Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

MỘT THIÊN TUYỆT BÚT...

MỘT THIÊN TUYỆT BÚT...
Trong tập thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du, trang 149 có bài Độc tiểu thanh ký, hai câu cuối chuyển và kết của bài này ghi là:

不知三百餘年後
天下何人泣素如
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Hai câu này được tác giả Vũ Tam Tập dịch nghĩa và dịch thơ như sau:

Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Dịch thơ:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Riêng chúng tôi thì cho hai câu này đã dịch sai, sở dĩ dịch sai là do câu văn đã bị chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên câu cú, văn nghĩa, cả nhiều câu còn lại trong bài, cùng đề bài đã không còn đúng với nguyên bản gốc của thi hào Nguyễn Du. Chúng tôi xin chỉnh lại hai câu này như sau cho đúng với nguyên bản gốc:

一詩三百非千後
天下何人泣素如
Nhất thi tam bách phi thiên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa:
Một thiên tuyệt bút phi thường, ngoài khả năng hiểu biết đám hậu sanh khả úy "tình sử chốn quan trường" 3254 câu lục bát thơ Nôm để lại cho mai sau, và để nói tắt tóm, gọn gãy theo câu Kiều 2626 là: "Một thiên tuyệt bút gọi là để sau". Các bạn đọc và nghĩ cho thật kỹ có phải câu bát 2626 này nếu được viết theo thể thơ bảy chữ, chữ Hán như trên có phải là "Nhất thi tam bách phi thiên hậu", và câu này khi được chính tác giả là Khiêm Trọng Nguyễn Du dịch qua lục bát, chữ Nôm là "Một thiên tuyệt bút gọi là để sau" hay không?

Thế mà "Nhất thi tam bách phi thiên hậu=Một thiên tuyệt bút gọi là để sau" thế nào sau lại bị tất cả mọi người xưa nay xúm đè cứng ngắc cho là "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa" thì nghe cũng lạ tai quá chớ? (nhướng mắt...)

Câu: "Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?" tác giả Vũ Tam Tập, và cũng còn rất nhiều người nữa, dịch là: "Thiên hạ ai người khóc Tố Như" thiết nghĩ là rất đúng, không sai với nguyên bản. Sai là ở câu trên mà thôi. Và trong bài cũng còn nhiều câu sai khác nữa, cả đề tài bài thơ như đã nói. Đọc nhiều những giải thích mật mã, kiêm những chỉnh sửa của chúng tôi lâu nay về truyện Kiều các bạn chắc đã biết khả năng phục hồi những câu, chữ sai lệch của chúng tôi như thế nào rồi. Chúng tôi khỏi nói đi nói lại chỗ này làm chi cho hao tốn thời gian của đôi bên.

Hai câu thơ chữ Hán ở trên chúng tôi chúng tôi tạm dịch ra thơ lục bát như sau, mời các bạn đọc qua xem sao:

Một thiên tuyệt bút Khiêm Kiều,
Hỏi trong thiên hạ ai bàn cổ nhân?

Chữ Khiêm gồm bộ Ngôn và chữ Kiêm nhập lại ra chữ Khiêm . Ngôn là nói, Kiêm là kiêm nhiệm, bao gồm. Với cách chơi chữ thế này, thi hào Nguyễn Du đã cho chúng ta biết rõ thời đó cụ có khiếu về ăn nói với nhiều tài, cùng làm được nhiều việc khác nữa, chứ không riêng lĩnh vực văn thơ. Bởi nếu Nguyễn Du không có tài ăn nói, đàm đạo văn chương, thế sự khiến gây sự thích thú, hấp dẫn cho lắm người nghe thì làm sao triều Nguyễn lại có thể dám chọn cụ là người đại diện cho triều đình Phú Xuân đi sứ qua Tàu nói chuyện vào năm 1813? Vai trò thi hào Nguyễn Du vào giai đoạn này được xem tương đương với chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao bây giờ vậy.

Chữ Trọng có nghĩa là người tôn trọng chữ tín, danh dự, nhất không bao giờ quên lời thề chung thủy sắt son với người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai. Và để chứng minh cho tấm lòng tôn trọng đạo nghĩa, quân tử, thủy chung son sắt, không quên tình cũ nghĩa xưa của mình. Thì sau khi viết xong 3254 câu -truyện- Kiều, cùng với việc đào lấy lên tấm bia chôn lần đầu tại kiệt 51 Minh Mạng do vua Cảnh Thịnh dựng lập cho Bắc Cung Hoàng Hậu sau khi Bà ra đi vào một mùa đông mưa gió đầy trời của năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử để chôn xuống trở lại lần hai, tại một nơi vô cùng bí mật khác xong xuôi. Thì Nguyễn Du vào lúc bấy giờ, sau khi đã hoàn tất mọi việc, tức không còn gì để phải lưu luyến, tiếc nuối, ân hận hoặc còn gì để làm thêm nữa đã tìm đến ngay tại vị trí sông Tiền Đường -sông Hương- là nơi mà Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đã nhảy xuống tự vận do cảm thấy quá ô nhục bởi bị gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc bức hiếp sau khi gã gài bẫy phục kích ám hại, giết được chồng của mình là tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ để nhảy xuống kết liễu cuộc đời đau thương, trồi hụp, chắp vá, bơ vơ còn lại của đời mình.

Ngày nay, chúng ta cần phải thấy ra sự thật từng xảy ra như sau rằng Bắc Cung Hoàng Hậu Thúy Kiều Thu Mai ngày đó không chết sau cú nhảy định mệnh, đau thương dày xéo tâm can tan nát ấy, mà Bà đã trôi lửng lơ theo dòng nước ngầu đục sông Tiền Đường đến trước thảo am Chiêu Ẩn của vãi Giác Duyên cách đó 5km. Vãi Giác Duyên do đã biết trước sự tình nên đã ra cứu Bà đưa vào thảo am cứu sống. Bắc Cung Hoàng Hậu đã ở tại thảo am này tu hành với vãi Giác Duyên một thời gian, sau đó Bà mới trở lại triều đình và lập ra chùa Thiên Thai trên đồi núi Dương Xuân Sơn, đồng thời Bà còn đứng ra tổ chức di chuyển linh cữu, thi hài của chồng là tướng giặc Từ Hải, tức Hoàng Đế Quang Trung từ Cung Điện Đan Dương thuộc khu vực chùa Thiền Lâm -Lâm Tri- về chôn dấu dưới CUNG ĐIỆN NGẦM dưới chùa. Còn cú nhảy lịch sử, bí mật, nối gót người xưa cho tròn ước nguyện của thi hào Nguyễn Du tất nhiên làm sao có ai ra tay cứu thoát cho được? Nhưng vua quan triều Nguyễn thời đó với quá nhiều những lý do, nghi vấn về cái chết đầy bất ngờ, vô lý này của Nguyễn Du nên sau đã ém nhẹm chuyện nhảy sông tự sát này của thi hào, mà họ chỉ nói cắt ngang rằng cụ do đau bệnh kiết lỵ, thổ tả gì đó rồi ra đi. Cái chết bí mật, khổ đau của Đại thi hào dân tộc đã khép lại tạm bợ, hờ hững như thế qua xác nhận của triều Nguyễn mà chúng ta ngày nay đọc được những gì còn lưu lại trên các văn bản văn sử học. Nhưng những gì được Tiến sĩ Phạm Quý Thích cho biết trong bài Đường luật "Thi vân" -đề từ- chúng tôi gọi là lời giới thiệu tập truyện "tình sử chốn quan trường" đã cho chúng tôi biết quá rõ Nguyễn Du chết vì lý do gì, chứ không phải cụ chết vì bệnh tật như sử triều Nguyễn ghi chép. Hiện bài thơ này cũng không còn đúng với nguyên bản gốc của Tiến sĩ Phạm Quý Thích. Đối với chúng tôi thì để trả lại nguyên bản, sự thật của nó là không có khó khăn một chút nào cả.

người

Chúng ta trở lại với hai chữ Khiêm Trọng 謙重. Hai chữ Khiêm Trọng 謙重 này đã không còn đúng với nguyên bản, hai chữ này trong tất cả những bản Kiều hiện có mặt trên thị trường văn học lá đỗ muôn chiều đều ghi là Kim Trọng 金重. Vì thế, những sự thật lịch sử từ đó cũng lần hồi theo đó cùng với những câu chữ sai lệch chập chùng mà lẩn khuất, mất tăm dạng hết từ điểm này cho đến điểm khác, điểm khác nữa và cứ thế đến vô cùng vô tận...

Đây là đoạn Nguyễn Du bật mí trước cho lịch sử biết rõ mình sẽ chết như thế nào trong tương lai. Mời các bạn đọc qua xem sao:

... Cửa bồng vội mở rèm châu,
Trời cao sông rộng một màu bao la.
Rằng: "Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng..."...

Với đoạn tự sự này Nguyễn Du đã cho chúng ta biết Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng đích thân hoặc viết thư mời cụ ra làm việc, giúp cho ngài và triều Tây Sơn trong buổi đầu dựng nước với quá nhiều những khó khăn cản trở chập chùng. Nhưng như đã nói Nguyễn Du là người tôn trọng chữ tín, nhất không bao giờ có chuyện tôi trung lại đi thờ cúng kính cẩn hai chúa trên đầu. Trong tư tưởng của cụ bao giờ cũng chỉ nghĩ đến nhà Lê và những gì của kỷ niệm gia đình, tộc họ từng gắn bó, đong đầy với triều đại mà cụ từng nắc nỏm, cho là: "Vào năm gia tĩnh triều vinh" này. Vì thế, làm sao cụ có thể ra làm việc, phò tá cho Tây Sơn Nguyễn Huệ là người đã từng phát động phong trào đánh dẹp triều Lê phủ Chúa kia chứ? Còn việc cụ ra phò tá, làm việc cho Gia Long chẳng qua chỉ là tình thế bất đắc dĩ, nhất thời, chẳng đặng đừng của kẻ sĩ trong thời loạn đó thôi. Chẳng phải Nguyễn Du đã từng thở than vắn dài tâm sự thế thái nhân tình thế này hay sao:

"Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?"

Bài viết ngắn này chúng tôi có nhã ý tặng cho fb Lương Xuân Trường, người Hà Nội đang cùng đoàn quay phim Đài truyền hình trung ương hiện đang thực hiện cuộn phim về Nguyễn Du tại Nhà lưu niệm Nguyễn Du Hà Tĩnh mà chúng tôi hân hạnh được gặp và kết bạn -fb- vào lúc 10h ngày 26 tháng 12 năm 2019, tức ngày hôm qua.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang