1-"BẬT MÍ" BÍ MẬT BÀI THƠ THI VÂN
CỦA TIẾN SĨ NĂM KỶ HỢI 1779 PHẠM QUÝ THÍCH
詩云
佳 人 不 是 到 錢 塘,
半 世 煙 花 債 未 償.
玉 靣 豈 應 埋 水 國,
冰 心 自 可 對 金 郎.
断 腸 夢 裡 根 緣 了,
萡 命 琴 终 怨 恨 恨.
一 片 才 情 千 古 累,
新 聲 到 底 為 誰 傷.
(良堂范先生撰)
𝘿𝙞̣𝙘𝙝 𝙖̂𝙢:
𝙏𝙝𝙞 𝙑𝙖̂𝙣
𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘵𝘩𝘪̣ đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘺𝘦̂𝘯 𝘩𝘰𝘢 𝘵𝘳𝘢́𝘪 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
𝘕𝘨𝘰̣𝘤 𝘥𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘬𝘩𝘰̛̉𝘪 𝘶̛𝘯𝘨 𝘮𝘢𝘪 𝘵𝘩𝘶̉𝘺 𝘲𝘶𝘰̂́𝘤,
𝘉𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘮 𝘵𝘶̛̣ 𝘬𝘩𝘢̉ đ𝘰̂́𝘪 𝘒𝘪𝘮 𝘭𝘢𝘯𝘨.
Đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘭𝘺́ 𝘤𝘢̆𝘯 𝘥𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘭𝘪𝘦̂̃𝘶,
𝘉𝘢̣𝘤 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘤𝘢̂̀𝘮 𝘤𝘩𝘶𝘯𝘨 𝘰𝘢́𝘯 𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
𝘕𝘩𝘢̂́𝘵 𝘱𝘩𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘢̀𝘪 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘤𝘰̂̉ 𝘭𝘶̣𝘺,
𝘛𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩 đ𝘢́𝘰 đ𝘦̂̉ 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘩𝘶̀𝘺 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨...
(𝘓𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘗𝘩𝘢̣𝘮 𝘛𝘪𝘦̂𝘯 𝘚𝘪𝘯𝘩 𝘴𝘰𝘢̣𝘯)
𝘿𝙞̣𝙘𝙝 𝙩𝙝𝙤̛:
𝘎𝘪𝘰̣𝘵 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 𝘳𝘶̛̉𝘢 𝘰𝘢𝘯,
𝘗𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘣𝘢 𝘤𝘩𝘶̛𝘢 𝘵𝘳𝘢̆́𝘯𝘨 𝘯𝘰̛̣ 𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢𝘯.
𝘓𝘰̀𝘯𝘨 𝘵𝘰̛ 𝘤𝘰̀𝘯 𝘷𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘒𝘪𝘮 𝘛𝘳𝘰̣𝘯𝘨,
𝘎𝘰́𝘵 𝘯𝘨𝘰̣𝘤 𝘬𝘩𝘰̂𝘯 đ𝘢̀𝘯𝘩 𝘨𝘪𝘢̂́𝘤 𝘵𝘩𝘶̉𝘺 𝘲𝘶𝘢𝘯.
𝘕𝘶̛̉𝘢 𝘨𝘪𝘢̂́𝘤 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘵𝘢𝘯 𝘨𝘰̂́𝘪 đ𝘪𝘦̣̂𝘱,
𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘥𝘢̂𝘺 𝘣𝘢̣𝘤 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘥𝘶̛́𝘵 𝘤𝘢̂̀𝘮 𝘭𝘰𝘢𝘯.
𝘊𝘩𝘰 𝘩𝘢𝘺 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘬𝘦̉ 𝘵𝘢̀𝘪 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘭𝘢̆́𝘮,
𝘛𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘢̆́𝘵 𝘭𝘢̀𝘮 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 đ𝘦̂̉ 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘨𝘪𝘢𝘯.
(𝘗𝘩𝘢̣𝘮 𝘘𝘶𝘺́ 𝘛𝘩𝘪́𝘤𝘩 𝘥𝘪̣𝘤𝘩)
Đ𝙚̂̀ 𝙩𝙪̛̀
𝘝𝘪́ 𝘤𝘩𝘢̆𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘬𝘪𝘦̂́𝘱 𝘴𝘰́𝘯𝘨 𝘥𝘰̂̀𝘪,
𝘠𝘦̂𝘯 𝘩𝘰𝘢 𝘤𝘰̀𝘯 𝘯𝘰̛̣ 𝘯𝘶̛̉𝘢 đ𝘰̛̀𝘪 𝘤𝘩𝘶̛𝘢 𝘹𝘰𝘯𝘨.
𝘕𝘰̛̃ 𝘷𝘶̀𝘪 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘯𝘨𝘰̣𝘤 đ𝘢́𝘺 𝘴𝘰̂𝘯𝘨,
𝘓𝘰̀𝘯𝘨 𝘣𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘶𝘺𝘦̂́𝘵 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦̣𝘯 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘒𝘪𝘮 𝘭𝘢𝘯𝘨.
𝘝𝘪́ 𝘥𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘷𝘪́ 𝘨𝘪𝘢̂́𝘤 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘊𝘶𝘯𝘨 đ𝘢̀𝘯 𝘣𝘢̣𝘤 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘰𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘰̀𝘯 𝘥𝘢̀𝘪.
𝘛𝘢̀𝘪 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘭𝘢̀ 𝘭𝘶̣𝘺 𝘮𝘶𝘰̂𝘯 đ𝘰̛̀𝘪,
𝘒𝘩𝘶́𝘤 𝘵𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩 𝘢̂́𝘺 𝘷𝘪̀ 𝘢𝘪 đ𝘢𝘶 𝘭𝘰̀𝘯𝘨.
(𝘕𝘰̂𝘯𝘨 𝘚𝘰̛𝘯 𝘕𝘨𝘶𝘺𝘦̂̃𝘯 𝘊𝘢𝘯 𝘔𝘰̣̂𝘯𝘨)
Đ𝙚̂̀ 𝙩𝙪̛̀
𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘷𝘪́ 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘊𝘢́𝘪 𝘯𝘰̛̣ 𝘺𝘦̂𝘯 𝘩𝘰𝘢 𝘩𝘢̆̉𝘯 𝘬𝘩𝘰́ 𝘭𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
𝘔𝘢̣̆𝘵 𝘯𝘨𝘰̣𝘤 𝘯𝘰̛̃ 𝘴𝘢𝘰 𝘷𝘶̀𝘪 đ𝘢́𝘺 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤,
𝘓𝘰̀𝘯𝘨 𝘣𝘢̆𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦̣𝘯 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘒𝘪𝘮 𝘭𝘢𝘯𝘨.
Đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘪̉𝘯𝘩 𝘥𝘶𝘺𝘦̂𝘯 đ𝘢̀ 𝘥𝘶̛́𝘵,
𝘉𝘢̣𝘤 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 đ𝘢̀𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘯𝘨 𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘷𝘢̂̃𝘯 𝘷𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘢̉𝘯𝘩 𝘵𝘢̀𝘪 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘤𝘰̂̉ 𝘭𝘶̣𝘺,
𝘛𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘢𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘢̂́𝘺 𝘷𝘪̣ 𝘢𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
(𝘕𝘨𝘶𝘺𝘦̂̃𝘯 𝘘𝘶𝘢̉𝘯𝘨 𝘛𝘶𝘢̂𝘯 𝘥𝘪̣𝘤𝘩)
Ở trên, chúng tôi trích lại bài "𝙏𝙝𝙞 𝙑𝙖̂𝙣", còn gọi là "Đ𝙚̂̀ 𝙩𝙪̛̀", chúng tôi gọi là lời giới thiệu tập truyện "Tình sử chốn quan trường" của Tiến sĩ Phạm Quý Thích (Lương Đường Phạm Tiên sinh soạn-良堂范先生撰) cho thiên tình sử dài ngút ngàn, thăm thẳm 3254 câu lục bát của thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du từ các trang 76-77-78-79 trong tập "Truyện Kiều, bản Nôm cổ nhất 1866" do nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân sưu tầm rồi phiên âm, khảo dị và chú giải.
Trong trích đoạn ở trên, có bài dịch thơ từ bản gốc ghi là của Phạm Quý Thích dịch. Chúng tôi không biết do căn cứ vào đâu, văn bản nào mà nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân cho rằng đây là bản dịch thơ của Tiến sĩ Phạm Quý Thích? Chỉ có điều, nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân đã nói đúng khi xác định "Tiếc rằng bản Nôm do Phạm Quý Thích cho khắc in đã không còn nhưng chắc chắn các bản Nôm về sau đều theo đó mà in lại nên bản nào cũng có bài Đề từ của ông. Trang 40". Đây là câu nói xác định có phần mơ hồ, phiêu phỏng của Nguyễn Quảng Tuân khi vế trước xác định chắc chắn rằng: "... bản Nôm do Phạm Quý Thích cho khắc in đã không còn". Thế mà vế sau lại dám nói: "... nhưng chắc chắn các bản Nôm về sau đều theo đó mà in lại nên bản nào cũng đều có bài Đề từ của ông".
Đây là phần mập mờ, nhập nhằng giữa đúng và sai, hư và thực chẳng những chỉ riêng nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân đối với những vấn đề liên quan mật thiết đến truyện Kiều mà cũng còn của nhiều nhà học giả, nghiên cứu chuyên, không chuyên nữa về tập truyện từng để lại quá nhiều những dệt thêu, đơm đặt của rất nhiều người từ hơn hai trăm năm nay từ khi nó xuất hiện trong dòng chảy mài miệt qua bao nhiêu ghềnh thác, bao lớp người đi người đến của nền văn học đất nước bởi bản gốc của nó giờ đâu có, thấy gì đâu?
𝗞𝗵𝗲𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝗼𝗻 𝗺𝗮̆́𝘁 𝘁𝗶𝗻𝗵 đ𝗼̛̀𝗶
Bài viết này hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra những cái sai của bài "𝙏𝙝𝙞 𝙑𝙖̂𝙣" -Đ𝙚̂̀ 𝙩𝙪̛̀- của Tiến sĩ Phạm Quý Thích để cho các bạn đọc và suy ngẫm xem thế nào. Nói bài thơ sai bởi chúng tôi căn cứ bài thơ này hiện đã không còn nguyên bản gốc, bản chữ viết tay của tác giả Phạm Quý Thích, nên trong này hiện giờ toàn những câu, chữ què quặt, thương tật đầy mình mà khi đọc qua sẽ lâm ngay tình trạng. Chỉ hiểu được nghĩa mù mờ, mông lung, hư hư thực thực của thứ chữ nghĩa chắp vá, trầy trật, trúng đầu, mất đuôi, lẫn lộn khúc giữa. Còn nghĩa gốc, nguyên thủy của câu chuyện lịch sử xa xưa, có thật, từng xảy ra trên kinh đô Phú Xuân thì đã theo dòng nước ngầu đục sông Tiền Đường trôi ra đại dương biển lớn từ thuở nào. Đơn cử như hai câu Nhập 入, tức khai đề, thừa đề chẳng hạn. Hai câu này đúng trong nguyên bản phải là:
佳 人一 未 到前堂,
半 世 奄花 再未場.
𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙞̣ đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝙮𝙚̂𝙢 𝘩𝘰𝘢 𝙩𝙖́𝙞 𝙫𝙞̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜.
chớ không phải:
佳 人 不 是 到 錢 塘,
半 世 煙 花 債 未 償.
𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 (𝘣𝘢̂́𝘵 𝘵𝘩𝘪̣) đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ (𝘺𝘦̂𝘯) 𝘩𝘰𝘢 (𝘵𝘳𝘢́𝘪) 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
Hai câu Nhập 入, khai đề, thừa đề "𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙞̣ đ𝙖́𝙤 𝙏𝙞𝙚̂̀𝙣 Đ𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜, 𝘉𝘢́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝙮𝙚̂𝙢 𝘩𝘰𝘢 𝙩𝙖́𝙞 𝙫𝙞̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜" chúng tôi dịch nghĩa như sau:
1-𝘎𝘪𝘢𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙞̣ đ𝘢́𝘰 𝘛𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨/佳 人一 未 到前堂:
Người đẹp Thúy Kiều -giai nhân- đã theo cùng chồng là Bắc Bình vương Nguyễn Huệ về đến sông Hương (Tiền Đường=Tiền 前 là trước, Đường 堂 là cung điện, là miếu đường, là triều đình Phú Xuân. Sông Hương nằm trước triều đình Phú Xuân) vào tháng Giêng -nhất- đầu năm Đinh Mùi 1787 sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần tiến đánh Bắc Hà lần thứ nhất vào năm Bính Ngọ 1786. Nói tắt gọn như sau. Người đẹp -giai nhân- Thúy Kiều đã đến -đáo- sông Tiền Đường -sông Hương- vào đầu tháng Giêng -nhất- năm Đinh Mùi -vị- 1787.
Đọc qua câu chỉnh, tin hay không là tùy quyền các bạn, của mỗi người, chớ chúng tôi dám khẳng định, người đẹp thuộc diện "𝘔𝘰̣̂𝘵 đ𝙤̂𝙞 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩, 𝘚𝘢̆́𝘤 𝙙𝙖̀𝙣𝙝 đ𝘰̀𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵, 𝘵𝘢̀𝘪 𝙙𝙖̀𝙣𝙝 𝘩𝘰̣𝘢 𝘩𝘢𝘪" Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đi cùng chồng là Bắc Bình vương Nguyễn Huệ từ Đàng Ngoài vào đến sông Tiền Đường 前堂 Phú Xuân vào tháng Giêng đầu năm Đinh Vị 1787 ấy là do căn cứ vào tấm bia 故南 Cố Nam tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay này đây. Xin mời các bạn đọc những thông tin ghi trên tấm bia lịch sử ẩn giấu những bí mật của câu chuyện có thật, tại Phú Xuân xảy ra, do những người đương thời ngày ấy liền vội ứng lý tác ý ngay tại hiện trường, cho tạc khắc, dựng lập mục đích "bật mí", nói cho lịch sử ngày sau biết rõ chuyện gì là chuyện gì. Vì thế, hôm nay mới có bài viết này. Chớ đây không phải câu chuyện hư cấu của văn học Trung Hoa, do Thanh Tâm Tài Nhân người Tàu nào ngẫu hứng sáng tác từ hơn hai trăm năm còn lại đến hôm nay. Nguyễn Du chỉ có công đi sứ săn nhặt mang về ăn ở không dịch qua thơ lục bát nhằm ngâm, đọc tiêu khiển, giải sầu cùng đám bạn mê văn chương, thi phú hơn mê vợ con, vàng bạc. Giả sử, nếu không có tấm bia lịch sử, quý giá vô song còn sót lại này đây, thì ngày nay chúng ta làm gì có điều kiện, cơ hội để cùng nhau xác định lại những sự kiện, vụ việc đã từng xảy ra ngày ấy là thế nào, cùng với những tồn nghi giăng mắc, bao quanh, lớp chồng lớp như sóng vỗ đại dương trùng điệp trùng của câu chuyện văn học chưa bao giờ được giải đáp cách nào cho thỏa đáng. Truyện Kiều do ai sáng tác? Người Việt hay Tàu? Người đẹp Thúy Kiều là ai? Có thật hay chỉ là nhân vật hư cấu?
Tấm bia Cố Nam 故 南 chụp gần. Ảnh chụp năm 2015
Thông tin trên tấm bia này ghi như sau, bên trái là sáu chữ 親弟文名奉立/Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập, bên phải là bảy chữ 己酉八月吉日塟/Kỷ Dậu Bát Nguyệt Cát Nhật Táng. Ở giữa là tám chữ 侍内掌奇丁侯之墓/Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ. Trên cùng là hai chữ 故南/Cố Nam. Chúng tôi xin giải thích các chữ Hán này như sau để cho các bạn nắm rõ sự tình, vụ việc của câu chuyện từng có quá nhiều những kẻ bàn ra, người tán vô, hư hư thực thực, ma ma phật phật khiến ông này nghi bà kia, bà kia phân vân ông nọ, lại kẻ chỉ đông, người nói tây, cà kê dê ngỗng hai trăm năm vụt vèo qua chớp nhoáng như một lực sĩ co duỗi cánh tay mà cũng chả đâu vào đâu.
𝗚𝗶𝗮̣̂𝘁 𝗺𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗵𝗼𝗮̆́𝘁 𝘁𝗶̉𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮̂́𝗰 𝗺𝗮𝗶
Đệ 弟 là em.
Thân 親 là người thân thiết, ruột rà trong gia đình hay trong giòng họ. Hoặc thân là chi Thân 申, chi thứ chín trong thập nhị chi. Văn Quan cho lịch sử biết rõ mình là tuổi Thân 申.
Văn 文 là nghe.
Danh 名 là tiếng. Tiếng là để ám chỉ cho nhĩ căn con người có chức năng nghe ngóng mọi động tịnh, âm thanh, tiếng động lớn nhỏ bên ngoài. Với cách chơi chữ thế này, người dựng tấm bia đã cho chúng ta biết rằng người này có tên tuổi, mặt mũi là Quan. Quan là ám chỉ cho ngũ quan mắt tai, mũi miệng, tay chân con người, nói tắt là ngũ quan. Như các bạn đã từng biết, Thúy Kiều thuộc họ Hoàng, nói đầy đủ là Hoàng Thị Thu Mai, vậy người em tên Quan của Thúy Kiều là Hoàng Quan. Nhân vật này có tác phẩm là Hoài Nam khúc, sử triều Nguyễn gọi là Hoàng Quang. Hoàng Quang và Nguyễn Du từng ra làm việc cho triều Nguyễn thời gian dài lâu. Nhưng về sau Hoàng Quan không biết với lý do gì, và đã đi đâu biệt tích giang hồ, khiến không còn ai nghe đến tên tuổi gì nữa. Chuyện này, bây giờ các nhà nghiên cứu văn sử học Thừa Thiên-Phú Xuân cần phải ra công tra, tìm lại tất cả những tên tuổi trong danh bộ các quan văn từng làm việc dưới triều Gia Long và Minh Mạng thì thế nào cũng ra tung tích nhân vật Hoàng Quang, tức Hoàng Quan liền thôi.
Chữ danh 名 gồm chữ tịch 夕 và bộ khẩu 口 nhập lại. Khẩu 口 là cái miệng ăn mắm ăn muối vốn ưa tập trung nói chuyện tam khào cuốc chĩa, trên trời đưới đất đủ thứ, đủ trò. Tịch 夕 là ban đêm. Chữ tịch 夕 ban đêm ý muốn nói những việc chỉ được nói và hiểu trong bóng tối, không được để lộ, nói ra ngoài ánh sáng, chỗ đông người sẽ rất nguy hiểm. Như vậy, trong chữ danh 名 chúng ta đã có hai giác quan là cái miệng để nói -khẩu- và lỗ tai -danh- để nghe. Miệng và tai là hai giác quan trong năm giác quan/ngũ quan con người. Lưu ý.
Phụng 奉 là vâng lời, làm theo lời của người trên dạy bảo. Người trên ở đây chính là bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ của các chị em, trong Kiều Nguyễn Du đặt cho mật mã là "𝙝𝙪𝙮𝙚̂𝙣 𝘣𝘢̀", như câu 2774 "𝘔𝘦́ 𝘴𝘢𝘶 𝘷𝘪𝘦̂𝘯 𝘯𝘨𝘰𝘢̣𝘪 𝙝𝙪𝙮𝙚̂𝙣 𝘣𝘢̀ 𝘳𝘢 𝘯𝘨𝘢𝘺", không phải "𝘔𝘦́ 𝘴𝘢𝘶 𝘷𝘪𝘦̂𝘯 𝘯𝘨𝘰𝘢̣𝘪 𝘰̂𝘯𝘨 𝘣𝘢̀ 𝘳𝘢 𝘯𝘨𝘢𝘺". Nói như vậy bởi cha chị em Thúy Kiều đã mất từ lâu, khi nàng hãy còn bé thơ. Đây là chữ đã bị chỉnh sửa, nó không còn đúng với sự thật lịch sử, của các nhân vật có thật, bằng xương bằng thịt triều Lê phủ Chúa khi xưa.
Lập 立 là dựng bia và lập mộ.
Với câu văn sáu chữ Hán 親弟文名奉立/Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập thì Hoàng Quan, trong Kiều Nguyễn Du đặt cho Hoàng Quan mật mã là Văn Quan -chữ Văn 文 trong sáu chữ trên tấm bia- không phải Vương Quan, đã duyên sự tùng sự nghe theo lời mẹ của mình là bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền tiến hành dựng bia, lập mộ cho chị của mình là Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, tức Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng Đế Quang Trung.
Ở giữa tấm bia là tám chữ 侍内掌奇丁侯之墓/Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ.
Thị 侍 là hầu.
Nội 内 là trong, hay nội là chỉ cho chốn cung cấm của vua chúa thời phong kiến, gọi là đại nội. Nội 内 còn là nội tử, tiện nội, đều là danh từ dùng để gọi người phụ nữ khi đã về làm vợ của người. Đem ghép hai chữ Thị Nội 侍内 nghĩa là người hầu trong. Người hầu trong là người vợ hầu hạ vua chúa trong cung cấm thời phong kiến. Ở đây là chỉ cho vai trò hầu hạ, nâng khăn sửa túi cho chồng là Bắc Bình vương Nguyễn Huệ của Thúy Kiều Thu Mai sau khi đã về đến Phú Xuân vào tháng Giêng đầu năm Đinh Mùi 1787 như đã nói ở trên.
Chưởng 掌 là bàn tay, lòng bàn tay.
Cơ 姬 là tiếng để chỉ người đàn bà sang trọng, giàu có, xinh đẹp, hay cơ là nàng hầu, vợ lẽ. Hoặc cơ 奇 là lạ, là vật lạ hay người lạ hiếm có, rất khó tìm kiếm ở đời, cũng gọi là kỳ. Sự việc gì, con người nào khiến cho người ta không lường, nghĩ tới được cũng gọi là kỳ, tức cơ. Cơ 畸 còn là số lẻ, từ 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số cơ. Như năm Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai ra đi vào năm lẻ Kỷ Mùi 1799 vậy. Cơ 機 cũng là việc cơ mật, then chốt, cốt yếu của tổ chức, đoàn thể nào đó, như việc bí mật của quân đội, triều đình, nội các, vvv... Nói chung cơ 奇 là chỉ cho chuyện lạ kỳ hay người lạ xưa nay hiếm, không phải thời nào cũng có, cũng gặp. Đem ghép hai chữ Chưởng Cơ 掌奇 lại có ý nghĩa là người nắm trong tay những việc cơ mật trong tổ chức, đoàn thể nào đó. Người này thuộc giới đàn bà, phụ nữ có sắc đẹp thuộc diện khuynh nước khuynh thành và rất sang trọng, quý phái, đó chính là Bà Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Chúng ta cần phải biết sự thật từng xảy ra như thế này, khi Thúy Kiều Thu Mai vào Phú Xuân đầu năm Đinh Vị 1787 thì lúc này Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã có hai người vợ đang ở tại đây. Người thứ nhất là bà Phạm Thị Doanh, quê ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bà này trong Kiều Nguyễn Du đã cà tửng đặt cho mật mã là Tú Bà. Bà còn lại là Bùi Thị Nhạn, quê ở Tây Sơn. Bà này Nguyễn Du cũng gán cho một biệt hiệu hết sức đặc biệt, khác thường, Hoạn Thư, bởi bà này có thứ máu ghờ eng ghen kinh khủng, bà từng lợi dụng, canh me cơ hội những khi chồng đi vắng liền hò hét đám quỷ sứ gia binh gia tướng mang gậy gộc, dây trói chèo thuyền qua sông Tiền Đường 前堂 bắt trói Thúy Kiều về tư gia tra khảo đủ mọi chuyện trên trời dưới đất mà cũng chả ai làm được gì bởi thế lực của bà quá lớn, trùm hết cả triều đình Phú Xuân thời đó.
Đinh 丁 là chữ tiếp theo. Chữ này chúng tôi lấy ra nghĩa duy nhất. Đó là chữ Đinh 丁 2 nét. Đinh 丁 này là can Đinh 丁, can thứ tư trong Thập can.
Hầu 侯 là tước hầu, xưa, các bậc đế vương cai trị thiên hạ đặt ra năm tước Công Hầu Bá Tử Nam để phong cho các bề tôi, Hầu là tước thứ hai trong năm tước. Lại thời phong kiến, thiên tử phong cho họ hàng, anh em hay công thần ra làm vua trấn các xứ, gọi là vua chư hầu. Vậy vua chư hầu là vua nước nhỏ,lệ thuộc nước lớn. Hầu 侯 còn có nghĩa là chủ một nước thời xưa. Hầu 侯 cũng còn đọc là hậu. Hậu 後 là sau, chữ dùng để đối với tiền 前 là trước. Hậu còn có nghĩa là con cháu nối dòng đời sau. Hậu 后 thêm nghĩa bà Hoàng hậu, vợ của các bậc vua chúa. Tại đây, bằng mọi cách chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, xa hơn nữa hai chữ Đinh Hầu丁侯 này, chứ nói vắn tắt như thế nghe tuy cũng được đấy, hay đấy, nhưng xét kỹ cũng rất khó để có thể hiểu tới bờ tới bến về hai chữ Đinh Hầu 丁侯 vốn lắm rắc rối, tạp phức này.
Tấm bia Cố Nam 故南 chụp toàn diện. Bia do Văn Quan dựng cho chị Thúy Kiều năm Canh Thân 1780
Chúng ta đã biết Đinh là can Đinh 丁, can thứ tư trong Thập can. Nhưng để xác định đây là can Đinh nào, và ai là người thuộc can Đinh 丁 này thì chúng ta cần phải đào sâu hơn, hiểu xa hơn những nhân vật có thật trong lịch sử thời Tây Sơn cai trị đất nước. Ở đây, chúng tôi căn cứ vào truyện Kiều, tập "tình sử chốn quan trường" của thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du, không phải vào các sách sử của nhiều tác giả, nhiều dạng tài liệu còn để lại đến ngày nay. Vua Quang Trung thời đó có ba bà vợ, bà sau hết là Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều, tức Hoàng Thị Thu Mai, người từ Thăng Long Hà Nội vào đến sông Tiền Đường vào tháng Giêng đầu năm Đinh Vị 1787 như đã nói. Khi Bà Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai vào đến sông Tiền Đường Phú Xuân thì ở đây đã có hai bà vợ lớn của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ rồi. Một bà quê ở Tây Sơn, có tên là Bùi Thị Nhạn, con gái út của phú nông Bùi Đắc Lương. Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao cho biết, ông Bùi Đắc Lương có năm người con, gồm ba trai, hai gái. Ba trai là Bùi Đắc Chí, Bùi Đắc Trung, Bùi Đắc Tuyên. Hai gái là Bùi Thị Loan và Bùi Thị Nhạn. Bà Bùi Thị Xuân là con của ông Bùi Đắc Chí. Như vậy, nữ tướng Bùi Thị Xuân gọi bà Bùi Thị Nhạn bằng cô.
Bà vợ thứ hai của Bắc Bình Vương là bà họ Phạm ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bà là con của ông Phạm Văn Phước, bà có một người em gái tên là Phạm Thị Ngọc Dẫy. Khi về làm vợ Bắc Bình Vương thì bà họ Phạm đã dẫn người em gái này ra Phú Xuân ở cùng bà. Tên bà là Phạm Thị Doanh, không phải là Phạm Thị Ngọc Dẫy như gia phả giòng họ Phạm Quảng Nam đã ghi chép nhầm lẫn, trật cù chìa. Nói như vậy bởi chúng tôi căn cứ vào những ký tự mật mã mà Nguyễn Du đã cấy vào đoạn đầu trong truyện Kiều, cho biết rõ tung tích về bà vợ lớn của Nguyễn Huệ.
Vào thời điểm Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trấn thủ lưu đồn, đóng đô tại Phú Xuân, thì ngài đã có hai người con lớn của hai bà vợ lớn là Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Toản. Các văn bản sử học còn lại ngày nay đã không thể cho chúng ta biết rõ Quang Toản, Quang Thùy là con của bà nào, và hai anh em ai là người lớn tuổi hơn ai. Chúng ta chỉ biết khi vua Quang Trung ra đi thì Quang Toản lên ngôi, kế vị phụ vương, chăn dắt muôn dân bách tính.
Nhưng theo chúng tôi suy luận, Quang Toản có thể là con của bà Bùi Thị Nhạn thì đúng hơn. Bởi nếu xét về sức ảnh hưởng, tác điều động của danh lợi, thế lực, quyền hạn lên trên tất cả các nhân sự triều đình Phú Xuân thời đó thì bà họ Phạm ở Quảng Nam không thể đương đầu, tranh chấp hơn thua với bà họ Bùi ở Tây Sơn cho nổi. Ngày nay, đọc lại sử Tây Sơn, chúng ta thấy toàn bộ các tướng tá cao cấp trong quân đội Tây Sơn hầu hết đều có xuất xứ từ huyện Tây Sơn và các vùng phụ cận. Hơn nữa, cha bà Bùi Thị Nhạn lại là một cự phú có tiếng thời ấy, thì chuyện ai hơn ai thua trong việc tranh giành quyền lực chốn thâm cung bí sử và chiếc ngai vàng cho con hay cháu của mình ngày sau là điều đã rõ đến mười mươi. Lịch sử thế giới cũng đã từng chứng minh những câu chuyện như thế này rồi.
Chúng tôi xin chưa nói đến vai vế của ông Bùi Đắc Tuyên, anh ruột bà Bùi Thị Nhạn. Chả biết đầu cua tai nheo thế nào, về sau ông đã leo lên ngồi chỉ tay năm ngón chễm chệ, ngất ngưỡng chức Thượng Thư Bộ Lại triều Phú Xuân. Thêm nữa là còn có vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu. Nói chung toàn bộ quan quân, cán bộ đảm nhiệm những chức tước, địa vị cao cấp, quan trọng nhà Tây Sơn toàn là chùm dây mơ rễ má, hoa lá cành rậm rạp, um tùm nhân quả quyền lực của giòng họ đã bao trùm, mắc giăng triều Phú Xuân thời ngự trị đỉnh cao.
Chúng tôi sở dĩ liên hệ, đặt niệm vết dầu loang như vậy chỉ để làm cái việc duy nhất. Xác định lại tuổi tác của vua Cảnh Thịnh là bao nhiêu so với các mốc thời gian trước và sau khi vua Quang Trung băng hà. Sách Nhà Tây Sơn của đồng tác giả Quách Tấn-Quách Giao cho biết thời điểm Quang Toản lên nối ngôi phụ vương lúc mới vừa 13 tuổi.
Thật ra, theo chúng tôi, khi Quang Toản lên nối ngôi vua cha thì lúc này là 16 tuổi, chứ không phải 13 tuổi như sách Nhà Tây Sơn hay các sách khác đã cung cấp, cho biết. Chúng tôi xác định như vậy là bởi căn cứ vào tấm bia tại kiệt 51 Minh Mạng thành phố Huế do Văn Quan, người em trai tuổi Thân 申 của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai dựng lập cho chị của mình. Đồng thời, qua nội dung hóc hiểm của dạng văn bia này thì Văn Quan đã ám hiệu cho lịch sử biết rõ ai là người đã đứng ra an táng, chôn cất, dựng bia cho chị của mình trong lần đầu này khi người chị thân yêu ra đi vào một mùa đông mưa gió đầy trời của năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử.
Vậy nếu bạn muốn biết rõ sự tình chồng chéo, nhập nhằng, tạp phức, mù mờ nhân ảnh như người đi đêm này thì yêu cầu các bạn lắng lòng, nghe chúng tôi giải nghĩa hai chữ Đinh Hầu 丁侯 trên tấm bia nghiệt ngã mà các bạn đã thấy trong hình. Ngoài cách này thì sẽ không còn một cách nào khả dĩ tốt hơn, hay hơn được nữa. Khi toàn bộ các sách, tài liệu nói về thời Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn thủ tiêu gần hết, nếu còn, thì những gì từng được ghi chép trong ấy cũng đã bị chỉnh sửa sai be bét, còn gì đâu.
𝗖𝘂̛̉𝗮 𝘁𝗿𝗼̛̀𝗶 𝗿𝗼̣̂𝗻𝗴 𝗺𝗼̛̉ đ𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗺𝗮̂𝘆
Như đã nói, Đinh là can Đinh 丁, can thứ tư trong Thập can. Trước hết, chúng tôi vẫn lấy số tuổi 13 của Quang Toản trong tập Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao đặt vào ngay năm Nhâm Tý 1792, năm vua Quang Trung băng hà. Và từ ngay điểm suy luận nháp, tạm bợ này, chúng tôi đi ngược thời gian để tìm ra một can Đinh 丁 có thể chấp nhận. Và chúng tôi đã gặp can Đinh Dậu 丁酉 1777.
Nếu như vua Cảnh Thịnh sinh đúng năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này, thì năm vua cha băng hà Cảnh Thịnh vừa đúng 16 tuổi.
Nhưng nếu các bạn không chấp nhận Thái tử Cảnh Thịnh sinh năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này, mà cho rằng đó là một năm Đinh 丁 nào khác. Vậy chúng tôi sẽ ngược dòng thời gian tiếp tục. Và chúng tôi đã gặp một năm Đinh 丁 tiếp theo. Đó là năm Đinh Hợi 丁亥 1767. Nếu như vua Cảnh Thịnh sinh năm Đinh Hợi 丁亥 1767 này, thì năm vua cha ra đi Cảnh Thịnh đúng 26 tuổi. Chúng ta sẽ dừng tại đây, tại mốc hai năm 1777-1767 với hai can Đinh 丁 này chứ không thể thụt lùi thời gian xa hơn được nữa. Lại chúng ta cũng không thể di chuyển mốc thời gian của can Đinh Dậu 丁酉 này đi về tương lai hoặc băng qua luôn cả năm Nhâm Tý 壬子 1792. Vì khi di chuyển thời gian bất hợp pháp như thế chúng ta sẽ gặp can Đinh 丁 gần nhất là Đinh Mùi 丁未 1787, và xa hơn chút đỉnh, khi vượt vùng cấm Nhâm Tý 壬子 1792 là năm Đinh Tỵ 丁巳 1797. Hai can Đinh 丁 này thưa bạn rất khó chấp nhận, vì sau khi lên ngôi lịch sử đã cho biết rõ Quang Toản đã từng mang quân dẫn tướng, phất cờ dóng trống đi đánh nhiều nơi, một đứa bé mới năm sáu tuổi không thể làm được những chuyện hoang tưởng, trừu tượng, mơ hồ hệt như Phù Đỗng Thiên Vương vào thời hồng hoang xa xưa...
Vậy, chúng ta chỉ có thể chấp nhận mốc thời gian có lý, có tình nhất là năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này mà thôi. Còn nếu chúng ta đi ngược thêm nữa với mục đích để tăng độ tuổi vua Cảnh Thịnh lên đúng 26 tuổi ngay tại can Đinh Hợi 丁亥 1767 thì sẽ gặp nhiều đối nghịch không thể được là không thể được!
Tại sao?
Câu hỏi tại sao này sẽ có những lời giải đáp như sau.
1- Nếu thời điểm này -năm Đinh Hợi 丁亥 1767- Nguyễn Huệ chưa đi đến hôn nhân, lập gia đình với bà Bùi Thị Nhạn thì sao?
2- Mãi đến thời gian gần đây, người ta mới phát hiện bà Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung mang họ Phạm, quê ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nhưng trong gia phả giòng họ Phạm không cho biết là sau khi cưới bà đã theo tướng quân Nguyễn Huệ ra Phú Xuân thời gian nào? Và bà có với Nguyễn Huệ được bao nhiêu người con? Chúng ta chỉ biết tạm bợ Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Toản là hai anh em. Nghe nói lúc đầu Nguyễn Quang Thùy được phụ vương chọn là người kế ngôi chính thức, sau đó Quang Thùy còn được triều Thanh bên kia công nhận, sắc phong là Thế tử. Nhưng về sau Quang Toản đã được thay vào vị trí vinh dự, quyền uy này. Tài liệu nhà Thanh có ghi rõ chuyện thay đổi ngôi vị này của hai anh em Quang Thùy và Quang Toản.
3- Chúng tôi đặt ra một giả thuyết. Nếu sau khi cưới, đưa bà họ Phạm từ Bình Đào, Quảng Nam về Phú Xuân, sau đó tấn bà lên chức Chánh cung, tổng quản Tam cung-Lục viện mà bà lại không sinh cho tướng quân Nguyễn Huệ một người con nào cả. Theo đó, đời việc gì đến thì nó phải đến. Nên sau đó, tiếp đó, Nguyễn Huệ phải cưới bà họ Bùi ở Tây Sơn mục đích để tìm con nối dõi tông đường và truyền ngôi báu. Vậy có thể Quang Toản, Quang Thùy là hai anh em ruột, con của bà Bùi Thị Nhạn. Nếu như giả thuyết này đúng, thì bà họ Bùi về làm vợ tướng quân Nguyễn Huệ tại Phú Xuân chỉ có thể sau năm Tân Mão 辛卯 1771 vài ba năm. Như chúng ta cũng đã từng biết, năm Tân Mão 辛卯 1771 là năm ba anh em Tây Sơn chiêu tập binh mã, phất cờ khởi nghĩa. Có thể vào khoảng thời gian sau năm phát động phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đứng lên làm chủ thời cuộc, lật đổ chính quyền Tân Mão 辛卯 1771 này trên đường hành quân đi bằng đường thủy ra Thuận Hóa gặp mưa bão cản đường ngăn lối, đoàn chiến thuyền ngày ấy đành phải tấp, dạt vào xã Bình Đào và Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã gặp bà họ Phạm ở tại vùng quê hương sông nước này đây.
4- Bà họ Bùi không thể gặp Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ trước năm Tân Mão 辛卯 1771, vì nếu vậy thì bà phải là vợ lớn, mà đã là vợ lớn thì chức Chánh cung Hoàng hậu triều Tây Sơn Phú Xuân phải là bà nắm giữ, chứ không thể nào chức vị cao sang, quyền quý tột đỉnh, kẻ hầu người hạ xúm xít đoanh vây bẩm thưa, phe phẩy suốt ngày, sướng hơn tiên như thế của bà sao lại dễ dàng lọt vào tay bà họ Phạm ở xã Bình Đào-Quảng Nam là người đến sau như thế?
5- Nguyễn Huệ đã cưới bà họ Phạm ở Quảng Nam trước, rồi sau mới tới bà họ Bùi ở Tây Sơn. Chúng tôi căn cứ vào chức Chánh cung Hoàng Hậu để xác nhận ai là vợ lớn, và ai là người đi tới trước với tướng quân Nguyễn Huệ rồi ra Phú Xuân ở cạnh bên hầu hạ, nâng khăn sửa túi, rót rượu, lo cơm nước cho Bắc Bình vương đầu tiên.
Tóm lại. Với những lý do cụ thể, chi tiết đưa ra về chức phận, địa vị của hai bà quyền lực họ Phạm và họ Bùi tại Phú Xuân thì Thái tử Nguyễn Quang Toản chỉ có thể sinh vào năm Đinh Dậu 丁酉 1777. Cho dù Quang Toản có là con của ai trong hai bà vợ lớn lắm quyền lực này của Hoàng đế Quang Trung thì cũng không cần thiết lắm. Vậy bạn đã hiểu chữ Đinh 丁 trong văn bia là để ám chỉ cho trường hợp này. Năm tuổi chính xác của vua Cảnh Thịnh. Vì vào thời điểm năm 1799 khi Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra đi thì lúc này nhà Tây Sơn cũng vẫn đang còn thể hiện quyền lực cai trị quân dân tại Phú Xuân. Và vua Cảnh Thịnh tất nhiên lúc đó là người thay mặt, đại diện cho triều đình Phú Xuân, đứng ra làm chủ lễ chôn cất, dựng bia cho Bắc cung Hoàng hậu, vì nói gì đi nữa thì Hoàng hậu Thu Mai cũng là vợ của phụ vương, là dì, là mẹ của mình mà.
Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu Thúy Kiều tại kiệt 51 Minh Mạng. Người đứng là Hòa, ở Quy Nhơn, theo phụ làm năm 2016
Sau chữ Đinh 丁 là chữ Hầu 侯. Hầu 侯 chúng tôi đã giải thích ở trên. Tiếp theo hai chữ Đinh Hầu 丁侯 là hai chữ Chi Mộ 之墓.
Chi 之 là của, của anh, của tôi, của chị hay của ai đó. Chi có nhiều cách viết và nhiều cách hiểu. Ở đây là chữ Chi 之 ba nét, chữ Chi 之 ở trường hợp này thuộc về giới từ. Giới từ được dùng với tính cách để kết nối các từ ngữ lại với nhau. Ví dụ: "Cái đèn của tôi". Từ của trong "Cái đèn của tôi" là một giới từ. Nhưng định nghĩa như thế này về giới từ "của" của các sách tự điển hiện có mặt trên thị trường văn học, ngữ pháp sẽ không bao giờ giúp mọi người hiểu tới nơi tới chốn từ ngữ này. Chúng ta sẽ tìm hiểu rộng hơn về giới từ rất đặc biệt này. Mời các bạn nghe câu chuyện sau đây.
Có người hỏi Khổng Tử rằng quỷ thần có hay không?
Khổng Tử trả lời: "Kính nhi viễn chi".
Kính là cung kính. Nhi là mà, vậy, bèn. Đây là từ mang tính trợ ngữ. Viễn là xa. Và Chi là quỷ thần.
Nghĩa của câu này quỷ thần tuy có đấy nhưng không phải quỷ thần nào cũng tốt, cũng thiện lành. Vậy nếu đã có lòng cung kính quỷ thần thì nên đứng ở xa, đừng tới gần để cho được an toàn là hơn.
Chữ Chi 之 ở đây như vậy rõ ràng là một giới từ mang tính cách vừa ám chỉ vừa phân biệt, khu biệt mọi sự việc đâu ra đó, ác ra ác, thiện ra thiện, trắng ra trắng, đen ra đen, không để cho bị nhập nhằng, lẫn lộn. Bổ túc cho ngữ nghĩa này là có các giới từ như địa giới, không giới, hải giới, biên giới, mốc lộ giới, vv...
Như vậy, giới từ là từ ngữ bao gồm rất nhiều hay toàn thể các sự việc, vấn đề thuộc thiện pháp, mà nếu khi chúng ta hay con người đi ra khỏi giới từ này thì sẽ rơi vào vùng nguy hiểm, tức sẽ phạm luật, mà luật là ác pháp!
Vậy để làm rõ hơn về giá trị bất khả xâm phạm của chữ Chi 之 3 nét này chúng ta nên đọc tiếp chữ còn lại.
Mộ 墓: Là mã, mồ mã dùng để chôn người chết. Nhưng cũng lắm lúc có ai đó cà tửng, lại không dùng mồ mã chôn người chết mà dùng để chôn của quý như vàng bạc, ngọc ngà châu báu hay tài liệu lịch sử thì sao?
Hai chữ Chi Mộ 之墓 này như đã nói mang tính ám chỉ và để phân biệt, khu biệt ra mộ đây là của ai, và ai là người đứng ra xây dựng, lập bia. Vì vậy, hai chữ Chi Mộ 之墓 cần phải đọc chung, không thể tách rời như những chữ khác. Vậy Chi Mộ 之墓 có nghĩa ngôi mộ này là của anh, của tôi, của chị, và nó là do người này, người kia đứng ra dựng lập, vvv...
Hai chữ Đinh Hầu 丁侯 trước cũng nên đọc chung như hai chữ Chi Mộ 之墓, và nghĩa của hai chữ này như sau: Ông vua chư hầu sinh năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này là con của bà Hoàng hậu -Hầu có âm là hậu- kế sau, không phải bà trước.
𝗠𝗮̂́𝘆 𝗹𝗼̛̀𝗶 𝗵𝗮̣ 𝘁𝘂̛́ 𝗻𝗲́𝗺 𝗰𝗵𝗮̂𝘂 𝗴𝗶𝗲𝗼 𝘃𝗮̀𝗻𝗴.
Đến đây, chúng ta đã tạm hiểu ngữ nghĩa từng chữ trong cụm từ tám chữ 侍内掌奇丁侯之墓/Thị Nội Chưởng Cơ Đinh Hầu Chi Mộ. Bây giờ chúng ta nên ghép tám chữ này thành một câu để hiểu cho được toàn diện và rộng, sâu hơn nữa.
Nghĩa thứ nhất:
"Đây là ngôi mộ của (Chi Mộ) Hoàng hậu Thu Mai (Hầu-hậu), người nắm trong tay (Chưởng) nhiều việc cơ mật (Cơ) tại triều đình Tây Sơn và chùa Thiên Thai Nội. Bà đã theo chồng về đến sông Tiền Đường 前堂 Phú Xuân đầu năm Đinh Mùi 1787 (Đinh) sau chiến thắng vang dội của chồng tại Bắc Hà dưới danh nghĩa Phù Lê Diệt Trịnh vào năm Bính Ngọ 1786. Vào Phú Xuân, trong cung cấm Bà phải dưới quyền điều khiển (Thị Nội) của hai bà quyền lực lúc ấy là Phạm Thị Doanh và Bùi Thị Nhạn. Tay văn học trứ danh Nguyễn Du đã cà tửng, đặt cho hai bà quyền lực mỗi người một cái tên là Tú Bà và Hoạn Thư".
Bạn cần phải hiểu như thật, đừng nên hiểu mơ hồ, lập bập như giới văn học đã từng hiểu. Tú Bà là người cai quản Tam cung, Lục viện. Hoạn là quan, quan lại, Thư là Thượng Thư. Bà Hoạn Thư này là em của quan Thượng Thư bộ Lại Bùi Đắc Tuyên.
Để biết nấm mộ của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai là do ai đứng ra chôn cất vào thời điểm ấy, xin các bạn đọc phần biện giải tiếp theo thì sự việc mới được rõ ràng, khúc chiết hơn nữa.
Nghĩa thứ hai:
"Nấm mộ sơ sài của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai (Thị Nội-Chi Mộ) do vua Cảnh Thịnh (Đinh Hầu) đứng ra chôn cất. Dưới áp lực căng thẳng của mẹ từ trong cung cấm (Thị Nội) là bà Chánh cung Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người đang nắm (Chưởng) toàn bộ quyền lực, cơ đồ (Cơ) Tây Sơn lúc này tại triều đình nên vua Cảnh Thịnh không dám xây dựng to lớn, chỉ đắp đất sơ sài, đơn giản cho nấm mộ của Hoàng hậu Thu Mai".
Nghĩa thứ ba:
"Ông vua Đinh Hầu Quang Toản sinh năm Đinh Dậu 1777 này là con của bà Chánh cung Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn (Thị Nội Chưởng Cơ), là người nắm trong tay toàn bộ việc cơ mật triều đình Tây Sơn đã đứng ra lập mộ cho Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai (Thị Nội) sau khi Bà ra đi vào một mùa đông mưa gió đầy trời năm Kỷ Mùi 1799. Hoàng hậu Thu Mai đã từ kinh thành Thăng Long vào Phú Xuân cùng chồng là Bắc Bình vương Nguyễn Huệ vào đầu năm Đinh Vị 1787 (Đinh) sau chiến thắng vang dội của chồng năm Bính Ngọ 1787".
Tấm bia mà các bạn đang đọc những giải thích của chúng tôi do người em tuổi Thân là Văn Quan nghe theo lời của mẹ là bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền và vợ chồng anh rễ là người khách viễn phương tài hoa, xuất chúng Nguyễn Du, Thúy Vân đứng ra dựng lập. Không phải tấm bia này là do vua Cảnh Thịnh dựng lập. Mà Ngôi Tháp mộ -Chi Mộ- sơ sài, nằm cô độc, hiu hắt dưới trời phong sương mưa gió bão bùng như Nguyễn Du trần thuật trong Kiều, qua các câu 57-58-59-60 "𝘚𝘦̀ 𝘴𝘦̀ 𝙗𝙖́𝙩 đ𝘢̂́𝘵 𝘣𝘦̂𝘯 đ𝘢̀𝘯𝘨, 𝙈𝙤̣̂𝙩 𝙫𝙖̀𝙞 𝘯𝘨𝘰̣𝘯 𝘤𝘰̉ 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘹𝘢𝘯𝘩. 𝘙𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘰 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘦̂́𝘵 𝘛𝘩𝘢𝘯𝘩 𝘮𝘪𝘯𝘩, 𝘔𝘢̀ đ𝘢̂𝘺 𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰́𝘪 𝘷𝘢̆́𝘯𝘨 𝘵𝘢𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘭𝘢̀?" mới chính là ngôi mộ do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu Thúy Kiều. Chúng ta bằng bất cứ mọi giá cũng cần phải hiểu cho ra cớ sự, ngọn nguồn tích sự, vụ việc này như sau về câu chuyện bí mật chưa từng được ai biết vì nó không hề có trên các văn bản văn sử học, và tất nhiên cũng chưa từng được công khai xưa nay. Khi thay mặt triều đình đứng ra tổ chức an táng, chôn cất, làm mộ cho Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai thì tất nhiên. Vua Cảnh Thịnh lúc đó cũng phải lập cho Bà tấm bia với nội dung ghi tên tuổi, năm sinh, quê quán và ngày tháng năm mất của Bà là ở tại đâu. Nhất tấm bia phải có tên người đứng ra dựng mộ, lập bia. Người dựng mộ, lập bia chính là vua Cảnh Thịnh, chứ không ai vào đây để làm được việc này cả.
Nhưng sự việc lại rắc rối ở chỗ, tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai sau đó đã được gia đình Hoàng hậu, nói đúng hơn là do người khách viễn phương Nguyễn Du và Văn Quan, tức Hoàng Quang, tác giả "Hoài Nam khúc", quyết định đào, cạy mang giấu một nơi khác với mục đích để bảo vệ bí mật cho Ngôi Tháp và hài cốt Hoàng hậu chôn táng dưới Tháp. Nhưng tại sao người khách viễn phương tài hoa Nguyễn Du và Văn Quan, em Thúy Kiều lại phải cạy tấm bia của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đi tìm chỗ chôn giấu như thế? Việc này cũng đâu có gì là lạ, là khó hiểu. Thời điểm Bắc cung Hoàng hậu ra đi là năm Kỷ Mùi 1799. Chỉ hai năm sau, vào tháng 5 năm Tân Dậu 1801 thì Nguyễn Ánh đã dồn toàn lực đánh mạnh vào Phú Xuân, và với tình thế nguy cập lúc đó buộc bắt vua Cảnh Thịnh và triều thần đành phải bỏ Phú Xuân lại sau lưng, dốc toàn lực mở con đường máu thoát chạy ra Nghệ An, rồi Bắc Hà. Kinh đô Phú Xuân từ đó giao lại cho Nguyễn Ánh. Tiếp đó, vào năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh đàng hoàng, trịnh trọng bước lên ngôi, xưng đế hiệu là Gia Long, chuẩn bị kéo đại quân ra đánh chiếm Thăng Long và tiến tới thống nhất đất nước, đặt nền móng cai trị toàn cõi An Nam. Và triều đại này đã kéo dài thời gian cai trị đất nước đến gần 150 năm. Chỉ đến khi nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh xuất hiện thì triều đại này mới bắt đầu cáo chung, đặt dấu chấm hết. Theo đó, vị vua cuối cùng triều Nguyễn là Bảo Đại lúc này đành phải tháo chạy ra nước ngoài cùng với bầu đoàn thê tử sống đời lưu vong, lang thang vất vưởng quá tội nghiệp nơi xứ lạ quê người từ sau năm 1945. Rồi cũng từ đó, nước Việt từ đây lại bị chia đôi, cầu Hiền Lương ở Quảng Trị hữu ý vô tình đã được chọn làm trọng điểm ngăn chia hai miền giới tuyến Bắc Nam...
Trở lại đoạn trên, như thế, với chỉ hai năm còn lại của triều Tây Sơn thì tình hình chính trị ngày đó tại Phú Xuân theo chúng tôi là vô cùng bất ổn, rối loạn đan xen phập phồng, hoảng hốt bởi những tin thất trận, mất thành, bại tướng, hao quân liên tục thi nhau bắn báo tới tấp, dồn dập về triều đình. Và triều đình Tây Sơn, cả dân chúng Phú Xuân vào lúc bấy giờ dù muốn hay không muốn họ cũng đã tiên đoán được thời cuộc sắp tới sẽ thế nào xảy ra. Những ai từng sống ở miền Nam vào những năm 1973-1974 hầu hết cũng đều biết chiến cuộc rồi đây sẽ ra sao trước sức tấn công dồn dập, mãnh liệt, trào dâng như nước vỡ bờ, không gì ngăn chắn nổi của người miền Bắc trên tất cả mọi địa hình địa cuộc miền Nam, từ miền cao nguyên đến duyên hải. Ngày đó, vào hai năm trước năm giải phóng thành công 1975 thì toàn bộ dân chúng các vùng miền thuộc khu vực Trung phần đã bắt đầu xôn xao xúm nhau gồng gánh tư trang, hành lý, đồng loạt kéo hết cả nhà, cả xóm lũ lượt chạy vào miền trong để tránh né thương vong, mất mát do quân đội hai bên trong lúc giao chiến gây ra cho những người vô tội. Với tình hình chiến cuộc thập phần hiểm nguy diễn ra trên tất cả mọi địa giới do hai phe lâm chiến gây ra cho biết bao người dân vô tội như đã nói, cho dù đó là thời trước hay thời sau. Thì lúc đó tại kinh đô Phú Xuân là cả một bầu trời ảm đạm, tang tóc, thê lương đã đang âm diễn thầm tiến hoặc biểu lộ công khai, ngang nhiên từ trước đó như để nhắn gởi, báo trước rằng một triều đại huy hoàng sắp cáo chung, sụp đổ. Trong tình cảnh ấy, tất nhiên gia đình Hoàng hậu, đại diện là người khách viễn phương tài hoa Nguyễn Du và Văn Quan ngày đó phải xắn tay áo hành động cấp tốc trước khi mọi việc sẽ an bài, đâu vào đấy. Nguyễn Ánh và quân đội sắp kéo vào Phú Xuân!
Đó chính là việc mà Nguyễn Du và Văn Quan cần làm ngay gấp rút, cấp tốc vào thời điểm sợi tóc cắc cớ treo ngàn cân. Vác cuốc xẻng xà beng âm thầm tìm đến khu vực mà triều Tây Sơn đã chôn táng, lập mộ cho Hoàng hậu Thúy Kiều cạy tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập chôn giấu qua một chỗ khác. Sau đó, cũng chính Nguyễn Du đã cho làm một tấm bia giả tạo thế vào tại vị trí tấm bia do vua Cảnh Thịnh dựng lập với mục đích ngụy trang, đánh lừa dư luận rằng đây là ngôi mộ của một người mang một danh tính thế này, không phải mộ của Bắc cung Hoàng hậu. Và tấm bia ngụy trang này cùng Ngôi Tháp mộ chôn táng thi hài Hoàng hậu Thu Mai sau việc làm bí mật của thi hào Nguyễn Du và Văn Quan thời đó chưa bao giờ bị ai hoặc một thế lực chính trị nào phát hiện ra được cả. Nhờ thế mà Ngôi Tháp mộ với tấm bia ngụy trang, đánh tráo khái niệm, nơi chôn giấu nắm xương tàn người xưa vẫn còn tồn tại dưới trời phong sương với bao cuộc dâu bể sầm sập băng qua cho mãi đến ngày nay.
(Còn tiếp)