Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

2- BÀI THƠ CUỐI CÙNG

2- BÀI THƠ CUỐI CÙNG

Giải nghĩa không khó. Khó là trả lại đúng từ ngữ nguyên bản gốc.
Tiếp theo chữ quan là chữ tử . Tử ở đây ngoài nghĩa chính là màu đỏ tía thì còn là cây tử, loại cây dùng để đóng các loại đàn mà ngày xưa vẫn hay dùng. Chữ tử này được viết như sau . Nhưng tử cũng chính là chỉ cho loại gỗ của cây Tử đàn, tức gỗ sưa. Loại gỗ sưa quý hiếm này hiện nay đã và đang bị săn lùng ráo riết bởi những người giàu có vung tiền thuê mướn hòng mong chiếm hữu để làm các vật dụng trong nhà như bàn ghế, tủ giường, vv... Kể cả làm cái quan tài để sẳn, chờ ngày ra đi, cát bụi trả về cho cát bụi.

 

Dục cần phải hiểu thật sát nghĩa, không được hiểu sai. Vì hiểu sai thì tất cả những sự thật của văn bản, của vấn đề trọng đại lịch sử đã được Ngô Thì Nhậm bật đèn xanh qua bài thơ cuối cùng này sẽ bị đảo lộn, biến thái hoàn toàn. Vậy Dục ở đây theo chúng tôi có nghĩa là... tắm. Khi Dục đã được xác định chính xác, đúng đắn là tắm thì chữ Dục này sẽ được viết với bộ Thủy bên trái, bộ Cốc bên phải sẽ ra chữ Dục như đã nói.

 

Đường ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất. Đường là cái nhà, nói đúng hơn là gian nhà nằm ở vị trí chính giữa. Hay đường là cung điện, còn gọi là miếu đường, là nơi làm việc, thiết triều của vua chúa thời phong kiến xa xưa. Lại đường còn để chỉ cho chỗ núi bằng phẳng. Bởi trong các dạng thơ văn mật mã thì khi nói chữ này bạn cần phải hiểu qua nhiều chữ khác thì những ý nghĩa thâm trầm, bí mật của sự thật, của từng tâm ý niệm dụng công ký thác của tác giả mới có thể được khám phá, phanh phui ra giữa thanh thiên bạch nhật.

 

Như thế, đường khi đã là cái nhà nằm ở vị trí chính giữa thì nó sẽ được thể hiện với chữ Thượng ở trên, bộ Thổ ở dưới như sau . Chúng tôi đã có nói, loại thơ bảy chữ của Song thất lục bát đi theo nhịp 3/4. Loại thơ Đường luật được phân bổ, đi theo nhịp 4/3. Mỗi cụm chữ của hai loại thơ này đều mang hai ý nghĩa khác nhau. Và khi hai cụm chữ của mỗi loại nhập lại sẽ cho ra các ý nghĩa trọn vẹn của câu.

sách

Riêng cụm ba chữ của câu khai đề là tử dục đường 紫浴堂 yêu cầu các bạn phải hiểu như sau. Như đã nói, tử ngoài nghĩa sắc màu đỏ tía thì tử còn có nghĩa là loại gỗ Tử đàn. Dục là tắm. Đường ngoài nghĩa là cái nhà ở vị trí chính giữa thì đường còn là một chất lỏng. Muốn biết các chữ này có ý nghĩa gì thì các bạn phải nhập chung ba chữ sau vào với bốn chữ trước. Sau đây là cách chúng tôi nhập các cụm chữ lại với nhau để tìm ra những ý nghĩa mật mã thâm sâu mà Ngô Thì Nhậm đã ký thác vào trong bài thơ cuối cùng này. Mời các bạn đọc lại nguyên câu khai đề:

 

龍御南棺紫浴堂
Long ngự nam quan tử dục đường,

 

Bốn chữ Long ngự nam quan 龍御南棺 là chỉ cho thi hài vua Quang Trung đang ở trong một cái áo quan, được đặt nằm ở hướng Nam. Đoạn này chúng tôi liền liên hệ đến các văn bản, tài liệu ghi chép sử học của nhiều nguồn thông tin thì được biết như sau. Trong Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập), quyển 30 "Ngụy Tây", trang 43a có cho biết lăng mộ vua Quang Trung được "táng vu Hương Giang chi nam 葬于香江之南" (táng ở phía nam sông Hương).

 

Trong văn bản Đại Nam chính biên liệt truyện chỉ cho biết ngắn gọn lăng mộ vua Quang Trung được táng, tức chôn cất ở hướng Nam sông Hương. Ngoài ra không có một chi tiết nào trong văn bản cho biết rõ ràng, cụ thể là lăng mộ vua Quang Trung nằm chính xác tại khu vực nào của phía Nam sông Hương.

 

Chỉ đến khi nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân qua tìm tòi, khảo cứu đã phát hiện ra lăng mộ vua Quang Trung được chôn cất tại Cung điện Đan Dương. Chúng tôi xin trích lại một đoạn ngắn trong tập Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, trang 7-8 của ông Nguyễn Đắc Xuân để các bạn tham khảo. Đoạn ấy như sau:

 

"Đi tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung-từ nửa đầu của thế kỷ XX, là một thao thức của các nhà sử học Việt Nam, đặc biệt là những nhà nghiên cứu Huế. Là một người nghiên cứu Huế, tôi không thể đứng ngoài sự thao thức ấy.

 

Lúc đầu tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác theo gót các bậc tiền bối như Nguyễn Thiện Lâu, Nguyễn Hữu Đính .v., tập trung tìm tư liệu và lý lẽ để chứng minh lăng Ba Vành ở Thiên An là lăng mộ vua Quang Trung. Nhưng may sao, qua nghiên cứu Huế - nghiên cứu tất cả những gì có liên quan đến Huế trong sử học, địa lý lịch sử, văn học cổ (và cả văn học hiện đại), khảo cổ học v.v., tôi sớm phát hiện được nhiều thông tin lịch sử hé lộ cho biết lăng mộ vua Quang Trung có tên là Lăng Đan Dương 丹陽 [1] với những yếu tố mà thực tế lăng Ba Vành không hội đủ được như sau:

 

-Lăng mộ vua Quang Trung ở gần bờ nam sông Hương (Hương Giang chi nam), lăng Ba Vành ở quá xa bờ nam sông Hương.
-Lăng mộ đặt ngay trong Cung điện Đan Dương ("Cung điện Đan Dương là nơi phụng chứa bảo y tiên hoàng ta" - theo nghuyên chú trong bài thơ Cảm Hoài của Ngô Thì Nhậm).

 

Như vậy, đọc qua đoạn văn ngắn, trích dẫn từ tập sách ĐTDTCĐĐD-SLCHĐQT của Nguyễn Đắc Xuân thì chúng ta đã biết. Do đọc kỹ các bài thơ của Ngô Thì Nhậm trong các tập Ngô Gia Văn Phái, điển hình là bài thơ Đường luật Cảm Hoài nên ông Nguyễn Đắc Xuân đã phát hiện ra lăng mộ vua Quang Trung được xây dựng tại Cung Điện Đan Dương. Và ông Nguyễn Đắc Xuân còn táo bạo hơn nữa khi dám xác định Cung Điện Đan Dương chính là Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn mà khi đánh chiếm Phú Xuân thì Nguyễn Huệ đã cho tu sửa, biến thành Cung Điện Đan Dương.

sách
Ông Nguyễn Đắc Xuân và công trình khảo cứu của mình

Phát hiện này của ông Nguyễn Đắc Xuân chúng tôi cho là rất chính xác vậy. Nhưng trong phát hiện của mình ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có rất nhiều những sai lầm chết người. Như ông dám cho rằng lăng mộ vua Quang Trung đã bị Gia Long quật phá, lấy sọ đầu bỏ vào bô sành để đi tiểu tiện hằng ngày cùng với sọ đầu của Nguyễn Nhạc. Phần xương hai người được giã nát, trộn thuốc súng bắn ra biển. Đây là sai lầm vô cùng tai hại của ông Nguyễn Đắc Xuân mà không làm sao sửa đổi. Vì một khi những tài liệu, thông tin sai lệch hữu ý vô tình này đã được in thành sách, phát hành rộng rãi trong quần chúng, nhân dân. Chuyện này thôi hãy để sự quyết định của pháp luật hay luật nhân quả trả vay đối với việc làm của ông Nguyễn Đắc Xuân và công trình khảo cứu lâu nay của ông. Chúng ta nên trở lại với chuyện văn thơ là hơn.

 

Như vậy, các bạn đã hiểu. Bốn chữ Long ngự nam quan 龍御南棺 của câu khai đề do Ngô Thì Nhậm viết đã cho chúng ta biết được rằng. Thi hài, linh cữu vua Quang Trung được an trí tại bờ nam sông Hương, trong Cung điện Đan Dương, tức Phủ Dương Xuân như phát hiện của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân đã cho biết. Ba chữ cuối câu tử dục đường 紫浴堂 có nghĩa như sau. Thi hài (tử ) vua Quang Trung được ban tham mưu Tây Sơn Bắc tẩm, ướp, tức tắm (dục ) hay ngâm trong một dung dịch lỏng, sền sệt như mật đường, cũng có thể là mật ong kết hợp cùng với các loại hóa chất đặc biệt nào đó với mục đích để thi hài, nhân tướng uy nghiêm, hùng dũng, đường bệ khác thường của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại sẽ không bị hủy hoại dưới gót chân tàn phá khắc nghiệt của quy luật vô thường.

 

Muốn phá một vụ án, cần phải biết tổng hợp thông tin.
Theo đó, như văn bản của Ngô Thì Nhậm cho biết. Linh cữu vua Quang Trung được đặt nằm ở hướng Nam, tại gian nhà chính giữa (đường ) có màu đỏ tía (tử ), tức Cung Điện Ngầm dưới Cung Điện Đan Dương. Đan tiếng Hán có nghĩa là đỏ, màu đỏ. Cung điện vua chúa thời xưa đều chuộng, hay dùng màu đỏ. Chúng tôi liên tưởng, chắp nối với các văn bản văn học, tài liệu của hậu bán kỷ 18, như bài thơ Chinh phụ ngâm do Phan Huy Ích chuyển nhịp có đoạn:

 

...Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in...

 

Trong văn bản NHÀ TÂY SƠN của đồng tác giả Quách Tấn-Quách Giao, trang 195 cũng cho biết chính xác màu đỏ được Quang Trung sử dụng cho chiếc chiến bào ra trận như sau:

 

"...Chiều mồng Năm tháng Giêng năm Kỷ Dậu (30-1-1789), vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đã bị thuốc súng nhuộm thành màu đen..."

 

Như thế, có thể nói. Màu đỏ là màu mà Quang Trung Nguyễn Huệ thường hay sử dụng nhất trong việc trang phục, nhất cho các bộ nhung y ra trận, xông pha dưới lằn tên mũi đạn, trước một rừng đao kiếm dày đặc của quân thù. Hoặc là màu máu đỏ tươi của lá quốc kỳ mà Bắc cung Hoàng hậu đã có nói trong bài thơ Ai tư vãn. Vì vậy, khi Quang Trung ra đi thì triều thần đã chọn màu đỏ là màu mà con người lịch sử này thường ưa sử dụng để làm màu chủ đạo trong việc xây dựng Cung Điện Ngầm, nơi đặt linh cữu, thi hài cho bậc minh chủ của mình.

 

Chúng tôi dám nói như vậy trước hết là căn cứ vào bài thơ mật mã Khâm vãn Đan Dương Lăng của Ngô Thì Nhậm. Sau là các sử liệu đã được ghi chép, in thành sách phát hành rộng rãi của nhiều nguồn, nhiều tác giả xưa nay. Đây là đoạn trích trong Đại Nam chính biên liệt truyện, phần Ngụy Tây liệt truyện, sơ tập, quyển thứ 30. Phần này do Tạ Quang Phát phiên âm và dịch nghĩa, chú thích. Sách do Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa Sài Gòn xuất bản năm 1970, trang 73 như sau:

 

"Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng nói như chuông to, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kính sợ..."

 

Sách "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802" của cố tác giả Tạ Chí Đại Trường, trang 265 ghi chép như sau về nhân tướng Quang Trung-Nguyễn Huệ:

 

...Trong một quyển dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực lắm: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu..." Tóc quăn, mặt mụn, mắt không đều là dấu vết của thân xác. Nhưng câu chuyện tròng mắt có ánh sáng phát ra, ban đêm soi sáng cả chỗ ngồi là cảm tưởng của người nhìn khiếp sợ trước oai vũ của "Thượng công"...

 

Hầu như tất cả các sách xưa nay khi nói về nhân tướng con người lịch sử hùng vĩ này đều có một giọng điệu chung chung như vậy. Chỉ riêng trong Truyện Kiều thì Nguyễn Du đã cho lịch sử biết khá rõ về nhân tướng cùng tài năng, võ nghệ của Quang Trung-Nguyễn Huệ là như thế nào qua nhân vật mã hóa Từ Hải. Đó là các câu 2165, 2166, 2167, 2168, 2169, 2170, 2171, 2172, 2173, 2174. Xin mời các bạn đọc lại các câu đã có chỉnh sửa và chú giải của chúng tôi xem sao:

 

...Lầu cao gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
Râu hùm, mắt nghịch, mày điêu,
Vai năm tấc rộng, thân dài rốn cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người biệt mông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm tình nửa gánh, non sông một chèo...

 

Câu 2166 có hai chữ biên đình 邊 廷. Đình là triều đình, nơi làm việc của vua chúa thời phong kiến. Biên ở đây trong tiếng Hán có nghĩa ven bờ, tức ven bờ sông. Triều đình làm việc của Từ Hải, tức vua Quang Trung được xây dựng tạm thời ở bên bờ sông Hương ngày xưa như các bạn thấy ngày nay của nhà Nguyễn vậy. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân, liền cho đập phá tan hoang triều đình giai đoạn tạm thời của vua Quang Trung bên bờ sông Hương, và cho xây dựng lên Hoàng thành mới như các bạn thấy hôm nay. Trong Kiều Nguyễn Du đã mã hóa triều đình cũ của Tây Sơn bằng danh từ là Vô Tích 無 迹: Không còn vết tích.

 

Câu 2167 có hai chữ Râu hùm. Râu hùm tức là râu quai nón. Hai chữ râu hùm này là từ đa nghĩa, vì qua câu này Nguyễn Du còn muốn cho lịch sử biết rõ Quang Trung-Nguyễn Huệ thuộc tuổi Dần. Chúng tôi làm một phép tính để biết tuổi Dần của Nguyễn Huệ thuộc Can nào trong Thập Can. Đó là Can Bính Dần 1746. Chỉ có tuổi Bính Dần 1746 này mới có thể đưa Nguyễn Huệ lên đến đỉnh cao quyền lực, danh vọng chứ không phải Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu 1753 như tất cả các sách đã ghi chép nhầm lẫn.

 

Sau hai chữ râu hùm là hai chữ mắt nghịch chỉnh lại của chúng tôi. Mắt nghịch là mắt lớn, mắt nhỏ không đồng đều. Sự xác nhận, cho biết của Nguyễn Du rất đúng với nhiều ghi chép trong các văn bản sử học mặc dù có thể đó chỉ là sử truyền miệng.

 

Tiếp đến là hai chữ mày điêu. Mày điêu là đuôi lông mày xếch lên trông giống như cán đao. Cho nên, điêu cũng có nghĩa là đao. Đây thuộc chữ tượng hình, trông giống như cái dao, tức chữ Đao . Chữ Đao này nếu viết ngược nét thành ra chữ Điêu . Chỉ những người có khả năng lãnh đạo hay làm tướng chỉ huy thì mới có đôi lông mày dạng này.

 

Trong các văn bản Truyện Kiều thì câu 2167 đều ghi là: "Râu hùm, cằm én, mày ngài... Thưa các bạn đây là những từ ngữ sai lệch, vô nghĩa, khó chấp nhận! Bởi làm gì có cái chuyện quá ư kỳ dị là cái cằm hay cái miệng của con người mà lại giống y hệt cái cằm, cái miệng của con chim én hay con chim sẻ hay bất cứ con chim nào đó? Vậy có thể nói đây là cái dốt không tưởng của văn học Việt Nam và đám khùng khùng điên điên tục gọi là đám bàn luận và nghiên cứu, bu quanh truyện Kiều xưa nay hay không?

 

Cho nên, có thể nói mà không sợ ngượng miệng một chút nào. Kể từ khi truyện Kiều xuất hiện thì văn học Việt Nam toàn bộ đã trở thành những kẻ ngây ngô, lúc tỉnh khi điên chẳng còn một ông, một bà nào ráo trọi!

 

Đây là do truyện Kiều hay do các nhà tục gọi là nghiên cứu truyện Kiều? Có thể cả hai chăng?

 

Câu 2168 chỉnh lại của chúng tôi là: "Vai năm tấc rộng, thân dài rốn cao..." chứ không phải "thân mười thước cao..." như tất cả các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đổ muôn chiều xưa nay xác định. Chúng tôi dám nói như vậy mà không sợ và cũng không có bất cứ một kẻ nào trên cuộc đời có thể bắt bẻ cho nổi cách nào. Bởi câu 2168 này là một mật mã được Nguyễn Du sử dụng để chỉ cho chữ Hạ  3 nét. Vai năm tấc rộng là dụ cho bộ Nhất 1 nét ngang. Thân dài rốn cao là dụ cho bộ Bốc2 nét ở dưới bộ Nhất 1 nét.

 

Hạ là bệ hạ, và bệ hạ là vua. Đây là từ được quan binh xưng tụng, tung hô đối bậc minh chủ, người cai trị thần dân bách tính trong một đất nước. Nhưng Hạ đồng thời cũng được hiểu là dưới, người ở dưới. Vì trên Quang Trung lúc này vẫn còn đó vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, anh của mình là người ở trên, tức Thượng .

 

Còn nếu các bạn y cứ theo các từ ngữ, các chú thích trong các bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đổ muôn chiều thì câu 2168 này ghi là: "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao..." thôi thì chúng tôi xin miễn bàn luận. Bởi chúng tôi là hạng người phàm mắt thịt, không phải người ở trên thượng giới, nơi một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ bao la thăm thẳm như đám văn sử học Bắc Nam từng ở, từng thấy cho nên chưa bao giờ trông thấy có một con người nào mà chiều cao lại đến mười thước, trong khi vai đo ngắn ngủn chỉ đúng năm tấc là năm tấc!

 

Quả thật chúng tôi xin bó tay, đầu hàng vô điều kiện trước các văn bản ngoài hành tinh dạng này. Xin chào và xin rút lui êm đẹp không một tiếng động vậy.

 

Sherlock Holmes và Herquin Poirot nổi tiếng là nhờ óc suy luận.
Câu 2172 là "Họ Từ tên Hải vốn người biệt mông..." chứ không phải là Việt Đông. Biệt là ly biệt, từ biệt. Từ biệt để ra đi về một phương trời viễn xứ nào đó rất xa xôi, cách trở sơn khê, khó mà tìm về đoàn tụ nơi chôn nhau cắt rún. Mông tiếng Hán nghĩa là tối tăm, mù mịt, như chỗ mặt trời lặn thì gọi là đại mông. Sách Quang Trung Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp, trang 11 của Giáo sư Phan Huy Lê có cho biết về gốc tích của anh em Nguyễn Huệ như sau:

 

"Tổ tiên của Nguyễn Huệ vốn gốc họ Hồ ở Nghệ An. Quê quán của họ Hồ này ở chân núi Đài Phong (có bản chép Thai Phong) gần núi Đại Hải từ mạch núi Đại Huệ kéo xuống, thuộc làng Thái Lão (xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Tại đây còn một khu đất bằng phẳng tương truyền là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

 

Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong và cùng với những tù binh khác, bị đẩy lên khai hoang vùng Tây nguyên phía trên đèo An Khê. Kết quả công cuộc khai phá đó là sự ra đời của một số làng ấp người Kinh trong đó có ấp Tây Sơn gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An, đều thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ấp Tây Sơn là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ trên vùng Tây Sơn Thượng đạo của xứ Đàng Trong".

dèn cầy

Như vậy, qua sự kết hợp các nguồn thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn của nhiều tác giả, nhất khi thông tin được Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du cho biết qua lối mã hóa hết sức đặc biệt từ địa danh đến con người và từng sự việc thì chúng tôi dám khẳng định. Từ Hải chính là vua Quang Trung, hay nói khác đi. Từ Hải chính là nơi gốc tích của tổ tiên ba anh em gốc họ Hồ ở Nghệ An. Đó là vùng núi Đại Hải thuộc làng Thái Lão ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An như Giáo sư sử học Phan Huy Lê đã cho biết.

 

Hai từ biệt mông 別蒙 như đã nói là từ biệt và tối tăm, nơi mặt trời lặn. Tổ tiên Nguyễn Huệ đã từ biệt xóm làng, quê hương, khăn gói lên đường vào Đàng Trong lập nghiệp từ giữa thế kỷ XVII do bị đám giặc thuộc giòng tộc Nguyễn Gia Miêu áp bức, bắt đày biệt xứ vào vùng Tây Sơn Thượng đạo sinh sống. Vùng đất Thượng đạo này vị trí nằm ở hướng Tây, là nơi mặt trời lặn, nói theo danh từ mã hóa là đại mông như Nguyễn Du Khiêm Trọng đã cho biết.

 

Như thế, hai chữ biệt mông 別蒙 chỉ có nghĩa đơn giản là như vậy. Nhưng hai chữ mật mã này đã bị xúm đè cứng ngắc, sửa thành Việt Đông, một tỉnh thành nào đó ở tuốt bên kia màn sương. Quê hương bọn Tàu vị yểu xâm lăng, cướp nước. Nhưng với chúng tôi thì chuyện phục hồi, dựng lại hiện trường vụ án từ A đến Z để làm sáng tỏ những ẩn khuất lịch sử thì không có gì là khó khăn cả.

 

Câu 2174"Gươm tình nửa gánh, non sông một chèo..." là một mật mã để chỉ cho hai chữ Huệ và Trung . Chữ Trung nhìn vào bạn có đồng ý là nó giống như chiếc thuyền và một mái chèo đang khua động mặt nước hay không? Riêng chữ Huệ -cũng đọc là Tuệ - thì ở trên là chữ Tuệ 11 nét, dưới là bộ Tâm 4 nét. Tâm là tình, tình là thứ tình cảm dây dưa, lằng nhằng, khó chặt khó dứt của con người, của tôi anh chị, như khi người ta nói: "Câu chuyện tâm tình vui theo khói bay, tay cầm tay...". Hoặc: "Tình thương gởi theo gió chiều, nhờ trao đến cho người yêu...". Riêng Tuệ  nên hiểu rộng là tuệ kiếm, thanh kiếm của trí tuệ. Chữ Tuệ được giải thích như dưới đây:

 

Huệ được giải thích là người có trí sáng, lanh lẹ, khi sinh ra đã có tính sáng láng, thông tuệ hơn người. Đây gọi là tuệ căn. Hoặc người nào lấy sự hiểu biết chứng minh được pháp, tức những việc làm của mình là đúng với chân lý, sự thật thì gọi là tuệ lực. Tức sức mạnh của trí tuệ. Như Quang Trung Nguyễn Huệ đã dùng những mưu lược, trí sáng, năng lực quân sự-chính trị hãn hữu của mình để đập tan tất cả các thế lực đao to búa lớn của đám anh chị có máu mặt từ Đàng Trong Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối vậy.

 

Hoặc người nào xem coi tính mạng của người khác, rộng hơn là của cả dân tộc, đất nước cũng chẳng khác nào là mạng sống của chính mình, gia đình mình thì gọi là tuệ mạng. Hay nói khác đi một cách. Người nào lấy trí tuệ của mình để quét sạch tất cả mọi duyên trần bụi bặm, bợn nhơ thì gọi tuệ kiếm. Vậy xét ra cho công bằng và hợp lý, hợp tình. Quang Trung-Nguyễn Huệ là một con người hãn hữu trong lịch sử của dân tộc khi đã hội đủ tất cả mọi điều kiện, yếu tố như vậy trong suốt thời kỳ càn quét, tung hoành ngang dọc suốt cả một chiều dài đất nước và lịch sử.

 

Chúng tôi không thấy có một nhân vật nào trong lịch sử xưa nay của dân tộc, thậm chí của cả nhân loại có thể sánh nổi với Quang Trung Nguyễn Huệ về cả hai mặt là võ học kiêm sức mạnh và trí tuệ như vậy được.

 

Hoàn toàn không có là không có!

 

Nhưng ngặt một nỗi, ngoài những phẩm chất, tài năng vượt bật, hơn người thì Quang Trung Nguyễn Huệ lại còn là người đa mang lấy một chữ tình. Tình ở đây là tình gia đình, máu mủ, ruột thịt giữa các anh em Tây Sơn. Và chính vì thứ tình cảm ái kiết sử dây mơ rễ má nhùng nhằng, nhúng nhắng, nhũng nhẵng khó dứt, khó buông, khó chặt đứt này mà người anh hùng bất khả chiến bại đành phải gục ngã, thảm bại vô cùng đau đớn dưới cú hồi mã thương nghiệt ngã của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng ngay tại cửa biên, trước triều đình bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm Nhâm Tý 1792 lịch sử!

 

Do đó, dựa theo đó, những sự việc có thật, từng xảy ra trong lịch sử, Nguyễn Du đã hạ bút viết rất đúng về con người của Quang Trung Nguyễn Huệ qua câu mật mã 2174 là "Gươm tình nửa gánh, non sông một chèo..." tuyệt hay, đầy chất thơ và lãng mạn, trữ tình làm sao. Nhưng đáng tiếc là hai câu mật mã này đã bị đám văn sử học Bắc Nam xúm đè cứng ngắc chỉnh sửa và hiểu thành "Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo...".

 

Sai một ly dẫn đến muôn trùng!

 

Đường đến thành công có vô vàn những kẻ làm sỏi lót đường.
Chúng tôi cũng rất chịu khó trích thêm một vài giai thoại nói về những tính chất và đặc tướng chân thật, dám nói dám làm dám chịu và có sao nói vậy của Nguyễn Huệ để các bạn có điều kiện tham khảo rộng hơn nữa về con người lịch sử này.

 

Trong tập sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Bang, trang 21, 22, 23 ghi như sau:

 

"Mùa hè năm 1786, sau khi đánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Huệ lại mang quân ra Bắc lấy danh nghĩa tôn phò nhà Lê để diệt họ Trịnh, vua Lê Hiển Tông ở ngôi 47 năm nhưng không một chút quyền hành, giờ được một nền thống nhất do Nguyễn Huệ mang lại, vừa mừng nhưng vừa sợ...

 

...Để thăm dò thái độ của Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên soái Phù chính Dực vũ Uy quốc công.

 

Biết Nguyễn Huệ không vừa lòng với danh hão ấy nên Nguyễn Hữu Chỉnh đã bịa ra lời lẽ của vua Lê cho là vua Hiển Tông đã tiết lộ với Chỉnh rồi, Chỉnh trình bày với Nguyễn Huệ như sau:
Hoàng thượng đã nói riêng với tôi rằng nhà vua đơn bạc không có vật gì đáng tặng, vẫn biết những cái danh tước nhỏ mọn, không đủ làm cho ngài sang thêm. Song, vì tục lệ trong nước vốn chuộng lễ nghĩa nên cũng gọi là tỏ chút lòng thành của Hoàng thượng vẫn cho rằng mình đã cao tuổi, sợ sau khi về, không thể nương tựa vào ai, nên Người muốn nối liền tình thân hai họ để cho hai nước đời đời kết tình thông gia giao hảo với nhau. Nhưng vì chưa hiểu ý người thế nào nên Hoàng thượng vẫn còn trù trừ chưa dám nói rõ.

Huệ đáp:
Xưa nay những kẻ chinh phu xa nhà, tình khuê phòng là rất cần thiết. Hoàng thượng cũng xét đến chỗ ấy kia à? Ừ, em là vua nước Tây, làm rể Hoàng đế nước Nam, môn đăng hộ đối như thế tưởng cũng không mấy người có được.

Mọi người ngồi nghe cùng cười rộ, Nguyễn Huệ nói tiếp:
Không nói đùa đâu, vì Hoàng thượng thấy Huệ này là tay có mưu lược già dặn đưa lại yên vui cho hai nước nên mới nghĩ thế thôi.

 

Chỉnh biết Huệ đã bằng lòng, liền vào tâu với Hoàng thượng rồi hỏi thăm Hoàng thượng có bao nhiêu cô con gái chưa gả chồng. Xem lại vua Hiển Tông có đến 6 nàng công chúa đang tuổi dậy thì, nhưng chỉ có Ngọc Hân là người có sắc đẹp và nết na hơn cả. Hoàng thượng rất yêu quý Ngọc Hân, nhà vua thường nói: "Con bé này nên gả làm Vương Phi, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường".

 

Nghe Chỉnh mở cờ, Hoàng thượng thấy mừng thầm liền bảo với Chỉnh:
Con gái chưa chồng của Trẫm còn nhiều, nhưng chỉ có Ngọc Hân là có chút nhan sắc. Tuy vậy, thói thường yêu con vẫn hay thiên lệch, chưa biết ở mắt người ngoài thì ra sao. Ngươi hãy ở đây, để Trẫm đòi cả ra cho mà coi qua, rồi tùy người lựa xem, người nào xứng đáng thì giúp cho thành việc đi.

 

Được lệnh của đức vua, tất cả các cô con gái chưa chồng của Hoàng thượng đều ra trước ngự tọa. Chỉnh liếc nhìn một lượt rồi nói:
Được rồi! Mối nhân duyên tốt lành này, thần xin làm mối, mười phần chắc xong cả mười.

 

Chỉnh về bày tỏ với Huệ về mọi sự tình đã diễn ra ở trong cung cấm của nhà vua và giới thiệu với Huệ hiện Hoàng thượng có nàng công chúa thứ 9, tuổi vừa đôi tám, xin cho nương bóng nhà sau, hầu hạ khăn lược để cho hai nước thành thông gia, đời đời hòa hiếu với nhau.
Nguyễn Huệ nói đùa rằng:
Vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về, bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta chỉ mới quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà, nay cũng thử một chuyến xem có tốt không?

 

Những người ngồi bên Huệ đều cười ầm..."

 

Nếu không phải là hạng người bộc trực, dám nghĩ dám nói dám làm và cũng rất chân tình, dễ gần gũi, thân thiện thì Nguyễn Huệ không thể nói những câu đầy tính chất thật thà, hóm hĩnh như vậy.

 

Chưa nói chuyện mỗi khi ngồi thì Nguyễn Huệ thường một chân bỏ xuống dưới, một chân bỏ trên ghế. Nghĩa là con người Nguyễn Huệ ra sao thì tất cả đều được thể hiện ra bên ngoài qua những lúc giao tiếp và qua bốn tướng đi đứng nằm ngồi hết cả. Chúng tôi gọi đó là hạng người rất tự tin và chân thật đến tận đáy lòng.

 

Qua những gì được trích dẫn từ nhiều nguồn, nhất trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, chúng ta được biết Quang Trung-Nguyễn Huệ là người có một nhân tướng rất uy nghiêm, đường bệ, khác thường. Và chính vì sự khác thường, đặc biệt, có một không hai của con người lịch sử hùng vĩ này đã dẫn tới sự quyết định của ban tham mưu Tây Sơn. Thi hài người anh hùng áo vải đã được họ tẩm ướp, bảo quản lâu dài trong một loại dung dịch hết sức đặc biệt để không thể bị tàn phá, hủy hoại bởi gót chân khắc nghiệt của quỷ vô thường.

 

Hai nguyên tắc của tội phạm và bộ môn điều tra phá án:
Phân tán và tổng hợp thông tin.
Tóm lại. Với câu thơ bảy chữ đa nghĩa "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺紫浴堂" Ngô Thì Nhậm đã cho lịch sử biết rõ rằng. Thi hài của vua Quang Trung được đặt trong cỗ áo quan làm bằng gỗ Tử đàn, an trí ở hướng Nam, tức bờ Nam sông Hương trong một Cung Điện Ngầm màu đỏ, dưới Cung Điện Đan Dương. Đặc biệt, thi hài của vua Quang Trung không chôn cất theo lệ thường là đào một huyệt mộ, rồi sau đó hạ quan tài xuống huyệt và lấp đất lại. Mà thi hài của người anh hùng áo vải đã được ban tham mưu Tây Sơn quyết định ướp, tẩm, ngâm trong một loại dung dịch lỏng, sền sệt như đường hay mật ong vậy.

đèn cầy
Những phát minh vĩ đại của nhân loại thường ở trong bóng đêm cô tịch

Nhưng nếu các bạn nghi ngờ, cho chúng tôi dựng chuyện thêu dệt. Vậy xin các bạn đọc lại hai câu lục bát, khổ 36 trong bài thơ Ai tư vãn do chính tay Bắc cung Hoàng hậu làm để biết sự xác nhận của chúng tôi là đúng sai liền thôi. Đồng thời, qua hai câu lục bát này chúng tôi dám nói việc ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng sau khi vua Quang Trung ra đi đã được triều Tây Sơn chôn cất như lệ thường tại Cung Điện Đan Dương là sai hoàn toàn!

 

...Hang sâu nghe tiếng thương bi,
Kẻ sơ còn thế huống gì người thân...

 

Hang sâu ở đây theo chúng tôi chính là Cung Điện Ngầm màu đỏ, nơi đặt Linh cữu, thi hài vua Quang Trung. Tại đây, hằng ngày đều có người lên xuống để chăm sóc đèn nhang, hương khói cùng tụng kinh cầu nguyện cho con người mà từ thần dân cho đến quan binh đều hết lòng kính ngưỡng, tôn thờ. Chứ hang sâu không phải là Lăng Đan Dương, hay là nơi chôn cất Linh cữu vua Quang Trung. Hiểu văn bản như ông Nguyễn Đắc Xuân cùng đám người mù mờ ở Huế có thể nói rất là sai lạc và nguy hiểm. Bởi chính sự hiểu biết mù mờ này đã đẩy sự việc đi vào ngõ cụt, không một lối thoát!

 


Khi đọc, nghiên cứu và xử lý một văn bản yêu cầu các bạn không được hấp tấp, vội vã, kết luận ngay liền. Đồng thời các bạn cũng cần phải biết chắp nối tất cả mọi sự việc, dữ kiện lại để từ đó có thể lấy ra một thông số chung, thống nhất. Các bạn đừng bao giờ làm việc, xử lý một văn bản như đám văn sử học Bắc Nam, cùng rất nhiều các nhà học giả xưa nay bu quanh truyện Kiều hệt như một bầy ruồi là Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Trương Vĩnh Ký, Lê Xuân Lít, thêm Nguyễn Đắc Xuân, vân vân và vân vân...

 

Nhưng câu khai đề "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺紫浴堂" không phải chỉ duy nhất có một nghĩa như vậy! Mà như đã nói đây là câu đa nghĩa. Vậy thế nào là câu đa nghĩa?

 

Nghĩa thứ nhất thì như đã nói. Nghĩa thứ hai như sau. Long là ám chỉ cho Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long. Ngự như bạn đã biết là nơi đi đứng nằm ngồi hay nơi làm việc và những gì liên hệ đến vua chúa thì đều gọi là ngự cả. Như ngự bút, ngự phòng, ngự giá chẳng hạn. Nam là hướng Nam. Quan ngoài nghĩa là cái áo quan, thì quan còn là ngôi quan, tức chỗ ngồi làm việc trong triều đình của vua quan. Chúng ta cần phải hiểu. Khi làm bài thơ này thì Ngô Thì Nhậm đang ở tại Bắc Hà, thuộc Thăng Long Hà Nội. Vậy Nam quan ở đây là Đàng Trong, chỉ cho Phú Xuân, kinh đô cũ của Nhà Tây Sơn, nơi Ngô Thì Nhậm đã từng ngồi làm việc thời Quang Trung Nguyễn Huệ trị vì, nhiếp chính.

 

Nam quan, tức kinh đô cũ của Nhà Tây Sơn tại Phú Xuân vào lúc bấy giờ lại là nơi ngự trị, làm việc của vua Gia Long, vua đầu triều Nguyễn. Bốn chữ Long ngự nam quan 龍御南棺 có nghĩa là như vậy. Tiếp theo là ba chữ tử dục đường 紫浴堂. Ba chữ này là từ đa nghĩa trong một câu đa nghĩa, nhưng chữ tử chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa duy nhất: Tử là chết. Dục chúng tôi cũng lấy ra nghĩa duy nhất: Lòng tham. Nói đúng hơn đó là tâm hận thù, căm thù ngút ngàn của vua Gia Long vào lúc bấy giờ khi đang ngự trị tại kinh đô Phú Xuân!

 

Đường là gian nhà chính giữa, tức cái nhà để làm lễ. Hay đường còn là cung điện, tục gọi là miếu đường, triều đường, nơi làm việc của vua chúa thời phong kiến. Câu "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺 紫浴堂" Ngô Thì Nhậm còn muốn ám chỉ cho sự việc. Sau khi lên ngôi tại Phú Xuân, Gia Long đã với dã tâm hận thù ngút ngàn, đê tiện, liền cho quan quân truy lùng bắt giết, tàn sát, tắm máu hay ném vào vạc dầu đang sôi sùng sục tất cả những ai từng liên hệ đến Tây Sơn và Quang Trung Nguyễn Huệ, chớ đừng nói đó là những người trong giòng họ, con cháu của Nhà Tây Sơn.

 

Bởi lịch sử đã cho chúng ta biết quá rõ. Nguyễn Ánh đã từng bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho thất điên bát đảo, vứt bỏ cả quần áo, giày dép, đao kiếm chạy lang thang cùng trời cuối đất. Cuối cùng, Nguyễn Ánh chỉ có con đường ngắn nhất, hay nhất. Ra nước ngoài phủ phục, quỳ lạy trước các quan thầy mũi lõ mắt xanh để cầu xin chút lòng thương tưởng, từ bi ra tay tế độ là hơn hết vào lúc này mà thôi.

 

Khi chúng tôi có mặt tại Huế từ những ngày đầu trong hành trình đi tìm lại những giá trị bất tử của Nhà Tây Sơn còn sót lại những gì trên kinh đô xưa hay không thì chúng tôi phát hiện những tâm niệm hận thù, chống đối rất nhiều như vậy từ những người dân Huế qua mỗi lúc xúc chạm. Như thế, có thể nói. Đây là đặc tính tướng, tập quán cội gốc vùng miền của người dân Huế chứ không riêng của giòng họ Nguyễn Gia Miêu hay của chính Gia Long. Kẻ đã từng thảm bại cay đắng, nhục nhã dưới vó ngựa và đường kiếm chinh phạt, càn quét của Quang Trung Nguyễn Huệ khi xưa.

 

Việc Gia Long sau khi lên ngôi cho quan binh truy lùng, bắt giết, tắm máu, ném vào vạc dầu đang sôi tất cả những ai trong giòng họ, con cháu hoặc có liên hệ đến Nhà Tây Sơn là chuyện rất đúng với tính cách vùng miền của người dân nơi đây. Đây là điều mà người dân Huế cần phải biết, cần phải chấp nhận cũng như cần phải điều chỉnh, sửa chữa những tâm niệm bất chính, hiểm ác như vậy, nhất giới tu sĩ trong các ngôi chùa. Vì đạo Phật tu hành chỉ có mục đích duy nhất: Tu là sửa. Sửa những tâm niệm xấu ác thành những tâm niệm tốt đẹp, thiện lành. Chớ tu hành không phải vào chùa vui chơi cho qua ngày tháng, hay chỉ trên hình thức hoặc những danh xưng ông này bà nọ...

 

Nhưng câu khai đề "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺紫浴堂" không phải chỉ có hai nghĩa đơn giản như vậy!

 

Câu khai đề này còn một ý mật mã như sau. Bốn chữ Long ngự nam quan 龍 御 南 棺 có nghĩa Linh cữu vua Quang Trung được đặt nằm mặt nhìn đau đáu về hướng Nam, là phần lãnh thổ chưa được thống nhất hoàn toàn do đoạn giữa là sự cai trị quá nghiệt ngã của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Hoặc hướng Nam là cũng chính là quê hương Tây Sơn, nơi sinh sống của ông bà cha mẹ các anh em Nguyễn Huệ trong hành trình trôi dạt tìm nơi an cư lạc nghiệp từ thủa xa xưa.

 

Lại sau khi an trí Linh cữu vua Quang Trung nằm trong một gian nhà chính giữa (đường ), màu đỏ (tử ) thì những người tổ chức di dời Linh cữu sau khi ra khỏi Cung Điện Ngầm đã quyết định đóng chặt cánh cửa ra vào cung điện mãi mãi! Vì quan  cũng có nghĩa là đóng. Bổ túc thêm cho chữ quan  này là ý nghĩa của ba chữ tử dục đường 紫浴堂. Tử có nghĩa là chết, tức ở đây -đường , Cung Điện Ngầm- là nơi không có sự sống, vì từ giờ Tý này -tử có một âm là tý- cho đến giờ Tý hôm sau chỉ có một màu tối đen như mực, tuyệt đối ánh sáng mặt trời không bao giờ lọt vào nơi đây. Nói cho dễ hiểu dễ nhớ hơn nữa, nơi đây là nơi không hề có ngày mai. Bởi Dục có nghĩa là ngày mai, hay dục là ánh sáng mặt trời.

 

Như vậy, tử dục đường 紫浴堂 là nơi không có ngày mai do cánh cửa ra vào Cung Điện Ngầm đã được đóng chặt (quan ) mãi mãi để bảo vệ bí mật Nhà Tây Sơn đến muôn đời!

 

Lòng mình thì muốn níu ân tình mãi không thôi...
Tóm lại. Câu khai đề "Long ngự nam quan tử dục đường 龍御南棺紫浴堂" của bài thơ Đường luật Khâm vãn Đan Dương Lăng có các ý chính sau đây:

 

1- Linh cữu, thi hài vua Quang Trung được an trí tại phía Nam sông Hương trong Cung Điện Ngầm có màu đỏ dưới Cung điện Đan Dương, tức Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn.
2- Linh cữu, thi hài vua Quang Trung được đặt nằm trong vị trí mặt nhìn về hướng Nam, phần lãnh thổ chưa được giải phóng, thống nhất hoàn toàn do đoạn giữa đang là sự cai trị nghiệt ngã của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Hướng Nam đồng thời cũng là huyện Tây Sơn, nơi sinh ra anh em Tây Sơn tam kiệt, và là quê hương muôn thủa của ông bà cha mẹ trong hành trình vạn dặm lưu đày tìm miền đất hứa từ thế kỷ XVII xa xưa.
3- Cung Điện Ngầm sau đó đã được ban tham mưu Tây Sơn Bắc quyết định đóng lại để bảo vệ bí mật mãi mãi đến muôn đời!
4- Sau khi lên ngôi tại Phú Xuân, Gia Long đã ra lệnh quan quân dưới trướng truy lùng, bắt giết, tắm máu tất cả giòng họ, con cháu của Nhà Tây Sơn, kể cả những người từng phục vụ, làm việc cho hai triều đại Tây Sơn Nam và Tây Sơn Bắc.

 

Thưa các bạn chỉ với một câu khai đề duy nhất mà đa mang nhiều ý nghĩa thế này thì chứng tỏ bút lực, trí thông minh, tài văn học của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, tiến sĩ khoa Ất Mùi năm 1775 thật không phải đời nào, thời đại nào cũng có được con người và tài năng như vậy. Thiết nghĩ, đây cũng chính là lý do mà Quang Trung Nguyễn Huệ khi xưa đã phải thốt lên lời tán thán, ca ngợi hết mực con người tài hoa, lỗi lạc số một đất Bắc Hà như sau:

 

1- Ngày 20 tháng Chạp (15-11789), đại binh tới Tam Điệp. Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân ra chịu tội. Nhà vua cười: "Ta biết đây là kế của Ngô Thị Lang. Lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn khích lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta là phải. Các khanh không có tội chi cả". 
Sách NHÀ TÂY SƠN, trang 187.

2- Lúc dồn binh ở Tam Điệp, vua Quang Trung đã nói cùng chư tướng: "Trung Quốc lớn gấp mười nước ta, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm nhục mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ có người khéo đường từ lệnh mới dập tắt được lửa chiến tranh. Ngoài Ngô Thời Nhậm không ai làm nổi". 
Sách NHÀ TÂY SƠN, trang 197.

đèn cầy 
Hồi tưởng

Quả thật, người đời xưng tụng, ca ngợi Quang Trung Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự với những mưu lược sáng suốt và tài dụng binh như thần cùng cặp mắt nhìn xuyên thấu lòng người thiết nghĩ là rất đúng. Ngược lại, Ngô Thì Nhậm cũng đã không lầm người khi đang từ vị trí phục vụ đắc lực cho triều Lê phủ Chúa nhưng đã xoay ngược 180 độ. Đầu quân vô điều kiện dưới trướng thiên tài quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử. Hiện tượng này chúng ta đã biết khá nhiều trong lịch sử cổ kim nhân loại. Như trường hợp Lưu Bị gặp Khổng Minh, Tần Hiếu Công gặp Thương Ưởng và Hồ Chí Minh gặp Võ Nguyễn Giáp. Người đời gọi trường hợp này là những tâm hồn, tư tưởng lớn vẫn thường hay gặp nhau. Đạo Phật thì gọi đó là sự tương ưng của nhân quả.

 

Chỉ có điều đáng tiếc là con đường hoạn lộ của danh sĩ họ Ngô đã bị gián đoạn giữa chừng do sự ra đi bất ngờ, đột ngột của thần tượng có một không hai trong lịch sử. Từ đó, còn gì nữa, họ Ngô đành chấp nhận, ôm một trời đau khổ rời bỏ chính trường Phú Xuân, quay về Tả Thanh Oai Hà Nội sống âm thầm, lủi thủi dưới mái nhà xưa với tình hoài niệm, thương nhớ người xưa khôn nguôi...

 

Từ thuở Kiều sơn bặt bát âm,
Đài sen, nến ngự tuyết hoa trầm.
Chín công, bảy đức lưu Thiều khúc,
Trăm tướng, nghìn khanh đợi giáng lâm.
Ngước mắt Đan lăng mây tía phủ,
Ngẩng đầu Thanh miếu bến Ngân gần.
Gặp kỳ sóc vọng nghe trình nhạc,
Ruột quặn đêm đêm lệ ướt đầm. 
(LỄ NGÀY RẰM, MỒNG MỘT CHẦU TẤU NHẠC 
Ở MIẾU THÁI TỔ. KÍNH GHI) 
Ngô Linh Ngọc dịch.

 

Chúng ta nên quay lại chuyện văn thơ.

 

Nếu nói linh cữu, thi hài vua Quang Trung được ban tham mưu Tây Sơn an trí, chôn cất tại Cung Điện Ngầm dưới Cung điện Đan Dương thì những phát hiện của ông Nguyễn Đắc Xuân, hay nói xa hơn, là đã bị vua Gia Long quật phá, lấy sọ đầu làm những chuyện mất nhân tính, vô luân khi xưa là đúng quá rồi còn gì nữa đâu?

 

Vậy nếu các bạn muốn biết sự việc đã xảy ra như thế nào, vua Gia Long có quật phá được Linh cữu, lăng mộ vua Quang Trung rồi làm những chuyện vô đạo đức như lịch sử đã ghi hay không thì các bạn cần phải đọc tiếp câu thừa đề bài thơ cuối cùng do danh sĩ Ngô Thời Nhậm đã làm trước lúc ra đi. Ngoài cách này ra thì trên đời không còn có một cách nào khác hơn được nữa. Những người yêu thích giá trị bất biến môn văn sử học, mặc dù bộ môn này xưa nay vốn là nơi dung chứa quá nhiều những con người cùng với những tư tưởng, bài viết đa chiều, tạp phức, đúng sai, có không, và đây mới là bạn, kia chính là thù...

Chào các bạn.
(còn tiếp)

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang