Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

3-TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

3- TRỐNG TRƯỜNG THÀNH LUNG LAY BÓNG NGUYỆT...

Mời các bạn đọc tiếp bài 3- Trống trường thành lung lay bóng nguyệt...

 

Tiếp theo là câu Trùng duyệt sắc vân Lâm tuyền sơn:

 

"Trùng " là lặp lại, làm lại một hay hai lần, nhiều lần một công việc, vấn đề gì đó. Như khi viết lại, làm lại một bài văn, bài thơ mà lúc trước đã từng làm dở dang hay do bỏ cuộc nửa chừng. Hoặc "trùng ()" là lập lại, làm lại những động tác võ nghệ trong lúc tập luyện, tức những hành động thị phạm để cho người khác bắt chước làm theo. "Trùng " cũng đọc là trọng . Trọng nói đầy đủ là khinh trọng 輕重. Bên khinh là bên nhẹ, bên trọng là bên nặng. Như thông thường ai cũng xem gia đình của mình là trọng hơn, đáng quý hơn, còn gia đình phía vợ là bên khinh, nhẹ hơn. Đây là sự phân chia giai cấp do ảnh hưởng từ văn hóa, truyền thống giáo dục của nền phong kiến lạc hậu Trung Quốc mà ra cả. Vì thế, sự sinh hoạt bên trong các gia đình của xã hội Việt Nam bao giờ những đứa con cũng xem bên nội vẫn là trọng hơn, còn bên ngoại thì rất nhẹ. Tóm lại. Đem hai vật so sánh với nhau gọi là khinh trọng 輕重, tức sự nặng nhẹ hai bên xem thế nào. Trọng cũng còn có nghĩa là lớp, là tầng, như hai lần, ba lần chồng, chập lên nhau.

thành phú xuân

Hoàng thành Phú Xuân

"Duyệt " có nghĩa là đẹp lòng, vui thích, phấn khởi lắm lắm, như duyệt nhỉ: làm cho vui tai; duyệt ngôn: làm cho thích miệng. Sách Luận ngữ có câu "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ: học mà thường ôn tập bài vở, cũng chẳng thích lắm ư?". Hoặc "duyệt " là nói, là sự đăng đàn giải thích, diễn thuyết về sự việc gì đó để cho quần chúng, nhân dân, đám đông người tụ tập nghe rõ, hiểu rõ vụ việc đang được trình bày, diễn thuyết. Hay "duyệt " còn là xem xét, đọc đi đọc lại, chỉnh tới chỉnh lui văn bản, văn kiện hoặc kiểm duyệt lại văn thơ, tài liệu nào đó nhiều lần, kỹ lưỡng rồi sau đó mới chính thức công bố, dán yết thị công khai bên ngoài cho dân chúng đến đọc, hoặc đưa lên báo, in thành sách, và cho khắc bản in, xuất bản, phát hành rộng rãi trong xã hội. Duyệt còn đọc là đoài, đoái, nhuệ, duệ. Đoài là một quẻ trong kinh Dịch. Lại đoài là chỉ cho vùng núi non ở hướng tây.

biển chùa

Tấm biển Thiền Lâm Tự, tại 150 Điện Biên Phủ thành phố Huế ngày nay

"Duyệt " nghĩa chính ở đây, của câu thơ này là chỉ cho người đứng đầu quân đội, có trách nhiệm việc võ bị, quốc phòng hiện đang xem xét, thị sát quân đội, binh lính luyện tập, duyệt binh như thế nào. Đó là việc Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang tổ chức duyệt binh tại doanh trại Lộc Mã, nơi trú đóng của quân đội Tây Sơn, gần Cung Điện Đan Dương, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm, trong Kiều, Nguyễn Du nói, gọi là "Lâm Tri" -"Lâm" là chùa Thiền Lâm, "Tri" là tri phủ, tức Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn- trước khi Ngài ban hành lệnh Bắc tiến ra đánh dẹp giặc Thanh vào cuối năm Mậu Thân 1788.

 

"Sắc " ở đây chỉ có nghĩa là sắc lệnh, là chiếu chỉ của vua chúa ban ra để thi hành, thực hiện vụ việc, nhiệm trách gì đó. Nói gọn "sắc " là tờ chiếu mệnh của vua ban hành ra cho quân dân để công bố những sự việc gì đó cho quân dân cùng hiểu và cùng thực hiện cho được tốt đẹp, hoàn chỉnh, không được chậm trễ, trì hoãn. Đơn cử cho sự việc ở đây, "sắc " là Chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn thảo từ ngoài Bắc sai thám mã mang về đã được ban tham mưu Tây Sơn Phú Xuân chỉnh sửa, duyệt lại (duyệt ) cho đúng với văn cú, đúng với tình hình thời cuộc đất nước trong hiện tại, nhất theo ý của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, sau đó được mang ra đọc cho quan quân nghe rõ trước khi Ngài thân chinh kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra đánh giặc Thanh hiện đang ngang nhiên trú đóng tại Thăng Long Hà Nội vào giữa năm Mậu thân 1788.

chánh điện chùa

Chánh điện chùa Thiền Lâm, chụp năm 2018 

"Vân " là mây. Mây là do hơi nước sông biển, ao hồ và các loại khói đốt dưới đất bốc lên tụ trên cao gặp không khí lạnh rớt xuống thành mưa. Đó là nói lòng vòng ở xa, còn luận ở gần thì "vân " ở đây chỉ có nghĩa là mây. Đem ghép hai chữ "sắc ""vân " lại thành "sắc vân 敕雲", tức sắc mây, sắc mây là chiếu chỉ, sắc lệnh của vua ban ra cho quân dân đọc hay cùng nghe để cùng nhau thực hiện điều, việc gì đó. Sắc mây gồm có năm loại, như thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: "Năm sắc mây phong nếp áo chầu...".

di tích phủ Dương Xuân

Công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân

"Lâm " là vùng rừng núi cây cối um tùm, rậm rạp thường có nhiều hổ báo, rắn rít quần tụ, sinh sống. Lại "lâm " cũng còn có nghĩa là lâm thời, lâm trận, là chỉ ngay vào thời điểm hiện tại của một thời kỳ, thời đại nào đó đã đang sắp bùng nổ ra chiến cuộc. "Lâm " ở đây là ám chỉ cho vùng núi đồi bao quanh, thuộc khu vực chùa Thiền Lâm (禅林寺), nơi doanh trại Lộc Mã Tây Sơn của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ trú đóng.

nhà trưng bày lịch sử Tây Sơn

Nhà trưng bày công trình nghiên cứu của ông NĐXuân, phía trước chánh điện chùa Thiền Lâm

"Tuyền " là trở lại, quay lại, như khải toàn quy lai: thắng trận trở về. Hay "tuyền " là dòng suối, con suối trong mát, uốn mình quanh co, thanh thoát chảy qua những vùng núi non nhiều cây cối um tùm, thơ mộng khiến du khách thấy lòng mình như chùng lại, liền muốn vất bỏ tất cả mọi thứ vướng bận trần duyên để gởi hồn vào cõi thanh thản, vô vi của đất trời bao la, huyền diệu. "Tuyền " nếu ghép với "lâm " thành ra "lâm tuyền 林泉": rừng và suối. "Lâm tuyền 林泉" còn là nơi ở ẩn tu hành của những người tu theo Phật giáo thiền tông. Vua Trần Nhân Tông có làm bài kệ mang tựa đề Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca: kệ chứng đạo trong rừng và suối. "Tuyền " cũng đọc là toàn. Toàn là tất cả, toàn bộ. Toàn cũng là hoàn toàn đồng ý, thống nhất trước ý kiến, quan điểm hay mệnh lệnh của tổ chức, đoàn thể hoặc do vua chúa ban ra. Toàn cũng còn có nghĩa góp lại, tích cộng lại.

người

Ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 

"Sơn " là núi, lại "sơn " cũng là mồ mã chôn người chết, như sơn lăng 山陵, sơn hướng 山向, đều là tên gọi mồ mã cả. Nói rõ hơn, xưa kia nhà Tần gọi mã của vua là sơn , còn nhà Hán gọi mã của vua là lăng .

 

Các bạn đã đọc xong phần giải thích các từ, chữ trong câu "Trùng duyệt sắc vân Lâm tuyền sơn". Dưới đây là ý nghĩa của câu này:

 

Ở tại vùng núi (sơn ) Lâm tuyền (林泉), nói rõ hơn là tại khu vực chùa Thiền Lâm (禅林寺), nơi có con suối Tiên (tuyền ) chảy qua đã đang xảy diễn ra việc chỉnh sửa, duyệt lại văn bản Chiếu lên ngôi do Ngô Thì Nhậm soạn thảo, gởi về từ Bắc Hà, kiêm hịch thảo phạt của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Sau đó là hai lần (trùng ) đọc (duyệt ) Chiếu lên ngôi (sắc vân 敕雲), hịch thảo phạt của một nhà vua. Và tiếp liền sau đó là cuộc duyệt binh (duyệt ) để biểu dương sức mạnh của quân đội Tây Sơn tại doanh trại Lộc Mã trước khi lên đường đi chinh chiến, đánh giặc nơi xa.

 

Tiếp theo là câu "Cửu tằng ấn kiếm khỉ vương định..."
(còn tiếp)

 

Chú thích: Những chữ in đậm là chỉnh sửa, phục hồi, trả lại nguyên văn cho văn bản Chinh phụ ngâm cũ của chúng tôi.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang