TƯỞNG NGƯỜI DƯỚI NGUYỆT CHÉN ĐỒNG,
TIN PHƯƠNG LUỐNG NHỮNG RÀY TRÔNG MAI CHỜ...
Nhiều bài viết chúng tôi từng nói khá nhiều về đề tài, câu chuyện văn học mà nay chỉ còn là kỷ niệm xa mờ, khuất nẻo sương giăng bởi hiện không có một tài liệu, văn bản nào ghi chép, nhắc lại việc cũ người xưa, nếu có, thì cũng chỉ có, chỉ còn lại những câu chữ dạng mơ hồ, nhập nhằng tây đông, trên dưới của loại văn bản phi tưởng phi chân. Thế nên ngày nay không một ai hay biết gì cũng là điều dễ hiểu. Thử hỏi mấy ai ngày nay biết rằng ngay tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan ngày ấy hai bên vách trái phải (Cổng Trời) từng được dựng, dán hai tấm bia ghi nội dung Hoành Sơn Quan là điểm phân chia giới tuyến quân sự: nơi chia đôi đất nước của hai nhà nước Tây Sơn Nam, Tây Sơn Bắc. Ký tên trên tấm văn bia lịch sử ấy là Hoàng đế Quang Trung và vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, đại diện cho hai chính quyền, hai thể chế nhà nước Tây Sơn, sau khi hai bên đã đi đến thống nhất qua nhiều cuộc trao đổi, thương thuyết, rằng đất nước phải được xẻ hai, chia đôi cho hai anh em cai trị. Không thể để chung chạ, liền một dải khi Tây Sơn đã kiểm soát toàn vẹn lãnh thổ từ Đàng Ngoài đến Đàng Trong. Không phải như thời mới bắt đầu cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm Tân Mão 1771. Sự việc mà giới nghiên cứu sử hai miền Nam Bắc trước và sau năm 75 đã không bao giờ biết được, bởi như đã nói hiện không có một văn bản sử học nào của nay xưa ghi chép về sự kiện vô cùng trọng đại này trong thời điểm nảy sinh những lục đục, mối bất hòa ấy của các anh em Tây Sơn, đã dai dẳng diễn ra từ trước đó và kết thúc vào năm Canh Tuất 1790. Đồng thời, cũng năm Canh Tuất 1790 này nhà nước Phú Xuân đã cử một Quang Trung giả dẫn phái đoàn ngoại giao gồm hai hàng văn võ mà quân số lên đến 150 nhân mạng lục tục phất cờ gióng trống khua binh mã kéo lên đường, lặn lội qua Tàu, đến Yên Kinh chúc thọ vua Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi, gọi là lễ Bát tuần khánh thọ Thanh Cao Tông.
Hoành Sơn Quan là do vua Quang Trung xây dựng, không phải vua Minh Mạng như ghi chép truyền thừa
Để làm sáng tỏ sự việc, câu chuyện lịch sử nói trên, thì ngày nay, nhà nước Việt Nam, đại diện là Ông Võ Văn thưởng, người vừa nhậm chức Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hôm sáng ngày 2 tháng 3 vừa rồi, thiết nghĩ cũng nên ký sắc lệnh, ban hành thông tư, cho tiến hành thăm dò ngay tại Cổng Trời để thử xem nơi đây có tầng hầm rỗng nào bên dưới dùng làm nơi chôn giấu hai tấm bia lịch sử quý giá vô ngần ấy của hai anh em Tây Sơn hay không là biết liền. Trước khi đặt bút viết bài viết này, chúng tôi có hỏi Bà Hoàng hậu Thúy Kiều rằng ngày xưa tại Hoành Sơn Quan từng có, từng đặt hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của hai nhà nước Tây Sơn Nam, Tây Sơn Bắc, đại diện là Hoàng đế Quang Trung, vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dán hai bên vách trái phải Cổng Trời hay không? Nhưng, đùng một cái, tình hình chính trị đất nước đã đảo lộn, khi vào năm Nhâm Tý 1792 Hoàng đế Quang Trung bất chợt băng hà. Thì liền sau đó, theo dòng sự kiện không lâu, vào một đêm tối trời của ngày tháng năm nào đó, sau nhiều đêm nằm trằn trọc, suy tư miên man cho vận nước tình đời sao đổi thay chóng vánh như nhấn nhá, luyến láy, buông bắt trầm bổng, khoan nhặt, réo rắt những dây tơ, một cung đàn gợi nhớ gợi thương, cụ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đi đến quyết định, bởi không thể chần chờ, nấn ná, kéo dài thời gian, gấp lắm rồi. Âm thầm lặn lội từ quê nhà, bên làng Nguyệt Ao, Hà Tĩnh, cách đó gần 60km, vác cuốc xẻng xà beng lên Cổng Trời cạy hai tấm bia nói trên xuống, đào một cái hầm ngay tại giữa Cổng Trời (vị trí như ảnh 2), rồi chôn hai tấm bia, cùng nhiều hiện vật quý giá của nhà Tây Sơn, của Hoàng đế Quang Trung đã từng sắc phong, ban tặng cho cụ, xuống ngay tại đấy mục đích để tránh mọi tai họa cho bản thân và gia đình khi tình hình chính trị bất ngờ đảo lộn, thay đổi kể từ cái chết đầy nghi vấn của người lãnh đạo nhà nước Tây Sơn Bắc. Chúng tôi hỏi tiếp bà Hoàng hậu Thúy Kiều, hiện ở dưới căn hầm bí mật ấy tại Cổng Trời vẫn còn hai tấm bia như đã nói cùng nhiều hiện vật quý giá khác của nhà nước Tây Sơn, của Hoàng đế Quang Trung hay không? Nếu tất cả vẫn còn nguyên vẹn ở đấy, chưa từng bị kẻ xấu nào hay vua quan triều Nguyễn phát hiện đào đập lấy, phá bỏ. Bởi hầu hết các loại sách sử, tài liệu sau này đều ghi Cổng Trời Hoành Sơn Quan là do vua Minh Mạng xây dựng năm 1833. Nếu tất cả vẫn còn, xin Bà cho câu có chữ còn hay chưa, nếu đã bị đào phá, lấy cắp, Bà cho câu có chữ mất hay bị nhé. Bà Hoàng hậu liền phán xuống câu 2423:
Nàng rằng: "Tiền định tiên tri...
Trong câu có chữ "tiền". "Tiền" là trước, tức Bà Hoàng hậu muốn ám chỉ chữ có, chữ còn nằm trước các chữ mất, chữ bị. Để giải thích được như vậy, cho ra nghĩa, ra ý các chữ mang tính tiên tri, báo trước sự việc, thì người giải phải có nhiều kinh nghiệm, cũng như phải giải thích được các chữ thuần Hán hay Nôm, không phải chỉ riêng mỗi chữ quốc ngữ. Ngược lại, nếu thiếu các điều kiện cơ bản trên, người giải sẽ bị bế tắc trước các câu trả lời của Bà Hoàng hậu. Đó là chưa nói, trong câu còn có chữ "định", "định" là chắc chắn, tức trời đất, nhân quả đã cố định sự việc như thế rồi, không sai chạy đi đâu cả.
Dưới mũi tên này là một hầm ngầm cất giấu hai tấm bia lịch sử và nhiều hiện vật quý giá khác của nhà Tây Sơn
Viết thêm đoạn. Nếu sắp tới người đứng đầu nhà nước Việt Nam là Ông Võ Văn Thưởng sẽ cùng hai hàng tả hữu xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan, tất cả chịu khó cất công, thân chinh vào thăm, gặp chúng tôi để bày tỏ mối thâm tình của người đại diện chính sách đối với người có công phát hiện những bí mật động trời của lịch sử đất nước mà hơn 200 năm trôi qua chưa bao giờ vua quan triều Nguyễn hoặc những kẻ xấu hay biết, làm gì được như ghi chép các dạng sách sử, tài liệu. Thì chúng tôi với cương vị, trên tinh thần là người phát hiện lịch sử sẽ có lời đề nghị Ông nên cho tiến hành thăm dò khu vực Cổng Trời Hoành Sơn Quan trước, rồi sau hãy tới câu chuyện Thiên Thai ở cố đô Phú Xuân. Làm như thế cũng để xác nhận những gì mà chính quyền, nhà nước từng đặt niềm tin vào chúng tôi với những phát hiện lịch sử qua những bài viết đưa lên trên trang mạng hay qua thư từ là không hề bõ công chút nào, nó rất đúng, chính xác 100/100. Không sai ly hào.
Đặt trường hợp. Sau khi cho tiến hành, thăm dò tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan mà không có gì, tức tại vị trí Cổng Trời (như ảnh làm dấu) không có tầng hầm rỗng nào bên dưới dùng chôn giấu những hiện vật lịch sử của nhà nước Tây Sơn cả như chúng tôi từng xác định trên nhiều bài viết, do căn cứ, y chỉ vào bài thơ luật Đường Qua Đèo Ngang dùng ám chỉ, vẽ địa đồ bí mật lịch sử của Bà Huyện Thanh Quan tại con đèo đầy chất huyền thoại, sử thi, lung linh, thấm đẫm hồn cốt mảng thơ văn tự sự dân tộc này. Thì chính quyền, nhà nước cũng nên dẹp quách qua một bên câu chuyên Thiên Thai ở Phú Xuân đi là vừa. Vì nó toàn do chúng tôi đơm đặt, thêm thắt, thêu dệt, lấy văn thơ người chỉnh sửa theo ý chủ quan của đầu óc hoang tưởng, bệnh hoạn mà ra cả. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bài viết mang tính khẳng định lịch sử của mình trên trang mạng từ mấy năm nay vậy.
Di tích lịch sử hết sức trọng đại của câu chuyện chia đôi đất nước bị bỏ hoang phế, điêu tàn thế này sao?
Nếu ngài Tân Vương nước Việt làm được như thế, cho tiến hành thăm dò khu vực Cổng Trời Hoành Sơn Quan để xác định những gì Bà Huyện Thanh Quan từng nói, viết, ám chỉ trong bài thơ luật Đường Qua Đèo Ngang, đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc cho tác giả, cho câu chuyện của chúng tôi, là có thật, chính xác 100/100 trước khi cho thăm dò câu chuyện Thiên Thai. Thì đây là việc làm, là thành tích xuất sắc, cụ thể nhất để ngài báo công lên tổ tiên cho nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đầu tiên của mình vậy mà không phải nhà vua, vị chủ tịch nào cũng hân hạnh làm được kể từ khi lên ngồi trên chiếc ngai vàng sáng giá của người cai trị muôn dân bách tính trong nhiệm kỳ 4 năm ngắn ngủi, chóng vánh của họ được đâu.
Lành thay!