Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

2- THỦ THUẬT ALIBI ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM DỰNG LÊN CHỨNG CỚ NGOẠI PHẠM CỦA NGÔ THÌ NHẬM BÀ HUYỆN THANH QUAN

2- THỦ THUẬT ALIBI (ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM
DỰNG LÊN CHỨNG CỚ
NGOẠI PHẠM CỦA
NGÔ THÌ NHẬM 
& BÀ HUYỆN THANH QUAN)

Như các bạn đã biết. Những bình luận tập trung, xoay quanh hai bài thơ Qua đèo Ngang & Thăng Long Hoài Cổ mà chúng tôi đưa lên mạng vừa rồi của một số ít người hầu như chưa điểm đúng vào trọng tâm, vào cái mà chúng tôi nhắm đến. Đó là đặt ra những bài toán hóc búa, nghiệt ngã -có thật- để tìm ra những lời giải, người giải. Nhưng hầu hết những ý kiến phản biện, cả phản bác đã cho biết hiện chưa có một người nào có loại năng lực đặc biệt hòng có thể đột phá vào bí mật lịch sử như một thiền sư lão luyện, thừa kinh nghiệm khi giải đáp một công án vậy.

 

Đám bình luận này nhầm to ở chỗ. Như khi nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác ca khúc Hướng về Hà Nội với những ca từ hoài niệm, lòng trắc ẩn miên man, khôn nguôi của người con đang ngày đêm tha thiết nhớ về địa giới mà trong thơ văn cũng có nói từ trước đó:

 

"Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long..."

 

Và:

 

...Hà Nội ơi, những chiều sương gió dâng khơi,
Có người lặng ngắm mây trôi.
Biết bao là nhớ tơi bời...

 

Ở đây, câu chuyện này, tựa đề của bài thơ có hai chữ Thăng Long, và chính hai chữ có thật nhưng đồng thời cũng rất mơ hồ, trừu tượng này đã làm cho giới văn sử học từ hơn 200 năm nay chẳng hẹn mà cùng xúm đè cứng ngắc cho rằng bài thơ này Bà Huyện viết cho Thăng Long Hà Nội. Khi sự việc một đằng lại hiểu theo một nẻo như vậy tất nhiên giới văn sử học Bắc Nam đều dựa, y cứ vào các câu chữ đã bị kẻ vô danh tiểu tốt nào đó đè bài thơ chỉnh sửa rất nhiều câu, như hai câu thực này đây:

 

"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương..."

 

Nếu chúng ta căn cứ, y chỉ vào những từ ngữ này để xúm cho rằng nội dung bài thơ là Bà Huyện viết cho Thăng Long Hà Nội thì cũng không có gì sai trái. Tại sao? Bởi đầu óc, tư tưởng của giới văn sử học Bắc Nam xưa nay làm việc luôn với nguyên tắc cố định, bất di dịch là phải dựa vào truyền thuyết-truyền thống đã có dù từ ngàn xưa hay của hôm nay. Điều này chúng ta không lạ.

 

Nhưng với đôi mắt của nhà điều tra phá án với mục đích để khám phá, đột phá, để tìm ra cho bằng được những thủ phạm vụ án thì sự việc sẽ được người ta hiểu và đánh giá, kết luận khác đi một cách.

văn bia
Thăng Long Hoài Cổ và văn bia Tháp mộ trước chùa Thiên Thai là hai mảnh răng của một lưỡi cưa ráp lại

Đây là điều đặc biệt hoặc kinh nghiệm lão luyện mà chỉ những người đặc biệt, cá biệt mới có cái nhìn và sự hiểu biết xuyên thấu những sự việc, trường hợp nào đó. Còn những người khác thì không thể. Và bởi vì không thể, không có đôi mắt nhìn qua bên kia sự việc cho nên người ta, tức giới văn sử học Bắc Nam hữu ý vô tình đã nhập nhằng, chồng chéo, đan cài bài thơ Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện cách đó hơn 200 năm vào với ca khúc Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương hôm nay.

 

Nói như vậy bởi con người vẫn thường hay bị dính mắc vào nhiều vấn đề, trường hợp xảy ra ở chung quanh. Và con người cũng vẫn thường hay đồng hóa, liên kết, móc nối, đem sự việc này nhập vào câu chuyện kia để lấy ra một thông số, điểm đồng nhất nào đó để đi đến một quyết định, mặc định nhiều khi có phần hơi khập khiễng, vô lý song cũng rất táo bạo, dứt khoát nữa.

 

Thiết nghĩ, đây cũng chính là những vụ việc mà theo đó nó đã đẩy, đưa nhiều các vụ án tình tiền, cướp trộm, giết người và thanh trừng nội bộ đi vào chỗ hoàn toàn bế tắc, rối rắm không lối thoát. Như vụ án vườn điều năm xưa ở tại chốn này, vụ án người tù thế kỷ Nguyễn Thanh Chấn và vụ án bi thảm của bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh ở phường Ghềnh Ráng-Quy Nhơn thời mới giải phóng vậy.

 

Chúng ta trở lại với trọng tâm câu chuyện.

 

Thăng Long Hoài Cổ thật ra không phải là bài thơ hoài niệm về quê hương, xứ sở mà Bà Huyện cao hứng sáng tác khi xưa. Mà cụm từ này chỉ là một khái niệm thực hư hư thực Bà Huyện dùng để đánh lừa dư luận của thời ấy. Vậy Bà Huyện dùng khái niệm giả tạo, tức thuật ngữ mà chúng tôi nói là ALIBI -dựng lên một chứng cớ ngoại phạm- này để ám chỉ về sự việc gì? Đó chính là chỗ này đây, "Thăng Long" dĩ nhiên là Hà Nội! Nhưng hai chữ "hoài cổ" là Bà Huyện ám chỉ vào câu chuyện ân oán có thật giữa hai nhân vật lịch sử là Ngô Thì Nhậm và cố nhân Đặng Trần Thường, phó tổng trấn Bắc thành từng xảy ra tại trước sân Văn Miếu Quốc Tử Giám đúng vào năm 1802.

 

Rồi sau lần gặp nghiệt ngã này thì không lâu sau đó, tháng 4 năm 1803 danh sĩ Ngô Thì Nhậm lâm trọng bệnh. Và họ Ngô đã ra đi với niềm tiếc thương vô hạn, khôn nguôi về những tháng ngày tung hoành ngang dọc của mình thủa xưa trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ với người anh hùng áo vải mà bất chợt mình đã hội ngộ tại cố đô yêu dấu vào năm Bính Ngọ 1786.

 

Có quá nhiều những kỷ niệm tốt đẹp của hai con người tâm đầu ý hợp trên lĩnh vực chính trị-quân sự và trong công cuộc chăn dân trị nước của những ngày đầu dựng đô vô cùng khó khổ. Ngoài ra là những cuộc hàn huyên tâm sự, chén tạc chén thù những khi cao hứng, hoặc lúc bên bàn tròn đủ mặt bá quan văn võ cùng đàm đạo, thảo luận những điển tích, văn chương tiền nhân cổ đức mà một tay hay giỏi văn thơ như Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm làm sao không thể không ghi, không lưu lại trong những áng văn chương bất hủ. Và những bài văn, bài thơ bất tử này hiện đã được giới trí thức và con cháu giòng họ Ngô Thì kết tập, đưa một số vào trong hai tập Ngô Gia Văn Phái do NXB Hà Nội ấn hành gần đây.

 

Trong hai tập này sách văn học của dòng họ Ngô Thì này có bài thơ Khâm Vãn Đan Dương Lăng. Bài thơ này thuộc diện mật mã, dùng để ám chỉ Lăng mộ, dấu tích Hoàng đế Quang Trung đã được chính Ngô Thì Nhậm di dời mang đi chôn giấu ở đâu đó trên đất thần kinh cố cựu sau lần an trí thứ nhất tại Cung điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm xưa và 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế ngày nay.

 

Khi làm bài thơ này thì Ngô Thì Nhậm ngầm hy vọng, đặt niềm tin bất diệt duy nhất một điều rằng. Biết đâu sau này sẽ có một quái kiệt giang hồ võ lâm xuất hiện đọc và giải được những mật mã nghiệt ngã mà mình đã ẩn dụ, ký thác trong tám câu thơ tuyệt mệnh thì sẽ tìm ra được dấu tích người xưa đã từng chợt đến chợt đi như một ngôi sao băng rực rỡ trên bầu trời âm u, tăm tối hậu bán kỷ 18 xa xưa.

văn bia
Khâm vãn Đan Dương Lăng & Thăng Long Hoài Cổ là hai bản mật mã có chung mục đích chỉ vào văn bia này đây!

Bài thơ mật mã này của danh sĩ họ Ngô tất nhiên Bà Huyện phải được, phải từng đọc qua. Bởi Bà là người thuộc tầng lớp trí thức kiêm giới chức quan quyền đất văn vật Thăng Long Hà Nội. Lại bởi nội dung của nó là viết lại, kể lại lần đụng độ nảy lửa tại Văn Miếu Quốc Tử Giám giữa tác giả và cố nhân Đặng Trần Thường. Điển tích của sự việc này ngày nay vẫn còn truyền tụng râm ran trong dân gian:

 

"Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai?
Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, bởi thời thế thế thời phải thế!"

 

Rồi...

 

...Đôi khi chợt nghe tiếng tâm tư vọng nẻo về,
Ngược dòng thời gian đưa hồn đi tìm quá khứ.
Lúc môi không còn mềm,
Bến mơ không nẻo tìm.
Bóng ngã chiều hoang...

 

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm đã buông lỏng đôi tay, mỉm cười thở nhẹ ra đi với một niềm hy vọng vào một ngày mai chưa biết sẽ ra sao chỉ đơn giản như vậy hay sao?

 

...Nghe hơi sương lạnh chỉ e trời mưa,
Tay ôm kỷ niệm buồn ghi vào thơ.
Kiếp mình là bến, tiễn đoàn tàu trong đêm.
Bến hoang im lìm.
(HAI KỶ NIỆM MỘT CHUYẾN ĐI)

 

Nhưng đằng sau những sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết, cũng rõ khi đọc qua tám câu Đường luật tự sự này của danh sĩ họ Ngô. Còn lại là một trời ẩn dụ mật mã mà chỉ những người lão luyện văn chương, thông minh, đáo để như Bà Huyện mới có thể nắm bắt rõ ràng đầu đuôi câu chuyện, vụ việc.

 

Vậy chuyện đó là chuyện gì?

 

Dòng thời gian vẫn mãi lặng lẽ êm trôi...

 

Rồi hơn 40 năm về sau, khi Bà Huyện một hôm bất chợt nhận được chiếu chỉ triều đình liền vội khăn gói quả mướp độc hành độc bộ vào Nam làm việc cho vua Miên Tông-Thiệu Trị, vào năm 1840. Chính bài Đường luật Qua đèo Ngang làm đúng vào thời gian này. Như câu khai đề đã cho chúng tôi biết rõ sự việc phải như thế xảy ra:

 

"Bước tới đèo Ngang bóng xế tà..."

 

"Đèo Ngang" là bộ Nhất 1 nét. "Bóng xế tà" là bộ Chủ chấm ngự trên bộ Nhất ra bộ Đầu 2 nét. Đầu ở đây là đầu tiên, năm đầu tiên.

 

Tiếp đó, nối sau triều Thiệu Trị, là thời điểm dưới triều vua Tự Đức. Bà Huyện làm việc liên tục cho hai triều vua nhà Nguyễn không gián đoạn. Thì thử hỏi, từ kinh đô Phú Xuân chỉ cần thả bộ tầm hơn km là đến sông Hương, bước lên thuyền, băng ngang dòng Hương giang khoảng 400m chiều rộng, đi tiếp tầm 3-4km nữa là Bà Huyện đã có mặt tại ngay điểm bí mật lịch sử mà danh sĩ họ Ngô đã từng ẩn dụ, ký thác trong thơ khi xưa. Thì tại sao, tiếp, theo đó vì lý do gì mà Bà Huyện lại không đi, không động não để tìm kiếm khám phá, đột phá những bí mật lịch sử đã từng nhốt kín, giam hãm hoặc thôi thúc, giục giã tư tưởng của Bà hơn 40 năm kia chứ?

 

Chẳng phải dòng tư tưởng vô ngôn từng được ký thác, gửi vào văn thơ còn lại đã chẳng cho lịch sử biết rõ Bà Huyện là người có tâm hồn ưa thích thiên nhiên, ưa ngao du sơn thủy hữu tình và đề thơ kỷ niệm hay sao?

 

"Bầu dốc quan san say chút rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ..."

 

Hoặc:

 

"Mấy tàn sen rớt hơi sương ngự,
Năm sắc mây phong nếp áo chầu..."

 

Và:

 

"Sách lớp phế hưng coi đã rộn,
Chương hồi kim cổ lắng càng mau..."

 

Chính vì những lý do, chi tiết cụ thể có thật khi dựa vào những sự kiện có thật, từng xảy ra mà chúng tôi mới có điều kiện để đi đến xác nhận, kết luận. Bài thơ Thăng Long Hoài Cổ là một bài thơ mật mã, được Bà Huyện sử dụng để chỉ vào văn bia bí mật tại Ngôi Tháp lịch sử nằm trước chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế hôm nay. Chứ bài thơ TLHC này tuyệt đối không phải Bà Huyện làm ra để trắc ẩn, hoài niệm miên man về đất Thăng Long Hà Nội trầy trật, lềnh bềnh sông nước ngoài kia!

 

Điều này là hoàn toàn xằng bậy! Rất nguy hiểm, càn dở bớ đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự chuyên không chuyên Bắc Nam xưa nay!

 

Tóm lại. Trong câu chuyện lịch sử mơ hồ xa xưa còn sót lại rằng Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung hiện vẫn còn hay đã bị Gia Long và quan binh triệt phá mất hết rồi hiện chỉ có hai quái kiệt giang hồ võ lâm hiểu biết đúng như thật là còn hay không mà thôi. Quái kiệt võ lâm thứ nhất là Bà Huyện Thanh Quan với bài Đường luật mật mã Thăng Long Hoài Cổ bất hủ còn lại đã bị chỉnh sửa be bét. Và nó, bài thơ với những câu chữ tào lao thiên tướng, tréo cẳng ngỗng trật cù chìa đã từng gây ra những ngộ nhận, hiểu biết mơ hồ, nhập nhằng chết người khi con bò cạp núi lại xúm đè cho rằng bớ con cua đồng, con cua đồng! Quái kiệt võ lâm thứ hai là chúng tôi hôm nay với những chỉnh sửa không sai ly hào hòng trả lại sự thật cho lịch sử. Còn lại tất cả đành đứng bên ngoài chóc mỏ dòm ngó chơi vui, cùng chạy tới chạy lui như kiến bò quanh miệng chảo chẳng được việc gì cho ra việc gì.

 

Thế có khổ không?

 

Miền Trung thương nhớ,
lúc 08h14 ngày 28 tháng 12 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang