ĐỘI HÙNG BINH CỨU VIỆN TÂY SƠN
NGÀY ẤY BẮC TIẾN ĐÁNH GIẶC THANH
ĐI BẰNG CON ĐƯỜNG NÀO?
Trong tuyệt tác Chinh phụ ngâm do Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai sáng tác có cho biết rõ ràng, cụ thể, chi tiết con đường xuất quân của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn do Hoàng Đế Quang Trung, chồng của Bà chỉ huy Bắc tiến ra đánh dẹp giặc Thanh đang chiếm đóng tại Thăng Long Hà Nội ngày ấy đã đi như thế nào. Đó là khổ thứ 7, xin mời các bạn đọc lại đoạn trần thuật con đường Bắc tiến ra đánh giặc Thanh của người anh hùng áo vải và đội hùng binh cứu viện Tây Sơn ngày ấy của chính người trong cuộc cầm bút viết ra xem sao. Đoạn trần thuật ấy thế này:
...Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền...
Thưa các bạn đây là khổ thơ đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên đã không còn đúng với nguyên bản gốc của Chinh phụ ngâm cách nào được nữa. Và cũng do đó nên những bí mật của lịch sử từ đó đành phải bị ẩn khuất vào trong bóng tối, mất dấu sạch sẽ, không còn ai biết được gì. Nay chúng tôi xin chỉnh khổ thơ sai, bậy này chỉ hai chữ thôi để trả lại sự thật cho văn bản nguyên gốc, đúng hơn là cho lịch sử. Mời các bạn đọc các chữ chỉnh lại kèm phần giải thích cặn kẽ, chi tiết xem thế nào.
...Ngoài đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ vu bằng ngựa, thủy vu bằng thuyền.
Như chúng ta đã từng biết, Chinh phụ ngâm nguyên tác là bằng chữ Hán, sau được diễn qua Nôm, thể Song thất lục bát. Trường hợp này cũng giống như bài Tỳ bà hành thể hành, chữ Hán của Bạch Cư Dị được Phan Huy Vịnh chuyển qua thể Song thất lục bát, chữ Nôm vậy. Chúng ta sẽ không nói tới một bài thể Song thất lục bát khác, đó là bài Ai tư vãn do chính tay Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai sáng tác sau khi chồng của mình ra đi. Bởi bài này viết bằng chữ Nôm, không phải chữ Hán như Tỳ bà hành hay Chinh phụ ngâm sau mới chuyển qua Nôm.
Chúng ta trở lại với đề tài chính. Như đã nói, chữ "khôn" là một chữ sai, bậy, bá xàm bá láp, chả giống con giáp nào cả trong 12 con giáp, vì trong tiếng Hán, cả Nôm thì "khôn" là chữ vô nghĩa hoàn toàn. Mà đó là chữ "vu". Bạn nghe rõ chứ? (nhướng mắt...)
"Vu 于" tiếng Hán trước hết có nghĩa là đi, nhưng đi ở đây bạn nên biết người ta, tức quân đội Tây Sơn ngày ấy không đi bằng con đường thẳng, trực diện, mà đi bằng con đường xa xôi, quanh co, ngoằn ngoèo, như khi nói "san lộ khúc vu: đường núi quanh co. Nói khác đi, con đường không thẳng, ngay, trực diện thì gọi là vu. Chữ Vu ấy viết thế này 迂.
Xin nhắc lại, vì nguyên bản Chinh phụ ngâm là chữ Hán, cho nên chúng ta cần phải hiểu toàn bộ ý nghĩa trường ca này qua nghĩa Hán ngữ. Chữ Vu 于 ở trên gồm bộ Nhị 二 2 nét và bộ Quyết亅 1 nét sổ có móc nhập lại ra chữ Vu 于 3 nét. Nhị 二 là hai, với cách viết chữ Vu 于 thế này thì Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai đã cố tình cho lịch sử, cho chúng ta ngày sau biết rõ có hai -二- con đường để đi Bắc tiến đánh giặc Thanh ngày ấy do Hoàng Đế Quang Trung và các tướng lãnh chỉ huy, tổ chức. Con đường thứ nhất là đi trên bộ. Con đường thứ hai là bằng đường thủy với thuyền chiến của quân đội và các loại ghe, sõng được vận dụng, gom đóng góp từ nhân dân. Đường thủy thì chỉ có một đường trực quan đi thẳng. Riêng đường bộ như đã nói là phải đi con đường quanh co, xa hơn con đường thiên lý Bắc Nam đã có tự ngàn xưa cho đến mãi ngàn sau là con đường đi thẳng, trực diện. Có thể nói, con đường này là con đường không thực tế, có phần hơi viễn vông, bởi quá xa xôi, hiểm trở - Vu 迂- hơn con đường thiên lý Bắc Nam khi đi bình thường. Nhưng khi tổ chức cho quân đội đi con đường vòng, tránh như thế này thì chúng ta chắc cũng đã hiểu ý Hoàng Đế Quang Trung và các tướng lãnh muốn và suy nghĩ những gì rồi. Thưa các bạn đó chính là để bảo vệ bí mật tuyệt đối cho cuộc hành quân tiêu diệt kẻ thù, nhất sự an toàn cho quân đội và đoàn ngựa, voi cùng các xe vận chuyển lương thực, áo quần, tư trang, vũ khí, đạn dược và thuốc men dự trữ cho toàn quân trong chiến dịch Bắc tiến chứ không gì ở đây cả. Đó là chúng tôi chưa nói đến ngày tháng xuất chinh chiến đấu bí mật của đội hùng binh cứu viện Tây Sơn. Chứ không phải đó là ngày 24 tháng 11 năm 1788 mà sau này các nhà nghiên cứu, các nhà sử học chuyên, không chuyên từng xúm đồn ầm lên như thế!
Chữ còn lại của chữ Vu 于 là bộ Quyết亅 1 nét. Quyết 決 có nghĩa quyết tử, quyết tâm hay quyết chiến đến cùng để bảo vệ đất nước, dân tộc cho được bình yên của quân đội Tây Sơn và Hoàng Đế Quang Trung cùng các tướng lãnh trước bọn giặc cọp beo Mãn Thanh do tên nghịch tặc Lê Chiêu Thống và đám bầy tôi phản dân hại nước mò qua Tàu chắp tay quỳ lạy cung nghinh đám đầu trâu mặt ngựa lận dao găm, dắt mã tấu kéo về quê hương chém giết, cướp bóc nhân dân cùng bắt tay cai trị nước Việt lâu dài. Quyết 撅 cũng có nghĩa là thế giặc đang lộng hành, xem coi ai không ra gì. Vì thế, những nhà lãnh đạo đất nước và lãnh đạo, chỉ huy quân đội -Tây Sơn- cương quyết đứng ra vận động quan binh và toàn dân lên đường chiến đấu, quyết tâm đánh đuổi bọn giặc gian ác ra khỏi quê hương, đất nước, vãn hồi sự bình yên, trật tự cho nhân dân yên ổn sinh sống, làm ăn. Hoặc Quyết 訣 là diệu kế, bí quyết, hay là phép bí truyền, bí mật không được cho ai hay biết, chỉ có người trong gia đình, tổ chức, môn phái hoặc quân đội, binh chủng, đơn vị biết mà thôi. Ở đây là bí mật của cuộc hành quân ra đánh giặc Thanh ngày ấy do Hoàng Đế Quang Trung và các tướng lãnh cao cấp đứng ra bàn bạc, tham mưu, tổ chức mà người bên ngoài không thể nào biết được. Bởi nếu bí mật quân sự, bí mật của cuộc hành quân này mà bị người ngoài phát hiện thì toàn bộ những binh lính, voi ngựa và kế hoạch đánh giặc của tổ chức, quân đội, vvv... của đoàn quân Bắc tiến ngày ấy chắc chắn phải bị địch quân đón đầu chặn đánh, tiêu diệt sạch sẽ sau đó rất dễ dàng, không mấy khó khăn. Đó là chúng tôi cũng chưa nói nếu bí mật cuộc hành quân Bắc tiến này mà bị lộ ra ngoài. Thì nhân cơ hội ngàn năm có một này Nguyễn Ánh sẽ kéo đám tàn quân đầu trâu mặt ngựa gom góp từ các nguồn ra Phú Xuân giết sạch bách từ quan đến quân lính Tây Sơn còn ở lại kinh thành, cả gia đình, vợ con của vua, quan, những người đang tham gia chiến dịch Bắc tiến ngoài kia.
Như vậy, chúng ta đã rõ. Qua khổ thơ thứ 7 ở trên với chữ "Vu 于" chỉnh lại trong trường ca Chinh phụ ngâm thì Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai đã cho lịch sử biết rõ thời ấy Hoàng Đế Quang Trung, chồng của Bà đã thân chinh kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra đánh dẹp giặc Thanh vào hai năm 1788-1789 đi bằng hai con đường. Con đường thứ nhất như đã nói là bằng đường thủy với các tàu chiến chuyên dụng của quân đội và thuyền, ghe, sõng vận dụng, gom thu từ nhân dân. Con đường thứ hai là đường bộ đi vòng, xuất phát từ Phú Xuân, có thể sau đó tất cả sẽ tập kết tại Nghệ An để tuyển, mộ thêm lực lượng thanh niên nam nữ ở nơi đây, cả các tỉnh phụ cận, như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Sau đó quân đội Tây Sơn sẽ dừng lại tại Tam Điệp-Ninh Bình để chuẩn bị kế hoạch đánh úp vào năm cứ điểm Thăng Long Hà Nội, nơi đám đầu trâu mặt ngựa Thanh triều đang chốt đóng hòng tính qua tết rầm rộ kéo vào Phú Xuân bắt sống Nguyễn Huệ làm dê tế thần như chúng đã đang hí hửng, tí tửng vừa ăn uống no say vừa to mồm rôm rả bàn luận, chuyện trò râm ran, om sòm điếc đầu điếc óc trong ba ngày tết ngày tư vừa qua.
Trong một câu văn, đoạn văn hay câu thơ chỉ cần sai một chữ, thậm chí chỉ một dấu phẩy thì toàn bộ ý nghĩa của nó cũng sẽ bị thay đổi toàn diện, không còn gì nữa. Những ai là người chuyên nghiệp, rành, sỏi về bộ môn văn thơ thì đều biết những đúng sai, dở khóc dở cười của những trường hợp thế này. Riêng câu thứ tư của khổ thứ hai trong Chinh phụ ngâm có đến hai chữ sai, bậy mà chúng tôi đã phục hồi, giải thích và các bạn cũng đã đọc. Hiện trong trường ca Chinh phụ ngâm cũng còn rất nhiều câu, nhiều chữ bị sai, bậy do tam sao thất bổn hay do cố tính chỉnh sửa để thủ tiêu sự thật, bóp méo lịch sử của đám nhà văn, nhà thơ, nhà sử học xứ Đàng Ngoài từ hơn 200 năm nay mà không một ai hay biết gì. Rồi cũng từ những sai bậy, tào lao thiên tướng này của chữ nghĩa, văn chương trong các văn bản văn sử học mà các nhà văn sử học, các nhà nghiên cứu chẳng hẹn đã cùng xúm đưa tay móc ngoéo, cho rằng quân đội Tây Sơn ngày ấy khi di chuyển từ Phú Xuân ra Hà Nội là toàn dùng bằng võng khiêng bằng cây, như cho một thằng lính Tây Sơn vào nằm thẳng cẳng ngáy khò khò trong võng, còn hai thằng ở ngoài cứ thế mà khiêng hai đầu tòn teng, tỏn tẻn tới hồi nào mệt thì đứng lại. Một thằng tới co chân đá đít thằng nằm thức dậy, mau ra khiêng thế cho tao vô nằm. Rồi cứ thế mà ba thằng lính Tây Sơn khiêng đổi công, giáp vòng ra tới kinh đô hoa lệ chộn rộn băm sáu phố phường ngoài kia. Tới nơi, ba thằng bèn quăng võng, vác dao gậy, đao kiếm, súng ống xông vô tấn công đám hùm beo Mãn Thanh đầu tết tóc đuôi sam chạy lúc lắc qua lại hệt đuôi ngựa quá buồn cười là hết, xong việc chiến chinh. Khỏe ru.
Nói như thế, thật ra, nếu chúng tôi hôm nay lớn miệng to tiếng, mắng đám văn sử học Bắc Nam toàn ba thứ dốt, thần kinh rối loạn, ăn rồi ngồi không tập trung nói quàng xiêng, bậy bạ khiến hao tốn cơm áo gạo tiền của nhân dân, nhà nước, kiêm báo hại cha mẹ, vợ con cả đời khổ nhọc mà cũng chẳng ra trò trống, tích sự, được việc gì cả. Bởi ông Quang Trung từng được bao thế hệ con dân nước Việt, cả đám nghiên cứu sư học, văn hóa nước ngoài xúm ca tụng, tôn xưng là thiên tài quân sự, đánh đâu thắng đó, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì kể từ khi ba anh em đứng lên phất cờ tụ nghĩa, lật đỗ chính quyền, dẹp loạn cát cứ vùng miền, tiến tới thống nhất non sông, gom Bắc Nam về làm một. Chứ có ông Quang Trung nào khùng khùng điên điên hay sao lại tổ chức quân lính đi đánh giặc cứu nước, cứu dân cấp tốc kẻo nguy khốn tới nơi mà bày ra chuyện lấy cây khiêng võng, để một thằng nằm trong ngáy khò khò thẳng cẳng. Còn hai thằng bên ngoài cắm đầu cắm cổ, trợn mắt nhăn răng khiêng tòn teng, tỏn tẻn thằng nằm đi lè lưỡi cóc, khi nào mệt dừng lại thay phiên. Cho thằng khác vô nằm. Lạ quá chớ?
Nói thêm chỗ này chút. Nếu chẳng may thằng nằm trong là PHL, hai thằng ngoài là TĐC, DTQ. Thằng PHL mới lớn miệng giao ước rằng: "Bây giờ tao nằm hai đứa bây khiêng. Chút nữa, hai đứa bây khiêng tao nằm đấy nhé?". Nếu chẳng may sự việc thế này xảy ra, thì có phải chết mẹ hai thằng TĐC, DTQ rồi hay không?
Ông nội tui chớ cứ hai thằng khiêng một thằng nằm ngáy pho pho kiểu này khi mò ra tới kinh đô ngàn năm văn vật nhộn nhịp băm sáu phố phường là liền hết xíu quách, miệng sùi bọt mép đống đống, nằm thẳng cẳng ngay đơ cán cuốc còn đâu nữa mà đánh với chả đấm? Chưa biết chừng đám lính cọp beo đầu tết tóc đuôi sam chạy lúc lắc qua lại hệt đuôi ngựa quá buồn cười ngồi trong kinh thành ngó ra thấy ôm bụng cười ngất, bèn xúm cả đám vác dao phay, mã tấu tiến ra làm thịt sạch sẽ chả còn thằng Tây Sơn nào cho mà xem!
Ô hô! Văn với chả sử?