Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MIẾU THỜ TƯỚNG GIẶC SẦM NGHI ĐỐNG...

MIẾU THỜ TƯỚNG GIẶC SẦM NGHI ĐỐNG

VÀ BÀI THƠ "ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG"

CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG 
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ nói về cái miếu thờ tướng giặc Sầm Nghi Đống tại Thăng Long Hà Nội. Chả biết cái miếu ấy giờ nằm nơi đâu, hình như cái miếu mà các bạn thấy trước mặt thì phải. Miếu này nằm ở số 10C, ngõ Đào Duy Từ-Hà Nội, người trong ảnh chính là người quyết tâm đi tìm cái miếu lịch sử này cho bằng được mới thôi. Luật sư Phan Thị Hương Thủy người Hà Nội.

Bài viết này ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến ý nghĩa của bài thơ. Mời các bạn đọc qua xem sao. Câu thứ nhất: "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" là mật mã dùng chỉ cho chữ Nghi . Ở trên chữ Nghi là bộ Miên 3 nét, dưới là bộ Mục 5 nét. Mục là con mắt, tức liếc mắt, còn Miên chúng tôi chỉ lấy ra hai nghĩa, nghĩa thứ nhất Miên là mái nhà hay là cái nhà được lợp trùm mái cả nhà trong và nhà ngoài, tức chỉ cho cái đền thờ tướng Sầm Nghi Đống. Lại Miên còn là ngủ, nhắm mắt, tức ám chỉ người đã chết hiện được thờ trong đền là tướng Sầm Nghi Đống. Thêm nữa, nếu vật gì được bày, dàn ra hàng ngang cũng được gọi là Miên . Như vậy, câu: "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" chính là mật mã của chữ Nghi 8 nét này đây .

người

Luật sư Phan Thị Hương Thủy bên miếu thờ tướng giặc Sầm Nghi Đống tại số 10C, ngõ Đào Duy Từ-Hà Nội 

Chúng tôi phát hiện có văn bản ghi là "Liếc mắt trông lên thấy bảng treo" như vậy là sai, không còn đúng với nguyên bản của Hồ nữ sĩ. Tiếp theo là câu "Kìa đền thái thú đứng cheo leo" là chỉ cho chữ Đống 12 nét. Bên trái chữ Đống là chữ Mộc 4 nét, bên phải là chữ Thúc 7 nét. Ba chữ "đứng cheo leo" là chỉ cho chữ Mộc -gốc cây- đứng cô đơn, hiu quạnh một mình. Tức khi treo cổ tự vận thì tướng Sầm Nghi Đống phải thắt sợi dây thòng lọng tại một gốc cây nào đó, tức chỉ cho chữ Mộc 4 nét. Thúc có nghĩa là thúc thủ, bó tay, dầu hàng chịu thua, chịu chết. Các chữ "Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo" chính là ám chỉ cho cách viết thêm chữ Nhất 1 nét ngang, nhưng cũng là nét dọc-tượng trưng sợi dây thòng lọng- vào chữ Thúc 7 nét để biến, hóa chữ này ra chữ Đông 8 nét. Lịch sử đã cho chúng ta biết khá rõ tướng Sầm Nghi Đống được biệt phái trấn thủ đồn Khương Thượng. Và đồn Khương Thượng này là một trong năm mũi tiến công đã được đô đốc Đặng Tiến Đông là người chịu trách nhiệm tấn công, càn quét. Chữ Đông như vậy là chỉ cho đô đốc Đặng Tiến Đông.

Khi chơi chữ như vậy là nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn ám chỉ vào sự việc tướng Sầm Nghi Đống do kháng cự không lại sức công phá mãnh liệt, sục sôi tràn lên như nước vỡ bờ bởi lòng yêu nước, căm thù của mũi tiến công do đô đốc Đặng Tiến Đông cầm đầu cùng cánh quân cảm tử Tây Sơn nên đã phải thắt dây thòng lọng treo cổ tự vận dưới gốc cây để khỏi bị giặc giết chết và cũng để khỏi phải mang tiếng là bại tướng chết quá nhục nhã, ươn hèn trong tay giặc. Thúc còn có âm đọc là Thú. Thú chắc bạn cũng đã biết là chỉ cho danh tước, địa vị của quan Thái thú Sầm Nghi Đống. Nhưng tay học giả Nguyễn Duy Chính hiện ở Mỹ lại cho Sầm Nghi Đống không phải là quan Thái thú, mà là quan Thổ Tri châu Điền Châu, lại Sầm Nghi Đống cũng không phải chết do treo cổ, mà chết do kháng cự quyết liệt nên bị nghĩa quân Tây Sơn chém đứt cánh tay, sau dùng kiếm đâm thủng ruột chết. Đây là thủ đoạn, hành vi gian lận, đánh tráo sự thật lịch sử của thằng phản quốc hại dân Nguyễn Duy Chính với mọi luận điệu hòng đề cao bọn giặc xâm lăng, đồng thời hạ thấp giá trị NHÀ TÂY SƠN xuống dưới bùn nhơ nước đọng trong nhiều tập sách của y, ở đây là tập VIỆT THANH CHIẾN DỊCH.

Câu ba: "Ví đây đổi phận làm trai được" chỉ là một ví dụ, để rồi từ ví dụ này mới có thể viết ra chữ Sầm là họ của tướng Sầm Nghi Đống. Sầm ở trên là chữ Sơn 3 nét, dưới là chữ Kim 4 nét. Kim là nay, chuyện hôm nay, chữ này dùng đối lại với chữ cổ là chuyện cũ, chuyện ngày xưa. Chuyện xưa là chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội với cái chết quá đau đớn, ô nhục của tướng Sầm Nghi Đống. Còn chuyện nay là chuyện đi điền dã, quan sát thực tế chiến trường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Lại Sầm còn có nghĩa là bẽ mặt, dị lắm, khó coi lắm đấy! Như vậy, câu cuối: "Thì sự anh hùng há bấy nhiêu" chứng tỏ nữ sĩ họ Hồ dám to gan lớn mật vuốt râu hùm khi cho rằng Quang Trung bất quá cũng chỉ là hạng tài giỏi nhưng chưa phải là hạng xuất chúng, hãn hữu. Chứ phải tay như tớ -Xuân Hương- thì bọn giặc Thanh kia phải nằm phơi thây ra hết lại Thăng Long không còn một mống rồi, làm sao còn có thể quăng hết ấn kiếm, gươm đao chạy sổng nhông nhông xì khói trắng khói đen về Tàu dễ dàng như thế nhỉ? Quá bẽ mặt, khó coi, dị lắm đấy nhé ông ngài Tây Sơn ạ?

Ghé (liếc?) mắt trông ngang thấy bảng treo-Nghi
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo-Đống
Ví đây đổi phận làm trai được-Đổi, thay từ, chữ.
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu-Sầm (: bẽ mặt, dị lắm, khó coi lắm!).

Hoan hô nữ sĩ Xuân Hương, người không hổ danh là bà chúa thơ Nôm có một không không hai trong lịch sử văn sử học đất nước. Hoan hô! Hoan Hô!

Giải bài thơ này chúng tôi muốn cho các bạn hiểu ra rằng có những bài thơ chứa đựng những cách sử dụng mật mã, ở đây là cách dùng chữ Nôm để viết ra những chữ Hán rất tài tình, điêu luyện của các danh sĩ xưa kia nhưng đã đang bị mọi người hiểu biết rất lầm lạc. Và từ chỗ hiểu lầm lạc này đã khiến cho nhiều người, nhất giới văn sử học và giới thầy cô giáo các cấp khi mang ra giảng, dạy cho quần chúng và học sinh không bao giờ đạt được yêu cầu chất lượng, đúng trọng tâm của văn bản. Đây là điều rất đáng tiếc vậy.

Chú thích:
Đền tiếng Nôm còn đọc là điền, tức là thêm vào chỗ thiếu, chỗ trống. Thái tiếng Nôm là chú ý.

Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang