Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TÍCH ĐỀ THƠ TRÊN QUẠT...

TÍCH ĐỀ THƠ TRÊN QUẠT...
Trong tập văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện, gốc chữ Hán, của NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành tháng 04/2008, trang 53-55 có thuật câu chuyện đề thơ trên quạt giữa người khách lạ, chưa được biết họ tên là gì với người đẹp Thúy Kiều do người có tên tục gọi là mụ Hàm giới thiệu. Đoạn này như sau, mời các bạn đọc qua xem câu chuyện diễn biến thế nào...
 
 
...Bỗng nghe có người gõ cửa, thấy Vương bà cùng mụ mối họ Hàm đến để nói chuyện mối manh. Mụ Hàm hỏi:
-Cô em nào đấy?
Thúy Kiều nói:
-Là tôi đây.
Mụ Hàm nói:
-Những người gần kinh đây muốn hỏi vợ lẽ, nhưng đều không thể bỏ ra nhiều tiền. Vả họ cũng sợ cô liên can đến việc trộm cướp, nên không dám hỏi. Nay có một người khách ở Lâm Thanh muốn cưới vợ đẹp, chịu bỏ ra nhiều tiền. Song hắn cũng sợ chuyện thị phi đã ngõ ý hễ trao tiền rồi là đem người đi ngay, nên phải bảo cho cô biết trước, rồi tôi mới tiện đi nói chuyện.
Thúy Kiều rưng rưng nước mắt, nói:
-Nếu người ta bỏ được tiền ra cứu cha và em tôi, thì tôi sẽ theo người ta mà đi thôi.
Mụ Hàm nói:
-Nếu cô chịu như thế, thì một lời xong ngay.

 

Mụ Hàm nói xong đi ra, hồi lâu đưa mấy người đến, trong bọn có một người đẹp đẽ, bước tới chào và ngắm nghía Thúy Kiều mãi. Mụ Hàm vuốt chân kéo tay, xoa lưng nắn cánh:
-Quả là cô gái tuyệt đẹp!
Người ấy gạn hỏi:

-Có tài nghệ gì không?
Mụ Hàm nói:

-Thi, từ, ca, phú,... ngón gì cũng thạo, và thạo cả ngón hồ cầm nữa.
Người ấy nói:
-Tôi có chiếc quạt vàng, tiện đây cô cho mấy chữ...
Vừa nói vừa đưa chiếc quạt cho mụ Hàm. Mụ Hàm liền trao sang tay Thúy Kiều. Thúy Kiều nói:
-Xin cho đầu đề và vận thơ...
Người ấy nói:
-Xin lấy "Xuân nhật văn cưu: ngày xuân nghe chim thư kêu" là đề, chữ "dương" làm vận.
Thúy Kiều không nghĩ ngợi, liền cầm bút viết luôn một bài thơ. Thơ rằng:


Gió đông thổi ấm lại!
Cây cỏ ngời ánh dương,
Cưu gọi mưa chi tá?
Cho hoa thắm nhị hường!

Thúy Kiều viết xong, trao quạt cho mụ Hàm trả lại người ấy.
Người ấy nói:
-Chữ viết tốt, thơ cũng hay! Còn ngón hồ cầm nữa, xin cho nghe nốt.
Thúy Kiều muốn cứu cha, cũng không quản gì xấu hổ, liền nảy dây đàn, gảy khúc "Hồng nhan oán", nghe ra ai oán thê lương như hạc hú buổi thu trong, tựa vượn ngâm nơi hang tối, khiến cho người nghe bùi ngùi ứa lệ. Người ấy nói...

 

Bình luận bốn niệm xứ
Đoạn này, xin được giải thích ra như sau. Trước hết, là nói về bốn câu thơ ngũ ngôn. Câu thứ nhất "Gió đông thổi ấm lại" không phải là nói gió mùa đông, mà là nói vào thời tiết mùa đông có ngọn gió làm cho ấm lại. Vậy ngọn gió đó là ngọn gió nào mà có thể làm cho mùa đông đang giá lạnh căm căm chợt ấm lại như thế?

sách

Theo chúng ta được biết, khí hậu ở miền Bắc thời tiết được phân ra như sau. Mùa xuân là từ tháng 2 đến tháng 4. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10. Còn mùa đông từ tháng 11 đến 1. Đây là nói về dương lịch. Câu thơ ở trên là nói về mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 1. Nhưng nếu nói câu thơ ở trên là nói về mùa đông, thì nó cũng phải nói về tháng nào, ngày nào cụ thể, chi tiết, chứ nói như thế thì lại quá chung chung, mơ hồ quá, không rõ ràng, cụ thể chút nào cả. Đúng, đúng, nêu lên câu hỏi như thế thì mới thấy sự việc mới bắt đầu lộ diện ra những điểm then chốt, cần thiết, không phải phớt lờ, đơn giản như mới nghe qua. Vậy nếu muốn biết câu thơ trên là nói về ngày, tháng nào của mùa đông nào thì các bạn nên đọc tiếp tục đoạn sau ắt sẽ rõ thôi.

 

Nếu những ai từng đọc sử Tây Sơn, thì đều biết rằng, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ khi kéo quân ra đánh Bắc Hà lần thứ nhất là vào khoảng giữa năm Bính Ngọ 1786. Lúc này trời đang là mùa hè. Mùa hè như đã nói ở Hà Nội là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nhưng theo ghi chép của rất nhiều sử sự của thời điểm này, thì sau đó Nguyễn Huệ, có cả vua Thái Đức Nguyễn Nhạc đã vội vã cho quân đội rút hết về Nam, bỏ lại sau lưng tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh muốn làm gì đó thì làm trên quê hương, địa giới của mình. Có sách nói anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cố ý bỏ rơi Nguyễn Hữu Chỉnh lại sau lưng để cho người Bắc Hà giết đi cho khuất mắt. Chuyện này không biết là có hay không, lại chúng ta cũng chả cần biết sự thật về câu chuyện hư hư thực thực, lắm điều đơm đặt của nhiều dạng thông tin, tài liệu ghi chép đôi khi chả trúng trật vào đâu của lịch sử này làm gì, mà chúng ta chỉ muốn biết đoạn nói về tích đề thơ trên quạt và những ngày, tháng mùa đông chợt có ngọn gió làm cho ấm lại mà thôi.

 

Các bạn đã nắm bắt đầu dây mối nhợ câu chuyện hay chưa? Chưa à? Sự việc như thế này. Đó là thời điểm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tấn công Bắc Hà lần thứ nhất là vào mùa hè như đã nói, từ tháng 5 đến tháng 7. Thời điểm này tuy đang là mùa nóng, nhưng thường có cả những cơn mưa vừa và mưa như trút nước tại xứ Bắc Hà này đấy. Cho nên câu thơ ở trên "Gió đông thổi ấm lại" chính là chỉ cho ngọn gió được thổi, quạt bùng lên từ cuộc cách mạng nông dân Tây Sơn Đàng Trong vào xứ Đàng Ngoài ngay vào thời điểm giữa năm Bính Ngọ 1786 dưới chiêu bài "Phù Lê Diệt Trịnh" của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ chứ không gì ở đây cả.

 

Câu thơ tiếp theo "Cây cỏ ngời ánh dương". "Ánh dương" ở đây nên hiểu là ánh sáng từ Cung Điện Đan Dương do Bắc Bình vương Nguyễn Huệ mang ra Đàng Ngoài vào giữa năm Bính Ngọ 1786. Nhưng nói kiểu thế này thì cũng chả ai hiểu việc gì cho ra việc gì. Mà nó cần phải nói theo một cách nào đó có thứ tự, mạch lạc, đầu đuôi cụ thể, rõ ràng để cho bất cứ những ai khi đọc qua là cũng phải gật đầu xác nhận. Sự thật đúng là như vậy, không còn gì để phải bàn cãi, tranh luận gì nữa. Muốn thế, còn gì hơn, các bạn nên tiếp tục đọc và đọc vậy.

 

Theo câu chuyện trên, khi người khách lạ mặt nói tôi có chiếc quạt vàng, vậy nhờ cô đề cho bài thơ lên đó làm kỷ niệm. Thúy Kiều liền ghi lên trên chiếc quạt bốn câu thơ như đã nói. Các bạn có biết, chiếc quạt chính là mật mã của bộ Khẩu 3 nét. Còn khi người đẹp Thúy Kiều theo lời người khách lạ mặt cầm bút đề thơ chính là đề, là viết chữ Cổn1 nét lên trên bộ Khẩu để ra chữ Trung 4 nét. Đây là cách nói tóm tắt, gãy gọn, còn để nói dài dòng văn tự, chữ nghĩa thì phải giảng vòng vo tam quốc diễn nghĩa, lòng thòng ra như thế này.

 

Chữ Côn có nhiều cách viết, như cách này đây . Chữ Côn này ở trên hết là bộ Thảo 4 nét. Dưới bộ Thảo là bộ Nhật 4 nét. Dưới cùng là chữ Bỉ 4 nét. Câu thơ thứ hai "Cây cỏ ngời ánh dương" là ám chỉ cho bộ Thảo , và bộ Nhật 日 (Nhật là mặt trời, là ánh dương). Câu thứ ba "Cưu gọi mưa chi tá?" nên hiểu như sau. Trước hết, chữ "Cưu" là nói tắt của điển tích "Cưu chiếm thước sào". Còn "Cưu" ở đây chính là chỉ hiện tượng con chim cắt chân đỏ ngang nhiên chiếm tổ con chim khách để ở. Còn để nói cho đúng nghĩa, hết ý của câu này là Nguyễn Du muốn nói trong hiện tại Nguyễn Huệ đã ngang nhiên chiếm đoạt mối tình, chiếm đoạt tổ ấm mà mình từng bỏ công gầy dựng, đắp xây bao lâu với người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai.

 

Sau, "Cưu" ngoài các nghĩa không cần thiết, thì nghĩa còn lại "cưu " còn đọc là cửu , và cửu là chín, là số đếm. Chúng tôi tra trên trang mạng về lịch âm dương của tháng 11 năm Bính Ngọ 1786 thì được biết như sau. Lúc này, mùa đông tháng 11 dương lịch lại nhằm vào tháng Chín âm lịch. Ảnh 2 lấy trên trang mạng này đã chứng minh cho sự thật, cho chúng tôi biết rõ sự tình ngày, tháng như vậy rất đúng với các câu thơ của tích đề thơ trên quạt mà các bạn đang đọc.

lịc âm dương

Câu còn lại "Cho hoa thắm nhị hường". Câu này có hai nghĩa. Thứ nhất, "nhị"  là hai. Hai hoặc "nhị" nên hiểu là ngày 02 của tháng 11 dương lịch đúng như trong ảnh lấy trên trang mạng. Nghĩa sau, "nhị hường" là ám chỉ cho chữ Bỉ nằm dưới cùng của chữ Côn . Bỉ là kia, người kia, còn thử là đây, bên này. Kia là ám chỉ cho Công chúa Lê Ngọc Hân. Còn đây là ám chỉ cho người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, là người thương của Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trọng Nguyễn Du đã đang sẽ, đã đang sắp bị người khách lạ mặt từng bước, từng bước tiến tới làm đủ mọi loại thủ tục cần thiết hòng được làm chồng nàng đúng trên danh nghĩa qua lời mai mối, dàn dựng câu chuyện tình sử chốn quan trường của kẻ tục gọi là mụ Hàm, tức Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh. Tất cả các tài liệu, sách sử ghi chép thời này còn lại đến hôm nay đều cho biết sự việc xảy ra đúng như thế. Rằng Nguyễn Hữu Chỉnh chính là người đứng ra làm mai mối cho cuộc tình duyên cầu hòa chính trị giữa triều Lê và Nguyễn Huệ với nàng công chúa con vua Lê. Chứ ít ai biết được rằng sau tấm màn nhung sự việc lại xảy ra khác đi. Đó là người về làm vợ của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ là Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai, không phải Công chúa Lê Ngọc Hân!

 

Chúng tôi khẳng định chắc chắn như vậy là do căn cứ vào truyện Kiều, vào hai văn bản, gồm tập Kim Vân Kiều Truyện bằng văn xuôi, chữ Hán và tập truyện bằng 3254 câu thơ lục bát chữ Nôm cũng đều của một tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân Khiêm Trong Nguyễn Du viết ra. Chứ tuyệt đối xưa nay không hề có một Thanh Tâm Tài Nhân nào bên Tàu ngồi suy diễn vu vơ, ngẫu hứng sáng tác, viết ra câu chuyện tình sử chốn quan trường tuyệt hay như thế này bao giờ cả!

 

Như vậy, bốn câu thơ đề quạt:

 

Gió đông thổi ấm lại!
Cây cỏ ngời ánh dương,
Cưu gọi mưa chi tá?
Cho hoa thắm nhị hường.

 

thật ra là mật mã của chữ (bộ) Cổn1 nét nhập với cái quạt tức chữ (bộ) Khẩu để ra chữ Trung như đã nói. Trung ở đây khỏi nói các bạn cũng biết đó là thi hào Nguyễn Du ám chỉ cho Quang Trung Nguyễn Huệ mà trong câu chuyện này hiện đã đang xảy ra tại xứ Đàng Ngoài vào từ giữa năm cho đến cuối năm Bính Ngọ 1786. Còn khi Nguyễn Huệ và người đẹp Thúy Kiều vào hay về đến Lâm Tri-Phú Xuân thì đã qua năm Đinh Vị, tức Đinh Mùi 1787 rồi. Bằng chứng là hai câu Kiều 919-920 đã cho chúng ta biết rõ sự thật như thế:

 

Những là lạ nước lạ non,
Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi...

 

"Lâm Tri" là hai chữ nói tắt của chùa Thiền Lâm và Phủ -tri phủ- Dương Xuân trước của các chúa Nguyễn, sau là Cung Điện Đan Dương của vua Quang Trung.

 

Chứ không phải khi hai anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ kéo quân về lại Phú Xuân là hãy còn trong năm Bính Ngọ 1786. Đây là sự ghi chép sai, bậy của các dạng sách sử, tài liệu trong thời đó, cả sử triều Nguyễn sau này. Còn ở đây là người trong cuộc, người song hành cùng lịch sử Khiêm Trọng Nguyễn Du ghi, viết ra thì không thể sai lệch sự thật chỗ nào, thế nào cho được. Riêng chúng tôi khi giải nghĩa từng câu cú, văn thơ, chữ nghĩa nào đó thì cũng ở trên những sự thật đó của lịch sử, của tâm ý thâm trầm, ẩn khuất mà cụ Nguyễn Du ký gởi trong các dạng văn bản để giải thích cặn kẽ, chi tiết, cụ thể từng điểm một với những câu, chữ mang tính mật mã và các hình ảnh kèm theo hòng chứng minh cho bài viết.

 

Cũng có người đọc xong, nếu những người này giỏi, rành về chữ nghĩa Hán Nôm, tất sẽ nêu lên thắc mắc, rằng nếu bốn câu thơ đó là ám chỉ cho bộ Cổn1 nét, thì tại sao lại nói, lại đưa ra chữ Côn vô lý như thế?

 

Chuyện này cũng không có gì là khó hiểu lắm đâu. Đó là do Cổn cũng còn có âm đọc là Côn. Và Côn hay Cổn, thì nên đọc, nên hiểu, bắt qua nghĩa "nhất tự-đồng âm-đa nghĩa" mà chúng tôi từng nói quá nhiều rồi trên các bài viết giải thích mang tính mật mã từ bấy lâu nay.

 

Tóm lại.
Câu thơ thứ nhất "Gió đông thổi ấm lại" nên hiểu là ngọn gió mùa hè, hay ngọn gió "Tây phong" do người khách lạ mang từ Phú Xuân đến cho xứ Đàng Ngoài vào giữa năm Bính Ngọ 1786 hiện đã thổi vào mùa đông giá lạnh khiến cho bao người cũng phải quên đi cơn buốt giá trong nhất thời vì những vụ việc tiếp theo. Đó là lễ cưới sắp diễn ra giữa người khách lạ và người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai được tổ chức vào các ngày đầu của tháng 11 dương lịch, lúc này nhằm các ngày 11-12-13-14 của tháng Chín âm lịch như ảnh lịch âm dương lấy trên trang mạng đã cho biết cụ thể, chi tiết của vụ việc.

 

Với những chứng cứ, những giải thích cụ thể, chi tiết thế này thì thiết nghĩ không thể nói truyện Kiều -Kim Vân Kiều Truyện- là của Tàu, do Thanh Tâm Tài Nhân, người Tàu sáng tác, còn thi hào Nguyễn Du chỉ có công dựa vào nguyên gốc để diễn, dịch ra 3254 câu lục bát chữ Nôm trữ tình của dân tộc chỉ để kiếm tiền uống chè xanh ăn kẹo lạc. Ai nói thế này chúng tôi cho đó là những kẻ đại ngu đấy!

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang