Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3254 CÂU LỤC BÁT KIỀU MANG Ý NGHĨA GÌ?

3254 CÂU LỤC BÁT KIỀU MANG Ý NGHĨA GÌ?

Để hiểu cũng như trả lời câu hỏi này thiết nghĩ chả có gì là khó cả. Nói thế này, 3254 là con số của số ngày viết Kiều của Nguyễn Du. Để hiểu rõ hơn nữa, chúng ta làm phép tính như sau. Một năm có 365 ngày. Vậy 10 năm chúng ta có 3650 ngày: 365X10=3650.

 

3650 là số ngày của 10 năm. Nói khác đi, đó là số ngày mà thi hào Nguyễn Du ngồi viết Kiều. Nhưng truyện Kiều chỉ có 3254 câu lục bát kia mà? Tức nếu nói 3254 là số ngày viết Kiều của thi hào như ở trên đã nói.

 

Thì đây. Đọc đi. Chúng ta đã biết, năm Canh Thìn 1820 thi hào của chúng ta đã không còn nữa. Vậy chúng ta lấy mốc 1820, tính ngược về trước, đến năm 1810, chúng ta sẽ có con số 10. 10 là mười năm. Nhưng chúng ta cũng đã biết, vì lịch sử còn ghi rõ, năm Quý Dậu 1813 Nguyễn Du được triều đình Phú Xuân đặc cách lên làm Chánh sứ, dẫn đoàn phái bộ ngoại giao Phú Xuân qua đàm phán với triều Thanh. Lịch sử cũng cho biết rõ, khi Nguyễn Du và phái bộ ngoại giao Phú Xuân quay về lại kinh đô thì đã mất một năm. Có sách nói là 14 tháng. Vậy chúng ta tạm thời lấy 10 năm ngồi viết Kiều như đã nói của thi hào trừ đi 1 năm đi sứ, chúng ta được con số 9. Chúng ta làm tiếp bài toán. 365X9=3285. Lấy 3285-3254=31. Con số 31 chính là thời gian của một tháng.

sách

Chúng ta sẽ căn cứ vào phép tính này, với các con số lấy ra từ các phép tính vừa làm do dựa vào những gì Nguyễn Du cho biết, như 3254 câu lục bát, và năm 1813 Nguyễn Du bắt đầu đi sứ, và thời gian hai bận đi về của phái bộ ngoại giao Phú Xuân là mất một năm. Ở trên chúng ta đã có con số 3285 là con số của phép nhân 365X9. Lấy 3285 trừ 3254 còn lại là 31. 31 là thời gian một tháng. Như vậy, căn cứ vào phép tính này, thi hào cho chúng ta biết rõ, hai bận đi về của chuyến đi sứ năm Quý Dậu 1813 mất một năm một tháng, không phải 14 tháng, như ghi chép lịch sử. Bởi chúng tôi từng nói quá nhiều rồi trên rất nhiều bài viết, những gì của người trong cuộc nói, viết ra, ở đây là Nguyễn Du với truyện Kiều, là không sai gì cả, còn những ghi chép khác, dù là ghi chép của sử triều Nguyễn hoặc các dạng sử khác thì không đủ độ tin cậy gì cho lắm.

 

Như vậy, Con số 3254 là số ngày mà thi hào Nguyễn Du ngồi viết truyện Kiều. Hai con số 54 đuôi là thế này. Như các bạn đã biết, vì lịch sử có ghi rõ. Nguyễn Du mất năm 1820. Năm sinh thi hào lịch sử ghi là năm 1765. Tính ra, khi mất, Nguyễn Du được 54-55 tuổi. Đây là ghi chép sai, bậy của lịch sử. Như chúng tôi có nói trên nhiều bài viết, rằng Nguyễn Du sinh năm Bính Thân 1776. Nói như vậy là chúng tôi căn cứ vào câu bát 154 mật mã "Với Vương Quan trước vốn là đồng thân". "Đồng thân" là đồng một tuổi Thân . Nguyễn Du với "Văn", không phải "Vương", Quan đồng một tuổi Bính Thân 丙申, cùng sinh năm 1776. So ra, Nguyễn Du nhỏ hơn Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai 5 tuổi. Bà sinh năm Nhâm Thìn 壬辰 1772: "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê...". "Cập kê" là tuổi 15. Năm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần thứ nhất, Bính Ngọ 1786, thì chị em song sinh Thúy Kiều-Thúy Vân vừa đúng tuổi 15.

sách

Khi đã biết năm sinh Nguyễn Du, và cũng biết cả năm mất thi hào, chúng ta sẽ không khó để xác định khi mất Nguyễn Du được bao nhiêu tuổi. Phép tính 1776/1820=44. Theo tập quán, phong tục người Việt, xưa và nay, khi mới sinh ra là được tính một tuổi, gọi là tuổi mụ. Như vậy, khi mất thi hào vừa tròn 45 tuổi. Con số 54 của 32/54 chúng ta lật ngược lại, ra 45. 45 là tuổi đời Nguyễn Du sau khi viết xong truyện Kiều. Nghĩa là Nguyễn Du đã quyết định hậu vận, tương lai như vậy cho mình từ trước đó, nên mới cho lịch sử biết rõ mọi việc qua từng con số rất cụ thể, chi tiết như đã nói. Nhưng rất tiếc về sau đám văn sử học u mê, mù mịt ba miền Bắc Trung Nam lại hiểu sự việc theo cách mù mờ, chụp giựt, con cua đồng lại xúm cho là con bò cạp núi. Và từ đó, hết việc này kéo theo việc khác, chưa nói, đám dốt đặc còn cho truyện Kiều là của Thanh Tâm Tài Nhân người bên Tàu sáng tác, Nguyễn Du chỉ có công đi sứ, săn nhặt lượm mang về ngồi mò mẫm, cặm cụi dịch, chuyển từ tập truyện hư cấu văn học Tàu này sang 3254 câu lục bát, chữ Nôm.

 

Con số 32 còn lại có thể đó là ngày tháng sinh của thi hào đất nước chăng?

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang