5- TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...
Mời các bạn đọc tiếp bài 5- Trống trường thành lung lay bóng nguyệt...
Tiếp theo là câu Bán dạ phi hịch trình xuất chinh:
"Bán 半" là một nửa, hay bán là ở giữa, như khoảng giữa đêm. Bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế có câu "Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thân đáo khách thuyền: Chùa Hàn San ở ngoài thành Cô Tô, nửa đêm tiếng chuông vang đến thuyền khách".
"Dạ 夜" là ban đêm, buổi tối. "Dạ 夜" còn đọc là dịch.
"Phi" có nhiều nghĩa, như sau. Như chữ phi 不 này dùng để phủ định, tức loại bỏ, không chấp chận sự việc gì đó, như phi lý: không có lý; phi nghĩa: không có nghĩa, phi nhân tính: người không có tính người, không có đạo đức. Vì vậy, phi 不 có nghĩa là không, là chẳng, như không thể, chẳng thể. Phi 丕 cũng có nghĩa là lớn lao, vĩ đại, ngoài sức tưởng tượng của con người, ví dụ, Mạnh Tử có câu "Phi hiển tai Văn Vương mô: lớn lao và rõ rệt thay sách lược của vua Văn Vương". Phi 披 còn là vạch ra, mở ra, là phơi bày ra sự việc gì đó đôi khi mang tính lớn lao, vĩ đại để cho mọi người cùng thấy, như phi vân kiến nhật: vạch mây thấy mặt trời. Câu này ám chỉ muốn thấy được chân lý, sự thật thì cần phải quét, đập sạch những chướng ngại, ngăn che thì mới hòng có ngày đối diện được chân lý. Phi 非 còn có nghĩa là không phải, tức là sai, trái, là không hợp lý, đúng với sự thật, chân lý. Phi 非 thường được hiểu, được nói là phi thường, tức sự việc đã không còn mang tính bình thường, mà đã được lồng, thay vào đó tính khác lạ, khó nghĩ bàn ở trong đó rồi. Phi 厞 thêm nghĩa là che lấp, là sự việc mang tính mờ ảo, hư hư thực thực, không được quang minh chính đại, rõ ràng, cụ thể gì cho lắm. Tức ám chỉ cho sự việc còn nằm trong bóng tối, hiện đang bị che đậy, bưng bít, khiến không một ai có thể biết đầu đuôi, nguyên do là thế nào cả.
Hoàng thành Phú Xuân triều Nguyễn Gia Miêu
Thật ra, chữ "phi" như giải thích ở trên, dù với nghĩa nào đi nữa cũng là chữ, từ vô nghĩa, sai lạc, trật đường rầy hết cả, mà đó phải là chữ "chiêu", "chiêu hịch", thì mới đúng đắn, chính xác hoàn toàn với văn bản gốc của Chinh phụ ngâm, của tác giả, nhất của câu chuyện lịch sử đã đang xảy ra vào thời điểm đó. Nếu đó là "chiêu", không phải "phi", vậy "chiêu" là gì? Xin thưa, "chiêu 招" là nêu ra, vạch tỏ ra đầu đuôi, vụ việc gì đó của mình, của người cho mọi người có mặt hiểu rõ, nghe rõ. "Chiêu 昭" thêm nghĩa là bộc bạch cho tỏ ra, như chiêu tuyết: bộc bạch nỗi oan của người, của câu chuyện nào đó ra cho ai đó, hay cho mọi người cùng nghe rõ, hiểu rõ. "Chiêu 炤" còn đọc là "chiếu 詔", "chiếu 詔" là chiếu chỉ, lệnh của vua ban ra. Ngày xưa, người trên bảo kẻ dưới gọi là chiếu, từ nhà Tần nhà Hán trở xuống thì chỉ vua được dùng thôi, như chiếu thư 詔書: tờ chiếu, ân chiếu 恩詔: xuống chiếu ra ơn cho.
Như vậy, theo đó, "chiêu 昭" ở đây có hai nghĩa, thứ nhất, đó là lời bộc bạch, trình bày câu chuyện đã đang xảy ra của vua Quang Trung cho quan quân, dân chúng Phú Xuân nghe hiểu rõ sự tình: việc Lê Chiêu Thống và bộ hạ sang Tàu rước giặc Thanh về chiếm đóng Thăng Long, nuôi mộng đô hộ nước Việt lâu dài, như các thời trước kia. Thứ hai, "chiêu 炤" còn đọc là "chiếu 詔", "chiếu 詔" ở đây là Chiếu lên ngôi của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tại đàn Nam Giao núi Bân Sơn do Tình phái hầu Ngô Thì Nhậm soạn thảo gởi về từ Bắc Hà để chính vị quyền lực, thu phục nhân tâm, lòng người trước khi Ngài kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến, ra đánh giặc Thanh đã đang chiếm đóng kinh thành Thăng Long do vua Lê Chiêu Thống và bộ hạ qua Tàu trải chiếu rước mời sang.
"Hịch 檄" là chiếu hịch, là bài văn của vua chúa, quan lớn dùng để kêu gọi dân chúng về sự việc gì đó. Trong Hoài Âm Hầu liệt truyện có câu "Kim đại vương cử nhi đông, Tam Tần khả truyền hịch nhi định dã: nay đại vương cất quân sang đông, có thể truyền hịch mà bình định Tam Tần". Trong Trở binh hành của Nguyễn Du cũng có câu "Vũ hịch cấp phát như phi tính: hịch lệnh cấp tốc như sao bay". Tóm lại. "Hịch 檄" nói nôm na là chiếu, hịch được vua chúa dùng để kêu gọi, thông báo, nói gì đó cho dân chúng hay quan quân triều đình cùng nghe biết mà thi hành theo. Nói khác đi, hịch là lời văn của vua chúa dùng nói cho quan quân, dân chúng biết rõ sự việc trước khi kéo quân lên đường đi đánh giặc, gọi là hịch đánh trận, đánh giặc.
"Trình 呈" là trình ra, bày ra, dàn trải ra cho mọi người cùng thấy cùng biết. Hay trình là dâng lên, như trình thượng lễ vật: dâng lễ vật lên trên chứng giám. Hoặc khi kẻ dưới nói cho người trên nghe biết vụ việc gì đó thì gọi là trình 呈. Lại tờ đơn kêu báo với quan trên cũng gọi là trình 呈. Trình 呈 còn là trình duyệt: đưa cho người trên xem và xét duyệt, tức thông qua sự việc. Trình 呈 còn nghĩa là bảo, là nói cho người trên biết tâm ý của mình về sự việc gì đó đã đang xảy diễn ra.
"Xuất 出" là xuất ra, là đi ra ngoài, không còn ở bên trong được nữa. Chữ xuất 出 này dùng đối với chữ nhập 入 là vào. Xuất 出 còn là mở ra, như xuất khẩu thành chương: mở miệng nên văn chương. Xuất 出 cũng có nghĩa sinh ra, đây nói về việc sinh sản. Nhà Phật có câu nhập tức, xuất tức: hơi thở vô, hơi thở ra.
"Chinh 征" là đi xa, như viễn chinh. Chinh 征 còn là đánh, dẹp, như chinh phạt: đem binh đánh giặc, hay Nam chinh Bắc chiến; đánh Nam dẹp Bắc. Nhà thơ Vương Hàn có câu thơ "Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi: Say nằm ở sa trường xin bạn đừng cười, Vì xưa nay đi chinh chiến mấy ai về?". Lại kẻ trên đem binh đánh người dưới thì gọi là chinh 征. Nói chung chinh 征 là chỉ cho việc chinh chiến, khói lửa nơi trận mạc. Vì thế, người đi đánh giặc thì gọi là chinh phu: người đàn ông đi đánh giặc. Còn người phụ nữ ở nhà trông con thì gọi là chinh phụ: người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở xa. Chinh 正 còn đọc, còn hiểu là chánh, chính. Chánh 正 hay chính 正 có nghĩa là chánh đạo: đạo chánh; chánh lộ: đường chánh. Hay chánh 正 còn có nghĩa là ở giữa, như chánh nguyệt: giữa tháng; chánh tọa: chỗ ngồi chính giữa. Chánh 正 cũng còn là ngay, thẳng, như đoan chính: đứng đắn; công chánh: công bằng ngay thẳng.
Đàn Nam Giao núi Bân, nơi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đọc Chiếu lên ngôi năm 1788
Câu "Bán dạ phi hịch trình xuất chinh" có ý nghĩa như sau. Thứ nhất, vào lúc nửa đêm khuya (bán dạ 半夜) Chiếu lên ngôi và hịch đánh trận (chiêu hịch 炤檄) đã được long trọng mang ra tuyên đọc trước hết là nói rõ ý vua (trình 呈) lên cho trời cao chứng giám, sau là cho quan quân bên dưới cùng nghe để hiểu rõ về tội ác rước giặc về giày mã tổ của Lê Chiêu Thống, đồng thời quan quân trên dưới hãy chuẩn bị tư thế lên đường (xuất chinh 出征) chiến đấu vào giữa (chinh 正) tháng 9 dương lịch.
Đây là phần giải thích từng câu riêng biệt, và vì giải thích riêng biệt cho nên ý nghĩa của từng câu đôi khi cũng không được rõ ràng và khúc chiết cho lắm. Do đó, bốn câu này cần phải được ráp lại với một thể liên kết, móc nối từ câu này qua câu khác hệt như đoạn văn xuôi thì ý nghĩa thật sự của từng câu mới được bày ra rõ ràng và cụ thể, chi tiết. Xin mời các bạn đọc lại phần giải riêng từng câu, sau là gộp chung bốn câu lại như dưới đây.
Cổ bề thanh nghịch trường thành nguyệt,
Trùng duyệt sắc vân Lâm tuyền sơn.
Cửu tằng ấn kiêm khỉ vương định,
Bán dạ phi hịch trình xuất chinh.
(còn tiếp)