Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

BUỒN TRÔNG NỘI CỎ DÀU DÀU...

BUỒN TRÔNG NỘI CỎ DÀU DÀU...

"...Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông sóng vỗ mạn thuyền,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi..."
(TRUYỆN KIỀU)

Thưa các bạn,

trong tám câu Kiều tả cảnh tả tình độc đáo, tuyệt hay này thì câu 1053 đã bị sai rất nhiều chữ. Chúng tôi xin chỉnh lại như sau:

 

"Buồn trông sóng vỗ mạn thuyền..."

chớ không phải:


"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh..."


Có thể các bạn sẽ không bao giờ chấp nhận những chỉnh sửa của chúng tôi đối với các văn bản văn học. Nhất truyện Kiều. Đó là quyền của các bạn. Riêng chúng tôi thì những chữ, từ nào sai thì cần phải chỉnh lại để trả nó về nguyên bản gốc của truyện, của thi hào Nguyễn Du. Bởi những từ, chữ chúng tôi chỉnh lại chính là những mật mã, ký tự của chữ Hán chứ không phải là những từ, chữ chỉ mang tính thuần túy, đơn giản để tả cảnh tả tình đọc cho vui tai vui miệng.

 

Vậy các bạn có biết tại sao chúng tôi phải chỉnh lại đến bốn chữ trong câu 1053 hay không?

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa...

Sáu chữ "Buồn trông sóng vỗ mạn thuyền..." chính là để chỉ cho hai chữ Điền và Bát . Chữ Điền gồm 5 nét, chữ Bát chỉ có 2 nét. Nếu như chữ Điền được các nhà thư pháp viết theo lối bay bổng, hoa bướm tự do, nét ngang trên dài hơn nét ngang dưới, chứ không phải cứng ngắc, thô kệch và vuông vức như loại chữ lấy trên máy tính xuống mà các bạn đang thấy. Thì chữ Điền này mới trông qua sẽ giống hệt như đầu một mũi thuyền, mũi ghe vậy. Các bạn có đồng ý điều chúng tôi vừa khơi gợi lên hay không?

 

Chúng tôi nói các bạn nghe có rõ không? 

 

Tiếp theo là chữ Bát . Chữ Bát này tất nhiên nếu được trình bày cũng theo lối thư pháp tự do bay bướm, điêu luyện thì nó sẽ giống như hai gợn sóng đang vỗ vào hai bên mạn thuyền đang lướt sóng, rẽ nước băng băng đi tới trước vậy.

 

Đây là nói về hai chữ Điền và Bát .

 

Và để bổ túc, nối, bồi thêm ý vị, ngữ nghĩa cho câu: "Buồn trông sóng vỗ mạn thuyền..." là câu: "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi...". Câu này là để chỉ cho chữ Bát 16 nét. Chữ Bát 16 nét này có nghĩa là nước vọt ra, bắn ra, tức khi sóng nước thi nhau đánh, tạt, vỗ vào hai bên mạn thuyền thì sau đó nó phải vọt, phải văng tức phải bị đánh trả, bắn ra khỏi mạn thuyền ngay lập tức chứ? Vì Bát cũng có nghĩa là đánh, là đạp, là gạt ra. Nói một chữ nhưng phải hiểu qua nhiều chữ. Chứ mật mã không thể chỉ nói duy nhất một chữ và một ý. Một chữ một ý là chỉ dùng cho những câu tả cảnh tả tình thuần túy.

 

Như vậy. Bạn đã hiểu. Hai câu 1053-1054 chính là để ám chỉ cho hai chữ Điền Bát rồi vậy.

 

Tiếp nữa. Câu 1051: "Buồn trông nội cỏ dàu dàu..." là dụ cho chữ Thảo 4 nét. Và câu 1052: "Chân mây mặt đất một màu xanh xanh..." là chỉ cho chữ Nhất 1 nét. Bởi một nét ngang được hình thành, xuất hiện là khi mặt đất tiếp giáp với đường chân trời -mây- và nó sẽ tạo ra một đường thẳng nằm ngang gần như tuyệt đối. Như thế, bạn đã biết, hai câu:

 

"Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh..."

 

là thi hào Nguyễn Du dùng để chỉ cho chữ Thảo 4 nét nằm trên chữ Nhất một nét.

 

Tóm lại. Trong tám câu tả cảnh tả tình tuyệt hay đã nêu, thì riêng bốn câu:

 

"Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông sóng vỗ mạn thuyền,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi..."

 

là Nguyễn Du Khiêm Trọng dùng để ám chỉ cho chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八. Hoàng là họ của Bắc Cung Hoàng Hậu Hoàng Thị Thu Mai. Chứ Bắc cung Hoàng hậu tuyệt đối không phải là Công Chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển Tông như giới văn sử học Bắc Nam đã loan truyền ầm ỉ điếc đầu điếc óc kiêm cần cù, cặm cụi khom lưng ngồi miệt mài ghi ghi chép chép xưa nay!

 

Còn trường hợp các bạn không chấp nhận chỉnh sửa của chúng tôi, mà các bạn vẫn giữ nguyên văn câu sai 1053 là:

 

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh..."

 

thì câu này không thể nào đúng với các ký tự, mật mã của các chữ Hán là Điền và Bát cho nổi cách nào! Lại nếu câu này đã bị viết sai, hiểu sai thì nó sẽ kéo theo cái sai của các câu khác. Rồi từ đó chữ Hoàng Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八 cũng theo đó sẽ bị phá vỡ, không thể hình thành, hiện ra chữ ra nghĩa, ra hồn ra vía gì được nữa. Thế là tên tuổi, mặt mũi cùng tài làm thơ với ngón hồ cầm tuyệt kỹ từng làm "dột lòng mình cũng nao nao hồn người" vào một đêm trăng thơ mộng hôm nào trong vườn thúy của Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai thôi từ đó đã trôi vào quên lãng hư vô...

 

Vậy bây giờ trong hai bạn phải chọn một. Bạn không thể vừa chụp bên tả vừa quơ bên hữu. Một chân bước tới, chân còn lại thì bước lui. Bạn đi kiểu gì mà lạ thế?

 

Tuy Phước, lúc 1h11 sáng của ngày 07 tháng 03 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang