Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THỜI ĐẠI BAO LẦN KHÔ NƯỚC MẮT, CHONG ĐÈN RIÊNG GỬI CHÚT TÂM TƯ...

THỜI ĐẠI BAO LẦN KHÔ NƯỚC MẮT,
CHONG ĐÈN RIÊNG GỬI CHÚT TÂM TƯ*
HAY NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ SOI KIM CỔ?

Câu "Ngàn năm gương cũ soi kim cổ" là câu Thứ thứ nhất của bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ do Bà Huyện Thanh Quan sáng tác hòng ám chỉ lăng mộ, dấu tích Hoàng Đế Quang Trung hiện cũng vẫn còn tồn tại dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay như các bạn đã từng biết. Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những cái sai lạc, bậy bạ của câu thơ đã bị chỉnh sửa nói trên. Mời các bạn đọc qua xem sao.

 

Câu này phải viết như sau thì mới đúng với văn bản gốc của Thăng Long Hoài Cổ:

 

Đài cao gương ảnh thi kim cổ...

 

Trước hết, chữ "thi " tuyệt hay này đã bị ai đó đè chỉnh sửa thành chữ "soi" bậy bạ, vô nghĩa, chả trúng trật vào đâu với đâu. Chúng tôi có nói trên các bài viết, tựa đề là "Trống trường thành lung lay bóng nguyệt" rằng trong các câu của một bài thơ luật Đường, từ tám câu, bốn câu, cả thơ lục bát, song thất lục bát của người Việt chúng ta đều có quyền nhập các chữ lại với nhau để tìm ra chữ mật mã mà tác giả muốn ám chỉ cho sự việc bí mật nào đó nếu đây là bài thơ thuộc dạng mật mã. Điều này các bạn đã đọc và cũng đã hiểu rồi. Đó chính là nguyên tắc, sự kết cấu vững chắc gọi là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 để hình thành lên một bài Đường luật 8 câu 56 chữ. Chỗ này chúng tôi khỏi nói lại, dài dòng và mất thì giờ lắm. Chúng ta hãy đi ngay vào câu chuyện đang bàn là hơn.

 

Trong câu thơ nói trên có ba chữ "Thi Kim Cổ ". Vậy chúng ta hãy nhập ba chữ này lại thì sẽ có ra chữ Cứ . Cứ nghĩa là cái cưa. Nhưng chúng ta hay bà Huyện đâu cần dùng cưa để làm gì đâu? Vì thế, đây chỉ là chữ dạng mật mã, tức lấy chữ này để ám chỉ vào một chữ khác, đó là chữ Cứ này đây. Cứ ở đây có nghĩa là chứng cứ, bằng cứ, bằng chứng hay căn cứ vào đây, vào chứng cứ này đây. Vậy chứng cứ này là chứng cứ nào?

ngôi tháp

"Đài cao gương ảnh thi kim cổ" là Ngôi Tháp hoang phế, cô đơn, nhang tàn khói lạnh này đây!

Chữ Kim , ở trên là bộ Nhân 2 nét, dưới là bộ Ngọc 5 nét. Bên trái bộ Ngọc có nét phẩy là bộ Phiệt 丿1 nét. Nhân là người. Ngọc là ám chỉ cho miếng đá quý được sử dụng để viết văn bia tại Tháp mộ. Còn Phiệt , 丿-nhất tự, đồng âm, đa nghĩa- là ám chỉ cho nhân vật, gia đình hoặc nhóm người, tổ chức có thế lực, sức mạnh đặc biệt trong xã hội, như quân phiệt, tài phiệt. Quân phiệt là những người lính hoặc quân đội nắm giữ binh quyền, dùng võ lực, sức mạnh để mở rộng phạm vi bờ cõi và phát triển thế lực chính sách, chủ trương, đường lối. Điển hình ở đây là Quang Trung Nguyễn Huệ, người được tôn xưng là nhân vật lịch sử có bộ óc quân sự thiên bẩm. Chúng ta đã biết, Quang Trung Nguyễn Huệ từng dùng sức mạnh, võ công bất khả chiến bại và tài năng quân sự hãn hữu của mình để tả xung hữu đột, đánh Nam dẹp Bắc, dẹp loạn cát cứ vùng miền, tiến tới giải phóng, thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối. Vì thế, ngài cần được xem là nhà quân phiệt vô địch vậy. Nói như thế là do chúng tôi căn cứ vào truyện Kiều của Nguyễn Du, như câu 2221-2222 đã chứng minh rằng Quang Trung là người từng ra công xây dựng, phát triển đất nước bằng sức mạnh, thực lực của quân đội:

 

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường...

 

Hai câu này cho chúng ta biết khi nào quân đội Tây Sơn đủ thực lực thì Quang Trung Nguyễn Huệ sẽ rầm rộ kéo sang đánh Tàu, lấy lại hai đất Lưỡng Quảng đã bị họ chiếm đóng từ xa xưa. Rất tiếc, giấc mộng phát động chinh chiến, xây dựng đất nước, phát triển quê hương bằng sức mạnh quân đội của nhà quân phiệt đại tài, vô địch đã bất thành bởi một cái chết bất ngờ, đột ngột đã xảy ra cho ngài vào năm Nhâm Tý 1792. Bắt đầu từ đây, người dân Việt đành phải khóc hận mất nước, không bao giờ lấy lại được hai đất Lưỡng Quảng cho tổ quốc cùng với cái chết bí mật chưa từng có lời giải này của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại. Than ôi!

 

Hoặc hai câu 2455-2456 tiếp theo cũng đã xác định cho lập luận của chúng tôi rất là chính xác, không sai vào đâu được:

 

Biết Từ là đấng anh hùng,
Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn...

 

Khi chấp nhận nói như thế là chúng ta phải biết Nguyễn Du đã lắng lòng, nghe theo lời trần thuật của người xưa mà hạ bút ca ngợi Quang Trung Nguyễn Huệ là nhà quân phiệt vô địch, bất khả chiến bại dưới gầm trời này. "Trung" là Quang Trung. "Quân" là vua, đồng thời, "quân" cũng là quân đội. Câu này ám chỉ Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai là người có khả năng, có quyền tham dự những cuộc họp cùng Quang Trung và tướng tá quân đội để bàn bạc về nhiều vấn đề liên quan đến tình hình chính trị, quân sự của đất nước trong thời đó. Ai nói hoặc tài liệu nào ghi chép như thế thì có thể không đúng, là bịa đặt, chứ những gì được thi hào Nguyễn Du nói trong truyện Kiều là phải chính xác, bởi tất cả những bí mật quân sự của kinh đô Phú Xuân thời đó đã được chính Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai kể lại cho Nguyễn Du nghe và nắm bắt tất tần tật khi Quang Trung đã không còn nữa. Từ đó, thi hào Nguyễn Du mới có điều kiều kiện để bỏ ra gần 10 năm trời ngồi viết lại câu chuyện tình sử chốn quan trường lâm ly, bi đát của thời kỳ đó mà chúng ta mới có đọc ngày nay.

 

Hoặc Phiệt là chiếc bè rất mầu nhiệm, sẽ cứu vớt được người khỏi hay đã đang chìm đắm trong bể khổ, gọi là từ hàng bảo phiệt: bè từ cứu vớt chúng sinh. Phiệt 丿1 nét chỉ là chữ đại diện, thay mặt cho những chữ Phiệt khác, như đã giải thích. Đây là cái hay của từ ngữ, ý nghĩa chữ Hán Việt vậy. Chữ Phiệt được sử dụng ở đây chính là để ám chỉ cho ngôi chùa Thiên Thai Nội là nơi chôn giấu thi hài, linh cữu Hoàng Đế Quang Trung khỏi bị các thế lực chính trị đối lập thời đó dòm ngó và phá hoại.

 

Sau chữ "Kim " là chữ "Thi ". "Thi " là thây hoặc thi hài người chết chưa chôn. Chúng tôi đã từng nói trên nhiều bài viết rằng sau khi Hoàng Đế Quang Trung ra đi thì triều Tây Sơn ngày đó đã không chôn cất, an táng ngài theo thông lệ thường tình, mà người ta ướp xác ngài để giữ cho được lâu dài, miên viễn. Lần đầu tiên linh cữu, thi hài của ngài được đặt dưới Cung Điện Ngầm tại Cung Điện Đan Dương thuộc khu vực chùa Thiền Lâm. Sau do thấy tình hình chính trị có quá nhiều bất ổn, nên ban tham mưu Tây Sơn, gồm vua Cảnh Thịnh, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tướng quân Ngô Thì Nhậm và Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai đã quyết định di chuyển, đưa linh cữu, thi hài của ngài về chôn giấu dưới đồi núi Dương Xuân Sơn, cách Cung Điện Đan Dương chùa Thiền Lâm đúng 2km. Sau đó, ở bên trên mà phía dưới là Cung Điện Ngầm đã được ban tham mưu Tây Sơn, đại diện là vua Cảnh Thịnh cho dựng lên một ngôi thảo am, gọi là chùa Thiên Thai Nội. Và Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai đã ở tu hành tại ngôi chùa này với mục đích vừa tụng kinh niệm Phật cầu an, cầu siêu vừa bảo quản thi hài, linh cữu của chồng ở bên dưới cho được an ổn, lâu dài.

 

Như vậy, "Thi " là ám chỉ cho thi hài Hoàng Đế Quang Trung hiện tồn tại dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. "Cổ " là xưa, chuyện xưa, người xưa, chữ "Cổ " này dùng ám chỉ thi hài người xưa, tức Quang Trung Nguyễn Huệ được tẩm ướp, đặt dưới Cung Điện Ngầm chùa Thiên Thai Nội như đã nói.

văn bia

Thăng Long Hoài Cổ là bài thơ ám chỉ vào tấm văn bia này đây!

Chữ "kim " nghĩa thời điểm hiện tại trong câu thơ "Đài cao gương ảnh thi kim cổ" chỉ là chữ trá hình của chữ "Kim " như đã giải thích. "Kim " nghĩa chính là vàng, tiền, chỉ chung cho các loại kim loại như vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, xưa gọi là ngũ kim. Riêng vàng được gọi là hoàng kim. Nói chung kim là để chỉ cho sắc vàng. Hiểu, viết theo tiếng Hán là chữ Hoàng  Thảo Nhất Điền Bát này đây. Hoàng là ông vua, mà Hoàng cũng là họ của Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai, là người vợ thứ ba của vua Quang Trung, là trụ trì chùa Thiên Thai Nội, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu chồng của Bà dưới chánh điện ngôi chùa.

 

Hai chữ trong câu còn lại là "Đài ""cao ". "Đài " là cái đài, là cái nhà xây cao để ngắm được cả bốn bên. Đây là nghĩa thứ nhất, nghĩa đen của chữ "Đài ". Còn nghĩa bóng, nghĩa mật mã thứ hai chính là chữ Thai này đây . Nói như vậy bởi Thai có âm đọc là đài. Bên trên chữ Thai là bộ Khư 2 nét, bên dưới là bộ Khẩu 3 nét. Khư  -nhất tự, đồng âm, đa nghĩa- có nghĩa là cái gò lớn. Có khi, nấm mã gọi là khư mộ. Khư mộ hay cái gò lớn là ám chỉ cho Ngôi Tháp. Còn bộ Khẩu là tượng trưng cho miệng hầm, nơi đặt tấm bia có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 ở giữa. Hoặc Khẩu là tượng trưng cho tấm gương là tấm văn bia, phản chiếu nấm mộ, là bộ Khư , tức Ngôi Tháp có tấm văn bia là cửa miệng hầm, đường đi xuống CUNG ĐIỆN NGẦM, nơi đặt linh cữu, thi hài Hoàng Đế Quang Trung dưới chánh điện chùa như đã nói.

 

"Cao " có nghĩa là ân trạch. Ngày xưa, lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao. Cao còn là trên cao, trái với đê là dưới thấp. Đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi có ngôi chùa Thiên Thai Nội được xem là đỉnh núi cao nhất của dãy núi liên kết, chập chùng, trải dài này, khu vực đặc biệt này là nơi trú đóng của quân đội Tây Sơn Nguyễn Huệ thời kỳ đóng đô trên đất Phú Xuân. Cao còn có âm đọc là khiêu . Khiêu là gò, đồi, hay là mồ mã. Khiêu còn có nghĩa là tỷ khiêu, dịch âm từ tiếng Phạn bhikkhu, là người tu hành theo đạo Phật, đã chịu lấy 250 giới luật làm nền tảng tu học, sống ở đời, hằng ngày mang bát đến nhà bá tánh xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh, vạn loài.

 

Hai chữ "gương, ảnh" như đã nói đó là tấm văn bia có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 là phản ảnh, tượng trưng cho bộ Khẩu , còn "ảnh" là Ngôi Tháp, là chữ Khư nằm trên bộ Khẩu của chữ Thai , còn gọi là đài. Đài thì như đã nói.

 

Với câu thơ bảy chữ "Đài cao gương ảnh thi kim cổ" là Bà Huyện muốn nói rằng căn cứ vào đây -cứ - là tấm văn bia mật mã -kim (nhân , ngọc , phiệt丿)- có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do danh sĩ Ngô Thì Nhậm -thi - sáng tác mà Bà đã biết được dấu tích, linh cữu, thi hài -thi - Hoàng Đế Quang Trung ngày xưa -cổ - sau khi chết đã được người ta chôn giấu ngay tại đồi núi -khiêu - Dương Xuân Sơn, dưới CUNG ĐIỆN NGẦM dưới chánh điện chùa Thiên Thai 天台 -thiên đài- hiện đã đang thi thố, thách thức -thi- cùng với thời gian năm tháng -cổ kim- qua bao cuộc bể dâu. Sở dĩ nói thế là do trong chữ "thi " bên trái là bộ Ngôn , ngôn là nói, hay ngôn là ngôn ngữ, văn thơ, văn tự. Bên phải bộ Ngôn là chữ Tự . Tự là chùa. Chùa ở đây là ngôi chùa Thiên Thai Nội do Hoàng Hậu Thu Mai trụ trì -kim, khiêu- ở tu hành và trông coi thi hài, linh cữu của chồng bên dưới chánh điện chùa. Còn văn tự, ngôn ngữ chính là dạng văn chương hóc hiểm, ma ma phật phật, có có không không của tướng quân Ngô Thì Nhậm sử dụng mục đích để đánh tráo khái niệm, lừa đảo sự theo dõi của các thế lực chính trị hắc ám thời ấy hòng vừa che đậy vừa công khai sự thật bên dưới Ngôi Tháp và chánh điện chùa Thiên Thai chứ không gì cả. Lưu ý, lưu ý! "Thi " cũng còn đọc là thì. Thì là tên lót của danh sĩ thuộc giòng họ Ngô Thì vậy.

 

Với lối chơi chữ thế này với các câu, chữ mật mã của bài Đường luật TLHC của Bà Huyện Thanh Quan thật là đã đạt tới trình độ siêu quần bạt tụy, tuyệt hay, có một không hai của kỷ 19 rồi vậy. Nhưng rất tiếc câu thơ tuyệt hay này sau đã bị ai đó chỉnh sửa, biến thành câu tào lao bí đao, bậy bạ, rỗng tuếch, quá buồn cười là:

 

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ...

 

Đó là chúng tôi chưa nói với chữ "thi " tuyệt hay đã nói là Bà Huyện đã cho lịch sử biết rõ bài thơ luật Đường ám chỉ bí mật lịch sử trọng đại này được Bà sáng tác dưới đời vua Tự Đức. Như các bạn đã biết hay chưa biết gì cả, bên trái chữ "thi " là bộ Ngôn , ngôn là ngôn ngữ, văn chương, văn thơ, văn tự. Còn Tự ngoài nghĩa là chùa thì nghĩa còn lại là chữ Tự của hai chữ niên hiệu vua Tự Đức. Tóm lại. Bà Huyện muốn nói, qua chữ "thi " với những ý nghĩa cần nói đã nói còn có nghĩa là bài thơ luật Đường ám chỉ bí mật lịch sử được Bà sáng tác dưới thời vua Tự Đức.

 

Chào các bạn.

 

*Tựa đề mượn hai câu của bài thơ Trắc Ẩn của nhà thơ Quang Dũng "Thời đại bao lần khô nước mắt, Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư".

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang