ của số phận một tài hoa, một nhan sắc trời cho vốn long đong ba chìm bảy nổi trót sinh ra trong thời lửa đạn, không tìm đâu ra chốn dung thân, đành phải sống lắt lay, bám níu vào được gì là bám níu. Mặc cho số phận, dòng đời đẩy đưa. Tâm sự chôn giấu ấy giờ vén, giở ra đọc lại có khác nào tự sự u hoài chất ngất của người viết nhạc buồn hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam thời khói lửa rung trời:  

 

Ai cho tôi tình yêu của ngày thơ ngày mộng,
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng.
Và đón người đi vào tim tôi,
bằng môi trên bờ môi... 

 

Có nhẽ những ước ao, hy vọng rất đời thường, bé nhỏ ấy của Bà chúa thơ Nôm lẫy lừng nước Việt mãi mãi không bao giờ trở thành hiện thực. Bởi thời Bà sinh ra, hậu bán kỷ 18, sống cho đến ngày khôn lớn, biết yêu biết ghét, biết buồn biết vui lại là thời điểm giao thoa, gặp gỡ của tất cả các thế lực chính trị đối kháng với những trận đánh long trời lở đất, một mất một còn của các phe tham chiến, từ Trịnh Nguyễn phân tranh, đến cuộc đối đầu nẩy lửa giữa Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu đã khởi lên triền miên, ròng rã hết Đàng Ngoài rồi Đàng Trong, từ trong nước, ngoài nước. Thử hỏi thân phận mỏng manh, yếu đuối của một phụ nữ như Bà trong thời kỳ ấy thì làm được gì ngoài những ước mơ, hy vọng chôn kín, chết dần mòn theo nhịp bước trai thời loạn một đi không trở lại?

  
Nhưng biết chỉ là mơ nên lòng nức nở,
thương còn đi yêu thì chưa đến.
Tên gọi tên tình chưa đỗ bến,
nẻo mô mà tìm?...

 

Có thể đó chính là những lý do, những tâm ý niệm mỏng dày vẫn thường xuyên ngự trị, đan xen, đến đi xuyên suốt trong tâm hồn của một nhà thơ luôn lấy tâm sự, con người của mình để dệt lên những vần thơ, những câu chữ chất đầy tính tự sự, nỗi u hoài bất tận của thân phận người phụ nữ thời binh lửa mà người đời lại ngộ nhận, cho đó là loại thơ dung tục nhất của nền thi ca nước Việt. Nói có quá khắt khe, dồn ép chăng? 

 

Nằm nghe cô đơn,
thoáng bước trong buồng.
Giá buốt về tìm,
sao rơi cuối đêm.
Nhà vắng mang nhiều cay đắng xua hồn đi hoang...
(AI CHO TÔI TÌNH YÊU-Trúc Phương)

bìa nhạc

Tiếp theo, câu thứ ba "Nếu phải duyên nhau thì thắm lại". Trong câu có chữ "thắm". "Thắm 𧹱" (tiếng Nôm) mở ra âm đọc, chữ viết là nhặm. Nhặm đọc là nhâm. Nhâm (tiếng Hán hoặc Nôm vẫn được) là can thứ 9 trong thập can. Câu thứ tư cuối cùng "Đừng xanh như đ𝗮́ bạc như vôi", không phải "Đừng xanh như lá bạc như vôi". Câu này là chiết tự vừa chỉ sự vừa giả tá dùng viết ra chữ tích , cũng đọc là tịch . Tích còn được viết cách khác, chữ này đây 𪿢, cũng đọc là tịch 𪿢. Bên trái chữ tích 𪿢 hay tịch 𪿢 là chữ thạch. Thạch là đá. Chữ còn lại bên phải là chữ tân . Tân mở ra âm đọc là sân. Sân biểu lộ cho sự giận hờn lẫn trách móc. Tân còn là cay đắng, nhọc nhằn. (Hai nghĩa) giận hờn, trách móc và cay đắng, nhọc nhằn dùng bổ túc, qua lại cho nhau, và đó chính là nghĩa (giải thích) chiết tự chỉ sự của tám chữ "Đừng xanh như đ𝗮́ bạc như vôi" vậy. "Xanh như đ𝗮́" có nghĩa đá để lâu năm ngoài trời thường hay lên mốc, meo, đóng rong, đóng rêu từng mảng lồi lõm, xanh rì. Thực ra, ba chữ "xanh như đ𝗮́" phải hiểu là "đỏ như đ𝗮́" mới đúng với ý nghĩa câu chữ, đúng với ám chỉ, bóng gió điển tích văn học dân gian của Bà chúa thơ Nôm. "Xanh " tiếng Hán nghĩa là đỏ. Đỏ như máu. Đỏ như máu gợi, nhắc người đọc câu chuyện cổ tích dân gian, chuyện sự tích trầu cau. Chuyện tóm tắt như sau:   

 

Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 200 trước công nguyên, thời vua Hùng, được ghi lại trong sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái". Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới. Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu. 

 

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng, có nhiều dị bản. Chuyện kể vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu, bỏ nhà ra đi. Đi mãi một hôm tới bên một bờ suối thì Lang kiệt sức, gục xuống chết, hóa thành tảng đá vôi. Chờ mãi đến khi không thấy em quay về, vì thương em nên Tân quyết đi tìm. Đi đến bờ suối ấy thì Tân mệt lả, nằm lăn ra chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng về cũng bỏ nhà đi tìm. Lạ là nàng cũng tìm đến bờ suối ấy, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu, về sau nghe có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mới dạy cho người dân hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn Nghệ An mà các triều đại phong kiến vẫn hay có sắc phong biếu tặng, ngợi ca câu chuyện xưa.

 

Viết ra câu "Đừng xanh như đ𝗮́ bạc như vôi" như thế là Bà chúa thơ Nôm dựa vào điển tích văn học dân gian câu chuyện sự tích trầu cau của quê hương Bà như đã giải thích với chữ tân , tức người chồng tên Tân trong câu chuyện, ngầm ý nói về một người nào đó, có thể mang tên Tân chăng? đã từng phụ bạc, bỏ Bà ra đi, tìm một bóng hình khác. Còn lại Bà ngồi bơ vơ, vò võ, âm thầm trong bóng đêm cô tịch ngày lại ngày qua...

 

Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cười.
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời.
Người hỡi người xin đừng e ấp,
làm tim nghẹn lời...

chân dung vẽ

Như đã nói, tám chữ câu cuối "Đừng xanh như đ𝗮́ bạc như vôi" là chiết tự vừa chỉ sự vừa giả tá dùng viết ra chữ tích , cũng là tịch . Tịch (tiếng Hán) đọc là thí. Thí đọc là thi. Thi đọc là thì. Thì bây giờ là chiết tự chuyển chú* (chuyển qua ngôn ngữ, chữ viết khác -chữ Nôm- nhưng vẫn cùng chung nghĩa lý, mục đích), đọc là thìn, cũng là thần. Thần hay thìn là chi thứ 5 trong 12 địa chi tý, sửu, dần, mẹo...

 

Tóm lại. Bốn câu bài thơ Mời trầu được Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sử dụng nhiều dạng chiết tự Hán Nôm dùng cài nén, ẩn giấu trong đó tên họ, danh tính, ngày tháng năm sinh của chính Bà. Trước hết, tên của Bà viết, đọc đầy đủ là Hồ Thị Xuân Hương, như đã giải thích, không phải chỉ ba chữ Hồ Xuân Hương như lưu truyền, ghi chép trong bộ môn văn sử học từ bao lâu nay. Người ta còn lấy ba chữ Hồ Xuân Hương đặt tên cho một con đường. Sau, năm sinh của Bà là năm Nhâm Thìn 壬辰. Truy ra, Nhâm Thìn 壬辰 là năm 1772. Như vậy, Bà chúa thơ Nôm sinh cùng năm Nhâm Thìn 壬辰 1772 với Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Những ai hay đọc những bài viết của chúng tôi lâu nay chắc cũng đã hiểu việc này rồi về năm sinh, năm mất của Hoàng hậu, khỏi nói ra đây nữa.

 

Ở đây, khi chúng ta mang ra đối chiếu những mật mã cài nén, ẩn giấu trong bài thơ Mời trầu, chúng ta có được bốn chữ Hồ Thị Xuân Hương. Còn trong ba chữ 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 nghe nói là lấy trên văn bia ngôi tháp mộ ở phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ chúng ta chỉ có ba chữ như đã giải thích đoạn trên là Hồ Xuân Hương mà thôi. Tính ra, còn thiếu chữ Thị. Như thế, chúng ta sẽ tiếp tục xào xáo câu chữ thêm lần nữa để lấy ra chữ Thị, là chữ lót, đệm trong họ tên người phụ nữ. 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 ngoài những gì đã giải thích, thì nhân có âm đọc là nhi. Nhi đọc là oa. Oa mở ra âm đọc là thị. Thị là chữ dùng để lót, đệm vào họ tên người phụ nữ, ở đây là lót vào ba chữ Hồ Xuân Hương để ra đầy đủ, cụ thể tên của Bà chúa thơ Nôm là Hồ Thị Xuân Hương. Không phải Hồ Xuân Hương như ghi chép, đồn loang của lịch sử và xã hội từ bao lâu nay.

 

Viết thêm đoạn. Với những gì vừa được giải thích từ ba chữ 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻 và bài thơ Mời trầu, chúng ta được biết những sự thật lịch sử mà hồi giờ chưa được khám phá, phát hiện từ giới chuyên môn-bộ môn văn học và các cơ quan, ban ngành quản lý văn hóa Tam Kỳ-Quảng Nam, trong đó phải nói việc làm trọng yếu của nhà báo Nghiêm Thị Hằng, người Hà Nội với phát hiện của mình về ngôi mộ mà bà cho đó là của Bà chúa thơ Nôm. Thử hỏi, nhà báo Nghiêm Thị Hằng dựa vào đâu để xác định sự thật như thông tin bà công bố từ bao lâu nay? Có phải đó chính là lý do thiết thực, cụ thể nhất để chính quyền và những người làm trong các cơ quan quản lý văn hóa Tam Kỳ, Quảng Nam đi đến quyết định là không thể chấp nhận việc làm, sự xác định của bà đối với ngôi mộ cổ nằm trên địa giới do họ quản lý hay chăng? Ngoại trừ trường hợp bà phải trưng, phải đưa ra (trước dư luận) được những bằng chứng nào đó xác đáng nhất, cụ thể nhất có liên quan trực tiếp đến ngôi mộ cổ mà bà cho đó chính là nơi chôn táng hài cốt Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

 

Với phát hiện bài thơ Mời trầu là một văn bản dùng để cài nén, giấu trong đó thông tin tiểu sử cá nhân do chính tác giả thực hiện thời ấy thì có thể nói hầu hết những bài thơ của Bà chúa thơ Nôm đều là những dạng văn bản cài nén mật mã, ẩn giấu thông tin, tài liệu lịch sử quý giá vô song cả. Thời ấy thay vì sử dụng lối viết thông thường như các danh sĩ, những nhân vật lịch sử nổi tiếng khác từng thực hiện, như Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, vvv... Thì Bà chúa thơ Nôm lại sử dụng toàn cách viết, thứ ngôn ngữ mà người đời cho là dung tục, khêu dâm gợi dục hết cỡ. Thiết nghĩ, viết như thế trước hết đó bản năng, cá tính của người viết, sau, có viết như thế thì mới không bị chính quyền sở tại nghi ngờ, theo dõi, bắt bớ, tra gạn. Bởi bất cứ một người nào khi lướt đọc qua các văn bản, câu chữ dạng ấy lại không cho, không nghĩ tác giả của nó vốn là người phóng túng, dâm dục, đầu óc mất bình thường? Nghĩ như thế là đã nhầm to về Bà chúa thơ Nôm rồi. Và đó chính là điều kiện tốt đẹp, an toàn, hữu hiệu nhất để cho Bà chúa thơ Nôm sống bình thản, ngày lại ngày qua trên một đất nước triền miên chinh chiến khi bóng dáng những người chinh phu đảo xoay thời thế tầm Quang Trung Nguyễn Huệ đã như ngôi sao băng đến và đi vội vã trên nền trời âm u thế kỷ đã không còn nữa. Còn chăng là những bóng người, phận người sống lầm lũi, âm thầm dưới một thể chế hà khắc, bóc lột, tàn sát không từ một ai. Ngang đây, chúng ta đặt ra câu hỏi, nếu 1850 là năm Bà chúa thơ Nôm ra đi, thì Bà đã bươn qua cuộc dâu bể hậu bán kỷ 18 vắt qua nửa kỷ 19, sống thanh thản đến năm 78 tuổi mới ra đi. Đó là nói dựa vào năm sinh Nhâm Thìn 壬辰 1772, theo văn bản Mời trầu cho biết. Và như thế, những sáng tác của Bà không phải chỉ có bấy nhiêu như bộ môn văn học xác định, nó còn nhiều nữa, hiện tàng ẩn ở đâu đó trên địa giới Quảng Nam, trong một ngôi nhà nào đó, hoặc trong một căn hầm bí mật mà hình thức ngụy trang là một ngôi tháp mộ nào đó, thuộc vùng đất, nơi có ngôi mộ của Bà mà văn bia ghi là 𝗛𝘂𝘆̀𝗻𝗵 𝗛𝗼𝗮̀𝗻 𝗡𝗵𝗮̂𝗻.

 

Rất tiếc là chúng tôi không có được ảnh chụp văn bia ngôi mộ nghi là của Bà chúa thơ Nôm, nếu có bài viết sẽ đầy đủ, chi tiết hơn. Bài viết có ra là do một người quen trên fb đưa link bài viết qua messenger. Đọc thấy cũng hay hay nên mới viết bài. Sau đó liên hệ được nhà báo Nghiêm Thị Hằng qua fb, được bà cho biết nhiều thông tin hơn.  

 

Bài viết xin dừng ở đây.

 

Chú thích:
*Chỉ sự là dạng chiết tự chỉ vào sự vật rồi viết ra câu văn, câu thơ, người đọc sẽ nhờ đó mà xét ra ý tác giả.
*Giả tá là dạng chiết tự vay mượn chữ nghĩa để làm sáng tỏ vấn đề, câu chuyện đang bàn.
*Chuyển chú là dạng chiết tự chuyển, dời từ hình thức chữ viết này hình qua hình thức chữ viết khác, nhưng vẫn cùng chung mục đích. Chuyển chú còn để chỉ cho trường hợp, thay đổi từ dạng chữ, ngôn ngữ này qua dạng chữ, ngôn ngữ khác, như chuyển từ Nôm sang Hán, và ngược lại.

 

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang