Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1-NHỚ THIÊN THAI TỰ HAY NẮNG ẤM LÊN RỒI...

1-NHỚ THIÊN THAI TỰ
HAY NẮNG ẤM LÊN RỒI,
TÀN ĐÊM THỨC TRẮNG TÔI KỂ CHUYỆN XƯA...

Những ai đã từng đọc các bài viết khảo cứu, điều tra văn sử của chúng tôi lâu nay, chắc cũng đều biết truyện Kiều là câu chuyện được thi hào Nguyễn Du viết lại cho mối tình lỡ làng của mình với người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, về sau là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Có thể nói, hầu hết những ai khi đọc qua các bài viết mang tính giải thích những mật mã được thi hào ẩn, giấu, cài, nén trong những câu, chữ đặc biệt để nói, để thông báo về các sự việc gì đó của người này, người kia từ đầu đến cuối câu chuyện, gồm 3254 câu lục bát chữ Nôm thì đều công nhận những giải thích đó rất có lý, nghe được lắm.

 

Riêng bài viết này, chúng tôi muốn nói đến điểm rất quan trọng của câu chuyện nếu các bạn đã chấp nhận, truyện Kiều chính là Nguyễn Du viết cho sử Tây Sơn với các nhân vật trục, gồm Khiêm Trọng/Nguyễn Du, Thúy Kiều/Thu Mai, Thúy Vân/Hoàng Thị Thu Thủy, Văn Quang/Hoàng Quang, Mã quản binh, Từ Hải/Nguyễn Huệ, Hoạn Thư/Bùi Thị Nhạn, Tú Bà/Phạm Thị Doanh, Hồ Tôn Hiến/Nguyễn Nhạc, quan tổng đốc trọng thần/Trần Quang Diệu, vvv...

 

Vậy điểm quan trọng của bài viết này là gì, ngoài những nhân vật trục đã được Nguyễn Du mã hóa qua những tên tuổi, mặt mũi lạ hoắc, mà cứ tưởng đâu đó là những nhân vật hư cấu do Thanh Tâm Tài Nhân ở tuốt bên kia màn sương dựng diễn lên như thế?

 

Điểm đặc biệt đó là, ngày, tháng, năm mất của người trong mộng đầu đời, ngàn năm thương hoài một bóng hình ai của thư sinh Khiêm Trọng. Như đã nói, bài viết ngắn này chúng tôi chỉ nói ngày mất của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai, còn tháng và năm mất của Bà sẽ được nói trên một bài viết khác, với những câu mật mã kèm theo của câu chuyện. Xin mời các bạn bỏ chút đỉnh thì giờ vàng ngọc đọc xem thế nào, kiểm chứng lại chúng tôi giải nghĩa những mật mã như thế có gì chướng hoặc khiếm khuyết chỗ nào hay không.

 

Câu mật mã nói chính xác về ngày mất của Thúy Kiều Thu Mai được chính người trong cuộc cho biết cụ thể, rõ ràng nhưng vô cùng hóc hiểm, tài tình qua tám chữ thần thánh, bất khả tư nghị, quỷ khóc thần sầu như sau, câu 78:

 

𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢 𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢...

 

chớ không phải:

 

𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘢̂́𝘮 𝘮𝘢̣̆𝘤 𝘥𝘢̂̀𝘶 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢...

 

Ai từng đọc những bài giải nghĩa câu này chắc biết hết cả rồi, rằng trong hai câu thì câu nào đúng, câu nào sai, vô lý với những giải thích có lý kèm theo.

trang sách
Chữ nghĩa các bản Kiều hiện có mặt đều sai bậy đến thảm hại

Theo ẩn ý mật mã của tác giả, thì hai chữ "𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢" là tương đương với bộ nhất 1 nét. "𝙉𝙜𝙪̛̣ " nên hiểu những gì mà các bậc vua chúa thường hay sử dụng thì gọi là ngự, như ngự bút: chữ vua viết, ngự thiện: bữa ăn của vua; ngự giá: vua đi tham quan, thưởng ngoạn, ngự phòng: chỗ nghĩ của vua; ngự sắc; sắc lệnh của vua. Hoặc "𝙣𝙜𝙪̛̣ " còn là án ngự: chặn phía trước. Còn ở đây, trong câu 78, thì "𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 御頭" ngoài nghĩa là chắn, chặn ở trước đầu, thì ngự còn có nghĩa là ở bộ vị trên đầu, bên trên hết của sự việc. Nhưng cái gì, việc gì ở trên đầu, trên hết?

 

Xin thưa, đó chính là cái này, việc này đây. Các bạn hiểu ra chưa? Một bông hoa có cái nhụy là nằm ở trên hết, không phải sao? Sở dĩ nói như thế bởi trong câu bát 78 này có hai chữ "𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢" mà.

 

Như vậy, nhụy cũng tức là nhị, là chữ viết được trình bày thế này đây . Chữ nhị hay nhụy được ghép từ bộ nhất 4 nét với bộ nhất 1 nét là ra chữ nhị , tức cái nhụy hoa, "𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢", như ẩn ý mật mã tuyệt hay, độc đáo vô cùng, không chê vào đâu được của thi hào hãn hữu, lừng danh, có một không hai trong lịch sử văn học nhân loại, chớ chẳng phải chỉ là lịch sử nước Việt mà thôi đâu. Chúng tôi không nói quá bao giờ đâu thưa các bạn.

 

Để nói cho dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa câu bát 78 "𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢 𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢..." này như sau. "𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢..." tức là lấy bộ nhất 1 nét ngang đem chôn/vùi cạn/nông, tức nhét dưới chữ nhất 4 nét để ra chữ nhị là cái nhụy nằm trên hết của một bông hoa/cỏ hoa để ra bốn chữ "𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢...". "𝘏𝘰𝘢 , " có âm đọc là hóa. Hóa là sự biến hóa, như từ chữ này chỉ cần thêm nét, thêm chữ là sẽ hóa, biến ra ngay chữ khác, như chữ nhất 4 nét thêm một nét nhất , nói có văn có thơ như Nguyễn Du "𝘷𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢" là ngay đó sẽ hóa, biến ra chữ nhị ngay tức khắc chẳng hạn. Vì vậy, chữ "𝘩𝘰𝘢 ", "𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢" trong câu được Nguyễn Du sử dụng cũng ngầm để chỉ, nói, viết ra chữ hóa  mang tính biến hóa, thay đổi của chữ nghĩa đó thôi.

bông hoa
Xuyến chi, một loài hoa sớm nở, nhưng không chóng già đời hoa vẫn mặn mà...

Với cách viết mật mã tuyệt hay thế này, và với cách giải hết sức đơn giản, dễ hiểu như thế mà bất cứ ai ai khi đọc qua cũng đều biết ẩn ý của thi hào là muốn viết ra chữ nhị  5 nét của câu 78. Nhị ở đây chúng ta nên hiểu là số 2, số đếm, cũng tức là ngày Hai. Ngày Hai là ngày mà Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều ra đi. Nhưng căn cứ vào đâu để nói đây là ngày Hai, đồng ý cách giải thích vừa rồi của thi hào là để viết ra chữ nhị/nhụy 5 nét?

 

Muốn biết chúng tôi căn cứ vào đâu để nói, xác định chữ nhị 5 nét là ngày Hai. Thì đây, câu 79 tiếp theo Nguyễn Du đã cho biết quá rõ rồi còn gì:

 

𝘛𝘳𝘢̉𝘪 𝘣𝘢𝘰 𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯 𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀...

 

"𝘛𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯/mặt trăng" là khi mặt trăng khuất bóng cũng là lúc "𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀/mặt trời" xuất hiện. Rồi khi "mặt trời/𝘢́𝘤 𝘵𝘢̀" khuất bóng lại là lúc "mặt trăng/𝘵𝘩𝘰̉ 𝘭𝘢̣̆𝘯" hiện lên. Đây là chu kỳ -trái đất- xoay quanh của một ngày với sự xuất hiện của mặt trăng và mặt trời được Nguyễn Du diễn, nói quá hay, vô cùng độc đáo qua câu lục 79 "Trải bao thỏ lặn ác tà..." để bổ túc ý nghĩa, tức nói, chỉ, xác định thời gian ngày cho câu bát 78 "𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢 𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢..." chớ gì đâu. Phải không các bạn?

 

Tóm lại. Qua câu bát 78 "𝘝𝘶̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝙩𝙖̂́𝙢 𝙣𝙜𝙪̛̣ đ𝙖̂̀𝙪 𝘤𝘰̉ 𝘩𝘰𝘢..." chúng ta được biết Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, vợ thứ ba Hoàng đế Quang Trung ngày đó ra đi vào ngày Hai âm lịch. Tháng Bà mất chúng ta ai cũng đã biết cả rồi, là tháng Tám âm lịch, vì các dạng tài liệu, sách vở lịch sử có cho biết rõ như thế. Năm là năm Kỷ Mùi 1799. Chúng tôi tra trên trang mạng lịch âm dương vạn niên thì được biết lúc này, ngày Hai âm lịch là ngày 1 của tháng 09 dương lịch. Chúng tôi kèm theo bản lịch âm dương vạn niên để các bạn tiện theo dõi, và đối chiếu những gì từng được thi hào đất nước bật đèn xanh qua các câu mật mã, thông báo cho lich sử biết rõ ngày tháng năm ra đi của Hoàng hậu Thu Mai xem có chính xác hay không. Hay do chúng tôi nói mò, ngồi tại chỗ dùng óc tưởng tri diễn, nói ra hòng làm đảo lộn nhân tình thế thái, khiến rối ren não bộ hoặc sự hiểu biết của con người hôm nay đối với các vấn đề, câu chuyện mang tính mơ hồ, ma ma phật phật trong lịch sử xa xưa.

lịch vạn niện
Nhờ có lịch vạn niên thế này thì việc điều tra văn sử học rất cụ thể, chính xác

Qua bài viết này đồng thời chúng tôi cũng chỉnh lại một trong những chữ mình từng hiểu sai, viết sai của câu bát 78, chữ "𝘩𝘢̂̀𝘶", mà đó phải là "đ𝙖̂̀𝙪". Bởi nếu chỉ cần chỉnh sai một chữ mà chữ ấy thuộc những chữ của câu mang tính bóng gió, mật mã, theo ẩn ý tác giả, thì toàn bộ ngữ nghĩa thâm trầm ẩn giấu trong câu sẽ bị đảo lộn, biến mất hoàn toàn, khiến không còn đúng vào đâu được nữa. Sai một ly đi một dặm. Như chữ "đ𝙖̂̀𝙪 " với ý nghĩa là chỉ vào vị trí, bộ vị trên hết của một nhị/nhụy hoa, bông hoa vậy.

 

Tất cả những gì bí mật của lịch sử hậu bán kỷ 18 của câu chuyện tình sử chốn quan trường cùng những nhân vật có thật của thời kỳ này đều được thi hào đất nước đưa vào trong 3254 câu lục bát truyện Kiều với nhiều thủ thuật chiết tự chữ nghĩa đặc biệt, tuyệt hay, xin dập đầu bái phục cụ, chúng tôi gọi là những mật mã, văn học ngày nay gọi là tu từ. Có thể nói truyện Kiều là một bản nhạc với những ký âm tuyệt hay mà hơn 200 năm vèo trôi như giấc ngủ trưa nay mới có người khám phá, bèn nâng đàn buông bắt với những hợp âm cao thấp, khoan nhặt không chê vào đâu được. Có điều, sao chờ mãi không thấy một giọng ca nào hòa điệu cùng tiếng nhấn nhá, khoan nhặt, buông bắt khi bổng lúc trầm tuyệt hay để tiếng đàn mãi lạc loài, cô đơn, trôi đi trong vô vọng như thế...

 

𝘕𝘢̆́𝘯𝘨 𝘢̂́𝘮 𝘭𝘦̂𝘯 𝘳𝘰̂̀𝘪,
𝘵𝘢̀𝘯 đ𝘦̂𝘮 𝘵𝘩𝘶̛́𝘤 𝘵𝘳𝘢̆́𝘯𝘨 𝘵𝘰̂𝘪 𝘬𝘦̂̉ 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘹𝘶̛𝘢...
(13/10/2021)

 

2-NHỚ THIÊN THAI TỰ
HAY NẮNG ẤM LÊN RỒI,
TÀN ĐÊM THỨC TRẮNG TÔI KỂ CHUYỆN XƯA...

Bài viết 1-Nhớ Thiên Thai Tự hay nắng ấm lên rồi, tàn đêm thức trắng tôi kể chuyện xưa... chúng tôi có nói Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra đi vào ngày 1 tháng 09 dương lịch năm Kỷ Mùi 1799, thời điểm này nhằm ngày Mồng Hai tháng Tám Quý Dậu âm lịch năm Kỷ Mùi 1799. Nói chắc cứng như vậy là chúng tôi căn cứ, dựa vào truyện Kiều, câu 78 "Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa...". Đây là câu mật mã, dùng viết ra chữ nhị  5 nét, là ngày mất của Hoàng hậu. Đồng thời, câu này còn có nghĩa kép, được thi hào Nguyễn Du dùng chỉ nơi chôn giấu tấm bia là cái hầm ngầm dưới đất, bằng vôi mật, sâu 1m, có 4 cạnh, mỗi cạnh 1m, do chính vua đương triều Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu năm 1799. Sau này, vào năm Canh Thìn 1820, Nguyễn Du đã di dời tấm bia lịch sử, ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất Hoàng hậu tại cái hầm chôn giấu lần đầu như đã nói tại kiệt 51 Minh Mạng ngày nay mang đi chôn giấu lần hai, một nơi hết sức bí mật khác. Rồi mãi về sau, câu 78 mang tính mật mã, ám chỉ bí mật lịch sử, là nơi chôn giấu tấm bia lần đầu cùng ngày kép âm dương là chữ Nhị , báo tin ngày Hoàng hậu ra đi đã bị chỉnh sửa thành câu vô nghĩa, bậy bạ, khi đọc qua sẽ không một ai có thể hiểu được ý nghĩa của nó muốn nói gì trong đó: "Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa...".

tháp mộ
Phía trước Tháp mộ HH chôn lần hai là nơi Ng Du chôn giấu tấm bia lịch sử, gọi là "ngự đầu"

Để xác định cho sự thật này, rằng có phải Bắc cung Hoàng hậu ra đi đúng vào ngày 1 tháng 09 dương lịch, lúc này nhằm ngày Mồng Hai tháng Tám âm lịch hay không. Chúng ta cần phải liên hệ qua bài thơ Đường luật Vọng Thiên Thai Tự cũng của thi hào Nguyễn Du sáng tác, tác giả của hai tập truyện Kiều, một bằng thể chương hồi, chữ Hán, một bằng 3254 câu lục bát, chữ Nôm. Theo chúng tôi, đây là bài thơ tuyệt mệnh, tức bài thơ cuối cùng được sáng tác trước khi từ giã cõi trần mà thi hào để lại cho cuộc đời, cho lịch sử sau khi đã hoàn tất, làm những việc cần phải làm, như viết xong câu chuyện tình sử chốn quan trường 3254 câu lục bát truyện Kiều, song song là việc tiến hành di dời tấm bia ghi tên tuổi, năm sinh, năm mất Hoàng hậu do vua đương triều Cảnh Thịnh dựng lập cho Hoàng hậu năm 1799 tại ngôi mộ mà trong Kiều tả, nói là "Sè sè bát đất bên đường..." được Nguyễn Du cạy chôn giấu lần đầu tại kiệt 51 Minh Mạng đi chôn giấu lần hai tại một nơi bí mật khác. Nói, xác định cứng chắc như thế là do chúng tôi căn cứ vào bài thơ cuối cùng Vọng Thiên Thai Tự vậy.

trang sách

Nội dung bài luật Đường Vọng Thiên Thai Tự dã cho chúng tôi biết quá rõ những việc cần phải làm của Nguyễn Du đối với lịch sử, đối với người trong mộng đầu đời trong những ngày cuối cùng đời mình của năm Canh Thìn 1820. Nhưng bài thơ tuyệt mệnh, cuối cùng với nội dung ẩn chứa những bí mật trọng đại lịch sử như đã nói về sau đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu, từ câu đầu đến câu cuối. Rồi mãi về sau, các nhà dịch thơ cũng dựa từ các câu sai lệch, trật đường rầy này của Vọng Thiên Thai Tự để dịch ra bài thơ như chúng ta đã từng biết, đọc qua, hiện nằm trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 181-182. Ảnh kèm theo. Riêng chúng tôi để làm sáng tỏ lại những góc khuất lịch sử, nhất những bí mật trọng đại tại ngôi chùa Thiên Thai ở kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế, thì trước hết là cần phải ra tay chỉnh sửa lại những chữ sai lệch của bài thơ. Có như vậy thì sự thật lịch sử từng được thi hào ẩn giấu, cài, nén, trấn yểm trong bài thơ mới được hiển bày cụ thể, rõ ràng ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt mọi người. Bài viết này chúng tôi chỉ chỉnh, phục hồi hai câu cuối gọi là câu thứ : thứ tự, tầng lớp, của Vọng Thiên Thai Tự. Vì hai câu cuối này liên quan đến ngày, tháng và năm mất của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai, cả Nguyễn Du, tính gộp luôn cả vua Gia Long!

 

Hai câu thứ Vọng Thiên Thai Tự nằm trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trang 181-182, ghi là:

 

Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo,
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.

 

Dịch nghĩa:
Nhớ lại năm trước từng đến thăm đây,
Còn thấy treo quả chuông thời Cảnh Hưng.

 

Dịch thơ:
Chuông cũ Cảnh Hưng treo vẫn đó,
Nhớ hồi năm trước đã lên chơi.
(Phạm Khắc Khoan và Lê thước dịch)

trang sách

Còn đây là hai câu chỉnh lại của chúng tôi. Nhưng xin nói trước, việc chỉnh sửa, phục hồi những câu chữ sai lệch, bậy bạ của những bài thơ mang tính ẩn giấu những bí mật lịch sử trọng đại đất nước, dân tộc là sở trường, khả năng đặc biệt của chúng tôi. Những ai từng đọc các bài chỉnh sửa, phục hồi chữ nghĩa dạng này lâu nay của chúng tôi cũng đã hiểu rồi. Chúng ta đi vào trọng tâm câu chuyện. Hai câu thứ chỉnh sửa, phục hồi như sau:

 

Kỷ bát niên tiền tằng nhất cáo,
Cảnh Hưng kim cổ hựu thời chung.

 

Hai câu này có 6 chữ bị chỉnh sửa, sai bậy, chúng tôi đã sửa lại bằng các chữ in đậm, các bạn đã đọc. Sau đây là phần giải thích những chữ đã được chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản, cho lịch sử.

 

"Kỷ " là can Kỷ , là năm Kỷ Mùi 己未 1799.
"Bát " là tám, là tháng Tám Quý Dậu (dương lịch là tháng 9) năm Kỷ Mùi 己未 1799.
"Niên " là năm.
"Tiền " là trước.
"Tằng " là từng: từng đi đây, đi đó, mưa nắng, sương gió, đói no đã trải qua nhiều. Hay tằng là dùng để chỉ cho sự việc mang tính gấp lên, thêm lên: hai lần chồng lên nhau, như nhà hai tầng gọi là tằng lâu: gác hai từng. Nói chung tằng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất tằng cũng đọc là từng, là một phụ/phó từ, dùng diễn ý chỉ thì quá khứ, với những trải kinh nghiệm, dấn thân, đi qua, như câu: tôi đã từng đến đó một đôi lần. Hai tằng là ám chỉ hai sự việc trùng lặp, và chồng chập, gấp lên nhau, như nhà hai tầng vậy.
"Nhất " là một, số đứng đầu số đếm.
"Cáo " là thông báo, là nói cho mọi người hay cho lịch sử biết tình hình hiện tại của sự việc, hay tình trạng của chủ thể câu chuyện đã đang xảy ra vụ việc gì đó.
***

"Cảnh Hưng" là niên hiệu của vua Cảnh Thịnh sau khi đăng đàn, thế ngôi vua cha vào năm Quý Sửu 1793. Rồi đến khi Nguyễn Ánh tấn công vào kinh đô Phú Xuân từ tháng 5 năm 1801, vua Cảnh Thịnh kéo quan quân bỏ Phú Xuân, chạy ra Nghệ An, rồi Bắc Hà, trú đóng tại điện Kính Thiên của nhà Lê. Từ đây, chả biết ma đưa lối quỹ dẫn đường thế nào, Cảnh Thịnh bỏ niên hiệu cũ, lấy niên hiệu mới là Bảo Hưng. Chớ hai chữ "Cảnh Hưng" của câu thứ thứ hai Vọng Thiên Thai Tự không phải là dùng để chỉ cho niên hiệu của vua Lê Hiển Tông như các nhà dịch thơ, nghiên cứu văn thơ Nguyễn Du nhầm lẫn, mặc định như thế bao lâu nay. "Cảnh Hưng" ở đây, trong Vọng Thiên Thai Tự là nhập từ hai chữ, hai niên hiệu cũ mới Cảnh Thịnh và Bảo Hưng mà ra.
"Kim " là nay, hiện nay.
"Cổ " là xưa, cũ, chuyện cũ, chuyện xưa, nhắc lại làm gì.
"Hựu" là lại, quan lại, là cán bộ làm việc triều dình thời phong kiến. Lại hựu cũng đọc là cùng, cũng, vừa, như tôi với nó cùng làm một cơ quan, cùng sinh một ngày, và vừa làm vừa ăn. Hựu còn đọc là hữu.
"Thời " là thời gian năm tháng. Thời cũng đọc là thì. Đều ám chỉ cho thời gian năm tháng cả.
"Chung " là hết, là sự việc, câu chuyện đã đến hồi chung cuộc: đoạn cuối. Chung còn là sau, việc sau, đối với thủy là đầu, việc trước, thường được gọi là chung thủy 終始: trước sau.

 

Hai câu thứ chỉnh lại ở trên chúng tôi dịch nghĩa như sau:

 

I-Kỷ bát niên tiền tằng nhất cáo:
1-Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra đi ngày 1 (nhất ) tháng 09 (bát nhập nhất = 9) dương lịch, nhằm ngày Mồng Hai (nhất tằng nhất  = hai) tháng Tám (bát ) âm lịch năm (niên ) Kỷ Mùi (kỷ ) 1799.
2-Nguyễn Du cho biết (cáo ) mình sẽ ra đi vào ngày 16 (bát tằng bát = 16) tháng 09 (bát nhập nhất = 9) dương lịch, nhằm ngày Mồng Mười tháng Tám (bát ) âm lịch, của năm Canh Thìn 1820.
3-Nguyễn Du còn cho biết (cáo ), trước đó, vào ngày 19 ( nhất , bát nhập nhất = 19) tháng Mười Hai (nhất , nhất tằng nhất 一 = 12) năm Kỷ Mão 1819 vua Gia Long đã ra đi. "Cáo " còn đọc, còn có nghĩa là cao . Cao cũng có nghĩa là Can. Can đọc là gian . Gian là tà . Tà còn có nghĩa là gia. Gia là Gia Long. Cao còn là một chữ trong 23 chữ thụy hiệu của vua Gia Long, "Khai thiên hoằng đạo lập kỷ thùy thống thần văn thánh võ Tuấn đức long công chí nhân đại hiếu Cao hoàng đế". Chưa nói "Kỷ", "kỷ bát", cũng còn là chữ nằm trong thụy hiệu vua Gia Long nữa.

 

II-Cảnh Hưng kim cổ hựu thời chung:
1-Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đã ra đi từ trước đó (cổ ), năm Kỷ Mùi 1799, thời vua Cảnh Thịnh (Cảnh) cai trị nhân dân.
2-Qua thời Bảo Hưng (Hưng), thời Gia Long cai trị đất nước (kim ), tác giả Vọng Thiên Thai Tự và vua Gia Long kẻ trước (cổ ) người sau (kim ) cùng (hựu ) ra đi trong năm (thời ) Kỷ Mão/Canh Thìn 1819/1820. Hựu /cùng, cũng. Thời /ngày tháng năm. Chung /hết, sau.

 

Với những gì được giải thích ở trên của hai câu thứ Vọng Thiên Thai Tự, bài thơ tuyệt mệnh, đã qua chỉnh sửa, phục hồi của chúng tôi, thì trong hai câu này thi hào Nguyễn Du đã cho lịch sử biết rõ ngày tháng năm ra đi của các nhân vật lịch sử chính xác là khi nào, trước là của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai vào năm Kỷ Mùi 1799, thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn còn cai trị nhân dân tại kinh đô Phú Xuân do vua cha khổ công dựng lập, để lại. Sau là sự ra đi của vua Gia Long vào ngày 03 tháng 02 năm Canh Thìn 1820, nhằm ngày 19 tháng Mười Hai năm Kỷ Mão 1819. Người mà Nguyễn Du đã đang cúc cung, tận tụy phục vụ, làm việc, y giáo phụng hành với thời gian rất dài lâu, kể từ năm 1802. Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là sự ra đi cho biết trước ngày giờ của người sau cùng: tác giả Vọng Thiên Thai Tự. Nguyễn Du. Như vậy, với cái chết đã được suy tính mọi lẽ từ trước đó, như hai câu cuối bài thơ cho biết, thì Nguyễn Du đã từng âm thầm quyết định, chọn lựa cho mình ngày tháng ra đi, trong đó thi hào lấy tháng 9 dương lịch để cho trùng với tháng ra đi của người trong mộng đầu đời, mà văn học Việt Nam thường gọi, mặc định cứng ngắc là cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ đã ai quên. Chúng ta cũng nên hiểu cho chỗ khó phân giải này. Ngày giờ ra đi của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai thì chúng tôi dựa, căn cứ vào truyện Kiều với những giải thích của bài Nhớ Thiên Thai Tự 1. Chưa nói, trong Ngô Gia Văn Phái còn có bài của danh sĩ Ngô Thì Nhậm cũng nói rất rõ về giờ ra đi của Hoàng hậu. Hiện chúng tôi chưa viết xong bài nói về ngày tháng năm ra đi của Hoàng hậu Thu Mai nằm trong truyện Kiều, ở đoạn khác, không phải là câu 78 "Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa..." như các bạn đã đọc phần giải thích trong bài Nhớ Thiên Thai Tự 1. Riêng tháng và năm ra đi của Hoàng hậu thì trong các tài liệu, sách sử từng công bố công khai rộng rãi xưa nay, những ai từng đọc sử Tây Sơn cũng đã nắm bắt khá rõ. Đó là tháng 9 năm Kỷ Mùi 1799.

lịch vạn niên
Ô màu vàng là ngày âm/dương ra đi của vua Gia Long năm 1819/1820

Còn cái chết, ngày tháng năm ra đi của vua Gia Long và thi hào Nguyễn Du thì chúng tôi phải dựa vào công bố của lịch sử, trong sách vở, tài liệu, ở đây là các trang mạng mà chỉ cần ngồi tại chỗ nhắp vào bàn phím máy tính là màn hình hiện ra đầy đủ mọi chi tiết của sự việc, câu chuyện. Xong, chúng tôi chắp nối, liên hệ với những diễn giải trong các câu, chữ chỉnh lại để lấy ra thông số, xác xuất chính xác ngày tháng năm ra đi của các nhân vật được Nguyễn Du đề cập, nói trong trong thơ. Chớ nếu không dựa vào công bố công khai này về ngày tháng năm ra đi của các nhân vật lịch sử nói trên thì chúng tôi không thể tính và tìm ra được ngày tháng năm ra đi chính xác của họ như các bạn đã đọc. Mà như đã nói chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu, giải thích và biết chính xác ngày tháng năm ra đi của Bắc cung Hoàng hậu do dựa vào những gì Nguyễn Du ẩn giấu, cài nén trong các câu Kiều mang tính mật mã. Hơn nữa, xin nói rõ chỗ này, ngày xưa Nguyễn Du cũng dư biết sau khi mình ra đi, cả sự ra đi của vua Gia Long trước đó, thì bộ môn ghi chép sử triều đình ngày đó đều có ghi chép lại đầy đủ, cụ thể cả.

lịch vạn niên
Ô màu vàng là ngày âm/dương ra đi của thi hào đất nước 

Tóm lại. Sau khi đã tính toán, suy nghĩ cạn lẽ, quyết định ngày giờ, sự ra đi của mình xong xuôi, thì Nguyễn Du bấy giờ mới đặt bút sáng tác bài thơ cuối cùng Vọng Thiên Thai Tự, chúng tôi gọi là tuyệt mệnh, để thông báo những gì cần phải thông báo, nói rõ cho lịch sử biết rõ sự tình trong tám câu 56 chữ mọi nguồn cơn tâm sự cần phải giãi bày. Xong, Nguyễn Du tìm đến sông Tiền Đường 前堂, ngay vị trí mà người xưa đã trầm mình tuẫn tiết, tự vận sau khi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp sau khi đã cùng đám loạn tướng phục kích, ám hại được chồng của nàng là tướng giặc Từ Hải, tức vua Quang Trung với cái chết đứng hùng dũng, hiên ngang chưa hề có tiền lệ trong lịch sử ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm 1792. Và Nguyễn Du đã nhảy xuống ngay tại đấy với cú nhảy gọi là "tái vị trường": đau khổ nối đau khổ, tuyệt vọng nối tuyệt vọng của những người trong "hội đoạn trường" như Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích đã cho biết cụ thể, chi tiết, rõ ràng về hai cái chết, một trước một sau trong bài luật Đường "Thi Vân", lời giới thiệu tập truyện, cho tròn ước nguyện với người xưa:

 

Bán thế yêm hoa tái vị trường...

 

chớ không phải:

 

Bán thế yên hoa trái vị thường...

 

như ghi chép trong bản Kiều cổ nhất 1866 được nhà học giả Nguyễn Quảng Tuân sưu tầm và khảo dị, chú thích, rồi cho in ấn, xuất bản năm 2013 từ NXB Thời Đại.

 

Những giải thích các bạn vừa đọc qua là từ những chỉnh sửa, phục hồi câu, chữ hai câu thứ sai bậy, tào lao, vô nghĩa do đã bị cố ý chỉnh sửa, thủ tiêu sự thật, có thể của triều Nguyễn hay của một ai đó mãi về sau của bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự cho đúng với nguyên bản gốc của Nguyễn Du, đúng với sự thật của hiện trường câu chuyện lịch sử. Những gì từng được người trong cuộc, là chứng nhân của lịch sử, người đương thời nói, viết ra là không sai gì cả, vì đó là những sự thật đã từng xảy ra của thời đó. Chỉ mãi về sau, khi văn bản gốc được phát tán, ban hành, chia năm xẻ bảy công khai ra xã hội thì nó liền bị chỉnh sửa theo chủ ý cá nhân, gia đình, dòng họ và của cả các tổ chức thuộc phạm vi chính trị nhà nước hiện hành. Và, theo đó, sự thật tất nhiên từ đó đã bị tẩy xóa hoàn toàn, không còn gì. Vào lúc này, mãi về sau, với những gì ghi chép trong văn bản còn rơi rớt, sót lại, thì người ta cũng chỉ có thể hiểu và xử lý bài thơ qua những câu, chữ chắp vá, lõm bõm, mập mờ những đúng, sai nhập nhằng, trộn lộn của mớ chữ nghĩa bòng bong, rối rắm, không đầu không đuôi như thế.

 

Chúng tôi cũng nhờ dựa vào bài thơ tuyệt mệnh Vọng Thiên Thai Tự này đây, cả bài Đường luật Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ cuối cùng Khâm vãn Đan Dương Lăng của Ngô Thì Nhậm để từ đó mới có điều kiện cụ thể để đi đến xác định 100/100 rằng ngôi chùa Thiên Thai là nơi chứa đựng một trời bí mật lịch sử mà không một ai có thể bắt bẻ, phủ nhận cho nổi cách nào. Đơn cử như hai câu thứ  Vọng Thiên Thai Tự đã qua chỉnh sửa, phục hồi là một chứng minh hùng hồn nhất vậy. Qua hai câu chỉnh sửa, phục hồi này, cùng với qua giải thích câu Kiều 78 "Vùi nông một tấm ngự đầu cỏ hoa..." cũng của Nguyễn Du chúng tôi một lần nữa khẳng định. Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ra đi vào ngày 1 tháng 09 dương lịch năm Kỷ Mùi 1799. Lúc này nhằm ngày Mồng Hai tháng Tám Quý Dậu. Ảnh lịch vạn niên âm dương lấy trên trang mạng đã cho chúng ta biết khá rõ những gì được Nguyễn Du ẩn giấu khéo léo, tinh tế trong bài thơ tuyệt mệnh khi xưa rồi vậy.

 

Còn có ai thắc mắc mắc, sao lại ngang nhiên, tự do, mang nhập các chữ trong hai câu thứ để tính ra ngày, tháng, năm mất của các nhân vật lịch sử như thế? Hỏi như vậy rất đúng, rất hay đấy. Và đây là câu trả lời. Một bài Đường luật được kết cấu, xây dựng từ bốn nguyên tắc bất di dịch là Nhập /Thượng /Bình /Thứ .  Nhập gồm hai câu khai đề, thừa đề. Thượng nói cho đủ là thượng hạ 上下. Hai câu thượng, cũng là thực, như vậy là phải có trách nhiệm, bổn phận của mình, của nó là phải chỉ ra được hai vị trí, hai địa điểm: trên và dưới. Ví dụ, hai câu thượng của bài Đường luật Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan chẳng hạn. Hai câu đúng nguyên bản gốc phải là "Lom khom dưới suối rình vài chú, Thấp thoáng trên dông hiện chóp nhà". Câu thực thượng (hạ) ở trên là dùng để viết ra bộ mịch . Còn câu thực hạ (thượng) ở dưới là để viết ra bộ chủ nằm trên bộ mịch . Hai câu này nhập lại là mật mã chữ Miên . Miên  là tên húy của vua Thiệu Trị Miên Tông. Khi viết hai câu thực thượng này, Bà Huyện cho lịch sử biết đây là năm đầu tiên bà vào Đàng Trong làm việc cho triều Nguyễn, vào một chiều muộn, hoàng hôn sắp khuất sau đồi, Bà nghĩ đêm tại Hoành Sơn Quan, đời vua Thiệu Trị, năm 1841. Về sau, hai câu này, cả mấy câu còn lại của Qua đèo Ngang, đã bị ai đó chỉnh sửa sai be bét, nháo nhào với những hiểu biết trật đường rầy, ngoài lề, đẩy sự thật đi ngút ngàn, thăm thẳm bởi mớ chứ nghĩa tào lao, bậy bạ, chả giống con giáp nào cả trong 12 con giáp: 

 

"Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà".

 

Hỡi ôi! Văn với chả thơ. Chữ nghĩa trật đường rầy thế này mà đem ra dạy cho học sinh học tập là thế nào?

 

Bình là hàng ngang, ở đây, hai câu bình -luận- là phải chỉ ra, hay phải chỉ cho người ta biết hai vị trí trái phải của câu chuyện, sự việc cần muốn nói, muốn bày tỏ. Hai câu thứ là thứ lớp có trật tự, logic và rất vững chắc của một bài Đường luật, đồng thời dùng chỉ cho hai vị trí trước và sau, hay chung và thủy: đầu và cuối. Chữ nhập của hai câu nhập còn có ý, trong tám câu, thì đều có quyền nhập, gom các chữ lại để lấy ra nghĩa, ý gì đó mà tác giả ẩn giấu, cài, nén, trấn yểm trong 8 câu 56 chữ nếu đây là bài thơ dạng mật mã, dùng nói bóng gió những vấn đề, câu chuyện bí mật lịch sử, thâm cung bí sử, tình sử gì đó, vvv...

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
(16/10/2021)    

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang