CUỘC GỌI LÚC 5H KÉM NGÀY 18/04/2020
Vào lúc 5h kém 7 phút của ngày 18 tháng 04 năm 2020 chúng tôi nhận được cuộc gọi từ ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế.
Nội dung cuộc gọi ôn Chơn trí cho biết trước đó, vào một buổi sáng, cách đây hai ngày ôn cũng có gọi nhưng không thấy chúng tôi bắt máy. Chúng tôi kiểm tra lại điện thoại thì đúng vào lúc 8h47 ngày 16 tháng 04 có cuộc gọi nhỡ của ôn Chơn Trí. Ôn Chơn Trí cho biết hôm đó ông Nguyễn Đắc Xuân từ nhà lên nói chuyện, và trong câu chuyện miên man, ông có mở miệng nói rằng ông sư này -Chơn Niệm- rất thông minh đó. Ôn Chơn Trí chỉ nói tóm tắt như thế, chứ ôn không nói chi tiết, cụ thể ông Nguyễn Đắc Xuân nói chúng tôi thông minh, sáng suốt là về công chuyện, sự việc gì.
Khi nghe ôn Chơn Trí nói thế, chúng tôi liền biết lâu nay ông Nguyễn Đắc Xuân có đọc những bài viết về văn sử của chúng tôi, nhất những bài giải mật mã Kiều, cả vài bài nói bóng gió về các bài thơ Đường luật, như Khâm Vãn Đan Dương Lăng của Ngô Thì Nhậm, Thăng Long Hoài Cổ và Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, cả bài Thi vân của Tiến sĩ Phạm Quý Thích với hai câu thừa đề, khai đề chỉnh lại kiêm phần giải thích. Tất cả những bài viết dạng chỉnh sửa kiêm giải thích của chúng tôi lâu nay chắc các bạn đọc nhiều rồi. Mặc dù không có một lời bình luận, cho biết đúng sai, dở hay thế nào của người đọc đối với những bài viết ấy nhưng chúng tôi vẫn biết những người nào đã từng đọc được những bài viết như thế thì đều phải chấp nhận rằng chúng tôi viết không sai gì cả. Đó là chúng tôi chưa nói loạt bài viết Trống trường thành lung lay bóng nguyệt hiện còn kỳ cuối nữa.
Tóm lại. Với nội dung thông tin mà ôn Chơn Trí vừa nói cho chúng tôi biết qua cuộc gọi lúc 5h kém 7 phút vừa mới tức thì thì chúng tôi quá biết ông Nguyễn Đắc Xuân nói riêng, cả nhiều người nói chung đều bị các bài viết mang tính giải thích mật mã của chúng tôi thuyết phục, làm cho họ vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Nhất giới nghiên cứu chuyên sâu về mảng văn sử, trong đó có các cán bộ nằm trong Ban Tuyên giáo từ địa phương đến trung ương, cả các cán bộ của Bộ Chính trị, Bộ Công an và công an địa phương các tỉnh, thành. Chưa nói còn có các cán bộ chính quyền địa phương như Quy Nhơn-Bình Định, Hội An-Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Pleiku-Gia Lai, Đà Nẵng, Vinh-Nghệ An. Trong đó không thể không nói tới các cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ, Cục bảo vệ Di sản Quốc gia đều ở Hà Nội.
Ôn Chơn Trí và nhà sử học Phan Thuận An. Ảnh chụp tại nhà thờ Công chúa Ngọc Sơn, con vua Đồng Khánh
Thật ra, những bài giải thích các câu, chữ mật mã trong Kiều thì nội dung khi đọc qua ai cũng đều hiểu cả rồi, và nó cũng không có gì, còn gì để phải nói, viết thêm nữa. Riêng hai bài thơ, ba chứ, như Khâm Vãn Đan Dương Lăng, Thăng Long Hoài Cổ, Vọng Thiên Thai Tự chúng tôi hoàn toàn chưa nói, chưa giải thích hết cách, hết những chữ sai lệch của nó ra để làm gì. Nói thế nghĩa là trong các bài thơ này hiện vẫn còn nhiều chữ sai lệch, không đúng với nguyên bản gốc của các tác giả. Mà chúng tôi chỉ bắt tay giải thích sòng phẳng, dứt điểm những chữ, câu sai lệch khi nào các cán bộ ban ngành liên quan, trực thuộc đến vấn đề văn sử từ địa phương đến trung ương mời chúng tôi ra làm việc trên giấy trắng mực đen, trên danh chính ngôn thuận, nhất họ phải có giấy tờ chứng minh được rằng mình hiện đại diện cho tổ chức, đoàn thể nào, hoặc của người nào giới thiệu vào làm việc, xử lý vấn đề, câu chuyện. Không phải kiểu ù ù cạc cạc như ông Trần Viết Lưu khi vào làm việc với chúng tôi vào đầu năm 2018 mà không mang theo một tờ giấy, văn bản giới thiệu nào của ai cả. Trong khi chúng tôi trước đó đã có yêu cầu, nói qua điện thoại với ông rằng khi vào làm việc, nói chuyện thì phải có giấy giới thiệu của TBT Nguyễn Phú Trọng, cả của tổ chức, đoàn thể. Nói như thế không phải chúng tôi muốn làm khó khăn, gây khó dễ gì cho ông cả, nhưng để xác định việc làm của chúng tôi là rất nghiêm túc, có giá trị vô cùng, không phải chuyện chơi đùa để kiếm chút danh lợi hão huyền như rất nhiều người đã từng thực hiện trong công việc lịch sử trọng đại này từ bao lâu nay. Vì thế, yêu cầu tất cả những ai khi bắt tay vào làm việc, xử lý công việc lịch sử này thì cần phải trưng ra giấy tờ đầy đủ của mình, không phải vác cái mạng mộc tới làm việc ngang xương, vô duyên như ông Trần Viết Lưu ở BTGTƯ vừa rồi. Cả của các cán bộ tham dự cuộc họp hôm 16 tháng 04 năm 2018 vừa qua được tổ chức tại Khách sạn Thành Nội Huế. Đồng ý lá thư chúng tôi gởi ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng sau đó đã được chuyển xuống cho Ban tuyên giáo, và ở đây đã cử ông Trần Viết Lưu vào Tịnh xá Ngọc Sơn, xã Phước Sơn để gặp chúng tôi nói chuyện, làm việc chỉ mang tính sơ khởi, dạo đầu vào đầu năm 2018.
Nói ra như vậy để biết được rằng các cán bộ chính quyền nhà nước vừa rồi bắt tay vào làm việc với chúng tôi mục đích xử lý câu chuyện, vấn đề trọng đại của lịch sử họ chỉ làm theo kiểu cách chơi vui hay của dạng nông dân tay lấm chân bùn, chứ không theo, không mang tính khoa học và nghiêm túc chút nào, trong khi miệng thì cứ hô hào, bô bô là khoa học, văn minh, vvv...
Tóm tiếp. Với những gì được ôn Chơn Trí cho biết qua cuộc gọi vừa rồi, thì có thể việc làm của chúng tôi cuối cùng cũng đánh động, khơi dậy được chút nào đó thức tỉnh vào trong đầu óc, tư tưởng hiện đã đang trong tình trạng mà giáo lý nhà Phật gọi là "si đặc" của rất nhiều người, rất nhiều ban ngành nhà nước liên quan đến câu chuyện văn sử học của đất nước, quê hương. Có thể đây sẽ là điều kiện tích cực, tốt đẹp thông báo cho sự việc sắp tới chăng?
Lành thay. Mong thay.
Ảnh bên phải là nhà sử học (Sài Gòn) Phan Thuận An, cháu rễ vua Đồng Khánh. Chụp tại nhà thờ Công chúa Ngọc Sơn, con vua Đồng Khánh, số 31 Nguyễn Chí Thanh-Huế. Ông Phan Thuận An hiện đang ở tại đây.