Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

KHÍ THIÊNG KHI ĐÃ VỀ THẦN

KHÍ THIÊNG KHI ĐÃ VỀ THẦN...
Câu Kiều 2519 là một câu mật mã được Nguyễn Du bật đèn xanh cho lịch sử biết rõ Kỳ Hải, tức Hoàng Đế Quang Trung mất vào giờ Thìn. Giờ Thìn là từ 7h đến 9h sáng. Trong tiếng Hán thần có nghĩa là Thìn. Giờ Thìn là từ 7h đến 9h sáng như đã nói.

Riêng câu 2517 cho biết Hoàng Đế Quang Trung mất vào năm Nhâm Tý 1792. Quang Trung mất năm Nhâm Tý 1792 thì lịch sử có ghi rõ và ai ai cũng biết cả rồi. Nhưng riêng chúng tôi thì căn cứ, dựa vào truyện Kiều thì mới bảo đảm và chắc ăn. Câu: "Tử sinh liều giữa trận tiền..." bạn phải hiểu tử trong tiếng Hán có âm là tý. Tý là ám chỉ Nhâm Tý. Còn tiền là trước, và trước cũng là trên, là đầu. Như vậy, Tý là chi đi đầu, đi trước trong 12 chi. Câu "Tử sinh liều giữa trận tiền..." là ám chỉ Hoàng Đế Quang Trung mất năm Nhâm Tý 1792.

Chúng ta đã biết, nói khác đi đã được Nguyễn Du cho biết giờ và năm mất của Hoàng Đế Quang Trung rồi. Vậy tại sao Nguyễn Du không cho biết Quang Trung ra đi vào tháng mấy? 

Nguyễn Du cũng có cho lịch sử biết rõ Quang Trung ra đi vào tháng nào nhưng do các bạn lơ đễnh, không chịu chú ý đấy thôi. Đây là câu xác định Quang Trung ra đi vào tháng mấy. Câu 2514: "Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ..." chính là câu Nguyễn Du ám chỉ cho số 7. Số 7 ở đây là tháng 7. Nhưng là tháng 7 âm lịch. Nhưng lịch sử cũng đã biết Quang Trung ra đi vào tháng 9 dương lịch, lúc này lại là tháng 7 âm lịch. Bởi năm Nhâm Tý 1792 này là năm nhuận. Cho nên tháng 7 âm lịch là tháng 9 dương lịch.

Như vậy, chúng tôi do căn cứ vào truyện Kiều để xác định ngày tháng năm mất của Hoàng Đế Quang Trung là rất chính xác nếu so với những gì được ghi chép trong lịch sử. Vì sự ghi chép trong lịch sử đôi khi rất mù mờ, nhập nhằng, thiếu chính xác và độ tin cậy. Như giờ mất của Quang Trung thì lịch sử hoàn toàn mù tịt, không biết gì cả!

Và để chắc ăn, bảo đảm hơn nữa cho những thông tin mà chúng tôi lấy trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như những thông tin, tài liệu ghi chép của lịch sử. Đây là thông tin chúng tôi lấy trong tập II NGÔ GIA VĂN PHÁI được chính người đương thời, trong cuộc và cũng chính là người gần gũi, thân tín nhất của Hoàng Đế Quang Trung cho biết. Đó là tướng quân, là danh sĩ Ngô Thì Nhậm. Nhà chính trị đại tài được Quang Trung Nguyễn Huệ phát hiện khi lần đầu tấn công Bắc Hà và từng được ví như thiên sứ quý báu mà trời sai xuống giúp cho mình trong công cuộc dẹp loạn và thống nhất đất nước vậy. Chúng tôi chép lại đoạn ngắn của bài văn này để cho các bạn tham khảo về cách viết mật mã tuyệt hay đánh lừa sạch sành sanh lịch sử nếu không đẹp là không thèm lấy tiền của tướng quân họ Ngô. Đoạn ấy như sau:

"Tiên quân tướng công là vị Phật xuất thế, sinh ngày 20 tháng Chín năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (1726). Trước đó bà nội mỗ nằm mơ thấy đức Phật chùa Đức Lâm tại ấp này giáng sinh. Năm Đinh Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng (1777), tiên quân phụng mệnh Đốc trấn Lạng Sơn, ngày 24 tháng Chín năm Canh Tý (1780) mất tại nơi làm quan...
(Trích "Bia ghi chép động nhị thanh", trang 119, NGVP, tập II)

Bài văn mật mã này chỉ chúng tôi mới có thể mở khóa, những người khác thì không thể. Bởi phần nhiều những câu chuyện về Tây Sơn và Quang Trung Nguyễn Huệ đã bị con người và xã hội xưa nay ném vào quên lãng, thậm chí vào sọt rác từ rất lâu rồi. Hiện tại chúng tôi là người duy nhất đi làm công việc đội đá vá trời không tưởng bởi không có một người nào đặt niềm tin vào những khám phá cùng những thông tin chúng tôi cung cấp lâu nay. Nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng việc làm của mình là đúng, chân xác tuyệt đối. Người xưa có nói: "kiên nhẫn là mẹ thành công". Nhưng đây là câu nói để chỉ vào những việc đã đi qua. Còn trong hiện tại thì chỉ có người trong trong cuộc mới biết được những khó khăn mà họ đang phải đương đầu, gánh vác là thế nào thôi. Vì thế, xưa nay đã từng có ai ngồi xuống cầm bút thống kê có bao nhiêu thành công, bao nhiêu thất bại trong lịch sử loài người về những việc làm liên quan đến sức kiên nhẫn, bền bỉ của con người hay chưa?

Chúng tôi giải thích câu ngắn ở dưới của đoạn văn ngắn này như sau: "ngày 24 tháng Chín năm Canh Tý mất lại nơi làm quan...". Tại nơi làm quan là triều đình bên bờ sông Tiền Đường, tức sông Hương. Tiếp theo, bạn nên đính chính lại là tháng Bảy âm lịch, không phải tháng Chín âm lịch. Ngày 24 là rất chính xác! Bởi Ngô Thì Nhậm đã ghi thì không thể sai, trật vào đâu được! Nguyễn Du thì không cho biết ngày mất của Quang Trung. Riêng năm Canh Tý phải bạn cần phải lắng nghe giải thích của chúng tôi. Ngoài cách này thì trên cuộc đời sẽ không có một ai giải thích cho bạn hiểu và vừa lòng, hả dạ cách nào cho được. Bạn nghe rõ chứ?

Tý tức là Nhâm Tý. Khỏi nói thì bạn cũng đã quá biết đó là năm Nhâm Tý 1792 rồi. Nhưng Canh là gì? Lạ quá? Canh tức là Canh Thân. Canh Thân ở đây tức là tháng 7 Canh Thân!

Nếu bạn cho chúng tôi ăn ở không nói bậy, vậy bạn hãy làm như sau rồi bạn sẽ biết chúng tôi nói bậy hay do bạn nghĩ bậy. Thoạt tiên, bạn lấy giấy đè bút ghi 12 địa chi nhưng bắt đầu từ chi Dần. Đến chi cuối là chi Hợi bạn ghi thêm hai chi nữa là Tý và Sửu. Bạn ghi theo hàng đứng. Xong xuôi, bạn ghi bên tay trái 10 thập can, can Giáp ngang hàng chi Dần và cứ thế cho đến hết can và hết chi. Tiếp theo, bạn ghi bên tay phải 12 con số cũng theo hàng đứng, bắt đầu từ số 1, ngang hàng với chi Dần.

Giờ đây, bạn sẽ thấy số 7, tức tháng 7 nằm ngang với chi Thân và can Canh, tức Canh Thân, tháng 7 Canh Thân. Ngay tại đây, chúng tôi yêu cầu các bạn khoan khởi lên những cảm thọ thích thú, hấp dẫn hoặc hiu hiu tự đắc hoặc thộn ra một cục. Các bạn phải biết làm chủ những cảm xúc của chính mình chứ? Hiện tại, theo đó bạn cần ghi tiếp bên phải 12 con số theo hàng đứng. Nhưng phải bắt đầu từ số 3. Các bạn lại ngạc nhiên ư? Vậy bạn biết tại sao không? Bởi năm Nhâm Tý 1792 này là năm nhuận, mà năm nhuận thì tháng dương lịch đi trước âm lịch đến hai tháng. Đây chỉ nói về cách để tìm ra tháng âm dương của năm nhuận. Còn nếu không phải là năm nhuận thì không cần phải ghi thêm 12 con số hàng đứng này làm chi. 

Bạn đã hiểu rồi.

Như thế, cách viết mật mã của danh sĩ Ngô Thì Nhậm qua sự giải thích của chúng tôi bạn đã thấy rõ ràng lịch sử Việt Nam xưa nay hoàn toàn mù tịt về những thông tin lịch sử vô cùng quan trọng đã được họ Ngô bật đèn xanh từ rất lâu rồi. Kể cả mật mã của Khiêm Trọng Nguyễn Du. Đây là lỗi do ai? Và tại sao như thế? Các bạn tự trả lời đi?

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin như sau nữa.

Các bạn cũng đã từng biết, chúng tôi từng nói Bác Hồ chính là sự trở lại của Quang Trung Nguyễn Huệ nhưng có rất ít người tin sự thật này. Bạn có biết. Bác Hồ mất tháng mấy hay không? Tháng 9 à? Đúng rồi. Nhưng bạn có biết Bác mất ngày mấy hay không? Không à? Nói cho bạn biết Bác Hồ mất ngày 21 tháng 7 âm lịch. Năm thì là năm 1969. Thêm nữa. Bác Hồ mất vào lúc 9h sáng. 9h sáng là giờ Thìn.

Bạn có thấy đây là điều rất lạ, vô cùng lạ về ngày giờ tháng năm mất của hai nhân vật lịch sử là Hoàng Đế Quang Trung và Bác Hồ hay không?

Chúng tôi chưa nói sự trùng hợp nữa khi Quang Trung thuộc tuổi Dần và Bác Hồ cũng là tuổi Dần.

Viết thêm đoạn.

Nhưng cũng có thể bài văn: "Bia ghi chép về động nhị thanh" đã ghi sai là ngày 24 tháng Chín mất tại nơi làm quan. Bởi Bác Hồ mất ngày 21 tháng 7 âm lịch, lúc này là ngày 02 tháng 09 dương lịch. Ngày mất hai bên gần trùng nhau. Chỉ lệch về tháng, bên thì tháng Chín, bên thì tháng Bảy. Vậy hãy chờ khi nào giới cán bộ khởi lòng tin vào những thông báo của chúng tôi thì khi đó những tài liệu dưới CUNG ĐIỆN NGẦM chùa Thiên Thai sẽ cho biết chính xác giờ, ngày Hoàng Đế Quang Trung ra đi mà thôi. Tạm thời lúc này chúng ta chỉ nên biết bao nhiêu đó chứ không còn cách nào khác hơn nữa.

Viết tiếp thêm đoạn.

Trong câu văn ngắn trích ở trên Ngô Thì Nhậm cho biết tiên quân, tức Quang Trung mất ngày 24 tháng Chín âm lịch năm Canh Tý. Theo chúng tôi đây là bài văn của Ngô Thì Nhậm viết với dụng ý ám chỉ cho lịch sử biết ngày tháng năm mất của Quang Trung. Nhưng bài văn này lại bị xếp vào thư mục văn chương của Ngô Thì Chí. Rồi do bởi bị xếp vào thư mục văn chương của Ngô Thì Chí cho nên người ta mới có cơ sở để chỉnh sửa tháng mất là tháng 7 âm lịch của Quang Trung thành tháng mất của Ngô Thì Sĩ (cha Ngô Thì Nhậm). Ngô Thì Sĩ theo như tài liệu trong NGÔ GIA VĂN PHÁI, tập I, trang 193 ghi chép là mất ngày 28 tháng Chín năm Canh Tý (22 tháng 10 năm 1780).

Các bạn đã thấy cái sai, cái mâu thuẩn này chưa? Nếu như tất cả những người trong giòng họ Ngô Thì đã biết chính xác Ngô Thì Sĩ ra đi ngày 28 tháng Chín năm Canh Tý (22 tháng 10 1780) đúng như tài liệu chúng tôi trích lục. Thì tại sao trong bài viết "Bia ghi chép về động nhị thanh" của Ngô Thì Chí lại ghi ngày mất của tiên quân, tức họ nghĩ đó là cha của mình nếu giòng họ Ngô Thì hoặc những người chủ trương kết tập văn bản NGÔ GIA VĂN PHÁI đã thống nhất đó là ngày 24 -tháng Chín- mà không phải là ngày 28 theo lý lịch của Ngô Thì Sĩ tại trang 193, tập I NGVP?

Như vậy, căn cứ vào sự mâu thuẩn, sai lệch của hai dạng văn bản, một là trong bài văn "Bia ghi chép về động nhị thanh" trang 119, tập II NGÔ GIA VĂN PHÁI, hai là trong phần lý lịch của Ngô Thì Sĩ trang 193, tập I NGÔ GIA VĂN PHÁI chúng tôi dám nói rằng. Bài văn "Bia ghi chép về động nhị thanh" là của Ngô Thì Nhậm viết với mục đích ám chỉ cho lịch sử ngày sau biết rõ về ngày tháng năm mất của Hoàng Đế Quang Trung, người mà Ngô Thì Nhậm hết lòng kính ngưởng, tôn thờ từ gặp gỡ buổi ban sơ cho đến lúc chia tay mãi mãi. Nhưng do giòng họ, anh em Ngô Thì trong NGVP lại lấy của người này bỏ qua cho người kia. Hoặc những người chủ trương đứng ra kết tập in ấn sau này lại cho đó là bài văn của Ngô Thì Chí viết về động Nhị thanh ở thị xã Lạng Sơn, do Ngô Thi Sĩ đã bỏ công sức, tài vật tu tạo di tích thiên nhiên này thành một thắng cảnh cho riêng mình. Đồng thời Ngô Thì Sĩ cũng đã cho tạc tượng truyền thần của mình lên vách hang. Hiện động này được nhân dân Lạng Sơn giữ gìn và trở thành thắng cảnh phục vụ du lịch tỉnh nhà.

Như đã nói. Bài "Bia ghi chép về động nhị thanh" đoạn đầu Ngô Thì Nhậm cho biết ngày tháng năm mất của Quang Trung Nguyễn Huệ. Phần sau là nói về ngày giờ và sự ra đi của Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai. Nhưng những mật mã đùng để đánh tráo khái niệm tuyệt hay của Ngô Thì Nhậm nhưng cơ bản do đặc tính hời hợt của nhiều người mà bài viết này từ đó đã bị tất cả hiểu nhầm kiêm mặc định là của Ngô Thì Chí viết cho ngày tháng năm và sự ra đi của Ngô Thì Sĩ cùng động Nhị Thanh ở Lạng Sơn ngoài kia!

Các bạn cũng cần biết thêm. Sau cuộc gặp gỡ lịch sử với cố nhân Đặng Trần Thường, trước khi ra đi họ Ngô có làm hai bài thơ cuối cùng chứ không phải duy nhất chỉ một bài Khâm Vãn Đan Dương Lăng. Đó là bài có tựa đề "CUNG ỨC NHỊ THANH ĐỘNG!". Động Nhị Thanh chính là CUNG ĐIỆN NGẦM ở dưới chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế!

Nếu không có bài thơ "CUNG ỨC NHỊ THANH ĐỘNG" này nữa của Ngô Thì Nhậm thì chúng tôi cũng khó mà cãi lại mồm miệng leo lẽo của đám văn sử học Bắc Nam khi họ cho chúng tôi là người ăn nói quàng xiên, lấy râu ông Tư Cò đem ịn cằm bà Chín xôi bắp lạ gì đâu?

Như thế, theo chúng tôi. Câu văn ngắn trong bài "Bia ghi chép về động nhị thanh" ghi ''ngày 24 tháng Chín năm Canh Tý (1780) mất tại nơi làm quan'' đã bị ai đó, có thể là những người trong giòng họ Ngô Thì hoặc những người chủ trương kết tập văn bản để in ấn đã sửa từ ''24 tháng Bảy'' thành "24 tháng Chín" cho ăn khớp với lý lịch của cụ Ngô Thì Sĩ. Bởi tất cả những người này nói chung đã ăn trúng bã độc đánh lừa của Ngô Thì Nhậm nên mới lấy động Nhị Thanh, tức CUNG ĐIỆN NGẦM ở Huế dưới chùa Thiên Thai đẩy ra tuốt ở Lạng Sơn ngoài kia chứ không gì cả.

Tóm lại. Theo chúng tôi Quang Trung Nguyễn Huệ mất đúng ngày giờ tháng năm như Ngô Thì Nhậm đã cho biết trong bài văn "Bia ghi chép về động nhị thanh". Đó là ngày 24 tháng Bảy âm lịch năm Canh Tý. Canh Tý hai chữ này chúng tôi đã giải thích và các bạn cũng đã hiểu. Chỉ xin các bạn đừng cho Canh Tý là năm 1780, là năm mất của cụ Ngô Thì Sĩ. Bởi nếu Canh Tý là năm 1780 thì ngày mất của cụ Ngô Thì Sĩ sẽ bị sai lệch khi văn bản bên này ghi là 24, văn bản bên kia ghi là 28!

Khi giờ, ngày, tháng, năm mất của Hoàng Đế Quang Trung đã được xác định là ngày 24 tháng Bảy năm Nhâm Tý thì nó sẽ trùng khớp với giờ, ngày, tháng mất của Bác Hồ. Bác Hồ như đã nói ra đi ngày 21 tháng Bảy âm lịch, lúc này là ngày 02 tháng 09 dương lịch.

Trong Kiều, câu 2516: "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng đành..." Nguyễn Du ngoài ý cho biết Quang Trung thuộc tuổi Dần, tức Bính Dần 1746 thì cũng còn có ý khác như sau nữa. Hùm tức Dần là chi thứ ba trong 12 địa chi. Với cách ẩn dụ cao tay ấn thế này Nguyễn Du còn muốn cho lịch sử biết Quang Trung ra đi vào ngày 3 dương lịch. Chúng tôi nói dương lịch là bởi vì căn cứ vào chữ thiêng. Thiêng ở đây đồng ý là thiêng có g, không phải thiên không g. Nhưng khi viết hay đọc mật mã thì có quyền viết và hiểu theo quy định đã thành văn bản là: NHẤT TỰ-ĐỒNG ÂM-ĐA NGHĨA.

Vì thế, thiêng ở đây nên hiểu là thiên không g. Thiên không g nghĩa là trời. Mà trời là dương. Hùm thiêng hay hùm thiên theo cách chơi chữ điêu luyện, cao cơ nhưng thật ra cũng rất khó hiểu bởi không còn cách nào khác hơn nữa để cung cấp những thông tin quan trọng bằng những con số nói về ngày tháng năm như vậy của Nguyễn Du. Đó là hùm thiên=3 dương lịch. Nên nhớ, 12 con giáp thuộc về địa chi. Thiên đối với địa. Âm đối với dương.

Nói gì thì nói đây cũng chỉ là ý kiến, phát hiện của cá nhân. Và phát hiện này nếu để được tất cả mọi người công nhận thật không phải là chuyện dễ dàng chút nào cả. Chúng tôi chỉ khuyên các bạn một điều. Hãy đọc bài viết này thật kỹ, cả đọc các đoạn trích mà chúng tôi gõ lại từ các văn bản đã nói ở trên để thấy ra những cái vô lý, nhập nhằng của nó. Nhất hiểu về cách viết mật mã để đánh tráo khái niệm khi từ A sẽ biến thành B, thành H của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du.

Và đây là câu chuyện ngoài lề. 

Sau khi tu hành thành công, truyền thuyết lịch sử Phật giáo có ghi chép đoạn Đức Phật đi tìm gặp năm anh em ông Kiều Trần Như. Đến nơi, ban đầu năm người bạn đồng tu này tỏ ý xem thường bạn cũ, không thèm ngó mặt chứ đừng nói hỏi han. Nhưng sau khi nghe Đức Phật nói chuyện, nhất thuyết bài pháp Tứ Diệu Đế thì năm người bạn này liền thay đổi thái độ với người bạn cũ. Họ chấp nhận những gì Đức Phật vừa nói chính là chân lý. Và họ đồng ý để Đức Phật ở lại dạy họ tu hành theo pháp môn Đức Phật đã chứng đạt.

Nhưng để giải quyết chuyện ăn uống cho năm người, cả Đức Phật thì bấy giờ hằng ngày trong năm anh em chọn ra hai người đi khất thực về nuôi ba người ở nhà, Đức Phật nữa là bốn. Rồi không lâu sau đó năm anh em ông Kiều Trần Như đã chứng quả Alahán dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật.

Đọc qua câu chuyện này ai cũng cho là có thật. Bởi tin là có thật cho nên người ta mới xúm dựng tượng năm anh em ông Kiều Trần Như đang ngồi nghe Đức Phật thuyết giảng Tứ Diệu Đế. Với chúng tôi như các bạn đã biết chúng tôi đọc xuyên qua bên kia ngôn ngữ các văn bản để khám phá sự thật. Chúng tôi không đọc theo cách xưa bày nay làm, ai làm bậy tui cũng làm theo. 

Năm anh em Kiều Trần Như là dụ cho Năm Căn. Hai người đi khất thực về nuôi những người còn lại là ám chỉ cho hai căn là Tín Căn và Tấn Căn. Còn việc năm anh em Kiều Trần Như giả lơ, không ngó ngàng gì đến Đức Phật là dụ cho Đức Phật lúc đầu tu tập sai pháp, không dựa, không y chỉ vào Năm Căn cho nên không thành công. Chỉ khi gặp thất bại ê chề qua nhiều pháp môn của ngoại đạo lúc bấy giờ thì Tất Đạt Đa mới giác ngộ, tự mình tìm phương pháp thực hành cho riêng mình. Ném sạch tất cả những pháp môn tu tập lâu nay. Và sau khi thành công, chứng được Tam Minh-Lục Thông thì Đức Phật mới ẩn dụ con đường tu hành của mình qua câu chuyện năm anh em Kiều Trần Như sau khi nghe bài pháp Tứ Diệu Đế không lâu sau đã chứng Alahán.

Câu chuyện chỉ đơn giản là vậy. Chứ làm gì có chuyện năm anh em Kiều Trần Như nghe pháp chứng Alahán như sự ghi chép, đồn thổi điếc đầu điếc óc trong Phật giáo xưa nay như thế?

Bậy cả.

Như đã nói ở trên. Chỉ chúng tôi mới có thể mở khóa những bài văn, những câu chuyện hay những bài kinh mật mã, ẩn dụ trong lịch sử thế này chứ người khác thì không thể. Nói như vậy không phải chúng tôi là người hay giỏi hoặc tự cao, ngã mạn. Mà chúng tôi là người không bao giờ tin vào bất cứ điều gì khi tất cả đã được kết tập, ghi chép vào các dạng văn bản, dù đó là văn bản trong Phật giáo. Nhờ thế mà chúng tôi mới có điều kiện đặt ra niệm phản tỉnh trước mặt để tư duy, tìm hiểu và xác định thật hư về nó. Còn người khác do quá tin vào những gì đến với mình nên họ mới đặt trọn niềm tin vào đó. Đây là sự khác biệt của chúng tôi và mọi người vậy.

Như trong hai tập Danh tăng Việt Nam chúng tôi phát hiện có rất nhiều đối tượng tu hành không ra gì, phạm đủ các giới luật khi ăn uống bia rượu thịt cá, cờ bạc tứ đỗ tường và dâm dục có vợ con bầy hầy, lôi thôi, luộm thuộm nhưng vẫn được đưa vào trong hai tập sách này.

Vậy bạn chọn và theo ai trong hai cách vừa nêu ở trên là do bạn.

Chào các bạn

ĐN, lúc 20h55 ngày 30 tháng 09 năm 2018
Bốn niệm xứ

Không có văn bản thay thế tự động nào.
 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang