Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

SỰ LIÊN HỆ GIỮA BÀI THƠ KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG CỦA...

SỰ LIÊN HỆ GIỮA BÀI THƠ KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG  
CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ VĂN BIA HIỂN LINH CHI THÁP  
TẠI NGÔI THÁP MỘ TRƯỚC CHÙA THIÊN THAI
KIỆT 15 MINH MẠNG THÀNH PHỐ HUẾ NGÀY NAY                      
***

Lời dẫn nhập:
Khâm Vãn Đan Dương Lăng là bài thơ được danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác sau trận đụng độ nẩy lửa với cố nhân Đặng Trần Thường, lúc này là Phó Tổng trấn Bắc Thành, tại sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm Nhâm Tuất 1802. Qua năm sau, vào ngày 7 tháng 4 dương lịch, nhằm ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi 1803 (theo sách Ngô Gia Văn Phái, trang 513, tập I) thì danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì ra đi vì dính trận đòn thù quá nặng của Phó Tổng trấn Bắc thành. Trước khi ra đi, Ngô Thì Nhậm còn kịp làm bài thơ cuối cùng, mục đích chỉ vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai Nội, bên sườn đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng, vị trí kế bên hông Đàn Nam Giao triều Nguyễn xây dựng mãi về sau.

cột biển
"Lối vào tử địa". Đường vào Ngôi Chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai.

Văn bia và Ngôi Tháp mộ, cả ngôi chùa nằm bên trong, là do chính một tay Ngô Thì Nhậm dựng lập, tạo hiện trường giả hòng đánh lừa những kẻ tò mò, chỉ điểm lập công. Nói rõ hơn, thời điểm này nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại trên kinh đô Phú Xuân. Vài năm sau, khoảng tháng 5 (dương lịch? NV) năm Tân Dậu 1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh chiếm Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh bỏ Phú Xuân, kéo quan quân chạy ra trấn thủ Nghệ An, rồi Bắc Hà, trú đóng tại điện Kính Thiên. Sau đó, vua và các anh em của mình cùng các tướng tá Tây Sơn khác bị Nguyễn Ánh và quan quân, lúc này đã kéo đội quân chủ lực, thiện chiến ra Bắc Hà, đánh bắt được. Tất cả được trói giải về Phú Xuân hành hình sau đó không lâu.

chân dung người
Danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm 1746-1803

Tất cả những việc xảy ra nói trên, Ngô Thì Nhậm đều tận mắt chứng kiến, vì lúc này ông đang ở cố đô Thăng Long, nơi từng một thời ngựa xe tấp nập, dập dìu người qua kẻ lại, hoặc tại vùng quê yên ả làng Tả Thanh Oai Hà Đông của mình.

 

Khi biết mình không còn sống được bao lâu sau trận đòn thù của cố nhân tại sân Văn Miếu năm 1802. Trước giờ ra đi, ông đặt bút sáng tác Khâm Vãn Đan Dương Lăng, chúng tôi gọi là bài thơ cuối cùng, mục đích chỉ vào tấm văn bia có 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 (nằm chính giữa) tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Năm chữ Khâm Vãn Đan Dương Lăng: kính viếng lăng Đan Dương, bây giờ đọc lại, đã cho chúng ta hiểu rất rõ sự tình ngày ấy của một kẻ sỉ, bậc kinh bang tế thế, tài ba lỗi lạc nhất thời kỳ ấy mà người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ ngay khi vừa gặp lần đầu đã phải thốt lên: "Trời sai người này xuống giúp ta dựng cơ nghiệp đây rồi!". Nằm trên giường bệnh trong ánh chiều tà cô tịch với nỗi buồn miên man của một kẻ sĩ với tài năng văn chương và mưu lược lão luyện, khẩu khí bậc thầy nhưng đành phải làm người sa cơ lỡ vận, Ngô từng là niềm hy vọng mãnh liệt, chỗ dựa vững chắc cho linh hồn cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đúng như lịch sử ghi nhận:

 

"Từ đó ông đã giúp cho vua Quang Trung nhanh chóng xây dựng được một triều đình bề thế, có năng lực vãn hồi tình trạng suy thoái của đất nước và không lâu sau đã là một trong những nhân vật chủ chốt của vương triều Tây Sơn dưới thời Quang Trung, có nhiều đóng góp trong công cuộc dựng nước giữ nước, đặc biệt là trên trận địa đấu tranh ngoại giao với nhà Thanh. Rất tiếc những năm tháng Ngô Thì Nhậm có thể thỏa sức tung vó ký trên đường dài trổ tài kinh bang tế thế không được bao lâu, ngày 29 tháng Bảy năm Nhâm Tý (1972), vua Quang Trung đột ngột băng hà. Ngô Thì Nhậm được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong cho Quang Toản. Nhiệm vụ hoàn thành và đó là đóng góp lớn cuối cùng của ông cho vương triều Tây Sơn..." 
(Trích tiểu sử Ngô Thì Nhậm, Ngô Gia Văn Phái, trang 512-513, tập I)

 

... Cùng với đó là niềm hy vọng, lòng hoài mong vừa le lói đôi chút mong manh vừa xen lẫn nỗi khát khao mãnh liệt rằng biết đâu ngày sau sẽ có ai đó tình cờ đọc và hiểu được những gì ông từng moi lấy hết tim gan đặt trọn niềm tin, lòng yêu kính, ký gửi trọn vẹn ân tình của một bề tôi trung quân ái quốc sắp đi xa trong 8 câu 56 chữ thần thánh, bất khả tư nghị trong bài thơ cuối cùng này thì sẽ tìm ra được dấu tích người xưa. Thần tượng ông kính yêu, tôn thờ suốt đời, mãi mãi...

 

Xa rồi Đan Lăng ơi…

cái mã
Mộ danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm ở Tả Thanh Oai.

***

Trả lại sự thật cho lịch sử
Đây là bài thơ KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG, đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc của chúng tôi. Sở dĩ có chuyện chỉnh sửa, phục hồi ấy là do bài thơ nằm trong tập I Ngô Gia Văn Phái, trang 665 của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu, không còn đúng với nguyên bản, là những gì từng hiện hữu tại hiện trường lịch sử, gồm hai nơi, một, tại sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám giữa Ngô Thì Nhậm và Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường vào năm Nhâm Tuất 1802 để giải quyết câu chuyện ân oán cũ xưa, còn ghi trong điển tích dân gian. Hai, là nơi có tấm văn bia có bài minh 30 chữ tại Ngôi Tháp mộ (nằm trước chùa) do chính Ngô Thì Nhậm đạo diễn, dựng lập, và ngôi chùa lịch sử Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. Bài thơ thuộc diện mật mã này được Ngô Thì Nhậm làm ra với mục đích "kép" như đã nói được chúng tôi chỉnh lại đúng nguyên bản, không sai ly hào, như sau:

 

Nguyên bản 
欽輓丹陽陵

龍御南官紫慾堂,
京壬督妄府回常.
戎衣神武黏層下,
戰策卿夫上顯章.
右角前支陰道府,
左明正寺仰揚剛.
才培奄得私仇吿,
之道貽言立直方.

 

Dịch âm:
KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG 
Long ngự nam quan tử dục đường,
Kinh nhâm đốc
vọng phủ hồi thường.
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến
sách khanh phu thượng hiển chương.
Hữu giác tiền chi âm đạo phủ
,
Tả minh chánh tự
ngưỡng dương cương.
Tài
bồi yêm đắc tư thù cáo,
Chi
đạo di ngôn lập trực phương.

 

I- Hai câu nhập:
Bắt đầu một bài thơ luật Đường là hai câu nhập . Hai câu nhập , văn học gọi là khai đề, thừa đề:
Long ngự nam quan tử dục đường,
Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường.
龍御南官紫慾堂,
京壬督妄府回常.
1- Câu nhập thứ nhất "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南官死慾堂" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Lúc này vua Gia Long đang ngồi làm việc tại triều đình cũ của Tây Sơn ở kinh đô Phú Xuân, đất phương Nam, hằng ngày ra lệnh quan quân dưới trướng truy lùng, tìm bắt binh tướng và con cháu, dòng họ nhà Tây Sơn về chém giết, tắm máu cho thỏa lòng uất hận dồn nén từ bao lâu, thời còn lang bạt, bôn tẩu khắp nơi, chờ cơ thời cơ số...

tháp mộ
Khâm Vãn Đan Dương Lăng là bài thơ chỉ vào văn bia tại Ngôi Tháp mộ này đây!

Chú giải:
"Long " là rồng, cũng là vua, "ngự " là chữ chỉ có bậc vua chúa mới được sử dụng, thường dân, cả các hàng quan lại, không được sử dụng tới chữ đặc biệt này. "Long ngự 龍御" là vua đang (ngự) ở đâu, chỗ nào. "Nam " là hướng Nam, so với hướng Bắc , nơi tác giả bài thơ đang trú ngụ. "Quan " là chỗ ngồi làm việc của vua chúa, quan lại trong triều đình. "Tử " là chết, chỉ cho sự chết chóc. "Dục " là tắm ("dục " cũng là lòng tham dục của con người). "Đường " là cái nhà (ở chính giữa). "Đường " cũng là triều đường, miếu đường, tức triều đình, nơi vua quan ngồi làm việc.

 

Như đã nói, lúc này vua Gia Long (long ) đang ngồi (ngự ) làm việc tại triều đình Phú Xuân, ở phương Nam, cũng là triều đình cũ của Tây Sơn (nam quan 南官). Về sau, vua Gia Long đã cho đập phá triều đình cũ, xây dựng lại triều đình mới như bây giờ. Nên trong Kiều thi hào Nguyễn Du đã mã hóa triều đình cũ này của Tây Sơn thành địa danh Vô Tích 無迹: không còn dấu tích. Tại đây, hằng ngày Gia Long ra lệnh quan quân dưới trướng truy lùng, tìm bắt con cháu, binh tướng nhà Tây Sơn về chém giết (tử ), tắm máu (dục ) cho thỏa lòng (dục ) uất hận hiện sùng sục sôi trào khác nào sơn hỏa diệm.

 

b- Thi hài vua Quang Trung hồi ấy người ta không chôn táng theo thể thức thông thường, mà được ban tham mưu Tây Sơn quyết định ướp xác, tẩm, ngâm trong một hợp chất lỏng như mật đường trong một chiếc linh cữu bằng gỗ tử đàn, ngày nay gọi gỗ sưa, được đặt để thận trọng, chính giữa một ngôi nhà màu đỏ tía, gọi là Cung điện Đan Dương. Nơi đây, tại ngôi nhà màu đỏ tía, tức Cung điện Đan Dương, từ 12h đêm hôm nay cho đến 12h đêm hôm sau chỉ tuyền một màu đen chết chóc, không chút ánh sáng nào lọt vào. Khi việc an trí, đặt để xong xuôi, người ta đã đóng (xây) cánh cửa ra vào lại, để đề phòng mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. 
Chú giải:
"Long ngự 龍御" là chỗ vua ở. "Nam " là hướng Nam, "quan " là quan tài, linh cữu. Bốn chữ "Long ngự nam quan 龍御南棺" ý nói quan tài, linh cữu vua Quang Trung đặt vị trí đầu hướng về Nam, mặt nhìn ra Bắc. Đầu vua hướng về Nam là dựa vào điển tích cổ xưa của người Tàu, chuyện này bắt nguồn từ thành ngữ tiếng Hán "hồ tử thú khâu 狐死首丘: cáo chết hướng về gò, nói tắt là thú khâu 首丘 (hướng về phía gò)". Thiên “Đàn Cung” trong sách Lễ ký viết: Người đời xưa có lời nói rằng cáo chết hướng về đúng gò; ấy là nhân vậy (Cổ chi nhân hữu ngôn viết: Hồ tử chính khâu thú; nhân dã). Bài "Ai Dĩnh" trong phần "Cửu chương" của Sở từ có câu "Cáo chết ắt quay về phía gò (Hồ tử tất thú khâu)". Truyện Khấu Vinh trong Hậu Hán thư có câu "Không bằng cái tình của con cáo chết mà (còn biết) hướng về gò (Bất thắng hồ tử thú khâu chi tình). Thiên "Thuyết lâm" trong sách Hoài Nam Tử có câu "Chim bay về quê, thỏ chạy về hang, cáo chết hướng gò (Điểu phi phản hương, thố tẩu quy quật, hồ tử thú khâu)".

 

Từ điển tích của người Tàu, người Việt sửa câu trên thành Cáo chết ba năm đầu quay về núi, tức đầu quay về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, cha sanh mẹ đẻ của mình vậy. Ở đây, linh cữu, thi hài vua Quang Trung theo Ngô Thì Nhậm cho biết ngày ấy đặt đầu quay về hướng Nam, là nơi chôn nhau cắt rốn của anh em, dòng họ, gia đình Tây Sơn, và cũng là phần đất chưa giải phóng trọn vẹn, do đoạn giữa là sự cai trị của vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc, mặt vua nhìn ra Bắc, là hướng nhìn của chùa. "Tử " là cây tử, còn gọi là gỗ sưa, gỗ lấy đóng bàn ghế, tủ giường, quan tài người chết rất tốt, bền, mối mọt không đục khoét được. "Tử " có âm đọc là tý. Tý là chi thứ nhất trong 12 địa chi. "Tử " cũng là chữ dùng chỉ cho các trường hợp, như con cháu gọi người chết là tiên tử, chồng gọi vợ là nội tử, vợ gọi chồng là ngoại tử, đều là tiếng gọi tôn quý cả. "Tử " còn là chết. "Dục " là tắm. "Dục " còn là ngày mai, là ánh sáng mặt trời. "Đường " là ngôi nhà chính giữa, cũng là màu đỏ tía. Ba chữ "tử dục đường 梓浴堂" nhập với bốn chữ trước, "long ngự nam quan/tử dục đường 龍御南棺梓浴堂" hàm ý linh cữu vua Quang Trung được đặt đầu xoay về hướng Nam, thi hài, long thể Ngài được ngâm, tẩm (trong một chiếc quan tài làm bằng gổ tử đàn, còn gọi là gỗ sưa) trong một loại dung dịch sền sệt, lỏng như chất đường (), mục đích để thi hài được bảo quản lâu dài, không bị hư hoại bởi luật vô thường.

chùa
Ngôi Chùa lịch sử Thiên Thai tại đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

"Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺梓浴堂" cũng còn có ý, sau khi linh cữu, thi hài vua được an trí, đặt để dưới Cung điện ngầm, trong ngôi nhà màu đỏ tía, đầu xoay về hướng Nam, sau đó cửa ra vào đã được đóng (xây bịt kín) lại, để phòng hờ mọi bất trắc có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Từ giờ tý hôm nay, đến giờ tý hôm sau chỉ toàn một màu đen tuyền, chết chóc, không chút ánh sáng mặt trời nào lọt vào nơi thâm cung bí hiểm này được. Bổ túc ý này, là các chữ "quan : đóng, đậy kín", "tử : chết", "dục : ngày mai (ánh sáng)" đã qua mở âm, chuyển giọng đọc, cách đọc so với (chữ giả tá) cách đọc trước, "long ngự nam quan tử dục đường 龍御南關死昱堂". Nói rõ hơn, ba chữ "quan ", "tử ", "dục " (ở trước) là dạng chữ vừa chỉ sự vừa giả tá. Chỉ sự: là phép sử dụng nguyên tắc chỉ (chỉ ), dựa vào sự việc (sự ) xảy ra để viết ra chữ, rồi nhìn đó mà xét ra ý người viết. Giả tá: mượn (tá ) chữ giả (giả ) này để lấy ra chữ thật, dùng bổ túc thêm ý nghĩa câu văn do sự hạn chế của mỗi từ, chữ.

chân dung
Thầy Chánh Phụng Tâm Nghĩa, trụ trì Thiên Thai Thiền Tự. Thầy là dòng Tôn thất triều Nguyễn.

Đặt niệm soi lại văn bản gốc xưa cũ của thể thơ Đường luật 
Tiếp theo câu nhập thứ nhất, là câu nhập thứ hai "Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督妄府回常". Thật ra, câu thứ hai không phải là câu nhập , mà là câu xuất . Nói thế bởi đã có nhập thì phải có xuất , cũng như có trên thì phải có dưới. Còn để hỏi tại sao câu thứ hai lại là câu xuất , không phải câu nhập thứ hai, thì sự việc thế này. Mở đầu bài luật Đường, văn học gọi là câu khai đề, còn trong nguyên tắc hình thành lên một bài thơ luật Đường từ thời xa xưa, thì câu đầu tiên gọi là câu nhập . Nhập để chỉ cho tình trạng lúc chủ thể xâm nhập địa giới, tìm hiểu vụ việc, góp nhặt dữ liệu, thông tin, chuẩn bị viết ra trên giấy trắng mực đen những sự việc, câu chuyện gì đó, từng xảy ra hôm nay, hôm qua, hôm kia mà mình đã đang chú ý, theo dõi, nắm tình hình, đặt niệm quan sát.

 

Khi chủ thể đã xâm nhập địa giới hoặc đã nhắm tới đề tài, câu chuyện nào đó rồi, tức đã nhập đề, vào việc rồi. Thì lúc bấy giờ, hành động, bước kế tiếp, tác giả phải xuất ra được ý niệm, chỉ vào sự việc nối tiếp theo, văn học gọi là câu thừa đề. Sự việc tiếp theo chỉ được nói phần tổng quát, dựa vào câu nhập , để bổ túc ý nghĩa cho việc cần muốn nói, hoặc đó là những gì mà tác giả tiếp xúc, mục sở thị đầu tiên, trước mắt của câu chuyện, nhất tại hiện trường, nơi xảy ra sự việc, nó không phải phần tả chi tiết, cụ thể, phần này là ở các câu sau. Đơn cử như hai câu nhập xuất 入出 của bài luật Đường tuyệt hay Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một chứng minh tuyệt vời, hùng hồn nhất cho câu chuyện đang bàn nói đây. Chúng ta vẫn đang nghe đấy chứ?


Thử hỏi, câu nhập "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" xưa nay mấy ai từng nhăn trán nhíu mày, vò óc suy tư để biết đó là câu dùng chỉ cho chữ tân nghĩa bước tới trước hay không? Không à? (nhướng mắt…)

hoành sơn quan
Hoành Sơn Quan là do ai xây dựng? Nhà Tây Sơn hay triều Nguyễn?

Lại, tân /bước tới chỉ là chữ giả tá: mượn chữ giả lấy ra chữ thật, được sử dụng tự do trong nghệ thuật chơi chữ, nói khác đi, là đa dạng cách chiết tự của loại chữ Hán Nôm, được các danh sĩ tài nghệ dạng bậc thầy, xuất chúng, xưa nay hiếm hay sử dụng, ở đây là Bà Huyện, dùng để viết ra chữ tân , là can thứ 8 trong thập can chớ không gì cả. Khi sự việc đã được hiểu, và được hiển bày bất chợt ra cụ thể như thế rồi. Thì bây giờ câu tiếp theo tác giả bài thơ tất nhiên phải nói ra chi gì đó trong 12 địa chi, để chỉ rõ thời gian, ngày tháng năm của sự việc mà chủ thể muốn đề cập, hoặc đã đang hiện hữu, đi đứng nằm ngồi tới lui trong khung cảnh có khi trực diện có khi chỉ là sự hồi tưởng ấy. Đó là chi sửu thứ hai trong 12 chi, được bắt qua nghĩa chiết tự, ám chỉ của chữ sửu giả tá (mượn chữ giả để lấy ra chữ thật) này đây của câu "Cỏ cây chen đá lá chen hoa/Sửu : rất nhiều, là sự hỗn tạp, chen lấn, pha trộn lẫn nhau của các vật, các loài". Sự chen lộn, xô lấn của hoa cỏ và các tảng đá lớn nhỏ vùng chân núi Đèo Ngang, dọc hai bên đường lên đèo được xem là cái nhìn, cái thấy đập vào mắt Bà Huyện trước nhất, đầu tiên, trước khi Bà lên đến đỉnh đèo, vào nghĩ trong Cổng Trời. Nơi vốn dung chứa nhiều câu chuyện nghi vấn chưa bao giờ có lời giải đáp thỏa đáng nào về các vấn đề lịch sử liên quan giữa các triều đại của hậu bán kỷ 18 và 19 nối theo. Tiếp theo, sự việc tại Cổng Trời sẽ được nói rõ trong hai câu thực thượng hạ và hai câu bình trái phải theo sau. Ai có qua, có đến Hoành Sơn Quan rồi thì mới biết phong cảnh nơi đây là thế nào, tuy mãi non 200 năm về sau, khi sự việc cũng đã thay đổi khá nhiều, không phải còn um tùm, nguyên thủy như thời Bà Huyện thả rải từng bước ngắn dài, cao thấp đến con đèo lịch sử này lần đầu tiên trong đời. Tính từ năm Tân Sửu 1841. Năm vua Thiệu Trị lên ngôi, chấp chính.

 

Như vậy, hai câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá lá chen hoa" được Bà Huyện dùng để viết ra hai chữ Tân Sửu 辛丑, là năm Bà từ Đàng Ngoài khăn gói quả mướp lặn lội trèo non lội suối, thả dở từng bước nặng nhẹ, khi mau lúc chậm hệt như người nghệ sĩ tài hoa đưa tay nhấn nhá, rung lướt trên thang phím buồn vui gởi nhắn tâm tư qua từng nốt nhạc những thang âm khoan nhặt, ngắn dài đến muôn trùng kỷ niệm trên con đường thiên lý ngút ngàn, vượt qua bao nhiêu khe rạch núi đồi, mưa nắng, vào tận Phú Xuân làm việc cho triều vua Thiệu Trị theo giấy gọi mời từ trước đó.

 

Như đã nói, câu đầu tiên bài thơ là câu nhập , dùng khơi mào cho câu chuyện muốn nói, bàn. Câu xuất tiếp theo tất nhiên chỉ là câu nói theo, dựa theo câu trước để bổ túc ý. Nói khác đi, để viết ra hai chữ Tân Sửu 辛丑, năm đầu tiên Bà Huyện vào Phú Xuân làm việc theo giấy mời từ triều đình, Bà Huyện ngày ấy chỉ làm cái việc hết sức đơn giản, là lấy phong cảnh trực quan, hiện hữu của con đèo lịch sử, nơi Bà đang có mặt, để viết ra hai chữ, hai câu cần thiết đó. Câu thứ nhất "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà", lúc này Bà Huyện đã đang nhập vào ngữ cảnh, hiện trường câu chuyện. Câu "Cỏ cây chen đá lá chen hoa", là những gì đã đang phơi bày ra giữa thanh thiên bạch nhật tại chân đèo, dọc đường lên đèo đã đập vào mắt Bà Huyện trước tiên. Ở đây, bây giờ có hai kiểu lý luận, 1- nói Bà Huyện buộc cũng được, 2- hay nói Bà để cho những hình ảnh đó, tụi hoa lá cỏ cây, đá lớn sỏi nhỏ tự xuất, tự nói ra sự tình cho mọi người hay biết, cũng được, chớ tuyệt đối Bà là người hoàn toàn vô can, không chen ngang vào chỗ này làm chi. Trường hợp này cũng không khác trường hợp lúc thi hào Nguyễn Du đặt bút chấm phá, viết ra chữ Hoàng thảo /nhất /điền /bát là dựa hoàn toàn vào thiên nhiên đã đang bày phơi, trải dài trước mắt, để dệt lên câu thơ rung động vạn cõi hồn mỗi khi đọc qua nó "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia...". Chớ cụ tuyệt đối không hề thêm thắt, hoặc chen ngang vào chỗ tự ngôn tự ngữ tự rằng này của thiên nhiên, sự vật, của tụi cỏ cây cát sỏi được. Không hề. Đúng không?

 

Những gì vừa nói là ý nghĩa của câu nhập , và câu xuất , gọi chung là hai câu nhập , của bất cứ bài thơ luật Đường nào, không riêng của Qua Đèo Ngang. Một văn bản bất tử của văn học xã hội và nhà trường.

 

Tiếp theo câu nhập khơi mào câu chuyện thứ nhất là câu xuất thứ hai "Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督望府回常", cũng là câu tự ngôn tự ngữ tự rằng tự diễn tự biên như đã nói.
2- Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督望府回常 có hai nghĩa kín hở, đen trắng như sau:
a- Kinh thành Thăng Long vào năm Nhâm Tuất 1802, Ngô Thì Nhậm bất ngờ nhận được trát mời của cố nhân Đặng Trần Thường, lúc này là Phó Tổng đốc Bắc thành. Lần trước, cũng trong năm Nhâm Tuất 1802, Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích cũng từng bị Gia Long gọi lên tại "hành tại" để hỏi việc, rồi cho về. Hai chữ "hồi thường" là Ngô Thì Nhậm có ý nhắc lại việc ấy. "Hồi thường" là quay lại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để gặp Phó Tổng đốc Đặng Trần Thường để giải quyết chuyện ân oán năm xưa. "Đốc" còn để chỉ cho tình trạng bệnh tình rất nặng, nguy hiểm. Nói rõ hơn, sau lần quay lại (thứ hai) Văn Miếu-Quốc Tử Giám, thì Ngô Thì Nhậm đã lâm trọng bệnh do dính trận đòn trả hận của người cũ việc xưa.
Chú giải:
"Kinh " là kinh đô, thủ đô, vùng đất xây dựng kinh đô, nơi làm việc của thể chế, chính sách nhà nước sở tại. "Nhâm" là can Nhâm , can thứ 9 trong thập can. "Nhâm " cũng là mạch nhâm trong cơ thể con người, ở vùng phía trước, được tính từ môi dưới xuống tới huyệt đáy chậu. "Đốc " là một chức quan, như quan đô đốc, quan tổng đốc. Chữ "đốc " này có hai nghĩa, "Đốc " trước hết dùng để chỉ vào vị trí của Đặng Trần Thường, chức Phó Tổng trấn (đốc) Bắc thành. Trong khi tướng Nguyễn Văn Thành hiện đương ngồi ghế Tổng trấn Bắc thành. Sau, "đốc " dùng đối với "nhâm " (không phải can"nhâm " ). "Vọng " là thấy, trong khi văn là nghe, vấn là hỏi, thiết là sắp xếp, đặt bày, dàn binh bố trận ra những gì cần thiết cho câu chuyện, mục đích. "Vọng " ở đây vì thế phải được hiểu Ngô Thì Nhậm muốn người đọc văn bản hiểu ông đang muốn nói tới đủ bộ lễ nghi quân thần tá sứ trong thuật ngữ chữa bệnh đông y mà hễ vua đi đâu, ở đâu thì ở đó có quan quân và trống kèn phướng lọng kéo tới đó của bốn chữ vọng văn vấn thiết 望聞問設, là sự việc mà Phó Tổng trấn Bắc thành hiện đã đang dàn bày ra trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chuẩn bị cho cuộc tra xét, gạn hỏi ông để giải quyết câu chuyện ân oán xảy ra giữa hai bên từ trước, thời vua Quang Trung còn tại vị, cũng ngay tại kinh đô Thăng Long, vào năm Nhâm Tuất 1802.

 

Bốn chữ "Kinh nhâm đốc vọng 京壬督望" có nghĩa vào tháng Chín (nhâm , can thứ 9 trong thập can) năm Nhâm Tuất 1802 Ngô Thì Nhậm (nhâm còn đọc là nhậm) bị Phó Tổng trấn Bắc thành gọi lên nói chuyện (lần hai) tại Văn Miếu. Lần trước là Gia Long mời.

 

"Phủ " là cái nhà làm việc. "Phủ " cũng để chỉ lục phủ ngũ tạng của con người, gồm tim, gan, phổi, thận, ruột non, ruột già, lá lách, mật, tụy, vvv... "Phủ " như thế là nói chung phủ tạng con người. "Phủ " còn dùng để chỉ cho tình trạng cúi xuống của chủ thể nào đó trong vụ việc gì đó, như câu ngưỡng quan phủ sát 仰觀俯察: ngửa xem cúi xét. Lại lời kẻ dưới đối với người trên khi có việc cũng gọi là phủ, như phủ sát 俯察: rủ lòng xét xuống; phủ duẫn 俯允: rủ lòng ưng cho. "Hồi " là quay lại, chữ chỉ cho tình cảnh đi rồi quay trở lại gọi là hồi. Như luân hồi nhân quả: nhân quả không mất đi đâu cả, việc gì đã gây tạo, thế nào cũng có ngày nó trở lại với chủ thể câu chuyện. Hễ làm ác thì gặp ác, làm thiện thì gặp thiện. "Thường " là một chữ trong ba chữ Đặng Trần Thường 鄧陳常, tên người đã đang ngồi ghế Phó Tổng trấn Bắc thành, hiện chủ trì thực hiện cuộc tra xét các tội nhân quỳ dưới đất trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 1802. Trong đó có Ngô Thì Nhậm, là người cũ việc xưa của câu chuyện ân oán mà ngày nay hãy còn trong điển tích. "Thường " cũng là chữ dùng chỉ cho tình trạng có hoặc không: không thường còn, và thường luôn, trong giáo lý nhà Phật. Câu nhập , tức câu xuất "Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督望府回常" có hai ý kín hở, đen trắng, ý trước như đã giải thích ở trên, còn đây là ý sau:
b- Nếu đứng ngay tại chân (phía trước, bên dưới, bên trong) Ngôi Tháp mộ, nơi có đường hầm thẳng đứng như cái giếng nói chuyện hay hú lên một tiếng, thì âm thanh, tiếng nói sẽ đi theo đường hầm hình chữ chi đến tận đầu bên kia, tại Cung điện ngầm, nơi đặt để, an trí thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung, âm thanh, tiếng nói sẽ dội, vọng, vang lên nghe rất rờn rợn, dị thường, khiến gây cảm giác ớn lạnh, nổi gai ốc hết cả người, rồi âm thanh sẽ hồi tống, quay lại vị trí ban đầu, nơi phát ra tiếng nói, tiếng hú.
Chú giải:
"Kinh " nói cho đủ là kinh lạc, đường chính của nó gọi là kinh, theo một đường dọc thẳng đứng bên trong con người, gồm có 12 kinh. Nhánh của nó gọi là lạc, là những đường nằm ngang. Có thể hiểu đơn giản như sau về kinh lạc. Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết toàn thân, bao gồm kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính và thẳng đứng, tuần hành ở sâu. Còn lạc mạch là đường nằm ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở phần nông. Phần chính của hệ kinh lạc là 12 đường kinh chính, cọng với 2 mạch Nhâm Đốc, thành 14 kinh. Riêng "kinh " ở đây được tác giả KVĐDL ví cho đường dọc thẳng đứng bên trong Ngôi Tháp mộ. "Nhâm " có nghĩa là phía trước, trong con người thì mạch nhâm nằm phía trước, xuất phát từ môi dưới, chạy xuống cằm, rồi cổ, tới bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Đó chỉ là phép ẩn dụ, "Nhâm " ở đây là vị trí nằm ngay dưới chân Ngôi Tháp mộ. "Đốc " là mạch đốc, nằm sau lưng con người, xuất phát từ hậu môn, theo xương cụt đi lên thắt lưng, lên tiếp theo cột sống, tới gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. "Đốc " ở đây là chỉ cho vị trí cuối con đường hình chữ chi , là nơi có Cung điện ngầm, dùng làm nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại. "Vọng " theo định nghĩa là thấy, hoặc vọng là nhìn ra xa, nhìn lên cao, nhưng "vọng " cũng còn để chỉ cho trường hợp, là lúc những âm thanh từ xa vọng lại chỗ chủ thể đứng ngồi, nên vọng bây giờ được hiểu là nghe bằng tai, không phải thấy bằng mắt. "Phủ " là cái nhà, là Cung điện ngầm, cũng là Cung điện Đan Dương, nơi cất giấu thi hài, linh cữu vua Quang Trung. "Hồi " là quay lại, đi rồi quay lại gọi là hồi. "Thường " là lạ thường, khác thường, phi thường.

 

Bảy chữ "kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京任篤望府回常" cho ra nghĩa nếu đứng dưới chân Ngôi Tháp mộ (nhâm ) nói hay hú lên một tiếng, thì tiếng nói sẽ đi tới đầu bên kia (đốc ), cuối đường hầm hình chữ chi (chi ), nơi có Cung điện ngầm (phủ ), cũng là Cung điện Đan Dương, tại đây âm thanh tiếng nói sẽ vọng, vang lên (vọng ) nghe rất ghê rợn, lạ thường (thường ), rồi sẽ quay trở lại (hồi ) nơi xuất phát ban đầu, khiến gai ốc nổi đầy người.

 

Như đã nói ở phần giải thích hai chữ nhập xuất 入出, gọi tắt là câu nhập , văn học gọi là câu khai đề, thừa đề, của bài thơ. Thì chủ thể một khi đã xâm nhập địa giới, xâm nhập vào câu chuyện nào đó rồi, thì kế tiếp tự nơi đó nó sẽ nói lên, phát lên, xuất hiện lên những gì cần phải nói của sự việc, mà không cần chủ thể phải lên tiếng, nói gì ở đây. Quá thừa. Chính hiện trường của hai sự việc qua hai câu nhập xuất 入出 đã cho chúng ta biết quá rõ sự thật từng diễn ra như thế nào rồi. Như câu nhập đầu "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南官死浴堂" Ngô Thì Nhậm cho mọi người biết tình hình đất nước lúc này đang ở dưới sự cai quản của Gia Long, vua đầu triều Nguyễn, là kẻ đối lập, đứng bên kia chiến tuyến, là kẻ thù không đội trời chung với Tây Sơn Nguyễn Huệ.

 

Một khi sự việc đã diễn bày ra như thế rồi, thì bấy giờ những gì phải đi sau, nối theo sau câu nhập sẽ cứ thế mà tuần tự xuất hiện đúng theo lớp lang, hệ thống, bài bản, trình tự, nhân quả của nó. Đó cũng chính là lúc ở phương đối diện (trực phương: Nam trong Bắc ngoài) danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm gặp lại cố nhân ngay tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (năm 1802) để giải quyết dứt điểm câu chuyện ân oán năm xưa. Đó là nội dung của xuất thứ hai "Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督望府回常"  với ý nghĩa đã giải thích. Chúng ta thử đặt trường hợp. Cho dù danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì ngày ấy không đặt bút sáng tác bài thơ cuối cùng (KVĐDL) để bày tỏ tâm tình, uẩn khúc trước lúc đi xa, thì tự nó, câu chuyện, cũng đã đang hiện, bày ra giữa thanh thiên bạch nhật tất cả những gì của nội dung câu chuyện mà người dân kinh thành Thăng Long ngày ấy không một ai lại không hay biết. Nói khác đi, nội dung của câu xuất thứ hai nó cứ nằm mãi ở đấy, từ hôm qua, hôm nay, ngày mai, đến bao lâu chăng nữa nó cũng vẫn còn ở đó. Chỉ đến khi nào có người đột nhập, xâm nhập, tìm hiểu câu chuyện, thì bây giờ tự động mọi lắng chìm, khuất lấp từ bao lâu sẽ ngóc đầu hồi sinh, xuất hiện, sống dậy, bày ngay ra giữa thanh thiên bạch nhật, qua cách nói, trình bày của tôi anh chị, của chủ thể nào đó. Có gì nói đấy, hay tự xuất ra đấy, không thêm bớt, cắt xén gì cả. Chữ xuất của câu nhập thứ hai có ý nghĩa sâu xa là như vậy.

 

Bài thơ KVĐDL này trước hết Ngô Thì Nhậm làm ra là để công bố, nói công khai cho mọi người biết về cuộc gặp gỡ giữa mình với người bạn học cũ Đặng Trần Thường tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám thuộc Thăng Long-Hà Nội. Cuộc gặp gỡ này theo như các tài liệu sử học cho biết là diễn ra vào năm Quý Hợi 1803. Sau cuộc gặp này thì thời gian không lâu, Ngô Thì Nhậm ra đi vì dính trận đòn thù chắc tay của Đặng Trần Thường. Riêng tài liệu trong tập 1 Ngô Gia Văn Phái, trang 513, thì cho biết như sau:

 

"Năm 1802, Gia Long đánh bại Quang Toản, lập nên nhà Nguyễn, Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích từng bị gọi đến "hành tại" của Gia Long để hỏi xem có nên lên Nam Quan để tiếp sứ và nhận tuyên phong hay không, Ngô Thì Nhậm đã trả lời "xưa nay chưa nghe nói bao giờ". Sau đó không lâu hai ông bị đem kể tội, đánh đòn tại Văn Miếu. Ông về nhà được ít lâu thì mất, đó là ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi (tức là ngày 7-4-1803).

 

Đó là câu chuyện ghi trong sách sử, tài liệu. Riêng chúng tôi khi lần đầu tiên trong đời chân ướt chân ráo bắt tay vào vụ việc, chúng tôi cần phải đọc lại những tác phẩm văn, thơ nào liên quan đến Ngô Thì Nhậm, điểm lại, trong tất cả những bài thơ diện nghi vấn đó thì Khâm Vãn Đan Dương Lăng là bài thơ số một. Theo đó, chúng tôi đã phát hiện cũng như căn cứ vào những sai lệch (câu chữ) trong 8 câu 56 chữ, kèm theo là những chỉnh sửa, trả lại sự thật cho văn bản. Khi đọc các tác phẩm của nhiều tác giả trong hai tập Ngô Gia Văn Phái, nhất phần của Ngô Thì Nhậm, như bài Khâm Vãn Đan Dương Lăng này đây, có rất ít người hiểu, ngộ ra được rằng, đây là bài thơ mật mã mà Ngô Thì Nhậm đã bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ dấu tích, lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ngày ấy được ông mang đi chôn giấu ở đâu? Trong đó, là nội dung "kép" như đã giải thích, Ngô Thì Nhậm còn cho biết mình được Đặng Trần Thường mời lên nói chuyện tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm nào? Đó là nội dung câu thừa đề, đúng hơn là câu xuất thứ hai. Câu này, Ngô Thì Nhậm cho biết, vào tháng Chín năm Nhâm Tuất (Nhâm ) 1802 ông được Đặng Trần Thường lúc này là Phó Tổng trấn Bắc thành gởi trát mời lên nói chuyện lần hai (hồi thường 回常) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Phủ ), ngay tại kinh thành Thăng Long-Hà Nội (Kinh ).

 

Lần đi này nghe nói có cả Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan. Có thể cũng còn rất nhiều người nữa trong hàng ngũ các quan lại triều Lê phủ Chúa kinh đô Thăng Long từng cùng nhau kéo ra phục vụ cho Tây Sơn sau khi Quang Trung đánh bại giặc Thanh năm Kỷ Dậu 1789 ngay trên đất này, rồi đàng hoàng, ung dung bước lên cai trị đất nước thời đỉnh cao danh vọng. Gồm Trần Văn Kỷ, Đoàn Nguyễn Tuấn, và một vài anh em, con cháu nữa của Ngô Thì Nhậm có tên trong 2 tập Ngô Gia Văn Phái, vvv...

bìa sách

Tiếp theo đó thì họ Ngô đã lâm trọng bệnh. Rồi ra đi đúng vào năm Quý Hợi 1803 như sách Ngô Gia Văn Phái ghi chép.

 

Ngày nay, để nhìn nhận lại sự việc qua những gì được phát hiện của chúng tôi, thì đó vừa là một may mắn cho những người nghiên cứu văn sử vừa là một nỗi đau, mất mát lớn của lịch sử. Đó chính là việc trước khi ra đi Ngô Thì Nhậm đã kịp làm bài thơ Khâm Vãn Đan Dương Lăng với mục đích như đã nói là tố cáo việc mình bị Đặng Trần Thường đánh trả hận tại sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám chính xác vào tháng Chín năm Nhâm Tuất 1802.

 

Ngày ấy, nếu đọc qua nội dung bài thơ tất nhiên ai cũng phải nghĩ sự việc xảy ra đúng như vậy rồi. Không có gì, còn gì để phải bàn cãi. Bởi sự việc từng gây xôn xao dư luận một thời. Cũng bởi đây là người trong cuộc nói, viết ra. Nhưng bài thơ dạng mật mã này không phải chỉ được hiểu duy nhất mỗi nghĩa giản đơn như vậy. Mà nó còn mang nhiều ý nghĩa bí mật khác nữa. Như việc chúng tôi đã nói rằng dấu tích, lăng mộ Hoàng đế Quang Trung từng được Ngô Thì Nhậm mang đi chôn giấu ở tại đâu? Và ai đã cùng với Ngô Thì Nhậm thực hiện công việc bí mật, trọng đại này?

 

Chuyện này thì cũng rất khó hiểu, không thể hiểu mới đúng, khi đọc qua văn bản đối với người đương thời. Bởi người ta chỉ có thể hiểu những gì qua các câu và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa. Chớ không một ai sẽ hiểu khác đi những ý nghĩa đã được trình bày cụ thể, rõ ràng như thế trong văn bản với từng câu, chữ trên giấy trắng mực đen. Cũng có thể có một vài người trong những anh em, con cháu trong dòng họ Ngô Thì hiểu được thâm ý người thân của mình. Rồi sau đó, cũng có thể những người anh em, con cháu Ngô Thì Nhậm qua nhiều lần sao chép, phân loại tác phẩm của từng cá nhân trong gia đình, dòng họ đã khiến cho bài thơ mật mã bị chỉnh sửa theo ý chủ quan của họ. Từ đấy bóng chim tăm cá mịt mù. Không một ai hay biết gì nữa. Mọi việc dần chìm vào quên lãng. Ngày tháng theo nhau đổ về khơi...

 

Đến đây, chúng ta cũng nên gác lại câu chuyện lòng vòng quá khứ, tập trung vào việc giải thích văn thơ là hơn. Tiếp theo hai câu nhập xuất 入出 là hai câu thực , chúng tôi gọi là hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下.

 

II- Hai câu thực thượng thực hạ:
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến
sách khanh phu thượng hiển chương.
戰策卿夫上顯章,
戎衣神武黏層下.
3- Câu thực thượng 實上 "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ 戰策卿夫上顯章" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Dưới hạ giới này, thì Hoàng đế Quang Trung là người vô địch, bách chiến bách thắng, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì mỗi khi Ngài thắng bộ nhung y, mang đao kiếm xuất trận. Thời ấy tất cả các thế lực đối kháng mỗi khi đọ sức, đứng trước Ngài đành phải chết cứng, đứng chôn hai chân tại chỗ, không rục rịch, cục cựa gì được nữa. Hồi ấy, người ta gọi Ngài là thần, là tướng nhà trời sai xuống với một sức mạnh vô song và tài võ nghệ vô địch để dẹp loạn nước Việt, thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối đầu tiên kể từ khi nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô. Đây là câu trả lời, đáp trả của Ngô Thì Nhậm khi Đặng Trần Thường hỏi giữa tao với mày, và Gia Long của tao, Quang Trung của mày, thì ai mới là người giỏi nhất? Qua câu xướng mà ngày nay lịch sử vẫn còn ghi chép: "Ai công hầu? Ai khanh tướng? Trong trần ai ai dễ biết ai". Ngô Thì Nhậm đã đáp trả rằng: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế".
Chú giải:
"Nhung " là chỉ chung cho các loại vũ khí dùng ra trận của thời xưa, gồm cung, nỏ, giáo, mác, kích, gọi chung là ngũ nhung 五戎: năm món đồ binh. Tất cả các đồ quân bị đều gọi là nhung cả. "Y " là áo, áo ở đây là áo giáp, dùng mặc khi ra trận, không phải áo thường, rất dày, mới có thể che chắn, bảo vệ được thân thể trước các loại vũ khí quân địch tấn công từ bốn phía. Hai chữ "nhung y 戎衣" là chỉ chung cho các loại đồ binh khí như đã nói, có cả áo giáp, mũ trụ, sử dụng trong chiến trận thời xưa. "Thần " là thần tiên, thần thánh, bậc phi thường, rất kỳ lạ, không phải người thường, hoặc người mà không ai lường biết được việc làm, hành động, lời nói của họ thì gọi là thần. "Vũ " là võ, chữ đối lại với văn . Như lấy uy sức, tài năng mà khuất phục, chinh phục được người thì gọi là vũ. Hai chữ "thần vũ 神武" dùng để chỉ cho Hoàng đế Quang Trung, người có một sức mạnh vô địch và một tài năng võ nghệ phi thường, từng làm khiếp đảm tất cả các thế lực đối kháng mỗi khi giáp chiến, đối diện, đứng trước trước Ngài. "Niêm " là dán các vật dính cứng vào nhau, không cho mở, giở ra. "Tằng " là từng, lớp, hai lần chồng lên nhau, như tằng lâu 層樓: gác hai từng, nhà lầu hai từng. Phàm cái gì hai lần chập chồng, gác lên nhau đều gọi là tằng . Hoặc sự gì có trật tự được gọi là tằng thứ 層次. "Hạ " là dưới, chữ đối lại với thượng là trên. Hai chữ "tằng hạ 層下" là chỉ cho cõi hạ giới, còn cõi trời gọi là thượng giới. Ba chữ "niêm tằng hạ 粘層下" đem nhập với bốn chữ "nhung y thần vũ 戎衣神武粘層下" sẽ có hai ý, ý thứ nhất đã nói ở trên, ý sau như sau:
b- Hiện linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung và những món đồ binh khí, gọi chung là ngũ nhung, bao gồm cả những sách vở, tài liệu văn sử, tài liệu chính sách, chế độ, tranh ảnh, hình tượng, bạc vàng quý giá vô song của nhà Tây Sơn mà Ngài từng sử dụng trước kia trong việc cai trị đất nước, cùng những khi xuất chinh, lâm trận đều được ban tham mưu Tây Sơn cất giấu hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Sau khi linh cữu, thi hài Hoàng đế cùng những đồ gia bảo, quý báu nói trên được an trí, đặt để cẩn thận, không cho mối mọt xâm hại trong Cung điện ngầm xong xuôi. Thì cánh cửa ra vào Cung điện đã được đóng, bịt kín lại ngay sau đó. 
Chú giải:
"Nhung y 戎衣" là những đồ binh dùng trong chiến trận, gồm cung, nỏ, giáo, mác, kích, gọi chung là ngũ nhung 五戎: năm món đồ binh. Cùng những loại áo quần, chiến bào, mũ trụ, giày, vvv... được mặc, trang phục khi ra trận. "Thần vũ 神武" là thi hài người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ được ban tham mưu Tây Sơn ngày ấy ướp xác, để bảo quản lâu dài, miên viễn, chớ không chôn táng như thông thường. Chữ "niêm : dùng chất keo hồ dán, đóng lại", đã nói rõ sự việc đó. "Tằng hạ 層下" là ở dưới, tầng dưới, như gác hai từng thì ở dưới gọi tằng hạ, ở trên gọi tằng thượng. "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ 戎衣神武粘層下" ngoài nghĩa dưới hạ giới này thì Đức Vũ Hoàng là người vô địch, bách chiến bách thắng, nghĩa còn lại là những gì mà Ngài từng sử dụng trước kia, như các đồ binh khí, áo quần, giày mũ, giấy tờ, tài liệu, văn thơ, tranh ảnh, và các bức tượng đồng gỗ người ta đúc, tạc chân dung Ngài, vvv... Cùng thi hài, linh cữu của Ngài đều được ban tham mưu Tây Sơn ngày ấy di chuyển về cất giấu dưới Cung điện ngầm (tằng hạ 層下) dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Sau khi ra khỏi nơi cất giấu bí mật lịch sử Tây Sơn, thì cánh cửa Cung điện ngầm đã được đóng kín lại (niêm ) ngay sau đó.

tượng gỗ
Bức tượng gỗ Hoàng đế Quang Trung, chụp tại chánh điện chùa Thiên Thai năm 2013.

4- Câu thực hạ 實下 "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Khi Đặng Trần Thường hỏi Ngô Thì Nhậm rằng giữa tao với mày, và giữa Gia Long của tao, Quang Trung của mày, thì ai mới là người giỏi nhất? Viết ra câu hỏi của Đặng Trần Thường như thế là chúng tôi dựa, căn cứ vào điển tích câu chuyện, ngày nay vẫn còn truyền tụng, như sau: "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?".
Chú giải:
Lúc ấy, (căn cứ vào câu chữ của hai văn bản, một, câu chuyện điển tích, hai, câu thực hạ 實下 KVĐDL) đang quỳ dưới đất, trước sân Văn Miếu, Ngô Thì Nhậm đã ngữa mặt nhìn lên, ung dung, sòng phẳng đáp trả lại Đặng Trần Thường không chậm trễ đến phút giây: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế".

 

Thật ra, sau khi đối chiếu với hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下 của Khâm Vãn Đan Dương Lăng, chúng tôi mới phát hiện câu hỏi (xướng) của Đặng Trần Thường là một câu đã bị chỉnh sửa hoặc do tam sao thất bổn, nên không còn đúng với văn bản gốc của câu chuyện từng xảy ra trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm 1802 của hai nhân vật đứng trên hai chiến tuyến mang hai tư tưởng khác nhau đến một trời một vực khi thời thế, hoàn cảnh đã bị đảo chiều. Câu hỏi của Phó Tổng trấn Bắc thành theo chúng tôi phải như sau, không thể nào khác được:

 

Ai công hầu, ai vương tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?

 

Vậy công hầu, vương tướng là gì?

 

Đọc lại lịch sử Việt Nam
Lục trên trang mạng, chúng tôi gặp bài viết Chức tước, cấp bậc trong triều đình phong kiến Trung Quốc. Bài viết cho biết quyền lực năm tước Công Hầu Bá Tử Nam khá cụ thể, rõ ràng như sau:
-Vương: dùng để phong cho những người thuộc hoàng tộc và anh em trực hệ với vua, các hoàng tử. Gồm có:
-Quốc vương: đứng đầu một nước.
-Thân vương: anh em của vua.
-Quận vương: con cháu thuộc hoàng tộc.
-Vương: con hoặc anh em vua.
*Vương có tên ba chữ có vị trí thấp hơn Vương có tên hai chữ. Ví dụ, Thanh Đô vương sau khi lập nhiều chiến công mới được phong lên làm Thanh vương.
*Một số trường hợp Vương cũng được phong cho người ngoài tộc, nhưng đa số vì người đó có công quá lớn và dưới sự bức bách của nhân dân.
***
-Công: (thấp hơn Vương) dành cho các con hoàng thái tử và thân vương. Gồm có:
-Quốc công: phong cho những người có binh quyền lớn hoặc thế tử của các Vương.
-Quận công: phong cho những người có binh quyền và công lao lớn không có huyết thống hoàng tộc.
-Hầu: (Thấp hơn Công) phong cho những người có công lao hoặc danh vọng lớn, hoặc con trưởng của các quốc công hoặc Vương.
-Bá: phong cho cháu ba đời trong hoàng tộc (tức là cháu của các vương), hoặc con trưởng của các công chúa.
-Tử: phong cho quan lại nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu, Bá.
-Nam: phong cho quan lại phó nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu, Bá.
*Nói chung tước thường đi kèm với quan chức, tuy nhiên về mặt quan trường thì có khi Nam tước còn cao hơn cả quan Thượng thư...
(Trích từ nguồn hoisachbachhop.com)

 

Qua đoạn trích trên, chúng ta đã thấy tước Công lớn hơn tước Hầu. Khi đưa ra câu hỏi (xướng) như vậy, có nhẽ thời điểm ấy về mặt phẩm hàm, tước vị thì Đặng Trần Thường lớn hơn Ngô Thì Nhậm chăng? Để làm sáng tỏ chỗ này, theo ghi chép lịch sử, của nhiều sách vở, tài liệu, ngày trước Ngô Thì Nhậm từng được vua Quang Trung phong cho tước vị, phẩm hàm như sau.

 

... Trong số văn thần, Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích là hai danh sĩ Bắc Hà.
Ngô Thời Nhậm, tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, con trai của Ngô Thời Sĩ, sinh năm Bính Dần (1746) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, cách Thăng Long hơn mười cây số. Đậu Tấn (Tiến NV) sĩ, năm Ất Mùi (1775). Làm quan nhà Lê đến chức Công bộ Hữu Thị Lang. Năm 1782, kiêu binh nổi loạn, chạy trốn về quê vợ ở Sơn Nam.

 

Năm 1788, theo lời hiệu triệu của Bắc Bình vương, Ngô Thời Nhậm là người đầu tiên hưởng ứng. Ngô đến chơi ở bộ Lễ. Viên Lễ quan Võ Văn Ước tưởng lầm Ngô là Sùng Nhượng công, nên mời cùng ngồi với mình. Kế đó các quan lại cũ nhà Lê lục tục đến làm lễ dưới sân. Ngô áy náy vội đứng dậy đi ra. Lúc ấy Ước mới biết mình lầm, cho Ngô là vô lễ, cả giận, sai người đi bắt. Tối hôm đó, Ngô đến dinh Trần Văn Kỷ, một danh sĩ đất Thuận Hóa đang được Nguyễn Huệ trọng dụng, và có quen với Ngô khi Kỷ ra Thăng Long thi Hội năm Mậu Tuất (1778). Ngô nói rõ việc ban sáng. Trần rất mừng nói:
-Cố nhân đến đúng lúc. Bắc Bình Vương mến mộ tài cố nhân, sai tôi đi tìm. Bỗng không hẹn mà gặp.

 

Sáng hôm sau liền đưa Ngô vào yết kiến Bắc Bình Vương. Vương nói:
-Ngày trước, vì chúa Trịnh không dùng, người phải bỏ nước ra đi. Nếu ta không đến đây, người làm sao được thấy bóng mặt trời? Có lẽ đó là ý trời muốn để dành người tài cho dùng. Vậy người hãy cố gắng mà lo việc báo đáp.

 

Đoạn truyền Trần Văn Kỷ thảo ngay tờ chế phong Ngô làm Tả Thị lang bộ Lại, tước Tình Phái hầu, cùng với Võ Văn Ước coi tất cả các quan văn võ nhà Lê.

bìa sách

-Phan Huy Ích là em rể Ngô Thời Nhậm. Ông là con Phan Huy Cẩn, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc đất Nghệ Tĩnh, sau dời đến làng Thụy Khê, huyện Thạch Thất thuộc Sơn Tây, rồi nối đời ở đó. Đỗ Đình Nguyên khoa Ất Mùi (1775), đỗ tiếp khoa Ứng chế năm Bính Thân (1776). Làm quan với vua Lê chúa Trịnh cho đến năm Đinh Mùi (1787), khi Lê Chiêu Thống bị Võ Văn Nhậm đuổi đánh, ông chạy về Sài Sơn lẩn tránh.

 

Ngô Thời Nhậm tiến cử họ Phan, Bắc Bình Vương phong là Thị trung Ngự sử và đem theo về Phú Xuân...
(Trích Nhà Tây Sơn, Quách Tấn-Quách Giao, trang 172-174)

 

Đọc qua đoạn trích, chúng ta thấy ngày ấy (1788) Ngô Thì Nhậm được Bắc Bình Vương phong vào tước Hầu, một trong năm tước. Mà tước Hầu, như lược trích ở trên, nhỏ hơn tước Công. Như đã nói, khi đưa ra câu hỏi (xướng) như vậy, Đặng Trần Thường hình như đã xác định, cho mình lớn hơn địa vị của Ngô Thì Nhậm thời làm việc dưới triều Tây Sơn. Khi xác định như vậy, Đặng Trần Thường có bị nhầm lẫn, hoặc đã cố ý lèo lái, bẻ cong sự thật chăng? Đây, những trang lịch sử cổ kim vẫn còn xác nhận, ghi chép rành rành sự việc ra đây. Vào năm 1790, thời vua Quang Trung vẫn còn tại vị, Ngài từng phong Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư, là chức quan đứng đầu, nắm giữ bộ Binh. Chức này ngang với chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày nay. Vào thời phong kiến, giúp việc cho triều đình chỉ có Lục Bộ, ở mỗi Bộ đều có một vị quan Thượng thư đứng đầu, chịu trách nhiệm, điều hành, cai quản bộ ấy. Cũng xin lược trích về chức năng làm việc Lục Bộ như sau:
Lại bộ:
Là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn. Đứng đầu Bộ Lại là Thượng thư bộ Lại (Lại bộ Thượng thư).
Lễ bộ:
Lễ bộ giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, thuốc thang, bói toán, tăng tục, đạo tục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc. Bộ này trông việc thi cử (thi nho học khoa cử) chọn người tài ra giúp triều đình. Bộ này tương đương với Học bộ thời cận đại và các bộ: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông ngày nay.
Hộ bộ:
Hộ bộ thời Lê giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khóa, muối và sắt. Bộ Hộ thời Nguyễn giữ chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước. Ngày nay Hộ Bộ tương đương với với các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và Bộ NN và PTNT.
Binh bộ
:
Binh bộ giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghi trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với Bộ Quốc phòng ngày nay.
Hình bộ:
Hình bộ giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình. Ngày nay, Hình Bộ tương đương với các cơ quan sau: Tòa án ND Tối cao, Viện Kiểm sát ND Tối cao, Bộ Tư pháp, một phần Bộ Công an...
Công bộ:
Công bộ coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi. Có thể xem Công bộ tương đương với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng ngày nay.

 

Đọan trích đã cho biết chức năng, trách nhiệm làm việc của Lục Bộ thời ấy, chúng ta thấy người được phong, giữ chức quan Thượng thư là lớn hơn cả. Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn, Quách Giao cho biết Ngô Thì Nhậm từng được vua Quang Trung phong chức Tả Thị lang, tước Tình Phái hầu. Tả Thị lang là chức phụ tá, giúp việc cho chức Thượng thư của mỗi bộ. Nếu Ngô Thì Nhậm suốt thời gian làm việc của mình dưới triều Tây Sơn, thời vua Quang Trung còn tại vị, chỉ giữ mỗi chức này, thì xét ra cấp bậc, chức năng làm việc của ông nhỏ hơn Đặng Trần Thường. Bởi Đặng Trần Thường thời điểm ấy làm tới chức Phó Tổng trấn Bắc thành, thì có thể đã nằm ở vị trí tước Công rồi. Có thể khi đưa ra câu hỏi "Ai công hầu, ai vương tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?" là Đặng Trần Thường căn cứ vào tước Tình Phái hầu của Ngô Thì Nhậm do vua Quang Trung phong trong lần ra Bắc Hà lần hai (1787), chớ Đặng Trần Thường làm sao biết việc Ngô Thì Nhậm đã từng được vua Quang Trung cất nhắc, sắc phong, đặt ngồi vào chức Thượng thư Bộ Binh năm Canh Tuất 1790. Có thể đây chính là lý do để Đặng Trần Thường cho mình lớn hơn Ngô Thì Nhậm, nên mới đưa ra câu đối vừa mang tính khẳng định vừa mang tính đàn áp như thế.

 

Trong câu đối "Ai công hầu, ai vương tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?" thì ba chữ "ai công hầu" được Đặng Trần Thường ví cho vị trí cao thấp, lớn nhỏ của mình và Ngô Thì Nhậm. Còn ba chữ "ai vương tướng", không phải "ai khanh tướng", do ghi chép nhầm lẫn của câu chuyện điển tích, nên từ vương: vua đã biến thành khanh: tước quan. Là Đặng Trần Thường đang ám chỉ cho vị trí của Gia Long và Quang Trung. Theo Đặng, Gia Long mới chính thức là vua, còn Quang Trung chỉ mới là tướng, bởi ba chữ Bắc Bình vương (ba chữ nhỏ hơn hai chữ, như lược trích) đã xác định như thế. Ngang đây, xin lập lại lần nữa, câu chuyện đối đáp này xảy ra vào năm Nhâm Tuất 1802. Thời điểm này Nguyễn Ánh mới xưng vương, chưa từng được sự công nhận của nhà Thanh. Mãi hai năm sau, năm 1804, Nguyễn Ánh Gia Long mới được nhà Thanh công nhận là An Nam quốc vương. Trích đoạn sau đây sẽ cho chúng ta biết rõ giai đoạn lịch sử ấy, thời điểm Nguyễn Ánh xưng vương, công bố mình là vua nước Nam, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn trên nhiều mặt trận, vùng miền, điện Kính Thiên Bắc Hà chỉ còn là điểm kết thúc chiến dịch, ca khúc khải hoàn của Gia Long và quan quân mà thôi:

 

Ngay sau khi chiến thắng nhà Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, Gia Long liền cho Thượng thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong và cả lý do ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ. Đến năm Giáp Tý (1804) nhà Thanh sai quan Án sát sứ tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong (sắc phong chính thức làm vua NV) tại Thăng Long, vua Gia Long cho người đem đồ sang cống tạ và lập lệ triều cống: 3 năm một lần (hay 2 năm một lần theo nhà nghiên cứu Đinh Dung); và triều kính 4 năm một lần. Vật phẩm cống nạp được giữ nguyên như lệ thời Tây Sơn lập từ năm 1792 với: dược liệu, ngà voi, sừng tê, tơ lụa (và vẫn bỏ tục...)... với giá trị kinh tế không lớn lắm.
(Trích bài viết Gia Long/Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia)

quang trung cỡi ngựa
Tài năng, lòng yêu nước thiết tha của Quang Trung Nguyễn Huệ được hiển bày ra khắp mọi miền đất nước.

Với phần lược trích vừa đọc, chúng ta đã thấy, vào năm 1804 Gia Long mới chính thức được nhà Thanh sắc phong là vua một nước. Còn thời điểm xảy ra câu chuyện đối đáp văn thơ, chữ nghĩa giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm để giải quyết câu chuyện ân oán thì Gia long tuy lúc ấy đã đánh bại nhà Tây Sơn, nhưng chưa được chính thức là vua của một nước, nếu có, thì đó là do những người cùng trong tổ chức, phe nhóm tôn sùng, ca ngợi mà thôi. Trong khi Quang Trung thì đã được nhà Thanh sắc phong từ trước đó rất lâu, vào năm 1790, sau trận đánh biết người biết ta năm Kỷ Dậu 1789. Cũng xin nói thêm, vào thời phong kiến, việc vua chúa nước ta mỗi khi lên ngôi trị vì trăm họ thì phải được sự đồng ý, xác nhận, có lệnh phong sắc, cấp phát giấy tờ từ nhà nước Trung Hoa, thì từ đó mới chính thức là một vị vua. Như trường hợp vua Quang Trung năm 1790, cả Gia Long về sau, năm 1804, đích thân các sứ thần Trung Hoa đã mang giấy tờ, chiếu chỉ từ bên ấy qua tận Thăng Long làm lễ sắc phong cho người đăng quang ngôi vua. Đó đã là một tập tục có từ lâu đời. Chớ không phải ai muốn lên làm vua là làm, sao cũng được. Vậy thì liệu việc Đặng Trần Thường vào năm 1802 đưa ra câu đối chỉ vào hai trường hợp "ai công hầu: Đặng và Ngô" và "ai vương tướng: Gia Long và Quang Trung" đã đúng với sự thật đã từng xảy ra hay chưa?

vua gia long
Vua Gia Long 1762-1819

Nói thêm về ba chữ Bắc Bình vương của Nguyễn Huệ. Tuy đó là tước vị được anh mình là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phong tặng. Nhưng sau khi Nguyễn Huệ đánh thắng Bắc Hà lần nhất, năm 1786, thì liền sau đó vua Lê Hiển Tông cũng đã chấp nhận vai trò, vị trí của Nguyễn Huệ đối với triều Lê. Vua Lê hồi ấy ban cho Nguyễn Huệ chức hoặc tước hiệu Nguyên súy Phù chính dực Vũ Uy quốc công, là một chức coi về quân đội triều Lê. Chưa nói, vua còn gã Công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ để kết tình hòa hảo giữa hai nước Đàng Ngoài Đàng Trong. Cho dù sau đó vua Lê và triều đình đã quyết định, bất ngờ chơi ván bài sinh tử đánh tráo người, thế vào đó là người đẹp Hoàng Thị Thu Mai, cô cháu gái kêu vợ vua bằng dì ruột, mình bằng dượng. Chuyện này thì lịch sử không biết, do sử chính thống không ghi, chỉ có trong truyện Kiều của Nguyễn Du qua phát hiện của chúng tôi với những bài viết giải thích các câu chữ mang tính cài nén, ẩn chứa, che giấu những bí mật lịch sử của thi hào từng đưa lâu nay trên fb và trang w bonniemxu.com.

 

Như vậy, căn cứ vào những gì từng xảy ra trong bối cảnh chuyển giao lịch sử, thời Gia Long vừa lên ngôi, xưng vương tại Phú Xuân, thì ngoài kia, tại cố đô thăng Long, đã đang xảy ra câu chuyện giải quyết ân oán giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm Nhâm Tuất 1802 với điển tích còn (ghi chép) lưu truyền trong dân gian:

 

Ai công hầu, ai vương tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế!

 

Với một câu xướng, hỏi không đúng với sự thật của Đặng Trần Thường như thế, của hai sự việc, bốn con người trong bối cảnh chính trị đã hoàn toàn thay đổi, khi quá khứ chỉ là bóng mây qua khung cửa. Nên danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, Tiến sĩ năm Ất Mùi 1775, vốn xuất thân từ dòng họ, gia đình mà từ cha đến con tất cả đều được xã hội thời ấy công nhận là dòng dõi trí thức xứ Bắc Hà, và là một cận thần, một nhà mưu lược và một bậc kinh bang tế thế nổi tiếng của Quang Trung. Xét ra, thời điểm hiện tại tuy Ngô là người thất thế, sa cơ nhưng đâu dễ bị Phó Tổng trấn Bắc thành là người mà tài ăn học, văn chương, chữ nghĩa còn thua kém Ngô rất xa. Vậy làm sao Đặng có thể áp đảo, khuất phục, đè bẹp cho nổi con người bất khuất, đảm lược ấy? Cho dù lúc ấy Đặng dùng mọi hình thức tra tấn, đánh đập để dồn Ngô vào đường cùng, thế bí. Song, việc gì ra việc nấy. Phút giây sinh tử ấy, để đáp lại lời của Đặng Trần Thường, nói khác đi, để viết lại câu chuyện tại sân Văn Miếu ngày ấy, thì hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下 chính là hai câu trả lời cho người hỏi, xướng vậy:

 

"Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến sách khanh phu thượng hiển chương.
戎衣神武粘層下,
戰策卿夫上顯章.
b- Câu trên là để xác nhận vị thế của Quang Trung và Gia Long qua ba chữ "ai vương tướng", tức Gia Long và Quang Trung ai mới là vương, ai mới là tướng, và ai là người tài giỏi thật sự, đáp theo câu hỏi của Đặng Trần Thường. Câu dưới để xác nhận Đặng Trần Thường chỉ là hạng thất phu tầm thường, so với tước (khanh), vị trí của Ngô Thì Nhậm dưới triều Tây Sơn. Nhưng câu trả lời của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm ngày ấy không phải chỉ giới hạn có bấy nhiêu, rằng giữa Quang Trung và Gia Long, giữa mình với Phó Tổng trấn Bắc thành, thì ai mới là vua, ai là người giỏi, xuất sắc hơn ai. Mà câu trả lời của Ngô Thì Nhậm như còn muốn nhắc, nói tới câu chuyện xa, dài hơn. Vì ông là nhà sử học chuyên nghiệp. Nội dung, tức câu đáp trả, tập trung ở hai chữ "chiến sách 戰策". Vậy hai chữ "chiến sách 戰策" có ý nghĩa gì ở đây? Xin thưa, đó là hai chữ nói tắt gọn của thời đại Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Vậy thời Xuân Thu Chiến Quốc có ý nghĩa gì trong câu chuyện đối đáp giữa hai kẻ đứng trên hai chiến tuyến, khác nhau đến một trời một vực như thế?

bìa sách

***

Câu chuyện lịch sử Trung Hoa
Xuân Thu 春秋时代 (Xuân Thu thời đại) là tên gọi của một giai đoạn lịch sử, xuất phát đâu từ năm 771 đến 476 TCN, của lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn kinh Xuân Thu, mà theo lưu truyền đó là một quyển sử, do đức Khổng Tử biên soạn. Giai đoạn này tình hình chính trị xã hội Trung Quốc rất bất ổn do các cuộc chiến tranh chấp quyền lực của các tập đoàn phong kiến xảy ra triền miên, để rồi từ đó đã dẫn tới sự liên lụy, sụp đổ, cáo chung của khoảng 170 nước nhỏ, chỉ còn lại năm nước lớn, đại diện là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống. Nên nhớ, thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Chỉ mãi tới khi xuất hiện một người gọi là hoàng đế nhà Tần, cũng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thì từ đó Trung Quốc mới bắt đầu giai đoạn phong kiến tập quyền (quyền lực tập hợp vào một nước, một người NV). Còn trước đó, dưới thời nhà Chu, đất nước Trung Quốc được cai trị dưới hình thức phân quyền. Trường hợp này của đất nước Trung Quốc cũng không khác gì nước ta thời vua Lê chúa Trịnh cả.

 

Đứng dầu các nước đại diện thời Xuân Thu này là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công, Tống Tương Công, gọi chung là Ngũ Bá. Trong đó, bật nổi hơn cả là Tề Hoàn Công. Dựa theo ghi chép trang mạng, năm 679 TCN Tề Hoàn Công đã tập hợp tất cả các chư hầu ở Trung nguyên vào liên minh của mình. Từ đó Tề Hoàn Công trở thành vị bá chủ huyền thoại của các chư hầu, của thời kỳ đầu Xuân Thu. Để giúp cho Tề Hoàn Công làm nên nghiệp lớn, thời ấy còn có các chính khách từng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, thể chế, gồm 1-Quản Trọng, 2-Bách Lý Hề, 3-Bá Hi, 4-Văn Chủng, 5-Tử Sản. Xuất sắc nhất, giúp việc đắc lực và thành công nhất trong nhóm chính khách này vẫn là Quản Trọng. Là người chủ trương của cái gọi là thuyết pháp gia, từng đưa ra những cải cách, chính sách quan trọng, sáng giá giúp cho Tề Hoàn Công trong suốt thời gian trị vì, cai quản thiên hạ rộng lớn đi đến thành công ngoài sức mong đợi. Dưới sự phò tá tận tâm tận lực của Tể tướng Quản Trọng, nước Tề từ đó đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất của thời bấy giờ.

 

Sau khi Quản Trọng ra đi, Tề Hoàn Công cũng nối gót sau đó không lâu, năm 643 TCN. Ngôi báu nước Tề lại rơi vào tay kẻ khác...

bìa sách

Nối tiếp thời Xuân Thu, là thời Chiến Quốc 戰國时代 (Chiến Quốc thời đại). Chiến Quốc thời đại bắt đầu từ năm 403-221 TCN. Thời kỳ này nổi lên bảy nước, còn gọi là Chiến Quốc thất hùng, gồm Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên. Kết thúc giai đoạn Chiến quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần, do Tần Thủy Hoàng thống xuất, trị vì. Riêng trong suốt thời gian tranh chấp của bảy tay anh chị cộm cán có máu mặt còn gọi là Thất hùng Chiến Quốc nói trên, thì người giúp cho vua Tần đắc lực, hiệu quả nhất chính là chính khách Thương Ưởng, người từng được lịch sử Trung Hoa ca ngợi với "biến pháp Thương Ưởng". Có câu chuyện về cuộc gặp gỡ bàn việc nước giữa Thương Ưởng với vua Tần Hiếu Công như sau:

 

Nhà cải cách Thương Ưởng thời Chiến Quốc vốn là người nước Vệ. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã rất tài năng, chỉ đáng tiếc là không được trọng dụng. Nghe nói Tần Hiếu Công là người biết chăm lo việc nước, chiêu nạp nhân tài, ông bèn đem theo mấy chục xe sách, hăm hở đi sang nước Tần. Hành động đặc biệt này của ông khiến cho mọi người thi nhau bàn tán, thậm chí ngay cả Tần Hiếu Công cũng biết. Vì thế, nó đạt được hiệu quả tuyên truyền rất tốt.

 

Lần đầu tiên gặp Tần Hiếu Công, Thương Ưởng thao thao bất tuyệt diễn giải học thuyết dùng nhân nghĩa cai trị đất nước của Khổng Phu Tử. Mặc dù Thương Ưởng là người có hiểu biết sâu rộng, nói năng trôi chảy, vậy mà khi ngồi nghe Thương Ưởng nói về những đạo lý cao xa ấy, nếu không vì phép lịch sự thì Tần Hiếu Công đã ngủ gật mất rồi. Thương Ưởng quan sát thái độ của Tần Hiếu Công, ngay lập tức hiểu ra rằng: người ta không thích cái này. Vì thế, ông biết ý xin cáo từ. Mười mấy ngày sau, Thương Ưởng lại có cơ hội gặp Tần Hiếu Công. Lần này ông không nói về việc dùng nhân nghĩa cai trị đất nước nữa, mà nói về "vương đạo", bàn việc về học vấn trị quốc bình thiên hạ. Nào ngờ Tần Hiếu Công cũng không có vẻ hứng thú với vương đạo. Thương Ưởng đành phải cáo từ một lần nữa.

bìa sách

Hơn một tháng sau, khó khăn lắm Thương Ưởng mới có được cơ hội gặp Tần Hiếu Công. Lần này ông không nói về "vương đạo" mà nói về "bá đạo". Đây là học thuyết của Pháp gia, dùng pháp luật để cai trị đất nước, làm cho đất nước trở nên hùng mạnh. Thương Ưởng đã đánh trúng vào sở thích của Tần Hiếu Công. Hai người tỏ ra rất tâm đầu ý hợp. Không lâu sau, Tần Hiếu Công ra lệnh cho Thương Ưởng tiến hành cải cách. Đó chính là "biến pháp Thương Ưởng" nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Nó đặt nền móng giúp nước Tần sau này thôn tính 6 nước khác, thống nhất thiên hạ...
(Trích Phải biết chiều theo sở thích của đối phương, trang 82-83, sách Những bài học từ lịch sử, do Trần Giang Sơn, Trần Thị Quyên biên soạn)

 

Đọc qua các trích đoạn nói trên của hai thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc với các thủ lĩnh xuất sắc trong việc thống nhất lãnh thổ, gom giang sơn về một mối, không còn cảnh chia rẽ, manh mún, phân tán quyền lực, cả kinh tế, như thời trước đó. Theo đó, khi thời chiến tranh đánh dẹp nạn hùng cứ qua đi, là tới thời kỳ bắt tay xây dựng đất nước của những người đứng đầu nhà nước tập quyền. Thì ngay đó liền xuất hiện các chính khách trong vai trò phụ tá, tham mưu, đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, hợp thời, giúp cho người cai trị trong việc đưa đất nước đi xa trên con đường phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tiến dần tới chỗ phú cường, thịnh trị. Trong hai thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc vốn chất đầy những biến động, bất ngờ này của lịch sử đất nước Trung Hoa, đi từ giai đoạn phân quyền sang tập quyền, bật nổi hơn cả là bốn gương mặt tiêu biểu, đại diện cho tiến trình đổi thay, cải cách, xây dựng đất nước của họ: Tề Hoàn Công, Tần Hiếu Công cùng hai chính khách, trợ thủ đắc lực là Quản Trọng và Thương Ưởng.

 

Căn cứ vào đây, lịch sử Trung Hoa, thì rõ ràng đó chính là ý niệm, tư tưởng mà danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm muốn nói, nhấn mạnh trong cuộc đối chấp tay đôi với Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 1802. Rằng mày và chủ của mày không thể mang ra so sánh với tao và chủ của tao cách nào cho nổi, bởi vai trò của tao dưới triều Tây Sơn không khác nào vai trò, vị trí của Tề Hoàn Công, Tần Hiếu Công và hai chính khách nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc là Quản Trọng và Thương Ưởng: "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương". Liên hệ lại lịch sử Việt Nam hậu bán kỷ 18, khỏi nói thì ai cũng biết sự thật đã từng xảy ra như vậy rồi. Chúng ta cần đọc lại một lần nữa đoạn trích sau đây trong Ngô Gia Văn Phái, tập I:

 

... và năm 1788, sau khi Chiêu Thống bỏ chạy, Ngô Thì Nhậm ra cộng tác với Tây Sơn, được Trần Văn Kỷ giới thiệu, ông được trao chức Thị Lang bộ Lại, tước Tình Phái hầu. Từ đó ông đã giúp vua Quang Trung nhanh chóng xây dựng được một triều đình bề thế, có năng lực vãn hồi tình trạng suy thoái của đất nước và không lâu sau đã là một trong những nhân vật chủ chốt của vương triều Tây Sơn dưới thời Quang Trung, có nhiều đóng góp trong công cuộc dựng nước giữ nước, đặc biệt là trên trận địa đấu tranh ngoại giao với nhà Thanh. Rất tiếc những năm tháng Ngô Thì Nhậm có thể thỏa sức "tung vó ký trên đường dài" trổ tài "kinh bang tế thế" không được bao lâu, ngày 29 tháng Bảy năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột băng hà. Ngô Thì Nhậm được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong cho Quang Toản. Nhiệm vụ hoàn thành và đó là đóng góp lớn cuối cùng của ông cho vương triều Tây Sơn. Dưới thời Quang Toản, Ngô Thì Nhậm không còn được trọng dụng như trước, ông trở ra Bắc Hà dành nhiều thời gian nghiên cứu đạo Phật, chiêm nghiệm về cuộc đời, lập Thiền viện ở phường Bích Câu, lấy đạo hiệu là Hải Lượng, và được suy tôn là Trúc Lâm đệ tứ tổ. Cũng thời gian này ông hoàn thành tác phẩm nghiên cứu về đạo Phật, đó là cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Quang Toản, lập nên nhà Nguyễn, Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích từng bị gọi đến "hành tại" của Gia Long để hỏi xem có nên lên Nam Quan để tiếp sứ và nhận tuyên phong hay không, Ngô Thì Nhậm đã trả lời "xưa nay chưa nghe nói bao giờ". Sau đó không lâu hai ông bị đem kể tội, đánh đòn tại Văn Miếu. Ông về nhà được ít lâu thì mất, đó là ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi (tức ngày 7-4-1803)...
(Trích Ngô Gia Văn Phái, (tiểu sử) Ngô Thì Nhậm, trang 512-513, tập I)

bìa sách
Hai tập NGVP cung cấp nhiều thông tin quan trọng để từ đó có điều kiện làm sáng tỏ những bí mật lịch sử kỷ 18

Với những gì được chúng tôi lược trích vừa rồi, từ diễn biến lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa, và những gì của lịch sử Việt Nam vào hậu bán kỷ 18, nói về khả năng, sở trường và nhân cách phục vụ đất nước, thể chế của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm trong suốt thời kỳ làm việc cho vương triều Tây Sơn. Thì quá rõ ràng rằng tất cả những sự thật ấy đã được ông tái hiện, nói ngắn gọn, cô đọng trong hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下 của bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ 戎衣神武黏層下, Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章" qua cuộc đối đáp giữa ông và Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường trước sân Văn Miếu năm 1802. Nhưng rất tiếc về sau hai vế đối lịch sử ấy của Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường, cùng với bài thơ tự sự, trần tình câu chuyện Khâm Vãn Đan Dương Lăng, tất cả đã bị cố ý chỉnh sửa sai be bét từ ai đó, hoặc do bao lần tam sao thất bổn, đã không còn gì, khiến sự thật câu chuyện bị đẩy xa đến vạn trùng sương khói...

 

Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?

 

và:

 

Nhung y thần vũ lưu bằng tạ,
Phương sách anh mô địch hiến chương...

 

Dịch nghĩa:
Võ công hiển hách, còn để lại nơi nương tựa,
Mưu lược sáng suốt, đã mở đường cho hiến chương...

 

Dịch thơ:
Võ công oanh liệt gây nền vững,
Chính sách tài tình để phép chung...

(Trích Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 665-666. Ngô Linh Ngọc dịch)

 

Tóm lại. Với câu đáp trả thế này, rõ ràng là cuộc đối đáp (sách ) để so tài cao thấp giữa kẻ thắng người thua, kẻ trên người dưới của hai nhân vật đứng trên hai chiến tuyến (chiến ) trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám lần hai, vào năm Nhâm Tuất 1802. Thì so ra tài ăn học, công phu đèn sách, khả năng trước tác văn chương, thi phú (chương ), kiêm nghệ thuật nói chuyện, mưu lược đối đáp của Ngô Thì Nhậm đã trên cơ (thượng ), hơn hẳn, bỏ xa Đặng Trần Thường vốn là kẻ, là hạng thất phu (phu ) tầm thường, chỉ giỏi, chuyên nghiệp nghề đấm đá, tra tấn, chém giết kia rồi vậy.

 

Sự liên hệ mật thiết giữa hai câu thực thượng hạ và bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp
Thật ra, hai câu này cần phải đảo lại, dưới lên trên, trên xuống dưới thì mới đúng với nội dung cuộc đối đáp của hai chủ thể câu chuyện lịch sử, có thật, thuộc hai lập trường đứng trên hai chiến tuyến của hai chính sách, hai chế độ hiện tại và quá khứ. Nói thế bởi bài luật Đường KVĐDL này Ngô Thì Nhậm gieo vần trắc, nên mới xảy ra tình trạng ý trên rớt xuống dưới, ý dưới nhảy lên trên. Ý hai câu này nên hiểu như sau. Trước hết, cuộc đối đáp giữa hai chủ thể trong thời điểm mà quá khứ là chuyện đã qua, chỉ còn phút giây hiện tại: kẻ thua thành kẻ thắng, người thắng thành kẻ thua. Tuy thế, kẻ thua vẫn không bao giờ đánh mất phẩm chất, giá trị con người thật của mình, nên đã ung dung ngữa mặt, hiên ngang trả lời, đáp trả sắc gọn, rành rọt, chữ đối chữ, ý đối ý so với câu xướng đến từ kẻ chiến thắng, hiện ngồi ngạo nghễ trên chiếc ghế Phó Tổng đốc Bắc thành năm 1802, không sai vào đâu, không chê vào đâu được.

văn bia
Sự thật bày lộ liễu thế này mà vua quan triều Nguyễn từ vua tiền triều đến các vua sau lại không biết gì cả là sao? 

Với câu đáp trả như thế, đã chứng minh, cho biết, rằng Ngô là người trên cơ, hơn hẳn kẻ đưa ra câu hỏi mang tính thách đố, kiêu ngạo nhưng ngắn ngủn, cạn cợt, vô lý vô nghĩa đến một trời một vực. Chẳng phải thời ấy chưa bao giờ Nguyễn Ánh dám chường mặt, đối diện, so tài đao kiếm, võ nghệ ra trước bậc anh hùng bất khả chiến bại Quang Trung hay sao? Và chẳng phải 14 năm sau, năm Bính Tý 1816, kẻ thất phu ngạo nghễ năm xưa từng xướng lên câu đối vô lý, cạn cợt với bậc chính nhân quân tử, người mà tài nghệ văn chương thi phú, sự nghiệp kinh bang tế thế, phò vua giúp nước tận lực tận tâm đời nào cũng khó có người hơn được, từng ngồi trên chiếc ghế Phó Tổng trấn Bắc thành, đã bị Gia Long kết tội làm phản, xử án treo cổ, ban cho đặc ân tự xử hay sao?

 

Sau, đáp lại câu hỏi của Phó Tổng trấn Bắc thành, danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì đã nói sòng phẳng thế này cho y rõ. Dưới hạ giới này, thì Đức Vũ Hoàng là người vô địch, tất cả mọi thế lực đối kháng mỗi khi gặp Ngài đành phải chết cứng, đứng chôn hai chân ngay tại chỗ, không rục rịch, cục cựa gì được nữa (Nhung y thần vũ niêm tằng hạ).

 

Với câu đáp trả sắc bén, lạnh lùng, dứt khoát, như tạt gáo nước lạnh vào mặt người đối diện. Thậm chí, đó còn là một cú tát thẳng vào mặt. Theo đó, Phó Tổng trấn Bắc thành đã nổi điên thật sự. Và chuyện gì đến nó sẽ đến. Sau cuộc gặp gỡ lịch sử này, về nhà không lâu, qua tháng 4 năm Quý Hợi 1803, Ngô Thì Nhậm ra đi bởi dính trận đòn thù quá nặng của Phó Tổng trấn Bắc thành từ năm trước. Riêng phần mình, Đặng Trần Thường cũng tồn tại không lâu, bởi Gia Long không phải là người quân tử, chính nhân, có lòng dạ chiêu hiền đãi sĩ, mến trọng nhân tài như người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại. Để nhận chân ra được sự việc này, thì đà quá muộn. Nhưng đó chẳng phải chỉ mỗi Đặng Trần Thường, mà còn có biết bao người nữa cũng lâm trường hợp tương tự, trong đó, không thể không nói, nhắc tới thiên tài văn học hãn hữu Nguyễn Du, tác giả hai tập truyện Kiều, một bằng văn xuôi, chữ Hán, một bằng thể thơ lục bát, chữ Nôm. Thử hỏi, Nguyễn Du nghĩ tốt cho Gia Long, cho triều Nguyễn với gần 20 năm cúc cung, tận tụy phục vụ, làm việc, sao đặt bút viết câu "Cách nhất triều giang ngự bất thông/Vọng Thiên Thai Tự" như thế?

sông hương
Về địa lý, theo Nguyễn Du, sông Hương đã cắt, cuốn trôi tất cả những điều tốt đẹp, vượng khí của đất Phú Xuân.

"Thông " (đau đớn) còn đọc là đồng, đồng cũng đọc là chủng. Chủng là tên khác của Nguyễn Ánh. "Giang " là chữ giả tá: tá là mượn, giả là giả mạo, mượn chữ giả để tìm, lấy ra chữ thật. Chữ gian không g này đây. Gian không g là gian dối, gian tà. Tà là lệch, vẹo, nghiêng một bên. Tà còn có nghĩa là bất chính, không ngay thẳng, là kẻ xấu ác, quái đản, gian tà. Tà cũng đọc là gia . Qua mấy lần mở âm, chuyển cách viết, cách đọc, thì gian (không g) cũng đọc là tà hay ngược lại, là chữ chỉ vào Gia Long.

 

Gian không g còn có âm đọc là can. Can là tình trạng khô hạn, cạn kiệt, không còn sức sống, rỗng không, ám chỉ tình trạng vua Gia Long giai đoạn cuối do mắc bệnh ung thư gan. Can cũng đọc là càn, kiền. Càn hay kiền là chỉ cho trời. Trời là vua. Lại can còn có âm đọc là cao. Cao là một chữ trong 23 chữ thụy hiệu của vua Gia Long, đọc đầy đủ là "Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh võ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao hoàng đế".

 

Như đã nói, can là lá gan hiện trong tình trạng khô hạn, cạn kiệt, không còn sức sống, ám chỉ tình trạng bệnh tình vua Gia Long lúc sắp ra đi. Theo y học, cả đông y và tây y, gan nằm bên tay phải, phía dưới. "Cách " là ngăn cách, như ở giữa hai cái gì mà lại có vật gì đó ngăn cách, khiến cho hai bên không thông, qua lại được với nhau, thì gọi là cách. Sau, cách là chỉ cho hoành cách mô, cũng gọi cơ hoành. Xét ra, cơ hoành nằm ở giữa, ngăn cách tim (ở trên) và gan (ở dưới). Gan muốn thông với tim, nhận máu từ tim thì phải qua sự phồng xẹp, lên xuống, cử động của cơ hoành. Gan một khi có vấn đề, như bị nhiễm độc, bị chứng ung thư chẳng hạn, thì từ đó sẽ không nhận được máu từ tim truyền xuống nữa.

 

"Triều " là triều đình, trong triều thì phải có ông vua, hằng ngày ngồi điều khiển, chỉ đạo ba quân tướng sĩ. Ông vua ở đây là để ám chỉ cho trái tim. Trái tim có nhiệm vụ truyền, đưa máu đi tới tất cả các cơ quan trong cơ thể con người, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, từ nông đến sâu. Một khi lá gan đã bị ung thư, nhiễm độc, không còn chức năng tống giải độc được nữa, thì ông vua, tức trái tim cũng sẽ gặp nạn, rối loạn, bởi toàn bộ máu trong cơ thể, từ đầu đến chân đã bị nhiễm bẩn, nhiễm độc. Đó chính là ý nghĩa câu nhập thứ hai (Vọng Thiên Thai Tự) mà Nguyễn Du muốn nhắn nhủ, trao gởi sự thật đến người sau. Rằng Gia Long và quan quân triều Nguyễn ngày ấy toàn là những kẻ gian tà, bất chính, cuộc đời chỉ biết cướp giựt, vơ vét, thâu tóm, chặn lấy tiền của khó nhọc, mồ hôi nước mắt của nhân dân về cho gia tộc, bản thân, như kinh thành Phú Xuân thật ra chỉ là nhà từ đường dòng tộc Gia Miêu được xây dựng to lớn, nguy nga, đồ sộ ra đó thôi. Chẳng có gì khác. Còn triều đình phải là nơi làm việc phục vụ cho nhân dân, đất nước. Do làm ngược với đạo lý, sự thật nên Gia Long đành ôm chứng bệnh nan y hết thuốc chữa, cuối đời chết trong đau khổ cùng cực. Xong một cuộc đời mãi cưu mang lòng thù hận, mộng bá vương chém giết.

 

Chữ "ngự" nói cho đủ, hiểu cho đúng là quan ngự y: thầy thuốc của vua. Các quan ngự y triều đình hồi ấy đã bó tay, đầu hàng trước chứng bệnh sơ gan cổ trướng ngặt nghèo, nghiệt ngã, hết phương cứu chữa của vua Gia Long. Ba chữ "ngự bất thông" ngầm có ý như thế. Để làm sáng tỏ hơn về cái chết của vua Gia Long, như cho biết của Nguyễn Du trong bài thơ tuyệt mệnh VTTT, lục tra tài liệu trang mạng, chúng tôi được thông tin về bệnh tình của vua Gia Long ngày ấy như sau. Xin gõ lại nguyên văn để các bạn tham khảo, đối chiếu:

 

Tháng 11 năm Mậu Dần 1818 Gia Long lâm bệnh, ông hạ chiếu cho Thái tử Nguyễn Phúc Đảm thay ông quyết việc nước và cho gọi hai đại thần là Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đến hầu. Ông dặn Thái tử Đảm "Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thận giữ gìn... Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận chớ nên gây hấn ngoài biên".

 

Rồi Gia Long sai Thái tử Đảm chép lại lời mình, Nguyễn Phúc Đảm chép một cách ngập ngừng ý muốn bỏ chữ 'băng', Gia Long cầm bút viết luôn chữ đó vào.

 

Bệnh ngày càng nặng dần, và Gia Long cố gắng giấu điều này. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân Gia Long bí mật triệu bác sĩ Treillard của tàu buôn Pháp Henry khi vị bác sĩ này đang được mời để trị bệnh cho công chúa thứ chín vào cung chữa bệnh cho ông. Treillard (có thể có cả sự giúp đỡ của bác sĩ J. M. Despiau, một bác sĩ người Pháp thân cận của vua Gia Long) bí mật điều trị cho nhà vua trong khoảng bốn tháng. Và sau đó vị bác sĩ này cùng với đoàn người trên tàu Henry rời đi vào khoảng ngày 2 tháng 11 năm 1819. Năm tháng sau đó, sức khỏe nhà vua ngày càng suy yếu dần và đến ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820) vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ.

 

Về nguyên nhân qua đời, nhà nghiên cứu-lương y Lê Hưng VKD sau khi nghiên cứu "ngự dược nhật ký" năm Kỷ Mão 1819 (nhật ký ghi chép lại 94 lần kê toa, gồm 24 bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn đã dùng để chữa bệnh cho Gia Long) cho rằng nhà vua có thể đã bị chứng sơ gan cổ chướng mà qua đời. Ông còn nhận xét "Phải chi thời đó có khả năng cận lâm sàng như hiện nay thì vị vua khai sáng triều Nguyễn đã có thể sống vượt qua năm Kỷ Mão 1819 (vì phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hóa, do ký sinh trùng tai hại gây ra... tổn thương gan).

 

Qua tài liệu lấy trên mạng đem đối chiếu với câu thừa đề trong bài thơ Vọng Thiên Thai Tự đã qua chỉnh sửa, giải thích, chúng ta đã được biết rằng vua Gia Long hồi ấy chết là do bị chứng sơ gan cổ chướng. Sự xác định bệnh tật và cái chết của Gia Long là từ tài liệu ghi chép của các sử gia triều Nguyễn, nhất của Thái y viện: thầy thuốc triều đình. Riêng câu thừa đề của bài thơ Vọng Thiên Thai Tự theo chúng tôi rất chính xác khi nói về bệnh tật và sự ra đi của vua Gia Long là như thế nào. Bởi tác giả Vọng Thiên Thai Tự là người đang làm việc ngay tại kinh đô Phú Xuân, dưới thời vua Gia Long. Nên khi làm ra bài thơ này là Nguyễn Du phải ghi đúng sự thật câu chuyện xảy ra. Nguyễn Du không thể bịa chuyện được.  

 

Câu thực hạ thứ hai "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章" cũng còn có ẩn ý thâm trầm, kín đáo như sau nữa. Hai chữ "chiến sách 戰策" được Ngô thì Nhậm ám chỉ đó là những mưu kế, sách lược sáng suốt, hiểm hóc được mang ra trình bày, dàn (thượng) trên tấm văn bia (chương: hòn ngọc) với bài minh 30 chữ, ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造, bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠, tại Ngôi Tháp mộ nằm (lệch phải) trước ngôi chùa là những dạng văn thơ, chữ nghĩa mật mã được sử dụng mục đích chỉ nơi chôn giấu linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung. Chớ không có ai chết chôn trong Ngôi Tháp mộ này cả, như nội dung đọc được trên văn bia. Những mưu kế, sách lược này đã từng được ban tham mưu Tây Sơn đặt lên bàn hội nghị tính toán, thảo luận, xóa đi lập lại nhiều lần hết sức cẩn thận, kỹ càng đến từng ngóc ngách, chi tiết, trường hợp một khi được bày ra công khai, giữa thanh thiên bạch nhật, trước bao con mắt dòm ngó của mọi con người của ông (y , , ỷ , ai , hy. Hy là Hy Doãn, tên -tự- của Ngô Thì Nhậm. Qua bốn lần mở âm, chuyển cách đọc, thì y cũng là hy, hy là Hy Doãn, tên khác của Ngô Thì Nhậm, dựa theo tên chính khách Y Doãn 伊尹 nhà Thương) và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (phu), Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai (chưởng cơ/người đàn bà đẹp, cầm nắm trong tay nhiều việc cơ mật triều đình) dùng đối phó với tình hình chính trị bất ổn đã đang xảy ra vào lúc bấy giờ sau ngày Hoàng đế Quang Trung ra đi.

văn bia
Hình thức văn bia rất xấu, thô thiển, bố trí chữ cũng không đúng, song, đó là chủ đích của ban tham mưu Tây Sơn.

Để chỉ vào mấy chữ mật mã trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 như đã nói, thì ngày ấy, trước khi ra đi, Ngô Thì Nhậm đã viết ra mấy chữ "khanh", "phu", "hiển" của câu thực hạ 實下 "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章". "Phu "  là người đàn ông. Ám chỉ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, cả Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường. "Khanh " là tước khanh, cũng là tiếng gọi thân mật của vua và bề tôi, vị trí của Ngô Thì Nhậm trong triều đình trước và sau khi đã nhậm chức quan Thượng thư Bộ Binh. "Khanh " cũng đọc là ái khanh, tiếng xưng hô giữa vua và các bà vợ, nàng hầu, đó là vị trí của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai. Còn "hiển : bày công khai, lộ thiên" là chữ trong 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Riêng chữ "chương" là ám chỉ cho hòn ngọc, tức loại đá tốt, bền, dùng để khắc, tạo chữ văn bia. Chữ "chương /" cần được hiểu như sau, hòn ngọc đẽo phẳng gọi là khuê , xẻ đôi lấy một nửa gọi là chương . "Chương /" như vậy là chữ mang nghĩa kép, vừa dùng để chỉ cho văn chương, nghĩa lý tạc khắc trên văn bia vừa dùng để chỉ cho loại ngọc tạc khắc văn bia.

 

Căn cứ vào đây, giải thích của chữ "chương : hòn ngọc", thì phía sau tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 sẽ còn có một tấm văn bia khác nữa. Nó rất đúng với chữ "giác" của câu "hữu giác tiền chi âm đạo phủ". Hai hòn ngọc để liền nhau, kề bên nhau gọi là giác .

 

Không biết hòn ngọc, tức tấm văn bia thứ hai, nằm sau tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 phía trước được khắc, tạc những gì trên ấy? Nếu đây là sự thật?

 

Đã nói, nhắc đến câu thực hạ 實下 "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章", thì cũng phải nói đến 3 chữ "niêm tằng hạ 粘層下" của câu thực thượng 實上 "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ 戎衣神武黏層下". Câu này dùng để chỉ vào 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 theo đó cần phải đảo trước ra sau sau ra trước, tức trên xuống dưới, dưới lên trên, thì mới đúng với sự thật hiện trường, nhất đúng với ý đồ ám chỉ, bóng gió, cách chơi chữ tuyệt hay, không chê vào đâu được của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì. Một dòng họ mà từ cha đến con, đến cháu chắt đều là những tài danh văn học xếp vào hàng thượng thủ, bật nổi của xứ Bắc Hà mà khó có đời nào có được, hơn được. Tháp Chi Linh Hiển 塔之靈顯: tại Ngôi Tháp mộ này có một đường hầm hình chữ chi (chi ) dẫn đến nơi đặt linh cữu (linh ), thi hài người cha đã chết (hiển : cha đã chết gọi là hiển khảo) của tác giả.

 

Bổ túc thêm về câu thực hạ 實下 (đúng ra là thực thượng 實上) "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章". Trong câu có chữ "chiến ", "chiến sách 戰策", "chiến " hay "chiến sách 戰策" là chữ được xem tương đương, cùng nghĩa với hai chữ ứng pháp 應法 của hàng 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠, nằm bên tay trái trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Ứng pháp 應法 nghĩa là ứng chiến, ứng phó, là dùng những mưu chước, sách lược, kế hoạch để mang ra đối phó với mọi tình huống xấu (pháp ) có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ở đây, "chiến " hay "chiến sách 戰策" là những mưu kế, sách lược, kế hoạch ngày ấy được ban tham mưu Tây Sơn, đại diện gồm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai đã được mang ra bàn bạc, thảo luận rất kỹ lưỡng, chi li từng chi tiết, trường hợp trước khi cho tiến hành kế hoạch (pháp ) di dời thi hài, linh cữu bậc minh chủ của họ từ Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm về cất giấu dưới Cung điện ngầm trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Hai nơi cách nhau tầm 2km. Để đo khoảng cách hai nơi, chúng tôi đi bộ từ chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ, nơi ngày xưa tọa lạc Cung điện Đan Dương, đến ngay đầu kiệt 15 Minh Mạng, thì đồng hồ casio đeo tay của Nhật báo 28 phút. Sau đó, ở bên trên, đúng ngay tại vị trí mà bên dưới là Cung điện ngầm, nơi đặt để, an trí linh cữu, thi hài người anh hùng áo vải Tây Sơn, ban tham mưu Tây Sơn đã cho dựng lên một ngôi chùa, lấy tên là Thiên Thai Thiền Tự. Trước mặt ngôi chùa, nằm lệch tay phải (vì bên trái là triền dốc đổ xuống) ban tham mưu cho dựng một Ngôi Tháp mộ, đặt tấm bia có bài minh 30 chữ, chính giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 như đã nói, đã biết.

 

Những công việc, kế hoạch từ dựng chùa, lập tháp, dựng bia, cả công đoạn di chuyển linh cữu, thi hài người anh hùng áo vải Tây Sơn từ Cung điện Đan Dương khu vực chùa Thiền Lâm về cất giấu dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa mới xây dựng trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn đều do một tay danh sĩ dòng họ Ngô Thì đạo diễn, chủ trương, sắp đặt, dàn binh bố trận hết cả. Vì đây là sở trường, tài năng vô cùng đặc biệt, nghiêng về mưu lược chính trị của ông. Lịch sử từng chứng minh những trận thắng giòn giã, vang dội của quân đội Tây Sơn, của Nguyễn Huệ đều có bộ óc mưu lược và bàn tay tham gia xếp đặt mọi việc của con người tài ba, xuất chúng này. Còn việc chọn đất, địa giới làm nơi cất giấu những bí mật Tây Sơn là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, biệt tài của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, vì cụ là nhà địa lý, kiêm cả nghề lý số, đoán vận mệnh thời cuộc, con người có tiếng tăm thời bấy giờ. Nhưng để bắt tay thực hiện những công việc trọng đại này, thì lại phải qua khả năng ngoại cảm, tiên tri, biết trước sự việc của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai. Trong các bài luật Đường của Ngô Thì Nhậm, có bài cho biết sự tiên liệu, biết trước sự an nguy thời cuộc của Hoàng hậu trong một giấc mơ sau ngày chồng ra đi. Đó chính là lý do để ban tham mưu Tây Sơn quyết định di dời thi hài, linh cữu bậc minh chủ của họ đi chôn giấu một nơi khác, không được đặt để tại Cung điện Đan Dương khu vực chùa Thiền Lâm nữa.

 

Đó là câu luận thứ nhất "Hiển ma thạch biện cầu di tự" của bài luật Đường Đề Thiên Thai Sơn, trong sách Ngô Gia Văn Phái, tập II, trang 93-94, của tác giả Ngô Thì Chí. Theo chúng tôi, bài Đề Thiên Thai Sơn này là của Ngô Thì Nhậm viết cho lần trở lại Phú Xuân, lên thăm ngôi chùa xưa do mình dựng lập làm nơi chôn giấu người mà ông hằng kính ngưỡng, tôn thờ. Chớ bài thơ này không phải của Ngô Thì Chí, em của ông. Theo Ngô Gia Văn Phái, Ngô Thì Chí sinh năm 1753, mất năm 1788, tại huyện Gia Bình, Bắc Ninh, tuổi đời vừa được 35. Ngô Thì Chí là người theo phò vua Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn Nguyễn Huệ. Như thế, Ngô Thì Chí chết trên đất Bắc, thì làm gì có chuyện từng đi vào tận Phú Xuân, xứ Đàng trong, vậy làm sao Ngô Thì Chí có thể đặt bút sáng tác, ngồi hồi tưởng, nhắc lại những sự việc từng xảy ra giữa mình và ngôi chùa Thiên Thai tọa lạc trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn như thế?

văn bia
Tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do Ngô Thì Nhậm dựng lập, tạo hiện trường giả.

Trong câu có chữ "hiển ", "hiển " là một chữ trong 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của tấm văn bia có bài minh 30 chữ tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa Thiên Thai. "Hiển " ngoài nghĩa như cha đã chết gọi là hiển khảo, mẹ đã chết gọi là hiển tỷ, thì "hiển " còn để chỉ cho sự linh ứng, không thể nghĩ bàn của sự việc gì đó mà chủ thể, người trong cuộc đã biết trước sự việc. "Hiển " ở đây chính là sự linh ứng, điềm báo trước trong giấc mộng của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, Ngô Thì Nhậm gọi là "ma". "Ma" là những kẻ khuất mặt, chỉ chung cho các đấng bề trên qua sự giao cảm của Hoàng hậu Thu Mai. "Ma ///" ngoài nghĩa ma quỷ, kẻ khuất mặt, và mài, chà xát, cọ xát, thì "ma //" cũng còn có nghĩa là má, là me, mạ, chữ để ám chỉ cho Hoàng hậu Thu Mai. Trong Ngô Gia Văn Phái, tập I&II, có nhiều bài văn xuôi Ngô Thì Nhậm gọi Bắc cung Hoàng hậu là mẹ, là thứ mẫu (Thuận Nhân). Xưng hô, gọi như thế đó là lòng kính trọng tuyệt đối của ông đối với vợ con của người mà ông hằng tôn thờ, kính ngưỡng mãi mãi, muôn đời vậy.

 

Ba chữ "cầu di tự" cho biết tình hình lúc ấy Bắc cùng Hoàng hậu trong một giấc mơ thấy các đấng bề trên, khuất mặt về báo cho biết trước cần phải gấp rút di dời linh cữu, thi hài đấng phu quân đi nơi khác cất giấu, không được quàn, đặt để tại khu vực Cung điện Đan Dương chùa Thiền Lâm nữa. Rất nguy hiểm. Hai chữ "thạch biện" dùng ám chỉ chữ nghĩa, văn chương trên tấm bia đá Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 vốn là dạng chữ nghĩa ngụy biện, trá hình, đầy chất ma quái, không thật, nó dùng để đánh tráo khái niệm, mục đích để gài bẫy, lừa người đọc, khiến khi đọc qua những kẻ tò mò, tọc mạch nào đó phải suy nghĩ theo hướng người tạo lập Tháp mộ, dựng văn bia.

 

Tóm lại. Bảy chữ "hiển ma thạch biện cầu di tự" của bài luật Đường Đề Thiên Thai Sơn được Ngô Thì Nhậm dùng ám chỉ cho 14 chữ (bên trái) Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠 trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Trong câu có 3 chữ "hiển, di, tự" trùng với các chữ (in đậm) trên tấm văn bia, cũng do chính một tay ông sáng tạo, đạo diễn, trình bày, dàn trận cả. Chớ bài thơ này không phải của em ông là Ngô Thì Chí sáng tác. Cũng chưa nói, bảy chữ "hiển ma thạch biện cầu di tự" về sau đã bị chỉnh sửa thành câu trật trìa, vô nghĩa, chẳng ăn nhập vào đâu với đâu cả là:

 

Biến ma thạch triện cầu di sự...

 

Dịch nghĩa:
Lau chùi chữ triện khắp bia đá tìm xem việc cũ...

 

Dịch thơ:
Chữ đá chà xoa tìm việc cũ...

 

Đó cũng chưa nói, tác giả Phạm Tú Châu, người dịch thơ, lại cho Thiên Thai là núi Đông Cứu, thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Sai một ly đi muôn dặm, không phải chỉ một dặm. Mà cũng đúng tôi, người ngoài đó họ phải hiểu và giải thích theo cái hiểu khu biệt, vùng miền của họ. Trong khi để hiểu được sự thật, chân lý thì con người cần phải đứng dậy, đi ra khỏi vùng giới hạn ấy, không được ngồi tại chỗ với cái hiểu cạn cợt, mơ hồ, vốn bị khóa đầu chặn đuôi như thế. 

    

III- Hai câu bình trái phải:
Tiếp theo hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下là hai câu bình tả hữu , cũng là trước sau, văn học ngày nay gọi là hai câu luận:
"Hữu giác tiền chi âm đạo phủ,
Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương.
右角前支陰道府,
左明正寺仰揚剛.
5- Câu bình thứ nhất "Hữu giác tiền chi âm đạo phủ 右角前支陰道府 có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Lúc bấy giờ, trước sân Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngồi trên ghế cao dùng ngôn ngữ la lối, nạt nộ, hò hét, phủ, chụp xuống các tội nhân bị trói tay quỳ dưới đất là Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường là quan võ, đứng bên phải vua Gia Long, sinh năm Ất Hợi 1755. Gia Long là con của chúa Nguyễn Phúc Luân.
Chú giải:
Hai chữ "Tiền chi 前支" có nghĩa, "tiền " "chi " (chi / là dạng chữ nhất/đa tự, đồng âm, đa nghĩa) đứng đầu, đi trước 12 chi tý, sửu, dần, mẹo, thìn, vvv... Chi tý. Như vậy, "chi " là 12 địa chi tý, sửu, dần, mẹo... "Chi " cũng là nhành, nhánh, phàm sự gì chỉ có một gốc, một thể mà phân chia ra nhiều phân nhánh, chi phái thì đều gọi là chi cả. "Chi " cũng còn để chỉ cho trường hợp ăn nói quanh co, léo lận, chẳng ra làm sao cả của chủ thể câu chuyện. Ở đây dùng ám chỉ miệng lưỡi ăn nói trật trìa, léo lận của hoạn quan ngồi ghế Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường.

 

"Âm " là mặt trái, mặt sau, là số âm. Hay "âm " là ở dưới, đối với dương, là ở trên. "Âm " còn để chỉ cho bộ phận sinh dục người nữ, gọi là âm hộ hay âm đạo. "Tiền chi 前支" như đã nói là chi tý. Còn "âm " là chữ dùng ám chỉ cho chi cuối cùng trong 12 địa chi. Chi hợi . Qua cách chơi chữ tuyệt hay thế này, chỉ nhấn nhá, luyến láy vài nốt, vài chữ, Ngô Thì Nhậm đã cho lịch sử biết rõ Đặng Trần Thường sinh nhằm tuổi Ất Hợi 1755, chớ không phải Đặng Trần Thường tuổi Kỷ Mẹo 1759 như hầu hết các ghi chép trên trang mạng. Với tuổi tác chênh lệch thế này, 10 tuổi, thì làm sao Đặng Trần Thường là bạn học chung lớp với Ngô Thì Nhậm cho được? Nhầm chăng?

 

"Tiền chi 前支" còn để chỉ cho sân trước Văn Miếu, là nơi Ngô Thì Nhậm và vài người nữa đang bị tra khảo, đánh đập bởi Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường.

 

Như đã nói, hai chữ "âm đạo 陰道" là để chỉ cho bộ phận sinh dục người nữ, tiếng dân gian gọi là cái lon hay cái lôn. Lôn tiếng Nôm là cái âm hộ người phụ nữ, lại lôn (tiếng Hán) cũng đọc là luân. Luân là tên cúng cơm của thân phụ Nguyễn Phúc Ánh, tên gọi đầy đủ là Nguyễn Phúc Luân 阮福. "Hữu " là bên phải. "Giác " là một trong năm tiếng cung, thương, giác (cũng đọc là giốc), chủy, vũ, là năm món đồ binh, vũ khí thời xưa sử dụng khi ra trận. Giác cũng đọc, viết là các. Các mở ra âm đọc là ca. Ca đọc là gia. Gia đọc, nói cho đủ là Gia Long 嘉龍, vua đầu triều Nguyễn. Qua bốn lần mở âm, chuyển giọng, cách đọc, thì giác cũng là gia , là những chữ vừa chỉ sự vừa giả tá như đã nói ở trước, dùng chỉ cho vua Gia Long 嘉龍. Ghép chung hai chữ "hữu giác 右角", thì đó là hai chữ ám chỉ cho vị trí quan võ của Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường, khi ra chầu đứng bên phải vua Gia Long, con của chúa Nguyễn Phúc Luân. Ba chữ "âm đạo phủ 陰道府" có hai nghĩa như sau. Thứ nhất, "Âm đạo 陰道" dùng chỉ cho bộ phận sinh dục người nữ, tiếng dân gian gọi là cái "lon", "lôn". "Âm đạo 陰道" hay "lon", "lôn" cũng đọc là luân, luân là Nguyễn Phúc Luân, tên phụ thân của Nguyễn Phúc Ánh. "Phủ " là cái nhà làm việc, là Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ghép chung bảy chữ "Hữu giác tiền chi âm đạo phủ 右角前支陰道府" lại cho ra nghĩa: đứng bên phải Gia Long (giác ), con của chúa Nguyễn Phúc Luân (âm đạo 陰道), là quan võ Đặng Trần Thường (hữu giác 右角), sinh năm Ất Hợi 1775 (hậu chi 後支), hiện đảm chức Phó Tổng trấn Bắc thành, ngồi làm việc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (phủ ).

 

Nghĩa thứ hai, "âm đạo 陰道" cũng có nghĩa là âm đức, bởi chữ "đạo " nói cho đủ là đạo đức. Phàm những gì của tổ tiên để lại cho con cháu thì gọi là âm đức. Nói khác đi, những gì của người chết để lại thì gọi là âm đức, tức phúc trạch của người chết để lại cho con cháu. "Âm đạo 陰道" hay "âm đức 陰德" là phúc trạch của tổ tiên để lại cho con cháu đời sau. "Phủ " là cái nhà làm việc. "Phủ " ở đây chỉ cho Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Thời trước, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi dạy đạo đức, lễ nghĩa, nền đạo học Khổng Mạnh cho người dân xứ Đàng Ngoài. Truyền thống này đã có tự ngàn xưa, kể từ khi người Tàu sang đô hộ nước Việt, thì đạo Khổng cũng theo đó truyền sang. Văn Miếu-Quốc Tử Giám vì thế được xem là chi, nhánh (chi ) nền đạo học Khổng Mạnh của người Tàu truyền bá, dựng lập trên nước ta vậy.

 

Khi Tây Sơn làm chủ đất nước, thì sự học hành, trau dồi chữ nghĩa, nhân cách, đạo học ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng vẫn còn được bảo tồn, duy trì cho người dân Thăng Long, cho giới sĩ phu Bắc Hà. Chỉ khi triều Tây Sơn sụp đổ, cáo chung, triều Nguyễn lên, thì Văn Miếu-Quốc Tử Giám từ đó được họ trưng dụng, lấy làm nơi làm việc cho chính quyền lâm thời, hiện Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường ngồi làm việc ở đây, theo văn bản KVĐDL của Ngô Thì Nhậm cho biết. Tài liệu trang mạng và các sách cũng ghi như thế. Ba chữ "âm đạo phủ 陰道府" là những chữ đa nghĩa, nghĩa đang nói bàn được danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm dùng chỉ cho Văn Miếu-Quốc Tử Giám với lòng thương tưởng, hoài niệm, kính trọng sâu xa của bậc kinh luân, nhà đạo học sâu sắc đối với âm đức, phúc trạch của tổ tiên để lại cho con cháu đời sau.

 

Song, nếu tách riêng chữ, thì "âm " là bóng tối, hay "âm " là những việc làm mờ ám, mất đạo đức, lương tri con người. "Đạo " là con đường, "phủ " là cái nhà làm việc. "Phủ " cũng là cúi xuống. "Chi " là đến, đi, cũng là của, và là chi (), là nhánh, ngành. Ba chữ "âm đạo phủ 陰道府" có nghĩa Văn Miếu-Quốc Tử Giám (phủ ) vào lúc bấy giờ (1802) là nơi làm việc của tụi gian tà, đạo tặc (âm đạo 陰道). Ghép và đọc trọn đủ bảy chữ "Hữu giác tiền chi âm đạo phủ 右角前支陰道府" còn có nghĩa khác, như sau: Trước sân Văn Miếu (tiền chi 前支) lúc bấy giờ toàn là tụi gian tà, đạo tặc, phản dân hại nước (âm đạo 陰道) đã đang dùng mọi thủ đoạn tra xét, đánh đập, phủ chụp (phủ ), ghép tội các phạm nhân vô tội, bất kể luân thường đạo lý (đạo ), đại diện là quan võ Đặng Trần Thường (hữu giác 右角), sinh năm Ất Hợi 1775 (hậu chi 後支), hiện đảm chức Phó Tổng trấn Bắc thành.


b- Bên phải Ngôi Tháp mộ (hữu giác 右角), cũng là mặt phải tấm bia Hiển Linh 顯靈, là nơi bắt đầu của một đường hầm ngầm hình chữ chi (tư thế rồng nằm) dẫn đến Cung điện ngầm (phủ ), nơi đặt linh cữu, thi hài Đức Vũ Hoàng.

ảnh vẽ
Đường hầm hình chữ chi 之 xuất phát mặt trước tấm văn bia, đâm vào giữa Cung điện ngầm dưới chánh điện Ngôi Chùa

Chú giải:
"Hữu " là bên phải, cũng là mặt phía trước Ngôi Tháp mộ. "Giác " là góc, là cạnh, hễ cái gì có góc, có cạnh thì gọi là giác, như hình tam giác, hình bát giác, tứ giác. Ngôi Tháp mộ có tấm bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 được thiết kế, xây dựng là một hình bát giác tám cạnh. Cho nên "giác " là để chỉ vào Ngôi Tháp mộ tám cạnh trước ngôi chùa Thiên Thai. 
Đồng thời, "giác " cũng để chỉ cho trường hợp, khi hai hòn ngọc để cạnh nhau, liền (dính) nhau, thì gọi là giác 玨. Ghép hai chữ "hữu giác 右角 ()" lại, thì "hữu giác 右角 ()"  vừa để chỉ cho mặt trước tấm bia Hiển Linh 顯靈 (tấm bia ở ngoài) vừa để cho phía bên phải Ngôi Tháp mộ. Với phát hiện này, ai biết đâu, có thể bên trong tấm bia Hiển Linh 顯靈 này còn có một tấm bia khác, dựng sát phía sau. Cũng chưa rõ tấm bia bên trong ghi, tạc những gì. Hay đó là nội dung chỉ đường xuống Cung điện ngầm chăng?

 

"Tiền " là trước, là mặt tiền, "chi " là đi, là đến, cũng là con đường hình chữ chi . Ghép hai chữ "tiền chi 前之" lại, có nghĩa đây là nơi bắt đầu con đường hình chữ chi (ảnh trên). "Âm " là trái, mặt phía sau, "âm " cũng là dưới, phàm sự vật gì dùng để đối đãi, người xưa thường hay lấy âm dương 陰陽 để làm gốc mà chia ra, như trời đất, thiên địa, mặt trăng mặt trời, nóng lạnh, ngày đêm, nam nữ, trong ngoài, cứng mềm, động tĩnh, ác thiện, vvv... Hễ phần bên này là âm , thì phần bên kia là dương . "Đạo " là con đường. "Phủ " là cái nhà. "Hữu giác tiền chi âm đạo phủ 右角前之陰道府" cho nghĩa mặt trước tấm bia (cũng là bên phải Ngôi Tháp) có chữ chi , một trong bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, là đầu (xuất phát) con đường hầm (ngầm) hình chữ chi () dẫn đến Cung điện ngầm (phủ ), là nơi đặt để linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung.

 

6- Câu bình thứ hai "Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương 左明正字仰揚剛 có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Đáp trả lại sự quát tháo, hùng hổ, cơn hăng máu của quan võ Đặng Trần Thường, lúc ấy quan văn Ngô Thì Nhậm tuy là người thất thế nhưng không hề sợ hãi, vẫn ung dung ngữa mặt dùng lời lẽ trực ngôn trực hạnh, đường đường chánh chánh khi nhu lúc cương, giương cao khí tiết người quân tử, cả cuộc đời chỉ lấy nền đạo học tam cương (quân thần cang, phu phụ cang, phụ tử cang) ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) làm lẽ sống, cho sự xuất nhập, tiến thoái những khi hữu sự, nên rất xem nhẹ cái chết, nói rõ cho y biết thế nào là đúng sai, phải trái, ai là vua sáng (minh) tôi hiền, ai là vua ác tôi ngu.
Chú giải:
"Tả " là bên trái, "minh " là sáng. Ghép hai chữ "tả minh 左明" lại cho ra nghĩa đứng bên trái nhà vua sáng suốt là vị trí của quan văn, ở đây là chỗ đứng của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm bên cạnh vua Quang Trung. "Chánh " là phải, đúng, lời nói đúng, phải, ai cũng công nhận gọi là chánh. "Tự " là chữ nghĩa, văn chương, văn thì có văn viết và văn nói. "Tự " cũng là ngôi chùa, nơi tu sĩ Phật giáo trú ngụ tu hành, và cũng là dinh quan. Dinh quan ở đây là chỉ cho Văn Miếu-Quốc Tử Giám, vào lúc bấy giờ là nơi làm việc của chính quyền triều Nguyễn, Đặng Trần Thường hiện ngồi ghế Phó Tổng trấn Bắc thành. Còn Nguyễn Văn Thành đảm chức Tổng trấn. "Chánh tự 正字" là tình trạng lúc chủ thể bộc lộ, thể hiện ra ngoài sự hiên ngang, đường đường chánh chánh, nói những lời ngay thẳng, bộc trực, không chút hãi sợ, nó thuộc về phẩm chất, bản lĩnh con người. "Chánh " cũng có nghĩa là ở giữa, như chánh tọa: ngồi ở giữa, chữ "chánh " này tương đương, đồng nghĩa với chữ trung : ở giữa.

 

"Tự : chữ giả tá" còn đọc, viết là thụy, ích. Ích là tên của Phan Huy Ích, em rể Ngô thì Nhậm, lúc này cũng đang có mặt, cùng với những người khác, quỳ trước sân Văn Miếu với anh rể của mình. Thụy là tước Thụy Nham hầu của Phan Huy Ích.

 

"Ngưỡng " là ngữa, ngữa mặt lên gọi là ngưỡng, chữ đối với phủ () là cúi xuống. Khi nói, viết ra chữ ngưỡng như thế, là Ngô Thì Nhậm muốn ám chỉ cho chữ Ngô chỉ sự này đây. Chỉ sự là loại chữ dựa, tuân theo nguyên tắc, chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, rồi nhìn vào chữ đó mà xét ra ý của người viết. Như chữ Ngô chỉ sự này giống một người trong tình trạng ưỡn ngực hoặc ngữa mặt, đưa miệng tới trước, ý muốn chỉ tình trạng đang nói to tiếng về việc gì đó. Khi viết ra chữ "ngưỡng " ý Ngô Thì Nhậm muốn nói tới chữ Ngô chỉ sự như đã giảng giải. Ngô (chỉ sự) là họ của Ngô Thì Nhậm. "Dương " là giương cao, là bày cái tốt, điều hay đẹp ra cho thấy. "Cương " là cương quyết, cứng rắn, vững vàng, mạnh mẽ, không chịu khuất phục, đầu hàng trước đối phương. "Cương " cũng là giềng lưới, lưới có giềng thì mới kéo, giữ, rút được các mắt, cho nên cái gì, việc gì mà có hệ thống, đan xen, níu giữ với nhau, không thể tách rời, đều gọi là cương vậy. Như đạo cương thường Khổng Mạnh gồm Tam cương là quân thần cương, phụ tử cương, phu phụ cương, gọi là đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng. Đạo Tam cương không thể tách rời với đạo Ngũ thường gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Gọi chung là đạo Tam cương Ngũ thường. "Cương " còn là cương lĩnh, bản lĩnh của một con người, một nhân cách được xây dựng trên lập trường, khí tiết của chủ thể.

 

Bảy chữ "Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương 左明正字仰揚綱" cho chúng ta biết lúc này quan văn Ngô Thì Nhậm (tả minh 左明) đang thể hiện bản (cương ) lĩnh, giương cao (dương ) khí tiết, lập trường của người quân tử, phẩm chất đường đường chính chính, trực ngôn trực hạnh, ngữa mặt (ngưỡng ) cao giọng thao thao giảng, nói (chánh tự 正字) cho Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường, kẻ ngồi trên, vốn là hạng hữu dõng vô mưu, biết thế nào là đúng sai, phải quấy, thế nào là tôi trung vua hiền, thế nào là yêu nước bán nước, vvv...Phẩm chất, bản lĩnh đó của ông cũng vẫn như ngày nào, khi còn sát cánh bên bậc minh chủ mà ông hằng kính ngưỡng, tôn thờ suốt đời.

văn bia
Chính giữa văn bia là bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔

b- Mặt sau tấm bia có bài minh 30 chữ (tả minh 左銘), ở giữa (chánh tự 正字) là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造, bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠, tại Ngôi Tháp mộ nằm bên sườn (cương ) đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, phía trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai (vị trí lệch phải, đứng trước chùa nhìn ra), là một miệng hầm đang nằm ngữa (ngưỡng ) chờ đợi.
Chú giải:
"Tả " là bên trái, cũng là mặt trái. "Minh" mang nghĩa kép, 1- "minh " là sáng, 2- "minh " là bài minh. Thời phong kiến xa xưa, những chữ khắc vào chuông, vào bia đá đều gọi là (bài) minh cả. "Tả minh 左銘" là mặt sau tấm bia có bài minh 30 chữ, ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, do Ngô Thì Nhậm soạn thảo dùng che đậy sự thật bên trong và bên dưới Ngôi Tháp mộ. "Chánh tự 正字" là vị trí chính giữa (mặt sau) 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, tức chính giữa Ngôi Tháp. Xác định như thế bởi "tự /chữ giả tá, vay mượn" cũng đọc là tư. Tư có âm đọc là chi. Lại tư cũng đọc, viết là tứ. Tứ là bốn, số 4 đơn vị tính. Bốn hay số 4 là để chỉ vào 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm chính giữa (chánh ) văn bia vậy.

 

"Ngưỡng " là ngữa. "Dương " là khí dương, cũng là ở trên, chữ dùng đối với âm , là khí âm, ở dưới. "Cương " là sườn núi của đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Ba chữ "ngưỡng dương cương 仰陽岡" có hàm ý miệng hầm nằm ngữa (sau tấm bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔) bên sườn đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn ở trên mặt đất, không phải sâu ở dưới. Tức mặt phía sau tấm bia. Bốn chữ "Tả minh chánh tự 左銘正字" hàm ý chỉ mặt phía sau (trái) tấm bia có bài minh 30 chữ (giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔).
***

Sự thất truyền, lầm lạc của thể loại thơ Đường luật Trung Hoa
Hai câu còn lại của KVĐDL là hai câu thứ . Văn học gọi là hai câu chuyển và kết. Thứ ở đây là thứ tự, lần lượt, nói theo văn bản gốc, là thể thức để xây dựng, kết cấu, làm nên một bài Đường luật 8 câu 56 chữ, gốc của người Trung Hoa. Trước đây, chúng tôi cho là như vậy, hai câu cuối của một bài thơ luật Đường là hai câu thứ . Đây là một nhận định, chỉnh sửa rất sai lầm. Thứ là chữ được lấy ra từ bốn chữ Bình Thượng Khứ Nhập 平上去入 của nền văn hóa Trung Hoa. Bình Thượng Khứ Nhập 平上去入 được người Trung Hoa cho là bốn phiên thiết, bốn thanh điệu dùng kết cấu nên âm thanh, tiếng nói của họ. Có thể đây là nhận xét rất sai lầm của người Tàu trong việc đi tìm về nguồn gốc tiếng nói của dân tộc mình. Như đã nói, trước đây chúng tôi đã chỉnh lại sai lầm này của văn hóa người Tàu bằng cách đảo lại như sau, Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次. Đúng ra, đây là hệ thống, bốn kết cấu của một bài thơ luật Đường, được điều chỉnh, bỏ những chữ sai, xếp theo thứ tự là Nhập Thượng Bình Thứ 入上評次. Chớ đây không phải là bốn kết cấu, phiên thiết dùng để tìm ra chữ viết, tiếng nói của dân tộc Tàu. Chỉnh sửa này duy trì đã vài năm. Sự việc chỉ mới xảy ra sáng hôm nay, ngày 31 tháng 03 năm 2023, khi viết đến hai câu cuối của bài giải thích KVĐDL, chúng tôi đã/mới phát hiện cái sai của mình từ trước. Vậy nay xin đính chính lại cái sai ấy. Hai câu cuối gọi là Cứ , không phải Thứ . Nói đầy đủ là Nhập Thượng (cũng là Thực ) Bình Cứ 入上評據. Nếu đó là Cứ , không phải Thứ . Vậy Cứ nghĩa là gì?

 

Cứ là chứng cứ, bằng cứ của sự việc mà chủ thể, tác giả bài thơ, đã đang thể hiện chức năng của mình khi đứng trước nó, bắt đầu bằng hai câu nhập xuất 入出, kế là hai câu thực thượng 實上 thực hạ 實下, tiếp là hai câu bình tả hữu , rồi chốt lại bằng hai câu cứ , câu thứ nhất là chỉ vào hiện trường sự việc, gọi là câu ngoại cứ 外據, câu thứ hai nói cho mọi người biết cảm tưởng, tâm tư của mình khi đứng trước sự việc, câu chuyện đã đang xảy ra từ hôm qua, hôm kia, hôm nay, gọi là câu nội cứ 内據. Có khi mình (chủ thể) là người trong cuộc nói ra, có khi mình (chủ thể) chỉ là nhân chứng, kẻ đứng ở ngoài, dùng sự hiểu biết để viết, nói, trần tình lại sự việc. Đó chính là ý nghĩa đơn giản nhất, dễ hiểu nhất và cũng hay nhất, rõ ràng nhất của chữ cứ nghĩa bằng chứng, chứng cứ vậy.

 

Như câu ngoại cứ 外據 "Dừng chân trú giữa trời non nước" của bài Qua Đèo Ngang, là chiết tự chỉ sự, dùng viết ra chữ quynh : ám chỉ Cổng Trời Hoành Sơn Quan giống hai cái cẳng chân con người, về sau đã bị sửa thành câu vô nghĩa, lạc loài là "Dừng chân đứng lại trời non nước". Đã "dừng chân" sao còn "đứng lại?". Câu nội cứ 內據 tiếp theo "Một ẩn tình chung ta biết ta" là chiết tự dùng viết ra chữ băng  trong bộ quynh , sẽ cho ra chữ nguyệt . Chữ băng gồm hai chữ nhân (người) nằm chồng lên nhau. Hai câu này dùng ám chỉ cho Nguyệt Ao tiên sinh, tức cụ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Đồng thời, Bà Huyện cũng ám chỉ cho mình, là chủ thể thời điểm hiện tại, đang có mặt tại con đèo lịch sử trong một chiều hoàng hôn sắp khuất sau đồi, người đã đang mục sở thị, chứng kiến, biết tỏng tòng tong những việc động trời, bí mật tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan do cụ Nguyệt Ao chủ trương, thực hiện trước kia. Hai câu ngoại cứ 外據, nội cứ 內據 nói trên còn có ý, ngay tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan hiện, ở vị trí chính giữa Cổng Trời, có chôn hai tấm bia ghi nội dung lấy Hoành Sơn Quan làm vị trí giới tuyến quân sự chia đôi đất nước của hai anh em Tây Sơn là vua Quang Trung Nguyễn Huệ và vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Là những người đã khuất bóng từ lâu (băng cũng có nghĩa là băng hà: vua băng).

đèo ngang

Sau ngày vua Quang Trung bất ngờ ra đi, nhận thấy tình hình chính trị quá bất ổn, nhiều việc nguy hiểm chưa biết xảy ra lúc nào, nên cụ La Sơn từ làng Nguyệt Ao của mình bên Hà Tĩnh, cách đó 60km, sau nhiều đêm trằn trọc suy tư, đã quyết định, âm thầm lên Cổng Trời cạy hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của hai anh em Tây Sơn dán trên hai vách trái phải xuống, đào một cái hầm, xây bằng gạch vồ và vôi mật, ngay giữa Cổng Trời, rồi chôn hai tấm bia xuống ngay tại đấy, cùng với nhiều món đồ gia bảo, tài liệu văn thơ sử quý giá khác mà vua Quang Trung từng ưu ái sắc phong, ban tặng cho cụ trước kia. Bài thơ Qua Đèo Ngang được Bà Huyện sáng tác mục đích nói về sự việc này. Về sau, không biết thời nào, đã bị chỉnh sửa thành những câu dị dạng, què quặt, vô nghĩa khiến sự thật lịch sử tại con đèo huyền thoại này cũng theo đó trôi về đại dương biển lớn muôn trùng. Không còn ai biết gì nữa. Người ta từ đó chỉ còn biết xúm tâng bốc, ca ngợi bài thơ này với nghĩa tả cảnh tả tình hay đẹp nhưng hoàn toàn vô nghĩa so với bài thơ gốc và sự thật câu chuyện.

đèo ngang
Ngay vị trí mũi tên, sâu dưới đất, là nơi chôn giấu hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của anh em Tây Sơn.  

IV- Hai câu ngoại cứ và nội cứ:
Hai câu cứ cuối cùng của bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng là:
Tài bồi yêm đắc tư thù cáo,
Chi đạo di ngôn lập trực phương.
才培奄得私仇吿,
之道貽言立直方.
7- Câu ngoại cứ thứ nhất "Tài bồi yêm đắc tư thù cáo 才培奄得私仇吿" có hai ý kín hở, đen trắng như sau: 
a- Ngô Thì Nhậm, tác giả bài thơ, nói cho mọi người biết, trong cuộc tra xét, đối đáp ngày ấy tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ông đã dùng tài năng ăn học, sở trường văn thơ chữ nghĩa của mình bồi, đánh vào chỗ trống, khuyết, lệch lạc, nói sai sự thật, mang tính khiêu khích, đàn áp người vô tội trong các câu hỏi của hoạn quan Đặng Trần Thường nên Đặng điên tiết, bèn dùng vũ lực trả đủa, đánh ông lâm trọng bệnh.
Chú giải:
"Tài " là tài năng, gồm tài ăn học, giỏi văn chương thi phú, giỏi nghề võ nghệ, đao thương, cung kiếm, vvv... Đây nói về chữ tài của thời xưa đối với người ra làm quan, cán bộ chính quyền thì phải giỏi về hai môn đó, để được đứng vào hàng ngũ một là quan văn, hai là quan võ. "Tài " nói cho đủ là tài đức kiêm toàn (bị ) 德才兼備: tài đức đầy đủ, hoàn bị. Thông thường, đời nào, ở đâu cũng vậy, người ta rất chuộng người có tài, song, cũng phải có đức nữa mới được. Người có tài mà không có đức, thì chính cái tài ấy sẽ dắt đưa con người đi đến chỗ sa ngã, bất chính, giỏi gian tham, tà vạy, cuộc sống chỉ biết thâu tóm, vơ vét về cho mình và gia đình, dòng tộc, tổ chức, xem thường tất cả, ai ra sao thì ra, mặc kệ họ. Cho nên tài với đức là phải đi đôi, kềm cặp lẫn nhau, người xưa cho như thế. Vì nhờ có đức, thì cái tài kia mới bị kềm chế, ngăn chặn, không cho nó chạy nhảy, phóng túng, đi sa đà, quá trớn, muốn sao thì muốn, làm gì thì làm, tài mà như thế rất nguy hiểm cho xã hội và con người. Còn người có đức mà không có tài cũng trở nên người vô dụng, sẽ không giúp ích được gì cho xã hội, con người bởi tính chất thụ động, không chịu làm việc, chỉ giỏi lý thuyết, nói cái miệng, hoặc chỉ ngồi không hưởng phước. Bắt người ta làm chết tổ, quần quật. "Bồi " là vun bón, bồi bổ, là bồi, đắp vào chỗ thiếu, chữ đối với tả , là lấy ra, dốc hết ra, tháo hết ra, không để, giữ lại nữa. Hai chữ "tài bồi 才培"  ý nói dùng tài năng của mình mà bồi mà bổ vào chỗ khiếm thiếu của người và vật. Người đó là ai? Việc đó là việc gì?

 

"Yêm " cũng đọc là yểm, nói đủ là yểm nhân, yểm nhân 奄人 là quan hoạn. "Đắc " là được. Phàm sự gì cầu được ước thấy gọi là đắc. Hoặc như khi nghĩ ngợi, nghiên cứu mãi mà đạt được kết quả, thấu được lẽ huyền vi tạo hóa gọi là tâm đắc, sở đắc, chứng đắc. "Đắc " còn là tự đắc, đắc chí, toát miệng cười ha hả, chỉ tình trạng, ngữ cảnh thắng thế, sinh tâm ngã mạn, gọi là dương dương tự đắc của đương sự, không coi ai ra gì, chỉ có mình hơn hết. Hai chữ "yêm đắc 奄得" chỉ trạng thái thắng thế, tự cao, dương dương tự đắc của hoạn quan Đặng Trần Thường. Ghép bốn chữ "tài bồi yêm đắc 才培奄得" cho ra nghĩa (tổng quát) Ngô Thì Nhậm ngày ấy đã dùng tài năng, sở trường của mình bồi, đánh vào chỗ dương dương tự đắc của hoạn quan Đặng Trần Thường.

 

"" là riêng, cái gì không phải là của công, của chung đều gọi là tư, như tư tài 私財: của riêng, tư sản 私產: cơ nghiệp riêng, vvv... "" cũng là sự việc bí ẩn riêng của mình, không muốn cho người biết nên gọi là tư. Tóm lại. "" là riêng, chỉ một mình, như tư ân 私恩: ơn riêng, tư dục 私慾: lòng muốn riêng một mình. "Thù " là thù địch, kẻ thù, hay "thù " là chỉ việc báo phục thù, trả hận của Đặng Trần Thường đối với Ngô Thì Nhậm do hai bên có ân oán, hiềm hận từ trước. "Thù " còn là chấm dứt, xong, hết. "Cáo " là nói, bảo, thông báo, nói ra cho biết, Ngô Thì Nhậm cho mọi người biết mình đang mang trọng bệnh do trận đánh trả hận của Phó Tổng trấn Bắc thành tại sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám. "Cáo " còn có nghĩa là việc thưa kiện, tố cáo cho mọi người biết sự việc gì đó đã đang xảy ra cho mình hay cho một ai đó. Đem ghép ba chữ "tư thù cáo 私仇吿"  ý có người nói cho mọi người biết do tư thù cá nhân nên mình đã bị ai đó rắp tâm hãm hại, trả thù, đánh lâm trọng bệnh.

 

Ghép chung bảy chữ "Tài bồi yêm đắc tư thù cáo 才培奄得私仇吿" cho ý nghĩa Ngô Thì Nhậm ra (nội dung toàn bài thơ) thông báo, nói cho mọi người biết, rằng (ngày ấy) do mình dùng tài năng của mình bồi, đánh vào chỗ tự mãn, dương dương tự đắc của hoạn quan Đặng Trần Thường nên bị Đặng đánh trả thù. Hiện đang mang trọng bệnh. Chắc khó qua khỏi.

 

b- Ngô Thì Nhậm cho mọi người biết ngày ấy ông đã dùng tài năng, sở trường của mình để vun trồng, bồi bổ, trấn yểm, che giấu những bí mật quốc gia đại sự để đền đáp ơn vua tình nước, đồng thời cũng khiến kẻ tư thù, lòng dạ hiểm độc như loài lang sói không làm gì được, đành phải bó tay, đầu hàng trước tài nghệ chơi chữ, dàn trận giả đánh lạc hướng kẻ thù bậc thầy của ông.
Chú giải:
"Tài " để chỉ, gọi những người làm việc giỏi, chu đáo, không sai sót, khiếm khuyết, khả năng hơn hẳn mọi người, thì gọi là tài. "Bồi " là đền trả. "Bồi " có thêm nghĩa là vun bón, bồi bổ vào những chỗ trống, thiếu, hoặc bịt kín, trám đậy những chỗ cần phải che đậy, giấu kín, không cho ai biết. "Yêm " là ta, tôi, từ chỉ định ngôi thứ. "Yêm " cũng là bao trùm, phủ che lại những gì cần phải bao phủ. "Yêm " có âm đọc là yểm. Yểm là che chở, phủ trùm, hoặc đồ gì ngoài miệng bé, trong ruột rỗng thì gọi là yểm. "Yểm " thêm nghĩa là ngậm, đóng, như yểm khẩu: bưng miệng; yểm môn: đóng cửa, yểm cái: che đậy; yểm tế: bưng che. Yểm 广 lại là mái nhà, có âm đọc là quảng. Quảng 广 đọc là quáng, quáng đọc là quang. Quang là chữ của niên hiệu vua Quang Trung 光中, người mà danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, tác giả KVĐDL, hằng kính ngưỡng, tôn thờ mãi mãi. Yểm còn dùng chỉ cho việc dán bùa, chôn ngãi để trừ tà diệt ma, hay để ngăn chặn, bảo vệ những gì đó, gọi tắt là trấn yểm.

 

"Đắc " là được, là thành công, "đắc " cũng là trúng, đúng, không sai vào đâu được. Bốn chữ "tài bồi yêm đắc 才培奄得" có ý Ngô Thì Nhậm ngày ấy đã dùng tài năng, sở trường đa dạng của mình để bồi bổ, trám đậy, tạo dựng ra hiện trường giả đánh lừa vua quan nhà Nguyễn và những kẻ xấu, khiến bí mật lịch sử Tây Sơn tuy chôn giấu công khai, giữa thanh thiên bạch nhật trước ngôi chùa Thiên Thai, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn mà không bị họ và các kẻ xấu phát hiện.

 

"" ngoài nghĩa việc riêng, thì "tư " còn đọc là tứ. Tứ là bốn, số 4. Số 4 ám chỉ tháng 4. Để làm rõ chỗ này, con số 4, Sách Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 513 cho biết:
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Quang Toản, lập nên nhà Nguyễn, Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích từng bị gọi đến "hành tại" của Gia Long để hỏi xem có nên lên Nam Quan để tiếp sứ và nhận tuyên phong hay không, Ngô Thì Nhậm đã trả lời "xưa nay chưa nghe nói bao giờ". Sau đó không lâu hai ông bị đem kể tội, đánh đòn tại Văn Miếu. Ông về nhà được ít lâu thì mất, đó là ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi (tức là ngày 7-4-1803). Qua đối chiếu hai văn bản, chúng ta được biết, những gì Ngô Thì Nhậm nói trong bài thơ cuối cùng là không sai, như chữ "tư /tứ " chẳng hạn, so với ghi chép trong Ngô Gia Văn Phái về ngày tháng năm mất của ông.

 

"Thù " là mời rượu, khi chủ mời rượu khách thì gọi là thù , khách rót rượu mời lại gọi là tạc . Gọi chung là thù tạc : chén thù chén tạc của tình bạn thân keo sơn gắn bó năng đi lại với nhau. "Thù " cũng còn là báo đáp, đền ơn, như thù ân: đáp đền ơn nghĩa sâu nặng. "Thù " cũng là chấm dứt, xong, hết. "Cáo " là bảo, nói, thông báo cho mọi người biết việc gì đó đã đang xảy ra từ hôm qua, hôm kia, vvv... "Cáo " nói chung là lời nói hay văn tự dùng báo cho mọi người biết sự việc gì đó đã đang xảy ra cho mình, cho ai đó từ hôm qua, hôm kia...

 

Ba chữ "tư thù cáo 私酬告" hàm ý Ngô Thì Nhậm muốn nói cho người nào đó, hoặc hy vọng lịch sử ngày sau có ai đó hữu ý vô tình đọc qua văn bản này (KVĐDL) thì sẽ hiểu trong quá khứ ông đã từng dùng tài năng, sở trường, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh, xem nhẹ lợi danh, sống chết của mình để hoàn thành sứ mạng bảo vệ dấu tích lịch sử, đền đáp ơn vua tình nước. Như thế, trách nhiệm, bổn phận của ông đến đây đã trọn vẹn, xong, hết, không có gì, còn gì để phải ân hận, nuối tiếc nữa. Phần còn lại là việc của người sau. Nhập chung các chữ "tài bồi yêm đắc 才培奄得", "thù cáo 私酬吿" lại, thì "tài bồi yêm đắc tư thù cáo 才培奄得私酬吿"  cho chúng ta liễu nghĩa, hiểu ra rằng Ngô Thì Nhậm ngày ấy đã dùng tài năng, sở trường của mình (tài ) tạo dựng lên hiện trường giả (bồi , yểm ), bày công khai sự thật ra giữa thanh thiên bạch nhật, nên đã đánh lừa được (đắc ) vua quan triều Nguyễn và những kẻ xấu khiến bí mật lịch sử nhà Tây Sơn không bị phát hiện, quật phá. Như vậy là ân vua tình nước cao cả, thiêng liêng ông đã đáp đền (thù ) trọn vẹn. Đến đây, trách nhiệm, bổn phận của một bề tôi trung quân ái quốc của ông (tư ) đã hoàn thành, không còn gì để phải ân hận, nuối tiếc. Mọi việc còn lại là ở người sau, ngày sau vậy (cáo ).

 

8- Câu nội cứ cuối cùng "Chi đạo di ngôn lập trực phương 之道貽言立直方" có hai ý kín hở, đen trắng như sau: 
a- Đạo của người quân tử là trung quân ái quốc, tiết tháo, sống biết đủ, giữ hạnh ngay thẳng, thanh cao, trong sạch, không bao giờ đánh mất mình. Đạo kẻ tiểu nhân bao giờ, thời nào cũng với chủ trương phản quốc hại dân, chạy theo vua tà rước giặc về dày mả tổ, tàn phá quê hương, sống cuộc đời cướp giựt, vơ vét. Đó là lý do để kẻ phản quốc, ác tâm đánh người quân tử trọng thương sau ngày nói chuyện trực tiếp với y tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để giải quyết câu chuyện ân oán, thù vặt năm xưa. Bản di ngôn văn dĩ tải đạo này được lập vào năm Quý Hợi 1803 sau ngày gặp kẻ phản quốc trước sân Văn Miếu.
Chú giải:
"Chi đạo 之道" là đạo lớn của người quân tử trung quân ái quốc, sống theo nền đạo học Tam cang Ngũ thường Khổng Mạnh, cả cuộc đời chỉ biết phục vụ, hy sinh cho dân cho nước. "Chi " còn là chữ chỉ cho Văn Miếu-Quốc Tử Giám, là một chi nhánh của đạo Khổng, được vua Lý Thánh Tông lập năm 1070 để thờ Đức Khổng Tử và truyền bá đạo lý Tứ thư Ngũ kinh, học thuyết Tam cang Ngũ thường của Ngài. "Đạo " là con đường, mà con đường thì phải có điểm xuất phát và điểm đến. Vậy điểm xuất phát và điểm đến đó ở nơi đâu?. "Đạo " cũng là đạo lý, đạo đức, là những mực thước, khuôn mẫu được thánh hiền chế định ra để dạy, đưa con người đi vào nề nếp của đời sống tốt đẹp, thanh cao hầu mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho con người và xã hội. Ghép hai chữ "chi đạo 詩道" đó là chữ chỉ cho Văn Miếu-Quốc Tử Giám, (chi nhánh) nơi thờ Đức Khổng Tử và nền đạo học Tứ thư Ngũ kinh, học thuyết Tam cang Ngũ thường của Ngài như đã nói.

 

"Di " là di chúc, là lời trối trăng hoặc là chữ nghĩa, văn thơ của người chết trước lúc ra đi để lại cho con cháu, dòng họ, tổ chức, đoàn thể và lịch sử. "Ngôn " là lời nói. "Di ngôn 貽言"  là chữ nghĩa, văn thơ của người chết để lại. Bốn chữ "Chi đạo di ngôn 詩道貽言"  hàm ý văn thơ, chữ nghĩa này là của người quân tử đạo đức hết mực thanh cao, trong sạch để lại cho đời.

 

"Lập " là gây dựng, làm nên, như gây nên một nền đạo học mang tính giáo dục, hướng dẫn cho con người và xã hội một đời sống tốt đẹp, hoàn bị, hạnh phúc. "Lập " cũng đọc là lập phương 立方: vuông đứng, như một vật gì vuông vắn, tính cả các cạnh ngang dọc cao thấp đều như nhau, thì gọi là lập phương. "Trực " là thẳng, ngay, chỉ người chính trực, không có lòng riêng tây, cá nhân, gian xảo, như trực ngôn: lời nói thẳng, trực bút: ngòi bút chép đúng sự thật, không tư vị riêng ai; trực tiết: người tiết tháo ngay thẳng. "Trực " còn để chỉ cho con đường ngay thẳng, không uốn khúc, cong quẹo bên này bên kia, như trực đạo: con đường thẳng ngay. "Trực " còn dùng để chỉ cho đường thẳng đứng, gọi là trực lập tuyến. Hoặc "trực " là trực giác: góc vuông. "Trực " nói tóm tắt cho dễ hiểu dễ nhớ, theo nghĩa khác, xa rộng hơn, là đường thẳng tới hay thẳng đứng. "Phương " là hình vuông, vật gì hình thể ngay thẳng thì gọi là hình vuông, như hình lập phương: là hình tính theo thể tích, ba cạnh cao dài rộng đồng đều như nhau thì gọi là lập phương. Lại người nào tính hạnh đoan chánh, ngay thẳng được gọi là phương chánh. Bổ túc cho nghĩa này, còn có câu lưu phương bách thế: tiếng thơm để lại trăm đời. Và phương danh: tiếng thơm, phương thảo: cỏ thơm. "Phương " còn là phương hướng, như đông phương, tây phương... Tóm lại. "Phương " dùng để chỉ cho phương hướng, và những vật hình vuông, như hình lập phương: khối vuông, và người có đức hạnh, tính tình thanh cao, trong sạch, tấm lòng thơm thảo. Ba chữ "lập trực phương 立直方" cho ý nghĩa, công trình này được dựng lập, làm ra bởi người có tính hạnh ngay thẳng, trung trực. Ghép bảy chữ "Chi đạo di ngôn lập trực phương 之道貽言立直方" cho ra nghĩa: văn thơ, chữ nghĩa (ngôn ) này là của người ái quốc trung quân,trực ngôn trực hạnh (trực), cả cuộc đời chỉ biết phục vụ, hy sinh cho dân cho nước, theo đúng đạo lý, học thuyết Tam cang Ngũ thường của thánh hiền (đạo ), được lập, làm ra (lập ) để nhắc lại cuộc đối đầu, thi thố tài năng, lập trường, sở học của mình với kẻ hữu dõng vô mưu, đứng bên kia chiến tuyến (phương ), vì đam mê danh lợi phù phiếm, chạy theo phục vụ cho vua tà và bè lũ phản nước hại dân (đạo ). Vì thế, trong cuộc đối đầu mang tính văn dĩ tải đạo (di , dĩ ) ấy người thiện lương đành phải bị kẻ ác tâm hãm hại, đánh trọng thương. Trước giờ ra đi, lập di ngôn để lại hầu cảnh tỉnh, nhắc nhở con cháu và người đời chớ vì đam mê danh lợi mà sa ngã trước thời thế và những kẻ ác mà phản bội lại gia đình, dòng tộc, nhân dân, đất nước.

tháp mộ
Phó Giáo sư sử học Đỗ Bang, người gốc Huế. Ảnh chụp tháng 1 năm 2015.

b- Bài thơ KVĐDL cuối cùng này được làm ra có hai mục đích, thứ nhất, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm Nhâm Tuất 1802 tại kinh đô Thăng Long giữa mình và Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường. Thứ hai, là dùng nó để chỉ thẳng vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước chùa Thiên Thai ở phương đối diện (bắc nam/trực phương 直方) là kinh đô Phú Xuân, đất phương Nam, phía bên trái có chữ Di của hàng 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Đây là di ngữ (di ngôn 貽言) của người bề tôi trung thành, tận tụy, trung quân ái quốc (trực ), một đời vì nước vì non, lập dựng (lập ) lên dùng làm nơi chôn giấu linh cữu, thi hài bậc minh chủ Quang Trung Nguyễn Huệ khiến kẻ thù không thể biết gì, làm được gì khi đọc qua nó. Mà nó chỉ dành cho người hữu duyên (phương ), khi đọc qua sẽ trực nhận (trực ), hiểu ra sự việc, từ đó sẽ tìm lại được dấu tích người xưa. Phía sau tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 này có một miệng hầm (nằm ngữa), dẫn xuống đường hầm thẳng đứng hình vuông (lập trực phương 立直方), có 12 bậc cấp lên xuống. Xuống hết 12 bậc cấp này, sẽ gặp cánh cửa đầu đường hầm hình chữ chi (chi ) xây bịt kín. Phá, mở cánh cửa này ra, đi hết đường hầm chữ chi , tới đầu bên kia (phương ), sẽ gặp Cung điện ngầm, còn gọi là Cung điện Đan Dương, là nơi chôn giấu thi hài người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại cùng những đồ gia bảo, quý báu khác của Nhà Tây Sơn.

 

Đọc tới đoạn này nếu có ai thắc mắc, hỏi tại sao, căn cứ vào đâu để nói bên trong Ngôi Tháp, sau lưng tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 có 12 bực cấp lên xuống ấy là do căn cứ vào chữ Di của hai văn bản, một là của câu "Chi đạo di ngôn lập trực phương 之道貽言立直方", hai là của 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠 trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Chữ Di / cần phải qua năm lần mở âm, chuyển giọng đọc, cách viết sẽ cho ra chữ giai . Giai là cấp, bậc, là bậc thềm bước lên xuống, gồm 12 bậc. Nói bậc thềm lên xuống có 12 bậc bởi giai cũng đọc là hợi . Hợi là chi 12 trong 12 địa chi tý, sửu, dần, mẹo, vvv...

 

Đó là chưa nói, bốn chữ "chi đạo lập phương 詩道立方" cũng chính là để ám chỉ cho con đường thẳng đứng của 12 chi tý, sửu, dần, mẹo đó thôi.

bậc cấp
Bên trong Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp có 12 bậc cấp lên xuống thế này đây.

Nếu đã chấp nhận có một đường hầm thẳng đứng (lập trực phương 立直方) bên trong Ngôi Tháp, sau tấm văn bia Hiển Linh chi Tháp 顯靈之塔, thì tất nhiên đường hầm ấy cũng phải có từng bậc lên xuống. Nếu không có thì làm sao lên xuống?

 

Tóm lại. Như đã nói. Khâm Vãn Đan Dương Lăng là bài thơ được danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác khi đã lâm trọng bệnh sau cuộc gặp gỡ Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm 1802 để giải quyết câu chuyện ân oán, hiềm hận giữa hai bên từ trước đó. Lâu lắm. 15 năm chớ đâu phải ít. Vì thế, bài thơ này được xem là bài thơ cuối cùng, là di ngôn ông để lại cho con cháu, cho người đời, cho lịch sử trước khi ra đi. Nội dung bài thơ có hai ý kín hở, đen trắng, ý thứ nhất (hở) là ông nói lại những gì từng xảy ra trước sân Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 1802 tại Thăng Long Hà Nội giữa ông và Đặng Trần Thường. Ý thứ hai (kín) ông chỉ thẳng vào tấm văn bia có bài minh 30 chữ, ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠, bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造, ở kinh đô Phú Xuân, đất phương Nam, do chính ông sáng tác, đạo diễn hòng gài bẫy, đánh tráo khái niệm, che đậy sự thật khiến những kẻ xấu ác khi đọc qua chỉ hiểu được nghĩa đen, là nghĩa phơi bày công khai trên văn bia:

 

Đây là Ngôi Tháp mộ của bà phu nhân Duệ Toán, vợ của ông quan chưởng cơ, coi việc binh bị (triều đình), dựng lập cho vợ sau khi bà ra đi. Bà là người tu hành, là trụ trì và cũng là người sáng lập, khai tạo ngôi chùa Thiên Thai. Bà có pháp hiệu là Như Đức, húy (tên cúng cơm) Pháp Thành, đã thọ 10 giới sa di. Ngôi Tháp mộ này rất linh hiển, không thể nghĩ bàn.

 

Nếu bất cứ những ai thời đó, cả nay, khi đọc qua dạng văn bia này, cả bài thơ cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng, cũng sẽ cùng hiểu chung, rặt một kiểu như đoạn dịch ở trên. Đây là nghĩa trắng, nghĩa hở, dùng đánh tráo khái niệm hòng che đậy sự thật bên trong Ngôi Tháp, cả bên trong, bên dưới ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Tây Sơn. Với văn bia dạng kín hở, trắng đen nằm phơi bày, công khai giữa thanh thiên bạch nhật thế này, thì bí mật lịch sử từng được che giấu bên trong đã tồn tại hơn 200 năm mà cũng chưa bao giờ bị ai khám phá, tức có thể đọc hiểu, xuyên thủng qua loại ngôn ngữ ma quái cực kỳ, nhà thiền gọi là ý tại ngôn ngoại: ý ở ngoài lời. Đúng như chủ đích của tác giả, người sáng tác, tạo lập, làm ra nó. Nhưng... nhưng mà sao? Sao mà nhưng?


chùa thiên thai
Thiên Thai Thiền Tự đóng cửa mãi thế này đây!

Đó là khi tất cả sự việc của cái gọi là nhưng, mà, thì, là, tại, song, vvv... đều nằm ở chỗ hết sức dễ hiểu, đơn giản này đây. Nếu chúng ta đọc hiểu trong tỉnh thức. Khâm Vãn Đan Dương Lăng là bài thơ được tác giả sáng tác vào các tháng đầu của năm Quý Hợi 1803, trước khi ra đi, sau cuộc gặp gỡ với cố nhân tại sân Văn Miếu năm Nhâm Tuất 1802. Nên mới gọi đó là bài thơ cuối cùng. Xin nói rõ hơn nữa, sau năm 1803 lịch sử này thì tác giả đã không còn, không biết gì nữa. Mà mọi việc được ném lại cho người sau, đời sau, tất cả do ở thời cuộc, lịch sử quyết định. Chuyện này, sự tồn tại, cả chuyện có không, của bí mật lịch sử mà nói như nghĩa bóng mang tính áp đặt, chủ quan của tác giả bài viết qua văn bản Khâm Vãn Đan Dương Lăng (đã chỉnh), là dùng để chỉ vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, bên sườn đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Tất cả là cần phải chắp nối, đi qua những câu chuyện khác của những con người lịch sử khác với các mốc thời gian lâu và xa hơn. Thì từ đó sự thật mới được phơi bày, hóa giải ra cụ thể, rõ ràng. Câu chuyện thứ nhất, thuộc về thi hào Nguyễn Du, lúc này đang có mặt tại Phú Xuân, với bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự. Câu chuyện thứ hai, thuộc về Bà Huyện Thanh Quan, người xứ Đàng Ngoài, từng vào Phú Xuân làm việc cho hai triều vua là Thiệu Trị và Tự Đức với bài Thiên Thai Hoài Cổ bất tử. Chính hai bài thơ này, vâng, được các thiên tài văn học hãn hữu đất nước sáng tác chỉ với mục đích, vừa dùng ám chỉ vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 vừa để xác định rằng dấu tích, lăng mộ, thi hài người xưa hiện vẫn còn bất động, nguyên vẹn dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Với hai xác nhận như thế của các chứng nhân lịch sử mãi về sau, sau mốc 1802, mốc đầu tiên của câu chuyện lịch sử, thì chứng tỏ vua quan triều Nguyễn ngày xưa chỉ phá được lăng mộ, thi hài giả của người anh hùng áo vải Tây Sơn từng được ban tham mưu Tây Sơn dàn bày công khai ngay tại Cung điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm do các chúa Nguyễn dựng lập, ngày nay là 150 Điện Biên Phủ. Chùa do Ôn Thích Chơn Trí trụ trì.

trang sách
Bài thơ tuyệt mệnh của thi hào đất nước đã bị chỉnh sửa sai be bét từ đầu đến cuối.

Xin lập lại lần nữa, bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự được thi hào Nguyễn Du sáng tác năm 1820. Cách thời điểm Ngô Thì Nhậm sáng tác Khâm Vãn Đan Dương Lăng gần 20 năm. Còn bài thơ vấn vương hoài niệm Thiên Thai Hoài Cổ được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác vào hai mốc thời gian làm việc dưới hai triều vua Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức. Có thể đó là các năm 1845-1849. Tính ra, thời điểm Bà Huyện sáng tác Thiên Thai Hoài Cổ cách năm Quý Hợi 1803, năm Ngô Thì Nhậm ra đi, là gần 50 năm, nửa thế kỷ...

sách
Những bài thơ chữ Hán trong tập sách này của Nguyễn Du không bài nào không bị chính sửa, sai nháo nhào.

Để làm sáng tỏ sự việc, rằng có phải dấu tích, lăng mộ người xưa đã từng bị vua quan tiền triều đập phá sạch hết rồi, còn gì đâu, khi mới vừa lên ngôi, xưng vương. Sự việc hoặc thời điểm này cần phải được hiểu cụ thể, như thật rằng hồi ấy do địa lý vùng miền cách trở xa xôi, mọi thông tin truyền đi qua miệng, từ người này đến người khác, địa phương khác rất chậm, so với truyền đi từ các dịch trạm lập rải rác trên con đường thiên lý trải dài từ Nam đến Bắc vốn chỉ được quyền chuyển trao các loại công văn, giấy tờ của triều đình đến các quan chức, cán bộ chính quyền địa phương và ngược lại. Đó chính là lý do cơ bản để ngoài kia Ngô Thì Nhậm không thể hay biết mọi việc động tịnh xảy ra ở trong này. Kinh đô Phú Xuân. Hoặc có thể sự đập phá, phát hiện đã xảy ra sau đó vài năm, cũng thời cai trị của vua Gia Long. Mà tốt nhất, chúng ta hãy để tác giả KVĐDL an phận, mồ yên mã đẹp với điển tích ai công hầu ai vương tướng, thế chiến quốc thế xuân thu ấy từng ngự trị, khắc ghi trong tâm tưởng những con người luyến lưu, bịn rịn với lịch sử, với thời cuộc của xứ Bắc Hà. Điển tích ấy, câu chuyện đối đáp văn chương, chữ nghĩa ấy không liên quan gì đến câu chuyện đã đang xảy ra tại kinh đô Phú Xuân cả. Nó là câu chuyện của quá khứ. Sự tồn tại có chăng chỉ còn, sở hữu trong vùng khu biệt của ý thức người dân Thăng Long, trong văn bản tự sự, độc hữu Khâm Vãn Đan Dương Lăng của người đã chết nhưng cũng đã bị chỉnh sửa sai be bét, chẳng còn gì. Mà bây giờ, chúng ta cần nghiêm túc đọc lại các thông tin từ chính sử triều Nguyễn, để xem họ từng nói gì, làm gì trong sự việc này.

 

Song, chúng ta chỉ thấy duy nhất thông tin, rằng Gia Long đã quật phá dấu tích, lăng mộ của "ngụy Tây" vào năm Nhâm Tuất 1802. Hết. Ngoài mốc thời gian này, tuyệt đối không còn mốc thời gian nào nữa nói về việc phát hiện của họ đối với dấu tích, lăng mộ "ngụy Tây". Nếu có, thì các quan chép sử ngày ấy đã ghi sự việc này vào bộ chính sử của họ rồi. Đồng thời, (có thể) họ cũng phải chú thích, phải ghi việc quật phá lần trước của vua tiền triều, năm 1802, rằng lần quật phá đó chỉ trúng, nhằm vào dấu tích, lăng mộ giả, ngụy trang của "ngụy Tây". Nhưng chúng ta thấy hoàn toàn các sử sự triều Nguyễn không có một dòng nào, chữ nào ghi việc phát hiện của họ về dấu tích, lăng mộ "ngụy Tây" sau lần quật phá của vua tiền triều vào năm 1802. Chính đoạn trích sau đây, trong sách Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương, Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, trang 30-31-32-33, của tác giả Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu sử Huế, sẽ cho chúng ta tường minh được sự việc cụ thể, rõ ràng hơn về việc làm của vua quan triều Nguyễn ngày ấy:

 

... Khi Nguyễn Ánh khôi phục được Phú Xuân, ông đã nắm chắc được những thông tin về nơi tọa lạc của lăng mộ vua Quang Trung. Nguyễn Ánh xử lý những thông tin ấy và quyết định quật mộ của vua Quang Trung. Chính sử của nhà Nguyễn Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30 viết:
"Thị đông xa giá hoàn kinh, cáo miếu Hiến phù, tận pháp trừng trị, quật phá Nhạc, Huệ, đào khí hài cốt, u kỳ đầu vu ngục thất".
(Mùa đông năm Nhâm Tuất (1802), xa giá (Nguyễn Ánh) về Phú Xuân, cáo ở Tôn miếu và dâng các tù binh Tây Sơn, đều bị giết và trừng trị, mộ của (Nguyễn) Nhạc, (Nguyễn) Huệ bị đào phá, thi hài bị giã nát rồi đổ bỏ, nhốt sọ đầu vào ngục thất). Hoặc: "Tháng 11, Tân Dậu (1801), phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ...".

bìa sách

Hành động như vậy chưa đủ, Nguyễn Ánh còn đề ra những biện pháp triệt để hơn như:
-Nấu chảy toàn bộ đồ tự khí bằng đồng của Tây Sơn đúc thành chín khẩu thần công (nay vẫn còn trưng bày bên trong cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Đức trước mặt Hoàng thành).
-Hủy bỏ sách vở, tài liệu có mang niên hiệu Quang Trung, Cảnh Thịnh, v.v...
-Đổi tên những địa danh anh em nhà Tây Sơn đã sống qua như ấp Tây Sơn thành ấp An Tây, phủ Quy Nhơn thành trấn Bình Định, v.v...
-Hủy bỏ những nơi Tây Sơn đã sử dụng, dời đổi những trị sở Tây Sơn đã từng đi qua... Ví dụ trị sở tỉnh Nghệ An thời Nguyễn sơ đóng ở Dũng Quyết. Năm 1803, vua Gia Long đi qua đó biết Dũng Quyết là nơi đặt hành cung và có dự định xây dựng Kinh đô của vua Quang Trung, nên vua Gia Long ra lệnh phải dời ngay và sau đó trị sở của tỉnh Nghệ An được dời qua làng Yên Trường...

 

Vua Quang Trung mất đột ngột, triều thần của ông phải đối phó với tình hình chính trị trong thế bị động. Xây lăng, đắp mộ cho ông là một việc to lớn, nhưng phải giải quyết trong điều kiện hoàn toàn bí mật, nếu không giữ được bí mật thì khó tránh được những đột biến không lường hết được. Nhận định đó đúng với thực tế lịch sử đã diễn ra: vua Quang Trung mất, triều đại Quang Trung cũng xuống dốc và đi đến chỗ cáo chung. Phong trào Tây Sơn đã bị trả thù một cách nghiệt ngã.

 

Nhà Nguyễn đã "tận pháp trừng trị" nhà Tây Sơn. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, nó không chịu viết ra theo ý kiến của bất cứ ai. Do đó, những sử liệu của nhà Nguyễn có liên quan đến vấn đề này vẫn còn có những "kẽ hở" để chúng ta có thể tách ra được những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc đi tìm lăng mộ vua Quang Trung ở Huế...

bìa sách
Sách ĐTDTCĐĐD-SLCHĐQT của ông NĐX cung cấp rất nhiều thông tin giá trị, vài sai số không quan trọng.

Với bấy nhiêu ghi chép của các sử quan triều Nguyễn trong bộ chính sử của họ, thì coi như việc quật phá, tiêu diệt, san bằng dấu tích, lăng mộ "ngụy Tây" với họ tới đây là đã xong, hết, không còn gì nữa. Và họ hầu như đã rất an tâm, cực kỳ thoải mái, hết sức sung sướng, tâm hồn mãi lâng lâng với việc làm ấy của vua tiền triều, vào năm Nhâm Tuất 1802. Và cũng từ đó, năm 1802, cho mãi đến tháng 8 năm 1945, đời vua cuối cùng Bảo Đại của dòng họ Nguyễn Gia Miêu, trước khi phái bộ ngoại giao chính quyền lâm thời cách mạng Hồ Chí Minh đổ bộ vào Phú Xuân đọc lệnh tịch thu ấn kiếm truyền thừa dòng họ, chuyển giao chế độ, chúng ta cũng không hề thấy có bất cứ ghi chép nào nhắc lại câu chuyện xa xưa, rằng dấu tích, lăng mộ của "ngụy Tây" từng thế này, thế kia... Hầu như không có một tư liệu, một câu, chữ nào nữa nhắc lại chuyện xưa người cũ. Nếu có, là có chăng những lục lạo, kiếm tìm thỉnh thoảng xuất hiện từ nơi này, nơi kia sau chiến cuộc 75 lịch sử của vài cá nhân lẻ tẻ với lòng hoài niệm cố nhân, ôi, dấu tích bậc anh hùng mã thượng xuất hiện trên nước Việt từng bao lần xông pha lửa đạn, chinh nam phạt bắc, coi cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng cũng chỉ vì sự tồn vong của đất nước, dân tộc biết đâu cũng vẫn còn nằm yên bất động ở một nơi bí mật nào đó mà chưa từng bị ai khám phá, cả vua quan triều Nguyễn trước kia...

 

Thời gian vẫn lặng lẽ êm trôi. Mà nói như Tản Đà trong Thề non nước rằng:

 

Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.

Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn...

 

Mãi cho đến một ngày nắng đẹp...

                                                                                                  

Bất chợt một hôm có một quái kiệt giang hồ võ lâm từ trong bụi nhảy ra tìm về đứng trước dấu tích lịch sử ngay tại kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế đưa tay gõ vào tấm bia linh hiển dị thường miệng lẩm nhẩm đọc câu thần chú "Vừng ơi, mở cửa ra...".

 

Và cánh cửa đá đóng chặt ngàn năm đã sịch mở dần dần và dần dần...

 

Nói như ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà sử học Huế Thừa Thiên, ở trên là khôn ngoan đấy. Tức ông vẫn chấp nhận có một "kẽ hở" để cho bất cứ những ai còn có niềm hy vọng, đặt vào đó niệm suy tư, rằng dấu tích người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ hiện vẫn còn ở đâu đó, mà vua quan triều Nguyễn ngày ấy chỉ phá được lăng mộ, dấu tích giả mà thôi. Ấy thế sao ông lại viết thế này, cũng trong sách Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương, Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, trang 227-228:

... H.H & N.Q.Â: -Có nhiều người cho rằng nhà Tây Sơn không đến nỗi thơ ngây đến mức không biết ngụy trang lăng mộ vua Quang Trung để tránh sự trả thù của đối phương, và Nguyễn Ánh đã bị lừa khi quật lăng mộ vua Quang Trung? Anh nghĩ sao về dư luận đó?
NĐX: -Nhiều người đã giả thiết với tôi như thế. Và tôi đã trả lời như sau:
-Thời Quang Trung trị vì ở Huế, bà con dòng họ, những người trung thành với các chúa Nguyễn vẫn ở Huế. Mọi động tĩnh của Tây sơn trên đất Huế đều không qua được mắt những người ấy. Người điển hình là bà Nguyễn Ngọc Huyên (cô ruột của Nguyễn Ánh) ở làng Vân Dương mặc áo cà sa và thường gọi là bà vãi Vân Dương. Khi Nguyễn Huệ cho quật mồ Nguyễn Phúc Luân, ném sọ dừa xuống sông, bà vãi Vân Dương đã cho người vớt lên ngay, sau này táng ở lăng Sọ; chính bà vãi Vân Dương đã dụ được tướng Lê Chất của Tây Sơn về với Nguyễn Ánh. Khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân với sự chỉ dẫn của bà vãi Vân Dương làm sao Nguyễn Ánh có thể quật nhầm lăng mộ của vua Quang Trung được?
-Nhiều quân tướng Tây Sơn về sau đi theo Nguyễn Ánh (như Lê Chất, Ngô Văn Sở...), những người này "có trách nhiệm" phải chỉ đúng nơi táng Quang Trung. Chỉ đúng thì có công với chủ mới và được tin cẩn hơn. Nếu cố tình giấu, hay chỉ sai là bị trừng trị ngay. Làm sao các quân tướng ấy dám làm ngược ý của chủ mới?
-Việc quật mồ mã, bổ săng, bêu đầu lâu Nguyễn Huệ là một thủ tục mang tính tâm linh, mê tín. Chưa làm việc đó là có tội với "liệt thánh", làm sai thì không giải quyết được vấn đề tâm linh. Vì thế Nguyễn Ánh-Gia Long đã "tận pháp trừng trị", không thể nào sai được, không có gì có thể lừa người khai sáng thời đại các vua Nguyễn được...

 

Chuyện này, những mâu thuẩn cực kỳ lạ lùng của ông Nguyễn Đắc Xuân, khi với những xác định vừa có vừa không, vừa hư vừa thực ở đoạn trước và sau của tập sách, chúng ta hãy để thời gian trả lời là hay nhất vậy. Ngay trong năm Quý Mão 2023 này. Không lâu đâu!

chân dung
Nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân

Như đã nói, sau câu chuyện điển tích đối đáp văn thơ, chữ nghĩa của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì và Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường xảy ra vào năm 1802 trước sân Văn Miếu. Đến năm 1803 thì sự việc đã được khép lại với cái chết vô cùng đau khổ, âm thầm lặng lẽ của danh sĩ dòng họ Ngô Thì. Dòng thời gian lặng lẽ êm trôi, hết ngày lại đêm, hết việc này đến việc khác, một đời vua đi qua lại đến đời vua khác lên thay. Mãi đến năm Canh Thìn 1820, trước khi ra đi, thi hào Nguyễn Du có đặt bút sáng tác bài luật Đường Vọng Thiên Thai Tự, mục đích nói về chuyện tình thầm kín của mình với người đẹp trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, trong đó có câu thi hào cho biết rõ dấu tích người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại hiện vẫn còn nằm yên bất động dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai. Nội bấy nhiêu đủ để xác định việc làm của Gia Long và quan quân trước kia, năm 1802, chỉ ầm ầm cả đám nhào vô quật phá được lăng mộ, dấu tích dỏm của "ngụy Tây" mà thôi do ban tham mưu Tây Sơn dàn dựng công khai ngay tại Cung điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm. Việc quật phá lăng mộ, dấu tích "ngụy Tây" lần này của Gia Long cũng chẳng khác nào lần trước, năm 1785, trên sông Rạch Gầm Xoài Mút, khi Gia Long và giặc Xiêm La đã tự chui đầu vào bẫy giăng của Nguyễn Huệ để rồi cả đám phải lãnh trúng đòn chí mạng, khiến 5 vạn liên quân cướp giựt Xiêm Nguyễn chết không kịp ngáp, xác chết trôi nổi, dập dềnh, bấp bênh chật kín, dày đặc cả khúc sông Rạch Gầm. Tớ thầy hú vía thoát chết, liền ba chân bốn cẳng phóng thẳng về bên kia mẫu quốc là cũng may mắn lắm rồi. Chậc...

 

Riêng việc này, câu chuyện Thiên Thai, chỉ độc một mình Nguyễn Du tường tận, cùng với nhân chứng lịch sử là bài luật Đường Vọng Thiên Thai Tự, cả truyện Kiều, chỉ với vài câu nhấn nhá, luyến láy trầm bổng, khoan nhặt rằng dấu tích, lăng mộ người xưa cũng vẫn còn trên kinh đô Huế đây mà. Bài thơ tự sự, trắc ẩn chuyện thầm kín của Nguyễn Du với người xưa hiện cũng vẫn còn đó nhưng với những câu chữ sai be bét, nháo nhào. Nhưng chúng tôi là người có khả năng chỉnh sửa, phục hồi lại những sai bậy câu chữ ấy, nên việc trả lại cho lịch sử những gì vốn có của nó là điều không khó. Đây là điểm tựa vững chắc đứng thứ hai, để từ đó chúng tôi dám mạnh miệng, lớn tiếng khẳng định rằng thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn quật phá như các ghi chép lịch sử xưa nay, sau di ngôn cuối cùng Khâm Vãn Đan Dương Lăng lập năm 1803 của người cũ việc xưa như đã nói.

người
Thi hào đất nước vẫn ngồi đó giữa đất trời với nỗi buồn thiên cổ cùng câu chuyện tình sử chốn quan trường...

Triều đại Gia Long trôi qua, cùng với cái chết của Nguyễn Du vào năm 1820. Nối sau đời vua Minh Mạng, là đời vua Thiệu Trị với 7 năm cai trị ngắn ngủi (1741-1747). Tiếp đến là đời vua Tự Đức. Giữa hai quãng thời gian này bất chợt xuất hiện bài luật Đường Thiên Thai Hoài Cổ mà mục đích của nó là dùng ám chỉ vào 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của tấm văn bia nằm trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Nội dung 8 câu 56 chữ Thiên Thai Hoài Cổ không gì khác hơn cũng chỉ để xác nhận dấu tích con người lịch sử từng gây một chấn động kinh khủng, rung chuyển càn khôn đại địa tại năm cửa thành Thăng Long năm Kỷ Dậu 1789 hiện cũng vẫn còn nằm yên bất động ra đấy dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử. Tác giả Thiên Thai Hoài Cổ không ai khác hơn chính là Nguyễn Thị Hinh, còn có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan, là một văn nhân, thi sĩ nổi tiếng với những bài luật Đường đậm chất tả cảnh tả tình hay đẹp, khiến làm xao xuyến, bâng khuâng mãi lòng người, từng được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học mãi về sau. Kỷ 20-21. Bà vốn người xứ Đàng Ngoài, là học trò của Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích.

chân dung
Đập nát rêu phong tìm cổ kính...

Bà Huyện Thanh Quan với bài luật Đường Thiên Thai Hoài Cổ xuất hiện tại kinh đô Phú Xuân vào khoảng năm 1849. Thời vua Tự Đức. Nội dung như đã nói, cũng chỉ để xác nhận dấu tích người xưa cũng vẫn còn ở đấy, nằm yên bất động tại ngôi chùa lịch sử Thiên Thai, mà trong suốt thời gian làm việc cho hai triều vua đã nhiều lần Bà lên thăm chơi, tìm hiểu, và Bà đã bùng vỡ sự giác ngộ, hệt như một thiền sư chợt một hôm kiến tánh khi đang mài miệt ôm tham công án, rằng chưa bao giờ vua quan triều Nguyễn ngày ấy động chạm, làm gì đến được. Chẳng phải hay sao?

 

Đá vẫn phơi gan cùng tuế nguyệt,
Nước đành ngoảnh mặt với văn chương...

 

không phải "với tang thương"... Đây là những chữ lạc loài, vô nghĩa.

 

Câu "Nước đành ngoảnh mặt với văn chương" là một chiết tự chỉ sự, dùng viết ra chữ lệnh này đây. Lệnh bên trái là bộ thủy 3 nét, thủylà nước. Bên phải là chữ lệnh 5 nét. Lệnh là chỉ thị, sắc lệnh, mệnh lệnh của vua ban ra. Tất cả phải thực hành, nghe theo răm rắp. Cãi lệnh chém đầu. Lệnh còn là một lối hành văn, gọi là văn từ khúc, cũng gọi là tiểu lệnh: đoạn văn ngắn, nhỏ. Lệnh có âm, còn đọc là linh. Linh / (chữ giả tá: mượn chữ giả lấy, tìm ra chữ thật) là 1 chữ trong 4 chữ của tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Thiên Thai.

 

"Nước đành ngoảnh mặt với văn chương" ý Bà Huyện như muốn chấm phá, thêu hoa dệt gấm rằng bộ thủy 3 nét nằm bên trái, đã đang đối diện, tức ngoảnh mặt với chữ lệnh là một loại văn từ khúc (văn chương) bên phải chẳng phải sao?

 

Với câu văn như thế, lối chơi chữ thêu hoa dệt gấm nghiệt ngã, độc đáo như thế, rõ ràng chẳng phải cả một đất nước, ý nói vua quan triều Nguyễn, cũng đành phải bó tay, thúc thủ trước tài nghệ văn chương lão luyện bậc thầy, tuyệt hay, có một không hai của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì vậy.

 

Khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng...

 

Văn thơ, chữ nghĩa của người xưa huyền nhiệm, cao quý, vô giá, bất khả tư nghị như vậy hay sao?

chân dung


Lời cuối...
Như đã nói ở đầu trang, bài thơ Khâm Vãn Đan Dương Lăng này được danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì sáng tác gồm hai mục đích "kép", thứ nhất, đây bài thơ tự sự, kể lại sự việc từng xảy ra tại sân Văn Miếu năm 1802 giữa ông với hoạn quan Đặng Trần Thường để giải quyết câu chuyện ân oán, hiềm hận từ trước đó, thời Quang Trung đánh thắng Bắc Hà. Đặng Trần Thường hiện đảm chức Phó Tổng trấn Bắc thành, sau khi Gia Long đã đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi xưng vương tại Phú Xuân. Thứ hai, bài thơ còn mang tính mật mã, dùng ám chỉ vào tấm văn bia có bài minh 30 chữ, cũng là dạng chữ mật mã, ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa chứa đựng một trời bí ẩn lịch sử Tây Sơn. Tên là Thiên Thai Thiền Tự. Chùa và Tháp mộ, bia và văn bia cũng do chính một tay Ngô Thì Nhậm dựng lập, sáng tạo vừa dùng làm nơi cất giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa, vừa làm nơi tu hành của Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Trong Kiều thi hào Nguyễn Du đã mã hóa Bà ra người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành với cái tên Thúy Kiều, là chị của Thúy Vân, tức Hoàng Thị Thu Thủy, và người em trai (giữa) cùng mẹ khác cha Văn Quan, không phải Vương Quan. Văn Quan và Hoàng Quang chỉ là một, là tác giả Hoài Nam khúc, từng ra làm việc cho triều Nguyễn cùng với Nguyễn Du.

tượng người
Tượng gỗ Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai và hai thị nữ bưng ấn kiếm đứng hầu hai bên. Tượng thờ tại chùa Thiền Lâm

Người đẹp Thúy Kiều Thu Mai, sau này là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung, trước đó là người trong mộng đầu đời của chàng thư sinh Kim Trọng Nguyễn Du, như đoạn đầu truyện Kiều đã cho biết. Hai người đã tan vỡ ước mộng đầu đời kể từ khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ từ Phú Xuân Thuận Hóa bất ngờ sầm sập kéo quân tấn công Bắc Hà lần thứ nhất vào năm Bính Ngọ 1786, theo lời viện dẫn lý sự viên dung của Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chĩnh. Trong Kiều Nguyễn Du gọi là "mụ Hàm" hay "Chung sự". Kể từ đó người đẹp Thúy Kiều đã thuộc về tướng quân Nguyễn Huệ. Và cũng từ đó hữu ý vô tình danh tướng Tây Sơn đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của thiên tài văn học hãn hữu Nguyễn Du Kim Trọng...

 

Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?

(Văn tế thập loại chúng sinh-Nguyễn Du)

tượng nguyễn du

Sách Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 513, có cho biết, sau khi Hoàng đế Quang Trung ra đi (1792), năm Giáp Dần 1794 Ngô Thì Nhậm được cử làm Chánh sứ sang Tàu báo quốc tang đất nước, đồng thời cũng xin nhà Thanh sắc phong cho Thái tử Nguyễn Quang Toản chính thức lên làm An Nam Quốc vương. Niên hiệu là Cảnh Thịnh. Đây được xem là nhiệm vụ, là đóng góp quan trọng cuối cùng của ông đối với triều Tây Sơn, bởi dưới thời Cảnh Thịnh ông không còn được tân vương và triều đình Phú Xuân trọng dụng nữa. Từ đây Ngô Thì Nhậm quay về Bắc Hà, sống đời an bần lạc đạo theo trường phái Trúc Lâm, ngồi trầm mặc chiếu thiền chiêm nghiệm việc nước, việc đời. Nghe nói ông có lập đạo quán ở phường Bích Câu, lấy pháp hiệu là Hải Lượng, được người đương thời suy tôn là Trúc Lâm đệ tứ tổ.


tượng Đức Phật
Tượng Đức Phật ngồi Niêm hoa vi tiếu bên trong chánh điện Ngôi Chùa lịch sử Thiên Thai

Việc này, nói về chuyện tu hành của ông theo trường phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập, có nhẽ không sai vào đâu được. Đó chính là lý do cơ bản, chính yếu, và cũng là lý do tiên quyết để chúng tôi có điều kiện đi đến xác định. Ngày ấy, khi tiến hành dựng lập ngôi chùa dùng làm nơi chôn giấu thi hài, linh cữu bậc minh chủ, ông đã cho làm bức tượng Đức Phật ngồi trên tòa sen ở chánh điện bằng đất sét tươi, cốt tre, tay cầm cành hoa sen đưa lên theo điển tích Niêm hoa vi tiếu trong Phật giáo Thiền tông. Tích Niêm hoa vi tiếu được truyền tụng như sau. Một hôm, trong hội chúng trên Linh Thứu Sơn, Đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên trước mặt. Thì toàn bộ hội chúng đâm ra ngơ ngác, không ai hiểu việc gì cho ra việc gì cả, rằng tại sao hôm nay Phật lại có hành động lạ lùng như thế? Lúc ấy duy có ông Ca Diếp mỉm cười chúm chím. Đức Phật liền nói: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, nay trao truyền cho Ma Ha Ca Diếp". Từ đó ngài Ca Diếp trở thành vị tổ Thiền tông thứ nhất của Phật giáo Ấn Độ.

 

Trong bất cứ ngôi chùa nào, từ trong nước, ngoài nước, tu theo Phật giáo thiền tông hoặc pháp thiền Trúc Lâm, chúng ta đều thấy tượng Đức Phật ngồi tòa sen, ở chánh điện, tay cầm cành hoa sen đưa lên trước mặt. Khi người ta cho đúc, tạc bức tượng như vậy về Đức Phật là người ta dựa vào tích Niêm hoa vi tiếu như đã nói.

 

Khi tạo bức tượng dựa vào điển tích huyền vi mật nhiệm, đầy tính thiêng liêng như thế, có thể Ngô Thì Nhậm muốn người khi vào chùa lạy Phật, đúng hơn là dò xét, tìm hiểu thực hư câu chuyện, phải biết được thâm ý của ông hình như đã đang thầm nói, muốn nhắn gửi gì đó cho mình chăng?

 

Ai biết được, có thể ngày xưa, trước là thi hào Nguyễn Du, sau là Bà Huyện Thanh Quan, cả hai nhà văn học trứ danh, bậc thầy tuy không hẹn mà trước sau như một, cũng đã thầm đoán được thâm ý của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì. Nên sau đó cả hai mới đồng loạt đặt bút sáng tác hai bài luật Đường cùng với tựa đề là Vọng Thiên Thai Tự và Thiên Thai Hoài Cổ không ngoài mục đích: ám chỉ việc cũ người xưa chăng?

 

Với những gì vừa được nêu, nhắc, trước hết là của chủ thể sự việc cùng những dàn bày công khai, giữa thanh thiên bạch nhật, trước mọi con mắt tha nhân tại hiện trường lịch sử trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Nhưng cuối cùng, chốt lại, chẳng một ai hiểu được việc gì cho ra việc gì, mà chỉ có hai khách thể với hai bài thơ mang tính bóng gió, ám chỉ người cũ việc xưa là Vọng Thiên Thai Tự và Thiên Thai Hoài Cổ. Nhưng mọi việc đâu vẫn vào đấy, vẫn không hề có một động tịnh nào đối với những bí ẩn lịch sử tại ngôi chùa có tượng Đức Phật mãi ngồi trầm ngâm lặng lẽ trong chánh điện với tích Niêm hoa vi tiếu kể từ khi xuất hiện hai bài thơ nhắc nói lại việc xưa người cũ của hai khách thể của hai mốc thời gian Canh Thìn 1820 và Kỷ Dậu 1849. Đến nay là hơn 200 năm trôi qua rồi...

 

Sau hết, người cuối cùng là chúng tôi, tác giả bài viết, cùng với những phát hiện sai bậy, lạc loài của cả ba bài luật Đường của các chủ thể, khách thể mang tính mật mã đều dùng chỉ vào hiện trường lịch sử là ngôi chùa Thiên Thai với Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Qua các bài thơ dạng mật mã, ám chỉ, bóng gió này của ba nhân vật như đã nói, khi đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc cho các tác giả, nhất cho hiện trường lịch sử tại đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn thành phố Huế, chúng tôi đã phát hiện ngôi chùa Thiên Thai chính là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung. Chúng tôi từng nói khá nhiều rằng nếu những chỉnh sửa, phục hồi câu chữ đối với các bài thơ mật mã của các tác giả qua các thời kỳ mà dù chỉ sai nội một chữ thôi, thì tất cả cũng sẽ theo đó đổ ụp xuống hết, không còn gì. Như một người khi đưa tay rút một quân bài domino ở dưới vậy, thì các quân bài ở trên làm sao còn ở đúng vị trí của mình được nữa. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là bài Khâm Vãn Đan Dương Lăng của người tiền trạm Ngô Thì Nhậm. Bài thơ này được Ngô Thì Nhậm nói, chỉ vào hai nơi, hai việc. Thứ nhất, đó là câu chuyện xảy ra tại sân Văn Miếu năm 1802 giữa ông và Đặng Trần Thường, lúc này Đặng ngồi ghế Phó Tổng trấn Bắc thành. Thứ hai, 8 câu 56 chữ KVĐDL còn dùng để chỉ vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa Thiên Thai.

người họp
Cuộc họp tại khách sạn Thành Nội Huế năm 2018 do Ban Tuyên giáo Trung ương và Thừa Thiên tổ chức.

Đọc qua văn bản chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi, bất cứ ai cũng sẽ hiểu ra được rằng những câu chữ chỉnh sửa, phục hồi không sai, lạc vào đâu được. Rất chính xác. Bởi từng câu chữ trùng khớp với hai câu chuyện xảy ra ở hai nơi. Còn với những câu chữ ghi chép trong sách Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 665-666-667, hoàn toàn khi đọc qua nó không nói lên được việc gì cụ thể, rõ ràng và chi tiết cả. Rất mơ hồ, mông lung, sai lạc, vô nghĩa thế nào. Trong khi, điển tích câu chuyện đối đáp giữa hai nhân vật đứng trên hai chiến tuyến tại sân Văn Miếu cũng vẫn còn đó trong truyền tụng miệng lưỡi dân gian. Đó là chưa nói, những câu chữ còn lại của hai văn bản Vọng Thiên Thai Tự, Thiên Thai Hoài Cổ của Nguyễn Du và Bà Huyện Thanh Quan lại là những câu chữ mang nghĩa chiết tự. Mà đã là những câu chữ mang nghĩa chiết tự, dùng để chỉ, viết ra chữ gì đó, thì tuyệt đối nó phải đúng, không được sai, dù chỉ sai dấu chấm, dấu phẩy, nói gì sai lạc cả chữ, nguyên câu. Ví dụ, câu "Nước đành ngoảnh mặt với văn chương" là một chiết tự chỉ sự, được Bà Huyện sử dụng mục đích dùng viết, chỉ vào chữ lệnh . Lệnh cũng đọc là linh. Linh / là 1 chữ trong 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm chính giữa văn bia tại Ngôi Tháp mộ. Phần giải thích này đã có nói ở trên rồi. Về sau, câu ám chỉ bí mật lịch sử trọng đại này đã bị sửa thành câu dị dạng, vô nghĩa, trống không là "Nước còn cau mặt với tang thương". Ở đây, tại Ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Tây Sơn này làm gì có những chuyện tai ương, hiểm họa, bất trắc gì xảy ra cho nó đâu mà nói, viết là tang thương? Chưa nói, "cau" là động từ, động từ thì không thể đối với "trơ" là tính từ, chữ ở trên. Tuy chữ "trơ" này cũng đã bị chỉnh sửa. Cả tựa bài thơ cũng bị chỉnh sửa nốt, từ Thiên Thai Hoài Cổ biến thành Thăng Long Hoài Cổ. Thế có chết không?

 

Bây giờ, với những phát hiện của chúng tôi đối với ba bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử của các danh sĩ/chính khách các thời kỳ qua những chỉnh sửa, phục hồi như đã nói, thì trong hiện tại cần phải có sự nhập cuộc, bắt tay làm việc của chính quyền, nhà nước Việt Nam, cùng với các ban ngành liên quan gồm Viện Khảo cổ, Viện Hán Nôm, Cục Bảo vệ Di sản Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương, cả Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Ban Tôn giáo, vvv... Nếu tất cả có lòng tin vào việc làm, những phát hiện của chúng tôi. Như việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2017 đã nhận được lá thư trình bày sự việc phát hiện của chúng tôi. Sau đó, vào tháng 2 năm 2018, ngài đã cử cán bộ Ban Tuyên giáo Trung ương vào Bình Định gặp để nói chuyện, tìm hiểu vấn đề xem thế nào. Đến tháng 6 cùng năm thì mở cuộc họp tại Khách sạn Thành Nội Huế với nhiều ban ngành (nói trên) tham dự để nghe chúng tôi trình bày rằng căn cứ vào đâu để nhà sư xác định lăng mộ, dấu tích vua Quang Trung hiện vẫn còn trên đất Huế, chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn quật phá như ghi chép lịch sử? Có làm được như thế thì từ đó mới có thể biết được những phát hiện cùng những chỉnh sửa, phục hồi văn thơ, chữ nghĩa của chúng tôi là sai hay đúng, có lý hay vô lý. Nhưng không cần phải chờ đợi lâu dài, nhiêu khê, nhọc nhằn đến như thế. Với những người nặng về óc suy luận, cả óc điều tra phá án, nhất những người rành, giỏi về Hán Nôm, về thể loại thơ Đường luật Trung Hoa. Thì khi đọc qua các bài viết giải thích các câu chữ của các đoạn thơ, bài thơ mang tính ám chỉ bí mật lịch sử Thiên Thai của chúng tôi từ mấy năm nay, nhất bài viết này, họ cũng đều chung cảm nhận, thấy rất là có lý, nghe được lắm, nếu không muốn nói rất là chính xác, không sai ly hào.

 

Đến đây, để đóng, khép lại bài viết, là phần gom các ý chính phụ (phần dịch nghĩa) bài thơ cuối cùng đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản gốc, cho lịch sử được sáng tác trước khi nhắm mắt xuôi tay, thân cát bụi trả về cho tứ đại của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì vào năm 1803 để cho dễ đọc dễ nhớ và dễ tập trung tư tưởng hơn. Đồng thời, cũng xin dịch từ các ý chính phụ ra tám câu thơ để mang ra so sánh với bài thơ mà như đã nói là đã bị chỉnh sửa sai be bét từ câu đầu đến câu cuối hiện nằm trong tập I Ngô Gia Văn Phái, trang 665-666-667 do Ngô Linh Ngọc dịch giải để thử xem sự khác nhau giữa hai văn bản là thế nào?

 

欽輓丹陽陵
龍御南官紫慾堂,
京壬督妄府回常.
戎衣神武黏層下,
戰策卿夫上顯章.
右角前支陰道府,
左明正寺仰揚剛.
才培奄得私仇吿,
之道貽言立直方.
(Đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại nguyên bản gốc cho tác giả)

 

Dịch âm:
KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG 
Long ngự nam quan tử dục đường,
Kinh nhâm đốc
vọng phủ hồi thường.
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ,
Chiến
sách khanh phu thượng hiển chương.
Hữu giác tiền chi âm đạo phủ
,
Tả minh chánh tự
ngưỡng dương cương.
Tài
bồi yêm đắc tư thù cáo,
Chi
đạo di ngôn lập trực phương.

 

Dịch nghĩa:
1- Câu nhập thứ nhất "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南官死慾堂" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Lúc này vua Gia Long đang ngồi làm việc tại triều đình cũ của Tây Sơn ở kinh đô Phú Xuân, đất phương Nam, hằng ngày ra lệnh quan quân dưới trướng truy lùng, tìm bắt binh tướng và con cháu, dòng họ nhà Tây Sơn về chém giết, tắm máu cho thỏa lòng uất hận dồn nén từ bao lâu, thời còn lang bạt, bôn tẩu khắp nơi, chờ cơ thời cơ số...
b- Thi hài vua Quang Trung hồi ấy người ta không chôn táng theo thể thức thông thường, mà được ban tham mưu Tây Sơn quyết định ướp xác, tẩm, ngâm trong một hợp chất lỏng như mật đường trong một chiếc linh cữu bằng gỗ tử đàn, ngày nay gọi gỗ sưa, được đặt để thận trọng, chính giữa một ngôi nhà màu đỏ tía, gọi là Cung điện Đan Dương. Nơi đây, tại ngôi nhà màu đỏ tía, tức Cung điện Đan Dương, từ 12h đêm hôm nay cho đến 12h đêm hôm sau chỉ tuyền một màu đen chết chóc, không chút ánh sáng nào lọt vào. Khi việc an trí, đặt để xong xuôi, người ta đã đóng (xây) cánh cửa ra vào lại, để đề phòng mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.

 

2- Câu "Kinh nhâm đốc vọng phủ hồi thường 京壬督望府回常" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Kinh thành Thăng Long vào năm Nhâm Tuất 1802, Ngô Thì Nhậm bất ngờ nhận được trát mời của cố nhân Đặng Trần Thường, lúc này là Phó Tổng đốc Bắc thành. Lần trước, cũng trong năm Nhâm Tuất 1802, Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích cũng từng bị Gia Long gọi lên tại "hành tại" để hỏi việc, rồi cho về. Hai chữ "hồi thường" là Ngô Thì Nhậm có ý nhắc lại việc ấy. "Hồi thường" là quay lại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để gặp Phó Tổng đốc Đặng Trần Thường để giải quyết chuyện ân oán năm xưa. "Đốc" còn để chỉ cho tình trạng bệnh tình rất nặng, nguy hiểm. Nói rõ hơn, sau lần quay lại (thứ hai) Văn Miếu-Quốc Tử Giám, thì Ngô Thì Nhậm đã lâm trọng bệnh do dính trận đòn trả hận của người cũ việc xưa.
b- Nếu đứng ngay tại chân (phía trước, bên dưới, bên trong) Ngôi Tháp mộ, nơi có đường hầm thẳng đứng như cái giếng nói chuyện hay hú lên một tiếng, thì âm thanh, tiếng nói sẽ đi theo đường hầm hình chữ chi đến tận đầu bên kia, tại Cung điện ngầm, nơi đặt để, an trí thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung, âm thanh, tiếng nói sẽ dội, vọng, vang lên nghe rất rờn rợn, dị thường, khiến gây cảm giác ớn lạnh, nổi gai ốc hết cả người, rồi âm thanh sẽ hồi tống, quay lại vị trí ban đầu, nơi phát ra tiếng nói, tiếng hú.

 

3- Câu thực thượng 實上 "Nhung y thần vũ niêm tằng hạ 戰策卿夫上顯章" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Dưới hạ giới này, thì Hoàng đế Quang Trung là người vô địch, bách chiến bách thắng, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì mỗi khi Ngài thắng bộ nhung y, mang đao kiếm xuất trận. Thời ấy tất cả các thế lực đối kháng mỗi khi đọ sức, đứng trước Ngài đành phải chết cứng, đứng chôn hai chân tại chỗ, không rục rịch, cục cựa gì được nữa. Hồi ấy, người ta gọi Ngài là thần, là tướng nhà trời sai xuống với một sức mạnh vô song và tài võ nghệ vô địch để dẹp loạn nước Việt, thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối đầu tiên kể từ khi nước Việt bắt đầu dựng quốc lập đô. Đây là câu trả lời, đáp trả của Ngô Thì Nhậm khi Đặng Trần Thường hỏi giữa tao với mày, và Gia Long của tao, Quang Trung của mày, thì ai mới là người giỏi nhất? Qua câu xướng mà ngày nay lịch sử vẫn còn ghi chép: "Ai công hầu? Ai khanh tướng? Trong trần ai ai dễ biết ai". Ngô Thì Nhậm đã đáp trả rằng: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế".
b- Hiện linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung và những món đồ binh khí, gọi chung là ngũ nhung, bao gồm cả những sách vở, tài liệu văn sử, tài liệu chính sách, chế độ, tranh ảnh, hình tượng, bạc vàng quý giá vô song của nhà Tây Sơn mà Ngài từng sử dụng trước kia trong việc cai trị đất nước, cùng những khi xuất chinh, lâm trận đều được ban tham mưu Tây Sơn cất giấu hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện ngôi chùa lịch sử Thiên Thai. Sau khi linh cữu, thi hài Hoàng đế cùng những đồ gia bảo, quý báu nói trên được an trí, đặt để cẩn thận, không cho mối mọt xâm hại trong Cung điện ngầm xong xuôi. Thì cánh cửa ra vào Cung điện đã được đóng, bịt kín lại ngay sau đó.

 

4- Câu thực hạ 實下 "Chiến sách khanh phu thượng hiển chương 戰策卿夫上顯章" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Khi Đặng Trần Thường hỏi Ngô Thì Nhậm rằng giữa tao với mày, và giữa Gia Long của tao, Quang Trung của mày, thì ai mới là người giỏi nhất? Viết ra câu hỏi của Đặng Trần Thường như thế là chúng tôi dựa, căn cứ vào điển tích câu chuyện ngày nay vẫn còn truyền tụng, như sau: "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?". 
b- Câu trên (Nhung y thần vũ...) là để xác nhận vị thế của Quang Trung và Gia Long qua ba chữ "ai vương tướng", tức Gia Long và Quang Trung ai mới là vương, ai mới là tướng, và ai là người tài giỏi thật sự, đáp theo câu hỏi của Đặng Trần Thường. Câu dưới (Chiến sách khanh phu...) để xác nhận Đặng Trần Thường chỉ là hạng thất phu tầm thường, so với tước (khanh), vị trí của Ngô Thì Nhậm dưới triều Tây Sơn. Nhưng câu trả lời của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm ngày ấy không phải chỉ giới hạn có bấy nhiêu, rằng giữa Quang Trung và Gia Long, giữa mình với Phó Tổng trấn Bắc thành, thì ai mới là vua, ai là người giỏi hơn ai. Mà câu trả lời của Ngô Thì Nhậm như còn muốn nhắc, nói tới câu chuyện xa, dài hơn. Vì ông là nhà sử học chuyên nghiệp. Nội dung, tức câu đáp trả, tập trung ở hai chữ "chiến sách 戰 策". Vậy hai chữ "chiến sách 戰 策" có ý nghĩa gì ở đây? Xin thưa, đó là hai chữ nói tắt gọn của thời đại Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Vậy thời Xuân Thu Chiến Quốc có ý nghĩa gì trong câu chuyện đối đáp giữa hai kẻ đứng trên hai chiến tuyến, khác nhau đến một trời một vực như thế?

 

5- Câu bình thứ nhất "Hữu giác tiền chi âm đạo phủ 右角前支陰道府" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Lúc bấy giờ, trước sân Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngồi trên ghế cao dùng ngôn ngữ la lối, nạt nộ, hò hét, phủ, chụp xuống các tội nhân bị trói tay quỳ dưới đất là Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường là quan võ, đứng bên phải vua Gia Long, sinh năm Ất Hợi 1755. Gia Long là con của chúa Nguyễn Phúc Luân.
b- Bên phải Ngôi Tháp mộ (hữu giác 右角), cũng là mặt phải tấm bia Hiển Linh 顯靈, là nơi bắt đầu của một đường hầm ngầm hình chữ chi (tư thế rồng nằm) dẫn đến Cung điện ngầm (phủ), nơi đặt linh cữu, thi hài Đức Vũ Hoàng.

 

6- Câu bình thứ hai "Tả minh chánh tự ngưỡng dương cương 左明正字仰揚剛" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Đáp trả lại sự quát tháo, hùng hổ, cơn hăng máu của quan võ Đặng Trần Thường, lúc ấy quan văn Ngô Thì Nhậm tuy là người thất thế nhưng không hề sợ hãi, vẫn ung dung ngữa mặt dùng lời lẽ trực ngôn trực hạnh, đường đường chánh chánh khi nhu lúc cương, giương cao khí tiết người quân tử, cả cuộc đời chỉ lấy nền đạo học tam cương (quân thần cang, phu phụ cang, phụ tử cang) ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) làm lẽ sống, cho sự xuất nhập, tiến thoái những khi hữu sự, nên rất xem nhẹ cái chết, nói rõ cho y biết thế nào là đúng sai, phải trái, ai là vua sáng (minh) tôi hiền, ai là vua ác tôi ngu.
b- Mặt sau tấm bia có bài minh 30 chữ (tả minh 左銘), ở giữa (chánh tự 正字) là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, bên phải 12 chữ Y Phu Công Tộc Chưởng Cơ Duệ Toán Phu Nhân Khai Tạo 依夫公族掌奇睿筭夫人開造, bên trái 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠, tại Ngôi Tháp mộ nằm bên sườn (cương ) đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, phía trước ngôi chùa lịch sử Thiên Thai (vị trí lệch phải, đứng trước chùa nhìn ra), là một miệng hầm đang nằm ngữa (ngưỡng ) chờ đợi.

 

7- Câu ngoại cứ thứ nhất "Tài bồi yêm đắc tư thù cáo 才培奄得私仇吿" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Ngô Thì Nhậm, tác giả bài thơ, nói cho mọi người biết, trong cuộc tra xét, đối đáp ngày ấy tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ông đã dùng tài năng ăn học, sở trường văn thơ chữ nghĩa của mình bồi, đánh vào chỗ trống, khuyết, lệch lạc, nói sai sự thật, mang tính khiêu khích, đàn áp người vô tội trong các câu hỏi của hoạn quan Đặng Trần Thường nên Đặng điên tiết, bèn dùng vũ lực trả đủa, đánh ông lâm trọng bệnh.
b- Ngô Thì Nhậm cho mọi người biết ngày ấy ông đã dùng tài năng, sở trường của mình để vun trồng, bồi bổ, trấn yểm, che giấu những bí mật quốc gia đại sự để đền đáp ơn vua tình nước, đồng thời cũng khiến kẻ tư thù, lòng dạ hiểm độc như loài lang sói không làm gì được, đành phải bó tay, đầu hàng trước tài nghệ chơi chữ, dàn trận giả đánh lạc hướng kẻ thù bậc thầy của ông.

 

8- Câu nội cứ cuối cùng "Chi đạo di ngôn lập trực phương 之道貽言立直方" có hai ý kín hở, đen trắng như sau:
a- Đạo của người quân tử là trung quân ái quốc, tiết tháo, sống biết đủ, giữ hạnh ngay thẳng, thanh cao, trong sạch, không bao giờ đánh mất mình. Đạo kẻ tiểu nhân bao giờ, thời nào cũng với chủ trương phản quốc hại dân, chạy theo vua tà rước giặc về dày mả tổ, tàn phá quê hương, sống cuộc đời cướp giựt, vơ vét. Đó là lý do để kẻ phản quốc, ác tâm đánh người quân tử trọng thương sau ngày nói chuyện trực tiếp với y tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để giải quyết câu chuyện ân oán, thù vặt năm xưa. Bản di ngôn văn dĩ tải đạo này được lập vào năm Quý Hợi 1803 sau ngày gặp kẻ phản quốc trước sân Văn Miếu.
b- Bài thơ KVĐDL cuối cùng này được làm ra có hai mục đích, thứ nhất, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm Nhâm Tuất 1802 tại kinh đô Thăng Long giữa mình và Phó Tổng trấn Bắc thành Đặng Trần Thường. Thứ hai, là dùng nó để chỉ thẳng vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 nằm trước chùa Thiên Thai ở phương đối diện (bắc nam/trực phương 直方) là kinh đô Phú Xuân, đất phương Nam, phía bên trái có chữ Di của hàng 14 chữ Thiên Thai Tự Ứng Pháp Sa Di Ni Hiệu Như Đức Húy Pháp Thành 天台寺應法沙彌尼號如德諱法誠. Đây là di ngữ (di ngôn 貽言) của người bề tôi trung thành, tận tụy, trung quân ái quốc (trực ), một đời vì nước vì non, lập dựng (lập ) lên dùng làm nơi chôn giấu linh cữu, thi hài bậc minh chủ Quang Trung Nguyễn Huệ khiến kẻ thù không thể biết gì, làm được gì khi đọc qua nó. Mà nó chỉ dành cho người hữu duyên (phương ), khi đọc qua sẽ trực nhận (trực ), hiểu ra sự việc, từ đó sẽ tìm lại được dấu tích người xưa. Phía sau tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 này có một miệng hầm (nằm ngữa), dẫn xuống đường hầm thẳng đứng hình vuông (lập trực phương 立直方), có 12 bậc cấp lên xuống. Xuống hết 12 bậc cấp này, sẽ gặp cánh cửa đầu đường hầm hình chữ chi (chi ) xây bịt kín. Phá, mở cánh cửa này ra, đi hết đường hầm chữ chi , tới đầu bên kia (phương ), sẽ gặp Cung điện ngầm, còn gọi là Cung điện Đan Dương, là nơi chôn giấu thi hài người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại cùng những đồ gia bảo, quý báu khác của Nhà Tây Sơn.

 

Dịch thơ:
Vua ở Thiên Thai dưới điện ngầm,
Hai kinh hiếu sự Đặng Ngô nhâm.
Đất trên xao xác ngàn mưu hại,
Hang dưới ỉm im nhật nguyệt âm.
Địa đạo đầu chi tháp hiển linh,
Điện cung cuối ngự trực phương trầm.
Tài ai bồi đắp tình vua nước,
Di ngữ ngoài trong rạng nghĩa thâm.

 

Quảng Nam, lúc 7h22 ngày 19 tháng 4 năm Quý Mão 2023
Kính bút 
Tỳ kheo Thích Chơn Niệm

 

Chú thích:
Những chữ in đậm trong thơ là những chỉnh sửa, phục hồi, trả lại văn bản gốc của bài thơ, cho tác giả của chúng tôi. Nó được dùng đối chiếu với các chữ sai lệch, vô nghĩa trong văn bản kèm theo ở phần phụ lục. Cũng như những chữ Hán ở nghĩa hở mang nghĩa khác, viết cách khác. Sang qua nghĩa kín sẽ mang nghĩa khác, chữ khác. Đây là điều không khó hiểu với những người đã quen đọc các bài viết giải thích mật mã của chúng tôi lâu nay trên trang cá nhân đối với các bài thơ dạng bóng gió, chiết tự của các danh sĩ nổi tiếng, đơn cử như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bắc cung Hoàng hậu/tác giả Ai tư vãn, Chinh phụ ngâm, và Bà Huyện Thanh Quan, Hàn Mặc Tử. Đây là điều đặc biệt, song cũng rất bình thường của các dạng câu, chữ mang tính ám chỉ, bóng gió, nói thầm kín, thì nó cần phải được mở rộng biên độ, tầng bậc âm thanh, ngôn ngữ, chữ nghĩa của cách chuyển âm đọc, cách viết thì từ đó người đọc mới có thể thâm nhập, nắm bắt được hồn cốt bài thơ cùng những tâm ý thâm trầm, ẩn khuất, sâu kín của tác giả vậy.
***

PHẦN PHỤ LỤC:
欽輓丹陽陵
龍御難攀紫極堂,
金源悵望九迴塘.
戎衣神武留憑藉,
方策英謨迪憲章.
陟降皇靈欽在左,
保明聖胤仰當陽.
栽培天得思酬報,
坤道無他利直方.

 

KHÂM VÃN ĐAN DƯƠNG LĂNG*
Long ngự nam quan Tử Cực đường,
Kim nguyên trướng vọng cửu hồi đường.
Nhung y thần vũ lưu bằng tạ,
Phương sách anh mô địch hiến chương.
Trắc giáng hoàng linh khâm tại tả,
Bảo minh thánh dận ngưỡng đương dương.
Tài bồi thiên đắc tư thù báo,
Khôn đạo vô tha lợi trực phương.

 

Dịch nghĩa:
Khó níu được xe rồng trên cung Tử Cực*,
Buồn trông Nguồn Vàng chín khúc quanh co*.
Võ công hiển hách, còn để lại nơi nương tựa,
Mưu lược sáng suốt, đã mở đường cho hiến chương.
Anh linh trắc giáng, kính thấy ngay ở bên,
Dòng dõi giữ gìn, ngẩng thấy đang ở trong ánh dương.
Đức trời bồi đắp, những lo báo đáp,
Đạo quẻ Khôn không có gì khác, lợi ở thẳng và vuông*.

 

Dịch thơ:
Khó vượt thiên cung níu áo rồng,
Suối vàng chín khúc dạ hoài mong.
Võ công oanh liệt gây nền vững,
Chính sách tài tình để phép chung.
Kính tưởng hồn thơm, kề bóng ngự,
Giữ gìn nghiệp lớn, đỡ vầng đông.
Đức trời bồi đắp, lo đền đáp,
Nếp "thẳng" đường "vuông" vẹn đạo lòng.
Ngô Linh Ngọc dịch


Chú thích:
(1) Lăng Đan Dương: lăng vua Quang Trung.
(2) Cung Tử Cực: cung trời. Câu này ý nói Quang Trung đã mất.
(3) Nguồn Vàng: nguồn nước ở phía tây mộ.
(4) Hào từ, quẻ Khôn, Kinh Dịch viết: "Trực, phương, đại, bất tập vô bất lợi" (Thẳng, vuông, lớn, không tập mà không có gì là không lợi).
(Trích Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 665-666-667)

                                                                                   

                                   

                                     

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang