Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

GIỮA XỨ NGƯỜI BIẾT HÁT VỚI AI?

GIỮA XỨ NGƯỜI BIẾT HÁT VỚI AI?

Ở dưới là ba tấm ảnh Ngôi Tháp mộ Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai và ảnh tấm văn bia cao 150cm, ngang 90cm, dày 7cm nói về câu chuyện Thiên Thai được chúng tôi cho tiến hành xây dựng, thực hiện tại chùa Liên Trì xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bắt đầu từ 7h sáng ngày 20 tháng 04 năm 2021, nhằm ngày Mồng Chín tháng Ba âm lịch, đến ngày 08 tháng 05, nhằm ngày 27 tháng Ba âm lịch là xong phần cơ bản Tháp mộ, và hai chân đế dựng hai tấm bia trước sau Tháp. Hiện chúng tôi về lại trú xứ Quảng Nam, soạn nội dung cho tấm bia nhận (âm) phía trước, nói về ngày tháng năm sinh, năm mất của Hoàng hậu và Hoàng tử Ngọc Đức. Sau hết là chọn màu, sơn toàn bộ Ngôi Tháp mộ "𝘚𝘦̀ 𝘴𝘦̀ 𝙗𝙖́𝙩 đ𝘢̂́𝘵 𝘣𝘦̂𝘯 đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, 𝙈𝙤̣̂𝙩 𝙫𝙖̀𝙞 𝘯𝘨𝘰̣𝘯 𝘤𝘰̉ 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘷𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘶̛̉𝘢 𝘹𝘢𝘯𝘩..." là hoàn chỉnh cho công trình mang tính lịch sử này.

 

Công trình xây dựng Ngôi Tháp mộ này cho Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai là do công đức của duy nhất một người, nữ tín chủ Thích nữ Như Ý, người gốc Huế, hiện ở Hội An phát tâm cúng dường tịnh tài sau khi nghe chúng tôi kể câu chuyện lịch sử có thật của nước Việt, được thi hào Nguyễn Du sử dụng bút pháp điêu luyện mã hóa hoàn toàn những tên tuổi, mặt mũi các nhân vật lịch sử cùng các địa danh thời Quang Trung Nguyễn Huệ đóng đô trên đất Phú Xuân, gọi tóm tắt là truyện Kiều, trước là Đoạn Trường Tân Thanh hay Khiêm (không phải Kim) Vân Kiều Truyện. Chớ truyện Kiều không phải là câu chuyện hư cấu của văn học Trung Hoa, do Thanh Tâm Tài Nhân nào đó bên Tàu cao hứng sáng tác, Nguyễn Du chỉ có công đi sứ qua Tàu, săn nhặt mang về ngồi mằn mò, cặm cụi dịch ra 3254 câu thơ lục bát trữ tình, tập trung đám tao nhân mặc khách nhàn cư vi bất thiện đọc nghe cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu, khi chếnh choáng cơn men. Hoàn toàn xưa nay người ta đã xúm đè cứng ngắc, hiểu rất bậy bạ, lung tung, nhập nhằng về truyện Kiều rặt một kiểu tào lao, nhảm nhí, xàm xàm như thế.

văn bia

Ban đầu, chúng tôi dự định, dựng tấm bia Câu chuyện Thiên Thai ở chính giữa, trên đầu Tháp Mộ. Sau khi tấm bia chuyển từ Non Nước-Đà Nẵng, khu vực chuyên đẻo, tạc, khắc tượng và các loại văn bia vào đến nơi, thầy trụ trì chùa Liên Trì là Thích Hoằng Chánh đọc nội dung văn bia, hỏi thăm và hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, thầy tỏ vẻ rất thích thú, vì truyện Kiều thầy từng đọc, liền khởi ý, nên cho dựng thêm tấm bia Câu chuyện Thiên Thai 2 để nói rõ hơn nữa về sự tình đặc biệt này thì người ta mới hiểu đầu đuôi cớ sự. Chớ với tấm bia Câu chuyện Thiên Thai 1 tuy nội dung nói như thế cũng đã khơi, vạch, chỉ ra được những ẩn khuất của từng câu, chữ liên hệ đến sự thật từng xảy ra trong quá khứ, trong truyện Kiều nhưng cũng chưa ai hiểu được đầu đuôi vụ việc tỏ tường, cụ thể sau khi đọc xong văn bia hiện trường. Cũng có thể, nếu có điều kiện, sẽ cho dựng thêm hai tấm nữa, khổ lớn như vậy hoặc lớn hơn ở phía trước mộ, chọn lọc ra những câu nào trong Kiều mà Nguyễn Du nói Bắc cung Hoàng hậu là Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Còn khi đọc qua văn bia hiện trường, nói Thúy Kiều là Hoàng Thị Thu Mai thì cũng chả ai hiểu chuyện gì cho ra chuyện gì. Thầy trụ trì Hoằng Chánh góp ý chân tình như thế. Thầy đưa cho chúng tôi khoản tiền về làm thêm tấm bia nội dung Câu chuyện Thiên Thai 2 với mong muốn câu chuyện bí mật lịch sử này về người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều, về tâm sự u hoài của thi hào đất nước từng ký thác, gởi gắm trong thi ca sẽ được cả xã hội, nhất giới cán bộ chính quyền các cấp, các bộ môn chuyên môn cùng bắt tay vào làm cho sáng tỏ, trả lại sự thật cho lịch sử trong nay mai.

 

Theo đó, như vậy, chúng tôi sẽ cho giải thích và đưa lên tấm bia sắp tới nội dung hai cặp trạng luận gốc của bài thơ luật Đường Vọng Thiên Thai Tự được thi hào Nguyễn Du sáng tác sau khi hoàn tất xong hai tập Truyện Kiều, một bằng văn xuôi, chữ Hán, thể chương hồi, và một bằng 3254 câu lục bát trữ tình, chữ Nôm. Đó là chưa nói đến việc trọng đại, do căn cứ vào bài Đường luật Vọng Thiên Thai Tự, là mãi đến 20 năm về sau, Nguyễn Du đã cho di chuyển tấm bia lịch sử ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất của Bắc cung Hoàng hậu từ kiệt 51 Minh Mạng ngày nay về chôn giấu lần hai, chung với hai tập truyện Kiều đã nói tại một nơi vô cùng bí mật, thuộc khu vực chùa Thiên Thai, kiệt 15 Minh Mạng, cách kiệt 51 Minh Mạng tầm dưới 200m. Thiết nghĩ, nếu các cán bộ chính quyền, nhà nước hiện tại tin chúng tôi, cho tiến hành thăm dò, khai quật, đào lấy lên hai tập truyện Kiều và tấm bia ghi tên tuổi ngày tháng năm sinh, năm mất của Bắc cung Hoàng hậu do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bà năm Kỷ Mùi 1799 như đã nói. Và chỉ đến khi ấy, sau khi đã lấy tấm bia lịch sử lên, mà trên tấm bia ghi, khắc Bắc cung Hoàng hậu là Hoàng Thị Thu Mai thì những gì từng được chúng tôi giải thích về truyện Kiều, về các bài thơ mật mã là hoàn toàn đúng đắn, chính xác. Còn nếu văn bia ghi Bắc cung Hoàng hậu là Công chúa Lê Ngọc Hân thì những gì chúng tôi viết, giải thích lâu nay trên trang mạng toàn là sự bịa đặt, hoang tưởng, nhảm nhí, bậy bạ hòng làm đảo lộn nhân tình, lịch sử. Chúng tôi như thế tất nhiên sẽ, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sai trái từng gây hoang mang dư luận xã hội, cả giới chuyên môn, chính quyền về lịch sử, về truyện Kiều lâu nay với một mức án tương đương nào đó, ngầm mang tính cảnh cáo cùng răn dạy những kẻ khác đã và đang chuẩn bị làm bậy, nói bậy. Đồng thời, nếu văn bia ghi đúng sự thật như đã nói, thì cả một xã hội, đất nước này, từ giới cán bộ chính quyền các cấp, cả nhà nước Việt Nam, giới chuyên môn cùng người dân già trẻ gái trai hai miền Nam Bắc tất cả cũng phải chịu trách nhiệm, gánh lấy hậu quả khi họ hoàn toàn dửng dưng, lạnh lùng, bĩu môi, quay mặt, trề trề nhún nhún trước những thông tin, bài viết mang tính xác định hoặc chỉnh sửa những sai bậy trong văn thơ được chúng tôi công khai trên trang mạng từ bao lâu nay.

tháp mộ

Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu được làm theo mẫu Ngôi Tháp mộ đường xuống Cung điện ngầm trước chùa Thiên Thai

Như đã nói, hai cặp trạng luận nói riêng, cả bài nói chung của bài Đường luật ám chỉ bí mật lịch sử động trời Vọng Thiên Thai Tự này về sau đã bị chỉnh sửa sai be bét cả tám câu, từ câu thứ nhất đến câu thứ tám. Khiến những bí ẩn lịch sử trọng đại của đất nước, dân tộc từng được thi hào vang danh, lừng lẫy một thời thời đó ký thác trong từng câu chữ từ đó đành phải bị vùi chôn vào trong quên lãng, khói sương. Và cũng từ đó, người ta xúm cho rằng Nguyễn Du sáng tác Vọng Thiên Thai Tự là cho ngôi chùa Thiền Tôn tự nhân lần đi chơi núi Thiên Thai. Chớ ít ai chịu hiểu Vọng Thiên Thai Tự là bài thơ Nguyễn Du viết cho ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng. Con cua đồng mà xúm cho là con bò cạp núi. Thiệt quê hết biết cho đám nghiên cứu văn học mê man bất tỉnh nhân sự hai miền Nam Bắc xưa nay. Xúm cả đám vào dịch thơ, nghe đọc thơ trong khi cả bài thơ đã bị chỉnh sửa bét nhè, nháo nhào. Họ dịch, đọc và nghe thơ trong tâm thế, tính cách nào? Thử hỏi. Đó là chưa nói cái rất vô lý, bậy bạ khi cả đám xúm cho ngôi chùa Thiền Tôn là chùa Thiên Thai. Trong khi Thiên Thai là tên núi. Còn ngôi chùa Thiên Thai ở đỉnh núi Dương Xuân Sơn thuộc kiệt 15 Minh Mạng mới chính là ngôi chùa được Nguyễn Du đề cập, nói đến trong bài thơ. Vậy nếu gọi ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử này là chùa Dương Xuân được hay không?

 

Với những gì được thực hiện từ những tấm lòng vàng vì yêu văn học, lịch sử đất nước của nữ tín chủ Thích nữ Như Ý, sau thêm thầy trụ trì chùa Liên Trì Thích Hoằng Chánh qua sự đóng góp tịnh tài của họ mà công việc đã được thực hiện qua những tấm ảnh chụp tại hiện trường như chúng ta thấy đây. Thì có thể nói nó cũng vừa đủ để tạm hoàn thành công trình mang tính lịch sử này. Nhưng xét ra, công tâm mà nói, với công trình mang tính lịch sử vô cùng quan trọng thế này mà chỉ có công sức đóng góp của hai người như thế với những số tiền như thế thì quá là ít ỏi, nhỏ nhoi, chưa đáng giá là bao. Mà nó cần phải có rất nhiều sự đóng góp của rất nhiều người hơn nữa cho công trình, nhất sự quan tâm của giới cán bộ chính quyền từ địa phương đến trung ương cùng những đại gia thừa tiền lắm của vẫn thường hay chứng nào tật ấy. Vung tay quá trán vào những công trình không hề xứng đáng về nhiều mặt, như những tượng đài nghìn tỷ vô tác dụng dựng lên ở khắp đây kia, rồi những khu du lịch, nơi ăn chơi tứ đổ tường, trác táng, công khai phá hoại sạch sẽ thuần phong mỹ tục, đạo đức con người, văn hóa dân tộc hoặc những tượng ông cốt bà mang tính mơ hồ, trừu tưởng, không hề có thật trong xã hội, tôn giáo, lịch sử, vvv...

tháp mộ

Phía trước Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu là tấm văn bia chín chữ Hán Thiên Thai Ngự Tích Diệu Hoa Lão Chi Tháp

Muốn thế, muốn được sự đóng góp từ nhiều nguồn, nhiều người cho công trình mang tính lịch sử trọng đại này, thì trước hết, mọi người cần phải hiểu rõ ràng, cụ thể câu chuyện văn học, thi ca này là của người Việt, nước Việt, do thi hào Nguyễn Du viết lại sự tình có thật mà mình từng chứng kiến, mục sở thị tận mắt tận tai hai tay rờ đụng trong thời kỳ đó. Chớ đây không phải là câu chuyện hư cấu của văn học Trung Hoa, do một Thanh Tâm Tài Nhân nào bên Tàu cao hứng sáng tác ra đọc nghe cho vui tai vui miệng cả. Mà Thanh Tâm Tài Nhân chính là Nguyễn Du, không ai vào đây hòng trồng khoai đất này! Thời đó, Nguyễn Du cần phải bịa, dựng lên câu chuyện như thế thì mới mong có chỗ ngồi yên để viết lại câu chuyện tình sử lâm ly, bi đát lồng trong bối cảnh chiến tranh, chính trị hậu bán kỷ 18 này. Nếu không, triều Nguyễn sẽ không bao giờ để yên cho Nguyễn Du tự tung tự tác ăn cơm, lĩnh lương tiền, mặc áo quần của tao cấp phát của tao sao mày lại ngồi viết câu chuyện lịch sử về ngụy, giặc Tây Sơn như thế? Điều này chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu triều Nguyễn biết rõ ràng, cụ thể Nguyễn Du hiện đang cặm cụi viết, thảo, và làm những gì suốt thời gian ở Phú Xuân. Ai dám nói, gia đình Nguyễn Du, cả vợ chồng con cái, cháu chắt, giòng họ, mồ mã, hài cốt người đẹp Thúy Kiều Thu Mai, trong đó, tất nhiên là có liên quan cả đến di tích Quang Trung Nguyễn Huệ hiện tồn tại dưới Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai. Tất cả sẽ không bị bạo chúa thù vặt Gia Long, kẻ chủ trương cõng rắn cắn nhà gà, rước giặc về dày mã tổ và đám quan binh hăng tiết lôi ra chém sạch, đập phá sạch, đốt sạch. Ai dám nói?

 

Chúng tôi và thầy trụ trì chùa Liên Trì cùng đi đến thống nhất: bảy trong tám cạnh còn lại của Ngôi Tháp mộ Hoàng hậu sẽ là nơi đặt những tấm bia ghi nội dung các đoạn văn ngắn, súc tích, là những xác nhận sự thật của những vị cán bộ nhà nước yêu thích công trình mang tính lịch sử này. Thầy trụ trì chùa tất nhiên sẽ được ưu ái ghi những dòng lạc khoản đầu tiên lên trên công trình trên một tấm bia. Sáu cạnh còn lại sẽ chờ đợi người tìm đến chắp mối duyên nghìn trùng xa cách...

 

Sở dĩ nói nghìn trùng xa cách là bởi kể từ khi chúng tôi bắt tay vào công trình mang tính lội ngược dòng lịch sử này, bắt đầu từ những ngày đầu tháng 05 năm 2013 tại Tịnh thất Kim Châu ở Cát Lợi, thuộc thành phố Nha Trang-Khánh Hòa. Thì mãi cho đến hôm nay chúng tôi cũng cứ vẫn đơn thương độc mã, một hình một bóng xuôi ngược trên con đường chưa có dấu chân người lai vãng. Nghĩa là chưa có lấy bất cứ một con người nào từ bấy đến nay tìm đến, ngồi xuống bên cạnh chúng tôi, mở miệng nói rằng những phát hiện của sư, của thầy là rất đúng, rất có lý, nếu đem ra so sánh, chắp nối với những gì từng xảy ra trong lịch sử thời Nhà Tây Sơn với linh hồn cuộc khởi nghĩa Quang Trung Nguyễn Huệ nổi lên tung hoành ngang dọc trên khắp vùng miền đất nước kể từ năm Tân Mão 1771 cho đến khi Phú Xuân rơi vào tay Nguyễn Ánh. Năm 1801. Chỉ duy nhất có một bận các cán bộ nhà nước tìm đến làm việc, nói chuyện với chúng tôi khi chúng tôi từ tịnh xá Ngọc Sơn xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước-Bình Định gởi được lá thư trình bày sự việc rằng chúng tôi đã tìm được nơi chôn giấu linh cữu, thi hài vua Quang Trung hiện vẫn còn tồn tại trên đất Huế, dưới chánh điện một ngôi chùa qua một trung gian nhờ chuyển đến tận tay Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối năm 2017. Sau đó, vào ngày 16 tháng 06 năm 2018, Ban tuyên giáo trung ương phối hợp với Ban tuyên giáo Thừa Thiên Huế gởi mail mời chúng tôi ra Huế tham dự cuộc họp tại Khách sạn Thành Nội Huế. Cuộc họp này chúng tôi tự bỏ tiền túi ra vô giữa Bình Định-Huế. Riêng các cán bộ nhà nước tất nhiên được tổ chức tài trợ mọi chi phí đến đi, ăn uống, ngủ nghĩ. Cuộc họp gồm có đại diện của Ban tuyên giáo trung ương, tuyên giáo Thừa Thiên Huế, Bình Định, Viện khảo cổ Hà Nội, Viện Hán Nôm Hà Nội, Cục bảo vệ Di sản Quốc gia Hà Nội và các cán bộ nhiều ban ngành quản lý văn hóa, chùa chiền của Huế tham dự.

tháp mộ

Rồi từ bấy đến nay, chúng tôi không hề nhận được bất cứ thông tin gì từ những người, những ban ngành tham gia cuộc họp tại Khách sạn Thành Nội Huế hôm ấy nữa. Cả lời cảm ơn tuy rất muộn màng, trễ tràng, biết phép xã giao, đối đãi văn hóa giữa người với người của người đại diện cho thể chế, chủ trương, chính sách là ngài Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng với một công dân vô cùng yêu tha thiết lịch sử đất nước, dân tộc là chúng tôi đây.

 

Tóm lại. Với những gì được trình bày ở trên, hiện chúng tôi vẫn cứ là người duy nhất có công phát hiện, lội ngược dòng lịch sử, xác định sự thật không phải như người ta từng xúm mài đủng quần ngồi ghi ghi chép chép trong các dạng sử sách, văn bản, tài liệu xưa nay. Đồng thời, chúng tôi cũng là người phải ra tay thực hiện những công việc liên quan đến các dấu di tích lịch sử, như việc đứng ra vận động tài chánh mua vật tư sắt thép, xi măng, đá gạch, trả tiền công thợ, tiền khắc bia, và chỉ đạo công việc xây mộ, dựng bia, giải thích văn thơ cho hai mẹ con Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai được mồ yên mã đẹp, trọn tình nước non. Trong đó có sự trợ giúp nhiệt tình của nữ tín chủ Thích nữ Như Ý và thầy trụ trì chùa Liên Trì Thích Hoằng Chánh. Nếu không có hai sự giúp sức kịp thời kịp lúc này chắc chúng tôi đành phải bó tay, bỏ cuộc bởi sự thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm không nghe-không biết-không thấy của các cán bộ nhà nước từ địa phương đến trung ương vậy.

 

Riêng phần dưới chân đế Ngôi Tháp mộ, nếu lưu ý, chúng ta sẽ thấy có một vạch ngang, bao quanh tám cạnh. Đây là do sự phát sinh từ thầy trụ trì chùa, thầy nói nếu có điều kiện thầy sẽ cho làm cái nhà tứ giác, mái lợp ngói che toàn bộ công trình, phần nền nhà cao ngang vạch bao quanh tám cạnh. Lúc đó, Tháp Mộ sẽ có đủ ba bậc bằng nhau, đúng như mẫu Ngôi Tháp mộ, là đường xuống Cung điện ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai nằm phía trước chùa Thiên Thai do chính ban tham mưu Tây Sơn chủ trương xây dựng, gồm Ngô Thì Nhậm, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai. Còn trong hiện tại thì phần chân đế Tháp Mộ trông cao hơn hai bậc cấp ở phía trên cùng. Vì thế, khi tiến hành xây dựng phần nền móng, phải cho trừ hao phần nền nhà phát sinh về sau như đã nói. Nếu sự việc diễn ra như dự định, lúc đó chúng tôi sẽ đề nghị thầy trụ trì chùa hoặc những người tài trợ xây dựng công trình sẽ cho lát cỏ toàn bộ mặt nền nhà, thay vì lát gạch như thông thường. Vì chỉ có lát cỏ toàn diện mặt nền nhà thì công trình mới toát lên vẻ cổ xưa, đậm chất thiên nhiên, không bị bêton hóa, thô thiển cứng ngắc nếu mặt nền cho lát gạch theo cách thông thường như người ta vẫn thường hay thực hiện ở các công trình mang tính công cộng.

 

𝘎𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘹𝘶̛́ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘩𝘢́𝘵 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘢𝘪?
𝘏𝘢́𝘵 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘶̛? 𝘛𝘳𝘢̆𝘯𝘨 𝘭𝘢̣̆𝘯 𝘳𝘰̂̀𝘪.
𝘏𝘢́𝘵 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘴𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘶̛? 𝘚𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘮𝘰̛́𝘪 𝘳𝘶̣𝘯𝘨,
𝘛𝘩𝘰̂𝘪 𝘵𝘩𝘰̂𝘪 đ𝘢̀𝘯𝘩 𝘩𝘢́𝘵 𝘮𝘢̃𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘰̂𝘪...
(𝘙𝘜 𝘛𝘈 𝘔𝘖̣̂𝘛 𝘔𝘐̀𝘕𝘏)

Quảng Nam, lúc 17h ngày 13 tháng 05 năm 2021
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang