Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MÙA DỊCH, CÒN GÌ HƠN, THỬ ĐỌC LẠI HOÀNG HẠC LÂU XEM SAO

MÙA DỊCH, CÒN GÌ HƠN,
THỬ ĐỌC LẠI HOÀNG HẠC LÂU XEM SAO
Năm trước, chúng tôi đã có viết một bài viết, tựa đề "Thu, hát cho người hay hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ" để giải thích về hai câu thực sai lệch, bậy bạ đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản nguyên gốc Hoàng Hạc Lâu. Bạn nào chưa đọc bài viết này thì vào trang w bonniemxu.com đọc để biết hai câu thực chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi như thế nào, đúng hay sai so với câu văn trong văn bản hiện hành của thị trường văn học lá đỗ muôn chiều văn học Việt Nam. Bài viết này hôm nay chúng tôi chỉnh sửa và giải thích hai câu luận tiếp theo hai câu thực của Hoàng Hạc Lâu. Mời các bạn bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc qua xem sao.

 

Hai câu luận trích trong văn bản hiện hành là:
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲.

 

Dịch âm:
Tình Xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

 

Dịch nghĩa:
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một.
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.

 

Dịch thơ:
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non...
(Tản Đà)

 

Như đã nói, đây là hai câu sai lệch, bậy bạ, tào lao, không còn đúng với nguyên bản Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Chúng tôi xin chỉnh sửa, phục hồi và giải thích hai câu luận đã qua chỉnh sửa này lại như sau:

 

情詩繹繹漢陽聚,
章讨滔滔鸚鵡俱.
Tình thi dịch dịch Hán Dương tụ,
Chương thảo thao thao Anh Vũ câu.

 

Giải thích:
Câu thứ nhất:
Tình thi dịch dịch Hán Dương tụ:
"Tình " là tình cảm, là những tâm ý niệm thiện ác, vui buồn, ghét thương của con người, của tôi anh chị do sự vật bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào sáu căn nên phát sinh ra tình cảm. Nói chung tình cảm là chỉ cho nhóm thất tình, gồm Dục, Nộ, Ái, Đố, Mạn, Hận, Hại, chứ không phải Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục như trong các loại kinh sách thập cẩm đã nói, viết lung tung, tào lao từ hồi giờ.

"Thi " nghĩa là thơ. Thơ là loại văn chương mà cấu trúc, sự hình thành của nó phải có vần, có nhịp, có tiết tấu ngắn dài, cao thấp, lúc dồn dập, khi khoan thai, ngắt quãng trường-đoạn đường hoàng, cụ thể, chi tiết, như thể thơ lục bát, song thất lục bát, Đường luật 8 câu, Tứ tuyệt 4 câu, chứ không phải thơ là ba thứ thơ lung tung chữ nghĩa, sặc máu được người Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Ý, Hung, Tiệp, vvv... ăn xong khạc nhổ, vứt, vãi ra đầy đường, đầy ngõ mà người Việt xúm lượm mót đem về xào nấu, múc ra đĩa, bát bưng lên rồi xúm vào lua húp rột rẹt mà cho là ngon bổ, là thơ mới quá dị kỳ, hợm hĩnh như thế.

"Dịch " là thò tay gỡ mối tơ, mối nhợ hoặc dịch là sự động não truy tìm ra manh mối, tông tích sự việc gì đó. Ở đây là vụ việc, điển tích câu chuyện truyền tụng xa xưa được nhà thơ Thôi Hiệu trổ tài tái hiện lại nội trong 8 câu Đường luật bất tử, tựa đề là Hoàng Hạc Lâu. Khi hai chữ "dịch 繹繹" được ghép sóng đôi thì sẽ mang ý nghĩa là mỗi người tuần tự, thay phiên đứng lên, hay ngồi tại chỗ trình bày quan điểm, ý kiến của mình về điển tích lầu Hoàng Hạc, tức người này vừa dứt câu, dứt phần trình bày của mình thì người khác liền đứng lên, hay liền đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về vụ việc nối theo sau như bóng theo hình. Hai chữ "dịch dịch 繹繹" có nghĩa là như thế.

"Hán Dương 漢陽" là sông Dương Tử ở Vũ Hán-Trung Quốc. Nơi này hiện đang bùng phát dịch nhiễm lây lan corona rộng ra đến toàn cầu.

"Tụ " là gom, là tụ lại, họp nhiều người lại một chỗ để cùng nhau luận bàn, nói chuyện gì đó, việc gì đó. Chuyện ở đây chính là câu chuyện xoay quanh điển tích lầu Hoàng Hạc qua bài thơ Đường luật Hoàng Hạc Lâu tái hiện lịch sử nổi tiếng của nhà thơ Thôi Hiệu sáng tác vào đời Đường, sau vụ việc. Vụ việc này không liên quan gì đến bài thơ Đường luật Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của nhà thơ Thôi Hiệu sáng tác từ đời Đường. Mà Thôi Hiệu chỉ nhắc đến hay nhắc lại những vụ việc từng xảy ra xoay quanh điển tích lầu Hoàng Hạc từ trước đó rất xa. 

 lầu hoàng hạc

Câu tiếp theo:
Chương thảo thao thao Anh Vũ câu
:
"Chương " chỉ có nghĩa là văn chương, thơ phú hoặc dạng văn tự được viết thành bài, thành thiên, đóng thành tập, thành sách, có khi được phân ra từng chương, từng hồi, gọi là truyện, là sách dùng để đọc giải trí của người mộ điệu, của giới tao nhân mặc khách, cả của giới nghiên cứu chuyên sâu nhiều vấn đề, lĩnh vực. Tóm lại. "Chương " là văn chương, thơ phú được sáng tác với chủ ý nói, bàn về vụ việc gì đó của con người và xã hội qua từng thời đại, thời kỳ lịch sử.

"Thảo " ở đây có nghĩa là soi xét, nghiên cứu, thảo luận, bàn luận, tức cuộc hội thảo, họp bàn của giới tao nhân mặc khách để cùng nhau nghiên cứu, bình luận về vấn đề, câu chuyện xuất phát rằng vì đâu mà lại có lầu Hoàng Hạc nằm ở đây như thế này.

"Thao " ở đây trước hết là nói về tình trạng ngập lụt, tràn đầy, sao nước ở đâu lại chảy cuồn cuộn, trào dâng mãi như thế. Sau thao nếu hai chữ được ghép sóng đôi 滔滔 sẽ cho ra nghĩa là lời nói bàn rang rảng, sang sảng hết từ người này sang đến người khác, và cứ thế đến vô cùng, vô tận, thành ngữ đặt, gọi trường hợp này là "thao thao bất tuyệt".

"Anh Vũ 鸚鵡" trước hết là con vẹt, đồng thời Anh Vũ cũng là bãi cỏ Anh Vũ.

"Câu " trước hết là câu thơ, câu văn hay câu nói. Hoặc khi nói hết một ý là một câu nói, viết xong một đoạn văn gọi là câu văn. Như vậy, câu ở đây là chỉ cho câu văn, câu nói và câu thơ được đem ra bàn luận, nghiên cứu. Sau "câu " là tất cả, là đi cùng, đi theo tới một địa điểm, vị trí nào đó để cùng ngồi xuống họp bàn hay nghe nói chuyện gì đó, gọi là câu hội: đi cùng nhau về hội họp, dự hội thảo, hội nghị.

 

Dịch nghĩa:
1-Tình thi dịch dịch Hán Dương tụ:
Giới tao nhân mặc khách tình cảm ướt át (tình thi 情詩) chung quanh vùng sông nước Hán Dương thường rủ rê cùng tụ tập (tụ ) về lắng nghe những trình bày quan điểm cá nhân của mình (dịch dịch 繹繹) về tích lầu Hoàng Hạc. Đây là phần tái hiện lịch sử của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc Lâu.

2- Chương thảo thao thao Anh Vũ câu:
Sở dĩ mọi người cùng nhau câu hội (câu ) về quán rượu ông Tân ngày mỗi đông để vừa uống rượu vừa luận bàn (thảo) từng câu, chữ văn chương (chương ) không ngớt miệng (thao thao 滔滔) chính là sức hấp dẫn của con hạc vàng vẽ trên vách tường quán này đây. Theo sử sự, hễ mỗi khi có khách đến uống rượu và yêu cầu, chủ quán Tân chỉ cần đưa tay vỗ thì con hạc trong vách đi ra và múa nhảy từng tứng tưng tưng tứng từng ngay liền không chậm trễ.

 

Dịch thơ:
Tình thi Dương Hán mê say,
Đua nhau dịch diễn ngất ngây hạc vàng...

 

Nhưng đây chỉ mới là hai câu luận qua phần chỉnh sửa, phục hồi cùng giải thích từng chữ, từng câu, cả phần dịch nghĩa, dịch thơ của hai câu. Đoạn này, ở đây, chúng tôi sẽ trích lại hai câu thực từng được chỉnh sửa, phục hồi kèm phần dịch nghĩa trong bài viết trước đây -trang w bonniemxu.com- mang tựa đề "Thu, hát cho người hay hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ" để chắp nối vào hai câu luận cho đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa liên quan giữa hai cặp trạng luận. Chứ nếu chỉ nói, bàn về hai câu luận riêng biệt thế này thì e có phần hơi khó hiểu bởi ngữ nghĩa liên kết của bốn câu đã bị tách bạch, ngắt chia ra làm hai nơi hai mảnh như thế.

lầu hạc

Bốn câu đã qua chỉnh sửa, phục hồi và dịch nghĩa ra như sau:
黄鶴一壁寄欲舞,
白亻非酒微圓遊.
情詩繹繹漢陽聚,
章讨滔滔鸚鵡俱.
Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ,
Bạch nhân phi tửu vi viên du.
Tình thi dịch dịch Hán Dương tụ,
Chương thảo thao thao Anh Vũ câu.

 

Dịch nghĩa:
1/Một con (nhất ) hạc vàng (hạc vàng 黄鶴) vẽ (ký ) trên vách tường (bích ) sẽ có khả năng nhảy múa (vũ ) nếu chủ và khách yêu cầu (dục ).

2/Người đàn ông tay trắng (bạch nhân 白亻), rượu uống vô hạn lượng (phi tửu 非酒) đã cưỡi hạc bay mất tăm dạng sau khi đền ơn chủ quán Tân (vi viên du 微圓遊) bằng cách gởi lại con hạc vàng biết nhảy múa trên vách tường.

3/Giới tao nhân mặc khách tình cảm ướt át, lâm ly, tha thiết (tình thi 章讨) chung quanh vùng sông nước Hán Dương thường hay rủ nhau về tụ tập (tụ ) tại quán rượu ông Tân để cùng lắng nghe những trình bày quan điểm cá nhân (dịch dịch 繹繹) của mình về tích lầu Hoàng Hạc vì đâu lại hiện diện tại núi Xà sơn kỳ lạ thế này.

4/Sở dĩ mọi người cùng nhau câu hội (câu ) về quán rượu ông Tân ngày mỗi đông để vừa uống rượu vừa luận bàn (thảo ) từng câu, chữ, nghĩa lý văn chương (chương ) không ngớt miệng (thao thao 滔滔) chính là sức hấp dẫn của con hạc vàng vẽ trên vách tường quán. Theo sử sự, hễ mỗi khi có khách đến uống rượu và yêu cầu, chủ quán Tân chỉ cần đưa tay vỗ thì con hạc trong vách đi ra và múa nhảy từng tứng tưng tưng tứng từng ngay liền không chậm trễ theo yêu cầu.

 

Dịch thơ:
Người xưa cỡi hạc đi đâu?
Bỏ tây lầu Hạc sầu âu đất này.
Hạc vàng mòn mỏi tháng ngày,
Mà người bạch khách chẳng hay chẳng rằng.
Tình thi Dương Hán nặc nằng,
Thơ văn dịch diễn nhó nhăn hạc vàng...

 

Trong sáu câu này, thì hai câu đầu là chúng tôi diễn thơ từ hai câu khai đề, thừa đề đã qua chỉnh sửa, phục hồi. Hai câu ấy như sau:
Tích nhân bỉ thừa hoàng phi xứ,
Thử địa mông cư Hoàng Hạc lâu.

 

Chứ không phải:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

 

Riêng hai câu cuối chúng tôi bỏ ngõ, chỉ khi nào có điều kiện, thời gian thì sẽ chỉnh sửa, phục hồi, giải nghĩa tiếp tục. Chứ hiện giờ nếu đưa ra hết e sẽ có người cop, rồi đưa lên các báo vừa kiếm tiền nhuận bút vừa cho đó là phát hiện của mình. Văn học nước ngoài có thể những chuyện thế này khó hay sẽ không bao giờ xảy ra, chứ văn học Việt Nam thì quá nguy hiểm bởi nó thuộc về bản chất con người, cả của bản chất địa phương tính tướng vùng miền nữa.

 

Chúng tôi sẽ không nói, không giải về các chữ tào lao thiên tướng của hai câu luận sai bậy, bá láp bá xàm, như các chữ "lịch lịch-thê thê", cả "Tình Xuyên" làm gì vì hao tốn thời gian cho người giải và người đọc lắm. Bởi qua tìm hiểu thì chúng tôi được biết không hề có căn gác nào là Tình Xuyên cả, mà đây chỉ sự đồn đoán, suy diễn vu vơ của giới văn học khi cho rằng gác Tình Xuyên có thể nằm trong lầu Hoàng Hạc? Còn bên ngoài làm gì có căn gác Tình Xuyên nào đâu?

 

Chào các bạn.
Miền trung thương nhớ,
lúc 20h25 ngày 23 tháng 03 năm 2020
Bốn niệm xứ
--------------------

2- MÙA DỊCH, CÒN GÌ HƠN,
THỬ ĐỌC LẠI VĂN BẢN HOÀNG HẠC LÂU XEM SAO
Bài viết "1- Mùa dịch, còn gì hơn, đọc lại văn bản Hoàng Hạc Lâu xem sao" viết hôm 23 tháng 03, lúc 20h37 phút chúng tôi đã chỉnh sửa, phục hồi hai câu luận sai, bậy, tào lao thiên địa "Tình Xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu" thành "Tình thi dịch dịch Hán Dương tụ, Chương thảo thao thao Anh Vũ câu" với các nghĩa mà các bạn đã đọc qua.

 

Thật ra, câu thứ hai không phải là "Chương thảo thao thao Anh Vũ câu", mà phải là:
"Chương thảo thao thao thanh vũ lâu..."

 

Hôm nay, có thời gian rảnh rỗi, xin mời các bạn đọc phần giải thích các câu chỉnh sửa, phục hồi này tiếp tục. "Chương " như đã nói là văn chương, thơ phú. "Thảo " là soi xét, nghiên cứu, bàn luận, là những cuộc hội họp, hội thảo được mở ra liên tục của giới văn chương, các nhà bình luận văn học chung quanh vùng sông nước Hán Dương về câu chuyện xoay quanh điển tích lầu Hoàng Hạc từ đâu lại xuất hiện trên núi Xà Sơn quá dị kỳ như thế. "Thao " là từ ngữ trước hết nói về hiện tượng tràn đầy, chảy cuồn cuộn của thể tính nước. Sau, nếu hai chữ "thao 滔滔" được ghép sóng đôi thế này sẽ mang nghĩa, sẽ cho người ta hiểu đó là sự bàn luận với những lời nói, bàn rang rảng, sang sảng khi có lý có tình, hoặc lúc vô nghĩa phi lý không ngớt miệng, dứt câu của những người tham dự hội thảo, trong cuộc họp. Thành ngữ đặt, gọi trường hợp này là thao thao bất tuyệt: nói không ngớt miệng, dứt câu.

"Thanh " ở đây là tiếng, tiếng ở đây là tiếng nói của người này, người kia trong cuộc họp, cuộc hội thảo, nói chung là những tiếng nói bàn sang sảng, rang rảng đến thao thao bất tuyệt: nói không ngớt miệng, dứt câu. Ghép ba chữ "thanh thao thao 聲滔滔" có nghĩa là những lời nói, những tiếng nói thao thao bất tuyệt -nói không ngớt miệng- trong cuộc hội thảo, bình luận, sáng tác văn chương, thơ phú về điển tích lầu Hoàng Hạc, chớ không phải về bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Lưu ý!

Tiếp theo, "" ở đây không phải là Anh Vũ 鸚鵡, là con vẹt, con sáo, hay con khỉ gió gì cả, hay "" là bãi cỏ Anh Vũ 鸚鵡 anh viếc gì đó mà giới văn thơ đã ngồi tại chỗ suy diễn vu vơ, dựng lên cho có chuyện, có tích để nói, để bình luận lung tung. Mà "" có nghĩa là múa . Múa ở đây không phải là cầm cái quạt hay cái nhịp múa theo âm nhạc đang được giàn nhạc công thi nhau tấu khúc, mà " " chỉ có nghĩa là múa bút, hay múa văn chương, phô diễn văn chương. Múa bút tức là dùng bút lông chấm vào nghiên mực để sáng tác thơ, đề thơ ngay tại chỗ. Nhưng sáng tác thơ, đề thơ ở đâu? Xin thưa, đó là sáng tác thơ, đề thơ ngay tại lầu Hoàng Hạc chớ ở đâu nữa mà hỏi? Sở dĩ nói như vậy là vì chữ cuối của câu là chữ "lâu ", chớ không phải là chữ "câu , " như đã chỉnh lần trước hoặc là chữ "châu " tam khào cuốc chĩa hiện nằm trong các văn bản hiện hành của Hoàng Hạc Lâu. "Lâu " bạn nên hiểu là lầu, phàm vật gì mà có hai tầng, hai lớp chồng trên dưới thì gọi là lâu, lầu hai tầng, nhiều tầng. Lầu hay lâu ở đây là chỉ cho lầu Hoàng Hạc vậy.

 

Khi câu luận thứ hai bậy bạ, vô nghĩa, trật đường rầy đã được chỉnh sửa, phục hồi, trả lại đúng nguyên bản của Hoàng Hạc Lâu rồi. Thì tất nhiên, câu luận ở trên cũng cần phải được chỉnh sửa tiếp tục để làm sáng tỏ, hoàn chỉnh lại văn bản Hoàng Hạc Lâu gốc của Thôi Hiệu. Bởi nói gì thì nói, đây tuy là bài thơ của người Tàu nhưng các nhà thơ của chúng ta xưa nay vẫn hay tham gia bình, giảng, và dịch diễn ra tiếng nói, chữ viết dân tộc nhiều nhất, cả việc đưa vào văn học nhà trường để giảng dạy cho học sinh các cấp nữa về cái hay, cái độc đáo của văn học Trung Hoa. Một nền văn học từng áp đảo, khuynh loát, chi phối, cả thống trị bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta với một thời gian dài thăm thẳm, ngút ngàn, nói sao cho xiết.

 

Như đã nói, câu luận ở trên xin chỉnh lại một chữ duy nhất, đó là chữ "Bình" thay cho chữ "Tình " đầu câu. "Bình " ở đây bạn nên hiểu là bình luận, tức sự bàn luận, bình giảng văn thơ xoay quanh điển tích lầu Hoàng Hạc của giới tao nhân mặc khách, nói rõ hơn nữa là giới bình luận văn học vùng sông nước Hán Dương từng chộn rộn, xôn xao tụ tập tham gia bình, luận, giải thích về điển tích, về những huyền thoại lạ kỳ nhuốm màu sắc hoang tưởng, mộng mỵ, đậm chất liêu trai chí dị kiểu Trung Hoa. Nếu không thế thì cũng nhiều chuyện mơ hồ, ảo giác, thần tiên rặt kiểu nghìn lẻ một đêm chuyện của xứ Ba Tư nặc xa xưa mà thủa tóc còn để chỏm tôi anh chị từng say mê như điếu đổ, cắm đầu cắm cổ đọc mãi không biết chán xoay quanh lầu Hoàng Hạc từ đâu mà lại xuất hiện trên núi Xà Sơn quá dị kỳ như thế.

lầu hạc

Đến đây, chúng tôi xin sắp xếp hai câu luận lại như sau sau khi chỉnh sửa, phục hồi lại các chữ sai lệch lần thứ hai:

Bình thi dịch dịch Hán Dương tụ,
Chương thảo thao thao thanh vũ lâu.

 

Dịch nghĩa:
1- Bình thi dịch dịch Hán Dương tụ:
Những người trong nhóm bình luận văn học (bình thi 抨詩) vùng sông nước Hán Dương thường hay tụ tập (tụ ) về lầu Hoàng Hạc để thay nhau diễn, dịch (dịch dịch 繹繹), bình luận với các nghĩa lý có không, đúng sai xoay quanh điển tích lầu Hoàng Hạc nằm bên bờ sông Hán Dương.

2- Chương thảo thao thao thanh vũ lâu:
Đồng thời, nhóm tao nhân mặc khách, bình luận văn học, thơ ca (chương ) vùng sông nước Hán Dương còn thi nhau thách đố (thanh thao thao 聲滔滔) ai sẽ là người múa bút đề thơ (vũ ), sáng tác (thảo ) ra bài thơ nhanh và hay nhất mục đích để ngợi ca, nói về điển tích của lầu Hoàng Hạc (lâu ) trên vách tường lầu.

 

Nếu lưu ý, chúng ta sẽ thấy những chữ được chỉnh sửa, phục hồi lần hai này về mặt đối đáp rất chuẩn, và rất có lý, không sai trật đi đâu được nữa. Như "chương " (văn chương) sẽ đối với "thi " (thơ), "bình " (bàn luận) đối với "thảo " (soi xét, nghiên cứu), "dịch dịch 繹繹" (thi nhau trình bày quan điểm) đối với "thao thao 滔滔" (cùng nói không ngớt miệng). Còn "lâu " (lầu Hoàng Hạc) sẽ đối với địa danh Hán Dương. " " là múa sẽ đối với "tụ " là tập trung. Và "thanh " (tiếng nói) sẽ đối với Hán (chữ Hán ).

 

Nhưng chỗ này mới là chỗ quan trọng nhất của Hoàng Hạc Lâu, mời các bạn đọc và suy ngẫm xem sao. Trong thơ Đường Luật thì hai câu luận là hai câu cần phải dựa, phải y cứ vào hai câu thực, tức những sự thật của câu chuyện, của lịch sử được tác giả tổng hợp thông tin, tài liệu và sau đó là sàng lọc, chọn lựa kỹ càng rồi đưa vào trong hai câu này để luận, bình rộng rãi, cụ thể, chi tiết hơn. Vì thế, đây là hai câu của cái gọi là những sự thật của câu chuyện từng xảy diễn ra như thế nào. Có khi câu chuyện, sự thật này không nằm trong thời hiện tại, mà nằm trong thời quá khứ. Còn hai câu luận mà các bạn đã đang đọc đây là hai câu luận của nhà thơ Thôi Hiệu trong thời điểm hiện tại. Riêng hai câu thực "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ, Bạch nhân phi tửu vi viên du" ở trên là của thời quá khứ xa xưa, cách thời của Thôi Hiệu sáng tác Hoàng Hạc Lâu rất xa. Có đọc và hiểu văn bản được như vậy chúng ta mới có thể đào sâu, hiểu tới bờ bến bài thơ hiện có quá nhiều những sai bậy chồng chéo, nhập nhằng, mơ hồ này.

 

Theo nội dung hai câu luận cho biết quá rõ, vào lúc này nhà thơ Thôi Hiệu đang trổ tài của mình để tái hiện lại lịch sử trong tám câu Đường luật Hoàng Hạc Lâu, cũng có thể nói khác đi như sau, nhà thơ Thôi Hiệu hiện đang nhìn xem trên vách tường lầu Hoàng Hạc hiện đang có bao nhiêu bài thơ hay, nổi tiếng của giới tao nhân mặc khách vùng Hán Dương từng đề, ký trên đó để ngợi ca điển tích lầu Hoàng Hạc. Nói như vậy bởi Thôi Hiệu cũng là người đang hay chuẩn bị đề thơ trên vách tường lầu Hoàng Hạc. Nhưng nội dung này lại không nằm trong hai câu luận, tất nhiên cả trong các câu còn lại ở trên. Mà nội dung đề thơ này của Thôi Hiệu hiện nằm trong hai câu chuyển, kết còn lại của Hoàng Hạc Lâu. Nhưng bài viết này không phải dùng để nói về sự việc đó. Mà sự việc đó, tích tuồng đó sẽ được nói đến trong một bài viết khác, với nội dung chỉnh sửa, phục hồi, cả giải thích nốt hai câu chuyển, kết còn lại của Hoàng Hạc Lâu. Đến đây, mời các bạn đọc tiếp phần đoạn kết của bài viết này.

 

Hai câu luận "Bình thi dịch dịch Hán Dương tụ, Chương thảo thao thao thanh vũ lâu" được dịch nghĩa như sau:
1- Các nhà bình luận văn học, nghiên cứu văn chương (bình thi 抨詩) vùng sông nước Hán Dương vẫn thường hay tụ tập (tụ ) về lầu Hoàng Hạc để cùng nhau tìm hiểu và trao đổi, dịch, diễn, giải thích (dịch dịch 繹繹) những gì từng liên quan đến điển tích lầu Hoàng Hạc.

2- Đồng thời, giới tao nhân mặc khách (chương thảo 章讨) vùng sông nước Hán Dương hình như đã không hẹn, không ai bảo ai đã cùng nhau chuyện trò, bàn tán râm ran (thanh thao thao 聲滔滔), cùng thách đố và thi đua múa bút, đề thơ (vũ ) của mình trên vách lầu Hoàng Hạc (lâu ) trước là để ngợi ca điển tích, vẻ đẹp của kiệt tác đệ nhất danh lâu Hán Dương, sau cũng là để khoe tài văn thơ của mình cho mọi người biết vậy.

 

Dịch thơ:
Bình thi Dương Hán nặc nằng,
Múa thơ lầu hạc tự rằng ta đây...

 

Nhưng nếu tách riêng hai câu luận với phần dịch nghĩa, dịch thơ thế này thì lại không hay, và cũng không súc tích, đủ đầy gì cho lắm. Vì thế, chúng ta cần phải nhập chung hai câu này vào với hai câu thực, cả hai câu khai đề, thừa đề thì từ đó mới có thể nói ra hết được những ẩn khuất, những cái hay của Hoàng Hạc Lâu nguyên bản đã qua chỉnh sửa, phục hồi. Dưới đây là phần nhập chung các câu còn lại như đã nói:

 

Hạc vàng ai cỡi đi đâu?
Mà tây lầu Hạc mấy lâu bấy chầy.
Hạc vàng mòn mỏi tháng ngày,
Mà người bạch khách chẳng hay chẳng rằng.
Thơ đề vách, chậc, nhập nhằng,
Bình thi Dương Hán tự rằng ta đây.

 

Riêng sáu câu dịch nghĩa, dịch thơ trên bài "1- Mùa dịch, còn gì hơn, thử đọc lại văn bản Hoàng Hạc Lâu xem sao" trước đó chẳng qua chỉ là bài toán, bài văn nháp để chờ những động tịnh từ bên ngoài của giới nghiên cứu, văn thơ xem thế nào. Và bởi do không có ai nói, bàn ra tán vào gì những chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi đối với bài thơ. Vì thế, chúng tôi cần phải viết bài tiếp theo để hoàn chỉnh những gì còn thiếu sót, khiếm khuyết, dở dang của các câu đã nói ở trên. Đây là sáu câu dịch thơ ở trên bài viết một, các bạn đọc lại xem thế nào:

 

Người xưa cỡi hạc đi đâu?
Bỏ tây lầu Hạc sầu âu đất này.
Hạc vàng mòn mỏi tháng ngày,
Mà người bạch khách chẳng hay chẳng rằng.
Tình thi Dương Hán nặc nằng,
Đua nhau dịch diễn nhó nhăn hạc vàng...

 

Nếu lưu ý, chúng ta sẽ thấy chỗ vô lý, khó có thể chấp nhận của phần dịch thơ này. Đó là sự ưu phiền của con hạc do phải nai lưng ra phục vụ múa nhảy quá nhiều đối với sự yêu cầu của chủ quán và khách đến mua vui. Như đã nói ở trên, chuyện con hạc nhảy múa do yêu cầu của chủ quán rượu và khách đến uống rượu thuộc về câu chuyện đậm đặc chất huyền thoại, điển tích thần tiên xa xưa, nó không liên quan gì đến vụ việc của hôm nay, là thời điểm Thôi Hiệu tìm đến lầu Hoàng Hạc đề thơ kỷ niệm. Đó là nội dung của hai câu thực và hai câu khai đề, thừa đề. Phần của Thôi Hiệu ngày đó chỉ liên quan đến hai câu luận là hai câu chỉ vào thời gian hiện tại, và hai câu chuyển, kết còn lại mà thôi.

 

Có hiểu được ngọn ngành, cụ thể, chi tiết như vậy thì chúng ta mới có thể thấy ra được những cái sai, bậy, tào lao, bá láp bá xàm trong văn bản Hoàng Hạc Lâu hiện nằm trong thị trường văn học lá đỗ muôn chiều của Việt Nam và thế giới, nói đúng hơn là của các nước với phần dịch nghĩa, dịch thơ như sau đây của các tác giả. Mời các bạn đọc lại phần dịch nghĩa, dịch thơ của các nhà văn học Bắc Nam xưa nay xem thế nào. Nhưng xin nói trước là tất cả những phần dịch nghĩa, dịch thơ này đều trật đường rầy, không đúng bởi tất cả đã dựa vào văn bản sai bậy, tam sao thất bổn từ xa xưa còn lại. Chứ dạng văn bản này không phải là nguyên gốc của Thôi Hiệu, hoặc của chính từ thủ bút, bản viết tay của Thôi Hiệu viết ra chưa từng qua sự sao chép nào cả.

 

HOÀNG HẠC LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 

Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
***

Phần dịch thơ:
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Ngàn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bên Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây!
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
***

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
(Bản dịch của Tản Đà)
***

Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
***

Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đấy Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ,
Khói sóng trên sông giục khách sầu.
(Bản dịch của Nguyễn Khuê II)
***

Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
(Bản dịch của Trần Trọng Kim)
***

Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
(Bản dịch của Trần Trọng San)

 

Những cách dịch thơ sai, bậy, trật cù chìa này của quá nhiều các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học xưa nay chính là do y cứ, đặt niềm tin quá chắc vững, không gợn chút nghi ngờ vào văn bản Hoàng hạc lâu chữ Hán đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu đến nghìn trùng. Rồi từ cái sai này nó sẽ dẫn đến, mở ra những cái sai khác từ chập chùng cho đến chập chùng, thiên thâu bất tận... Thế thôi.

 

Chào các bạn.
Miền trung thương nhớ,
lúc 20h ngày 28 tháng 03 năm 2020
Bốn niệm xứ

 

 
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang