LẠY ÔNG TÔI Ở BỤI NÀY,
ÔNG TỚI ÔNG TRÓI KHIÊNG GIÙM TÔI RA...
Câu kiều 2491:
𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶...
là một mật mã thông báo những sự việc có thật, từng xảy ra trong lịch sử thời Quang Trung ngồi ghế nhiếp chính, cai trị nhân dân tại kinh đô Phú Xuân, trong Kiều gọi là Vô Tích: không còn dấu tích, do khi Nguyễn Ánh đã vào được Phú Xuân, thời điểm Quang Trung Nguyễn Huệ đã ra đi, đã cho đập phá, san bằng sạch sẽ lâu đài, cung điện Quang Trung xây dựng trước đó để kiến thiết, dựng lên một kinh đô mới như chúng ta thấy ngày nay. Mật mã ở trên như đã nói được Nguyễn Du bật đèn xanh thông báo cho lịch sử biết rõ rằng trong câu chuyện ai là người qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm Canh Tuất 1790 nhân vua Càn Long tròn 80 tuổi đã được triều Tây Sơn dàn kiểng, lập mưu đánh tráo người, qua mặt các sứ giả triều Thanh ngay tại cửa Ải Nam Quan. Câu chuyện ấy xin tóm tắt, giản lược thế này.
Trong phái đoàn ngoại giao Phú Xuân ngày ấy khi đã có mặt tại cửa Ải Nam Quan, trong đó tất nhiên là có vua Quang Trung, đồng thời cũng có cả nhân vật giả vương, người sẽ thế vai Quang Trung trong chuyến công du ngút ngàn thăm thẳm sơn khê hai bận đi về với nhiệm vụ có mặt tại Yên Kinh để chúc thọ vua Càn Long cho kịp thời gian ấn định. Lại lúc này còn có cả con át chủ bài của ván bài sinh tử: Thái tử Quang Thùy. Người mà Nguyễn Duy Chính, tác giả tập sách 𝗚𝗶𝗼̛̉ 𝗹𝗮̣𝗶 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶 𝗮́𝗻 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝘀𝘂̛̉: 𝗚𝗜𝗔̉ 𝗩𝗨̛𝗢̛𝗡𝗚 𝗡𝗛𝗔̣̂𝗣 𝗖𝗔̣̂𝗡: 𝗖𝗼́ 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘀𝗮𝗻𝗴 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮 𝗹𝗮̀ 𝘃𝘂𝗮 𝗤𝘂𝗮𝗻𝗴 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮̉ 𝗵𝗮𝘆 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴? cho rằng đó chỉ là một chú bé miệng còn hôi sữa nằng nặc đòi theo vua cha chỉ để thỏa mãn tính ham vui, được voi đòi tiên của những đứa trẻ con ông cháu cha là chính. Chẳng mang ích lợi gì cho chuyến đi lịch sử này cả của những người lớn trong vai trò ngoại giao với nhiều trọng trách lớn lao về nhiều lĩnh vực, chứ chẳng phải chỉ với nội dung chúc thọ đơn thuần, từ chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại, đồng thời cũng là để hóa giải, chấm dứt mối hận thù cho hai quốc gia sau trận đánh nhớ đời, biết người biết ta năm 1789 rặt ròng vừa rồi.
Đây là chỗ nhầm to, quá to của Nguyễn Duy Chính, nếu không muốn nói là chỗ dốt đặc cán mai của y khi ăn rồi ngồi mài miệt mòn đủng quần viết ra tập sách 𝗚𝗜𝗔̉ 𝗩𝗨̛𝗢̛𝗡𝗚 𝗡𝗛𝗔̣̂𝗣 𝗖𝗔̣̂𝗡 với mục đích xuyên tạc, bôi nhọ sự thật, nói xấu vua Quang Trung, rằng chính vua Quang Trung là người đã thân chinh dẫn phái bộ ngoại giao Phú Xuân qua Tàu năm Canh tuất 1790 quỳ lạy vua Càn Long tại Yên Kinh, chớ đó không phải là Giả vương Phạm Công Trị như sự đồn loang mồm mép dân gian và ghi chép của nhiều dạng sử ngày ấy, hôm nay.
Nguyễn Duy Chính (áo trắng) và Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người Huế. Cả hai rất tâm đầu ý hợp...
Ngang đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về chuyện này với ván bài sinh tử ngoại giao nói trên của triều đình Phú Xuân rằng tại sao trong phái bộ ngoại giao lên đường qua Tàu chúc thọ ngày ấy lại có cả Thái tử Quang Thùy đi theo để làm gì. Lạ ở chỗ trong khi Quang Thùy chỉ mới 11 tuổi đầu, là đứa trẻ miệng còn hôi sữa như Nguyễn Duy Chính đã cứng ngắc xác nhận?
Muốn hiểu đầu đuôi, cặn kẽ sự việc vốn đã từng là câu chuyện nhập nhằng, chồng chéo, hư hư thực thực, ma ma phật phật khiến ông nói gà, bà nói vịt lung tung, chả biết đâu mà lần này thì còn gì hơn, chúng ta, tôi anh chị cần phải đọc hiểu câu lục sáu chữ 2491 "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶..." mang những ý nghĩa bóng gió gì trong đó. Ngoài cách này ra thì không còn cách nào khác hay hơn, tốt hơn được nữa. Phải không các bạn?
Như chúng tôi đã nói trên bài viết 𝗧𝗿𝗼̛̀𝗶 đ𝗮̃ 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗗𝘂 𝘀𝗮𝗼 𝗰𝗼̀𝗻 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗰𝗵𝗶 𝗟𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴? trước bài này, rằng chữ "𝘉𝘪̀𝘯𝘩" câu 2491 là chữ nói tắt của ba chữ Nguyễn Quang Bình. Nguyễn Quang Bình là một tên khác của vua Quang Trung thường được sử dụng trên nhiều loại giấy tờ, công hàm quan trọng của công tác ngoại giao trao đổi nhiều quan điểm về chính sách, đường lối cai trị giữa hai triều đình Phú Xuân-Yên Kinh thời ấy. Còn "𝙮𝙚̂𝙣" là để chỉ cho Yên Kinh, thủ đô Trung Hoa. "𝘼̂𝙢" là những sự việc diễn bày trong bóng tối, khác với dương là phơi bày ngoài ánh sáng, giữa thanh thiên bạch nhật. Vậy thế nào là những sự việc âm thầm diễn bày trong bóng tối?
Xin thưa, đó chính là việc tráo, thay người đổi lốt của phái bộ ngoại ngoại giao Phú Xuân ngay tại cửa Ải Nam Quan khi vua Quang Trung lúc đó đã âm thầm nhập vai một nhân vật khác quay trở về lại Phú Xuân, nói như Nguyễn Du ám chỉ trong Kiều, câu 2489 là "𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙖̀𝙤". Còn lúc đó, đúng giờ G, nhân vật "giả vương" sẽ nhập vai Quang Trung, chễm chệ leo ngồi trên kiệu hoa vuốt râu cười ha hả, quát tháo cha chả cùng phái bộ ngoại giao gồm một đoàn rồng rắn râu ria lôi thôi, luộm thuộm xanh đỏ vàng trắng làm lễ xuất nhập địa giới, nghênh ngang rong ruổi trên đường thiên lý ngút ngàn, thăm thẳm sơn khê, đồi núi chập chùng, trải dài vô tận đến Yên Kinh chắp hai tay quỳ lạy Càn Long trước đám chư hầu vành đai cóc nhái đã đang bao quanh sự việc. Nhưng để làm được việc này, vào hang cọp vuốt râu hùm, hý lộng quỷ thần ngay tại Yên Kinh trước đông đủ mặt mũi bá quan văn võ hai hàng khí giới sáng lòa, đôi mắt trừng trừng, nhất cử nhất động không rời xa các mục tiêu di biến động trước mắt. Thì lúc đó, ngay tại Ải Nam Quan, trong một căn nhà dùng làm nơi nghỉ chân cho các sứ giả, cán bộ ngoại giao giữa các nước, không riêng cán bộ Trung Hoa hay An Nam, Thái tử Nguyễn Quang Thùy bỗng nhiên kêu la, bị chứng bịnh đau gì đó. Họa có trời mà biết. Vì thế, theo đó, Thái tử Quang Thùy lúc này không thể đi theo phái bộ ngoại giao qua đất Tàu, tới Yên Kinh dự lễ chúc thọ làm chi nữa cho mắc công. Lôi thôi quá. Quang Thùy tất nhiên lúc đó đành phải quay về lại Phú Xuân. Nhưng chuyến quay về này không phải chỉ riêng mỗi Quang Thùy, bởi theo Nguyễn Duy Chính, Quang Thùy nói gì thì nói cũng chỉ là một đứa trẻ con miệng còn hôi sữa. Do đó, còn gì nữa, Thái tử Quang Thùy cần phải có một số người hộ tống, đưa về Phú Xuân. Như vậy, nhiệm vụ Thái tử Quang Thùy trong ván bài sinh tử tới đây là đã xong, hoàn thành mỹ mãn. Kể cả vai trò của vua Quang Trung. Còn lại, ai đi thì cứ đi, chiến trường súng cứ nổ. Thế thôi.
Trong thời điểm đó, ngược dòng thời gian, trở về quá khứ, chúng ta sẽ được biết, tại Ải Nam Quan vào thời đó có hai cái đài, một cái ở bên này, trên phần đất An Nam, gọi là Ngưỡng Đức đài 仰德臺. Cái nằm trên phần đất Trung Hoa, gọi là Chiêu Đức đài 昭德臺. Hai cái đài này như đã nói là nhà nghỉ chân của các cán bộ ngoại giao các nước mỗi khi đi ngang qua, sẽ nghỉ lại, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết, chuẩn bị đi vào lãnh thổ nước khác để làm công tác đàm phán ngoại giao, kết nối tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Như vậy, căn cứ vào đây, một là văn bản Kiều, câu 2491 "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶...", hai là phần chú thích của Nguyễn Duy Chính trong tập Đ𝐀̣𝐈 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐐𝐔𝐎̂́𝐂 𝐓𝐇𝐔̛, trang 60 (ảnh 2, chụp kèm theo) thì chúng tôi dám nói rằng, việc đánh tráo người thật giả giữa vua Quang Trung và nhân vật "giả vương" đã được tiến hành, thực hiện ngay tại Ngưỡng đức đài 仰德臺, thuộc phần đất An Nam. Đồng thời, theo kịch bản soạn sẵn, dàn kiểng trước từ triều đình Phú Xuân, thì ngay tại Ngưỡng đức đài 仰德臺 vào đúng giờ G, Thái tử Quang Thùy phải giả bộ ôm bụng hay đầu gì đó kêu la rằng mình bất chợt bị chứng bịnh gì đó làm cho cơ thể "khíu chọ", đau đớn lạ thường. Khi sự việc bất chợt xảy ra như thế, thì lúc đó Thái tử Quang Thùy đành phải hồi quy cố quận, và tất nhiên sẽ có một đoàn vài mươi người hộ tống Thái tử quay về lại Phú Xuân. Khỏi nói thì chúng ta ai cũng biết, trong đoàn người hồi quy cố quận ngày đó tất nhiên là có vua Quang Trung hiện trong vai trò của người đóng thế vai "giả vương". Còn trước đó, lúc phái bộ ngoại giao Tây Sơn xuất chinh, ngựa xe rong ruổi lên đường từ kinh đô Phú Xuân để có mặt tại Ải Nam Quan theo lịch trình soạn sẵn, lúc đó nhân vật "giả vương" chỉ là một người bình thường nào đó trà trộn đi trong đoàn. Y chỉ bắt đầu trở nên quan trọng, được tất thảy mọi người chú ý khi tất cả đã có mặt tại Ải Nam Quan, trong cái nhà gọi là Ngưỡng đức đài 仰德臺 như Nguyễn Duy chính đã mài miệt kiếm kiếm tìm tìm, tận tình cung cấp thông tin, đưa tài liệu lên trên tập sách, lúc giờ G bắt đầu: Quang Trung Nguyễn Huệ sẽ cải trang thành y, cùng với vài mươi người hộ tống Thái tử Quang Thùy quay về Phú Xuân. Còn y, nhân vật "giả vương" kia sẽ biến thành Quang Trung, đường hoàng trèo lên kiệu hoa ngồi vuốt râu cười ha hả, thúc quan binh rời Ngưỡng đức đài 仰德臺, tiến qua bên kia phần đất Trung Hoa, vào trong Chiêu đức đài 昭德臺 làm lễ nhập nội, kèn trống xập xỏa thi nhau tấu gõ vang rền, hai hàng quan binh Tàu Việt đồng loạt chuẩn bị tư thế sẵn sàng, lên đường, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa cho kịp ngày sinh nhật vua Càn Long hôm 13 tháng Tám (âl) năm Canh Tuất 1790. Còn ngày giờ phái bộ ngoại giao có mặt tại Ải Nam Quan theo sách 𝐏𝐇𝐀́𝐈 Đ𝐎𝐀̀𝐍 Đ𝐀̣𝐈 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 & 𝐋𝐄̂̃ 𝐁𝐀́𝐓 𝐓𝐔𝐀̂̀𝐍 𝐊𝐇𝐀́𝐍𝐇 𝐓𝐇𝐎̣ 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐂𝐀𝐎 𝐓𝐎̂𝐍𝐆 của sự tận tình lục lọi, kiếm tìm của Nguyễn Duy Chính công bố cho biết đó là ngày 15 tháng Tư (Ất Sửu) năm Canh Tuất 1790.
Tóm lại. Nhờ căn cứ, dựa vào những tài liệu, thông tin mà Nguyễn Duy Chính, tác giả 𝗚𝗶𝗼̛̉ 𝗹𝗮̣𝗶 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶 𝗮́𝗻 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝘀𝘂̛̉: 𝗚𝗜𝗔̉ 𝗩𝗨̛𝗢̛𝗡𝗚 𝗡𝗛𝗔̣̂𝗣 𝗖𝗔̣̂𝗡: 𝗖𝗼́ 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘀𝗮𝗻𝗴 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗛𝗼𝗮 𝗹𝗮̀ 𝘃𝘂𝗮 𝗤𝘂𝗮𝗻𝗴 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮̉ 𝗵𝗮𝘆 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴? đã bỏ công sao lục, kiếm tìm mài miệt trong bao lâu của nhiều dạng tài liệu từ các văn khố Trung Hoa, Đài Loan rồi đưa lên trong các sách, ở đây là tập Đ𝐀̣𝐈 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐐𝐔𝐎̂́𝐂 𝐓𝐇𝐔̛, phần chú thích, trang 60 như đã nói về hai cái đài, có tên là Ngưỡng đức đài 仰德臺 và Chiêu đức đài 昭德臺 nằm hai bên phần đất của An Nam và Trung Hoa trong thời kỳ đó. Kết hợp thông tin cung cấp này từ Nguyễn Duy Chính với đoạn tự sự trong Kiều, câu 2491 giữa người đẹp Thúy Kiều và tướng giặc Từ Hải, tức vua Quang Trung thì chúng tôi mới biết được ẩn ý Nguyễn Du muốn nói gì trong câu mang tính mật mã này. Còn không, chúng tôi sẽ không bao giờ biết hoặc có thể sẽ chỉnh lại câu 2491 đã bị chỉnh sửa, đảo lộn sự thật "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶..." trở thành câu ám chỉ bí mật lịch sử đúng với nguyên bản gốc của Kiều, của Nguyễn Du là "𝘉𝘪̀𝘯𝘩 𝙮𝙚̂𝙣 𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤 𝘣𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̂𝘶..." cho nỗi cách nào. Câu 2491 này có hai chữ bị chỉnh sửa, chữ "𝙮𝙚̂𝙣" bị sửa thành chữ "𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩", và chữ "𝙖̂𝙢", "𝙖̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤" bị sửa thành chữ "𝘤𝘰̂𝘯𝘨", "𝘤𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘤". "𝘼̂𝙢 đ𝘶̛́𝘤" và "𝘤𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘤" nghĩa khác nhau rất xa, đến một trời một một vực nếu hiểu theo nghĩa mật mã, ám chỉ liên quan đến các di tích lịch sử của người trong cuộc, thời đó là Nguyễn Du dùng để nói về những việc mờ ám từng âm diễn thầm ra trong hai cái đài nằm trên hai lãnh thổ của An Nam và Trung Hoa: Ngưỡng đ𝘂̛́𝗰 đài 仰德臺 và Chiêu đ𝘂̛́𝗰 đài 昭德臺.
Như vậy, xét ra, công tâm mà nói, công sức khám phá bí ẩn lịch sử này chúng tôi chỉ có một phần rất ít, còn lại là của tác giả sách 𝗚𝗜𝗔̉ 𝗩𝗨̛𝗢̛𝗡𝗚 𝗡𝗛𝗔̣̂𝗣 𝗖𝗔̣̂𝗡 hết cả. Bởi chính nhờ ở sự lục lọi, kiếm tìm, tra cứu từ nhiều dạng tài liệu, thông tin trong các văn khố Trung Hoa, Đài Bắc về các dạng ghi chép lịch sử xa xưa mà Nguyễn Duy Chính đã lấy đưa lên trên các tập sách y viết nhiều chi tiết vô cùng quý báu, đáng giá ngàn vàng, có thể nói như vậy, như hai cái đài Ngưỡng đ𝘂̛́𝗰 仰德, Chiêu đ𝘂̛́𝗰 昭德 trong đoạn chú thích, trang 60, sách Đ𝐀̣𝐈 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐐𝐔𝐎̂́𝐂 𝐓𝐇𝐔̛ nói trên mà chúng tôi mới có điều kiện chỉnh lại câu 2491 sai bậy thành câu hoàn chỉnh, đúng với sự thật lịch sử, đúng với ý ngầm của Nguyễn Du khi xưa vậy.
Lịch sử ngành điều tra phá án trong nước, ngoài nước đã từng cho biết, có những vụ án qua một thời gian điều tra, thụ lý đã hoàn toàn đi vào bế tắc, và vụ việc từ đó đành phải xếp xó, mớ hồ sơ gây án của các đương sự được cơ quan hữu trách gác vào trong quên lãng, ký ức. Thỉnh thoảng được lôi ra dòm ngó chút đỉnh rồi xếp vào. Nhưng bất chợt, vào một thời điểm nào đó, các đối tượng gây án lại tự khai, nói về nhân thân, sở thích, quá trình hoạt động bản thân mình cho cơ quan điều tra chú ý, tìm hiểu khi tình cờ các y buộc miệng nói bóng gió cho ai đó biết rằng mình chính là kẻ gây án năm xưa. Thế là từ đầu dây mối nhợ hữu ý vô tình này của kẻ gây án mà các nhà điều tra phá án lùng tìm ra được kẻ thủ ác, gây án năm xưa hiện ẩn núp dưới lớp vỏ bọc vô cùng kín đáo, lại cả gan ở sát cạnh, không đâu xa xôi cả. Nguyễn Duy Chính xét ra cũng là người tương tự như trường hợp kẻ gây án này đây. Thay vì y nên im lặng, ở yên bên kia đại dương, lo chí thú, tu tỉnh làm ăn với gia đình, vợ con. Nhưng không, y không chịu sống đời tĩnh lặng, bình yên như thế với tổ ấm gia đình, vợ con, mà y làm ngược lại, và chính từ sự muốn nổi danh, đưa tên tuổi mặt mũi của mình ra trước dư luận xã hội với những tập sách làm đảo lộn sự thật, lịch sử. Do đó, từ đó, chúng tôi mới có điều kiện lột phăng ra sự thật lịch sử chính từ những thông tin, tài liệu cung cấp nhiệt tình của y trên các tập sách. Thiệt là gậy ông đập lưng ông, hoặc lạy ông tôi ở bụi này, ông tới ông trói khiêng giùm tôi ra cho mau vậy. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu của kẻ gây án để các cơ quan điều tra phá án có điều kiện lập hồ sơ, biên bổn, mang còng số 8 bập vào tay kẻ thủ ác, chờ ngày đưa các y ra phán quyết giữa thanh thiên bạch nhật, trước ba quân thiên hạ, sớm chừng nào tốt chừng ấy.
Đoạn này là phần trích lại trong sách 𝐏𝐇𝐀́𝐈 Đ𝐎𝐀̀𝐍 Đ𝐀̣𝐈 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 & 𝐋𝐄̂̃ 𝐁𝐀́𝐓 𝐓𝐔𝐀̂̀𝐍 𝐊𝐇𝐀́𝐍𝐇 𝐓𝐇𝐎̣ 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐂𝐀𝐎 𝐓𝐎̂𝐍𝐆 của Nguyễn Duy Chính về ngày giờ xuất quan của phái bộ ngoại giao Phú Xuân tại cửa Ải Nam Quan. Mời các bạn đọc qua xem sao.
𝗫𝗨𝗔̂́𝗧 𝗤𝗨𝗔𝗡
Ngày 15 tháng Tư (Ất Sửu) năm Canh Tuất (1790).
Đúng ngày giờ đã định, vua Quang Trung và phái đoàn đến biên giới. Quan nhà Thanh trỗi nhã nhạc, bắn pháo lệnh, tế thổ thần và quan thần (trấn giữ ải) xong làm lễ khai quan.
Theo nghi lễ, Phúc Khang An và các quan lại nhà Thanh đợi ở Chiêu đức đài 昭德臺, còn Thành Lâm [viên ngoại lang đã thay mặt vua Thanh sang phong vương và từng gặp vua Quang Trung] đến tận cửa ải hành lễ đón phái đoàn nước ta. Tại cửa quan cả hai bên đều có lính xếp hàng đứng chào.
Phu dịch nước ta đem lễ phẩm và hai con voi qua ải dàn ra tại đài Chiêu đức 昭德 [phía bên Trung Hoa]. Đến giờ Tỵ -11giờ trưa- tiếng trống, tiếng thanh la và tiếng súng nổ vang tiền hô hậu ủng phái đoàn đi qua cửa ải sang đất Trung Hoa. Vua Quang Trung dẫn đầu, theo sau là vương tử Nguyễn Quang Thùy rồi đến các bồi thần qua Nam Quan đến Chiêu đức đài 昭德臺 làm lễ tương kiến với quan nhà Thanh.
Cứ như điển lệ [nhà Thanh] thì phiên vương sang Trung Hoa được đem theo tối đa 60 người, riêng phái đoàn Đại Việt được phép đặc cách đem theo 100 người là một biệt lệ [do lời tâu của Phúc Khang An]. Tuy nhiên, đầu tháng Tư khi nước ta gửi danh sách phái đoàn thì lên đến 140 người và khi sang khỏi cửa quan thì thì lại lên đến 150 người. Việc quá mức đó gây rất nhiều trở ngại cho việc đưa đón, tiếp đãi, di chuyển nhưng vua Càn Long thể tuất không bắt tiết giảm cho thấy Thanh triều coi trọng phái đoàn Đại Việt biết là chừng nào.
Khi biết tin vua Quang Trung sẽ đích thân sang dự lễ Vạn thọ, vua Càn Long đã gửi dụ cho các quan trong đó có đoạn như sau:
𝘝𝘪𝘦̂𝘯 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 đ𝘰́ đ𝘢̃ 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘱𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘭𝘢̀ 𝘥𝘶̛̣ 𝘷𝘢̀𝘰 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘶̛̉ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶, 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘤𝘢́𝘤 𝘣𝘰̂̀𝘪 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘤𝘰̂́𝘯𝘨 𝘴𝘶̛́. 𝘚𝘢𝘯𝘨 𝘯𝘢̆𝘮 𝘬𝘩𝘪 đ𝘦̂́𝘯 𝘬𝘪𝘯𝘩 đ𝘰̂ 𝘤𝘩𝘪𝘦̂𝘮 𝘤𝘢̣̂𝘯 𝘲𝘶𝘢 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘪̉𝘯𝘩 đ𝘪̣𝘢 𝘱𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘤 đ𝘰̂́𝘤 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘥𝘶̀𝘯𝘨 𝘭𝘦̂̃ 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘮𝘢̀ 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 đ𝘢̃𝘪. 𝘊𝘢́𝘤 𝘯𝘨𝘩𝘪 𝘭𝘦̂̃ 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 đ𝘰́ 𝘴𝘦̃ 𝘥𝘰 𝘤𝘢́𝘤 đ𝘢̣𝘪 𝘩𝘰̣𝘤 𝘴𝘪̃ 𝘩𝘰̣̂𝘪 đ𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘣𝘰̣̂ 𝘓𝘦̂̃ 𝘢̂́𝘯 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘤𝘩𝘰 𝘳𝘰̃ 𝘳𝘢̀𝘯𝘨 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘵𝘢̂𝘶 𝘭𝘦̂𝘯 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘣𝘢𝘯 𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 đ𝘦̂̉ 𝘵𝘶𝘢̂𝘯 𝘩𝘢̀𝘯𝘩.
Khi vua Quang Trung đến nơi, khách xuống ngựa, tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An bước xuống thềm đón vào điện đường, khách vào trước, chủ đi sau, vua nước ta đứng phía đông, họ Phúc đứng phía tây. An vị xong, vua Quang Trung hành lễ "nhất quỵ tam khấu" (quỳ một lần, vái ba lần). Phúc Khang An đáp lại.
Theo dụ chỉ của vua Càn Long ngày mồng 6 tháng Giêng năm Càn Long 55 (Canh Tuất) để cho các quan thi hành chiếu theo lời tâu của đại học sĩ A Quế và Quân Cơ Xứ thì:
𝘊𝘢́𝘤 𝘵𝘰̂̉𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘤, 𝘵𝘶𝘢̂̀𝘯 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘪̉𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 đ𝘰́𝘯 𝘈𝘯 𝘕𝘢𝘮 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘯𝘨𝘩𝘪 𝘭𝘦̂̃ 𝘴𝘢𝘶 đ𝘢̂𝘺:
𝘒𝘩𝘪 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 [𝘵𝘶̛́𝘤 𝘷𝘶𝘢 𝘘𝘶𝘢𝘯𝘨 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨] 𝘵𝘰̛́𝘪 𝘤𝘶̛̉𝘢 𝘥𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘵𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘳𝘢 đ𝘰́𝘯, 𝘤𝘩𝘢̂́𝘱 𝘴𝘶̛̣ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘷𝘦́𝘯 𝘮𝘢̀𝘯 𝘬𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘤𝘩𝘰 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 đ𝘶̛𝘢 𝘷𝘢̀𝘰 đ𝘢̣𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, đ𝘰̂́𝘤 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘷𝘢̀𝘰. 𝘒𝘩𝘢́𝘤𝘩 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘪́𝘢 𝘵𝘢̂𝘺, 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘲𝘶𝘢𝘺 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘩𝘶̉ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘰̛̉ 𝘱𝘩𝘪́𝘢 đ𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘭𝘦̂̃ 𝘯𝘩𝘢̂́𝘵 𝘲𝘶𝘺̣ 𝘵𝘢𝘮 𝘬𝘩𝘢̂́𝘶. 𝘊𝘩𝘶̉ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 đ𝘢́𝘱 𝘭𝘦̂̃ 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘭𝘦̂𝘯, 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘱𝘩𝘪́𝘢 đ𝘰̂𝘯𝘨, 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘱𝘩𝘪́𝘢 𝘵𝘢̂𝘺 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘭𝘦̂𝘯 𝘵𝘩𝘦̂̀𝘮 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘷𝘢̀𝘰 𝘤𝘩𝘰̂̃.
𝘊𝘢́𝘤 𝘵𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘈𝘯 𝘕𝘢𝘮 𝘰̛̉ 𝘥𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘵𝘩𝘦̂̀𝘮, 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘲𝘶𝘢𝘺 𝘷𝘦̂̀ 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘣𝘢̆́𝘤 𝘤𝘩𝘦̂́𝘤𝘩 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘪́𝘢 𝘵𝘢̂𝘺 𝘯𝘢𝘮 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘦̂̃ 𝘯𝘩𝘢̂́𝘵 𝘲𝘶𝘺̣ 𝘵𝘢𝘮 𝘬𝘩𝘢̂́𝘶 𝘳𝘰̂̀𝘪 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘭𝘦̂𝘯. 𝘊𝘩𝘢̂́𝘱 𝘴𝘶̛̣ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘣𝘶̛𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢̀ 𝘳𝘢 𝘮𝘰̛̀𝘪, 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘭𝘢̂́𝘺 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘢̣𝘯. 𝘒𝘩𝘪 𝘢̆𝘯 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘯𝘰́𝘪 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰̂𝘯 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘭𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘢̆𝘮 𝘩𝘰̉𝘪. 𝘚𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘪 𝘢̆𝘯 𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘰́𝘪 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘹𝘰𝘯𝘨, 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘰̛̉ dưới thềm quỳ xuống khấu đầu rồi lui 𝘳𝘢 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤, 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘷𝘢́𝘪 𝘤𝘩𝘢̀𝘰 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘪𝘦̣̂𝘵, 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 đ𝘢́𝘱 𝘭𝘦̂̃. 𝘒𝘩𝘢́𝘤𝘩 đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘭𝘦̂𝘯 𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦̂̀𝘮, đ𝘶̛𝘢 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘭𝘦̂𝘯 𝘬𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘳𝘢 đ𝘪.
𝘊𝘢́𝘤 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘶̛̀ 𝘵𝘺 đ𝘢̣𝘰 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘹𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘥𝘶̀𝘯𝘨 𝘭𝘦̂̃ 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘴𝘶̛̣ 𝘬𝘩𝘪 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘭𝘰̛̀𝘪 𝘩𝘰̉𝘪 𝘵𝘩𝘢̆𝘮 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘴𝘰 𝘷𝘰̛́𝘪 đ𝘰̂́𝘤 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘯𝘩𝘶́𝘯 𝘮𝘪̀𝘯𝘩 𝘩𝘰̛𝘯.
𝘒𝘩𝘪 𝘵𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘤, 𝘵𝘶𝘢̂̀𝘯 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘪̉𝘯𝘩 𝘷𝘢̀𝘰 𝘢̆𝘯 𝘵𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘈𝘯 𝘯𝘢𝘮 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘮𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘶̉, 𝘵𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ 𝘤𝘢́𝘤 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘷𝘢̆𝘯 𝘷𝘰̃ 𝘵𝘢̣𝘪 𝘵𝘪̉𝘯𝘩 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘮𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘰̛́𝘪 𝘣𝘰̂̀𝘪 𝘺𝘦̂́𝘯 [𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘢̆𝘯 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩]. 𝘉𝘢̀𝘯 𝘤𝘩𝘰 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘺 𝘲𝘶𝘢𝘺 𝘷𝘦̂̀ 𝘣𝘢̀𝘯 𝘤𝘩𝘰 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘰̛̉ 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 đ𝘰̂𝘯𝘨, 𝘤𝘢̉ 𝘩𝘢𝘪 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘵𝘪̣𝘤𝘩 [𝘣𝘢̀𝘯 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘵𝘶̛𝘰̛̣𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘶̛𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘷𝘶𝘢] 𝘰̛̉ 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘣𝘢̆́𝘤. 𝘉𝘢̀𝘯 𝘥𝘢̀𝘯𝘩 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘈𝘯 𝘕𝘢𝘮 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘰̛̉ 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪 𝘵𝘩𝘦̂̀𝘮, 𝘥𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘮𝘢́𝘪 𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘱𝘩𝘪́𝘢 𝘵𝘢̂𝘺 𝘩𝘰̛𝘪 𝘥𝘶̛𝘰̛́𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘶́𝘵.
𝘒𝘩𝘪 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘵𝘰̛́𝘪, 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 đ𝘰́𝘯 𝘷𝘢̀𝘰 𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘭𝘦̂̃ 𝘨𝘪𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘭𝘦̂̃ 𝘩𝘢𝘪 𝘣𝘦̂𝘯 𝘨𝘢̣̆𝘱 𝘯𝘩𝘢𝘶 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘷𝘢̀𝘰 𝘣𝘢̀𝘯 𝘯𝘨𝘢𝘺. 𝘛𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘰̛̉ 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪 𝘵𝘩𝘦̂̀𝘮 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘦̂̃ 𝘯𝘩𝘢̂́𝘵 𝘲𝘶𝘺̣ 𝘵𝘢𝘮 𝘬𝘩𝘢̂́𝘶 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘷𝘢̀𝘰 𝘣𝘢̀𝘯. 𝘚𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘪 𝘢̆𝘯 𝘹𝘰𝘯𝘨, 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘰̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢̣ 𝘰̛𝘯 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘦̂̃ 𝘹𝘰𝘯𝘨 𝘳𝘢 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤, 𝘤𝘩𝘶̉ 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘴𝘢𝘶 đ𝘰́ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘦̂̃ 𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘢̀𝘯 𝘵𝘪𝘦̣̂𝘤. 𝘒𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘪𝘦̣̂𝘵, 𝘵𝘪𝘦̂̃𝘯 đ𝘶̛𝘢 𝘨𝘪𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘬𝘩𝘪 đ𝘰́𝘯 𝘷𝘢̀𝘰.
Sau khi chào hỏi xong, vua Quang Trung hướng về long đình [tượng trưng cho ngai vàng hoàng đế nhà Thanh] ở phương bắc làm lễ "tam quỵ cửu khấu" (quỳ ba lần, vái chín lần) để tạ ơn vua Càn Long rồi nghe Phúc Khang An tuyên đọc thánh chỉ khen ngợi đã cung phụng đến chầu, trong dụ chỉ cũng nhắn là đi đường thong thả, không cần gấp rút, đồng thời thân mật thêm rằng nhà vua rất vui mừng vì chẳng bao lâu sẽ gặp nhau.
Phúc Khang An cũng nhắc lại rằng khi đến Bắc Kinh, vua Càn Long sẽ thi hành đại lễ "bão kiến thỉnh an" (gặp nhau ôm chào, vấn an sức khỏe NV) để đón vua Quang Trung và đặc biệt thưởng cho đai màu kim hoàng và y phục theo cấp bậc thân vương của nhà Thanh. "Bão kiến thỉnh an" là một đại lễ của nhà Thanh chỉ dùng trong những trường hợp thật đặc biệt. Trong lá thư gửi cho vua Quang Trung để nói rõ về tầm quan trọng của cách thức tiếp đón này, Phúc Khang An đã viết:
...𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘰̛̉ đ𝘢̂́𝘵 𝘎𝘪𝘢𝘰 [𝘊𝘩𝘪̉] 𝘹𝘢 𝘹𝘰̂𝘪 𝘱𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘢𝘮, 𝘤𝘩𝘢̆́𝘤 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘪𝘦̂̉𝘶 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘵𝘩𝘶̛́𝘤 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶. 𝘗𝘩𝘢̀𝘮 𝘤𝘢́𝘤 𝘣𝘢̂̀𝘺 𝘵𝘰̂𝘪 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘤𝘢̣̂𝘯, 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘭𝘢̀ 𝘯𝘨𝘩𝘪 𝘭𝘦̂̃ 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪, [𝘤𝘰̀𝘯 𝘯𝘩𝘶̛] 𝘣𝘢̃𝘰 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘩𝘪̉𝘯𝘩 𝘢𝘯, 𝘢̂́𝘺 𝘭𝘢̀ 𝘷𝘶̛𝘰̛̣𝘵 𝘩𝘢̆̉𝘯 đ𝘪𝘦̂̉𝘯 𝘭𝘦̣̂, 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘢̂𝘺 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘛𝘳𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘊𝘰̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘏𝘰̂̀𝘪 𝘉𝘰̣̂ 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘷𝘦̂̀, 𝘷𝘢̀ 𝘵𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢̂𝘯 𝘈 𝘊𝘰̂𝘯𝘨, 𝘬𝘩𝘪 𝘣𝘪̀𝘯𝘩 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘩𝘢𝘪 𝘒𝘪𝘮 𝘟𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘹𝘰𝘯𝘨, 𝘤𝘢 𝘬𝘩𝘶́𝘤 𝘬𝘩𝘢̉𝘪 𝘩𝘰𝘢̀𝘯 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘦̂́, 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̣𝘯𝘨 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘵𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘴𝘪̃ 𝘳𝘢 𝘴𝘶̛́𝘤, 𝘬𝘩𝘪 đ𝘰́ 𝘮𝘰̛́𝘪 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘩𝘪 𝘩𝘢̀𝘯𝘩 đ𝘢̣𝘪 𝘭𝘦̂̃ 𝘯𝘢̀𝘺. 𝘊𝘰̀𝘯 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘣𝘢𝘯 𝘤𝘩𝘰 đ𝘢𝘪 𝘮𝘢̀𝘶 𝘬𝘪𝘮 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨, 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘤𝘶̛̣𝘤 𝘬𝘺̀ 𝘱𝘩𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘯𝘨𝘶̛̣ 𝘣𝘶́𝘵 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘶̛̃ 𝘴𝘰𝘯, 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘭𝘢̣𝘪 𝘤𝘢̀𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰́ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤. 𝘛𝘩𝘦̂́ 𝘮𝘢̀ 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘯𝘢𝘺 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘰̛̉ 𝘱𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘢𝘮 𝘮𝘰̛́𝘪 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘱𝘩𝘶̣𝘤, 𝘮𝘰̣𝘪 𝘵𝘩𝘶̛́ đ𝘦̂̀𝘶 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘤𝘢̉, 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘵 𝘭𝘢̀ 𝘬𝘩𝘰́ 𝘨𝘢̣̆𝘱 𝘢𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘷𝘪𝘯𝘩 𝘴𝘶̉𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́.
Nguyễn Quang Bình quay về phương bắc vái tạ hoàng ân ưu đãi như thế. Ông cũng nhờ Phúc Khang An chuyển lời khước từ đại lễ "bão kiến thỉnh an", cho rằng mình không xứng đáng để nhận, sau đó đưa lên một biểu văn chúc mừng và một bản thi từ chúc thọ nhờ chuyển về kinh.
Trong dịp này, vua Quang Trung cho Phúc Khang An biết rằng vương tử Nguyễn Quang Thùy đi đường nhiễm bệnh lên cơn sốt, vì tuổi nhỏ sợ đi đường xa sẽ nặng thêm nên xin cho được về nước điều trị. Sau đó ông sai cháu [gọi ông bằng cậu] là Phạm Công Trị đưa Nguyễn Quang Thùy về nước, có Đặng Văn Chân và khoảng 30 tùy tòng hộ tống qua ải Nam Quan.
Sau khi giới thiệu và chào hỏi xong xuôi, hai bên chia ra ngồi hai dãy đông tây, các chấp sự quan đem trà ra mời, chủ khách đáp lễ qua lại rồi vào tiệc ủy lạo tẩy trần. Yến tiệc xong, phái đoàn sắp xếp để lên đường.
Nghi vệ và lễ bộ dành cho tước vương cũng rất đặc biệt. Theo như đẳng cấp trong Đại Thanh hội điển, vua Quang Trung được khiêng bằng kiệu do sáu người phu mặc áo ngắn màu xanh thêu hình sư tử, một lọng đỏ thêu bốn con rồng, cán tàn uống khúc, hai lọng đỏ thêu hình cây cỏ, hai lọng đỏ thêu hoa bốn mùa, hai lọng xanh thêu hình con công cùng với bốn món nghi trượng và sáu con ngựa, hai cờ tiết mao. Ngoài ra còn các binh sĩ mang kỳ thương, báo vĩ thương, nghi đao đằng trước, đằng sau rất là hùng tráng. Việc đón tiếp phái đoàn Quang Trung đã trở thành một sự kiện lịch sử đáng nhớ cho những người đi cùng trong phái đoàn. Theo tường thuật của Phan Huy Ích trong bài "𝘟𝘶𝘢̂́𝘵 𝘲𝘶𝘢𝘯" (trong 𝘛𝘪𝘯𝘩 𝘴𝘢 𝘬𝘺̉ 𝘩𝘢̀𝘯𝘩) thì "𝘹𝘦 𝘯𝘨𝘶̛̣𝘢 𝘤𝘰̛̀ 𝘲𝘶𝘢̣𝘵, 𝘳𝘶̛̣𝘤 𝘳𝘰̛̃ 𝘤𝘢̉ 𝘵𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘭𝘶̃𝘯𝘨".
𝘋𝘪̣𝘤𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘪̃𝘢:
𝘛𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘪𝘦̂𝘯 𝘨𝘪𝘰̛́𝘪 𝘱𝘩𝘪́𝘢 𝘣𝘢̆́𝘤 𝘬𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘴𝘢́𝘶 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 đ𝘦̂̀𝘶,
𝘒𝘩𝘢̆́𝘱 𝘤𝘢́𝘤 𝘯𝘶́𝘪 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘰̛̀ 𝘭𝘰̣𝘯𝘨 𝘣𝘢̉𝘰 𝘷𝘦̣̂ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘪 𝘹𝘢.
𝘓𝘢̂̀𝘯 𝘯𝘢̀𝘺 𝘭𝘢̀ đ𝘪 𝘥𝘶̛̣ 𝘩𝘰̣̂𝘪 𝘢́𝘰 𝘹𝘪𝘦̂𝘮 đ𝘦̂̉ 𝘨𝘢̂𝘺 𝘩𝘰̀𝘢 𝘩𝘪𝘦̂́𝘶,
𝘊𝘰̀𝘯 𝘵𝘢 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘭𝘢̀ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘩𝘰 𝘴𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘢̂̀𝘮 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 [𝘮𝘢̀ 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 đ𝘪].
𝘒𝘩𝘶́𝘤 𝘩𝘢́𝘵 𝘹𝘢 𝘲𝘶𝘦̂ 𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘥𝘶̛́𝘵 𝘳𝘰̂̀𝘪,
𝘕𝘶́𝘪 𝘳𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘢𝘰 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘮 𝘩𝘰́𝘵 𝘭𝘶𝘰̂𝘯 𝘭𝘶𝘰̂𝘯.
𝘝𝘰̂̃ 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘣𝘢𝘺 𝘭𝘦̂𝘯 𝘤𝘢𝘰 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰̛́𝘱 𝘮𝘢̆́𝘵,
𝘙𝘢 𝘯𝘨𝘰𝘢̀𝘪 𝘭𝘢̂̀𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 đ𝘦̂̉ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘮𝘰̛̉ 𝘳𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘢̂̀𝘮 𝘮𝘢̆́𝘵.
Những người tùy tùng cũng ngồi kiệu làm bằng tre. Tuy không có chi tiết nào nói về các loại kiệu dành cho người nước ta nhưng theo lời tường thuật của phái bộ Macartney đến Trung Hoa ba năm sau (1793) thì kiệu dành cho tùy viên được phủ vải, bốn người khiêng, hai người đằng trước, hai người đằng sau. Những phu khiêng kiệu đều chuyên nghiệp, đi nhanh và đều một quãng dài không nghỉ. Đây cũng là một chi tiết đáng chú ý vì nước ta đi cáng, ngồi võng mà chính Tôn Sĩ Nghị khi đến Thăng Long cũng ghi nhận những "ông đồ" di chuyển theo cách này. Những người cấp bậc thấp hơn trong phái đoàn thì dùng ngựa hay đi bộ.
Tất cả các phương tiện di chuyển dành cho vua Quang Trung và tổng đốc Phúc Khang An đều đặc biệt khác với bình thường và có những cờ quạt, lọng che để thể hiện vị thứ, đẳng cấp.
Phái đoàn nước ta cộng thêm quan lại nhà Thanh và nhân công phục dịch, khiêng kiệu, khuân vác được cung cấp thì tổng cộng nhân số lên đến hàng ngàn người đi đến đâu không khác một đám rước. Mỗi khi đến một công sở hay một căn cứ quân sự nào thì đều có lính đánh chiêng trống, thổi tù và báo hiệu, bên ngoài có quan lại và binh sĩ mặc nhung phục dàn chào. Dân chúng cũng đứng dọc theo hai bên vệ đường cầm cờ quạt đón rước.
Theo đúng lịch trình, buổi chiều hôm đó, phái đoàn đến Mạc Phủ Đường là công quán cách cửa quan 25 dặm. Địa phương này vẫn gọi là Thụ Hàng Thành ghi nhận việc Mạc Đăng Dung đến xin hàng nhà Minh để cầu phong, dùng cho quan lại nhà Thanh khi có việc phải đến biên giới, nay là nơi nghỉ tạm cho phái đoàn nước ta. Vua Quang Trung sai Phan Huy Ích viết thư cảm tạ Phúc Khang An và quan lại nhà Thanh đã tiếp đãi phái đoàn rất trọng thể. Bản văn này còn lưu trong 𝘋𝘶̣ 𝘢𝘮 𝘵𝘩𝘪 𝘷𝘢̆𝘯 𝘵𝘢̣̂𝘱:
...𝘛𝘶̛̀ 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝘪𝘦̂́𝘯 𝘲𝘶𝘢𝘯 đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘢𝘺 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 đ𝘢̃𝘪 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘵 𝘢̂𝘯 𝘤𝘢̂̀𝘯, 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 đ𝘪 𝘭𝘢̣𝘪 𝘢̆𝘯 𝘰̛̉ đ𝘦̂̀𝘶 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘤𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢̂́𝘱. 𝘊𝘰𝘯 𝘵𝘰̂𝘪 𝘷𝘪̀ 𝘣𝘪̣ 𝘤𝘢̉𝘮 𝘮𝘢̣𝘰 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘵𝘶𝘢̂́𝘵, 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘷𝘦̂̀ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘵𝘳𝘪̣, 𝘤𝘩𝘰 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘩𝘰̣̂ 𝘵𝘰̂́𝘯𝘨 𝘹𝘶𝘢̂́𝘵 𝘲𝘶𝘢𝘯.
𝘓𝘢̣𝘪 𝘴𝘢𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘶̛𝘢 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘺𝘦̂𝘶 𝘮𝘢̀ 𝘣𝘢𝘯 𝘵𝘢̣̆𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘨𝘢̂́𝘮 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘯𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘮𝘢̀𝘶 𝘴𝘢̆́𝘤, đ𝘶̉ 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘮𝘢̀ 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘢̉ 𝘤𝘰𝘯 𝘲𝘶𝘢̣, đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̛̣𝘤 𝘳𝘰̂̀𝘪 𝘷𝘢̣̂𝘺 𝘯𝘦̂𝘯 𝘵𝘰̂𝘪 𝘵𝘩𝘢̆́𝘱 𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘢̉𝘮 𝘵𝘢̣ 𝘨𝘩𝘪 𝘯𝘩𝘰̛́ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘭𝘰̀𝘯𝘨.
𝘏𝘰̂𝘮 𝘯𝘢𝘺 𝘭𝘦̂𝘯 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, 𝘭𝘢̣𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘣𝘪𝘯𝘩 𝘣𝘰̣̂ 𝘩𝘰̣̂ 𝘵𝘰̂́𝘯𝘨, 𝘳𝘶̛̣𝘤 𝘳𝘰̛̃ 𝘩𝘶𝘺 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨, 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝘰̛́𝘪 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘥𝘪̣𝘤𝘩 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘺𝘦̂́𝘯 𝘵𝘪𝘦̣̂𝘤, 𝘯𝘩𝘢̣𝘤 𝘭𝘪𝘦̣̂𝘶, 𝘤𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢̂́𝘱 𝘤𝘢́𝘤 𝘱𝘩𝘢̂̉𝘮 𝘷𝘢̣̂𝘵 𝘮𝘰̣𝘪 𝘵𝘩𝘶̛́ 𝘤𝘶̛̣𝘤 𝘬𝘺̀ đ𝘢̂̀𝘺 đ𝘶̉, 𝘵𝘩𝘪̣𝘯𝘩 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘩𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘯𝘢̀𝘰, 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘰 𝘯𝘰́𝘪 𝘩𝘦̂́𝘵 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤...
Ngày 16 tháng Tư (Bính Thân)
Sớm hôm sau cả đoàn lại lên đường, ngang qua những thôn ấp, tấn trạm (trạm đóng quân nhỏ) được quan địa phương và dân chúng chạy ra chào hỏi, tiếp đãi ân cần. Vũ Huy Tấn có chép là:
𝘕𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘳𝘢 đ𝘰́𝘯 𝘰̛̉ 𝘯𝘶́𝘪 𝘬𝘩𝘦 đ𝘢̃ 𝘵𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘮𝘢̣̆𝘵,
𝘕𝘨𝘶̛̣𝘢 𝘭𝘪𝘦̂̀𝘯 𝘯𝘩𝘢𝘶 đ𝘪 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘭𝘪𝘦̂𝘶 𝘩𝘶̛̃𝘶 𝘯𝘦̂𝘯 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘪 𝘢̂𝘮.
Những người ra đón ở núi khe đã từng quen mặt,
Ngựa liền nhau đi với liêu hữu nên thành tri âm.
Ngày 17 tháng Tư (Đinh Mão)
Phái đoàn đến Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây....
(Trích trang 204-213, PĐĐV&LBTKTTCT)
Chú thích ảnh:
1/Nguyễn Duy Chính và Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn.
2/Ải Nam Quan thời Pháp thuộc.
3/Đoạn chú thích trang 60, sách Phái đoàn Đại Việt&Lễ Bát tuần khánh thọ Thanh Cao tông nói về hai cái đài Ngưỡng đức 仰德, Chiêu đức 昭德.
Ai muốn đọc để nắm bắt sự việc rõ ràng hơn nữa của câu chuyện ai qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm Canh Tuất 1790 thì kéo lui fb Thích Chơn Niệm (có cầu Tràng Tiền và lời bài nhạc Lá thư miền trung), đọc 10 chương, từ chương I đến chương 10 bài DẤU TAY TRÊN CHỮ thì sẽ hiểu đầu đuôi vụ việc.