Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TRUYỆN KIỀU, TẢNG BĂNG TRÔI VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CỦA LỊCH SỬ...

TRUYỆN KIỀU,
TẢNG BĂNG TRÔI VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CỦA LỊCH SỬ... 

Chúng tôi có nói trên bài viết Phát minh, sáng chế của nhân loại đôi khi đến từ những phát hiện tình cờ về các câu Kiều mang tính ẩn giấu, cài nén bí mật lịch sử của Nguyễn Du, trong đó có câu 2171 "Đội trời đạp đất ở đời..." nói về nguồn gốc của các anh em Tây Sơn vốn là người nông dân tay lấm chân bùn, trên nắng dưới mưa, sống bằng nghề cày sâu cuốc bẩm, không phải gốc địa chủ, phú nông như một vài ghi chép của lịch sử. Thật ra, câu 2171 nói trên phải hiểu như thế này thì mới đúng với sự thật về nguồn gốc các anh em Tây Sơn, và cũng từ đây mới có thể lột hết những ẩn ý thâm trầm của thi hào Nguyễn Du từng cài nén, giấu trong từng câu, chữ những bí mật lịch sử trong 3254 câu lục bát truyện Kiều. Ở đây là về nguồn gốc, thành phần xuất thân của các anh em Tây Sơn.

 

Như đã nói, câu 2171 "Đội trời đạp đất ở đời..." là chiết tự chỉ sự dùng viết ra chữ hạ , chữ thượng . Hạ hay thượng trước hết là ám chỉ cho vị trí của Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc khi đã xưng vương, lên ngôi vua, ngồi cai trị nhân dân bách tích ở hai vùng miền khác nhau. An Nhơn và Phú Xuân. Sau, hai chữ hạ và thượng chính là để xác nhận thành phần xuất thân của gia đình các anh em Tây Sơn. Đọc bài viết Phát minh, sáng chế của nhân loại đôi khi đến từ những phát hiện tình cờ, chúng ta đã biết tổ tiên của Nguyễn Huệ vốn xuất phát từ núi Đại Hải ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Xưa kia từng bị quân Nguyễn bắt đi đày vào Đàng Trong, lên vùng đại mông: nơi mặt trời lặn, là vùng Tây Sơn Thượng đạo, ngày nay là An Khê, làm ăn sinh sống, lập nghiệp, rồi sinh con đẻ cháu bầy đàn tại đây. Ban đầu tất nhiên tổ tiên các anh em Tây Sơn làm nghề nông để duy trì cuộc sống nơi vùng đất khỉ ho cò gáy, sơn lam chương khí mắc giăng đầy dẫy, bao vây tứ phía, chập chùng này. Đến đời ông Hồ Phi Tiễn, thân sinh ông Hồ Phi Phúc, lúc này đã về ở miền dưới, vùng Tuy Viễn, tức huyện An Nhơn. Ông Hồ Phi Tiễn do sức yếu, làm nông không nỗi, hồi ấy có người họ Đinh thấy thế thương tình, giúp vốn cho đi buôn làm kế sinh nhai.

 

Thời bấy giờ trầu nguồn (trên vùng Tây Sơn Thượng đạo An Khê) rất có giá, ông Hồ Phi Tiễn bèn quyết định mang tiền đi buôn trầu. Trong các chuyến đi từ miền xuôi lên miền ngược, và ngược lại, tình cờ ông Hồ Phi Tiễn quen bà Nguyễn Thị Đồng, người ở thôn Phú Lạc, ấp Kiên Mỹ, thuộc vùng Tây Sơn hạ. Ông bèn kết nghĩa vợ chồng với bà, rồi cất nhà nơi quê vợ lập nghiệp làm ăn lâu dài. Bà Nguyễn Thị Đồng là con một, của một phú thương chuyên nghề buôn trầu rất giàu có. Với suy nghĩ để con mình hưởng trọn gia tài, sự nghiệp phía bên ngoại, bà Nguyễn Thị Đồng bàn cùng chồng nên để con mang họ Nguyễn của bà. Ông Hồ Phi Tiễn đồng ý. Người con đầu của hai vợ chồng ông Tiễn bà Đồng từ đó thay họ cha, lấy theo họ mẹ. Đó là ông Nguyễn Phi Phúc.

 

Ông Nguyễn Phi Phúc sau này lớn lên cũng chuyên nghề buôn trầu từ thượng nguồn về bán dưới miền xuôi. Ông lập trường buôn trầu tại chợ Kiên Mỹ, bên bờ sông Côn. Gọi tắt là bến trường trầu. Mãi về sau, qua nhiều lần thăm dò, tìm kiếm, đo đạc, người ta đã xác định tịnh xá Ngọc Bình do nhà sư (đại đức) khất sĩ Thích Giác Linh dựng lập vào thập niên 50, chính là vị trí Bến Trường Trầu ngày xưa của cha mẹ anh em Tây Sơn lập ra. Tấm bia Bến Trường Trầu sau đó đã được cắm trong khuôn viên tịnh xá để làm mốc ghi dấu lịch sử (xem ảnh).

tấm bia
Tấm bia Bến Trường Trầu cắm trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Bình

Vợ chồng ông Hồ Phi Tiễn bà Nguyễn Thị Đồng như đã nói sinh người con đầu lòng, đổi tên là Nguyễn Phi Phúc. Ông Phúc lớn lên lập gia đình với bà Mai Thị Hạnh, người ở làng Kiên Mỹ, thôn Phú Lạc, bà vốn người gốc Tam Kỳ, Quảng Nam, theo cho biết của Nguyễn Du, trong Kiều, sinh ba người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Cả ba anh em Tây Sơn nói trên sau này lớn lên cũng theo nghiệp buôn trầu của cha mẹ. Như vậy, kể từ đời của ông Hồ Phi Tiễn đến đời con Nguyễn Phi Phúc, thì gia tộc của các anh em Tây Sơn lúc bấy giờ đã trở thành thành phần phú nông, giàu có nhờ nghề buôn trầu thượng nguồn, không còn nghèo khó như thời trước kia, thời tổ tiên của họ mới chân ướt chân chân ráo lên vùng Tây Sơn Thượng đạo lập nghiệp đầy gian nan, khó khổ do bị đày đi biệt xứ bởi quân Nguyễn.

 

Trong câu 2171 "Đội trời đạp đất ở đời..." có chữ "trời". Trời là nơi thần thánh tiên phật ở, ngự trị. Ông nội của các anh em Tây Sơn chúng ta đã biết có tên là Tiễn, Hồ Phi Tiễn, Tiễn cũng đọc là tiên. Tiên là người ở trời. Vì thế, tiên cũng là trời, trời cũng là tiên. Với chữ "trời" trong câu 2171 Nguyễn Du có ý nhắc sự nghiệp của ông Hồ Phi Tiễn vốn là dân phú thương giàu có làm nghề buôn trầu từ thượng nguồn về hạ nguồn. Nhờ nguồn gốc phú thương giàu có này của ông bà nội được duy trì, truyền đến đời con, là cha mẹ của các anh em Tây Sơn. Nên từ đó Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ mới có điều kiện vừa ăn học ôn luyện kinh sử, luyện tập võ nghệ vừa chiêu tập anh hùng nghĩa sĩ các nơi chuẩn bị cho cuộc cách mạng nổi lên cướp chính quyền từ năm Tân Mão 1771.

cổng chùa
Cổng tịnh xá Ngọc Bình, bên bờ sông Côn, cách đầu cầu Kiên Mỹ cũ tầm 150m

Để làm sáng tỏ hơn nữa về thành phần xuất thân vốn là phú thương nhờ nghề buôn trầu từ thượng nguồn về hạ nguồn của ông Hồ Phi Tiễn. Chúng ta cần làm sáng tỏ những ẩn ý của Nguyễn Du cài nén trong từng chữ của câu 2171. Như đã nói, bốn chữ "đội trời đạp đất..." là chiết tự chỉ sự dùng để viết ra hai chữ hạ và thượng . Chữ hạ hay thượng được viết, ghép từ bộ bốc và nét nhất trên, nhất dưới ra chữ hạ, chữ thượng. Riêng chữ bốc được ghép từ nét sổ là chữ cổnvà bộ chủ bên phải. Cổn/ , chữ giả tá, cũng đọc là côn. Côn là sông Côn, con sông xuất phát, chảy từ thượng nguồn sông Ba An Khê về ngang qua làng Kiên Mỹ, nơi gia đình các anh em Tây Sơn chào đời, sinh sống, rồi xuôi ra biển lớn. Như vậy, chữ cổn, nét sổ đứng, tượng trưng cho con sông Côn chảy từ thượng nguồn về hạ nguồn. Còn bộ chủ vừa tượng trưng cho thành phần địa chủ giàu có của gia tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, xuất phát từ nghề buôn trầu của ông nội Hồ Phi Tiễn (chữ trời/tiên) và bà nội Nguyễn Thị Đồng. Nếu lưu ý, chúng ta sẽ thấy chỉ cần thay, lấy nét nhất dưới bỏ lên trên, trên xuống dưới thì bộ bốc, với nghĩa đã giải thích, sẽ hóa thành chữ hạ hay chữ thượng . Sở dĩ ngữ nghĩa thay đổi dễ dàng, mau chóng như thế bởi đó là những chữ đồng nghĩa, ám chỉ những chuyến buôn trầu từ thượng nguồn () về hạ nguồn () của vợ chồng ông Hồ Phi Tiễn và bà Nguyễn Thị Đồng trên sông Côn () chớ không gì cả. Nói khác đi, bộ bốc là dụ con sông Côn, bộ chủ dụ lá trầu nằm bên phải, đồng thời, chủ cũng là địa chủ, những người giàu có phất lên từ nghề buôn trầu, từ đó họ xuất tiền của mua ruộng vườn, đất đai, trở thành địa chủ, ruộng lúa bề bề trong tay, cò bay thẳng cánh, chó chạy ngay đuôi. Hoặc chủ là dụ cho anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, người trên kẻ dưới, đều là những người cầm đầu, làm chủ cuộc cách mạng nông dân Tây Sơn.

người ngồi
Thượng tọa Thích Giác Linh trụ trì tịnh xá và chúng tôi thời chưa xuất gia

Đó chính là ý nghĩa thực thụ, vô cùng độc đáo của câu 2171 "Đội trời đạp đất ở đời..." của thi hào đất nước dùng để ám chỉ, nói rõ về thành phần xuất thân của gia tộc các anh em Tây Sơn là từ đâu ra, nông dân hay phú nông của thời ấy?

 

Có giải, mổ xẻ, phân tích ra được như vậy trong từng câu, chữ của 3254 câu lục bát truyện Kiều thì chúng ta từ đó mới thấy tài năng văn thơ của Nguyễn Du ở vào hạng bậc nào, thật ra có thể xem thi hào là người đầu tiên viết văn dạng "tảng băng trôi" mục đích ẩn giấu, cài nén những bí mật lịch sử trọng đại có một không hai trong lịch sử nhân loại vậy. Còn văn hào Mỹ Ernest Hemingway đúng ra viết "tảng băng trôi" chỉ mãi về sau mà thôi. Mà cũng có gì hay đâu? Nếu không muốn nói là rất nhàm, nhảm. Đúng không?

người ngồi
Trước thềm chánh điện tịnh xá Ngọc Bình.

Nguyên lý tảng băng trôi, lý thuyết tảng băng hoặc lý thuyết thiếu sót là một kỹ thuật viết văn được nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway đặt ra. Là một nhà báo trẻ, Hemingway phải tập trung báo cáo của mình về các sự kiện vừa xảy ra, với rất ít bối cảnh hoặc diễn giải. Khi trở thành nhà văn viết truyện ngắn, ông vẫn giữ phong cách tối giản này, chỉ tập trung vào các yếu tố bề mặt mà không thảo luận rõ ràng về các chủ đề cơ bản. Hemingway tin rằng ý nghĩa sâu sắc hơn của một câu chuyện không nên được thể hiện rõ trên bề mặt, mà nên tỏa sáng ngấm ngầm.

 

Chú thích:
Ảnh 1 là tấm bia Bến Trường trầu cắm trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Bình, nằm bên bờ sông Côn, cách đuôi (đầu) cầu Kiên Mỹ cũ tầm 150m.
Ảnh 2 là cổng chào tịnh xá, nằm sát bên bờ sông Côn, cách đầu cầu Kiên Mỹ cũ tầm 150m.
Ảnh 3 Đại đức-Thượng tọa Thích Giác Linh, trụ trì tịnh xá và chúng tôi, thời chưa xuất gia.

 

 

 

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang