Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NHỮNG VIÊN NGỌC LẤP LÁNH TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

NHỮNG VIÊN NGỌC LẤP LÁNH
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Một mai kia, ở bên khe nước ngọc,
Với sao sương, anh nằm chết như trăng.
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc,
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm…
(Duyên kỳ ngộ-Hàn mặc tử)

 

Bình luận người thứ bảy
Câu thứ nhất được Hàn mặc tử dùng viết ra chữ Ngọc . Ngọc gồm chữ vương 4 nét và bộ chủ 1 nét, bên phải, nằm lọt trong kẽ, khe của hai nét ngang dưới cùng, nên Hàn mặc tử mới nói là "bên khe nước ngọc". Sở dĩ nói như thế bởi chữ -bộ- chủ có nghĩa phàm cái gì, việc gì cần thiết, quan trọng hoặc sự gì cần biết, nên chăng, để có sự phân biệt rõ ràng, cụ thể giữa ta với người thì lúc ấy đánh dấu chủ để cho mọi người biết mà phân biệt. Như vậy, với chữ chủ một nét là Hàn mặc tử dùng ám chỉ cho mình qua mấy chữ "bên khe nước ngọc" tiếp liền câu sau với mấy chữ "anh nằm chết như trăng". Chữ chủ hình giống như vầng trăng khuyết là tượng trưng, biểu hiện, ẩn dụ của mấy chữ "anh nằm chết như trăng". Còn phía bên kia, khe ngược lại, đối diện chữ chủ là bộ phiệt丿, hình giống dấu sắc. Phiệt  có nghĩa là nhân vật, gia đình hoặc tổ chức, nhóm người có thế lực và giàu có, phiệt ở đây được Hàn mặc tử dùng ám chỉ dòng tộc giàu có, hoặc người nào đó là con nhà thế phiệt trâm anh. Phiệt thêm nghĩa là cửa bên trái, là ngưỡng cửa của một căn nhà nào đó của người nào đó. Cửa bên trái là ám chỉ cho khe đối diện, nơi bộ phiệt 丿1 nét đang nằm, còn khe bên phải là nơi nằm của chữ chủ , là tư thế nằm chết của Hàn mặc tử, đây nói theo văn thơ, câu chữ. Như thế, Hàn mặc tử được trưng cho mảnh trăng khuyết, là chữ chủ một nét như đã nói, còn chữ phiệt 丿bên khe đối diện là tượng trưng cho ngôi "sao" đúng như câu chữ ẩn dụ, dạng tu từ của câu.

 

Câu thứ ba "Không có nàng tiên mô đến khóc" là tu từ ẩn dụ dùng để viết ra chữ nhân . Mang ghép các chữ dạng tu từ ẩn dụ như đã nói, đã giải lại, chúng ta sẽ có ra chữ Kim thế này. "Nàng" hay "nàng tiên" là tu từ, mật mã chữ nhân . Đồng thời, "tiên " có nghĩa là trước, đối với hậu là sau, lại tiên cũng là trên, như ông bà, tổ tiên là những người đi trước, ở trên con cháu.

 

Tóm lại. Bốn câu thơ trích trong bài Duyên kỳ ngộ được Hàn mặc tử sử dụng để viết ra chữ Kim  này đây, là tên lót của bà Hoàng Thị Kim Cúc 黃氏金菊, là một trong những người yêu, có thể là người yêu đầu đời của Hàn thi sĩ, mà ai ai cũng đã biết hết rồi về những bóng hồng từng đi thoáng qua cuộc đời nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. 

 

Nói thêm đoạn.
Như đã nói, khi viết ra câu thơ "Không có nàng tiên mô đến khóc" là Hàn mặc tử muốn ám chỉ cho chữ nhân -tiên trước/trên- nằm trên chữ ngọc 5 nét. Riêng mấy chữ "Với sao sương..." là ẩn dụ cho chữ phiệt 丿nằm đối diện chữ chủ mang tính xa mờ, có thể nói vô nghĩa, bởi chữ ngọc 5 nét nếu đem ghép với chữ phiệt 丿, nét phẩy bên trái sẽ chưa cho ra chữ, ra nghĩa gì cả. Mà nó cần phải ghép với chữ nhân nằm ở trên đầu thì lúc đó mới ra chữ Kim , là tên lót của bà Kim Cúc 金菊, người yêu đầu đời của Hàn thi sĩ.

 

Nếu các thầy cô giáo nào sau khi đọc được lời giải này với đoạn thơ trích thì họ sẽ nắm được ý nghĩa của bốn câu thơ mang tính ẩn dụ, tu từ, và tất nhiên, họ cũng sẽ theo đó triển khai, nói rộng hơn nữa cho học sinh của mình hiểu cặn kẽ những sự việc mà Hàn mặc tử muốn nói gì trong bốn câu thơ trích trên.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang