THẾ NÀO PHẬT PHÁP LÀ THIẾT THỰC, HIỆN TẠI...
Câu chuyện quá khứ 1
Thời Phật tại thế, có một ngoại đạo tên Sivaka đến hỏi: “Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy..., như vậy làm sao chứng minh được nghĩa đó?”
Đức Phật trả lời: "Nếu nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’; nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’ chăng?" Ông Sivaka thưa: "Thưa có". Phật bảo: "Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’, nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’. Như vậy, này Sivaka ‘pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy’..."
(Tăng Chi Bộ Kinh)
Bình luận người thứ bảy
Đoạn kinh trên, trích trong kinh Tăng Chi Bộ, đọc qua, ai cũng cho là đúng, hay, bởi nó do chính Đức Phật nói ra khi có người đến hỏi thế nào là pháp thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy. Chúng tôi xin xác định, đây thuộc dạng câu sai, văn học cho là câu què, nhập nhằng, do ghi chép từ người sau, không phải lời Đức Phật nói được nghe, ghi trực tiếp từ một ai đó. Để xác định câu văn trên là câu sai, què quặt, vô nghĩa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lại các từ, chữ, ý nghĩa được nêu trong câu.
1-Thiết thực/tính từ, được ghép từ thiết yếu và thực tế. Thiết yếu: rất quan trọng, cần thiết, không thể thiếu sót được, như mặt hàng thiết yếu, một nhu cầu thiết yếu, rất chính đáng, đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho đời sống con người và xã hội, ví dụ, chợ đầu mối tuy nhỏ bé này lại chuyên cung cấp cho người tiêu thụ trong xóm mặt hàng gồm các loại rau thơm đa dạng, như hành, ngò, húng, quế, tía tô, rau răm, xà lách, bắp chuối sắt mỏng, ớt, tỏi, xả, gừng, hành, tiêu, nghệ, vvv... Nhờ có thế người dân cư ngụ ở gần khỏi phải đi chợ xa, chỉ cần thả vài bước ra khỏi nhà là đã có trong tay đầy đủ các loại rau về để ăn kèm với bún, mỳ gói, mỳ quảng, phở, mì xào, hay món bánh tráng sống nhúng nước cuốn bánh tráng chín, cuốn rau vào mỗi buổi sáng, vvv... Còn thực tế nói chung để chỉ cho những gì đã đang tồn tại, diễn ra trong tự nhiên và xã hội, hoặc của bất cứ phạm vi, lĩnh vực nào đó, như thông tin báo đài cho biết các trường hợp đã đang xảy ra ở đây kia với câu văn, lời dẫn chuyện: "thực tế cuộc sống người dân vùng đó hiện rất khổ cực, thực tế của giáo dục hôm nay sao bầy hầy, đủ chuyện tiêu cực, lùm xùm bày ra như thế, thực tế sinh hoạt trong tôn giáo ngày nay sao loạn cả lên, vvv...". Nói chung khi câu văn hay lời dẫn chuyện nhắc, nói đến từ thực tế là dùng chỉ cho những trường hợp, những câu chuyện gì đó xảy diễn ra mà cốt lõi, sự kết cấu, hình thành của nó là phải cụ thể, rõ ràng, không được mơ hồ, trừu tượng, nhập nhằng, khó hiểu, khó đọc, như bài văn tả căn nhà, chiếc ghe, chiếc bút máy của các em học sinh, hoặc những bài phóng sự, ký sự đường dài, điều tra phá án, vvv... Tất cả phải được xây dựng, triển khai, hình thành trên nền tảng thực tế của đời sống con người và xã hội. Nó không phải là chuyện mang tính hư cấu, pha lẫn thần thoại, cổ tích, như truyện Tây Du ký, Phong thần, truyện chưởng Kim Dung, chuyện nghìn lẻ một đêm xứ Ba Tư nặc, vvv...
Tính từ thiết thực được ghép từ thiết yếu và thực tế. Ở đây, thiết thực mang nghĩa là những công việc, sự việc gì đó đã đang xảy diễn ra trước mắt, mà trong đó nó phải có những điều kiện thích hợp đóng góp, kết cấu, tác động vào từ ít đến nhiều, từ chậm đến mau, khi ngắt quãng khi liên tục, lâu ngày chầy tháng thì từ đó nó mới hoàn thành, kết thúc, xong chuyện, cho ra kết quả. Như người ta hay nói ông cán bộ đó, bà cán bộ kia là người có đầu óc thiết thực, luôn chú ý đến yêu cầu, việc làm thực tế, những hiệu quả cần thiết, cụ thể của công việc, nên thành công luôn mỉm cười, đến với họ, với người dân địa phương. Đó là những con người thiết thực.
2-Hiện tại: dùng để chỉ thời gian đang là, lúc chủ thể đã đang sinh hoạt, làm công việc gì đó, có khi đúng, có khi sai, có khi ác, có khi thiện, nó mang tính thể hiện, bày ra khả năng nghề nghiệp, trình độ, sự hiểu biết, cách xử lý công việc của cá nhân trong lúc ấy, thời điểm ấy. Nhưng chúng ta cũng phải biết, hiểu xa hơn, rõ hơn, giây phút hiện tại này là được bắt nguồn từ quá khứ, và cũng từ giây phút hiện tại này sẽ dẫn chủ thể đến thì tương lai với những kết quả nào đó, như vui buồn, sướng khổ, giàu nghèo, sáng tối, khỏe yếu, vvv... tùy theo nghiệp quả, nhân duyên chủ thể đã gieo trước kia.
Còn cụm từ "đến để mà thấy" ngầm mang tính xác nhận thành quả, kết quả của công việc, sự tác nghiệp của chủ thể, nói khác đi, để thấy ra được kết quả, thành quả công việc nào đó mà mình từng bỏ công xây dựng, làm việc trong thời gian bao lâu, ngắn hay dài, chậm hay mau, thì chủ thể phải đi, phải di chuyển từ một nơi này đến một nơi khác thì mới có thể tận mắt, chứng kiến, mục sở thị những gì mình đã từng làm, khi ngắn ngày, khi dài ngày. Tóm lại, chủ thể phải đi từ quá khứ đến giây phút, thời điểm hiện tại, cả tương lai, thì từ đó mới có thể biết rõ những gì mình đã từng làm trước kia sẽ rồi mang lại những thành quả, kết quả gì.
Ngang đây, chúng tôi khuyên các bạn hãy hượm lại, khoan nói, khoan kết luận vội, cho cụm từ "không có thời gian" là những từ, chữ vô nghĩa, trống không, nó không hề đúng chút nào nếu mang ra so sánh với các cặp từ, chữ "thiết thực", "hiện tại", "đến để mà thấy" như vừa tạm giải thích rất có lý, nghe rất được vừa rồi. Mà chúng ta nên trở lại với đoạn kinh ở trên, của câu chuyện xảy ra giữa một ngoại đạo, tên Sivaka và Đức Phật vào thuở xưa. Một hôm Sivaka đến hỏi Đức Phật: "Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy..., như vậy làm sao chứng minh được nghĩa đó?".
Đức Phật trả lời: "Nếu nội tâm có tham, ông có biết 'nội tâm ta có tham'; nội tâm không có tham, ông có biết 'nội tâm ta không có tham' chăng?". Ông Sivaka thưa: "Thưa có". Phật bảo: "Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết 'nội tâm ta có tham', nội tâm không có tham, ông có biết nội tâm ta không có tham'. Như vậy, này Sivaka, pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...".
Xin nhắc lại. Do thắc mắc, không hiểu nghĩa kinh, cho nên ngoại đạo Sivaka mới tìm đến hỏi Đức Phật: "Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy..., như vậy làm sao chứng minh được nghĩa đó?”. Đức Phật mới trả lời ngoại đạo Sivaka: "Nếu nội tâm có tham, ông có biết 'nội tâm ta có tham'; nội tâm không có tham, ông có biết 'nội tâm ta không có tham' chăng?". Ông Sivaka thưa: "Thưa có". Phật bảo: "Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết 'nội tâm ta có tham', nội tâm không có tham, ông có biết 'nội tâm ta không có tham'. Như vậy, này Sivaka, pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy...".
Với đoạn trả lời này thật ra Đức Phật đã đang gài thế, buộc đối tượng trước mặt phải trả lời theo câu hỏi mang tính dẫn dắt, định hướng của mình, không thể nói khác, như đưa ra câu hỏi khi nội tâm ông có tham, vậy ông có biết lúc đó tâm mình bị tham chi phối hay không? Sivaka nói có. Đức phật gài tiếp câu khác, khi nội tâm ông không có tham, ông có biết nội tâm ông lúc đó không có tham (chi phối) hay không? Sivaka cũng liền gật đầu. Ngang đây, Đức Phật liền chốt, đóng lại câu chuyện: "Này Sivaka, như vậy rõ ràng pháp (của ta) là thiết thực, cụ thể, rõ ràng, luôn xảy diễn ra trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, vì thế, nó cần phải có thời gian để chiêm nghiệm, để thấy biết"...
Đúng ra, câu trả lời của Đức Phật cần phải hiểu như sau, viết lại như sau, sẽ cụ thể và dễ hiểu hơn, đó là Ngài đang nói về nhân quả, vâng, đúng như thế: "Nhân quả không phải là chuyện mơ hồ, trừu tưởng, nó rất thiết thực, cụ thể, rõ ràng, luôn xảy diễn ra trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì thế, nó cần phải có thời gian (đi đến) để thấy biết, nhận diện và chiêm nghiệm, cũng như mang ra chứng minh, nói chuyện".
Người ngu biết mình ngu, Nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng mình trí, Thật xứng gọi chí ngu. Kinh PC
Còn nói "Pháp của ta hay phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy" như ghi chép, thuyết giảng sai lạc, trật cù chìa trong băng đĩa, kinh sách là hoàn toàn vô nghĩa, nếu không muốn nói ai chủ trương thuyết giảng, viết chép như thế là quá si mê, liệt tuệ đấy! Bởi cái gì, việc gì đã là "thiết thực" thì cái ấy, việc ấy phải có thời gian để hình thành, cấu kết, chớ không thể nói cái "thiết thực" ấy, vụ việc "thiết thực" ấy không có thời gian để hình thành, cấu kết, cho ra kết quả này nọ gì cả. Phải không các bạn?
Chứng minh cho chỗ này, ví dụ, một người khi đụng chuyện liền nổi sân ầm ầm, thì chứng tỏ, chứng sân, tâm sân đó đã được họ nuôi dưỡng từ rất lâu, không phải ngày một ngày hai, nay đã hình thành, cấu kết thành nghiệp, thành thói quen tật xấu mất rồi, rất là khó bỏ. Không phải trong một sớm một chiều mà người đó sẽ chịu bỏ buông hoặc bỏ buông tâm sân, chứng sân đã huân thành nghiệp lực rất mạnh kia, dễ dàng bao giờ. Cứ đụng vô liền nổi sân hận. Nó cần phải có thời gian. Có khi vài ba năm, thậm chí, năm mười năm hai mươi năm mới bỏ buông xuống hết được. Như vậy, khi tâm sân khởi lên, thì người đó, lúc đụng chuyện, phải tự biết rằng nó đã được mình huân tập, nuôi dưỡng, chăm chút trong thời gian rất dài, từ quá khứ, đến hiện tại, cả trong tương lai. Đây mới chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Phật vừa hỏi vừa gài lại ngoại đạo Sivaka, mục đích chỉ ra cho Sivaka thấy rõ sự hình thành các lậu hoặc tham sân si trong tư tưởng, nội tâm của mình, vậy mà Sivaka cũng không hề biết nó từ đâu xuất hiện, làm sao để nhận diện được nó?
Câu chuyện sau đây nữa sẽ chứng minh cho câu nói pháp hay nhân quả là thiết thực, hiện tại, không có thời gian hay phải có thời gian đến để mà thấy là đúng hay sai, có lý hay vô lý.
Câu chuyện quá khứ 2
Đó là câu chuyện lịch sử xảy ra hơn 200 năm về trước, tại kinh đô Phú Xuân, thời điểm Bà Huyện Thanh Quan, người xứ Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị từ năm 1841. Đến năm 1847 vua Thiệu Trị ra đi, Bà Huyện tiếp tục ở lại Phú Xuân, làm việc dưới triều Tự Đức. Trong các sáng tác văn thơ của Bà Huyện, chúng ta được biết có bài thơ luật Đường, tựa là Thăng Long Hoài Cổ hay Thiên Thai Hoài Cổ gì đó được Bà sử dụng mục đích ám chỉ, nói bóng gió những bí mật tại ngôi chùa Thiên Thai, tọa lạc trên đồi núi Dương Xuân Sơn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng, nằm kế bên Đàn Nam Giao triều Nguyễn. Chớ không phải bài thơ này Bà Huyện sáng tác, làm ra để hoài niệm quê hương Thăng Long của Bà ngoài kia. Đây là nhầm lẫn hết sức tai hại của bộ môn văn học Bắc Nam trước và sau năm 1975. Việc này, thôi thì hãy để đó, thời gian rồi sẽ trả lời dứt khoát cho con người và xã hội ngày nay biết rõ, bài thơ này Bà Huyện sáng tác với mục đích gì? Nhất Bà Huyện ngồi ở đâu để sáng tác? Thăng Long hay Phú Xuân? Nói thế bởi Bà huyện tuy quê xứ Đàng Ngoài, nhưng Bà từng vào Phú Xuân làm việc liên tiếp cho hai triều vua là Thiệu Trị và Từ Đức, bắt đầu từ năm 1841, chưa biết thời điểm nào Bà về lại quê hương Thăng Long ngoài kia.
Bài thơ Thăng Long Hoài Cổ có rất nhiều câu sai lạc, do đã bị cố ý chỉnh sửa, hoặc do tam sao thất bổn từ rất lâu rồi, câu chuyển thứ bảy "Ngàn năm gương cũ soi kim cổ" là một câu sai lạc như vậy, được chúng tôi chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản gốc, cho tác giả, cho sự thật tại hiện trường của câu chuyện lịch sử, là: "Đài cao gương ảnh thi kim cổ".
Trước hết, "thi 詩" ngoài nghĩa văn chương, chữ nghĩa đọc có văn có vần thì gọi là thi, thì "thi 莳" còn có âm đọc, có nghĩa là thì. Thì là chữ lót, một trong ba chữ Ngô Thì Nhậm. Như vậy, "thi" hay "thì" được Bà Huyện dùng ám chỉ cho danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, người cùng quê hương với Bà, là tác giả tấm văn bia có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, là từ khóa mật mã được Ngô Thì Nhậm sử dụng mục đích trá hình, đánh tráo khái niệm, che đậy dấu tích lăng mộ, linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung hiện được chôn giấu dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai. Mà Ngôi Tháp mộ nằm trước ngôi chùa Thiên Thai Nội, nơi đặt tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, chỉ là miệng cửa hầm thẳng đứng đi xuống Cung Điện Ngầm, băng qua con đường chữ hình chi 之 nằm ngang đó thôi.
Ngôi Tháp Mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, nằm trước chùa Thiên Thai Nội
"Đài 台" còn đọc, cũng có âm là thai. Thai 台 hay đài 台 được dùng chỉ cho ngôi chùa Thiên Thai Nội, là nơi chứa đựng một trời bí mật lịch sử đất nước, dân tộc mà không một ai hay biết gì, tính từ năm Hoàng đế Quang Trung băng hà cho đến thời điểm tác giả câu thơ, bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan, rời quê hương Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu Trị Miên Tông từ năm 1841, bắt qua thời Tự Đức, khi vua Thiệu Trị ra đi vào năm 1847. Thời gian ấy Bà Huyện đã lên thăm chơi ngôi chùa Thiên Thai, và Bà đã phát hiện ra đây là nơi chôn giấu những bí mật lịch sử trọng đại của đất nước, dân tộc mà trải qua các đời vua Nguyễn họ vẫn không hề hay biết gì. Tính ra là đã 47 năm. Gần nửa thế kỷ. Một thời gian dài ngút ngàn, thăm thẳm. Ôi, lịch sử... Thời gian và lòng người...
"Cao 高" là thanh cao, cao thượng, là chỉ cho người có tâm hồn trong sạch, thanh bạch, xem trọng nghĩa tình, tiết tháo, sẵn sàng sống chết vì đạo lý, lẽ phải, khác kẻ phàm phu tục tử tầm thường, chỉ biết lợi danh, thâu tóm quyền lực, hơn nhau từng chút. "Cao 高" như vậy dùng để chỉ cho người tôn quý, tài cao học rộng, quảng bác, thông suốt đạo lý thánh hiền, phép tắc ở đời, cách đối nhân xử thế, trong thiên hạ khó ai bì, so sánh cho nổi. Vậy người đó là ai?. "Cao 高" còn để chỉ cho nơi chốn chỗ, vị trí cao ráo, trái với đê 低 là dưới thấp, đó chính là đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi ngôi chùa Thiên Thai Nội tọa lạc, đứng trầm tư mặc niệm qua bao cuộc dâu bể tang thương, qua bao triều đại, thể chế đến đi như giấc mộng trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ, bắt đầu từ triều vua mở nước đầu tiên Quang Trung Nguyễn Huệ vào năm 1788 cho đến triều vua cuối cùng dòng họ Nguyễn Gia Miêu Bảo Đại vào tháng Tám năm 1945. 157 năm. "Cao 咎" còn đọc, có âm ngoại lệ, hoặc đọc thêm là cữu. Cữu 匶 có âm đọc là cựu. Cựu 朹 đọc là cưu. Cưu 朹 cũng là cửu 九, là chín, số 9.
"Gương" là tiếng Nôm, nên chữ "gương 鏡" Nôm viết thế này. "Gương 鏡" là tấm kính để soi mặt, dùng phản chiếu sự vật bên ngoài vào trong gương để cho chủ thể nhận diện, thấy biết dễ dàng trên mặt của mình. Đây là nói tắt gọn, dễ hiểu về công dụng của cái gương chỉ dùng để soi mặt. Còn "gương" ở đây, phải được hiểu qua nghĩa rộng, sâu hơn theo chủ ý tác giả bài thơ. "Gương 鏡" là ví dụ, để nói, chỉ cho tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước ngôi chùa Thiên Thai Nội, ở giữa có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, hai trên hai dưới do chính danh sĩ/chính khách xứ Đàng Ngoài, gốc Tả Thanh Oai, thuộc gia đình, dòng dõi văn học danh bất hư truyền Ngô Thì Nhậm sáng tác, dàn bày mà khi đọc qua nội dung văn bia Bà Huyện ngày ấy liền biết đây là dạng văn bia mật mã vừa che đậy vừa dùng ám chỉ nơi chôn giấu thi hài, linh cữu người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại khi xưa chớ không gì cả. Nó cũng như trường hợp đã nói về công dụng của cái gương soi, rằng chỉ khi soi gương thì chủ thể mới biết trên mặt mình xấu tốt, thực hư thế nào. Tóm lại. Có soi mới biết. Không soi không biết. Đó là chức năng, công dụng của cái gương soi phản chiếu sự vật. Riêng tấm văn bia có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn cũng chính là tấm gương soi phản chiếu sự việc bằng hình thức, nội dung chữ nghĩa nằm phơi mình cô độc, trùi trũi giữa trời phong sương tuế nguyệt qua bao cuộc dâu bể đổi thay, qua bao triều đại vua chúa đến đi mà khi đi qua bất cứ ai ai, từ thường dân cho đến vua quan, binh lính cũng phải nhìn thấy mà cũng không một ai biết ai hay chuyện gì cho ra chuyện gì.
"Ảnh" là chữ vừa Hán vừa Nôm. Như đã nói, cái gương soi dùng để phản chiếu sự vật bên ngoài vào trong gương, từ đó chủ thể mới nhận diện, biết trên mặt của mình xấu tốt, thực hư thế nào. Vì thế, sự thật ở đây nên hiểu nó đã đang đối diện với cái gương. Đó là cái ảnh 影 in vào tấm gương. Cái ảnh 影 in vào tấm gương là ám chỉ cho bí mật lịch sử mà người đạo diễn, sáng tác, là chủ nhân dựng lên Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 Ngô Thì Nhậm ngày ấy sử dụng với mục đích kép: vừa dùng che đậy vừa ngầm công bố sự thật qua nội dung văn bia.
"Thi 詩" thì như đã nói, gồm nhiều nghĩa, thứ nhất, chữ nghĩa đọc có vần có văn có điệu khi lên cao lúc xuống thấp lúc chậm lúc mau thì gọi là thi. Lại "thi 莳" còn có âm đọc, có nghĩa là thì. "Thì" là tên lót của ba chữ Ngô Thì Nhậm, tác giả tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Đồng thời, "thì" cũng là chữ được tác giả bài thơ dùng ám chỉ cho tên tuổi, mặt mũi vị vua thì hiện tại triều Nguyễn. Vua Tự Đức. Vua Tự Đức ngoài tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngài còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Như vậy, căn cứ vào đây, chữ và nghĩa của câu thứ 次 thứ nhất của tác giả Bà Huyện Thanh Quan, xét ra, bài thơ mà lịch sử văn học hai miền Bắc Nam xưa nay từng xúm cho đó là bài thơ mang tính hoài niệm quê hương xứ Đàng Ngoài của tác giả, tựa là Thăng Long Hoài Cổ, là điều hết sức sai lầm, vô lý, hoàn toàn vô lý. Bậy bạ hết sức!
Tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, bút tích của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm
Nó chỉ có lý, được chấp nhận khi nào câu, chữ hiện nằm trong văn bản hiện hành của thị trường văn học lá đổ muôn chiều Bắc Nam xưa nay truyền tụng, ghi chép là:
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ...
vẫn còn đúng với nguyên bản gốc của tác giả, của bài thơ mà thôi. Nhưng đây là câu sai, là câu đã rơi, rớt vào trong hai trường hợp, một: tam sao thất bổn, hai: cố ý chỉnh sửa của ai đó từ rất lâu rồi. Cố ý chỉnh sửa thì đúng hơn.
Hai chữ cuối cùng, tiếp theo là "kim 今" và "cổ 古". "Kim 今" là nay, "cổ 古" là xưa, cũ. Như chúng tôi có nói trên một vài bài viết trước đây, rằng thơ Đường luật Trung Hoa được xây dựng, kết cấu trên nền tảng niêm luật rất vững chắc với bốn tầng lớp Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 chồng lên nhau. Nhập 入 gồm hai câu khai đề, thừa đề. Thượng 上 gồm hai câu thực thượng, thực hạ, chỉ hai vị trí trên dưới. Bình 平 gồm hai câu luận, chỉ hai bên trái, phải của hiện trường, của nội dung câu chuyện mà tác giả đã đang bàn, nói trong 8 câu 56 chữ. Thứ 次 gồm hai câu chuyển và kết. Câu chuyển là câu khóa, đóng, chốt lại bài thơ, không nói gì nữa, chỉ nhắc lại điều quan trọng, thứ yếu cần phải nói, trước khi đi vào câu kết, là câu nói cho người đọc hay cho lịch sử biết rõ cảm tưởng, tâm tình của mình như thế nào trước sự việc xảy ra trước mắt được miêu tả, phục dựng lại hiện trường câu chuyện từng xảy ra trước kia qua 8 câu 56 chữ cô đọng, gãy gọn, ẩn chứa, cài nén trong ấy nhiều thông tin vô cùng quý giá, trọng đại, bí mật của câu chuyện nếu đây là bài thơ dạng mật mã, không phải thơ tả cảnh tả tình hay đẹp dùng ngâm, đọc, trình bày lúc trà dư tửu hậu, khi chếnh choáng cơn men của giới tao nhân mặc khách xưa nay. Như câu Thứ 次/kết bài luật Đường Qua Đèo Ngang, chữ Nôm, cũng của Bà Huyện được Bà sáng tác vào năm 1841, tại con đèo lịch sử, nằm chắn ngang con đường thiên lý Bắc Nam, văn học ngày nay cũng có nói, nhắc về con đèo lạ kỳ này như sau: "Đầu gối trường sơn chân đạp sóng, Vắt ngang đất nước một đèo Ngang", thời Bà mới vào Đàng Trong, làm việc cho vua Thiệu Trị:
Dừng chân trú giữa trời non nước...
Câu này là chiết tự, dùng để viết ra bộ quynh này đây 冂. Quynh 冂 là đất ở xa cõi nước: trời non nước, đối với chủ thể, tác giả bài thơ. Nhìn vào, bộ quynh 冂 nom giống như hai cẳng chân của con người vậy. Chữ Hán là loại chữ tượng hình và hội ý: ý nghĩa của hình tượng. Cho nên Bà Huyện hay bất cứ những ai khác từ đó mới có điều kiện sử dụng, lấy ý nghĩa đặc biệt, đa dạng của loại chữ viết này thì mới có thể viết ra câu "Dừng chân trú giữa trời non nước" để chỉ, để nói lên ý nghĩa hình dạng của chữ quynh 冂. Đồng thời, đó cũng để chỉ cho, vẽ ra Cổng Trời Hoành Sơn Quan, nhìn qua cũng không khác gì bộ quynh 冂 khi cửa trước nhìn thông, xuyên qua cửa sau. Câu kết tiếp theo dùng để viết ra bộ băng 仌, gồm hai chữ nhân 仌 nằm chồng lên nhau:
Một ẩn tình chung ta biết ta...
"Ta biết ta" là chiết tự, nghệ thuật lắp ghép chữ nghĩa của hai chữ nhân 仌 nằm chồng lên nhau như đã nói. Lại khi hai chữ nhân 仌 được viết, lồng vào trong bộ quynh 冂, thì bấy giờ nó, các đối tượng chữ nghĩa được tác giả mang ra mổ xẻ, giải phẫu sẽ rùng mình, hóa, biến ra bộ nguyệt 月 thế này. Nguyệt 月 ngày nay cần phải được hiểu đó là Nguyệt ao tiên sinh, là một biệt danh, tên gọi khác trong nhiều tên gọi, biệt danh của ẩn sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Theo truyền tụng, ông vốn có tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp, sau vì kiêng húy vua chúa nên đổi là Nguyễn Thiếp. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, do ông tự đặt hoặc do người đương thời xưng tặng, như: Khải Xuyên (có sách chép là Khải Chuyên), Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên, Lam Hồng dị nhân, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử... Riêng Nguyễn Huệ, tức vua Quang Trung, gọi ông là La Sơn phu tử, La Sơn tiên sinh.
Vị trí chôn giấu hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc
Trong một đêm nào đó của năm 1841, Bà Huyện trên đường từ Đàng Ngoài vào Phú Xuân làm việc cho triều vua Thiệu Trị theo lệnh mời triều đình, đêm ấy Bà đã ngủ tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan đúng như Bà đã nói, bật đèn xanh cho lịch sử, cho người đọc qua câu thứ 次 thứ nhất "trú giữa", nói đủ là "trú giữa trời non nước: giữa bộ quynh 冂". Và đêm hôm đó, kéo theo vài ngày sau nữa, nhà nữ văn học/chính khách lừng danh xứ Đàng Ngoài sau khi quan sát kỹ Cổng Trời, không bỏ sót chi tiết nào, Bà đã biết những bí mật mà trước kia cụ La Sơn đã cùng với Hoàng đế Quang Trung từng làm gì, nói gì, bàn gì tại đây. Cho đến khi Hoàng đế Quang Trung bất ngờ ra đi vào năm 1792, thì thời cuộc, cục diện chính trị bây giờ đã đổi khác. Vì thế, sau nhiều đêm thức trắng, tính kỹ mọi lẽ, cụ La Sơn quyết định, một mình âm thầm từ nhà bên làng Nguyệt Ao, địa phận Hà Tĩnh, cách 60km, lên Hoành Sơn Quan cạy hai tấm bia ghi nội dung chia đôi đất nước của hai anh em Tây Sơn dựng, dán trên hai vách tả hữu Cổng Trời, đào, chôn giấu xuống ngay dưới chân, mặt nền Cổng Trời. Sự thật vốn đã từng như thế xảy ra trước kia tại Cổng Trời, cho nên Bà Huyện vào một đêm nào đó của năm 1841 khi ngủ tại đây trên đường vào Phú Xuân làm việc cho triều vua Thiệu Trị mới có thể sáng tác bài luật Đường Qua Đèo Ngang mục đích dùng ám chỉ những bí mật tại con đèo lịch sử này được. Đó là nội dung câu thứ 次/kết thứ hai, là câu trình bày, nói về cảm nghĩ, tâm tình, tư tưởng của tác giả đối với câu chuyện nào đó từng xảy ra như đã nói, ở đây là câu chuyện tại Hoành Sơn Quan giữa Quang Trung và cụ La Sơn qua bật đèn xanh của Bà Huyện "Một ẩn tình chung ta biết ta". Đồng thời, qua câu kết mục đích dùng biểu lộ tâm tình này của tác giả, của luật thơ, chúng ta cũng được biết, thái độ chính trị, sự thương ghét, đồng cảm hay chống đối của Bà là thế nào đối với những con người lịch sử trước kia. Nhưng rất tiếc, bài thơ dạng mật mã, ám chỉ những bí mật lịch sử đặc biệt chôn giấu tại Cổng Trời Hoành Sơn Quan về sau đã bị tam sao thất bổn hay do cố ý chỉnh sửa nên đã trở thành bài thơ với những câu chữ què quặt, thương tật đến thảm hại mà bộ môn văn học hai miền Nam Bắc từng bo bo ôm giữ cứng ngắc, lưu truyền đến tận hôm nay. Nó, Qua Đèo Ngang, bài thơ mật mã, không phải thơ tả cảnh tả tình hay đẹp đọc nghe cho vui tai vui miệng, còn được mang vào nhà trường để các thầy cô giáo đứng trên bục giảng khua chân múa tay thao thao giảng dạy cho học sinh các cấp nữa từ trước 1975 của nền giáo dục hai thể chế Bắc Nam, thời gian đất nước đã chia đôi, khi cầu Hiền Lương sông Bến Hải (hay Bến Phải?) về sau qua nhiều cuộc thương thuyết, bàn luận, đã được các bên tham gia chiến cuộc thời ấy chính thức chọn làm điểm phân chia giới tuyến quân sự vùng miền của hai nhà nước VNCH, VNDCCH vào năm 1954...
Ôi đất nước hai nơi,
Xuân đi làm sao tới.
Dặm dài xin chớ lui.
(TÔI CHƯA CÓ MÙA XUÂN-Châu Kỳ)
"Dừng chân trú giữa..." là hình ảnh, chiết tự bộ quynh 冂 này đây!
Chúng ta vừa bỏ thì giờ đọc lại, sơ qua về nội dung bốn tầng lớp kết cấu vững chắc của một bài thơ thể Đường luật là Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次. Xin nhắc lại. Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次, không phải Bình Thượng Khứ Nhập 平上去入 như các dạng văn bản lưu truyền xưa nay cho rằng đó là bốn phiên thiết, bốn tiếng nói, cách phát âm của người Trung Hoa gì cả. Đây là nhận định, những giảng giải, mặc định rất ư là sai lầm, ngớ ngẩn của các nhà học giả Trung Hoa và Việt Nam đối với ngôn ngữ, với nền văn hóa của họ, người Trung Hoa vậy. Chỉ cần sai nội một dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn là sự thật đã bị đẩy đi ngút ngàn, thăm thẳm, chả biết đâu mà lần, nói gì câu chỉ có bốn chữ mà sai, lạc mất hẳn một chữ, phần xếp đặt thứ tự từ trên xuống dưới cũng bị đảo lộn tùng phèo. Phải không các bạn?
Câu chuyện hiện tại 1
Như chúng ta đã biết, Nhập Thượng Bình Thứ 入上平次 là kết cấu bốn tầng lớp của một bài Đường luật 8 câu 56 chữ. Ngoài ra, theo luật thơ cho phép, chúng ta có quyền nhập các chữ của bất cứ câu nào trong 8 câu lại với nhau để lấy ra nghĩa thâm trầm, ẩn khuất, bóng gió mà tác giả bài thơ muốn nói, từng ký gởi niềm vui hân hoan, nỗi u hoài, khắc khoải tâm tư của mình trong ấy. Do đó, chúng ta hãy làm như sau, đối với câu Thứ 次/chuyển thứ nhất: "Đài cao gương ảnh thi kim cổ", mang ghép chữ "kim 金", chữ "cổ 古", chữ "thi 詩/尸" lại, chúng ta sẽ có được chữ "cứ 鋸". Chữ "cứ 鋸" này chỉ là cái bóng ngã của chữ "cứ" này đây theo luật nhất tự-đồng âm/đa âm-đa nghĩa của chữ viết, tiếng nói người Trung Hoa. Nói tắt ngang đoạn này. Có thể chúng ta đã biết hay chưa biết gì cả, tiếng nói của người Trung Hoa có rất nhiều cách phát âm khác nhau, như tiếng nói người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Quan Thoại, Triều Châu, vvv... Tiếng nói người Trung Hoa có thể tạm phân có từ 7 đến 13 phân chi chính, trong đó tiếng Quan Thoại có số lượng người sử dụng đông nhất, khoảng 960 triệu, theo sau là tiếng Ngô, xấp xỉ 80 triệu, rồi tiếng Mân, trên 70 triệu, và Quảng Đông, trên 60 triệu, vvv... Hán ngữ tiêu chuẩn (phổ thông thoại/quốc ngữ/Hoa ngữ) là dạng chuẩn hóa tiếng nói Trung Quốc, dựa trên cách phát âm của tiếng Bắc Kinh, thuộc phân chi Quan thoại. Đây là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cảTrung Hoa Dân Quốc Đài Loan, và cũng là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore.
Theo đó, trên văn bản hành chính, phổ thông, người Trung Hoa chỉ được trình bày, viết duy nhất một kiểu chữ, là chữ -tiếng nói- người Quan Thoại. Trường hợp tiếng nói và chữ viết của người Trung Hoa cũng tương tự như ở Việt Nam không khác. Dân tộc Việt Nam ngoài người kinh với chữ viết mẫu tự la tinh abc mới du nhập từ khoảng 200 năm trở lại, thì còn có các bộ tộc người miền cao, như người Thái, Mèo, Mường, Lô Lô, Bana, Chăm, vvv... Mỗi tộc người như thế của nước Việt tất nhiên họ có những tiếng nói, cách phát âm khác nhau, chữ viết cũng khác nhau. Ngay ở trong tộc người kinh, cách phát âm, tiếng nói của người dân ba miền cũng đã khác nhau xa, nói gì đến các tộc người miền cao. Ví dụ, người Nam gọi giống cái là con, như con cò, con vạc, con Liên, con Lan, người Bắc lại gọi cái cò, cái vạc, cái Liên, cái Lan. Hoặc để chỉ cho trường hợp nào đó, thay vì nói không biết, thì người xứ Nghệ lại nói "nỏ" biết. Người dân các tỉnh miền trung để hỏi đi đâu, đối với ai đó của trường hợp nào đó, thì người Huế lại hỏi đi mô? Ngày đầu tiên chúng tôi về ở Hội An, nói với mấy cư sĩ cúng dường lương thực, gạo muối rằng ăn ngày chỉ có bữa trưa, họ đi nói với mấy người khác ông sư đó ăn ngày chỉ một "chở".
Đây là những từ ngữ phát âm, nói trực tiếp giữa người với người theo tính cách, thổ ngữ vùng miền mà có nhiều người đã một đôi lần nghe qua. Gọi chung là văn nói. Còn cách phát âm, chất giọng thổ ngữ vùng miền đặc trưng ấy của người dân ba miền Bắc Trung Nam khi được thể hiện, trình bày, viết trên văn bản hành chính, phổ thông, thì "nỏ biết" sẽ được viết là không biết, "đi đâu" không phải "đi mô", một bữa không phải "một chở", vvv... Không biết những người soạn sách từ điển tiếng Việt xưa nay có bao giờ tìm hiểu, nắm bắt cách phát âm, chất giọng, tiếng nói vùng miền đặc trưng của người dân ba miền Bắc Trung Nam hay chưa? Sao không thấy nhắc, nói, định nghĩa, giải thích gì đến trong các sách đã xuất bản từ trước nay, như với vài từ ngữ khác biệt vừa đề cập, nói ở trên? Riêng chúng tôi khi giải thích các từ ngữ mang tính đồng âm/nhất tự/đa nghĩa của tiếng Hán, tiếng Nôm đối với những câu, chữ của các bài thơ ẩn giấu, cài nén những bí mật lịch sử đất nước thì phát hiện trên trang chữ Hán (thivien.net) khi giải thích từ, chữ nào đó là người ta có mở ngoặc, ghi thêm những từ chữ thuộc dạng nhất tự/đa âm/đa nghĩa như đã nói vào trong ngoặc. Đây chính là điều hết sức đặc biệt của tiếng Hán, tiếng Nôm, có như thế thì các danh sĩ xưa kia mới có điều kiện để có thể cài nén, ẩn, giấu những bí ẩn lịch sử vào trong từng câu, chữ của những bài thơ, phần nhiều là luật Đường, mà có rất ít người chịu lưu ý. Và cũng nhờ đó mà những người đi tìm lại giá trị lịch sử mãi về sau này mới có điều kiện để lục tung, xốc xáo, lật lại từng trang sử để tìm, để xác định lại có phải người xưa đã từng nói, từng đặt bút ký thác niềm tâm sự u hoài của quá khứ, của mình vào trong từng câu, chữ của câu chuyện lịch sử từng xảy ra như thế hay không?
Chúng ta trở lại với câu chuyện văn học. Như đã nói ở trên, chữ "cứ 鋸" này là cái cưa, đúng hơn chỉ là cái bóng ngã, mà Bà Huyện khi xưa sử dụng mục đích để chỉ cho chữ "cứ", hoặc để lôi chữ "cứ 據" này ra để nói chuyện, làm việc mà thôi. Chớ cắc cớ khi không chúng ta đi tìm cái cưa, cần cái cưa để làm con khỉ gió gì ở đây đâu?. "Cứ 據" ở đây là bằng chứng, chứng cớ. Vậy chứng cớ, bằng chứng gì thế? Xin thưa. Đó là chứng cớ, bằng chứng của vụ việc... động trời, từng diễn ra tại kinh đô Phú Xuân, mà Bà Huyện Thanh Quan, tác giả bài thơ quỷ khóc thần sầu, là người mục sở thị mắt thấy tai nghe tay rờ đụng đàng hoàng, cụ thể sự việc đã đang xảy ra, nằm sờ sờ, hiển hiện trước hai con mắt, tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử đất nước trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn mà chẳng một ai hay biết mô tê răng rứa chi chi cả là tại sao? (nhướng mắt...)
Bên trái chữ "cứ 據" là bộ thủ 扌3 nét. Thủ 扌là tay, bàn tay của con người, của ai đó đã đang làm việc gì đó. Bên phải chữ "cứ 據", ở trên là chữ hô 虍 6 nét. Hô 虍 là vằn con hổ, tức dấu vết vằn vện của bộ lông con hổ. Dưới chữ hô 虍 6 nét là bộ thỉ 豕 7 nét. Thỉ 豕 là con lợn, cũng đọc, có âm là trư 豬, trư 豬 cũng đọc là lợn, ám chỉ người đần độn, đứa ngu như heo. Hay trư 瀦 là chỗ nước đọng, vũng nước dơ. Thỉ 矢/豕 bắt qua nghĩa khác, chữ khác, còn là cái tên dùng để bắn, đồng thời, cũng để chỉ cho tên họ người nào đó của câu chuyện, việc gì đó mà tác giả đã đang đề cập, nói đến trong câu, chữ bài thơ.
Vậy theo ám chỉ, bóng gió của tác giả câu, chữ, bài thơ, thì "cái tên", tức tên họ của người nào, nhân vật quan trọng đó là ai, theo chủ ý tác giả?
Thiên Thai Thiền Tự, ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử đất nước, dân tộc
Lục lại tên tuổi một con người qua điểm chỉ câu, chữ bài thơ
Theo tìm hiểu, tiểu sử tóm tắt, vua Tự Đức 嗣德 còn có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 阮福洪任 sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829) tại Huế, là con thứ nhưng là đích tử của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ). Khi còn nhỏ, Hồng Nhậm còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì 阮福時. Ngoài ra, theo truyền thống hoàng tộc Nguyễn Phúc có từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, hoàng tử sinh ra để dễ nuôi sẽ được đặt thêm tên có chữ Mệ, vì vậy thuở nhỏ ông còn được gọi là Mệ Tríu (trích Bách thư toàn thư mở wikipedia).
Tríu 𢩪ở đây, tiếng Nôm, tên vua Tự Đức, Mệ Tríu, là tríu quả, cây tríu quả, sai tríu, hay tríu là quấn quýt, không rời xa, như tríu mến, con tríu vú mẹ. Tríu 𢩪còn đọc là trìu: trìu mến. Trìu 抽 cũng đọc, có âm là trừu. Trừu 紬 bắt qua, quá cảnh, nhập vào địa giới, không phận chữ Hán để chạy tới chạy lui, lục lọi, tìm kiếm còn đọc, có âm là trù. Trù 躇 có âm đọc là trừ. Trừ 儲 cũng đọc là trữ. Trữ 杼 đọc là thư. Thư 怚, 苴 đọc, có âm là tự, là trư. Tự 嗣 là chữ trích trong niên hiệu vua Tự Đức. Còn trư 猪 là con lợn.
Đọc qua giải thích các âm đọc phụ trợ từ chữ tríu, tên của vua Tự Đức lúc nhỏ theo phong tục lâu đời của dòng họ Nguyễn Phúc, chúng ta có, lấy ra được hai chữ tự và trư, sau khi phải qua đến 8 lần chuyển giọng đọc vùng miền, còn gọi là chuyển phát âm vùng miền. Tự 嗣 như đã nói là ám chỉ cho niên hiệu vua Tự Đức. Chữ trư 猪 nghĩa con lợn còn lại được Bà Huyện dùng không ngoài mục đích nói bóng gió, ám chỉ cho chữ thỉ 豕 7 nét cũng nghĩa con lợn, nằm dưới chữ hô 虍 6 nét của chữ "cứ 據" như đã nói ở trên. Đọc ngang đây, chúng ta đã hiểu chuyện gì là chuyện gì hay chưa? Chưa à?
Nghĩa là khi nhờ nương, mượn âm đọc chữ "cứ 鋸" là cái cưa, Bà Huyện đã dẫn chúng ta, muốn chúng ta nhắm vào chữ "cứ 據" nghĩa bằng chứng, chứng cứ. Trong chữ "cứ 據" này, phía bên phải, ở trên, là chữ hô 虍 6 nét. Hô 虍 là vằn con hổ, tức dấu vết vằn vện của con hổ. Vậy dấu vết của con hổ nào ở đây như thế? Có gì đâu khó hiểu. Đó là dấu vết vằn vện của hai con hổ. Con thứ nhất là ám chỉ cho cầm tinh, tuổi tác của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Con người lịch sử đã ra đi từ hậu bán kỷ 18, năm Nhâm Tý 1792, cách thời điểm Bà Huyện vào Phú Xuân làm việc cho hai vị vua triều Nguyễn là Thiệu Trị và Tự Đức tầm 50 năm, non nửa thế kỷ. Như ghi chép lịch sử cho biết, Bà Huyện quê ở Đàng Ngoài, sinh năm 1805, từng là học trò của Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích. Nếu ghi chép này đúng với sự thật, thì tất nhiên, Bà Huyện thuở ấy chắc đã từng đọc qua 3254 câu lục bát truyện Kiều, chữ Nôm của cụ Nguyễn Du mà thi hào có thể đã từng thân chinh mang ra tận nơi tặng cho Tiến sĩ họ Phạm, thầy của Bà Huyện một tập sau khi viết xong vào năm 1820, trước lúc ra đi. Lúc này Bà Huyện đã được ngưỡng 15-16 tuổi rồi, nếu Bà sinh đúng năm 1805 như ghi chép các dạng tài liệu lịch sử còn lại ngày nay. Rủi nếu có sai, thì sự sai sót, chênh lệch ấy cũng không đáng kể bao nhiêu.
Con hổ còn lại của câu chuyện chữ nghĩa, bóng gió, ám chỉ, đó chính là danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì, người cùng quê hương với Bà. Bởi đã là người cùng quê hương, xứ sở thì không làm sao Bà Huyện không thể không biết rõ nhân thân, tuổi tác danh sĩ Ngô Thì Nhậm, cả tuổi của Quang Trung Nguyễn Huệ, người mà Bà luôn đặt trọn niềm quý kính, tưởng nhớ, không bao giờ quên những gì mà con người bất khuất, kiên trung này đã từng ưu ái, dành trọn cảm tình cho quê hương Thăng Long của Bà thuở ấy: cuộc chiến đấu một mất một còn trước bọn lính viễn chinh cọp beo Thanh triều của hai năm chiến dịch và một mùa xuân lịch sử bất tử vì hạnh phúc, sự an nguy, sống còn của người dân cố đô Thăng Long. Mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Như thế, chữ hô 虍 6 nét ở trên được Bà Huyện dùng ám chỉ cho tuổi tác, cầm tinh hai nhân vật, hai con người lịch sử bất tử trong công cuộc bảo vệ, vì sự tồn vong của đất nước, dân tộc nói chung, kinh thành Thăng Long nói riêng trước giặc xâm lăng phương Bắc. Riêng chữ thủ 扌3 nét bên trái dùng ám chỉ cho bàn tay xếp đặt, tổ chức, sáng tác, đạo diễn, nghĩ, viết ra thứ văn chương, chữ nghĩa hư hư thực thực, ma ma phật phật mục đích đánh tráo khái niệm, gài sập bẫy, đánh lạc hướng những kẻ tò mò, theo dõi trên tấm bia có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 ở giữa. Và, với đó, óc sở trường quân sự chính trị được thể hiện qua mưu trí gài bẫy, dàn bát quái mê hồn trận, dương đông kích tây, chờ hốt cốt trọn ổ đám giặc cướp trên khắp các mặt trận thuở ấy, ở đây là quỷ kế, thủ thuật đánh tráo khái niệm chữ nghĩa dạng hư thực, ma quái ấy của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm đã thành công trọn vẹn, ngoài sức mong đợi, khi chưa bao giờ vua quan triều Nguyễn, cho tính luôn cả những gián điệp hoạt động nằm vùng lấy tin tức thời ấy cung cấp cho Nguyễn Ánh trong kia, trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cáo chung từ năm 1802, khi Nguyễn Ánh đã đánh chiếm Phú Xuân, nếu có, như ghi chép chủ quan sử triều Nguyễn, để mắt, biết được gì, trước khi Nguyễn Ánh làm chủ Phú Xuân năm 1801.
Chữ "thỉ 豕" 7 nét còn lại dưới chữ "hô 虍" 6 nét như đã giải thích, là con lợn, là cái tên, kéo theo nhiều cách phát âm, nhả chữ vùng miền của người Việt, người Hán cũng tương tự, đồng nghĩa với tên tuổi vua Tự Đức thời còn để chỏm theo phong tục dòng họ Nguyễn Phúc, xuất phát điển tích có từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát: Mệ Tríu.
Đọc ngang đây, qua giải thích từng chữ, từ trong câu thứ 次 thứ nhất, văn học gọi là câu chuyển, của bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử, chúng ta đã hiểu dụng ý của Bà Huyện muốn nói gì trong ấy rồi. Cũng xin tóm tắt dụng ý này của Bà Huyện lại như sau. Văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai là do danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì, con trưởng Ngô Thì Sĩ, người cùng quê xứ Đàng Ngoài với Bà sáng tác, đạo diễn, trình bày hòng vừa che đậy vừa ngầm công bố sự thật bên trong Ngôi Tháp vốn trống bộng, không có ai chết chôn táng trong đó cả, mà đó chỉ là miệng cửa hầm thẳng đứng như cái giếng nối tiếp đường hầm ngầm nằm ngang hình chữ chi 之, dẫn đến Cung Điện Ngầm -bộ chủ 丶trên đầu chữ chi- dưới chánh điện ngôi chùa, là nơi đặt để linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung, là thần tượng, bậc minh chủ tôn kính muôn đời của Ngô. Và, theo đó, với tài nghệ vô song, đặc biệt, mưu trí sở trường, có một không hai này của danh sĩ/chính khách dòng dõi Ngô Thì mà dấu tích bậc anh hùng, thần tượng của Ngô đã tồn tại, bất động, còn nguyên vẹn, không một ai hay biết, phát giác và làm được gì suốt cả mấy mươi năm, ngay từ năm 1802, thời vua tiền triều triều Nguyễn Gia Long, ngồi ghế nhiếp chính, cai trị đất nước, thay hai vua tiền triều Tây Sơn, rồi Minh Mạng, Thiệu Trị, đến Tự Đức.
Đồng thời, cũng đọc ngang đây, chúng ta có quyền thắc mắc, nêu câu hỏi, nếu bài thơ luật Đường Thăng Long Hoài Cổ hoặc Thiên Thai Hoài Cổ gì đó được Bà Huyện sáng tác, làm dưới thời vua Tự Đức, như đã giải thích qua các từ, chữ của câu thứ 次 thứ nhất, như chữ "cứ 據" với nghĩa bằng chứng, chứng cớ, kèm theo là các tên tuổi, mặt mũi của các chữ ghép, biểu thị đặc trưng của ngôn ngữ, ý nghĩa tiếng Hán, tiếng Nôm đã chú giải cặn kẽ, chi tiết. Vậy năm sáng tác đó là năm nào? Làm sao để xác định chính xác?
Để xác định năm đó là năm nào, thật ra không khó. Chúng ta hãy tiếp tục đọc và đọc, cho đến chữ cuối cùng bài viết, ngoài cách này ra không còn cách nào khác hơn. Chúng ta kiên nhẫn vậy.
Câu chuyện hiện tại 2 (Thời điểm sáng tác Thăng Long Hoài Cổ)
Nhưng trước khi để biết rõ, chính xác năm Bà Huyện sáng tác, đặt bút chấm phá, phác thảo bài luật Đường Thăng Long Hoài Cổ hay Thiên Thai Hoài Cổ gì đó, ít ra chúng ta cũng cần phải biết những quy tắc hết sức quan trọng của loại thơ Đường luật này cái đã. Có bao giờ các bạn để ý những bản nhạc, bất kể nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình, nhạc nhẹ, nhạc vàng, bolero, vvv... do các nhạc sĩ người Việt sáng tác bao giờ chưa? Chưa à? Lạ nhỉ?
Như các bản nhạc sau đây, khi từ tông thứ chuyển sang tông trưởng, đoạn điệp khúc, hoặc ngược lại, trưởng sang thứ. Đó là lúc người nhạc sĩ, kiêm ca sĩ sẽ trình bày, biểu diễn, hát bản nhạc, lúc đó họ đang độc thoại, nói riêng cho mình nghe, không phải cho người đối diện nghe, mặc cho người đối diện có nghe hay không họ cũng kệ, chả cần biết. Họ chỉ biết lúc đó họ đang nói, đang độc thoại cho mình nghe mà thôi. Như đoạn điệp khúc: "Khi tôi về, bồi hồi trong nắng, tưởng gặp người em hân hoan ra đứng đón anh về. Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn. Con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng... (Đường xưa lối cũ-Hoàng Thi Thơ)". Đoạn này, cả đoạn nối theo, người hát đang tự nói cho chỉ mình nghe, không phải cho khán giả ngoài kia nghe. Nếu lưu ý, bạn sẽ thấy rất rõ tâm tình u hoài, niềm trắc ẩn, kể lể vắn dài của người hát diễn bày trong từng từ, chữ, nốt thấp nốt cao, từng luyến láy đoạn tự sự, độc thoại này. Riêng đoạn đầu, đoạn cuối bản nhạc là dành cho người nghe thưởng thức, cảm nhận. Hoặc đoạn điệp khúc bản Cát bụi và Tình xa của Trịnh Công Sơn cũng cùng một thể thức, như sau: "Bao nhiêu năm làm kiếp con người, Chợt một chiều tóc trắng như vôi, Lá úa trên cao rụng đầy, Cho trăm năm đợi chết một ngày..." và: "Đôi (A) khi, ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u (A) dội vào đời buốt giá...". Cái sai của những người soạn hợp âm đệm bài hát này là cho điệp khúc bắt đầu từ đoạn "Nghe sóng âm u (A) dội vào đời buốt giá...", trong khi, điệp khúc chuyển từ tông thứ qua tông trưởng phải ngay đoạn "Đôi khi (A) ta lắng nghe ta...". Thêm nữa, là đoạn điệp khúc bấm hợp âm tông trưởng bản Biển mặn của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: "Người yêu tôi, tôi mới quen mà thôi. Lúc dừng quân trên vùng vừa tiếp thu. Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát gầy. Gió lên từng chiều vàng nàng xõa tóc trên biển xanh. Người yêu tôi tôi mới quen mà thôi...".
Ở trên là đơn cử, dẫn chứng một vài bản nhạc mà đoạn điệp khúc chuyển từ tông thứ sang tông trưởng hoặc ngược lại, được tác giả bản nhạc sáng tác với chủ ý mình nói cho mình nghe, gọi là độc thoại, do đó, khi các ca sĩ hát những bản nhạc chuyển tông độc thoại này thì họ phải biết diễn tả như thế nào cho đúng tâm trạng, tình cảnh câu chuyện, cả của mình, của tác giả vào lúc ấy. Còn nếu ca sĩ không nắm rõ nguyên tắc sáng tác nhạc với những đoạn chuyển tông từ nói, hát cho người nghe sang nói, hát cho mình nghe này của những bản nhạc mang tính cá biệt, khác những nhạc phẩm chỉ tuyền một giọng thứ hay trưởng khác, thì tất nhiên các ca sĩ ấy chưa thể hiện, trình bày, lột ra hết tính chất, cái hồn cốt, những ca từ, giọng điệu khác biệt của nhạc phẩm mà mình đã đang biểu diễn, đang hát kia vậy.
Hãy trở lại với chuyện văn thơ, chữ nghĩa. Ở trên là nói đơn cử một vài điệp khúc mang tính độc thoại, mình nói cho mình nghe, không phải cho người khác nghe, của các bản nhạc không nằm trong số nhiều, thuộc dạng cá biệt. Riêng những bài thơ luật Đường thì khác, bài nào cũng phải đi theo nguyên tắc bất di dịch: hai câu thứ 次 cuối bài, văn học gọi là câu chuyển và kết, chính là tác giả đang sử dụng nguyên tắc: mình nói cho mình nghe". Không phải cho người khác nghe. Câu thứ 次 thứ nhất, cũng là câu chuyển, chuyển ở đây nên hiểu là chuyển tông, chuyển giọng nói, cách phát âm, nhả chữ như trong âm nhạc hoặc chuyển hướng, theo luật thơ, trước khi đi đến câu kết, mà các bạn đã đọc nội dung qua giải thích rồi. Câu thứ 次 thứ hai, cũng là câu kết, của bài luật Đường Thăng Long Hoài Cổ hay Thiên Thai Hoài Cổ gì đó hiện vẫn còn đúng với văn bản gốc, chưa bị chỉnh sửa gì, như sau:
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Bốn chữ "Cảnh đấy người đây..." là câu câu nói lúc ấy Bà Huyện đang sử dụng kỹ thuật độc thoại, mình nói cho mình nghe, đúng như luật thơ quy định: dùng chỉ vào hai đối tượng của câu chuyện, trước hết, "cảnh đấy", đó là Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 do danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác, đạo diễn, bày ra mục đích vừa che đậy sự thật bên trong Ngôi Tháp mà khi đọc qua nội dung thì bất cứ ai cũng biết, xác nhận đây là mồ mã chôn người chết, từng là người xuất gia, trụ trì ngôi chùa. Còn "người đây" dùng ám chỉ thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung hiện đặt, để dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai. Hai chữ "đoạn trường" cuối câu chỉ cho hai nơi, "đoạn 段" nghĩa ngắn là chỉ vào Ngôi Tháp có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔. Văn cảnh nói thế vì vị trí từ Ngôi Tháp đến vị trí người đứng quan sát, xem đọc văn bia khoảng cách rất gần, trong tầm tay, nên "đoạn 段" là vẽ, nói ra khoảng cách ấy cho người đọc hình dung. Còn từ vị trí người đọc (hiểu rõ nội dung văn bia), ở đây là Bà Huyện, đến ngay tại nơi chôn giấu bí mật lịch sử thì quá dài, xa thật xa, thật không dễ để thực hiện, chẳng phải nó đã đi, băng qua thời gian gần nửa thế kỷ, 50 năm, mà cũng chưa một ai hay biết chuyện gì cho ra chuyện gì. Thì không phải là dài quá dài, là "trường 長", nói đầy đủ là "đoạn trường 段長: ngắn và dài", như Bà Huyện đã đang thầm thì to nhỏ kia hay sao? (nhướng mắt...)
Khâm Vãn Đan Dương Lăng, bài thơ mật mã họ Ngô dùng chỉ vào nội dung văn bia này đây
Đó là nghĩa bóng gió, ám chỉ của hai chữ "đoạn trường 段長: ngắn và dài". Còn nghĩa đen của "đoạn trường 斷腸: là nỗi đau đớn dày xé như đứt từng khúc ruột". Hai chữ "đoạn trường 斷腸" nghĩa đứt ruột là của tình cảnh Bà Huyện lúc ấy đang thì thầm to nhỏ, nước mắt giọt vắn giọt dài, nói lên tư tưởng, tình cảm, nỗi dày xéo tâm can của mình trước hiện trường lịch sử, rằng tại sao con người đường đường chính chính, oai phong lẫm liệt, trường kỳ chinh chiến, lên rừng xuống biển, tế ngựa đông tây, đánh Nam dẹp bắc, bảo vệ từng mảnh đất quê hương không cho rơi vào tay giặc cùng những kẻ bán nước, người một lòng một dạ, thủy chung son sắt, sống chết vì đất nước, dân tộc như Quang Trung Nguyễn Huệ. Ấy khi chết lại phải mang thi hài đi giấu giếm, che che đậy đậy như thế? Có quá bi hài, vô lý hay không?
"Cảnh đấy người đây" còn có ý nghĩa như sau nữa. "Cảnh 景" của "cảnh đấy" là chỉ cảnh vật bên ngoài. "Cảnh 景" cũng là ảnh. Còn "người đây" là hình, "hình đây". "Hình 形" có âm đọc là hinh. Hinh 侀 là tên cúng cơm, trong sổ bộ giấy tờ của Bà Huyện, đọc đầy đủ là Nguyễn Thị Hinh 阮氏侀. Hinh 侀 cũng đọc, có âm là hình, "hình đây" tức "người đây" là Bà Huyện ám chỉ cho mình, là nhân vật, người đã đang đứng trong giây phút, thời điểm hiện tại để chứng kiến sự thật lịch sử trước mắt được ẩn giấu tại ngôi chùa Thiên Thai qua thứ bút pháp, văn chương điêu luyện, ảo diệu, sắc sắc không không, thực thực hư hư, ma ma phật phật của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì đã từng làm mờ mịt lương tri, nhận thức bất cứ những ai khi đọc qua nó, không riêng các đối tượng diện chống đối, thù địch. Còn "cảnh 頸" của "cảnh đấy" theo nghĩa nhất tự-đồng âm-đa âm-đa nghĩa (tiếng Hán) là cổ trước. Nói rộng hơn, phần cổ trước của vật thể gọi là cảnh, phía sau gọi là hạng. Hoặc bộ phận nào giống như cái cổ thì gọi là cảnh, như bình cảnh: cổ chai. Chữ "cảnh 頸" gồm bộ hiệt 頁 bên phải, bên trái là chữ kinh 巠 nhập lại ra chữ "cảnh 頸". Hiệt 頁 là đầu, như một tờ giấy gọi là nhất hiệt 一頁: tờ giấy đứng đầu hay tờ giấy đầu tiên. Ở đây, hiệt 頁 được tác giả Thăng Long Hoài Cổ hay Thiên Thai Hoài Cổ gì đó sử dụng mang tính ám chỉ vào bộ vị cái đầu là nơi cao nhất của thân thể con người hay của vật thể nào đó. Còn chữ kinh 巠 bên trái tiếng Hán có nghĩa là mạch nước, riêng chữ kinh 經 nghĩa nhất tự-đồng âm-đa âm-đa nghĩa mà Bà huyện muốn ám chỉ ở đây chính là đường kinh mạch -12 hệ kinh mạch- chạy theo đường dọc thẳng đứng trong cơ thể con người, từ đầu đến chân.
Bốn chữ "cảnh đấy người đây..." vì thế cũng được xem tương đương, ngang bằng với thuật ngữ "lộng giả thành chân: biến cái hư thành ra cái thật" vậy. Còn nói theo tam thập lục kế Trung Hoa thì lúc ấy Bà Huyện đang sử dụng mưu kế "chỉ tang mạ hòe: chỉ gốc dâu mắng cây hòe te tua, khiến cây hòe ngơ ngác, chẳng hiểu chuyện gì cho ra chuyện gì, rồi đâm ra bực mình, mới cự cãi lại rằng, mắc mớ khi không gì mấy lại chửi tao tơi bời như thế con mụ kia?".
Với hình ảnh Ngôi Tháp, nơi có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, là miệng cửa hầm thẳng đứng chiều dọc như cái giếng dẫn đến đường hầm nằm ngang hình chữ chi 之 và Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai Nội, nơi đặt linh cữu, thi hài người anh hùng áo vải đất Tây Sơn huyền thoại, một danh tướng, một nhà vua mà suốt cuộc đời chinh chiến chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại trên khắp các vùng chiến thuật Bắc Nam, từ trên cạn, dưới nước Quang Trung Nguyễn Huệ đã được Bà Huyện Thanh Quan, nhà văn học trứ danh, lỗi lạc, có một không hai xuất hiện vào đầu kỷ 19 đã viết thành câu mật mã "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" với mục đích mà mắt, đánh lận con đen, vừa che đậy vừa công khai sự thật vừa tỏ lòng thương cảm trước tình cảnh trớ trêu của thời kỳ cho lịch sử ngày sau biết rõ quả là tuyệt chiêu, không còn gì hơn được nữa.
Nội chỉ một chữ "Cảnh 頸" của "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" cũng đã nói, cho chúng ta biết rõ hiện dấu tích, linh cữu, thi hài Hoàng đế Quang Trung vào thời điểm hiện tại ấy, thời vua tự Đức ngồi chăn dân trị nước tại Phú Xuân, cũng vẫn còn bất động, nguyên vẹn dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế kia. Nói gì những câu, những chữ còn lại của Thăng Long Hoài Cổ. Đúng không? (nhướng mắt...)
Thật ra, để nói cho đúng cho hay, cho sát với câu chuyện đã đang hiển bày, theo như văn bản, câu chữ trong bài thơ quỷ khóc thần sầu mà Bà Huyện dùng ám chỉ những bí mật lịch sử chôn giấu tại ngôi chùa Thiên Thai qua bút pháp ảo diệu, thần thánh của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì thi triển, trình bày trên tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa Thiên Thai. Thì "cảnh đấy người đây/luống đoạn trường" là Bà Huyện lúc ấy đang thì thầm to nhỏ, nhắc, nói đến tài thao lược, óc mưu trí mà Ngô Thì Nhậm đã từng sử dụng để qua mặt, chiến thắng tất cả mọi chướng ngại vây bủa như thiên la địa võng và cũng để bảo vệ hiện trường lịch sử, khiến kẻ địch không thể bắt bài, đành phải bó tay, thúc thủ, đầu hàng vô điều kiện trước mưu kế thâm sâu, hiểm hóc của con người tài ba hãn hữu xuất thân xứ Bắc Hà này. Các dạng ghi chép, tài liệu lịch sử ngày nay còn lại đã cho chúng ta biết rõ rằng với tài năng kiệt xuất của mình mà mới chỉ qua lần gặp gỡ đầu tiên tại Bắc Hà đã khiến thủ lĩnh Tây Sơn ngày ấy đã phải thốt lên...
Ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế. Ảnh chụp 2015
Thân thế sự nghiệp
Ngô Thì Nhậm (1746-1803) là một danh sĩ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Bắc Hà, là con của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm có những công trình về lịch sử. Năm 1768, ông đỗ Giải nguyên, rồi Tiến sỹ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê-Trịnh và được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, ông làm Đốc đồng ở Kinh Bắc và Thái Nguyên.
Năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, ra chiếu "cầu hiền", Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được danh sĩ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy" và phong cho ông giữ chức Tả thị lang bộ Lại, sau đó thăng làm Thượng thư bộ Lại.
Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa "phù Lê diệt Tây Sơn", Ngô Thì Nhậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.
Sau khi vua Quang Trung mất, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học.
Năm 1803, Ngô Thì Nhậm và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòn, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.
(Trích Vế đối để đời và cái chết tức tưởi của danh sĩ Ngô Thì Nhậm/Theo Ngô Hoàng Long/Trí thức trẻ)
***
Ông tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, là con trưởng của Ngô Thì Sĩ, anh vợ của Phan Huy Ích, sinh ngày 11 tháng Chín năm Bính Dần (tức ngày 25-10-1746). Ngô Thì Nhậm là người thông minh, đọc rộng, thích nghiên cứu và trước tác. Ngay từ năm 16 tuổi, dưới sự hướng dẫn của cha, ông đã viết công trình sử học đầu tiên, cuốn Nhị thập tứ sử toát yếu. Năm 1769, đỗ Giải nguyên, được bổ chức Hiến sát Phó sứ Hải Dương. Năm 1771, Ngô Thì Sĩ bị cách chức, cuối năm đó ông cũng xin cáo quan về nghỉ ở quê nhà, viết sách và học ôn. Năm 1772, ông hoàn thành sách Hải Đông chí lược chép về nhân vật, núi sông, sĩ dân, thuế lệ của Hải Dương. Năm 1775, cha được phục chức, ông cũng thi đỗ Tiến sĩ và ra làm quan, trải các chức Hộ khoa cấp sự trung ở Bộ Hộ, Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam, rồi Đốc đồng trấn Kinh Bắc. Năm 1778, ông lại được giao Kiêm Đốc đồng Thái Nguyên, Ngô Thì Sĩ cũng được cử đi Đốc trấn Lạng Sơn. Sau đó xảy ra vụ mật án năm Canh Tý (1780), Trịnh Tông định "đảo chính" giành ngôi chúa; việc bại lộ, nhiều đại thần bị giết hại. Ngô Thì Nhậm được giao xét xử vụ án, và bị nghi ngờ có dính líu đến việc phát giác vụ việc trên. Nhưng tháng Chín cùng năm, Ngô Thì Sĩ mất tại nhiệm sở Lạng Sơn, ông xin về quê chịu tang cha, không tham dự vào việc phân xử này nữa. Tuy vậy sau đó không lâu ông vẫn được thăng chức Hữu thị lang Bộ Công, vì thế chịu nhiều điều tiếng. Năm 1782, Trịnh Tông lên ngôi chúa, sợ bị trả thù, Ngô Thì Nhậm phải bỏ trốn về quê vợ ở Sơn Nam, lần lữa đến sáu năm! Sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc lật đổ chúa Trịnh, lập Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm được gọi về triều. Có điều, khác với em là Ngô Thì Chí, ông cũng không gắn bó nhiều với vị vua cuối cùng của triều Lê, và năm 1788, sau khi Chiêu Thống bỏ chạy, Ngô Thì Nhậm ra cộng tác với Tây Sơn, được Trần Văn Kỷ giới thiệu, ông được trao chức Thị lang Bộ Lại, tước Tình phái hầu. Từ đó ông đã giúp cho vua Quang Trung nhanh chóng xây dựng được một triều đình bề thế, có năng lực vãn hồi tình trạng suy thoái của đất nước và không lâu sau đã là một trong những nhân vật chủ chốt của vương triều Tây Sơn dưới thời Quang Trung, có nhiều đóng góp trong công cuộc dựng nước giữ nước, đặc biệt là trên trận địa đấu tranh ngoại giao với nhà Thanh.
Rất tiếc những năm tháng Ngô Thì Nhậm có thể thỏa sức "tung vó ký trên đường dài", trổ tài "kinh bang tế thế" không được bao lâu, ngày 29 tháng Bảy năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột băng hà. Ngô Thì Nhậm được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong cho Quang Toản. Nhiệm vụ hoàn thành và đó là đóng góp lớn cuối cùng của ông cho vương triều Tây Sơn. Dưới thời Quang Toản, Ngô Thì Nhậm không còn dược trọng dụng như trước, ông trở ra Bắc Hà, dành nhiều thời gian nghiên cứu đạo Phật, chiêm nghiệm về cuộc đời, lập Thiền viện ở phường Bích Câu, lấy đạo hiệu là Hải Lượng, và được suy tôn là Trúc Lâm đệ tứ tổ. Cũng thời gian này, ông hoàn thành tác phẩm nghiên cứu về đạo Phật, đó là cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Quang Toản, lập nên nhà Nguyễn, Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích từng bị gọi đến "hành tại" của Gia Long để hỏi xem có nên lên Nam Quan để tiếp sứ và nhận tuyên phong hay không. Ngô Thì Nhậm đã trả lời "xưa nay chưa nghe nói bao giờ". Sau đó không lâu hai ông bị đem kể tội, đánh đòn tại Văn Miếu. Ông về nhà được ít lâu thì mất, đó là ngày 16 tháng Hai năm Quý Hợi (tức là ngày 7-4-1803).
(Trích Ngô Gia Văn Phái, tập I, trang 512-513-514)
***
Lúc đồn binh ở Tam Điệp, vua Quang Trung đã nói cùng chư tướng:
-Trung Quốc lớn gấp mười nước ta, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm nhục mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ có người khéo đường từ lệnh mới dập tắt được lửa chiến tranh. Ngoài Ngô Thời Nhậm không ai làm nổi.
Đến khi thắng được quân Mãn Thanh rồi, xem trong giấy tờ Tôn Sĩ Nghị bỏ lại có tờ mật của vua Càn Long đại khái nói rằng:
-Việc quân nên từ từ mà lo liệu chớ nên hấp tấp. Hãy đưa hịch truyền thanh thế đi trước. Cho cựu thần nhà Lê về nước tập hợp nghĩa binh và tìm Tự Quân nhà Lê đem ra cầm đầu để đối địch cùng Nguyễn Huệ, thử xem sự thể thế nào. Nếu lòng người nước Nam còn nhớ nhà Lê mà có quân ta kéo đến, thì ai mà chẳng gắng sức. Nguyễn Huệ tất phải tháo lui. Ta sai Tự Quân đuổi theo trước, đại binh ta kéo theo sau. Như thế không khó nhọc mấy mà thành công to. Đó là thượng sách. Ví bằng người trong nước, nửa theo bên nọ nửa theo bên kia, thì Nguyễn Huệ tất không chịu lui quân. Ta sẽ đưa thư vạch rõ đường họa phước xem Huệ đáp ứng thế nào. Đợi thủy quân ở Mãn, Quảng đi đường bể vào đánh dẹp Thuận Hóa, Quảng Nam xong, bộ binh sẽ tiến lên sau. Nguyễn Huệ hai đầu thọ địch, tất phải quy phục. Chừng đó ta làm ơn cho cả hai bên: từ Thuận Hóa trở vào Nam thì cho Nguyễn Huệ. Từ châu Hoan, châu Ái trở ra thì phong cho Tự Quân nhà Lê. Ta đóng đại binh lại để kiềm chế cả hai bên, sau xử trí.
Nhớ buổi vua hiền gặp đống lương... Tuân ý-Ngô Thì Nhậm, trích NGVP, tập I, trang 664
Vua Quang Trung bảo Ngô Thì Nhậm:
-Mưu đồ của vua Càn Long, ta đã biết trước rồi. Nay bị thua chắc không nhịn nhục. Hai nước đánh nhau chỉ làm khổ dân. Nếu dùng lời nói khéo để tránh việc binh đao, việc ấy nhờ khanh chủ trương cho mới được.
Ngô Thời Nhậm vâng mệnh thảo thư, đại khái nói rằng: Nước Nam vốn không dám chống cự với đại quốc. Chỉ vì Tôn Sĩ Nghị làm lỡ việc nên phải thua. Vậy nay xin tạ tội và xin giảng hòa.
Vua Quang Trung sai sứ mang thư sang Tàu, và truyền đem những quân nhà Thanh đã bắt được, để ở một nơi, cấp cho lương thực, đợi ngày cho về nước.
Xong xuôi mọi việc, tháng Hai năm Kỷ Dậu, nhà vua đem quân về Phú Xuân, lưu Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ở lại Thăng Long thống lĩnh việc quân quốc. Còn việc giao thiệp với Trung Hoa thì ủy thác cho Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích. Cho tất cả tùy nghi xử sự, hễ không có việc quan trọng thì không phải tâu.
Vua nhà Thanh hay tin Tôn Sĩ Nghị bại binh, đùng đùng nổi giận, lập tức giáng chỉ sai quan nội các là Phúc Khang An ra thay Tôn Sĩ Nghị là Tổng đốc Lưỡng Quảng, đem binh mã 9 tỉnh sang chinh phạt Việt Nam.
Nhưng nhờ Ngô Thời Nhậm có chính sách xã giao khôn khéo đối với Phúc Khang An ở bên ngoài và các cận thần là Hòa Thân ở bên trong, và lời trần tấu mềm dẻo, dịu dàng đối với vua Mãn Thanh, cho nên vua Mãn Thanh là Càn Long thuận cho giảng hòa và sai sứ sang phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc vương.
Vua Càn Long lại tặng cho vua Quang Trung một chuỗi trân châu và truyền sang năm Canh Tuất (1790) sang chầu.
Còn Lê Chiêu Thống và các quan tòng vong đều bị vua nhà Thanh truyền đem an trí mỗi người mỗi ngã.
Thế là vua Quang Trung được chính thức công nhận là vua nước Việt Nam. Vua Quang Trung làm biểu tạ ơn, trong có câu:
"Thần hữu mẫu hữu thân, báo đáp ngưỡng bằng ư đại tạo;
Quân vi sư vi phụ, sanh thành thượng kỷ ư long ân".
Nghĩa là:
"Tôi có cha có mẹ, báo đáp ngữa nhờ đức cả;
Vua vừa nuôi vừa dạy, sanh thành mãi nhớ ơn sâu".
Vua Càn Long khen:
-Lời nói có hậu, trẫm phải coi Huệ như con.
Xuân năm Canh Tuất (1790), Phúc An Khang giục vua Quang Trung sang chầu vua Càn Long. Nhà vua bèn chọn người dung mạo phảng phất mình, trá làm quốc vương. Phạm Văn Trị được chọn. Tháp tùng giả vương có hoàng tử Nguyễn Quang Thùy cùng các quan văn võ Ngô Văn Sở, Đặng Văn Châu (Chân?NV), Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công. Cống phẩm, ngoài những bảo vật thường lệ, còn có hai thớt voi đực ngà dài hơn sải và một ban nhạc công vũ nữ với mười bài từ khúc chúc thọ do Phan Huy Ích soạn.
Sứ bộ khởi trình tại Nghệ An ngày 29 tháng Ba năm Canh Tuất (12-5-1790) và qua khỏi ải Nam Quan ngày Rằm tháng Tư (28-5-1790). Tống đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh đưa sứ bộ đến Yên Kinh. Lúc ấy Càn Long đi tuần thú, sứ bộ phải đến hành cung sông Nhiệt Hà bệ kiến...
(Trích Nhà Tây Sơn, Quách Tấn-Quách Giao/Vua Quang Trung đối ngoại, trang 197-198-199-200)
***
Đọc qua một vài trích đoạn ở trên trong các sách, chúng ta được biết vai trò cũng như tài năng, sở trường vô cùng đặc biệt của Ngô Thì Nhậm thời ấy là quan trọng đến nhường nào trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước đối với nhà Tây Sơn, với vua Quang Trung, nhất lĩnh vực ngoại giao với nhà Thanh sau trận thắng lịch sử của hai năm chiến dịch 1788-1789 tại Thăng Long Hà Nội. Và cũng theo ghi nhận lich sử, rất tiếc thời gian làm việc dưới triều Quang Trung của Ngô Thì Nhậm không được bao lâu vì Ngài ra đi quá sớm, chỉ mới được 5 năm với cái chết có quá nhiều những bí ẩn, chưa lời giải đáp nào thỏa đáng, vừa lòng của giới nghiên cứu sử xưa và nay. Từ đó, sau cái chết của bậc minh chủ, thần tượng cuộc đời, Ngô Thì Nhậm đành bỏ lại Phú Xuân sau lưng, nơi mình từng gắn bó, làm việc với cố nhân vốn có quá nhiều những kỷ niệm ngọt bùi đan xen những khó nhọc trong những ngày đầu dựng nước, giữ nước, phát triển kinh tế, cùng nhau ra sức làm sao cho nhân dân được hạnh phúc, cơm no áo ấm, quay về lại quê hương Tả Thanh Oai, sống cuộc đời trầm mặc bên chiếu thiền, suy ngẫm thế sự tình đời, mặc cho ngày tháng trôi...
Tiếp đó, là cuộc chạm trán, đụng độ nẩy lửa, một mất một còn giữa Ngô Thì Nhậm và cố nhân Đặng Trần Thường hiện là Phó Tổng đốc Bắc Thành để giải quyết câu chuyện ân oán giang hồ xưa cũ tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1802. Có cả người em rễ Phan Huy Ích. Qua năm sau, năm 1803 họ Ngô ra đi vì dính trận đòn thù quá nặng của cố nhân. Từ đó, những gì từng liên quan, dính dấp giữa Ngô Thì Nhậm và Tây Sơn Nguyễn Huệ tưởng đã dần im trôi vào quên lãng hư vô...
Nhích từng chút, dịch từng kim,
Vòng tròn chầm chậm im lìm ba kim.
Thế mà biển cạn non chìm,
Trải bao dâu bể hận niềm tha nhân.
(CHIẾC ĐỒNG HỒ)
Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng...
Chỉ đến khi Bà Huyện Thanh Quan, một danh sĩ xứ Đàng Ngoài theo lệnh mời triều đình Huế, khăn gói quả mướp lặn lội vào Phú Xuân làm việc dưới thời vua Thiệu Trị vào năm 1841. Tiếp đó, khi vua Thiệu Trị ra đi vào năm 1847, Bà Huyện ở lại Phú Xuân, tiếp tục làm việc, phục vụ dưới triều Tự Đức. Từ đây, chúng ta, lịch sử văn học đất nước mới xuất hiện, mới có bài thơ luật Đường vừa Nôm vừa Hán mang tựa Thăng Long Hoài Cổ hay Thiên Thai Hoài Cổ gì đó. Nhưng bài thơ này về sau, không biết chính xác thời nào, đã bị chỉnh sửa sai be bét rất nhiều câu, không còn đúng với văn bản gốc của tác giả, đúng với sự thật của hiện trường lịch sử. Nói thế bởi đây là bài thơ Bà Huyện dùng ám chỉ những bí mật lịch sử chôn giấu tại ngôi chùa Thiên Thai, tại Ngôi Tháp mộ có tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 mà ngày ấy khi đọc qua thì trực giác nhạy bén liền báo cho Bà Huyện biết đó chính là bút tích, thi pháp ẩn dụ, nói bóng gió vô cùng độc đáo, có một không hai của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì, không ai vào đây. Và cũng nhờ thứ văn chương ma quái, thực thực hư hư này mà Ngô Thì Nhậm đã sập bẫy, đánh lừa được vua quan triều Nguyễn gần cả nửa thế kỷ, tính từ năm vua Gia Long đã thống nhất đất nước, lên ngồi ngai vàng cai trị nhân dân ba miền từ năm Nhâm Tuất 1802.
Khâm Vãn Đan Dương Lăng, Vọng Thiên Thai Tự, Thiên Thai Hoài Cổ đều chỉ vào văn bia này!
Tóm lại. Như chúng ta đã biết, đã đọc, nhờ đọc và hiểu được nội dung tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 tại Ngôi Tháp mộ trước ngôi chùa Thiên Thai là của đích thân danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác, trình bày hòng che đậy những bí mật lịch sử tại đây, nên từ khi đọc qua Bà Huyện mới có thể bùng vỡ sự giác ngộ, và biết rõ dấu tích, thi hài, linh cữu Hoàng đế Quang Trung hiện cũng vẫn còn nguyên vẹn, nằm bất động dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện ngôi chùa, chưa bao giờ vua quan triều Nguyễn biết và làm được gì như ghi chép của họ từ năm 1802. Như thế, với sự thật hiển hiện, nằm sờ sờ trước mắt thế này, ai đi qua đi lại mà không thấy biết, thì rõ ràng bí mật lịch sử được tồn tại qua thời gian lâu dài, đã sập bẫy, lừa cả mấy triều vua, từ vua tiền triều Gia Long, đến vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, sau cùng là Tự Đức, như qua giải thích cặn kẽ câu thứ 次 thứ nhất "Đài cao gương ảnh thi kim cổ" mà các bạn đã đọc. Xin bổ túc thêm đoạn này. Chữ "cao 高" ngoài nghĩa là thanh cao, cao thượng, chỉ cho con người có tâm hồn trong sạch, thanh bạch, xem trọng nghĩa tình, tiết tháo, sẵn sàng sống chết vì đạo lý, lẽ phải, khác kẻ phàm phu tục tử tầm thường, vốn chỉ biết lợi danh, thâu tóm quyền lực, hơn nhau từng chút. Thì "cao 高" là một từ được Bà Huyện sử dụng, nói khác đi, trích, lấy ra từ thụy hiệu của vua Gia Long, là: Khai Thiên Hoằng Đạo Lập Kỷ Thùy Thống Thần Văn Thánh Võ Tuấn Đức Long Công Chí Nhân Đại Hiếu Cao Hoàng Đế. Như thế, chứng tỏ, mưu trí của Ngô Thì Nhậm quá tài, hết sức đặc biệt, có thể, mà sao có thể, Ngô đã sử dụng thứ văn chương ảo diệu, ma quái như đã nói để đánh tráo khái niệm của quỷ kế gọi là "Du long chuyển phượng: biến cái này thành cái kia, bên trong là rồng đó nhưng bên ngoài làm cho nó thành con phượng". Kế này rất phổ biến, trong dân gian nước ta gọi nôm na, đơn giản là "treo đầu dê bán thịt chó" đó thôi. Sự thật đúng là như vậy. Chớ không thể nói gì khác hơn được.
Ngang đây, xin tóm tắt đại ý câu thứ 次 thứ nhất: "Đài cao gương ảnh thi kim cổ" lại như sau:
Ngôi chùa Thiên Thai (đài) tọa lạc trên đỉnh đồi núi (cao) Dương Xuân Sơn chính là nơi chôn giấu linh cữu, thi hài (thi) Hoàng đế Quang Trung mà trải qua bốn đời vua, từ vua tiền triều (cổ) Gia Long (cao) cho đến đời vua hiện tại (kim) là Tự Đức (thi/thì) mà cũng không một ai hay biết chuyện gì cho ra chuyện gì. Chỉ đến khi Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ tài danh lỗi lạc xứ Đàng Ngoài theo lệnh mời triều đình, vào Phú Xuân làm việc cho vua Thiệu trì từ năm 1841. Sau khi vua Thiệu Trị ra đi năm 1847, Bà Huyện tiếp tục ở lại làm việc dưới triều vua Tự Đức. Một lần lên thăm chơi chùa Thiên Thai, Bà Huyện mới phát hiện tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa, ở giữa có bốn chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 chính là bút tích, văn chương của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm (thi/thì), người cùng quê hương với bà, từng làm quan dưới triều Quang Trung, Quang Toản trước kia sáng tạo, dàn dựng, nằm phơi mình, sờ sờ ra đó giữa thanh thiên bạch nhật hòng đánh lừa, mà mắt, vừa thách đấu, thi thố (thi) những đối tượng xấu, cả vua quan triều Nguyễn sẽ làm được gì -nói theo Bà Huyện- suốt một thời gian dài mà cũng không một ai hay biết gì.
Đọc qua giải thích nội dung câu thứ 次 thứ nhất, chúng ta đã biết, ngày ấy khi đọc qua nội dung ghi, tạc trên tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai Bà Huyện biết đích xác Ngô Thì Nhậm đã dùng quỷ kế gọi là "Du long chuyển phượng" như đã nói. Cho nên, từ đó bà mới nói, viết ra câu "Cảnh đấy người đây..." được. "Cảnh đấy người đây..." ngoài nghĩa đã giải thích ở trên, thì "cảnh đấy người đây..." còn có nghĩa Bà Huyện thầm ám chỉ cho mưu lược, quỷ kế mà Ngô Thì Nhậm từng sử dụng trong nghệ thuật chiến tranh chính trị, ngón sở trường của Ngô: mưu kế dụng binh của Tôn Tử với phương châm "Tri kỷ tri bỉ bất chiến bất đãi; bất tri kỷ tri bỉ nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi: biết mình biết người trăm trận trăm thắng; biết mình mà không biết người thì có thể thắng có thể thua, không biết mình và cũng không biết người thì xuất binh liền thất bại. (Trích 10 câu nói Binh pháp Tôn Tử)".
Với chứng cứ là hiện trường lịch sử vẫn còn tồn tại bất động, nguyên vẹn tại ngôi chùa chứa đựng một trời bí mật lịch sử này đây, qua các đời vua chúa triều Nguyễn, thì rõ ràng Ngô Thì Nhậm là người lão luyện, làu thông binh pháp Tôn Tử trong nghệ thuật chiến tranh chính trị thời đó trên rất nhiều phương diện mà lịch sử ngày nay vẫn còn ghi chép cụ thể, rõ ràng về năng khiếu đặc biệt của con người tài năng, lỗi lạc bậc nhất này. Thảo nào, khi mới vừa gặp Ngô tại Bắc Hà, danh tướng Tây Sơn đã liền buộc miệng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy". Thiệt không ngoa chút nào.
"Cảnh đấy/người đây..." cũng còn có ý, Bà Huyện đã đang độc thoại, cho mình là người tri kỷ/người đây, là kẻ rất biết mình, cũng như rất biết rõ cảnh đấy/tri bỉ, người kia là như thế nào. Kỷ 己 tiếng Hán là mình, chữ dùng đối lại với bỉ 彼 là người, phía bên kia. Kỷ 己 cũng còn là can Kỷ, can thứ sáu trong thập can. Nếu kỷ là can Kỷ 己, can thứ sáu trong thập can như đã nói. Vậy can Kỷ 己 ở đây có ý gì hay không?
Hay! Câu hỏi quá là hay. Tuyệt hay!
Xin thưa ngay liền. Khi kỷ đã là can Kỷ 己, nếu chúng ta dám chấp nhận đây là sự thật, chớ Kỷ 己 không đơn thuần đơn giản đơn phương đơn điệu đơn tuyến chỉ là mình, người đây, theo ý Bà Huyện, tác giả bài thơ, thì đó chính là can chi Kỷ... Dậu đấy!
Ủa, sao lạ thế? Mà nếu đây là can chi Kỷ Dậu, thì đây là năm Kỷ Dậu nào?
Còn hỏi nữa ư? Kỷ Dậu 1849 đấy!
Tạo hóa gây chi cuộc hý trường...
Để biết được tại sao, cũng như để nắm rõ đầu đuôi ngọn ngành sự việc, rằng có phải "cảnh đấy người đây..." là mật mã mà Bà Huyện sử dụng để viết ra can chi Kỷ Dậu 1849 hay không, hay do chúng tôi bịa chuyện, không ngoài mục đích vẽ rồng vẽ rắn hòng tạo ra mớ bòng bong đưa dắt người đọc bước vào thế giới tưởng tri um tùm cỏ nội hoa ngàn, xa rời thực tại. Vì thế, ngay đây, yêu cầu các bạn bỏ chút thì giờ vàng ngọc đọc lại câu nhập 入/thừa đề thứ hai bài thơ trước cái đã. Câu ấy như sau:
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương...
Chữ "tinh" chúng tôi chỉ lấy ra nghĩa ám chỉ, bóng gió cần thiết, quan trọng của câu chuyện, "tinh 并" còn đọc, có âm là tính, tỉnh, tịnh, bính, bình. Bính là can Bính 丙, can thứ ba trong thập can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, vvv... "Tinh" có âm, còn đọc là bình, bình nói cho đủ là Nguyễn Quang Bình, một trong nhiều tên mà Hoàng đế Quang Trung ngày ấy thường sử dụng trong công tác ngoại giao văn thư qua lại với vua Càn Long, với triều Thanh để bàn bạc, đàm phán các vấn đề hệ trọng giữa hai quốc gia Việt Thanh sau trận đánh lịch sử biết người biết ta tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội của hai năm chiến dịch 1788-1789. "Tinh" cũng còn đọc là thanh. Thanh ở đây là đời nhà Thanh, thời vua Càn Long cai trị nhân dân Trung Hoa, và chính thời kỳ này ngài đã ký sắc lệnh, cử quân đội Thanh triều do đại tướng Tôn Sĩ Nghị dẫn đầu 29 vạn quân cọp beo đầu tết tóc đuôi sam chạy lúc lắc lúc la hệt như đuôi ngựa quá buồn cười miệng hô tay múa cùng sầm sập, hùng hổ, xúm kéo sang làm cỏ nước Nam, tính đô hộ nhân dân Việt lâu dài. Nhưng, dự định ấy của vua Càn Long, của quân đội Thanh triều đã thất bại nặng nề, 29 vạn binh lính, tướng tá đã bị đánh cho tan tác, tả tơi, bầm giập, sứt đầu mẻ trán, thây người chết nằm phơi như rơm rạ tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long thành trước sức phản công như vũ bảo, thác đổ triều dâng của quân đội Tây Sơn dưới quyền thống xuất, điều khiển của danh tướng, nhà vua bất khả chiến bại Quang Trung Nguyễn Huệ, người cầm tinh tuổi con hổ Bính Dần 1746 đúng như ám chỉ, bóng gió, cách chơi chữ của Bà Huyện, chỉ trong vòng năm ngày, tính từ đêm 30 trừ tịch cho đến trưa Mồng Năm của năm Kỷ Dậu 1789.
Nhung y thần vũ niêm tằng hạ... Tượng gỗ Hoàng đế Quang Trung tại chánh điện chùa Thiên Thai
Theo đó, ý Bà Huyện, tính từ năm Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh trong vòng 5 ngày vỏn vẹn, làm nên chiến thắng, mùa xuân bất tử, lịch sử Kỷ Dậu 1789 tại Thăng Long Hà Nội thuở xưa, cho đến khi Bà vào Phú Xuân làm việc dưới hai triều vua Nguyễn là Thiệu Trị và Tự Đức, Bà đã đặt bút sáng tác bài thơ luật Đường vừa Nôm vừa Hán, tựa là Thiên Thai Hoài Cổ, không phải Thăng Long Hoài Cổ như ghi chép, lưu truyền dân gian, dùng ám chỉ bí mật lịch sử tại ngôi chùa Thiên Thai Nội kiệt 15 Minh Mạng ngày nay là đã tròn một hoa giáp 60 năm. Vâng, sự thật đúng như thế. Một hoa giáp 60 năm. Nhưng, để xác định có phải sự thật như vậy hay không, sự thật ở đây là do căn cứ vào giải thích từ, chữ, ý nghĩa hai câu thứ 次 bài luật Đường Thiên Thai Hoài Cổ: "Đài cao gương ảnh thi kim cổ, Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" và câu nhập 入: "Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương: thời gian đi chớp nhoáng, lẹ làng" qua chữ "tinh" với giải thích cần thiết và các bạn đã đọc. Vậy xin mời các bạn đọc lại câu nhập 入 thứ nhất để cùng xem lại cái cách mà Bà Huyện cài nén mật mã trong từng câu, từ, chữ rất ư là đặc biệt song cũng hết sức đơn giản như thế nào, cứ như giỡn chơi vậy, mà xưa nay không có một người nào chịu lưu ý: "Tạo hóa gây chi cuộc hý trường". Chữ "hóa 化" ngoài nghĩa biến hóa, và chỉ đấng quyền biến, toàn năng ở tuốt nơi cao xanh, thì "hóa 華" còn đọc, có phát âm, chuyển giọng nói thổ ngữ vùng miền là hoa. Hoa 華 ngoài nghĩa bông hoa, cỏ cây thảo mộc, thì hoa 花 còn là hoa giáp 花甲, một hoa giáp 花甲 có 60 năm. Một hoa giáp 花甲 60 năm là tính từ mùa xuân chiến thắng lịch sử Kỷ Dậu 1789, năm Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh tại năm cứ điểm hùng hiểm Thăng Long Hà Nội cho đến năm Kỷ Dậu 1849, thời điểm Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ xứ Đàng Ngoài hiện làm việc dưới triều vua Tự Đức nhân một lần lên chơi ngôi chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn Bà đã phát hiện tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa chính là thứ văn chương ảo diệu, ma quái, sắc bất dị không không bất dị sắc biến hóa khôn lường dùng đánh tráo khái niệm, gài bẫy, lừa gạt sạch sành sanh vua quan triều Nguyễn suốt cả mấy đời hết kẻ đến lại người đi, thay cũ đổi mới liên tục mà không một ai hay biết được gì. Và với phát hiện kinh thiên động địa, rung chuyển càn khôn thế này, thì tại sao con người văn hay chữ tốt, từng được lịch sử qua 200 trăm năm vèo trôi như giấc mộng đánh giá, xác định, cho đó là nhà văn học xuất sắc nhất kỷ 19 ngày ấy lại có thể lạnh lùng từ chối, không đặt bút viết, nói chút ít gì đó về câu chuyện thần tiên cổ tích tuyệt hay này của nước Việt cho được?
Bài thơ luật Đường Thiên Thai Hoài Cổ, chúng tôi xin lập lại một lần nữa, Thiên Thai Hoài Cổ, chớ không phải Thăng Long Hoài Cổ, bởi vào thời gian này, năm Kỷ Dậu 1849, Bà Huyện vẫn còn ở tại kinh đô Phú Xuân, làm việc dưới triều vua Tự Đức, chưa về lại quê hương xứ Đàng Ngoài ngoài kia. Thì làm sao có thể nói bài thơ này Bà làm ra mục đích để hoài niệm quê hương Thăng Long của Bà được? Lục trên trang mạng, chúng tôi còn phát hiện có tài liệu nói Bà Huyện đã ra đi, tức chết, vào năm 1848 là thế nào? Thông tin này ngày nay bộ môn văn học cần phải làm việc, kiểm chứng và ghi chép lại, không được để tồn tại mãi như thế được nữa trước phát hiện của chúng tôi qua bài thơ luật Đường mà Bà Huyện đã đặt bút sáng tác tại Phú Xuân, qua phát hiện nội dung tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm sáng tác, dàn bày khi xưa ngầm ám chỉ những bí mật lịch sử động trời Tây Sơn được chôn giấu ngay tại Cung Điện Ngầm dưới chánh điện ngôi chùa Thiên Thai, trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, kế bên Đàn Nam Giao triều Nguyễn mà qua mấy đời vua chưa một ai biết được gì, làm được gì như ghi chép của họ là sự việc đã được giải quyết dứt điểm vào năm Nhâm Tuất 1802 bởi vua tiền triều Gia Long.
Trở lại câu chuyện quá khứ 1
Tóm lại. Với những gì vừa được giải thích, thì có thể nói, nếu Bà Huyện ngày ấy chưa từng bỏ lại sau lưng quê hương Thăng Long, vui lòng, chấp nhận dấn thân, bươn chải, khăn gói quả mướp lên đường vào Phú Xuân làm việc cho hai triều vua, Thiệu Trị và Tự Đức, bắt đầu từ năm 1841, rồi từ đó Bà mới có điều kiện đi đây đi đó, thăm chơi các thắng cảnh đẹp trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ, viếng các ngôi đền đài, am miếu, chùa chiền với đời sống trầm mặc, tĩnh tại của những con người khoác áo nâu sồng, tìm vui trong câu kinh tiếng kệ, bỏ lại sau lưng bao nhiêu âu lo, phiền muộn, mặc cho cuộc đời bon chen, tranh đấu hơn thua... Rồi, theo đó, sự dẫn dắt của nhân quả, từ điểm này sẽ mở sang điểm khác, điểm khác nữa, cứ như thế đến vô cùng vô tận... Bà lần mò, tìm đến các phế tích lịch sử hoang tàn từng tồn tại trên kinh đô xưa, nơi từng có bóng dáng những con người lịch sử mà Bà hằng kính ngưỡng, tôn thờ sinh sống, làm việc, đi qua, như Quang Trung Nguyễn Huệ, con người từng vào sinh ra tử, xem coi cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng cũng vì sự tồn vong của đất nước, vì hạnh phúc, cơm no áo ấm của nhân dân ba miền, nhất người Thăng Long của Bà để không bị giặc ngoại bang, giặc phương Bắc tàn phá, hà hiếp, bóc lột, giết chóc. Rồi cũng từ đó, khám phá này dẫn đến phát hiện kia, Bà Huyện mới phát hiện ra ngôi chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi có Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa với tấm văn bia ghi nội dung mà khi đọc qua Bà liền biết đây đích thị là thứ văn chương, bút tích ảo diệu, ma quái của danh sĩ/chính khách Ngô Thì Nhậm, anh rể Phan Huy Ích, cả hai đều là người cùng quê hương với Bà sáng tác, dựng diễn vừa che đậy vừa ngầm công bố đây là nơi chôn giấu nắm tro xương người anh hùng áo vải Tây Sơn chớ không ai vào đây hòng trồng khoai, làm việc này cho nổi.
Bộ tượng gỗ Bắc cung Hoàng hậu và hai thị nữ bưng ấn kiếm hầu hai bên. Ảnh chụp tại chùa Thiền Lâm
Trong câu chuyện nói về cuộc đời, sự nghiệp chinh chiến cũng như cái chết bất ngờ, đột ngột của người anh hùng áo vải Tây Sơn tại cố đô Phú Xuân ngày ấy, còn có liên quan đến câu chuyện nước non ngàn dặm ra đi của người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành Hoàng Thị Thu Mai, quê hương Bắc Ninh ngoài kia mà trong 3254 câu lục bát Kiều thi hào Nguyễn Du đặt cho mật mã Thúy Kiều, được vua Lê Hiển Tông và triều thần tác hợp, gã cho danh tướng Bắc Bình vương Nguyễn Huệ năm 1786 khi đánh chiếm Bắc Hà lần thứ nhất, thế vai trò Công chúa Lê Ngọc Hân. Khi về Phú Xuân, người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai đã từng ở chùa Kim Tiên, sau đó đến tá túc chùa Thiên Đài (còn gọi là Châu ẩn am) của vãi Ẩn Duyên, không phải Giác Duyên, ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, ngày nay đặt lại là Kim Đài Tự 金台寺, rồi cái am nhỏ làm bằng tranh tre bên bờ sông Tiền Đường 前堂, nay là số nhà 207 đường Chi Lăng. Sau hết, là trụ trì chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi chôn giấu thi hài, linh cữu chồng của Bà dưới Cung Điện Ngầm dưới chánh điện ngôi chùa. Trước đó, khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đọc chiếu lên ngôi, xưng vương, lấy niên hiệu Quang Trung nguyên niên vào năm 1788, trước khi kéo đội hùng binh Tây Sơn Bắc tiến, lên đường ra đánh giặc Thanh tại Thăng Long Hà Nội, thì cũng từ đó người đẹp Thúy Kiều Thu Mai được triều Tây Sơn phong, tấn lên địa vị Bắc cung Hoàng hậu. Năm Kỷ Mùi 1799 Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai ra đi, triều Tây Sơn lúc ấy thay vì an táng, chôn Bà trong phạm vi chùa Thiên Thai, nơi an trí thi hài, linh cữu chồng của Bà dưới chánh điện ngôi chùa, thì họ lại chôn táng Bà cách đó gần 200m, một nơi khỉ ho cò gáy, đối diện chùa, nằm bên một con suối, gần một cây cầu mà đoạn đầu trong Kiều, hai câu 55-56 thi hào Nguyễn Du miêu tả, nói là: "Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang...", ngày gọi là cầu Lim 1, dưới chân dốc Minh Mạng. Xảy ra cớ sự như thế chắc có lẽ do sự đố kỵ của bà Chánh cung Bùi Thị Nhạn/Hoạn Thư, mẹ vua Cảnh Thịnh chăng?
Bắc cung Hoàng hậu đang trần tình vụ đại án năm 1792. Ảnh chụp trong một ngôi chùa tại Huế
Bà Huyện ngày ấy đã từng lặn lội lên thăm chơi chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn, nơi Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai ở và trụ trì xưa kia, từ đó phát hiện ra sự việc, nên mới đề thơ tâm sự, trần tình, nói về bí ẩn lịch sử được chôn giấu tại ngôi chùa này qua bài Thiên Thai Hoài Cổ, về sau bị sửa thành Thăng Long Hoài Cổ, thì không lý gì Bà không đến thăm Ngôi Tháp mộ của Bắc cung Hoàng hậu nằm trước chùa như đã nói, do triều Tây Sơn an táng, sau đó, năm Canh Thân 1780, gia đình của Hoàng hậu gồm mẹ là bà Nguyễn thị Huyền, em là Văn Quang và vợ chồng thi hào Nguyễn Du Kim Trọng, Thúy Vân mới cho cải táng, di dời hài cốt Hoàng hậu qua kế bên, cách 6m, cát táng lần hai, ngày nay là kiệt 51 Minh Mạng hay sao? Trong Kiều, đoạn đầu, Nguyễn Du có nói về sự việc này rất rõ, trong khi, Bà Huyện lại là học trò của Tiến sĩ Phạm Quý Thích, bạn của thi hào Nguyễn Du, người đã từng được Nguyễn Du tặng tập Kiều khi đã viết xong vào năm 1820 trước khi ra đi, và ông cũng đã viết lời giới thiệu truyện, bằng bài thơ luật Đường, tựa Thi vân. Ghi chép lịch sử có ghi rõ chuyện này, như sau: "Phạm Quý Thích là bạn thân của danh sĩ Nguyễn Du. Chính ông là người đầu tiên đem Truyện Kiều ra bình phẩm với học trò, làm bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ (thường gọi là Tổng vịnh Truyện Kiều), rồi còn lo ấn hành quyển truyện này". Dưới đây là trích đoạn nói rõ hơn về tiểu sử Tiến sĩ năm Kỷ Hợi 1779 Phạm Quý Thích, người có liên hệ mật thiết đến truyện Kiều của Nguyễn Du, nhất ông lại là thầy dạy học của Bà Huyện thời trẻ, tác giả bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử mà các bạn đang đọc phần giải thích của chúng tôi:
Phạm Quý Thích (范貴適, 1760-1825), tự: Dữ Đạo, hiệu: Lập Trai, biệt hiệu: Thảo Đường cư sĩ; là danh sĩ cuối đời Lê trung hưng-đầu đời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
Phạm Qúy Thích sinh ngày 19 tháng 10 năm Canh Thìn (25 tháng 12 năm 1760) ở xã Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Sau gia đình ông dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Năm Kỷ Hợi (1779), ông đỗ Tiến sĩ lúc 20 tuổi, được bổ Đông các hiệu thư, rồi lần lượt trải các chức: Hàn lâm viện hiệu thảo, Kinh Bắc đạo Giám sát ngự sử, Thiêm sai tri Công phiên.
Khi quânTây Sơn ra Bắc, ông chạy lánh sang Kinh Bắc, sống cuộc đời ăn nhờ ở đậu, nay đây mai đó.
Đầu đời Gia Long (1802), ông được triệu đến trao cho chức Thị trung học sĩ, tước Thích An hầu. Ông cố chối từ, xin ở lại Bắc thành, được cử làm Đốc học. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau ông xin từ quan về nhà.
Năm Gia Long thứ 10, ông lại được triệu về kinh đô Huế, giao cho việc chép sử, được ít lâu, lại cáo bệnh đi về.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), lại có chỉ tuyên triệu lúc ông đang ốm nên từ chối được. Kể từ đó, ông chuyên việc dạy học ở quê nhà, học trò của ông rất đông, trong đó có các trí thức tên tuổi như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lữ, Chu Doãn Trí, Phạm Hội...
Ngày 29 tháng 3 năm Ất Dậu (16 tháng 5 năm 1825) Phạm Quý Thích mất, hưởng thọ 65 tuổi.
Phạm Quý Thích là bạn thân của danh sĩ Nguyễn Du. Chính ông là người đầu tiên đem Truyện Kiều ra bình phẩm với học trò, làm bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ (thường gọi là Tổng vịnh Truyện Kiều), rồi còn lo ấn hành quyển truyện này.
(Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Với xuất thân của mình như thế, từng liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử thời ấy, ở đây là thầy dạy học Tiến sĩ 1779 Phạm Quý Thích, thì tất nhiên Bà Huyện ngày ấy ngoài thời gian làm việc, Bà phải đi rất nhiều nơi trên cố đô Phú Xuân, nơi vẫn còn đó những phế tích, tàn tích triều Tây Sơn bởi sự năng nổ, nhiệt tình đập phá, tẩy xóa dấu vết của vua quan triều Nguyễn hết cũ đến mới để chứng kiến cũng như để lục lọi, tìm kiếm, may ra có còn sót lại gì đó của triều đại cũ, con người xưa nơi đây chăng? Và Bà Huyện đã phát hiện dấu tích người xưa hiện vẫn còn tồn tại bất động, nguyên vẹn tại ngôi chùa Thiên Thai qua chữ nghĩa, bút tích danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì trên tấm văn bia tại Ngôi Tháp mộ trước chùa, chưa bao giờ bị vua quan triều Nguyễn tàn phá, hốt hài cốt đổ sông biển, lấy sọ đầu giam ngục thất như ghi chép lịch sử của họ, rằng tất cả đã chấm dứt từ năm 1802. Kể cả sự tồn tại của hài cốt Bắc cung Hoàng hậu, hoàng tử Ngọc Đức như đã nói tại khu vực nằm đối diện trước chùa. Còn những gì mà Bà Huyện từng nghe miệng lưỡi dân gian xầm xì, đồn đoán, truyền tụng, dệt thêu râm ran thời còn ở tại quê nhà Thăng Long thật ra là không đúng, quá mơ hồ, bởi chứng tích lịch sử hiện đã đang phơi bày, nằm trước mắt Bà đây, tại ngôi chùa Thiên Thai trên đỉnh đồi núi Dương Xuân Sơn. Chưa nói những liên hệ nhân quả khác nữa, như các ngôi chùa, đền đài, am thất, mồ mã, tháp mộ đã nói, vvv... Tất cả cũng vẫn còn tồn tại, nằm phơi mình ra đó giữa trời phong sương tuế nguyệt mà vua quan triều Nguyễn chưa bao giờ làm gì được, trải qua mấy đời vua, khởi đầu từ vua tiền triều Gia Long đến Tự Đức, vị vua mà Bà Huyện đang phục vụ, làm việc. Thời điểm này là vào năm Kỷ Dậu 1849.
Tóm lại. Để tận mắt chứng kiến, mục sở thị, mắt thấy tai nghe tay rờ đụng đàng hoàng, cụ thể, chi tiết những gì cần phải nhìn, phải thấy đối với các chứng tích lịch sử cũ xưa, thì Bà Huyện ngày ấy đã phải di chuyển một quãng đường bộ dài 700km từ Thăng Long vào đến Phú Xuân. Chớ sự thật không thể ngồi tại chỗ nghe ngóng người này người kia nói, đồn, loan truyền rằng thế này, thế khác được. Chuyện này, mà cũng của rất nhiều chuyện nữa, từng xảy ra trên cuộc đời, nó rất đúng với lời dạy của Đức Phật vào thời xa xưa qua câu chuyện một hôm có ngoại đạo tên Sivaka đến hỏi Ngài: "Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy..., như vậy làm sao chứng minh được nghĩa đó?", ở đầu bài viết, Đức Phật mới trả lời:
"Nếu nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’; nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’ chăng?" Ông Sivaka thưa: "Thưa có". Phật bảo: "Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’, nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’. Như vậy này Sivaka ‘pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy’..."
(Tăng Chi Bộ Kinh)
Câu trả lời của Đức Phật cho ngoại đạo Sivaka cần phải được hiểu, viết lại như sau thì mới đúng, hết ý chết lý của nó:
Nhân quả là pháp rất thiết thực, cụ thể, rõ ràng, không hề mơ hồ, trừu tưởng, khó hiểu chút nào. Chẳng phải nó từng được cấu kết, phát sinh, hình thành, diễn bày, xuất hiện, băng xuyên qua cả ba thời từ quá khứ, hiện tại, vị lai. Muốn chiêm nghiệm, hiểu được nó, thì phải có thời gian, đến để thấy biết, cảm nhận.
Chính những phát hiện thấy biết của Bà Huyện về câu chuyện lịch sử tại kinh đô Phú Xuân, cách thời của Bà non nửa thế kỷ, 50 năm, cách xuất phát điểm trận đánh lịch sử mùa xuân Kỷ Dậu 1789 của người xưa mà Bà nói, nhắc trong bài thơ là tròn một hoa giáp 花甲 60 năm, chẳng phải nó đã chứng minh cho lời dạy của Đức Phật trong câu chuyện quá khứ 1 với ngoại đạo Sivaka rồi hay sao?
Và cũng chẳng phải các vua triều Nguyễn ngày ấy do quá ngây thơ, khả năng hiểu biết kém cỏi, không biết được mình, được người, cũng như không có khả năng lắng nghe, đọc xuyên qua ngôn ngữ, đón ý ở ngoài lời nên từ đó đã bị sập bẫy, mắc mưu thế gài vô cùng độc đáo, hiểm hóc của danh sĩ/chính khách dòng họ Ngô Thì nên cả đám vua quan, binh lính mới xúm đè cứng ngắc, cho giả là thật, thật là giả, ma là Phật, Phật là ma, rồi cả đám xúm nhào vô quật phá linh cữu, thi hài, các chứng tích dỏm của địch được dàn, bày công khai tại Cung điện Đan Dương, khu vực chùa Thiền Lâm vào năm 1802. Kéo theo cả một triều đại, thể chế gần ngót 150, từ vua cha đến vua con, vua cháu chắt hết cũ đến mới mà cũng không một ai hay biết chuyện gì cho ra chuyện gì.
Lại cũng chẳng phải các cán bộ, các giáo sư thạc tiến sĩ ban ngành, bộ môn các tỉnh thành, từ Bình Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, mạng xã hội, vvv... hoặc do đầu óc, tư tưởng quá non kém hoặc do thiểu năng, do gì đó cũng chả biết, chỉ giỏi ngồi tại chỗ khua tay chỉ chỏ lung tung, miệng ưa nói huyên thuyên những điều không có. Nên khi chúng tôi đích thân tìm tới hay viết bài đăng mạng, nói, khai cho biết câu chuyện lịch sử trên cố đô Huế là thế này, không phải thế kia đâu, thì tất cả liền đồng loạt xúm phất tay, thôi, đi chỗ khác chơi, đây không tiếp thu những chuyện huyễn hoặc, mơ hồ, mù mờ như thế được.
Và cũng chẳng phải các tu sĩ các hệ phái Phật giáo xưa nay hoặc do liệt tuệ, do mù mờ, mất tỉnh giác cho nên từ đó mới cho phật pháp, tức nhân quả là không có, chỉ có giây phút hiện tại, chớ quá khứ, vị lai chả có gì cả (không có thời gian), chết là hết, xong, thì làm sao có ai đâu đến để mà thấy biết gì được?
Cả hai vị thiền sư nổi tiếng kỷ 20 của hai trường phái Trúc Lâm, Làng Hồng, Làng Mai là Hòa thượng Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh cũng từng đem câu chuyện xảy ra giữa Đức Phật và một ngoại đạo với nội dung hỏi, trả lời ở trên ra để thuyết giảng, nói thao thao bất tuyệt từ bao lâu nay, còn được in thành sách, phát hành băng đĩa, phát tán ra khắp nơi, như thiên la địa võng, người đọc, nghe thôi thì hằng hà sa số, như cát sông Hằng, đếm không xuể đâu. Cuối cùng, do chủ trương bổn môn, tông phái: không tin vào nhân quả, chỉ biết có hiện tại (không có thời gian, thì làm sao ai đến thấy được gì?), cho nên hai vị thiền sư lãnh đạo, cầm đầu hai hệ phái nổi tiếng một trong nước, một ngoài nước đã bị ác nghiệp tìm đến hỏi thăm, quật ngã, liệt vị, nằm bất động tại chỗ, mọi việc của cá nhân như tiêu tiểu, tắm giặt, ăn uống, ngủ nghĩ, đi tới đi lui, nói thì phải đưa tay, gật đầu làm dấu như người câm điếc, đành phải nhờ vả vào người khác. Tự mình đã mất khả năng xoay trở, đối phó, chống cự, thuốc thang, biệt dược dùng tẩm bổ, trị bệnh thôi thì phải liên tục, chích uống không ngớt. Vỏ thuốc, xác thuốc của hai vị thiền sư nổi tiếng này từng sử dụng tẩm bồi bổ cho cái thân vô thường, bất tịnh, hôi thúi của họ chất đống như núi non.Thiệt tội nghiệp.
Với cách suy nghĩ, tư duy như thế, cho nhân quả là không có thời gian, cũng không có luân hồi quả báo gì trọi, nên từ đó họ sống rất buông lung, tự tại, cho mình là trên hết, muốn làm gì thì làm. Đời sống thì giàu có như tỷ phú, đại gia. Công tâm mà nói, sự giàu có tột đỉnh, cao sang chất ngất ấy người thế gian phải đổ mồ hôi nước mắt gầy dựng cả cuộc đời, chắc gì đã được chưa. Đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng vẫn chẳng có gì, bịnh tật, nghèo khổ cùng cực, tứ cố vô thân, chết bờ chết bụi, dụi ngã ao hồ sông nước quá thảm thương, tội nghiệp. Nhưng từ khi họ, những người tu, từ bỏ gia đình, xuất gia vô chùa, mới năm mười năm mà ai ai cũng giàu có, sự nghiệp phất lên trông thấy. Vậy không phải nhân quả với họ là không có thời gian, chỉ có hiện tại, hãy đến để mà thấy sự thành công, hiển đạt của họ, không phải hay sao?
Chú thích:
Ảnh thứ 2 từ trên xuống, tấm bia tại Ngôi Tháp mộ nằm trước chùa Thiên Thai Nội, ở giữa là 4 chữ Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔, hàng chữ đứng bên phải (12 chữ) đọc Y phu công tộc chưởng cơ duệ toán phu nhân khai tạo. Hàng chữ đứng bên trái (14 chữ) đọc Thiên Thai tự ứng pháp sa di ni hiệu Như Đức húy Pháp Thành.