Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1-CHÁNH CUNG HOÀNG HẬU VUA QUANG TRUNG

1-CHÁNH CUNG HOÀNG HẬU VUA QUANG TRUNG*
Thứ Ba, 16/09/2014, 08:47 [GMT+7]
Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an Quảng Nam vừa phát hiện một tài liệu về Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung. Điều đặc biệt, tài liệu này ghi nhận, quê của Chánh cung Hoàng hậu mang họ Phạm ở Quảng Nam, không phải ở Tuy Viễn, Bình Định như sử sách lâu nay đề cập...

 

Từ gia phả họ Phạm  
Cuối tháng 8.2014, Phòng PA83 phát hiện một tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm có nội dung đề cập một phụ nữ được vua Quang Trung phong làm chánh cung hoàng hậu. Tài liệu này là gia phả của tộc Phạm tại huyện Thăng Bình. Sau khi nhờ các chuyên gia Hán-Nôm dịch nghĩa và đánh giá về độ tin cậy của tài liệu, đến nay toàn bộ nội dung của bộ gia phả đã được dịch ra tiếng Việt.

 

Theo đó, một cuốn gia phả và một cuốn ghi danh sách những người trong họ tộc để xướng tên trong lễ cúng tế được viết vào ngày 18 tháng 2 năm Bảo Đại thứ ba (1927). Còn hai cuốn khác không phải gia phả mà mang nội dung chia đất đai cho con cháu, được viết vào năm Minh Mạng thứ 5 (1924), do ông Phạm Văn Huấn và cháu là Phạm Văn Trị chép, người sao lục ấn chỉ là cựu dịch mục Lê Toại Chi. Trong cuốn gia phả và cuốn sớ xướng tên trong lễ cúng tế có đề cập một người tên là Phạm Văn Phước, thuộc đời thứ 4 của tộc Phạm này. Vào giai đoạn cuối thời chúa Nguyễn trấn thủ ở Đàng Trong, ông làm quan ở Xá sai ty, trấn Quảng Nam. Trong cuốn gia phả ghi rõ, hai người con gái của ông Phạm Văn Phước là Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy và Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh.

 

Theo tài liệu lâu nay, chánh cung hoàng hậu của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là bà Phạm Thị Liên, sinh năm 1758 (có tài liệu ghi năm 1759), tại tỉnh Bình Định. Khi bà 16 tuổi (1774) được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Bà là em ruột của các ông: hộ giá Phạm Văn Ngạn, giả vương Phạm Văn Trị, Thái úy Phạm Văn Tham, Thái úy Phạm Văn Hưng. Bà còn là cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật. Năm 30 tuổi (1788) bà được phong làm "Chánh cung Hoàng hậu". Bà mất ngày 29.3.1791, được truy tặng "Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Hoàng Chánh Hậu", mộ bà táng tại chân núi Kim Phụng, phía tây TP. Huế.

gia phả

Ông Tôn Thất Hướng-Phó phòng Nghiệp vụ Sở VH-TT&DL cho biết, những nội dung ghi trong gia phả hoàn toàn phù hợp với tổ chức bộ máy và quan chế dưới triều Tây Sơn. Theo ông, Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư khấu, Đại tư không, Đại tư lệ là những chức vụ quan trọng hàng đầu của triều Tây Sơn. Lịch sử ghi nhận, Đại tư đồ-Đại tư khấu Vũ Văn Dũng, Đại tư mã Ngô Văn Sở, Đại tư lệ Lê Trung, riêng chức Đại tư không chưa có tài liệu nào nói đến tên tuổi. Gia phả họ Phạm ghi rõ: "Phạm Văn Phước, trước là Xá sai ty ở trấn Quảng Nam, từ năm Kỷ Dậu được phong tặng Đại tư không thiển quận công". Điều này rất hợp lý vì dưới triều Tây Sơn, những vị quan có công lớn hoặc có con gả cho vua đều được phong thêm tước công như Thái úy Quốc công Phạm Văn Hưng...

 

Còn theo bà Phạm Thị Lành-chuyên viên Hán Nôm, Bảo tàng Quảng Nam, nội dung trong gia phả và bài cúng tế của một tộc họ là nội dung chính xác, đáng tin cậy, bởi mục đích duy nhất của người viết gia phả là giúp con cháu biết gốc gác của mình, gia phả không thể tùy tiện ghi thêm những quan tước mà họ không có. Cũng theo bà Lành, tên tục của vua chúa, hoàng hậu thường không được viết chính xác ra vì kiêng kỵ.

 

Chuyện lưu truyền và ngôi mộ bí ẩn  

Sau khi bộ gia phả này được dịch, chúng tôi đã cùng cán bộ Phòng PA83, Sở VH-TT&DL, Bảo tàng Quảng Nam tổ chức điền dã khảo cứu đến địa danh trong cuốn gia phả họ Phạm, quê hương của ông Phạm Văn Phước.

 

Thật bất ngờ, chúng tôi được dân làng kể về một câu chuyện hơn 200 năm trước. Trên đường từ Bình Định hành quân ra Phú Xuân (Huế), do mưa to gió lớn nên Nguyễn Huệ đã dừng chân lại nơi này. Tại đây, Nguyễn Huệ đến ở tư gia của một viên quan họ Phạm có hai người con gái và đem lòng yêu thương người chị. Nguyễn Huệ đã đưa người chị ra Phú Xuân sinh sống, người em cũng được đi theo để hầu hạ chị. Sau một thời gian, người chị mất, người em được triều đình cho về quê và xây dựng một ngôi chùa để thờ tự người chị. Sau khi mất, người em được chôn gần ngôi chùa. Do mộ người em được xây dựng khá đẹp và được thắp đèn dầu suốt đêm nên dân làng ai cũng biết và gọi đó là mộ bà Phạm Đức Bá.

 

Lần theo câu chuyện, chúng tôi tìm được ngôi chùa kể trên. Đại đức Thích Văn Chánh, trụ trì chùa xác nhận, trong lịch sử ngôi chùa có ghi rõ, bà Phạm Đức Bá là người sáng lập nên ngôi chùa này. Trước đây, chùa có giữ sắc phong thời Quang Trung ban việc xây dựng chùa và trong chùa có bài vị "Tiền nhân Phạm Đức Bá chi linh vị", nhưng do chiến tranh tài liệu đã bị thất lạc.

 

Gia phả họ Phạm ở Thăng Bình có ghi bằng chữ Hán, được dịch nghĩa: Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy (hàng thứ 2 từ phải qua); Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh (hàng thứ 3 từ phải qua). Gia phả họ Phạm ghi: Phạm Văn Phước, trước là Xá sai ty ở trấn Quảng Nam, từ năm Kỷ Dậu được phong tặng Đại tư không thiển quận công (hàng thứ 2 và 3 từ phải qua).

 

Liên hệ thân thế của bà Phạm Thị Ngọc Dẫy, Phạm Thị Doanh với câu chuyện dân gian và ngôi mộ mang tên Phạm Đức Bá, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm trùng khớp với nhau. Trong gia phả ghi, người chị là Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy, còn người em là Tả cung Đức bá Phạm Thị Doanh. Trong câu chuyện dân gian, người chị được vua lấy làm vợ, người em cũng được đi theo vào cung để hầu hạ. Theo sử sách, dưới triều vua Quang Trung, cung nữ được chia làm 2 cung, tả cung và hữu cung. Như vậy, khả năng người em trong câu chuyện dân gian chính là Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh trong gia phả họ Phạm. Vì có chị là vợ vua nên người em được đặt thêm mỹ tự là "Đức Bá" theo điển lệ triều đình là giả thuyết rất thuyết phục.

 

Hơn nữa, ngôi mộ của người em, tức là ngôi mộ bà Phạm Đức Bá hiện nay có nhiều điểm rất đặc biệt so với các ngôi mộ cổ khác. Năm 1978, một số người đã dùng thuốc nổ để công phá ngôi mộ này nhằm tìm vàng bạc châu báu nhưng họ chỉ phá được lớp mu rùa trên mộ, còn phần đáy mộ thì không khai quật được.

 

Hiện nay ngôi mộ vẫn còn và một phần thành mộ lộ thiên, có hoa văn thuộc triều Tây Sơn, nhìn bên ngoài có màu xám nhạt, có lẫn vôi sống, vỏ sò. Cũng theo ông Tôn Thất Hướng, ở Việt Nam, mộ hợp chất thường có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Hợp chất này là tổng hòa các chất như cát, mật đường, nhựa thực vật, vôi sò giã nhuyễn…, nó cứng hơn đá và không thể phá vỡ. Chính vì sự bền vững ấy nên chỉ có tầng lớp quý tộc mới được mộ táng bằng hợp chất. Và cũng vì được xây bằng hợp chất mà các đối tượng xấu không đào được phần dưới của ngôi mộ.

mộ

Sau khi xem ngôi mộ bà Phạm Đức Bá, chúng tôi còn được biết có 2 ngôi mộ hợp chất khác rất kỳ bí. Những ngôi mộ này đều nằm ở địa thế phong thủy rất đẹp. Gắn với những ngôi mộ này, người dân nơi đây còn kể về khu rừng cấm, quản trại, quan lộ và ruộng đất liên quan đến các nhân vật lịch sử dưới triều Tây Sơn.

 

Với những tài liệu chúng tôi tiếp cận và hiện trạng ngôi mộ cổ hiện nay, cộng thêm câu chuyện trong dân gian, có cơ sở để nhận định rằng, Hoàng chánh hậu của vua Quang Trung là người Quảng Nam, như trong gia phả họ Phạm ghi rất rõ "Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy". Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, rất cần sự thẩm định của các cơ quan chức năng. Và đây cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân và dòng tộc Phạm ở địa phương.

NAM PHƯƠNG

 

Bình luận Người thứ bảy 
Từng có một vài bài viết, chúng tôi có nói, dựa theo Kiều, bà Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung là bà Phạm Thị Doanh, không phải bà Phạm Thị Ngọc Dẫy. Đây là do ghi chép sai lạc, nhầm lẫn, từ chị lại chuyển sang em, của giòng họ Phạm ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Có điều kiện, chúng tôi sẽ viết bài giải thích, dựa vào đâu, hoặc câu Kiều nào, đoạn nào để có thể nói bà Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung là bà Phạm Thị Doanh, không phải bà Phạm Thị Ngọc Dẫy như ghi chép sai, nhầm của gia phả giòng họ Phạm ở xã Bình Đào nói trên, hay đó là bà Phạm Thị Liên ở Tuy Viễn, Bình Định theo các văn bản, tài liệu ghi chép lịch sử từ trước đó lâu rồi. Còn bộ gia phả họ Phạm là mới phát hiện sau này.

 

Còn ngôi mộ mà các nhà làm văn hóa ở Quảng Nam, cả sự tương truyền dân gian, nói là mộ bà Tả cung Phạm Đức Bá thì cũng đúng mà cũng sai. Sai ở chỗ đây không phải là mộ bà Tả cung, tức người có giới tính nữ. Mà đây là mộ của người có giới tính nam. Riêng ba chữ Phạm Đức Bá nên hiểu như sau. Phạm là họ Phạm. Đức là nói tắt của các chữ ngày trước trong các văn bản văn sử học người ta dùng gọi với tính cách tôn trọng, kính ngưỡng vua Quang Trung là Đức Vũ Hoàng, dân gian hay binh tướng gọi tắt là Đức vua, Đức là từ gọi chung cho các vị vua thời phong kiến, không riêng vua Quang Trung. Chữ Đức gồm chữ Trực ở trên, dưới là bộ Tâm . Tâm là ở trong, đây là cách viết mật mã, bóng gió, ý người viết cho biết ở ngoài đọc tuy là chữ Đức , thực chất, bên trong ngầm chỉ cho chữ Trực đó. Trực , còn đọc, có âm đọc là Trị . Trị nói đủ là Phạm Công Trị. Lịch sử Việt Nam ngày nay vẫn còn ghi nhận, thời Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đóng đô, cắm chốt ở Phú Xuân, khi đã lên ngôi từ giữa năm Mậu Thân 1788, lấy niên hiệu là Quang Trung, thì dưới trướng Quang Trung lúc ấy có thể đã có nhân vật gọi là Giả vương Phạm Công Trị. Câu chuyện này có thể hiểu, được dẫn giải từ cội nguồn, căn nguyên, điển tích như sau. Nhận được tin quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo sang chiếm đóng Thăng Long, mà duyên cớ là do mẹ con vua Lê Chiêu Thống và nhóm bề tôi đã cơm đùm cơm dở thân chinh, lặn lội, kéo qua tàu trải chiếu mời gọi từ tháng 4 năm 1788. Lúc ấy, khoảng tháng 6 năm 1788, khi nhận được tin tức từ Bắc Hà do quân thám báo mang về Phú Xuân, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ liền cho xẻ núi, đắp đàn tế cáo trời đất tại núi Bân, vào nửa đêm của ngày đầu tháng 9 dương lịch ngài lên đàn đọc Chiếu lên ngôi do Ngô Thì Nhậm soạn thảo từ Bắc Hà gởi về. Xong xuôi, vào giữa tháng 9 dương lịch cùng năm ngài mới kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra mai phục sẵn, trước các vùng phụ cận Thăng Long, chờ đúng giữa đêm 30 trừ tịch cuối năm mới gióng trống, phát súng lệnh, đánh thốc vào năm cửa thành Thăng Long hiện bị quân Mãn Thanh ngang nhiên chiếm đóng từ tháng 10-11 năm 1788. Thì vào lúc này, tại kinh đô Phú Xuân, chờ cho đến cuối năm Mậu Thân 1788, căn cứ vào nhiều dạng ghi chép lịch sử, lúc này người đóng vai Giả vương, tức giả Quang Trung, đã đăng đàn tại núi Bân, đọc Chiếu lên ngôi, tế cáo trời đất, sau đó kéo quân lên đường Bắc tiến. Thật ra, người đóng vai Giả vương lúc này chỉ làm mỗi việc duy nhất, đã được bàn tính, thảo luận trước: sau khi kéo quan quân ra khỏi kinh đô Phú Xuân, đến vùng núi hoang vu nào đó, chưa cách xa kinh đô bao nhiêu, liền cho quan quân, binh tướng ẩn hết tại đó, như các khu căn cứ địa vùng Quảng Bình hay Quảng Trị chẳng hạn. Chỉ đến khi tin thắng trận ngoài Bắc Hà báo về Phú Xuân, đúng hơn là lúc đoàn quân chiến thắng trên đường quay về kinh đô, thời khắc này đã bước qua năm mới, thì người đóng vai Giả vương lúc này mới cho số quan quân, tướng tá hiện trú ẩn tại các căn cứ địa nói trên, nhập chung vào, cùng kéo trở về kinh đô dự tiệc chiến thắng, ca khúc khải hoàn cùng đội hùng binh cứu viện và nhân dân Phú Xuân do đích thân Hoàng đế Quang Trung và các tướng tá cao cấp chỉ huy, dẫn lên đường từ giữa tháng 9 năm 1788 như đã nói.

 

Như thế, người đóng vai Giả vương, lên núi Bân đọc Chiếu lên ngôi, rồi kéo quân lên đường Bắc tiến vào ngày 24 tháng 12 năm 1788 chính là nhân vật Phạm Công Trị, chớ không ai vào đây hòng trồng khoai đất này, làm việc này được cả. Còn việc tại sao Phạm Công Trị phải đóng thế Quang Trung, đọc Chiếu lên ngôi vào cuối năm 1788 như thế thì có quá nhiều lý do để hiểu và giải thích, trong đó có lý do chánh đáng, thiết yếu nhất chính là để canh giữ hai lực lượng thuộc dạng hắc ám hiện đã đang chờ thời cơ kéo quân ra đánh thọc vào be sườn Phú Xuân bất cứ lúc nào nếu bọn đó biết Quang Trung hiện đã có mặt trên đất Bắc, Phú Xuân hiện bỏ trống, không người cai quản. Một. Lực lượng của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc ở thành Hoàng đế An Nhơn. Hai. Lực lượng đám phản quốc Nguyễn Ánh hiện trú đóng trong vùng Gia Định trở vô. Chính hai lực lượng hắc ám này là nỗi lo lắng, quan tâm nhất của Quang Trung Nguyễn Huệ khi ngài đã đang trên đường kéo quân ra Bắc Hà mai phục, bố ráp chờ sẵn, đợi đúng đêm 30 trừ tịch năm 1788 cho quân sĩ phát súng lệnh, gióng trống, thọc vào năm cửa thành, đánh một trận sống mái, một mất một còn với 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, vắt qua năm ngày đầu xuân Kỷ Dậu 1789.

 

Chỉ có giải thích, và cũng chỉ có hiểu như vậy thì câu chuyện lịch sử xa xưa từ đó mới được giải nghi những tồn đọng mà ngày nay người ta vẫn cứ còn mù mờ, không làm sao hiểu nổi, rằng ngày ấy Hoàng đế Quang Trung đã dẫn quân đội đi bằng cách nào mà khởi hành từ Phú Xuân đúng vào ngày 24 tháng 12, thì chỉ trong vòng 30 ngày sau đã có mặt tại Thăng Long, nhập vào năm cửa thành đánh tan tác, bầm giập 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ngay tức khắc, không chút khó khăn, mệt nhọc, vắt qua năm ngày đầu xuân Kỷ Dậu 1789 quá tài tình như thế? Việc này, cũng có nhiều lập luận, giải thích của các nhà nghiên cứu sử chuyên nghiệp, không ngoài mục đích để giải quyết bài toán nan giải, cực khó: 700km=30 ngày/đoạn đường Phú Xuân-Thăng Long, rằng quân đội Tây Sơn ngày ấy tổ chức, cho hai người lính dùng võng khiêng một người vần công, thay đổi, người này mệt đến người kia, và cứ thế, ra cho đến Thăng Long là nhập vào đánh ngay liền. Nói thế, hai người lính khiêng một người vần công, thay đổi, thì số voi chiến, ngựa chiến, kể cả số lương thực cứng mềm, khô ướt, kiêm thuốc men dùng trị bệnh tật quân đội, cả cho bầy ngựa chiến, voi chiến, cùng một rừng khí giới tổng hợp các loại rồi sẽ được di chuyển, chuyên chở, đi bằng cách nào cho đúng thời gian vỏn vẹn 30 ngày quy định, không được sai số, nhất khi đoàn người, ngựa, voi vượt qua mấy bến sông chắn ngang, ngày nay gọi là bến phà, như phà sông Gianh, phà Bến Hải, phà Bến Thủy, phà Quán Hàu, vvv... Còn có biết bao là phà, là sông suối chắn ngang trên con đường thiên lý vạn dặm ấy từ Phú Xuân ra Thăng Long nhỉ?

 

Chúng ta trở lại với câu chuyện mồ mã, gia phả, tên tuổi, mặt mũi các nhân vật, ở đây là tên nhân vật Phạm Đức Bá thuộc giòng họ Phạm là hơn. Như đã nói, hai chữ đã giải thích là Phạm và Đức, chữ còn lại là Bá. Bá là anh cả, anh trưởng, gọi đủ là bá trọng thúc quý, là bốn vai anh em trong nhà theo thứ tự: 1-, 2-, 3-, 4-. Bá còn là bá tước, tước thứ ba trong năm tước thời phong kiến, dưới tước hầu, trên tước tử: công, hầu, bá, tử, nam. Căn cứ vào đây, các chữ Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh, đúng hơn là Tả cung Đức Bá Phạm Thị Ngọc Dẫy, không phải như ghi chép sai nhầm, từ chị chuyển sang em, trong văn bản gia phả họ Phạm, thì ngôi mộ mà tương truyền dân gian vùng xã Bình Đào gọi, nói, cho biết, đó là mộ bà Phạm Đức Bá, như bài viết của tác giả Nam Phương ghi:

"Do mộ người em được xây dựng khá đẹp và được thắp đèn dầu suốt đêm nên dân làng ai cũng biết và gọi đó là mộ bà Phạm Đức Bá"

 

thật ra đó là mộ của người có tên là Phạm Công Trị, ngày xưa chuyên đóng vai Giả vương, tức giả Quang Trung để làm nhiều việc bí mật quốc gia đại sự, trong đó có hai việc chính, việc thứ nhất, diễn vai tuồng ở lại kinh đô Phú Xuân, vào ngày 24 tháng 12 năm 1788 lên núi Bân đọc Chiếu lên ngôi, rồi kéo quân Bắc tiến, ẩn vào đâu đó chờ tin chiến thắng Bắc Hà báo về, mục đích để đánh lạc hướng các thế lực hắc ám như đã nói, cũng là để bảo vệ Phú Xuân, phòng các thế lực đối kháng nói trên chờ thời cơ đánh úp vào chiếm Phú Xuân, khi Quang Trung lúc này đã ở ngoài cánh Bắc. Việc còn lại là giả Quang Trung, gọi tắt là Giả vương, dẫn phái bộ ngoại giao Phú Xuân lên đường qua Tàu chúc thọ vua Càn Long năm ngài tròn 80 tuổi, gọi là lễ Bát tuần thượng thọ. Riêng vua Quang Trung thì trong thời điểm này ẩn ngoài Nghệ An, trông coi việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô cùng với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hòng chuyển kinh đô về Nghệ An, trả đất Phú Xuân lại cho vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Việc triều chính thì giao lại cho con là Quang Toản trông coi, ký các giấy tờ, sắc lệnh, công văn. Đây chính là lý do để các loại giấy tờ, công văn thời điểm ấy đều ký tên, đóng dấu Quang Toản chi bảo, và người ta, giới nghiên cứu sử, trong đó có nhà học giả hiện ở Mỹ, tên là Nguyễn Duy Chính, với tập sách Giở lại một nghi án lịch sử/Giả vương nhập cận, có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? đều cùng đi đến thống nhất, cho vua Quang Trung đã lên đường qua Tàu chúc thọ vua Càn Long vào năm Canh Tuất 1790. Nếu không, tại sao lại có các công văn ký tên Quang Toản vào ngày tháng năm Canh Tuất 1790 như thế?

 

Tóm lại. Ngôi mộ ở trên mà người dân vùng xã Bình Đào cho rằng mộ của bà Tả cung Phạm Đức Bá thật ra là của nhân vật Phạm Công Trị, người chuyên đóng vai Quang Trung giả của thời ấy để làm nhiều việc mang tính bí mật quốc gia đại sự, căn cứ vào ba chữ Phạm Đức Bá 范惪伯 đã được giải thích như trên. Chớ lịch sử thời ấy, cả nay, không thể có cha mẹ nào lại đặt cho con mình cái tên là Phạm Đức Bá quá kỳ dị như thế cả. Và cũng căn cứ vào đây, ngôi mộ mà theo tương truyền là của Tả cung Phạm Đức Bá, thì nhân vật Phạm Công Trị chính là anh ruột (anh đầu) hoặc anh bà con của bà Chánh cung Phạm Thị Doanh, con ông Phạm Văn Phước, chị của bà Phạm Thị Ngọc Dẫy. Để giải quyết câu chuyện nan giải lịch sử, xin nói rõ hơn chỗ này, có thể vào thời điểm khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã cưới bà Phạm Thị Doanh ở xã Bình Đào, đưa về Phú Xuân sinh sống, thì sau đó, bà đã tiến cử, giới thiệu người anh Phạm Công Trị của mình với Nguyễn Huệ, ra Phú Xuân làm việc. Và cũng từ đó các cán bộ dưới trướng vua Quang Trung mới phát hiện ông Phạm Công Trị có nhân tướng giống Quang Trung như tạc, nên đã tiến cử nhân vật này vào vai trò Giả vương để làm nhiều việc bí mật, mang lại nhiều lợi ích, khả dụng cho Quang Trung trong thời gian năm năm ngự trị đỉnh cao ấy của triều Tây Sơn Phú Xuân trong công tác đối nội đối ngoại cần thiết, cấp bách những khi hữu sự, đụng chuyện.

 

Còn việc tại sao lại có chuyện Giả vương như thế, thì những ai từng đọc các bài giải Kiều của chúng tôi lâu nay, thì hầu hết đều biết việc chúng tôi nói người được vua Lê Hiển Tông và triều thần tác hợp, gã cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ năm Bính Ngọ 1786 là Hoàng Thị thu Mai, trong Kiều Nguyễn Du đặt cho mật mã là Thúy Kiều, tuy dự định ban đầu là Công chúa Lê Ngọc Hân, đúng như ghi chép lịch sử. Nhưng sau, do thấy bất ổn thế nào, người ta đã thế vào vị trí, vai trò Lê Ngọc Hân là người con gái có tên Hoàng Thị Thu Mai, là người trong mộng đầu đời của thư sinh Kim Trọng Nguyễn Du, trong truyện Kiều mang mật mã là Thúy Kiều, chị song sinh của Thúy Vân, như đã nói. Và chính đây là tích, là điểm xuất phát, điểm dựa, từ chuyện này mới có việc kia hoặc do cái này có nên cái kia có, theo giáo lý duyên khởi nhà Phật, của câu chuyện Giả vương, thế vai trò Quang Trung Nguyễn Huệ của nhân vật Phạm Công Trị, anh bà Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Doanh trong rất nhiều trường hợp mang tính bí mật quốc gia đại sự mà chỉ những người trong cuộc mới biết cớ sự, đầu đuôi. Nay nhờ phát hiện ngôi mộ tương truyền là mộ của bà Phạm Đức Bá của người dân xã bình Đào huyện Thăng Bình, Quảng Nam nói mở bung, lộ ra ngoài thì từ đó chúng ta mới có điều kiện lột phăng dần sự thật, biết được đầu đuôi, căn cơ sự việc như chúng tôi đã giải thích ở trên.

 

Tóm tiếp. Các chữ Tả cung Phạm Đức Bá 左宮范惪伯, hoặc Tả cung Đức Bá Phạm Thị Doanh 左宮惪伯范氏營 có nghĩa đây là mộ anh bà Tả cung họ Phạm, cũng là anh vợ của vua Quang Trung, Đức Vũ Hoàng, là Giả vương Phạm Công Trị. Có điều, căn cứ vào đâu để người dân xã Bình Đào gọi ngôi mộ nói trên (ảnh 2) mà theo tương truyền là của Tả cung Phạm Đức Bá? Trong khi, cột 4 bài viết của tác giả Nam Phương ở trên có cho biết bà Chánh cung Hoàng hậu vua Quang Trung chết chôn tại Huế, như sau: "Bà mất ngày 29.3.1791, được truy tặng 'Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Hoàng Chánh Hậu', mộ bà táng tại chân núi Kim Phụng, phía tây TP. Huế". Như vậy, căn cứ vào đây, tài liệu này, cũng còn của nhiều dạng tài liệu nữa, cả truyện Kiều của Nguyễn Du, thì mộ bà Chánh cung họ Phạm táng tại núi Kim Phụng đã bị Nguyễn Ánh và quan quân dưới trướng sau khi vào được Phú Xuân liền cho quật phá, san bằng tan hoang, bình địa hết rồi, cùng với việc quật phá lăng mộ, thi hài Quang Trung tại Cung điện Đan Dương từ năm 1801-1802. Hay là hồi trước, lâu lắm rồi, từ 75 trở về trước, tại ngôi mộ cũng vẫn còn tấm văn bia cũ xưa, trên ghi là mộ phần của Tả cung Phạm Đức Bá? Vậy tấm bia ấy nay ở đâu mà không thấy tại ngôi mộ? Nhưng nếu văn bia ghi như thế thì làm sao ngôi mộ có thể tồn tại, nằm yên bất động, nguyên vẹn với quan quân, cán bộ địa phương vua đầu triều Gia Long và 12 đời vua cháu chắt giòng họ Nguyễn kế tiếp? Hay trên tấm bia đó chỉ ghi vắn tắt là mộ phần ông Phạm Đức Bá, chết ngày tháng năm, người dựng bia là con cháu họ Phạm, vvv... Còn tấm bia cũ, được dựng từ thời triều Tây Sơn Phú Xuân còn tồn tại, đời vua Cảnh Thịnh, đã được người xưa cạy ra mang chôn giấu ở đâu đó xung quanh thì sao?

 

Chú thích:
Ảnh 1. Gia phả giòng họ ông Phạm Văn Phước ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Ảnh 2. Ngôi mộ mà các nhà làm văn báo ở Quảng Nam cho là mộ Bà Phạm Đức Bá?
*Tựa đề bài viết là Về thân phận Chánh cung Hoàng hậu vua Quang Trung, của tác giả Nam Phương.

 

Đà Nẵng, lúc 7h33 ngày 11 tháng 09 năm 2018
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang