CÁCH SỬ DỤNG MẬT MÃ TUYỆT HAY
CỦA KHIÊM TRỌNG NGUYỄN DU
Trên nhiều bài viết chúng tôi đã giải thích một số mật mã được ngòi bút trứ danh, lỗi lạc, xuất sắc nhất hậu bán kỷ 18 Khiêm Trọng Nguyễn Du, tức Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng trong truyện Kiều là thế nào rồi. Bài viết này hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến một dạng mật mật mã khác, rất đặc biệt, được Nguyễn Du sử dụng để ám chỉ những sự thật lịch sử từng xảy ra như thế nào trong thời kỳ thi hào tồn tại, song hành cùng với những nhân vật lịch sử thời đó, cụ thể là Kỳ Hải Nguyễn Huệ, Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc, vvv...
Ở đây, là câu "... Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ..." được chúng tôi chỉnh lại trên bài viết trước là "Kỳ công riêng hãy mười phân nộ đồ...". Nay chúng tôi chỉnh tiếp câu bát 2462 này để làm sáng tỏ mật mã mà Nguyễn Du từng sử dụng để ám chỉ, báo, nói cho lịch sử ngày sau biết những điểm mốc sự thật thời đó đã từng xảy ra như thế nào. Đây là câu chỉnh 2462 tiếp theo của chúng tôi:
"... Kỳ công riêng chẳng mười phân nộ đồ?"
Trong bài viết Tin vào gửi trước trung quân... viết lúc 11h01 ngày 01 tháng 11 chúng tôi đã giải thích chữ "nộ" là gì rồi. Xin mời các bạn đọc chữ chỉnh tiếp theo của câu bát 2462 mà chúng tôi cho là vô cùng nghiệt ngã, độc đáo này của tài năng văn học hãn hữu, có một không hai của đất nước từng xuất hiện, song hành một thời với những nhân vật lịch sử có một không hai khác vào hậu bán kỷ 18 như đã nói.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu từng chữ một trong câu bát này. "Nộ" như đã nói là giận. "Đồ" ngoài nghĩa là bọn, lũ hoặc đồ đảng, đồ ăn hại, đồ phản dân hại nước, vvv... thì "đồ" còn là ốm, đau. "Riêng" là chữ dùng chỉ cho sự việc này, nọ hoặc con người riêng lẻ, không dính chùm vào dây mơ rễ má đây kia, như tình trạng gọi là sầu lẻ bóng, sầu lẻ bóng là nỗi buồn chỉ có một mình biết, một mình mình hay... "Công" là tước lớn nhất trong năm tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam trong triều đình thời phong kiến. Còn "Kỳ 其" là nó, chúng, họ, từ này dùng để chỉ cho ngôi (danh xưng) thứ ba là ngôi ở phía bên kia, còn hai ngôi đầu là chỉ qua phía bên này, như anh, tôi hay chị, tôi. Ví dụ, anh (chị) với tôi không nên để chúng (nó) quậy phá mãi như thế. Chúng ta cần phải ra tay gấp đi.
Lại "Kỳ 奇" còn có âm đọc là Cơ 奇. Mà Cơ 奇 là số lẻ, từ 1,3,5,7,9 gọi là số cơ. Ghép hai chữ "Kỳ công" lại chúng ta sẽ hoặc đã biết đây là từ, chữ được Nguyễn Du dùng để chỉ vào một người. Người đó là ai? Đó là "tướng giặc Kỳ Hải", tức Quang Trung Nguyễn Huệ. Hai chữ Kỳ Hải chúng tôi cũng đã giải thích rồi, trên bài viết Tin vào gửi trước trung quân.
Chữ "chẳng" còn lại thường được dùng trong các trường hợp sau. Nhiều khi "chẳng" là một phụ từ dùng để biểu thị cho sắc thái, ngữ nghĩa mang tính dứt khoát hay khẳng định cho sự việc, cho chủ thể, ví dụ khi nói "Tôi chẳng biết". Hay "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". "Chẳng" như vậy được dùng để phủ định, tức không chấp nhận một lý lẽ, một trường hợp gì đó của một chủ thể khi đứng trước sự việc, vấn đề nào đó. Nhưng đôi lúc, "chẳng" còn là một trợ từ dùng để nhấn mạnh hay để hỗ trợ cho câu mang tính liên kết hai sự việc trái ngược, như "Chẳng thà ăn cơm với muối tiêu, còn hơn ăn với ba thứ xì dầu (nước tương) độc địa ấy". Hoặc "Cứ ăn uống thoải mái, no nê vào, chẳng tội gì cứ phải ăn nhín nhịn thèm như thế!". Lại có nhiều khi "chẳng" còn được sử dụng như một tính từ để nêu lên một câu hỏi nào đó, ví dụ "Chẳng phải à?" Hoặc "Chẳng phải anh đã làm việc ấy hay sao?". "Chẳng" vì thế trong các trường hợp này cũng tương tự như từ, chữ "không" vậy. Ví dụ câu nhạc "Không phải tại em cũng không phải tại anh, tại trời xuôi khiến nên chúng mình quen nhau..."...
Như vậy, chúng ta đã biết hay chưa biết, trong câu bát 2462 "Kỳ công riêng chẳng mười phân nộ đồ..." thì chữ "chẳng" được Nguyễn Du sử dụng như một câu hỏi. Vì thế, cuối câu này cần phải đánh một dấu hỏi? như chúng tôi đã đánh và các bạn cũng đã đọc. Đây là một câu hỏi được Nguyễn Du nêu lên có thể dùng để hỏi tất cả chúng ta, hay tôi anh chị, là những người đã đang cầm tập truyện tình sử chốn quan trường dài ngút ngàn đến 3254 câu lục bát để xem, đọc vào bất một giây phút nào đó của những ngày tháng năm vvv... kể từ khi tập truyện này xuất hiện cho đến nay.
Khi sáng tác văn xuôi hay lúc làm thơ, những nhà thơ, nhà văn có nhiều khi hóa thân thành nhân vật chính của câu chuyện để nói, viết lên tâm sự của chính mình. Nhưng cũng có những lúc nhà văn, nhà thơ chỉ đóng vai trò là người kể chuyện, hoặc người đứng bên ngoài để nói vào bên trong những diễn biến của câu chuyện. Ví dụ như nhạc phẩm "Sầu lẻ bóng" của nhạc sĩ Anh Bằng chẳng hạn. Khi sáng tác nhạc phẩm này thì nhạc sĩ Anh Bằng đã hóa thân thành người trong cuộc, ngồi kể lể những tâm sự thầm kín, bi ai đời mình cho người bên ngoài có dịp lắng nghe những nỗi niềm chôn giấu tận đáy sâu tâm hồn của mình từ bao lâu. Vì thế, khi bất cứ một ca sĩ nào đứng trên sân khấu thể hiện, biểu diễn ca khúc "Sầu lẻ bóng" này thì người đó phải nhập vai, tức biến mình thành người trong cuộc với chất giọng kể lể nức nỡ, ai oán, sầu thảm kiêm những động tác, cử chỉ tương ứng nào đó cho phù hợp với từng câu, chữ và từng đoạn diễn tấu thăng trầm trong từng nốt và âm giai bản nhạc. Nếu ca sĩ nào nắm bắt được những ý đồ này của tác giả sáng tác cũng như của nhân vật chính trong nhạc phẩm thì người đó sẽ thành danh với nhạc phẩm mình đã đang trình bày. Nhưng với nhạc phẩm "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ hay "Hoa trinh nữ" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh thì từ người sáng tác cho đến người thể hiện ca khúc vào lúc bấy giờ chỉ được xem là người kể chuyện cho người khác ngồi nghe. Như vậy, người kể chuyện khác với người trong cuộc như thế nào thì các ca sĩ khi thể hiện ca khúc đó cũng cần phải nắm bắt trọn vẹn ý đồ của tác giả hòng mới có thể trình bày, diễn, nói ra những điểm dị đồng đó trong nhạc phẩm cho mọi người biết rõ rằng mình -người hát- đang làm gì, cũng như người kia đang ngồi nghe những gì.
Với chữ "chẳng" như thế này trong câu bát 2462 "... Kỳ công riêng chẳng mười phân nộ đồ..." Nguyễn Du như vậy đã thực hiện, làm đúng chức năng người đang kể chuyện lịch sử cho chúng ta là những người đã đang miệt mài ngồi lắng nghe từ hơn 200 năm về trước cho tận đến hôm nay.
Các bạn vẫn còn lắng nghe tiếp tục đấy chứ?
Thật ra, thưa các bạn, chữ "chẳng" mà chúng tôi đã chỉnh sửa ngoài nghĩa đóng vai trò cho một câu hỏi mà nó còn mang một nghĩa khác, với một cách viết khác. Đó là chữ "chẵn" không g!
"Chẵn" không g chỉ có nghĩa duy nhất là chẵn lẻ, tức nói về những con số, số ở đây là số chẵn hay số lẻ.
Nếu như đây là số chẵn thì con số chẵn này là con số nào xin cho biết với?
Thưa các bạn đó là con số "mười phân" chứ có gì khó hiểu đâu?
"Mười phân" là một tấc, việc này thì ai cũng hiểu cả. Nhưng để hiểu tại sao Nguyễn Du lại cà tửng đưa những con số này vào trong đoạn thơ này thì không phải ai cũng có thể hiểu ra được dễ dàng. Sau đây, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày cho các bạn hiểu những lý do tại sao thi hào Nguyễn Du lại đưa vào trong thơ những con số chẵn lẻ như thế để làm gì.
Như đã nói, "mười phân" là một con số, và con số "mười phân", tức "một tấc" này là con số chẵn, nói thêm cho đầy đủ là "chẵn mười phân nộ đồ". Với cách viết thế này, Nguyễn Du muốn cho chúng ta hiểu sự việc như sau. Sau khi nghe tin quan quân vào báo lại sự việc xảy ra, thì Hoàng đế Quang Trung, tức nhân vật mã hóa "Kỳ Hải" liền nổi giận hết chẵn cả mười phần của cơn sân lúc đó. Chứ những lúc bình thường, khi có sự việc trái ý gì đó xảy ra, thì nhiều khi ngài chỉ nổi cơn giận chừng 3/10 hoặc 4 hoặc 5/10 là cùng. Riêng trong câu chuyện này thì ngài đã thể hiện ra cơn tức giận đến chẵn hết cả mười phần của cơn sân.
Như vậy, chúng ta đã hiểu, con số "mười phân" được Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ này là con số dùng để so sánh về tỷ lệ đối chiếu. Như khi chúng ta đối chiếu tỷ lệ 30/100, 60/100 để biết sự việc gì hoặc con người nào đã thực hiện, làm được những gì đối với công việc đã đang được cá nhân hay tổ chức giao phó, ủy thác hay chưa. Con số "mười phân" trong câu thơ này vì vậy là con số được Nguyễn Du mang ra dùng để đối chiếu, so sánh cho sự ít và nhiều của tỷ lệ hai bên như chúng ta đã biết.
Với câu văn mang ý nghĩa "... Kỳ công riêng chẳng mười phân nộ đồ..." hay "... Kỳ công riêng chẵn mười phân nộ đồ" đã cho chúng ta hiểu Nguyễn Du muốn nói những gì trong này rồi qua giải thích của chúng tôi ở trên. Thật ra, các bạn cần sống trong tỉnh thức, chúng tôi gọi là tỉnh giác chánh niệm, đây là chúng tôi đưa ra nhiều cách lý luận -chẳng và chẵn- để thử xem trong hai cách chỉnh này thì cách nào, tức chữ nào là chuẩn nhất, đúng nhất so với nguyên bản của Nguyễn Du đã viết khi xưa. Hai cách, tức hai chữ này đều sai hết cả hai, không được chữ nào cả. Mà chữ đúng nhất, chuẩn nhất chính là chữ "hãy", "... Kỳ công riêng hãy mười phân nộ đồ..." này đây!
Để xác định lại câu bát 2642 này với các từ, ngữ mang ý nghĩa dùng để đối chiếu, so sánh tỷ lệ của hai bên hay của hai con số. Chúng tôi mời các bạn đọc đoạn phân tích sau đây. Như đã nói, "mười phân nộ" tức là mười phần tức giận hết cả mười. Còn chữ "riêng" là một chữ dùng để chỉ vào Kỳ Hải, tức vua Quang Trung. Chữ "riêng" này vì thế được xem như là con số 1 vậy. Nhưng nếu nói chữ "riêng" được ví như con số 1 dùng để so sánh tỷ lệ với con số "mười phân", tức 1 tấc thì lại không đúng, nghe khập khiễng, chênh vênh thế nào. Mà chữ "Kỳ" thưa các bạn mới chính là một con số mật mã, độc đáo dùng để so sánh tỷ lệ phần mười hay phần trăm với con số "mười phân" thì mới đúng đắn và chính xác nhất của câu bát 2462!
Bạn còn nhớ chăng? Ở trên, chúng tôi đã có nói về chữ "Kỳ 奇". "Kỳ 奇" còn có âm đọc là Cơ 奇. Mà Cơ 奇 là số lẻ, những con số từ 1,3,5,7,9 gọi là số cơ. Vậy ở đây trong dãy mười con số từ 1 đến 10 thì có hết 5 con số lẻ là 1,3,5,7,9. Trong 5 con số lẻ này thì con số nào được thi hào Nguyễn Du chính thức dùng để đối chiếu, so sánh tỷ lệ với con số "mười phân", tức "mười phân nộ đồ?".
Theo chúng tôi, đó chính là con số 9 cuối cùng của dãy số mười con từ 1 đến 10 chứ không một con nào có thể chen lấn ngang xương vào đây được. Nếu như con số 9 là con số được Nguyễn Du dùng để so sánh tỷ lệ hai bên thì câu bát "Kỳ công riêng hãy mười phân nộ đồ..." cũng có thể viết như sau để cho dễ hiểu, dễ nắm bắt sự tình hơn nữa. Các bạn đọc thử xem sao:
"... Kỳ công chín hãy mười phân nộ đồ..."
Như chúng tôi có nói chữ "riêng" là một từ dùng để chỉ vào nhân vật mã hóa "Kỳ Hải", tức vua Quang Trung, vì vậy, chữ "chín" hay con số 9 cũng chính là chữ "riêng" vậy. Hai chữ "riêng" hay "chín" này cùng được xem là danh từ. Vì thế, chúng có quyền thay đổi, hoán vị trí cho nhau. Còn chữ "hãy" là một phụ từ thường được dùng để chỉ vào sự nối tiếp không dứt của một hay nhiều hiện trạng sự việc đã đang xảy ra, như: trời "hãy" còn mưa; hay khoai "hãy" còn sống, chưa được chín lắm. "Hãy" nên hiểu đơn giản lại là hãy còn, như: "còn non, còn nước hãy còn thề xưa". Phụ từ "hãy" trong câu bát 2462 được xem tương đương với từ đã, ví dụ:
"Kỳ công riêng đã mười phân nộ đồ..."
nhưng "đã" ở đây đồng ý cũng là một phụ từ, nhưng xét về mặt thẩm âm thì nó không thể hay hơn, đắc hơn từ "hãy" mà Nguyễn Du đã sử dụng trong nguyên bản. Phụ từ "hãy" ở đây mang tính người đứng ngoài cố tình đẩy đưa tâm ý cá nhân theo sự việc đã đang xảy ra để vấn đề được đi xa hơn, dài hơn. Như khi nói: "Anh hãy làm đi. Tôi thách đấy?". Còn từ "đã" không mang được tính đẩy đưa đó, mà nó mang tính làm cho sự việc dừng ngay lại tại đó. Như khi nói: "Đã làm xong rồi".
Tóm lại. Những mật mã trong câu bát 2462 được Nguyễn Du sử dụng toàn bằng những con số mang tính số học, không phải như những mật mã khác, dùng để chỉ vào các chữ Hán hay Nôm nào đó của những bí mật lịch sử mà chúng tôi đã giải thích trên nhiều bài viết và các bạn cũng đọc qua khá nhiều lâu nay. Còn ở đây, khi đã xác nhận câu bát 2462 "... Kỳ công riêng hãy mười phân nộ đồ..." chính là mật mã được Nguyễn Du sử dụng để chỉ vào các con số, như số cơ lẻ 9, và số chẵn "mười phân nộ đồ", tức 9 phần mười, hay 9 phần... 1!
Sở dĩ nói 9 phần 1 bởi "mười phân" là 1 tấc.
Vậy bạn đã hiểu con số 9 phần 1 là gì chưa?
Chưa à?
9 phần 1 tức là 91! 91 là năm Tân Hợi 1791. Đây chính là năm mà Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng đám loạn tướng dùng kế mua chuộc những người thân cận của Hoàng đế Quang Trung để chuẩn bị cho trận đánh úp bất ngờ vào tháng 09 năm 1792 tại bờ sông Tiền Đường Phú Xuân chứ không gì khác cả!
Sở dĩ chúng tôi nói 9 phần 1 bởi tiếng Hán "phân 分" cũng có nghĩa là phần 份. Và khi "phân 分" đã là phần份 thì chữ phần 份 này sẽ được thay bằng dấu xuyệt như thế này trong số học /.
Còn tại sao chúng tôi dám khẳng định trong dãy số cơ lẻ 5 con thì số 9 là con số ám chỉ của thi hào Nguyễn Du thì là chuyện không có gì để khó hiểu cả. Trước hết, như chúng tôi từng nói rất nhiều, truyện Kiều là Nguyễn Du viết lại mối tình lỡ làng của mình với người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, sau là Bắc cung Hoàng Hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Đồng thời, truyện Kiều như vậy cũng là bộ sử viết về những sự việc xảy ra của Nhà Tây Sơn tại Phú Xuân kể từ khi Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đi vào Đàng Trong cùng chồng đầu năm Đinh Mùi 1787 sau chiến thắng vang dội của chồng vào giữa năm 1786 dưới danh nghĩa Phù Lê Diệt Trịnh tại Bắc Hà.
Khi đã xác định lai lịch, xuất xứ truyện Kiều như vậy rồi, thì tất cả những gì được Nguyễn Du ký gửi trong truyện tất nhiên đều có liên quan đến những ẩn khuất của Tây Sơn-Nguyễn Huệ và người trong mộng đầu đời suốt trong thời gian ngài đóng đô trên đất Thuận Hóa-Phú Xuân. Như câu bát 2462 là một chứng minh cho lịch sử biết rõ âm mưu, dự định kéo quân ra bất ngờ đánh úp Tây Sơn Nguyễn Huệ tại kinh đô Phú Xuân. Vì thế, trong câu bát với chữ "Kỳ" Nguyễn Du đã cho chúng ta biết rõ thời điểm Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng các loạn tướng đã triển khai kế hoạch bất ngờ tiến đánh Phú Xuân như thế nào qua việc dùng bạc vàng, ngọc ngà, châu báu đút lót cho những người thân cận của Hoàng đế Quang Trung trước khi trận đánh lịch sử này diễn ra ngay tại cửa biên: "Đại quan lễ phục ra hầu cửa biên", bên bờ sông Tiền Đường 前堂 -sông Vị hay sông Hương- vào tháng 09 năm 1792.
KỲ 奇 như đã nói có âm đọc là Cơ 奇. Mà Cơ 奇 là số lẻ, những con số từ 1,3,5,7,9 gọi là số cơ. Trong các con số này, theo bạn, bạn sẽ chọn số nào, 1,3,5,7? Trong khi chúng ta đã quá biết, giờ nói ra nữa là quá thừa, rằng Hoàng đế Quang Trung ra đi vào tháng 09 năm Nhâm Tý 1792. Không lẽ đó là năm, tức số 1, hay số 3, số 5, cả số 7 chẳng hạn. Vậy có thế đó là năm 1711 chăng? Hay 1731, 1751, 1771?
Trong cuộc họp ở Khách sạn Thành Nội Huế vào lúc 8h ngày 16 tháng 06 năm 2018 trước các cán bộ từ địa phương đến trung ương về dự hội thảo để lắng nghe những phát hiện về Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung của chúng tôi từ bao lâu. Lúc đó chúng tôi có nói rằng nếu những chỉnh sửa này mà sai dù chỉ nội một chữ thôi thì tất cả cũng sẽ không còn đúng vào đâu được nữa. Nó hệt như khi thò tay rút một quân bài domino thì tất cả sẽ đổ ụp xuống hết, không còn gì. Ví dụ, như bài viết này, trong câu bát 2462 là chữ "Kỳ" chỉnh lại, nhưng nếu như đây là chữ "Từ", không phải chữ "Kỳ" bắt đầu từ câu 2172 "... Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông..." là câu mà nhân vật Từ Hải, tức vua Quang Trung xuất hiện cho đến câu bát 2960 "... Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền..." thì từ đây cho đến cuối truyện nhân vật Từ Hải không còn nghe nói gì đến nữa. Nếu sự thật, tức chữ nghĩa đúng như vậy của thi hào Nguyễn Du trong văn bản gốc thì những chỉnh sửa của chúng tôi hoàn toàn không có giá trị mảy may, nhất cũng không bao giờ có chuyện Hoàng đế Quang Trung bị chết bất ngờ, đột ngột và cũng hết sức vô lý vào tháng 09 năm Nhâm Tý 1792 như thế được. Bởi như đã nói "Kỳ" 奇 có âm đọc là Cơ 奇. Mà Cơ 奇 là số lẻ, những con số từ 1,3,5,7,9 gọi là số cơ. Các con số lẻ mật mã này chúng tôi đã giải thích cặn kẽ và các bạn cũng đã đọc qua rồi.
"... Kỳ công riêng hãy mười phân nộ đồ"
Chào các bạn.