CHÂN DUNG QUANG TRUNG VÀ GIA LONG
HAI KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG
Ảnh chân dung này lấy trong tập ảnh của fb Huỳnh Miên Trường. Ảnh chú thích rằng Quang Trung là do nhà Thanh vẽ, Gia Long do Pháp vẽ. Nhưng ảnh chúng tôi chụp chân dung vua Gia Long trên bàn thờ tại triều đình Huế vào năm 2014 thì không hề giống với ảnh vẽ này chút nào cả. Còn chân dung Quang Trung thì trên tờ giấy bạc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cộng Hòa trước 75 có in tấm ảnh này.
Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Ghét Ng.Huệ bao nhiêu Ng.Du cũng phải nói thế về con người này
Như vậy, chú thích trên tập ảnh của fb Huỳnh Miên Trường nói về hai nhân vật lịch sử này là không đúng lắm. Riêng ảnh của Quang Trung thì còn có nét giống hơn. Nhất chiếc mũ trụ đội trên đầu là giống nhất. Hai hàng chân mày của ảnh vẽ này cũng rất giống, bởi trong truyện Kiều, câu 2167-2168 Nguyễn Du đã tả chân dung mắt mũi, râu ria và nhân tướng Nguyễn Huệ rất chính xác như sau:
Râu hùm, mắt nghịch, mày điêu,
Vai năm tấc rộng, thân dài rốn cao...
Trong các sách lịch sử xưa nay đều có nói Nguyễn Huệ mắt lớn mắt nhỏ, như vậy mắt nghịch chính là chỉ cho mắt lớn mắt nhỏ không đồng đều của Nguyễn Huệ. Nghe nói con mắt nhỏ hơn này của Nguyễn Huệ ban đêm phát ra ánh sáng lấp lánh khiến ai khi nhìn thấy cũng phải rùng mình ớn lạnh. Mày điêu 刁 là mày xếch lên như lưỡi đao. Lông mày kiểu này là của những người làm tướng điều khiển muôn người. Nếu bạn để ý, sẽ thấy cặp lông mày của ca sĩ Mạnh Quỳnh cũng là dạng mày điêu 刁 xếch ngược như lưỡi đao vậy. Ảnh vẽ này như thế vẽ rất đúng về mắt và mày của Nguyễn Huệ so với câu lục 2167 nguyên bản -chỉnh lại- của Nguyễn Du. Nhưng câu 2167 này đã bị chỉnh sửa thành câu tào lao thiên tướng là:
Râu hùm, hàm én, mày ngài...
"Râu hùm" thì còn có thể nghe được, chấp nhận được, chứ còn "hàm én" là rất khó chấp nhận cho nổi cách nào. Bởi làm gì có chuyện cái miệng của con người mà lại giống cái miệng con chim én hay bất cứ con chim nào đó bao giờ?
Lạ quá???!!!
Ảnh chụp tại chánh điện chùa Thiên Thai. Nước sơn cũ, xưa. Tượng gỗ, cao 1m20. Thanh kiếm cũ bị mất nên làm lại thanh kiếm mới
"Mày ngài" cũng là cái sai nốt, vì chữ thứ sáu này là thanh bằng không dấu, tức mày điêu 刁 như đã nói. Người làm thơ không cần giỏi lắm thì họ cũng dư biết chữ thứ sáu của câu 2167 này mà gieo thanh bằng dấu huyền là không thể được, chứ đừng nói đó là Nguyễn Du, người từng được thiên hạ xúm quỳ gối chắp tay tôn xưng là đại thi hào, là chúa trùm về thể thơ lục bát của dân tộc mà lại hạ bút gieo vần quá cù lần, quá nhà quê như vậy được sao?
Phải không các bạn?
Riêng câu 2168 là để chỉ cho chữ Hạ 下 3 nét. "Vai năm tấc rộng" là tượng trưng cho chữ Nhất 一 1 nét. "Thân dài rốn cao" là dụ cho bộ Bốc 卜 2 nét. Vậy nếu câu 2168 dùng để chỉ cho chữ Hạ 下 3 nét thì Hạ 下 ở đây có nghĩa là gì xin cho biết với?
Xin chắp tay cúi đầu thưa các ông văn, bà văn, các ông thơ, bà thơ xứ An Nam xưa nay vốn có lắm chuyện kỳ quặc, kỳ cục hết chỗ nói Hạ 下 trước hết là bệ hạ, bệ hạ là từ của các quan trong triều dùng để thưa bẩm, tôn xưng với các đấng vua chúa, ví dụ tâu bệ hạ, theo thần thiển nghĩ rằng... Sau Hạ 下 là dưới, kẻ ở dưới dùng để đối với Thượng 上 là trên, người ở trên. Người trên ở đây là ám chỉ cho Nguyễn Nhạc. Còn người dưới là Nguyễn Huệ.
Chỗ đặc biệt nhất của hai từ, chữ này là chỉ cần lấy nét ngang ở trên bỏ xuống dưới là từ chữ Hạ 下 sẽ biến ra chữ Thượng 上. Tình trạng đảo ngữ độc đáo này được Nguyễn Du diễn ra câu lục 2171 tuyệt hay nhưng rất đơn giản như sau:
Đội trời đạp đất ở đời...
Riêng chữ thân 身 của câu bát 2168 có nghĩa là mình, tức thân mình của con người. Thân -mình- được tính từ cổ đến bẹn, tức vùng hán. Đây là chỉ cho vị trí của cột sống dài bắt đầu từ cổ đến đuôi cột sống nằm tại bẹn. Nói khác đi thân cũng được hiểu là lưng. Vậy "thân dài" là lưng dài, còn ở trước là "vai năm tấc rộng", nói gọn là lưng dài vai rộng. Hai chữ rốn cao được Nguyễn Du dùng để chỉ cho bộ vị của đôi chân tính từ bàn chân lên đến ngay rốn của Quang Trung Nguyễn Huệ. Qua câu bát 2168 này chúng ta đã được biết chính xác Quang Trung Nguyễn Huệ là người có tạng thân hình rất cao to, vạm vỡ cả chiều ngang, bề dày. Có được nhân tướng đặc biệt, khác thường như thế thì xưa kia Ngài mới có thể thống xuất, điều động ba quân tướng sĩ xông xáo, ruổi rong khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam để dẹp loạn cát cứ, đánh đuổi ngoại xâm triền miên mà không hề biết mỏi mệt, bệnh tật là gì. Chúng ta chưa nói đến tình huống hễ mỗi khi đám giặc ló thụt ở khắp đây kia khi nghe thấy ngài xuất hiện, lớn tiếng quát tháo là đã hồn xiêu phách lạc, vội vã quăng hết đao kiếm, giày dép mũ nón co giò chạy thục mạng, trối chết nữa ấy chứ?
Tất cả những chính sửa của chúng tôi đối với tất cả các văn bản mang tính cách mật mã của các danh sĩ làm ra để ám chỉ vào những sự thật lịch sử là không sai bao giờ cả. Chỉ có điều những chỉnh sửa này có được mọi người hiểu và chấp nhận hay không mà thôi. Nhưng muốn hiểu được những chỉnh sửa, trả lại sự thật cho văn bản của chúng tôi đúng hay sai không hề dễ dàng chút nào cả. Mà trước hết cần phải có những người có trí thông minh thì mới có thể hiểu được những bài viết mang tính làm sáng tỏ lại những góc khuất lịch sử của chúng tôi. Sau phải là người chân thật, có gì nói nấy không thêm không bớt. Nếu một người nào có được hai đặc điểm này thì họ sẽ hiểu cũng như sẽ dễ dàng chấp nhận những bài viết của chúng tôi. Đây là sự giao cảm thuộc về tư tưởng, có thể nói khác đi đó chính là sự giao cảm về tâm linh, nhân quả. Còn trường hợp nếu không có ai hưởng ứng những bài viết dạng này cả thì xin các bạn đứng ngoài lề để chờ sự việc sẽ tuần tự xảy ra theo quy luật của nhân quả và thời gian ngắn dài. Thế thôi.
Ghi chú. Ảnh Quang Trung đen trắng và ảnh Gia Long chúng tôi lấy trên mạng do lấy ảnh trên fb Huỳnh Miên Trường đưa qua bài viết không được. Ảnh fb Huỳnh Miên Trường cũng giống như hai ảnh lấy trên mạng, chỉ khác ảnh Gia Long lấy trên mạng là có tô màu.
Miền trung thương nhớ,
lúc 20h8 ngày 22 tháng 07 năm 2019
Bốn niệm xứ