Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

QUA ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG BẤT CẬP RẤT KHÓ CHẤP NHẬN

QUA ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG BẤT CẬP RẤT KHÓ CHẤP NHẬN
Văn học Việt Nam có rất nhiều những cái sai, như sai về ngữ pháp và cách đánh dấu. Điển hình là những ví dụ cụ thể sau đây.

 

Ai cũng biết chữ "ngã" được dùng để chỉ vào tình trạng của vật thể nào đó như con người, trụ cờ, cây cối, xe cộ khi đã bị nghiêng, ngã, lệch hẳn về một bên, không còn ở vị trí đứng thẳng, thăng bằng như ban đầu. Vì vậy, để chỉ cho tình trạng nghiêng, lệch, mất thăng bằng này thì từ, chữ được chọn là chữ nga với dấu ngã chứ không phải dấu hỏi.

 

Nhưng trong truyện Kiều, câu 51-114 lại ghi: "Tà tà bóng ngả về tây...", và "Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa...". "Bóng ngả về tây" tức là mặt trời lúc bấy giờ không còn đứng ở vị trí chính giữa, dân gian gọi là mặt trời đứng bóng. Thời điểm này đúng 12h trưa. Như vậy, khi mặt trời không còn ở vị trí đứng bóng, tức lúc bấy giờ nó đã lệch, nghiêng qua một bên, một phía thì tình trạng này phải được thể hiện bằng chữ nga với dấu ngã như đã nói. Còn nếu viết chữ nga rồi đánh dấu hỏi là sai hoàn toàn! Vô nghĩa!

 

Các bạn có đồng ý với quan điểm, phát hiện của chúng tôi hay không?

hoành sơn quan
Hoành sơn quan do ai xây dựng?

Tiếp theo là chữ đổ. Chữ này được thể hiện để chỉ cho hiện trạng lúc những chiếc lá rời cành, rơi tự do trong không gian. Có câu nhạc viết: "Từng chiếc lá cuốn gió, rơi vào lòng đêm thâu...". Cái sai của chữ đổ này là chỗ này đây. Nếu khi một chiếc lá rời cành, rơi tự do trong khoảng không thì lúc đó phải gọi, phải viết là lá rơi, đúng như ca từ ở trên. Chỉ khi nào chiếc lá đó không còn rơi, đã nằm hẳn xuống mặt đất hay ở trên mái nhà, thềm nhà thì mới được gọi là lá... đỗ. Chữ đô đánh dấu ngã chớ không phải đánh dấu hỏi! Đánh dấu hỏi là sai!

 

Đoạn này chúng tôi đưa ra ví dụ. Khi một chiếc xe, chiếc thuyền đang chạy, đang di động trên đường, trên mặt nước thì tất nhiên. Chiếc xe, chiếc thuyền ấy phải được gọi, được viết là đang hoạt động hay đang chèo, đang chạy, tức đang di động. Chỉ khi nào chiếc xe, chiếc thuyền ấy dừng, đứng hẳn lại một chỗ thì để chỉ cho hiện trạng này người ta sẽ dùng hay sẽ viết chữ đỗ. Tuy khác mặt chữ nhưng đỗ cùng nghĩa với chữ đậu. Nói rộng hơn cho trường hợp này để cho bạn dễ hiểu, dễ nhớ là một ví dụ nữa sau đây.

 

Như một học sinh đang còn học ở cấp 3 thì không ai nói học sinh này đã đậu, tức đỗ vào đại học. Chỉ khi nào học sinh này đã thi đậu đại học thì người ta mới gọi, mới sử dụng từ đỗ đại học để chỉ cho hiện trạng này. Đỗ đại học cũng tức là đang ngồi học các chương trình của lớp đại học.


Hoành sơn quan ngày nay

Như thế, bạn có thấy cụm từ Lá đổ muôn chiều đã được viết sai, hiểu sai. Mà phải nói, phải viết là Lá rơi muôn chiều. Lá rơi là khi chiếc lá đang còn rơi tự do trong khoảng không. Khi chiếc lá đã nằm hẳn xuống một vị trí nào đó, như mặt sân thì gọi là lá đỗ, tức lá đỗ muôn chiều. Chữ đỗ này là dấu ngã, không phải dấu hỏi. Xin bạn lưu ý cho chỗ này. Bởi đỗ là hiện trạng như đã nói ở trên là khi chiếc lá đã ở hay nằm hẳn vào một nơi chốn nào đó. Tức nó đang ở trong tình trạng không hoạt động!

 

Vậy bạn có thấy ngữ pháp tiếng Việt khi sử dụng những từ ngữ mà chúng tôi đưa ra là sai hoàn toàn hay không?

 

Sau đây là trường hợp nữa.

 

Bạn còn nhớ hai câu thực của bài thơ Đường luật Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hay không?

 

Hai câu ấy như sau:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

 

"Lom khom" ở đây là động từ. Nhưng "Lác đác" không phải là động từ, mà "Lác đác" là tĩnh từ. Động từ đem đối với tĩnh từ là sai với nguyên tắc, quy luật của thể thơ Đường luật.

 

"Lom khom" bạn phải hiểu ra là từ, chữ dùng để chỉ cho trường hợp người nông dân khi đang cấy lúa hay đang làm cỏ lúa. Lúc ấy thân thể người này đang di động, chồm người qua lại hai bên trái phải để cấy từng cây mạ hay nhổ từng cọng cỏ trên mặt ruộng. Hiện trạng này là động từ, không phải tĩnh từ. Nhưng trong tất cả những quyển từ điển tiếng Việt cũ mới, kể cả trên mạng mà chúng tôi lục xem đều xác định "Lom khom" là tĩnh từ, không phải động từ?

 

Tình trạng "Lom khom" cũng giống như hai từ láy "Liêu xiêu" vậy. "Liêu xiêu" là hiện trạng một người say rượu đang đi đứng ngã bên này, nghiêng bên kia, không còn làm chủ được tâm ý và thân thể. Từ "Liêu xiêu" này được bộ môn ngôn ngữ học Bắc Nam định nghĩa là động từ thiết nghĩ rất đúng. Nhưng hai từ láy "Lom khom" sao lại cho là tĩnh từ?

 

Còn "Lác đác" bạn phải nên hiểu cũng có nghĩa là rải rác. Như chỗ này, chỗ kia là vài chiếc lá vàng đang nằm phơi mình trong nắng mới. Hay vài căn nhà nằm rải rác bên bờ sông. Từ, chữ này vì vậy là tĩnh từ, bởi nó dùng để chỉ cho tình trạng bất động của vật thể.

 

"Lom khom" và "Lác đác" hai câu thực trong bài thơ cổ Qua Đèo Ngang là hai từ ngữ đã bị sự buộc trói, cột chặt của những nhà làm văn học để cho có cái nói, có việc làm đối với thầy cô giáo và học sinh các cấp trong văn học nhà trường. Chớ thật ra hai từ ngữ đối lập này là rất vô lý, sai hoàn toàn, nó không còn đúng với văn bản gốc của Bà Huyện. Một nhà thơ rất thông minh và hóm hỉnh, đáo để, khác thường đến một cách.


Hoành sơn quan là di tích lịch sử quan trọng nhưng bị bỏ hoang phế thế này đây? Ai chịu trách nhiệm?

Bạn có biết. Để xác định, biết được những đúng sai văn thơ dạng này như thế nào, chúng tôi đã phải thân chinh, cơm đùm cơm dở lặn lội ra tại Hoành Sơn Quan ba lần vào năm 2017. Nhưng không phải chờ đến khi cất công lặn lội ra tận con đèo lịch sử này rồi thì chúng tôi mới biết được những đúng sai, có không của bài thơ. Mà chúng tôi đã biết từ trước đó, vào giữa năm 2016 khi đang ở chùa Minh Châu, ngay dốc Châu Khê, thuộc huyện Măng Giang-Gia Lai. Chùa do Đại đức Thích Trí Thức trụ trì. Hồi đó chúng tôi có viết -trích lại- một bài rất ngắn, chỉnh những chữ sai và giải thích bài thơ này mang lên báo Gia Lai gởi đăng. Nhưng rất tiếc phó tổng biên tập báo Gia Lai Huỳnh Kiên lại đổi ý, không cho đăng, mặc dù Huỳnh Kiên trước đó khi nghe nói chuyện thấy có lý liền hồ hỡi khẩn khoản chúng tôi, sư viết đi, tôi sẽ cho lên báo.

 

Bản viết tay ấy Huỳnh Kiên còn lưu trong tủ sách tại phòng làm việc. Bài viết ấy chúng tôi viết chưa hết ý do quá ngắn để phù hợp với khổ trình bày trên báo.


Hoành sơn quan vẫn hiên ngang, hùng dũng qua bao niên kỷ thăng trầm, vinh nhục cùng non sông, đất nước.

Nói đến bài thơ Qua Đèo Ngang này làm chúng tôi nhớ lại chuyện xưa. Đó là thời điểm những năm 90 khi xe Bắc Nam ra vô còn chạy đường đèo. Ngồi trên xe khi đang lên đỉnh đèo bất chợt lúc ấy chúng tôi thầm nghĩ. Có thể một ngày nào đó mình sẽ lên vùng núi này để thử xem khung cảnh ở đây ra sao mà Bà Huyện lại đưa vào bài thơ hay như vậy.

 

Không ngờ niệm tác ý nhỏ nhoi, bâng quơ cách biệt 27 năm hôm nay lại thành hiện thực. Cho nên ở đời cái gì cũng có thể xảy ra. Chỉ xin bạn đừng xem thường mọi người và sự việc. Nhân quả là điều vô cùng huyền diệu.

 

Những trường hợp nêu ở trên bạn có thấy đây là những cái mập mờ không tưởng trong bộ môn văn học, ngữ pháp của hai miền Bắc Nam và văn học nhà trường xưa nay hay không?

 

Lời thật, thẳng bao giờ cũng khó nghe hơn lời gian dối. Bạn chọn lời nào là tùy bạn.

 

Công nhận điểm yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ.

 

Chào các bạn

 

Tuy Phước, lúc 21h52 ngày 04 tháng 01 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang