3-RÀNH RÀNH CHIÊU ẨN AM BA CHỮ BÀI...
Trước mặt các bạn có ba tấm ảnh. Ảnh thứ nhất là mặt tiền một ngôi đền ở Huế, nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế. Đền có tên là Chiêu Ứng Từ. Ảnh này chụp lúc 8h56 ngày 04 tháng 07 năm 2017. Ảnh thứ hai là ba chữ Chiêu Ứng Từ. Ảnh này chụp lúc 8h13 ngày 04 tháng 07 năm 2017. Ảnh thứ ba là số nhà của đền Chiêu Ứng Từ. Ảnh này chụp lúc 8h53 ngày 04 tháng 07 năm 2017.
Đi chụp các tấm ảnh này chúng tôi nhờ thầy Pháp Tuệ, đệ tử ôn Chơn Trí chở đi. Thầy Pháp Tuệ ngồi trên xe honda ở tấm ảnh thứ nhất.
Các bạn có biết Chiêu Ứng Từ là gì hay không?
Chiêu 昭 là chiêu cảm. Ứng 應 là linh ứng, hay ứng là sự linh nghiệm khó nghĩ bàn. Từ 祠 ở đây nghĩa là đền. Như người ta hay thường gọi ông từ giữ đền.
Ngôi đền Chiêu Ứng 昭應 này nằm trên đường Chi Lăng, trước mặt đền là sông Hương. Khoảng cách hai nơi chỉ vào khoảng 60-50m trở lại. Chúng tôi đã đi bộ từ ngay trước Đại Nội đến đền Chiêu Ứng 昭應 để thử xem khoảng cách giữa hai nơi là bao nhiêu km. Đồng hồ điện tử casio báo cho chúng tôi biết là gần 1h. Như vậy, đã quá rõ. Khoảng cách giữa hai nơi vào khoảng 4-5km.
Các bạn có biết tại sao chúng tôi phải đi bộ tính thời gian giữa hai khoảng cách như vậy để làm gì hay không?
Chiêu Ứng Từ nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế hôm nay
Đó là vì chúng tôi muốn đo khoảng cách giữa hai nơi là bao xa. Vì ngày xưa, trong truyện Kiều nguyễn Du đã cho biết. Sau khi phục kích giết chết tướng giặc Từ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ thì gã vua tặc Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc liền giở trò bỉ ổi, dơ bẩn bức hiếp Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai, tức người đẹp Thúy Kiều nên Bà cảm thấy quá tủi nhục, đau đớn ê chề bèn lao xuống dòng nước ngầu đục Tiền Đường 前堂 tự vẫn.
Nhưng số phận Thúy Kiều Thu Mai tới đó chưa phải là chấm hết. Bà đã được vãi Ẩn Duyên vớt lên đưa vào thảo am có tên là Chiêu Ứng Từ 昭應祠 nằm bên bờ sông Hương cứu trị thuốc men. Có thể vãi Ẩn Duyên là thầy thuốc ngoại khoa đúng như Nguyễn Du đã ẩn dụ trong truyện.
Ba chữ Chiêu Ứng Từ 昭應祠 chúng tôi giải nghĩa ở trên là chưa hết ý. Sau đây là cách giải theo đúng như ẩn ý, bật đèn xanh của Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du trong truyện Kiều.
Chiêu 昭 là sáng sủa, rõ rệt, như chiêu chương: rõ rệt. Lại chiêu cũng là chiêu cảm. Hay chiêu 昭 là bộc bạch, nói rõ ra sự việc gì đó cho mọi người cùng hiểu, như chiêu tuyết: nói rõ nỗi oan ức của mình, của sự thật ra cho mọi người ai ai cũng được hiểu biết.
Ứng 應 là đáp, đối, như khi hô thì liền có kẻ đáp lại. Hay ứng 應 là phù hợp, sự tương ưng hoàn cảnh khó khăn của chủ thể câu chuyện đối với sự việc xảy ra chung quanh, ở đây là câu chuyện của Thúy Kiều Thu Mai lúc đó. Và Bà đã tạm thời trú ẩn tại đền Chiêu Ứng với vãi Ẩn Duyên một thời gian cho qua cơn hoạn nạn của buổi đầu khi mới vào Phú Xuân. Vì vậy, ứng 應 cũng có nghĩa là ẩn. Ẩn vào chỗ tương ứng, thích hợp với hoàn cảnh. Những từ ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong văn thơ thiết nghĩ rất chính xác và hợp lý. Chúng tôi chỉ làm cái việc hết sức đơn giản, ai làm cũng được, là giảng trạch ra những gì được tác giả ẩn dụ, giấu giếm trong truyện, trong từng câu, chữ mà thôi. Chúng tôi tuyệt đối không thêm bớt gì trong này cả.
Từ 慈 là hiền, thiện, lành, là lòng thương yêu. Trong đạo Phật có bốn đức Từ Bi Hỷ Xả. Vì vậy, nói đến từ là nói đến đạo đức từ bi trong đạo Phật, chốn thiền môn. Người xuất gia, ra khỏi nhà lửa, vào chốn thiền môn nương náu rau dưa, tương cà, kinh kệ sớm hôm qua ngày mà còn sân hận, ăn nói lỗ mãng, đâm thọc, ly gián hoặc đi làm gián điệp, tình báo để gây cảnh giết hại, chết chóc cho chúng sanh, đồng loại sao được gọi là đệ tử của Phật?
Các bạn đọc lại câu Kiều này xem sao, thử có đúng với cách giải thích của chúng tôi hay không? Hay chúng tôi dựng chuyện nói láo hòng xuyên tạc, bóp méo lịch sử, sự thật như đám lưu manh văn chương Nguyễn Đắc Xuân và đám lưu manh chính trị Nguyễn Gia Miêu đã từng thực hiện xưa nay:
...Ẩn Duyên sư trưởng lòng lành liền thương...
Thưa các bạn "lòng lành" chính là tâm từ, hay nói khác đi, câu Kiều 2040 chính là Nguyễn Du muốn ám chỉ vào chữ Từ, là một trong ba chữ Chiêu Ứng Từ kia vậy. Còn chữ "liền" là để ám chỉ cho chữ ứng chớ không gì cả. Như khi đưa ra câu hỏi, bên kia liền đáp, gọi là sự ứng đối nhanh như chớp. Theo câu chuyện, khi nghe Thúy Kiều bộc bạch, bày tỏ sự việc, hoàn cảnh khó khăn của mình hiện tại, thì vãi "Ẩn Duyên" liền đáp, ứng lại bằng sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc của người có tấm lòng từ bi, thương người, kẻ tu hành, nương nhờ cửa Phật, tương dưa, cơm cháo qua ngày.
Ba chữ Chiêu Ứng Từ trước mặt tiền ngôi đền
Như vậy. Ba chữ Chiêu Ứng Từ 昭應祠 mà các bạn thấy trong hình nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế hôm nay chính là thảo am nhỏ tu hành ngày xưa của bà vãi "Ẩn Duyên" mà Nguyễn Du nói trong truyện Kiều. Đó là chuyện ngày xưa. Mà ngày ấy thì xa lắm rồi. Nó chỉ còn ghi mãi trong lòng ai chứ không phải lòng tôi với các bạn. Những người của thời buổi hôm nay. Bởi vậy tôi và các bạn ngày nay chả một ai hay biết mô tê răng rứa chuyện chi chi cả...
Chuyện xưa, như ghi chép trong Kiều, thì không có gì thay đổi, nó vẫn còn mãi đấy, song, qua đến hôm nay thì có nhiều khác biệt, thay đổi. Thứ nhất. Nếu vào thời điểm xảy ra câu chuyện, thì hồi đó đứng ở thảo am Chiêu Ứng 昭應 nhìn ra là thấy sông Tiền Đường 前堂, tức dòng Hương giang đang lững lờ, êm trôi ngày đêm trước mắt. Nhưng ngày nay thì con đường Trịnh Công Sơn bỗng dưng từ đâu xen vào nằm ở giữa sông Hương và đền Chiêu Ứng 昭應 làm vật cản trở tầm nhìn. Thứ hai. Khi chúng tôi có mặt lần đầu tại Chiêu Ứng Từ 昭應祠 từ năm 2014 thì thấy trong đền người ta thờ lung tung, bát nháo, mất trật tự. Hỏi thăm thì có vài người coi đền nói chuyện, cho biết. Đền này được xây dựng đâu từ năm 1887 thì phải...
Họ nói tiếp. Sự tích xây đền thờ Chiêu Ứng 昭應 này nghe nói có liên quan đến câu chuyện 108 thương nhân người Hoa bị giết, xác vứt ngoài biển khơi dưới thời vua Tự Đức. Đền được xây dựng do một số người Hoa gốc Hải Nam vì muốn có một nơi linh thiêng để thờ cúng 108 thương nhân chết oan ức trên biển nói ở trên, nên mới cùng nhau quyên góp tiền xây dựng đền.
Lúc đầu, theo tài liệu đọc trên mạng cho biết, các vong linh chết oan được đem thờ chung ở ngôi chùa Bà gần đó, có tên là Quỳnh Châu Hội Quán. Chùa này thờ bà Thiên Hậu. Vào năm 1887, bang hội người Hải Nam quyết định cho xây một ngôi miếu riêng, nằm ngay ở địa điểm ngày nay, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Rồi về sau, do thấy ngôi miếu quá nhỏ, nằm co ro, khép nép, khiêm tốn, không chứa đựng nỗi sự oan ức, khổ đau của những oan hồn tha hương, vất vưởng khi xưa nên gốc người Hoa Hải Nam mới đi vận động, quyên góp để chuẩn bị xây dựng lại ngôi đền lớn hơn. Thế là vào năm 1908 ngôi đền đã được xây dựng lại bề thế, quy mô hơn như các bạn thấy trong hình hôm nay.
Đây là câu chuyện xây dựng đền Chiêu Ứng 昭應 được nghe kể lại từ người dân địa phương, hiện đang ở coi giữ, chăm sóc đèn nhang, cúng kính đền mỗi dịp lễ lạc, thêm tài liệu đọc được trên trang mạng. Riêng chúng tôi khi bắt tay vào hành trình lội ngược dòng lịch sử, cất công đi thực tế ra tận nơi từng xảy ra sự việc để tìm hiểu căn nguyên đầu mối câu chuyện, thì trước hết là căn cứ vào những thông tin, điểm chỉ do chính Nguyễn Du là người đương thời, đúng hơn là trong cuộc trần thuật lại toàn bộ những gì từng xảy ra trước kia trong tập truyện tình sử chốn quan trường 3254 câu lục bát chữ Nôm, liền sau đó, qua thực tế tại hiện trường, mới vỡ lẽ sự tình, và cũng từ đó mới có điều kiện cụ thể để đi đến xác nhận rằng. Đền Chiêu Ứng Từ 昭應祠 nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế ngày nay gốc là thảo am do bà vãi "Ẩn Duyên" ngày xưa, theo truyện Kiều, lập ra để làm nơi tu hành. Thảo am này có trước thời Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa năm 1786. Tiếp sau đó là câu chuyện nhảy trôi sông Tiền Đường 前堂 của Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai và sự cứu giúp của bà vãi tốt bụng, nhân hậu đã được thi hào Nguyễn Du mã hóa thành danh từ, nhân vật "Ẩn Duyên" trong truyện.
Cũng có thể ngày xưa về sau khi không còn bị gặp các chướng ngại, khó khăn do các bà vợ lớn của Quang Trung Nguyễn Huệ gây ra cho mình nữa. Thì Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai lúc này đã cho tiến hành xây dựng thảo am của vãi "Ẩn Duyên" đàng hoàng và lớn hơn để đền đáp ân nghĩa đùm bọc, cứu sống, cưu mang khi xưa. Nhưng cũng có thể sau này ngôi đền đã bị hư sập do vãi "Ẩn Duyên" qua đời, không người trông coi, nên dần đi vào hoang phế, bỏ mặc trong quên lãng. Hoặc do chính triều Nguyễn ra lệnh đập phá đền tan hoang sau khi nhà Tây Sơn cáo chung, nên đền chỉ còn lại nền móng và đống gạch đá, xà bần lộn xộn, ngỗn ngang. Bởi có rất nhiều di tích trên Phú Xuân từng liên hệ đến Tây Sơn Nguyễn Huệ đã bị triều Nguyễn đập phá sạch sẽ, không còn gì. Nếu không, các chứng di tích đó cũng sẽ bị bỏ dãi, nằm hoang phế lạnh lùng dưới trời nắng gió. Như chùa Kim Tiên là một ví dụ. Cũng còn một ngôi chùa nữa nằm trong diện bỏ hoang, không người chăm nom, săn sóc. Chùa này có liên quan mật thiết với bà vãi "Ẩn Duyên" và Thúy Kiều Thu Mai. Chúng tôi sẽ nói tới ngôi chùa này trên một bài viết khác với những hình ảnh cụ thể, rõ ràng, chi tiết.
Số nhà của đền Chiêu Ứng nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế
Sau đó là công cuộc xây dựng của người Hoa Hải Nam để thờ cúng 108 thương nhân chết oan uổng trên biển dưới thời Tự Đức. Và họ đã chọn đúng vị trí ngôi đền Chiêu Ứng Từ 昭應祠 để xây dựng hoặc trùng tu, sửa sang lại thành chỗ thờ tự của họ. Như vậy, căn cứ vào truyện Kiều và chứng tích xa xưa còn sót lại hôm nay để có thể xác định. Ba chữ Chiêu Ứng Từ 昭應祠 chính là tên gốc, đã có từ thời các chúa Nguyễn, trước khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Thuận Hóa. Chứ Chiêu Ứng Từ 昭應祠 không phải mới có sau này, do người Hoa Hải Nam đặt. Bởi nếu đúng như vậy thì Nguyễn Du lấy gì, dựa vào hiện hữu, điển tích nào để đưa ba chữ Chiêu Ứng Từ 昭應祠/Chiêu ẩn am này vào trong câu chuyện tình sử chốn quan trường?
Tóm lại. Bài viết này cung cấp cho những người làm công tác khoa học, yêu thích lịch sử văn sử học đất nước những chứng cứ cùng những cái nhìn như thật trong câu chuyện mà chúng tôi cho là của Việt Nam 100/100, không phải của Tàu qua hình ảnh ngôi đền Chiêu Ứng Từ 昭應祠 nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế hôm nay. Đồng thời, cũng trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi, những lập luận có lý, vô lý đối với các tài liệu, chứng cứ do đám lưu manh chính trị, văn chương dòng họ Nguyễn Gia Miêu từng áp dụng xưa nay hòng thủ tiêu sự thật đối với nhà Tây Sơn là:
1-Bà vãi "Ẩn Duyên" trong truyện Kiều chính là bà vãi Vân Dương, ở làng Vân Dương, người đã hết lòng cưu mang, cứu giúp Thúy Kiều Thu Mai, sau là Bắc cung Hoàng hậu, vợ thứ ba của Hoàng đế Quang Trung. Chứ bà vãi Vân Dương không phải là người hoạt động gián điệp nằm vùng lấy tin tức Tây Sơn để thông báo cho đám giặc phản dân hại nước Nguyễn Ánh ở trong kia.
2-"Chiêu ẩn am" trong truyện Kiều chính là ngôi đền Chiêu Ứng Từ 昭應祠, mang số 207 nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế hôm nay.
3-Sẽ không bao giờ có sự trùng hợp nếu nói sông Tiền Đường 前堂 hoặc đền Chiêu Ứng 昭應 cùng ở bên Tàu. Bởi đền Chiêu Ứng 昭應 nằm trên đường Chi Lăng thành phố Huế, và bên bờ sông Hương, tức sông Tiền Đường 前堂, hai địa danh này chỉ cách Hoàng thành Phú Xuân triều Nguyễn, cũng là cố đô, nơi làm việc của triều đình Tây Sơn mà trong Kiều Nguyễn Du gọi là Vô Tích/đập phá không còn dấu tích, thời ấy vào khoảng 4-5km. Sau cú nhảy sông tự vẫn, quyên sinh năm 1792 thì Thúy Kiều Thu Mai đã trôi tự do đến ngay địa điểm có đền Chiêu Ứng 昭應. Và Bà đã được bà vãi tốt bụng, nhân hậu "Ẩn Duyên" vớt lên, mang vào đền cứu sống. "Duyên 沿" tiếng Hán có nghĩa là ven bờ, ven sông. "Ẩn 隱" là giấu đi, ẩn đi tên thật của ngôi đền, tức thảo am Chiêu Ứng 昭應, thế vào là chữ "Ẩn 隱". Nhưng chữ Chiêu 昭 đầu cũng vẫn còn đó kia mà? Am là thảo am.
4-Đám lưu manh chính trị Nguyễn Gia Miêu và giới nghiên cứu văn thơ sử như nhà báo kiêm nghiên cứu sử học Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Điền, Nguyễn Hữu Châu Phan, kể cả giới cán bộ mù tịt văn sử học, chuyên nghề đâm thọc, ly gián, nói xấu, dựng chuyện của Sở văn hóa, Ban tuyên giáo Thừa Thiên Huế hôm nay, vvv... Chính vì không thể ngờ truyện Kiều là của Nguyễn Du viết lại mối tình lỡ làng của mình với người trong mộng đầu đời Hoàng Thị Thu Mai nên đã xúm đâm đầu, móc nối, dựng lên nhân vật và câu chuyện. Bà vãi Vân Dương là Công nương Ngọc Huyên, Ngọc Tuyên gì đó ngày trước đã từng ở lại Phú Xuân làm gián điệp nằm vùng, lấy thông tin cung cấp cho Nguyễn Ánh, một nhà vua có tâm hiểm độc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam để có điều kiện chiến thắng quân đội Tây Sơn, nhất vẫn là chuyện quật phá di tích, Lăng mộ người anh hùng áo vải dân tộc có một không hai đất Tây Sơn huyền thoại cho bằng được mới thôi.
Đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt của đám chính trị, văn chương con cháu Nguyễn Gia Miêu với mục đích duy nhất. Đánh lạc hướng và thủ tiêu sạch sẽ dấu tích Hoàng đế Quang Trung hiện vẫn còn nguyên vẹn, bất động trên địa giới lắm quỷ nhiều ma, lắm vua nhiều chúa phản dân hại nước này vậy.
5-Nhưng mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Hoặc vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Đám con cháu Nguyễn Gia Miêu dù có mưu sâu kế hiểm thế nào cũng không thể che bịt sự thật bằng cách dựng lên nhiều câu chuyện với nhiều nhân vật hư cấu, tào lao thiên địa khi từ trước đó hữu ý vô tình Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du đã lưu lại tập truyện ký với những sự thật của câu chuyện lịch sử bàng bạc khắp trong 3254 câu lục bát chữ Nôm, từ đấu đến cuối truyện mà không một ai có thể phủ nhận cho nổi. Nhờ vậy, ngày nay chúng tôi mới có điều kiện làm sáng tỏ lại sự thật rằng bà vãi Vân Dương là ai? Và bà có phải là gián điệp nằm vùng hoạt động, lấy thông tin Tây Sơn cung cấp cho Nguyễn Ánh thời còn trôi nổi, lang thang chờ ngày rửa hận trong kia hay không?
6-Nếu không có ngôi đền Chiêu Ứng Từ 昭應祠 nằm trên đường Chi Lăng ngày nay, cách bờ sông Tiền Đường 前堂 tầm 50m trở lại. Hoặc ngôi đền này nằm ở một vị trí khác, dù cũng vẫn trên địa giới Phú Xuân, thì có thể những âm mưu, thủ đoạn thủ tiêu sự thật lịch sử của dòng họ, con cháu Nguyễn Gia Miêu, giới văn chương, chính trị Nguyễn Đắc Xuân, vvv... ắt sẽ thành công tốt đẹp, mỹ mãn. Và chúng tôi, người độc cư độc hành độc bộ trên hành trình đi làm lại lịch sử thôi cũng đành phải bó tay, thúc thủ trước những thủ đoạn nham hiểm, độc ác vô song của nhóm người nói trên này vậy.
Tuy Phước, lúc 16h42 ngày 19 tháng 06 năm 2018
Bốn niệm xứ