QUYỀN LỰC VÀ CHÂN LÝ KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Chúng tôi là một tu sĩ Phật giáo, vậy tất nhiên chúng tôi ít nhiều cũng từng tiếp xúc với các tu sĩ Phật giáo. Và qua những tiếp xúc như vậy, chúng tôi mới có dịp phát hiện ra một sự thật sau đây. Các tu sĩ Phật giáo là người ưa thích bản thân mình bị lệ thuộc, nằm dưới sự sai khiến, điều khiển của quyền lực. Như quyền lực của ông thầy trụ trì, hay quyền lực của các tổ thầy sáng lập hệ phái, tôn giáo, và quyền lực từ các loại kinh sách do các tổ thầy biên soạn hay được ghi chép lại từ các truyền thuyết.
Khi một người mà bị lệ thuộc, bị phục tòng vào các thứ quyền lực như thế rồi thì người đó sẽ không bao giờ chịu để tâm yên lặng lắng nghe những gì đã đang xảy ra ở chung quanh, cả những lời khuyên chí lý, chí tình của những người thân cận, có khi là của những người hoàn toàn xa lạ mang đến.
Chúng tôi cho ra ví dụ. Như chúng tôi từng cung cấp thông tin rằng dấu tích, linh cữu, thi hài Hoàng Đế Quang Trung hiện đang chôn giấu dưới CUNG ĐIỆN NGẦM dưới chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế. Nhưng đám cán bộ các ban ngành các nơi liền tìm mọi cách ngăn chặn, nhất đám cán bộ Sở Văn hóa Thừa Thiên Huế. Tại sao? Tại vì trong các văn bản sử học đều nói rằng Lăng mộ Quang Trung đã bị Gia Long quật phá từ lâu, còn đâu nữa? Chưa nói một số thông tin sau này của các cá nhân ở Huế, cả một số báo tặc ở Gia Định cũng thi nhau đưa tin, viết bài, viết sách nói như thế do dựa theo các văn bản sử học đã từng ghi ghi chép chép xưa nay. Như vậy, đây chính là sự trói buộc của thứ quyền lực do triều Nguyễn để lại đã khiến cho mọi người đời sau phải noi theo đó mà thực hiện không được sai sót. Riêng chúng tôi thì nghe theo chân lý, cho nên chúng tôi mới phát hiện sự thật không phải như cách mà mọi người từng mặc định xưa nay theo sự áp đặt của quyền lực như thế.
Ví dụ tiếp theo. Trong rất nhiều các loại kinh sách truyền thừa, cả những lời thuyết giảng cả các thầy tổ sau này trong Phật giáo đều cho rằng Đức Phật dạy con người nên hành Thập Thiện thì sẽ hưởng được phước báu rất lớn. Nhưng qua sự tu tập chúng tôi lại thấy Thập Thiện là bài pháp tào lao thiên địa, không hề có, nhất Đức Phật không hề thuyết giảng bài kinh nào là Thập Thiện cả! Tại sao ư? Chứng minh. Ý thức con người không phải chỉ có tham sân si -3 điểm- mà còn có mạn-đố-hận-hại là 4 điểm nữa. Như vậy, từ 10 điểm lành nay chúng tôi phát hiện thêm 4 điểm nữa thành ra là 14 điểm. Thế thì làm sao gọi Thập Thiện, tức 10 điều lành cho được? Muốn biết rõ chỗ này, mời các bạn đọc bài "Bóng đè hay thần kiếm giữa rừng gươm" trên trang w bonniemxu.com thì sẽ rõ hơn.
Tiếp nữa. Như sau khi gây ra một vụ án, thì hung thủ liền bỏ trốn mất dạng khỏi địa phương. Thế là các cơ quan pháp luật liền cử người đi tìm bắt đối tượng về xử lý đúng theo tinh thần pháp luật. Còn với người hiểu rành về luật nhân quả, họ sẽ không làm thế, vì cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó, không phải tự nhiên mà đối tượng kia lại dùng dao, gậy đâm, đập nạn nhân chết tội nghiệp như vậy. Do người này những đời trước đã từng gây ra những ác nghiệp tương tự, đến đời này nhân duyên hội đủ nên họ phải trả quả. Cho nên người hiểu rành luật trả vay của nhân quả không dại gì họ lại chạy đi tìm bắt đối tượng gây án kia làm chi. Mà chỉ có người thích hay bị quyền lực sai khiến, trói cột mới chấp nhận tuân theo mệnh lệnh chạy đi tìm bắt kẻ gây án về xử theo của cái gọi là luật pháp quy định. Có những tập truyện trinh thám đã nói lên được tình tiết đặc biệt này. Đó là khi nhà điều tra phá án sau khi đã tìm ra hung thủ giết người, và họ ngồi im lặng bên cạnh nghe kẻ giết người trần thuật đầu đuôi câu chuyện. Thế là nhà điều tra phá án đi đến quyết định dứt khoát, không còng tay hung thủ theo quy định pháp luật, mà để cho hung thủ tự do sống an ổn ngoài vòng pháp luật. Bởi theo tình huống của câu chuyện, thì ngay cả nhà điều tra phá án hay bất cứ ai vào lúc đó cũng phải làm như thế, chứ không thể nào làm khác đi dược. Đó là do bị dồn vào đường cùng, cho nên hung thủ phải mọi cách tự vệ, chống trả quyết liệt để bảo vệ tính mạng bản thân và tìm một lối thoát cho tương lai ngày mai.
Thêm nữa. Phật Adiđà là ông Phật dỏm do người Trung Quốc dựng lên. Nhưng từ khi truyền thống, truyền thuyết hoang đường, ảo tưởng này được dựng lên rồi thì từ đó nó lại toát ra một thứ quyền lực mạnh ghê gớm, khủng khiếp! Mà bất cứ những ai khi đọc qua bài kinh Adiđà hay khi đứng trước chân dung, pho tượng Adiđà thì cũng phải tin ngay liền liền! Hoặc ít ra cũng phải chắp tay cúi đầu miệng lâm râm khấn nguyện chí thành không chậm trễ phút giây. Đây chính là thứ quyền lực được truyền thừa qua kinh sách của các tôn giáo đã từng điều khiển, sai khiến cả một đoàn thể, một dân tộc, một đất nước, thậm chí cả một thế giới cũng phải răm rắp ngã mũ, cúi đầu, chắp tay quỳ lạy trước loại quyền lực mạnh vô song, không tưởng này!
Tóm lại. Trong cuộc sống, nếu để ý bạn sẽ thấy có hằng muôn vạn người chung quanh đã đang bị quyền lực hay thích bị quyền lực điều khiển, sai khiến, chứ không bao giờ họ muốn nghe hay muốn tìm nghe, im lặng lắng nghe những lời từ chân lý, sự thật nói lên. Thêm ví dụ, như khi bất chợt có con cóc hay con rắn một hôm bò vào trong nhà thì mọi người liền hô hét đuổi ra, đuổi ra, giết nó mau! Chứ ít ai chịu hiểu rằng khi những con vật này mà bò, nhảy vào nhà là nó đang mang lại điềm lành cho gia chủ. Và thay vì gia chủ nên im lặng lắng nghe các con vật này đang muốn nói, muốn trình bày, tâm tình những gì thì họ lại tìm cách xua đuổi, hoặc lấy cây gậy đập chết sứ giả mang tin vui đến cho mình và gia đình. Tội nghiệp. Làm ơn mắc oán.
Vậy bạn là hạng người nào, người thích bị quyền lực điều khiển, sai khiến hay hạng thích nghe chân lý, sự thật tìm đến kể lể, tâm tình?
Miền trung thương nhớ,
lúc 9h59 ngày 14 tháng 09 năm 2019
Bốn niệm xứ