16/09/2021 02:PM
DANH TÍNH PHỤ THÂN NGƯỜI ĐẸP THÚY KIỀU LÀ ĐÂY CHỚ Ở ĐÂU NỮA?
Để trả lời hay xác định cho câu hỏi này, xin mời các bạn, tôi anh chị bỏ chút đỉnh thì giờ vàng ngọc mà trong mùa dịch cũng không làm được việc gì đọc lại câu Kiều 2757 để hiểu rõ sự tình câu chuyện lịch sử xa xưa từng thế nào xảy ra.
Như chúng tôi từng nói trên nhiều bài viết rằng cha của người đẹp Thúy Kiều nghiêng nước nghiêng thành là một vị tướng, chết từ trước đó lâu rồi, khi mấy chị em của nàng hãy còn nhỏ. Còn vua Lê Hiển Tông, người mà lịch sử nhầm lẫn, cho đó là cha của Công chúa Lê Ngọc Hân thật ra là cậu hay dượng của Thúy Kiều mà thôi. Nói như thế bởi người đẹp Thúy Kiều về sau đã được đưa vào đánh tráo, thế vai Công chúa Lê Ngọc Hân, tác hợp cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ở phía sau tấm màn nhung. Còn trước đó vua Lê và triều thần từng đi đến quyết định, gã Công chúa Lê Ngọc Hân cho danh tướng Tây Sơn. Những ai từng đọc các bài viết của chúng tôi nói về các sử sự bí ẩn này chắc cũng đã biết hết rồi. Nay khỏi nhắc lại chi nữa. Mà chỉ nói về việc, cha của người đẹp Thúy Kiều là ai.
Câu hỏi này đã được thi hào Nguyễn Du, là người trong cuộc của câu chuyện tình sử chốn quan trường nói quá rõ trong văn bản Kiều, như câu 2757 này đây. Câu này ghi là:
Hỏi ông ông mắc tụng đình...
Câu này có một chữ sai, đó là chữ "tụng". "Tụng 誦" tức là ôm mớ giấy tờ, hồ sơ cơm đùm cơm dở đi thưa kiện vụ việc gì đó ở chốn công quán, nơi làm việc của cán bộ chính quyền, hoặc có khi khởi kiện lên tới triều đình nếu chính quyền địa phương xử lý vụ việc không xong, không nỗi cho bị đơn. Chữ này, theo chúng tôi, đó là chữ "phục". "Phục 伏" tiếng Hán là nép, nằm phục xuống, là giấu binh lính một chỗ kín đáo, bí mật, chờ giặc đến sẽ nhào ra đánh bất ngờ khiến giặc trở tay không kịp. Nói chung "phục 伏" là ẩn náu, mai phục, phục kích, nằm phục một chỗ, có khi phục một chỗ chờ làm việc gì đó. Hoặc "phục 伏" còn là cúi xuống, đầu cúi xuống nhận tội, thừa nhận việc làm sai trái trước pháp luật, công đường, nơi xử phạt của một ai đó.
"Phục 復" còn có nghĩa là lại, như đi rồi quay trở lại thì gọi là "phục 復". "Phục 復" còn là báo đáp, như phục thư: viết thư trả lời, phục cừu: báo thù. Tóm lại. "Phục 復" là đáp lại, trả lời, như trả ơn, báo thù. "Phục 復" thêm nghĩa là áo tang của năm loại tang phục thời xưa, gồm:
1-Trảm thôi
2-Tư thôi
3-Đại công
4-Tiểu công
5-Ty ma.
Như vậy, căn cứ vào chữ "phục 伏, 復" này đây của câu 2757 với dụng ý của thi hào Nguyễn Du, chúng tôi xác định, lúc này cha của người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đã ra đi từ rất lâu rồi, khi mấy chị em hãy còn nhỏ, thơ ấu. Và người cha đã chết đó của mấy chị em có tên là Phúc. Tức người cha đó của mấy chị em Thúy Kiều là danh tướng Hoàng Ngũ Phúc! Nói như thế bởi "phục 復" còn có âm đọc là phúc. Ai nói thì còn sai, chứ người trong cuộc, đương thời là thi hào Nguyễn Du nói không sai bao giờ cả qua 3254 câu lục bát dùng để chuyển tải, ẩn giấu, cài, nén những bí ẩn, sự thật câu chuyện liên quan đến rất nhiều những nhân vật lịch sử, có thật, từng xảy ra trong thời đó. Ở đây là nhân vật Hoàng Ngũ Phúc trong câu 2757, cha của ba chị em người đẹp Thúy Kiều, người trong mộng đầu đời của thư sinh Khiêm Trọng Nguyễn Du, tức Thanh Tâm Tài Nhân.
Các bạn thắc mắc, hãy gõ vào trang mạng, sẽ biết danh tướng Hoàng Ngũ Phúc mất thời gian, năm nào ngay liền. Không lâu đâu.
Khi nói như thế, "Hỏi ông ông mắc phục đình" là ý Nguyễn Du nói lúc này cha chị em Thúy Kiều đã đang chịu tang phục, tức ngồi trên bàn thờ ở cả hai triều đình là triều Lê phủ chúa. Bởi triều Lê và phủ Chúa đều tôn thờ, chịu ơn vị tướng từng nhận lệnh triều đình kéo quân đi chinh phạt, dẹp trừ phiến loạn, giặc giã khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, giúp nhân dân các vùng miền sống yên ổn, làm ăn no ấm. Công ơn của danh tướng Hoàng Ngũ Phúc vì thế rất to lớn, vĩ đại, xứng đáng được tôn thờ, kính ngưỡng đời đời kiếp kiếp đối nhân dân Đàng Ngoài và triều Lê phủ Chúa trong thời đó. Có điều, tướng Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Huệ chưa bao giờ giáp mặt, đụng độ với nhau. Có thể thời đó Nguyễn Huệ hãy còn quá trẻ tuổi chăng? Hoặc nhân quả xếp đặt hai con người lịch sử về sau là cha vợ, chàng rễ này không thể đụng độ, chiến đấu với nhau. Có thể.
Tóm lại. Rất tiếc câu 2757 được cụ Nguyễn Du dùng để cài, nén, giấu đồng thời cũng là câu "bật mí" sự thật lịch sử rằng cha của chị em Thúy Kiều là ai về sau đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên đã biến thành câu bậy bạ, tào lao thiên tướng là:
Hỏi ông ông mắc tụng đình...
tức ông đang ôm đống hồ sơ, giấy tờ đi thưa kiện vụ việc gì đó lên pháp đình, công quán hoặc nơi làm việc triều đình. Ô hô! Kiều ơi là Kiều!
Thật ra, câu lục 2757 "Hỏi ông ông mắc phục đình" không phải được thi hào Nguyễn Du dùng để ám chỉ cho danh tính, tên tuổi người cha của chị em Thúy Kiều. Nói thế là sai lắm. Mà câu đó được Nguyễn Du sử dụng để nói về việc, sau sáu tháng về quê chịu tang chú ở Liêu Dương, thì khi trở lại kinh thành Thăng Long, thư sinh Khiêm Trọng mới biết người trong mộng đầu đời đã đi về phương trời viễn xứ trong kia cùng với tướng giặc có tên là "Mã quản binh", tức Bắc Bình vương Nguyễn Huệ rồi. Còn đâu nữa. Đồng thời, thư sinh Khiêm Trọng cũng biết vương ông, tức vua Lê Hiển Tông, là dượng của người đẹp Thúy Kiều cũng đã chết không lâu sau đó khi đã đồng ý tác hợp, gã cháu của mình là Thúy Kiều cho Mã quản binh qua lời giới thiệu, mai mối của người có tên là Chung sự, tức tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh. Đoạn này, đoạn nói về khi thư sinh Khiêm Trọng sau sáu tháng về quê chịu tang chú, khi trở lại kinh thành, tìm đến vườn thúy, nơi hai người từng âu yếm, ân cần, trao cho nhau những lời hẹn ước buổi ban sơ gặp gỡ thì mới hay tin sự việc xảy ra, là từ câu 2739 "Nỗi nàng tai nạn đã đầy" đến câu 2820 "Tạ từ sinh mới sụt sùi trở ra...".
Tóm lại. Câu lục 2757 "Hỏi ông ông mắc phục đình" là nói hiện trạng cái chết của vua Lê Hiển Tông lúc này đang được thờ phượng, cúng kính nghiêm trang tại triều Lê phủ chúa với tang phục của quan binh công hầu khanh tướng qua năm loại tang mà chúng tôi có nói ở trên. Riêng những câu mang tính mật mã mà Nguyễn Du dùng để xác định danh tính, tên tuổi, mặt mũi phụ thân của mấy chị em người đẹp Thúy Kiều là ở đầu truyện, từ câu 11 "Có nhà viên ngoại lộc hoàn..." đến câu 38 "Tường đông ong bướm đi về mặc ai...".
Về sau, câu mật mã được Nguyễn Du sử dụng mục đích "bật mí" lịch sử "Có nhà viên ngoại lộc hoàn..." đã bị cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn, đã biến thành câu sai bậy, vô nghĩa, trống không là "Có nhà viên ngoại họ vương...". Và cũng từ đó, hết chuyện nọ lại đến chuyện kia, theo đường dây dắt dẫn, hệ thống mở của nhân quả, tất cả những bí mật, ẩn khuất từng được thi hào lừng danh, hãn hữu, có một không hai của đất nước, dân tộc đành phải bị vùi chôn theo thời gian, năm tháng, không còn gì. Và cũng từ đó, người ta xúm cho truyện Kiều gốc là của Tàu, do cụ Nguyễn Du săn nhặt được nhân một lần đi sứ sang Tàu mang về ăn ở không ngồi dịch qua thể thơ lục bát, chữ Nôm, gồm 3254 câu nhằm tập trung đám bè bạn, tao nhân mặc khách tụ tập đến ngâm, đọc nghe cho vui tai vui miệng lúc trà dư tửu hậu, khi chếnh choáng cơn men. Hết.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.