2- THU, HÁT CHO NGƯỜI
HAY HOÀNG HẠC BAY, BAY MÃI BỎ TRỜI MƠ...
Các bạn đã đọc bài viết 1- Thu, hát cho người hay hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ... với hai câu thực chỉnh lại của chúng tôi là "Hoàng hạc nhất bích ký dục vũ, Bạch nhân phi tửu vi viên du" so với hai câu sai lệch trong bản chữ Hán của văn học Trung Hoa "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du".
Nếu những người rành về Hán ngữ và giỏi cả thơ Đường luật thì họ sẽ thấy ra cái sai rất rõ ràng, cụ thể của cặp trạng này. Như ba chữ "bất phục phản" làm sao có thể đối với ba chữ "không du du?". "Du du 悠悠" tiếng Hán nghĩa là dằng dặc, tức nỗi nhớ thương, chờ đợi đến miên man, dằng dặc. Đây là từ đôi, không phải từ chiếc, nhưng câu trên làm gì có từ, chữ nào là từ đôi để có thể đối lại với hai chữ "du du 悠悠" vô nghĩa, rỗng tuếch ở dưới này đâu? Mà ở trên chỉ có chữ "bất 不" và hai chữ "phục phản 復 返". "Bất 不" nghĩa là chẳng, là không, tức chẳng thể, không thể. Vậy chẳng thể, không thể về cái gì, việc gì?
Hai chữ nối theo chữ "bất 不" chẳng thể, không thể là phục phản 復返. "Phục 復" nghĩa là lại, tức đã đi rồi quay lại gọi là phục, như phục thư: viết thư trả lời, hay phục là phục hận, giết, đánh để trả thù món nợ cũ. "Phản 返" là trả lại, trở lại, hay phản là trở về, trở lại. Ghép ba chữ "bất phục phản 不復返" sẽ cho ra nghĩa đã đi qua rồi thì không trở lại nữa. Ba chữ này thưa các bạn nó sẽ không thể đối được cách nào với ba chữ vô nghĩa, rỗng tuếch "không du du 空 悠悠" ở dưới! "Không 空" ở đây nên hiểu là khoảng không, trời không, tức chỉ cho không gian rỗng không, bao la ở trên cao kia.
Tóm lại. Chỉ với sự đối đáp ba chữ trên, ba chữ dưới của cặp trạng chúng ta đã thấy một trời sai lệch, hoàn toàn vô nghĩa và rỗng tuếch của cặp trạng này rồi, còn nói gì tới các chữ tào lao thiên địa, hết sức tầm bậy, thậm chí ngu ơi là ngu còn lại nữa. Phải không các bạn? Thế mà đám dịch chuyển văn thơ từ xưa nay của Việt Nam đã cắm cúi, cặm cụi, chúi đầu chúi mũi vào dịch cách nào để ra hai câu tầm phào, trời ơi đất hỡi là:
"Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay?"
Những cái sai không tưởng này các bạn cũng đã biết khi đọc qua hai câu chỉnh của chúng tôi. Nhưng đây chỉ mới hai câu. Còn lại sáu câu mà chúng tôi đã nói là đều sai bét nhè hết cả. Nay chúng tôi chỉnh thêm hai câu đầu là khai đề và thừa đề để các bạn sáng mắt ra trước những cái mù mờ trong văn học mà từ bao lâu cứ lầm chấp, lẩm bẩm cho là hay đẹp và trữ tình của bài Đường luật thuộc diện phá cách của Thôi Hiệu.
Câu khai đề chỉnh lại:
"Tích nhân bỉ thừa hoàng phi xứ..."
迹亻彼乘黄飛處
"Tích 迹" là dấu vết, phàm sự việc gì đã qua rồi mà còn có dấu vết để lại cho người sau noi theo đó mà khởi sự đi tìm kiếm, lục lạo, chắp nối hòng khơi sáng, bày ra sự thật câu chuyện thì đều gọi là tích. Thơ Nguyễn Du có câu "Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì, Do lưu tiên tích thử giang my: Thần tiên ở nơi nào đến, đã trải qua bao thời, còn để lại dấu tiên ở bờ sông này". "Tích 迹" cũng còn là cổ tích, tức chuyện xa xưa, chuyện ngày xưa tôi nghe như vầy: "Xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa..."...
"Nhân 亻" là người. "Bỉ 彼" là kia, đó, là từ dùng để chỉ phía bên kia, là đối phương, kẻ hay nhóm, phe đối lập lại với phía bên này. Hay "bỉ 彼" là kẻ khác, kẻ kia, là tiếng dùng để đối lại với thử, như bất phân bỉ thử: chẳng thể phân biệt được đấy với đây. Từ chữ này như vậy dùng để so sánh, đối chiếu cho hai sự việc, vấn đề có liên quan mật thiết của câu chuyện nào đó. Điển hình là sự so sánh, chỉ ra hai nơi, hai phạm trù đối lập qua hai câu lục bát 5-6 trong truyện Kiều sau đây:
"Lạ gì bỉ thử tư phòng,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen..."
Nghĩa của hai câu này ý Nguyễn Du Khiêm Trọng muốn nói cho lịch sử biết câu chuyện thầm kín, thâm cung bí sử trong chốn phòng the của triều Tây Sơn Phú Xuân. Đó là câu chuyện đánh ghen, hơn thua, tị hiềm của các bà vợ của Hoàng Đế Quang Trung gồm các bà Chánh cung Phạm Thị Doanh, bà Tả cung Bùi Thị Nhạn và bà Bắc cung Hoàng Thị Thu Mai. Ba bà vợ này của Hoàng Đế Quang Trung đã được Nguyễn Du Khiêm Trọng, nhà Hán Nôm kiêm nhà thơ cự phách hậu bán kỷ 18, tác giả của câu chuyện tình sử chốn quan trường Khiêm Vân Kiều Truyện hay Truyện Kiều đã cà tửng đặt cho mỗi bà một biệt danh chết ngắc cù đum từ bấy đến nay là Tú Bà, Hoạn Thư và Thúy Kiều.
Nhưng câu lục thứ năm: "Lạ gì bỉ thử tư phòng..." đã bị xúm đè chỉnh sửa và xúm hiểu thành câu tầm bậy, trật cù chìa khiến sự việc, câu chuyện tình sử chốn quan trường thay vì khi đọc qua ai ai cũng sẽ xúm ồ lên một tiếng thật to a, thì ra là như vậy! Lại trở nên xa cách đến vô cùng với mặc định cứng ngắc trong đầu khi tất cả đều đồng loạt lướt qua và cho câu chuyện xảy ra tuốt bên kia màn sương với thành ngữ rất kêu, rất vang nhưng hoàn toàn vô nghĩa là:
"Lạ gì bỉ sắc tư phong..."
Chúng tôi vẫn đồng ý, chấp nhận thành ngữ "bỉ sắc tư phong 彼嗇斯豐" được Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn xuất bản trước giải phóng giải thích là: cái bên kia thua sút (bỉ sắc), cái bên này trội hơn (tư phong), tức "được bề này mất bề kia" có phần tạm nghe được chút đỉnh. Nhưng thật ra, giải thích như thế là đã tự gây ra mâu thuẫn, rối ren cho não bộ chính mình. Bởi hai chữ "bỉ sắc" theo giải thích của Nguyễn Văn Khôn là chỉ vào cái thua sút của phía bên kia. Còn "tư phong" là sự nổi trội hơn hẳn của phía bên này. Nhưng tại sao ở trên thì chỉ ra sự hơn thua rõ ràng của hai nhóm biệt lập hai bên, mà ở dưới lại nói "được bề này mất bề kia?". Nói "được bề này mất bề kia" hóa ra lại ám chỉ, xác định vào sự yếu kém hoặc giỏi giang về lĩnh vực, phương diện nào đó của riêng một con người, một cá nhân hay sao? Như tiền đạo này chỉ đá được cánh trái, cánh phải phải là người khác.
Ngay tại đây, chúng tôi đặt ra các giả thuyết, suy luận như sau. Nếu đây là thành ngữ có thật của văn hóa dân tộc Trung Hoa, thì có thể thành ngữ này đã được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều lấy đưa vào truyện bởi họ cho rằng thành ngữ này mới đúng với nguyên bản gốc của truyện. Còn câu "bỉ thử tư phòng" là vô nghĩa bởi nó đã bị chỉnh sửa. Suy luận thứ hai đó chính là sự cố ý chỉnh sửa của vua quan triều Nguyễn với mục đích xóa sạch tất cả mọi dấu tích về triều đại Tây Sơn. Bởi khi đọc qua tập truyện này thì vua quan triều Nguyễn qua các cuộc thịnh suy, lên xuống, thay đổi dập dìu, thất thường, nhất ngay vào thời điểm vua Gia Long đã ra đi thì không làm sao họ không thể không biết đây chính là tập truyện Nguyễn Du viết về sử Tây Sơn với những chuyện lục đục xảy ra như cơm bữa chốn tam cung lục viện của các bà vợ của kẻ thù không đội trời chung Quang Trung Nguyễn Huệ, tức nhân vật Từ Hải.
Tóm lại. Nếu các bạn muốn biết chỉnh sửa của chúng tôi là đúng hay sai thì các bạn cần phải biết, hoặc nếu không biết, chưa biết thì các bạn phải học hoặc phải nghiên cứu lại cách mà chúng tôi đã nói nhiều lần là pháp thẩm âm. Thẩm âm tức là đọc thầm hay đọc ra tiếng những câu, những từ, chữ nào mà chúng tôi đã chỉnh sửa, như câu: "Lạ gì bỉ thử tư phòng" và: "Lạ gì bỉ sắc tư phong". Bởi có đọc lên, dù là đọc thầm trong đầu thì các bạn mới thấy có sự chỏi âm hoặc thuận âm của câu và chữ vọng vang lên, cũng như sự xác định quyết liệt trong não bộ các bạn. Đó là chưa nói đến ý nghĩa của từ, chữ mới chính là sự quyết định một mất một còn cho vấn đề đúng sai, còn nguyên bản hay đã bị chỉnh sửa của câu, chữ.
Các bạn thực hiện thử xem.
Tiếp theo chữ "bỉ 彼" là chữ "thừa 乘". "Thừa 乘" là cưỡi, như thừa mã: cưỡi ngựa, thừa hạc: cưỡi hạc. "Hoàng 黄" là chữ nói tắt của hoàng hạc 黄鶴, tức chim hạc vàng. Phi ở đây có hai nghĩa. Thứ nhất "phi 飛" là bay. Thứ hai, phi là không, là chẳng, tức chuyện không thể, chẳng thể nghĩ bàn, suy luận gì được ở đây cả, như phi thường: chuyện không tưởng, khác với lẻ thường tình. Chữ "phi" tính từ ấy viết thế này "非". Sau hết là chữ "xứ 處". "Xứ 處" là nơi chốn, là địa giới nào đó của câu chuyện, vấn đề đang được các nhân sự trong cuộc đề cập, nói đến. Như khi hỏi: "Quê hương của anh, của chị ở xứ sở nào vậy?". Đáp rằng: "Hỏi tên là kẻ du tăng, Hỏi quê đất võ trời văn ấy mà". Hoặc: "Hỏi tên rằng biển xanh dâu, Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa".
Sau câu khai đề là câu thừa đề chỉnh lại:
"Thử địa mông cư Hoàng Hạc lâu".
此地蒙居黄鶴鏤
"Thử 此" ở đây chỉ có nghĩa là đây, chốn đây, chỗ này. Chữ "thử 此" này dùng để xác định vững chắc cho câu văn thừa đề, thừa đề là câu mang tính nối ý, nói đúng hơn là câu vị ngữ, còn câu khai đề là chủ ngữ dẫn đường của bài thơ. Lại cũng có thể nói, từ, chữ hay câu thừa đề vị ngữ này được sử dụng với mục đích là để đối lại với chữ "bỉ 彼", với câu chủ ngữ ở trên. Thưa các bạn nếu sự cố ý chỉnh sửa, triệt tiêu sự thật lịch sử của vua quan triều Nguyễn khi xưa, hay là sự chỉnh sửa, cũng có thể tam sao thất bổn của văn học Trung Hoa mà nắm được nguyên tắc đối đáp nghiệt ngã của câu và chữ trong văn bản thì ngày nay chúng tôi chắc cũng đành bó tay bế tắc, tuyệt vọng. Không thể sờ mó, chỉnh sửa, làm được gì đối với các dạng văn bản sai be bét này cả. Bởi làm sao có thể còn có hoặc tìm đâu ra một điều kiện, phương pháp nào khả dĩ tốt hơn, hay hơn được nữa để từ đó mới có thể mạnh dạn dựa vào, đặt bút chỉnh lại những câu, chữ đã bị sai, lệch trong các văn bản văn học. Điển hình là Truyện Kiều và bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu này đây!
Vụ án nào cũng để lại những dấu vết
Nhưng cũng thật là may mắn, như câu thừa đề các bạn đã biết trong này vẫn còn lại chữ "thử 此" với ý nghĩa như đã nói. Vậy ở dưới là chữ "thử 此" thì ở trên phải là chữ "bỉ 彼", "bỉ thừa 彼乘" chứ không phải "dĩ 已", "dĩ thừa 已乘". "Dĩ thừa 已乘" là hai chữ sai lệch hoàn toàn! Nhưng "dĩ thừa 已乘" là gì mà lại cho là sai lệch hoàn toàn? "Thừa 乘" là cưỡi, cưỡi hạc, còn "dĩ 已" phải được hiểu nó tương đương như từ đã, xong hay rồi trong ngữ pháp tiếng Việt. "Dĩ thừa 已乘" trong câu "Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ" có nghĩa người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất từ lâu rồi. Nhưng với câu chỉnh lại của chúng tôi mà các bạn đã đọc thì lại khác xa đến một trời một vực với câu hiện nằm trong văn học Việt Nam và Trung Hoa. Trong một câu văn, câu thơ chỉ cần sai nội một chữ thì câu đã bị đảo lộn, thay đổi nghĩa lý sạch sẽ chứ đừng nói câu chỉ có vỏn vẹn bảy chữ mà lại sai đến ba chữ thì sự thật còn đúng vào đâu được nữa?
Thông thường, trong các vụ án khi không tìm ra ra thủ phạm thường có hai điều kiện trói buộc sau đây. Thứ nhất, đối tượng gây án không để lại một dấu vết nào tại hiện trường. Thứ hai, do các nhà điều tra quá kém cỏi, hay thiếu kinh nghiệm khi không phát hiện ra những dấu vết mà các đối tượng gây án vẫn còn lưu lại đâu đó tại hiện trường. Đây là hai lý do cơ bản đã khiến cho các vụ án phải đi vào bế tắc. Bộ môn điều tra phá án trong nước, ngoài nước xưa nay có rất nhiều, quá nhiều những vụ án không tìm ra thủ phạm gây án là bởi hai lý do như thế. Nếu có, thì họa may đó những vụ phá án hấp dẫn nằm biệt lập trong những tập tiểu thuyết trinh thám hư cấu của các nhà văn chuyên về thể loại điều tra đặc biệt này mà thôi.
Riêng ở đây -vụ án văn học Hoàng Hạc Lâu- câu thừa đề trong Hoàng Hạc Lâu vẫn còn đó mãi mãi dấu vết kẻ gây án, tức chữ "thử 此" vẫn nằm kia với thái độ ngạo nghễ, khiêu khích các cơ quan chức năng, nghiệp vụ điều tra đến ngàn năm về sau thì chẳng phải đã quá rõ. Đầu óc, tư tưởng các nhà làm văn học xưa nay đã quá kém cỏi, thậm chí vô cùng bạc nhược, yếu hèn khi xúm cùng nhau đặt trọn niềm tin vào những từ, chữ sai lệch trên câu khai đề, thừa đề, thậm chí luôn cả bài để bình, giải, giảng, nói đến thao thao bất tuyệt! Thử hỏi tại sao xưa nay không một ai tách ra im lặng ngồi xuống đặt niệm suy luận nghiêm túc trước mặt rằng đó là "bỉ thừa 彼乘" chứ không phải "dĩ thừa 已乘?". Tức "bỉ thừa 彼乘" mới đích thị là kẻ giết người, không phải "dĩ thừa 已乘?".
Thế mà đám văn học Việt Nam-Trung Hoa xưa nay chẳng hẹn lại cùng xúm toa rập, móc nối còng tay kẻ hoàn toàn vô tội "dĩ thừa 已乘" đem giam nhốt từ bấy đến nay thiết nghĩ là quá tội nghiệp và cũng vô cùng tội lỗi! Có thể đây chính là tiền đề chuẩn mực để tạo ra những vụ án tương tác sau này như chuyện người tù thế kỷ Nguyễn Thanh Chấn kia hay chăng?
Từ một dấu vết sẽ dẫn đến nhiều dấu vết gây án khác nhau
Sau chữ "thử 此" là chữ địa. "Địa 地" chỉ có nghĩa duy nhất là đất. "Thử địa 此地" ghép lại là đất này. Rồi sau hai chữ "thử địa 此地" là hai chữ... mông cư. "Mông 蒙" tiếng Hán nghĩa là chỗ tối, là phía mặt trời lặn. Mặt trời lặn ở hướng Tây, sách xưa gọi là đại mông. Viết đến đoạn này với chữ "mông 蒙" chỉnh lại, chúng tôi mời các bạn liên hệ lại từ, chữ chúng tôi đã chỉnh trong truyện Kiều, đó là câu 2172:
"Họ Từ tên Hải vốn người biệt mông..."
"Biệt 別" là từ biệt, ly biệt, giã biệt. "Mông 蒙" như đã nói là chỗ tối, tức chỗ mặt trời lặn gọi là đại mông. Chỗ mặt trời lặn ở hướng Tây, là địa giới xưa gọi là vùng Tây Sơn thượng đạo, ngày nay chúng ta gọi là An Khê, thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Câu 2172 này Nguyễn Du muốn công bố cho lịch sử biết rõ quê quán gốc của tướng giặc Từ Hải, tức Hoàng Đế Quang Trung vốn xưa ở vùng núi Đại Hải -Hải- thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An sau bị nhà Nguyễn bắt đi đày vào vùng đại mông, tức Tây Sơn thượng đạo An Khê. "Biệt mông 別蒙" như vậy là nhắc lại tích tổ tiên bốn đời của Nguyễn Huệ phải từ giã, ly biệt xóm làng dẫn nhau lên đường di cư vào Nam, thuộc vùng đại mông heo hút gió ngàn theo lệnh buộc bắt nhà Nguyễn xưa kia. Nhưng câu mật mã ám chỉ, bật đèn xanh tuyệt hay này đã bị chỉnh sửa thành ra:
"Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông..."
Việt Đông là một tỉnh, thành, huyện nào đó ở tuốt bên kia màn sương. Nhưng những chỉnh sửa, tiêu diệt sự thật lịch sử này của triều Nguyễn đối với chúng tôi thật không quá khó để phục hồi, trả lại bản gốc cho Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du. Đây là một trong những chỉnh sửa, phục hồi đối với nhiều dạng văn bản, trong đó có những bài kinh của Đức Phật thuyết giảng bị sai quá nhiều mà chúng tôi cũng đã thực hiện, như kinh Thập Nhị Nhân Duyên, kinh Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo, vvv...
Nguyên tắc phá án: góp nhặt thông tin
Các bạn đã hiểu hai chữ "biệt mông 別蒙" trong câu 2172 trong truyện Kiều nghĩa là gì rồi. Chúng ta trở lại với vụ án Hoàng Hạc Lâu. Tiếp đến là từ cư. "Cư 居" tiếng Hán là ở, là cư trú. "Cư 居" cũng là nhà ở, chỗ ở. "Cư 居" còn có âm là cử. Cử là bằng cứ, chứng cứ và căn cứ. Cứ cũng còn nghĩa là chiếm cứ hay dựa vào, như dựa vào chỗ hiểm yếu để cố thủ. Đem "mông cư 蒙居" nhập lại sẽ cho ra nghĩa là nơi cư trú hay chỗ ở, tức địa giới thuộc về hướng Tây, là nơi mặt trời lặn. Để hiểu hai chữ "mông cư 蒙居" chỉnh lại này cho thật rốt ráo, cũng như để xác định cách chỉnh sửa của chúng tôi đúng hay sai thì các bạn chỉ cần làm cái việc rất đơn giản sau đây. Ngồi xuống từ tốn, chậm rải đọc lại các tài liệu, thông tin chúng tôi lục tìm trên các trang mạng, tin này là của báo online Giáo Dục TPHCM cung cấp. Bài viết của Pgs Hồ Sĩ Hiệp:
"2. Lầu Hoàng Hạc được xây năm Ngô Hoàng Vũ thứ 2 (tức năm 223) thời Tam Quốc, trên núi Rắn (xưa là Hạc sơn hay Xà sơn) bên đầu cầu bờ Bắc của sông Trường Giang-thời xưa ở phía tây nam huyện Vũ Xương. Lúc đầu lầu Hoàng Hạc được xây với mục đích là vọng gác quân sự. Năm 625 nhà Đường xây dựng lầu Hoàng Hạc trên nền di chí thời Tam Quốc với mục đích văn hóa. Sở dĩ có tên lầu Hoàng Hạc vì tương truyền thời xưa có một tiên nhân tên là Tạ An đã từng cưỡi chim hạc qua đây và Phí Văn Vi lên tiên cưỡi chim hạc từ lầu này nên đặt tên là lầu Hoàng Hạc".
Trong đoạn văn ngắn này cho biết xưa lầu Hoàng Hạc xây ở phía tây nam. Theo chúng tôi là tây lệch nam thì đúng hơn. Có như vậy thì Thôi Hiệu mới làm cái việc quá đơn giản là hạ bút viết liền bảy chữ xác định vị trí của lầu trong câu thừa đề là "Thử địa mông cư Hoàng Hạc Lâu chứ?". Nhưng hai chữ "mông cư 蒙居" chẳng hiểu thế nào sau đã bị đè sửa rồi bị xúm hiểu, mặc định ra là "không dư 空餘". "Không dư 空餘" là hai từ mà chỉ có thể nói đơn giản, ngắn gọn là rỗng tuếch, vô nghĩa! Đã là vô nghĩa, rỗng tuếch cho nên chúng tôi cũng chẳng công đâu đi giảng giải hai chữ tầm bậy này chi cho hao tốn thì giờ!
Ba chữ còn lại câu thừa đề là "Hoàng Hạc Lâu 黄鶴鏤". "Hoàng Hạc Lâu 黄鶴鏤" là lầu Hoàng Hạc. Đến đây, các bạn đã đọc xong hai câu khai đề, thừa đề với những từ, chữ chỉnh lại. Đến đây, chúng tôi xin sắp xếp và dịch nghĩa hai câu khai đề, thừa đề Hoàng Hạc Lâu như sau:
"Tích nhân bỉ thừa hoàng phi xứ,
Thử địa mông cư Hoàng Hạc lâu..."
迹亻彼乘黄飛處
此地蒙居黄鶴鏤
Dịch nghĩa:
Chuyện xưa kể rằng, có người tiên kia ngay tại vị trí lầu Hoàng Hạc đã cởi hạc quay trở về tiên giới xa xăm, thăm thẳm nào đó...
Tại vị trí phía tây này hiện vẫn còn lại lầu Hoàng Hạc nằm chơ vơ, lẻ loi một mình.
Thiếu óc liên tưởng, chắp nối phá án không dễ thành công
Trước khi đi qua phần dịch thơ, chúng tôi xin phép mời các bạn quay trở lại điểm xuất phát. Bởi có những vụ án không phải là dễ phá, dễ tháo mở những nút thắt quá chặt bởi không tìm ra đầu mối. Do đó, các bạn cần phải bỏ công, quay lại ngay vị trí ban đầu để rà soát lại tất cả các mối liên hệ, cùng các dấu vết còn sót tại hiện trường mà trong nhất thời hữu ý vô tình các bạn chưa để mắt đến. Các bạn vẫn đang nghe đấy chứ?
Như chữ "hoàng 黄" của câu khai đề ở trên chính là một nút thắt ví dụ. Chữ này thuộc về từ đa nghĩa, nghĩa thứ nhất "hoàng 黄" là hoàng hạc 黄鶴, đồng thời "hoàng 黄" cũng là... hoàn không g. Hoàn 還 không g có nghĩa là quay về, trở về, trở lại. Như đã đi rồi mà dậm gót, quay trở lại thì gọi là hoàn, như hoàn gia: trở về nhà. Ở đây hoàn là hoàn phi xứ: "hoàn phi xứ 還非處" là để ám chỉ cho sự quay về xứ sở thần tiên xa xăm ngoài tầm thấy hiểu của đám phàm phu mắt thịt chốn ta bà lắm chuyện đảo điên, tréo cẳng ngỗng trật cù chìa của vị đạo tiên nào đó trong sự tích đầy mơ hồ, huyễn hoặc của lầu Hoàng Hạc. Nói đến xứ sở thần tiên ngoài tầm thấy hiểu của loài người kia thì các bạn cũng cần phải biết trong đạo Phật cũng từng có đề cập đến cái xứ sở thần tiên kỳ đặc ấy qua sự chứng ngộ của pháp thiền Đông độ Trung Hoa.
Trong nhà thiền bức tranh chăn trâu thứ mười được gọi là "Thỏng tay vào chợ". "Thỏng tay vào chợ" là chỉ cho sự tự tại của hành giả thiền tông khi đã vào được cảnh giới gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cảnh giới này rất khó nghĩ bàn, chỉ người nào khi đã vào đến cảnh giới này rồi thì họ mới biết tỏng tòng tong, tất tần tật trong này có những gì, còn người chưa nhập vào tầng thiền định cao tột này thì chả biết việc gì cho ra việc gì cả. Và vì không thể thấy biết cho nên mới nói đó là cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng: đã ra ngoài sự thấy biết, tương hỏi tưởng của con người. Cảnh giới này được các thiền sư chứng đạo viết ra bài kệ bốn câu như sau:
Chân trần bày ngực thẳng vào thành,
Tô đất trét bùn nụ cười thanh.
Bí quyết thần tiên đâu cần đến,
Cây khô cũng khiến nở hoa lành.
"Thỏng tay vào chợ" là thiền sư đóng cửa am, chống gậy đi xuống chợ, tay cầm bầu rượu tay xách cá chép để cùng người đời ăn nhậu thả ga, thả cửa. Giai đoạn này trong nhà thiền gọi là vào cõi ma. Sau khi vào cõi Phật (tranh IX) rồi thì thiền sư phải đi vào cõi ma để giáo hóa chúng sanh, công hạnh từ đó mới viên mãn. Nếu vào cõi Phật rồi mà không vào cõi ma thì công hạnh chưa đủ, thiếu phần lợi tha. Vì thế mà các thiền sư liền "Thỏng tay vào chợ". Cảnh giới này phần bên trong thì chỉ thiền sư hiểu, còn biểu lộ ra cảnh giới bên ngoài là qua bốn câu kệ ở trên thì ai cũng biết cả nhưng làm sao cho giống thì không ai làm được. Bởi vì không ai làm được cho nên nhà thiền mới nói đó là cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Chúng tôi đưa ra ví dụ này để cho các bạn liên tưởng, so sánh về ý nghĩa hai chữ "phi xứ" trong thơ Thôi Hiệu và ý nghĩa phi tưởng phi phi tưởng xứ trong nhà thiền. Hai từ này nếu xét về góc độ ngữ nghĩa thì giống nhau. Đó là xứ sở, cảnh giới không nằm trong sự hiểu biết của con người. Các bạn chỉ nên hiểu sự việc đến đó thôi, đừng đi xa quá là được.
Trong hai câu khai đề và thừa đề có đến hai từ, chữ đa nghĩa, từ thứ nhất là "hoàng 黄" có g, từ thứ hai là "hoàn 還" không g. Từ "hoàng 黄" nhất tự-đồng âm-đa nghĩa này các bạn đã hiểu. Từ thứ hai là phi. "Phi 飛" là bay, nhưng "phi 非" đồng thời cũng là không tưởng. Muốn hiểu không tưởng là gì thì các bạn phải nhập từ phi này vào với từ xứ như chúng tôi đã giải thích.
Còng tay thủ phạm đâu khó. Khó là ở óc suy luận!
Nếu các bạn đã từng làm hoặc từng nghiên cứu về loại thơ Đường luật khó nhằn, khó nuốt này thì chắc bạn đã hiểu. Làm sao đừng để cho câu bị điệp từ, điệp ngữ quá nhiều là thành công. Nói khác đi, nếu một bài Đường luật mà bị điệp từ ngữ quá nhiều thì bài Đường luật ấy không còn, không có giá trị. Nhưng tại sao trong bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu có quá nhiều những từ, chữ bị điệp, trùng như thế mà lại được văn học thế giới tôn sùng là một trong những bài thơ hay nhất, giá trị nhất của văn học Trung Hoa thời thịnh Đường? Điển hình chỉ nội trong hai câu khai đề, phá đề đã có đến hai chữ hoàng?
Nhà phá án cần có cái đầu lạnh để thấy ra cái khác biệt trong ngoài
Thưa các bạn nếu các bạn nói như vậy, tức cho đây là hai từ ngữ bị điệp, trùng là các bạn chưa hay chẳng bao giờ có thể hiểu về bài thơ đặc biệt này cả nếu cho đây là những từ, chữ điệp, trùng. Các bạn có biết. Chữ "hoàng 黄" của câu khai đề như chúng tôi đã nói nghĩa thứ nhất là chỉ cho con chim hạc vàng, tức hoàng hạc. Nhưng chữ "hoàng 黄" trong câu thừa đề không phải là để chỉ cho con chim hạc vàng, mà là để chỉ cho núi Hoàng Hạc, tức Hoàng Hạc Sơn!
Nếu các bạn nghi ngờ thông tin chúng tôi vừa nói, thì xin mời các bạn đọc đoạn văn ngắn sau đây để biết rõ hơn về lai lịch, tông tích lầu Hoàng Hạc.
"Theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong "Dự Địa kỷ thắng" thì sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu vì tháp này nằm trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Thời cổ, chữ Hộc (ngỗng trời: thiên nga) cũng có nghĩa là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Đời sau Hoàng Hạc Sơn cũng được gọi là Xà Sơn vì dáng núi ngoằn ngoèo giống rắn".
Đoạn văn ngắn này trích từ trang mạng "Ngọc phương Nam" của Hà Hữu Tiến và Hoàng Kim. Trong đoạn văn này cho biết, lầu Hoàng Hạc xưa kia là đài quan sát quân sự, được gọi là Hoàng Hạc Lâu là do nó nằm trên núi Hoàng Hạc. Có thể đài quan sát này hai tầng, các bạn nên trực nhớ, trong tiếng Hán cái gì hoặc nhà hay đài mà có hai tầng thì gọi là lâu. Ví dụ như chữ "lâu" trong câu thực thứ hai bài Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan:
"Nhà vãng lâu đài nghĩa Hạ Chương..."
"Đài" có nghĩa là thai, mà thai là chỉ cho chùa Thiên Thai ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế ngày nay. "Lâu" là ám chỉ chùa Thiên Thai này thiết kế có hai tầng, tầng trên là nơi thờ cúng, tụng kinh cầu an cầu siêu vãng sanh tịnh độ của Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai. Tầng dưới là Cung điện ngầm, nơi chôn giấu Linh cữu, thi hài chồng Bà.
Như vậy, do căn cứ vào những thông tin được cung cấp từ nhiều trang mạng trong nước, ngoài nước thì chúng ta được biết rằng. Sở dĩ gọi là Hoàng Hạc Lâu là vì ngôi lầu hai tầng này xưa kia nằm trên núi Hoàng Hạc Sơn, sau đổi tên là núi Xà Sơn, tức núi Rắn.
Trên báo online Giáo dục TPHCM cho biết Lầu Hoàng Hạc ngày xưa ở phía tây nam huyện Vũ Xương, nay là thành phố Vũ Xương thuộc huyện Vũ Hán. Còn trang mạng "tin đa chiều" thì cho biết thêm. Lầu Hoàng Hạc vốn là đài quan sát quân sự được xây từ đời Tam Quốc, ở bờ nam sông Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, huyện Vũ Hán ngày nay).
Tuổi lứa này thì Vũ Đức Sao Biển biết con khỉ gió gì đúng sai trong văn học hòng diễn dịch Hoàng Hạc Lâu?
Như thế, các bạn đã biết. Nghĩa thứ nhất của chữ "hoàng 黄" trong câu khai đề là chỉ cho con chim hạc vàng. Còn chữ "hoàng 黄" trong câu thừa đề là chỉ cho núi Hoàng Hạc Sơn 黄鶴山. Hai từ này tuy cùng mặt chữ, cách viết nhưng lại biệt lập, nhất không bị điệp, trùng ngữ nghĩa như các bạn đã hiểu và mặc định bao lâu.
Đến đây, chúng tôi một lần nữa xin tóm tắt bài viết lại cho dễ hiểu, dễ nhớ. Hai câu khai đề, thừa đề bài Đường luật Hoàng Hạc Lâu chúng tôi chỉnh sửa và dịch nghĩa như sau:
"Tích nhân bỉ thừa hoàng phi xứ,
Thử địa mông cư hoàng hạc lâu..."
迹亻彼乘黄飛處
此地蒙居黄鶴鏤
Dịch nghĩa:
Chuyện xưa kể rằng, có người tiên kia ngay tại vị trí lầu Hoàng Hạc đã cởi hạc quay về tiên giới xa xăm, thăm thẳm nào đó...
Tại vị trí phía tây này hiện vẫn còn lại lầu Hoàng Hạc nằm chơ vơ, lẻ loi một mình.
Dịch thơ:
"Tây lầu Hoàng Hạc nằm đây,
Người kia đã cởi hạc phi xứ nào?"
Đây là cách dịch đảo ngữ, đảo câu, và cũng có cách dịch giữ nguyên vị trí như sau:
"Người xưa cỡi hạc đi đâu?
Bỏ tây lầu hạc sầu âu đất này..."
Hoặc trong hai câu dịch của cụ Tản Đà nên lấy lại câu khai đề, thay câu thừa đề như sau:
"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Bỏ tây lầu hạc bể dâu bấy chầy..."
Bài viết xin dừng tại đây.
Chào các bạn.
Miền trung thương nhớ,
lúc 17h40 ngày 18 tháng 02 năm 2019
Bốn niệm xứ