Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THẤY NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BẤT HẠNH XUẤT BẠC TIỀN GIÚP ĐỠ CÓ ĐƯỢC PHƯỚC HAY KHÔNG?

THẤY NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BẤT HẠNH XUẤT BẠC
TIỀN GIÚP ĐỠ CÓ ĐƯỢC PHƯỚC HAY KHÔNG?
Dưới đây là những câu chuyện có thật về việc giúp đỡ người trong cơn hoạn nạn, khó khổ đôi khi sẽ mang lại những tác động ngược, chứ không phải là điều tốt đẹp như mọi người từng nghĩ như thế. Câu chuyện thế này:

 

Vào ngày 28 tháng 09 năm 1918, là ngày mà một anh lính người Anh Henri Tandy không bao giờ quên được. Bởi chính ngày này anh đã bắt gặp một người lính Đức đã từng xin thi vào học viện mỹ thuật Viene để có thể trở thành một họa sĩ ở chiến trường Pháp.

 

Lúc đó trung đoàn bộ binh của Tandy bị quân Đức tấn công mãnh liệt ở bến cảng thuộc một thị trấn nhỏ, Tandy bò toài để tiến lên đến địa điểm hỏa lực súng máy đã bị bỏ trống của quân Đức. Và anh đã tiến đến bến phà một cách thuận lợi, rồi anh đã bắc được một chiếc cầu ván khiến cho quân Anh tấn công quân Đức dễ dàng.

 

Quân Đức rút khỏi trận địa. Cuộc chém giết đẫm máu đã tạm ngừng, chiến trường tạm bình yên trở lại. Lúc này Tandy phát hiện một tên lính Đức bị thương đang từ trận địa bò dậy, loạng choạng bước vào vòng ngắm họng súng của anh. Người lính này bây giờ đã quá mệt mỏi, cũng không một chút đề phòng, anh ta không buông súng đầu hàng, cũng không kinh hoàng hoảng sợ, chỉ trân trân nhìn Tandy, như đang chờ đợi Tandy nổ súng. Nhưng Tandy không nổ súng. Người lính Đức thấy vậy gật gật đầu tỏ vẻ cảm ơn, sau đó bước đi...

 

Về sau Tandy thuật lại: "Lúc đó tôi chỉ ngắm trúng hắn mà thôi, không nổ súng. Tôi không nỡ bắn một thương binh không còn một chút kháng cự nào, và cuối cùng cho hắn thoát". Có thể có nhiều người không nhận thấy rằng, quyết định của Tandy đã viết lại lịch sử cho thế giới!

 

Một đứa trẻ người Đức yêu hội họa từ nhỏ, bây giờ đang chém giết nhau trên chiến trường, đây chính là nguyên thủ sau này của nước Đức, người theo chủ nghĩa Nazy, là tội phạm chiến tranh số 1 trong Đại chiến thế giới lần thứ 2: HITLER.

người

Thượng đế vốn có thể ngăn chặn tên ác quỷ này không cho nó trở thành một tên độc tài tội ác của một quốc gia, nhưng tiến trình lịch sử đã đi chệch khỏi quỹ đạo ở chi tiết này, và cuối cùng, nó đã đưa Hitler vào con đường của một tên phát xít độc tài.

 

Khi Hitler phát động Đại chiến thế giới lần thứ 2, cả châu Âu chìm trong biển máu, có nhiều người đã phẫn nộ, than thở về cái sai lầm có tính chất lịch sử của Viện Nghệ thuật Viene. Nếu năm đó Viện chấp nhận một Hitler vào học, thì nước Đức có thêm một họa sĩ tồi, nhưng bớt đi được một tên Nazy điên cuồng gây biết bao thảm họa cho nhân loại. Cũng có người cho rằng, nếu được vào học tập ở Viện Mỹ thuật thì với không khí nghệ thuật ở đây ắt sẽ chặn bớt được những cái điên cuồng trong đầu óc hắn. Nếu gặp được một người thầy tốt, biết đâu hắn có thể trở thành một con người mẫu mực, một họa sĩ đức cao trọng vọng, học trò khắp thiên hạ.

 

Cũng có người than phiền về tấm lòng nhân từ của Tandy. Năm 1940, Tandy nói một cách đau khổ với nhà báo: "Khi đó, nếu biết hắn là con người thế này, thì đòm một phát là xong. Bây giờ biết bao nhiêu người già, con trẻ bị tàn sát dã man, tôi thấy mình thật đắc tội với thượng đế! Bấy giờ, không cho nó thoát mới phải".

 

Nỗi đau khổ ấy cứ dằn vặt, đeo đẳng mãi suốt cả quãng nửa đời còn lại của Tandy. Tất cả những điều này, hình như thượng đế đã sắp xếp sẵn rồi, một sự sắp xếp sai lầm khủng khiếp. Nhưng Tandy không thể tha thứ cho mình được. Năm 49 tuổi, anh đã lại xin đăng ký nhập ngũ, mong sao Hitler không thể trốn thoát lần thứ hai được nữa. Nhưng do bị thương nhiều lần, anh không thể ra mặt trận được. Năm 1977, người cựu chiến binh đã từng được thưởng "Huân chương cống hiến kiệt xuất" , "Huy chương quân sự", và "Huân chương chữ thập Victoria" này đã từ trần, hưởng thọ 86 tuổi. Cả nỗi hối hận của ông cùng những tội ác tày trời của bọn Nazy Đức đã vĩnh viễn đi vào lịch sử.

 

Đây là câu chuyện nói về lòng nhân đạo của người lính Anh Tandy đối với trùm đồ tể Đức quốc xã Hitler. Ở Việt Nam, thời phong kiến cũng từng có câu chuyện tượng tự. Đó là việc các tu sĩ Phật giáo đã tìm cách bao che cho Nguyễn Ánh khi y bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy vào ẩn núp trong chùa. Và cũng chính hành động bao che của lòng từ bi thương người này mà về sau nhà Tây Sơn đã bị Nguyễn Ánh tiêu diệt sạch sẽ, không còn một ai. Chưa nói đến việc đất nước sau đó đã bị thực dân Pháp đô hộ, cai trị cả 100 năm với bao nhiêu là mất mát, thiệt hại đau thương cho cả con người, các loài vật và của cải, vật chất từ nền móng đô hộ thực dân mà bắt nguồn là từ sự dẫn dắt, trải chiếu mời gọi của Nguyễn Ánh. Chỉ đến khi phong trào cách mạng nổi dậy cùng với sự xuất hiện của nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh thì từ đó Việt Nam mới thoát ra khỏi móng vuốt cai trị thực dân Pháp. Nhưng sau Pháp lại đến Nhật, rồi tiếp là Nam Hàn, Mỹ. Bởi nhân quả là một hệ thống mở, từ điểm này nó sẽ mở sang điểm khác, điểm khác và điểm khác nữa rồi cứ thế đến vô cùng, vô tận...

 

Trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm từ Pháp, Nhật, Hàn, Mỹ thì đất nước, dân tộc chúng ta đã từng hao tốn, mất mát những gì chắc cũng rất khó mà liệt kê hết ra ở đây được. Riêng trong thời Gia Long cai trị đất nước từ khi lên ngôi, thì Gia Long đã thẳng tay thi hành những chính sách đàn áp, bóc lột nhân dân không một chút thương xót. Nhà Nguyễn vơ vét của cải nhân dân bằng cách nộp cống phẩm, đánh nhiều loại thuế rất nặng như: thuế buôn bán, thuế thân, thuế ruộng. Họ thu thuế theo nguyên tắc bảo đảm thu nhập cho nhà nước, bất chấp đời sống khổ cực của nhân dân và thiên tai mất mùa đói kém. Chế độ lao dịch cũng vô cùng nặng nề, người dân phải đi lao dịch 60 ngày trong năm để xây cung điện, thành lũy, lăng mộ, đền đài, miếu mạo. Nhân dân còn phải cung cấp vật liệu xây cất cho nhà nước, cả cung cấp trang thiết bị và lương thực cho quân đội. Tục ngữ dân gian đã xác định sự thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến vương triều Nguyễn như sau:

 

Thành xây xương trắng,
Hào đào máu dân.

 

Chính sách bóc lột, thống trị tàn bạo của vương triều Nguyễn đã làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt. Chưa có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam vừa mới thành lập đã bị nông dân chống đối kịch liệt như triều nhà Nguyễn. Chúng ta hãy đọc những trang sử cận đại để thấy rõ các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối các triều đại vương triều Nguyễn:

 

-Đời Gia Long, từ 1802-1812 đã có 70 cuộc khởi nghĩa của nông dân.
-Đời Minh Mạng, từ năm 1820-1840 có 200 cuộc nổi dậy lớn nhỏ.
-Thời Thiệu Trị, từ năm 1841-1846, chỉ trong 7 năm có 50 cuộc khởi nghĩa.

 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827) ở Thái Bình. Rồi khởi nghĩa của Nông Văn Vân, vốn là tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng), ông tự xưng là Tiết chế thượng tướng quân, kêu gọi đồng bào thiểu số chống lại triều đình. Và cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, ông là nhà nho, nhà thơ nổi tiếng đương thời, đã phất cờ chống lại triều đình năm 1854-1855.

 

Ở miền Nam có cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi cũng nhằm chống lại triều Nguyễn.

 

Như vậy, xét ra, có phải chính vì lòng từ bi thương người đặt không đúng chỗ đã tạo điều kiện cho những tên đồ tể khát máu nổi tiếng như Hitler, Nguyễn Ánh từ đó mới có cơ hội sống sót và dễ dàng tiến tới thực hiện mục đích tối hậu là tiêu diệt con người, loài người mà các y đã rắp tâm từ bao lâu hay không? Chớ phải chi lúc đó người lính Anh Tandy kia hoặc các vị tu sĩ Phật giáo xứ An Nam hãy sòng phẳng, dứt khoát, mạnh dạn đừng để cho các tội phạm học sừng sỏ, hiểm độc này có điều kiện sống sót, chạy thoát thì lịch sử đất nước và thế giới đâu thể bị lật sang trang đến nổi quá bẽ bàng, phũ phàng và ngỡ ngàng như thế có phải hay không?

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang