Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

KIỀU VÀ TỘI ÁC CỦA VĂN SỬ HỌC

KIỀU VÀ TỘI ÁC CỦA VĂN SỬ HỌC 
Ảnh các bạn thấy trước mặt là tập sách kiến giải truyện Kiều của thiền sư Làng Mai-Làng Hồng Thích Nhất Hạnh. Giới tu sĩ, cư sĩ đệ tử thiền sư Nhất Hạnh, cả một số tu sĩ các hệ phái đã đang tu theo pháp môn Làng Mai-Làng Hồng và cả những người nằm trong bộ môn văn sử học hiện đang tu học và nhiệt tình cổ súy cho pháp môn này, như nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Hoàng Anh Sướng, vvv... Tất cả hầu như rất tán thán và thích thú đối với tập sách được thầy của mình là một thiền sư nổi tiếng biên soạn rất công phu về mảng văn học này của đất nước.

 

Đây là quyền cá nhân của mỗi người sống trong thời đại, thời kỳ tự do và dân chủ, nhất ở các nước tư bản phương tây. Chúng tôi tất nhiên không thể nói, bàn gì về quyền tự do cá nhân như thế của con người. Nhất con người của thế giới phẳng hôm nay. Ở đây, qua bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói đến những cái sai, tầm bậy, tào lao thiên tướng, quá ngô nghê, buồn cười mà cười sao cho nổi cách nào của tập sách bình, giải truyện Kiều này của thiền sư Nhất Hạnh.

sách

Thiền gì ở đây mà nói thiền với chả quán!

Trước hết, đó là cái sai quá lớn, vô cùng lớn của tựa đề tập sách. Các bạn có bao giờ biết. Bè là gì hay không? Theo chúng tôi được biết, hiểu, bè là cái hay chiếc mà người ta thường hay lấy cây gỗ rừng, cưa ra từng đoạn rồi dùng đinh đóng dính lại, có khi dùng dây rừng hoặc dây thép cột dính lại thành hàng ngang với nhau, một tấm lớn, để di chuyển trên nước, thế cho thuyền ghe những khi hữu sự, đụng việc. Có khi bè được dùng bằng thân cây chuối, được kết, cột dính lại bằng cách như đã nói. Chứ thưa các bạn từ cổ chí kim, từ ngàn xưa cho mãi đến triệu triệu, tỷ tỷ năm về sau sẽ không bao giờ và cũng không bao giờ có cái chuyện hết sức kỳ hoặc, quái đản là lấy cây lau, cây sậy kết làm bè để đi trên nước cả?

 

Nhỡ nếu có chuyện lấy cây lau, cây sậy kết làm bè thì đó chính là việc những đứa trẻ con như tôi anh chị ngày xưa vẫn thường hay bày nhiều trò chơi để giải trí vào cái thời chưa biết gì mà thôi...

 

Cho nên, căn cứ vào những sự việc cụ thể thế này nên chúng tôi từ đó mới dám nói. Tập sách Thả một bè lau của thiền sư Làng Hồng-Làng Mai Thích Nhất Hạnh ngồi cặm cụi, cắm cúi bao lâu viết ra chỉ để cho mấy đứa trẻ nít hỉ mũi chưa sạch đọc chứ người lớn như tôi anh chị thì không thể đọc những tập sách thế này được. Chúng tôi chưa nói thiền sư Làng Hồng-Làng Mai không thể và không bao giờ biết được những từ, chữ đã bị chỉnh sửa sai be bét trong 3254 câu Kiều, nhất những từ, chữ, câu cú đặc biệt được thi hào Khiêm Trọng Nguyễn Du nén, dồn, cài mật mã vào trong đó mà chúng tôi đã giải thích trên rất nhiều bài viết mà các bạn đã đọc qua lâu nay.

 

Như vậy. Nếu tựa đề tập sách của thiền sư Làng Hồng là sai thì cái sai ấy ở chỗ nào? Xin cho biết với?

 

Chuyện này, chúng tôi đã nói rồi, chỉ do các bạn chưa chú ý đó thôi. Đó là chữ duy nhất bị chỉnh sửa của tựa đề tập sách. Chữ "lau". Chữ này trong nguyên bản Kiều là chữ "cau". Không phải LAU!

 

Thưa các bạn chỉ có lấy cây "cau" để kết bè di chuyển trên sông nước nếu trường hợp lúc đó không có các loại cây rừng hay cây chuối. Mà cây "cau" thì vùng hai bờ sông Hương vào thời đó theo chúng tôi là rất nhiều, nhiều vô kể. Vì thế, bà vãi Ẩn Duyên vào lúc đó mới cho đốn hạ từng cây cau xuống, rồi kết thành chiếc bè để có phương tiện hữu hiệu bơi ra giữa dòng nước ngầu đục Tiền Đường 前棠 hòng cứu vớt người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đưa lên bờ, vào am Châu Ứng Từ nằm ven bờ sông Hương để hơ lửa, cắt lễ, thoa dầu, cứu nàng qua cơn hoạn nạn nguy cấp. Những người dân gốc Huế chính hiệu con nai vàng ngơ ngác hầu hết đều biết vùng hai bờ sông Hương là có nhiều cây cau hay không, như đoạn Vĩ Dạ kia chẳng hạn. Các bạn có cần chúng tôi viết ra đây bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử hay không? Không à? Còn những người ở vùng khác thì khó biết. Nhưng tuy không biết rõ địa hình, vị trí và hệ thực vật hai bên bờ sông Tiền Đường 前棠 là thế nào, chứ những người này tất nhiên cũng phải biết việc lấy cây lau hay cây sậy gì đó để kết thành bè như tập sách của thiền sư Nhất Hạnh ngồi tại chỗ kiến giải là chuyện không bao giờ có thể xảy ra!

 

Phải không các bạn?

 

Ẩn Duyên nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè cau rước người...

 

Nội tựa đề chỉ có bốn chữ mà đã lòi ra cái sai trầm trọng khó chấp nhận như thế thì trong 3254 câu lục bát bình giảng, kiến giải của thiền sư Làng Hồng-Làng Mai còn có biết bao nhiêu cái sai nữa phải không?

 

Chúng tôi cũng chưa nói những kinh sách do thiền sư Làng Hồng-Làng Mai kiến giải không bao giờ đúng vào đâu được cả. Kể cả pháp tu đã đang áp dụng bao lâu nay tại các ngôi làng này. Bởi nhân quả là một hệ thống mở, từ một điểm sai này nó sẽ kéo, sẽ mở ra nhiều điểm, nhiều cái sai khác nữa từ chập chùng cho đến chập chùng... Ví như một người khi đã phạm nội chỉ một luật là nói Vọng ngữ. Thì tất cả các luật khác, từ 5 luật, 10 luật, 250 luật và 348 luật khác họ cũng đều vi phạm tất tần tật từ a đến z hết cả! 

 

Bởi như đã nói nhân quả là hệ thống mở tự động! Chỉ xin các bạn đừng cho chúng tôi ăn ở không ngồi nói bậy, viết bậy là được.

 

Miền trung thương nhớ,
lúc 9h41 ngày 8 tháng 07 năm 2019
Bốn niệm xứ

 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang