Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

THĂNG LONG HOÀI CỔ: NGHI ÁN VĂN HỌC...

THĂNG LONG HOÀI CỔ: NGHI ÁN VĂN HỌC

1.𝘛𝘢̣𝘰 𝘩𝘰́𝘢 𝘨𝘢̂𝘺 𝘤𝘩𝘪 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘩𝘺́ 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
Đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘢𝘺 𝘵𝘩𝘢̂́𝘮 𝘵𝘩𝘰𝘢̆́𝘵 𝘮𝘢̂́𝘺 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘴𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘓𝘰̂́𝘪 𝘹𝘶̛𝘢 𝘹𝘦 𝘯𝘨𝘶̛̣𝘢 𝘩𝘰̂̀𝘯 𝘵𝘩𝘶 𝘵𝘩𝘢̉𝘰,
𝘕𝘦̂̀𝘯 𝘤𝘶̃ 𝘭𝘢̂𝘶 đ𝘢̀𝘪 𝘣𝘰́𝘯𝘨 𝘵𝘪̣𝘤𝘩 𝘥𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
Đ𝘢́ 𝘷𝘢̂̃𝘯 𝘵𝘳𝘰̛ 𝘨𝘢𝘯 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘵𝘶𝘦̂́ 𝘯𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘵,
𝘕𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘤𝘰̀𝘯 𝘤𝘢𝘶 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘢𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘕𝘨𝘢̀𝘯 𝘯𝘢̆𝘮 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘤𝘶̃ 𝘴𝘰𝘪 𝘬𝘪𝘮 𝘤𝘰̂̉,
𝘊𝘢̉𝘯𝘩 đ𝘢̂́𝘺 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̂𝘺 𝘭𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
(𝘉𝘢̉𝘯 𝘭𝘶̛𝘶 𝘵𝘳𝘶𝘺𝘦̂̀𝘯 𝘥𝘢̂𝘯 𝘨𝘪𝘢𝘯)

 

2.𝘛𝘢̣𝘰 𝘩𝘰́𝘢 𝘨𝘢̂𝘺 𝘤𝘩𝘪 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘩𝘺́ 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨,
Đ𝘦̂́𝘯 𝘯𝘢𝘺 𝘵𝘩𝘢̂́𝘮 𝘵𝘩𝘰𝘢̆́𝘵 𝘮𝘢̂́𝘺 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘴𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
𝘓𝘰̂́𝘪 𝙝𝙤𝙖𝙣𝙜 𝘹𝘦 𝘯𝘨𝘶̛̣𝘢 𝙩𝙞̀𝙣𝙝 𝙇𝙪̛𝙪 𝙆𝙝𝙤̂̉𝙣𝙜,
𝙉𝙝𝙖̀ 𝙫𝙖̃𝙣𝙜 𝘭𝘢̂𝘶 đ𝘢̀𝘪 𝙣𝙜𝙝𝙞̃𝙖 𝙃𝙖̣ 𝘾𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜.
Đ𝘢́ 𝘷𝘢̂̃𝘯 𝙥𝙝𝙤̛𝙞 𝘨𝘢𝘯 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘵𝘶𝘦̂́ 𝘯𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘵,
𝘕𝘶̛𝘰̛́𝘤 đ𝙖̀𝙣𝙝 𝙣𝙜𝙤𝙖̉𝙣𝙝 𝘮𝘢̣̆𝘵 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘢𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨.
Đ𝙖̀𝙞 𝙘𝙖𝙤 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝙖̉𝙣𝙝 𝙩𝙝𝙞 𝘬𝘪𝘮 𝘤𝘰̂̉,
𝘊𝘢̉𝘯𝘩 đ𝘢̂́𝘺 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̂𝘺 𝘭𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.
(𝘉𝘢̉𝘯 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘩𝘰̂̀𝘪, 𝘤𝘩𝘪̉𝘯𝘩 𝘴𝘶̛̉𝘢)

 

𝗕𝗶̀𝗻𝗵 𝗹𝘂𝗮̣̂𝗻 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝗯𝗮̉𝘆
Bài thơ này là của Bà Huyện Thanh Quan, sáng tác chưa rõ chính xác là năm nào, chỉ biết bài thơ này Bà sáng tác nhằm mục đích dùng ám chỉ vào tấm văn bia Hiển Linh Chi Tháp 顯靈之塔 (bốn chữ nằm chính giữa) tại Ngôi Tháp mộ trước ngôi chùa Thiên Thai Nội, kế bên Đàn Nam Giao triều Nguyễn, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

 

Bài viết ngắn này hôm nay không phải là để phân tích, giảng giải các câu, chữ đúng sai của hai bài thơ, một cũ một mới của hai dạng văn bản: lưu truyền và chỉnh sửa, phục hồi. Mà bài viết này chỉ nêu lên nghi vấn thiết thực, cụ thể của vụ việc mà lịch sử văn học 200 năm vèo qua như giấc mộng chưa bao giờ nghĩ, nói đến: Bà Huyện sáng tác bài thơ này ở đâu? Tại Phú Xuân, hay khi Bà đã làm xong trách nhiệm, bổn phận của một cán bộ chính quyền, quay về lại bổn quán, quê hương xứ Đàng Ngoài Thăng Long Hà Nội ngoài kia?

người và tháp mộ
Phó giáo sư sử học Đỗ Bang, ảnh chụp năm 2015

Theo chúng tôi,
giờ đây chúng ta hãy cùng nhau hội họp, cùng dựng, đặt lên giả thuyết, nếu bài thơ này Bà Huyện sáng tác khi đã quay về quê hương xứ Đàng Ngoài, thì tựa đề bốn chữ Thăng Long Hoài Cổ Bà dùng, có thể thôi, là rất đúng, hợp tình hợp lý. Nhưng, nếu, chúng ta cũng có quyền nêu luận điểm, đặt giả thuyết tiếp tục, nếu như bài thơ này Bà Huyện sáng tác thời còn ở tại Phú Xuân, lúc còn đang làm việc cho triều Nguyễn, có thể đó là dưới thời vua Thiệu Trị, song, cũng có thể đó thời vua Tự Đức, sau khi vua Thiệu Trị ra đi vào năm 1847. Nếu luận điểm, giả thuyết sau này đúng, chính xác, vậy theo chúng tôi, tựa đề bài thơ như thế không phải là Thăng Long Hoài Cổ, mà phải là Thiên Thai Hoài Cổ!

 

Để xác định hai tựa đề bài thơ thì tựa đề nào là đúng với văn bản gốc của tác giả khi xưa, thì yêu cầu nhất thiết, quan trọng bây giờ là chúng ta, những người làm, nằm trong bộ phận chuyên môn, không phải nghiệp dư, nhất người như chúng tôi, với trách nhiệm, bổn phận của một công dân đối với lịch sử đất nước, dân tộc, không phải với tôn giáo, tín ngưỡng, người đã đang đi tìm và xác định lại câu chuyện lịch sử rằng dấu tích, lăng mộ vua Quang Trung hiện vẫn còn nguyên vẹn, bất động ở đâu đó hay đã bị Gia Long và quan quân quật phá hết từ xưa rồi. Như đã nói, vì thế, những người nằm, làm trong bộ phận chuyên môn bây giờ cần phải mang hai bài thơ, một cũ một mới này ra tập trung xử lý, đọc hiểu lại thật kỹ từng câu, chữ của nó theo cách mà ai đó đã từng nói: đọc và hiểu một văn bản. Có làm được như vậy, thì may ra nghi án văn học, ở đây là tựa đề bài luật Đường Thăng Long Hoài Cổ của tác giả, từ đó mới có, nói đúng hơn, là mới tìm lại giá trị đích thực vốn có của nó, cả của nội dung bài thơ khi xưa: tác giả sáng tác nó nhằm mục đích vào việc gì? Hoài niệm quê hương hay ám chỉ bí mật lịch sử?

 

Riêng chúng tôi thì không khó để xác định tác giả, nữ văn học lừng danh, gạo cội xứ Đàng Ngoài đã làm bài thơ này ở đâu? Phú Xuân hay Thăng Long? Đó là chúng tôi dựa, y cứ vào câu cuối cùng bài thơ:

 

𝘊𝘢̉𝘯𝘩 đ𝘢̂́𝘺 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̂𝘺 𝘭𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰𝘢̣𝘯 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨.

 

Thưa các bạn đừng bao giờ nên trong tình trạng vội vã, chụp giựt, mà hãy trong niệm tỉnh giác, đọc, nhẩm thật chậm, kỹ lại câu cuối này thì các bạn sẽ biết bài thơ này Bà Huyện đã đặt bút chấm phá, phác thảo, sáng tác nó ngay tại Phú Xuân. Chớ không ở đâu xa xôi cả. Khi sự việc đã đúng như thế rồi, tức bài thơ được Bà Huyện sáng tác, làm ngay tại kinh đô Phú Xuân, thời Bà còn làm việc tại đây, dưới hai triều vua là Thiệu Trị và Tự Đức, thì tựa đề của nó bây giờ phải là Thiên Thai Hoài Cổ. Chớ không phải là Thăng Long Hoài Cổ như người ta, văn học ba miền Bắc Trung Nam, xưa nay từng xúm mặc định, nhầm tưởng cứng ngắc bao lâu.

 

Thêm dẫn chứng. Câu thứ thứ nhất đã qua chỉnh sửa, phục hồi, trả lại sự thật cho văn bản, cho hiện trường lịch sử, là:

 

Đ𝙖̀𝙞 𝙘𝙖𝙤 𝘨𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝙖̉𝙣𝙝 𝙩𝙝𝙞 𝘬𝘪𝘮 𝘤𝘰̂̉...

 

Theo luật thơ cho phép -nhập thượng bình thứ 入上平次- chúng ta có quyền lấy chữ "𝙩𝙝𝙞", chữ "𝘬𝘪𝘮" và chữ "𝘤𝘰̂̉" nhập lại sẽ ra chữ cứ . Cứ hiểu theo nghĩa nhất tự đồng âm đa nghĩa là phải qua, phải mượn, phải quá cảnh chữ này đây . Cứ như vậy vừa là chống giữ, ngăn chặn vừa là bằng chứng, chứng cứ. Vậy bằng chứng, chứng cứ gì ở đây?

 

Xin thưa, đó là bằng chứng, chứng cứ đây đích thị là bút tích, văn chương, thi phú của nhà chính trị/văn học lão luyện, danh bất hư truyền của giòng họ Ngô Thì xứ Đàng Ngoài trong công cuộc, trách nhiệm, bổn phận bảo vệ dấu tích, lăng mộ, nắm tro tàn còn lại của bậc minh chủ mà mình hằng kính nhớ, tôn thờ khỏi phải bị kẻ xấu ác theo dõi, rình mò, tìm cách lập công, báo cho thế lực thù địch quật phá cho dù thời cuộc về sau đã không như lòng người khắc khoải, mong đợi trước cái chết quá bất ngờ, đột ngột của Quang Trung Nguyễn Huệ vào tháng 09 dương lịch năm 1792 tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂.

 

Nói đây là bút tích, văn chương, thi phú của nhà chính khách/văn học lỗi lạc, danh bất hư truyền của giòng họ Ngô Thì bởi "𝙩𝙝𝙞 " ngoài nghĩa thơ, văn thì "𝙩𝙝𝙞 cũng còn đọc, có âm là thì. Thì là chữ lót của ba chữ Ngô Thì Nhậm vậy.

 

Nói thêm đoạn. Nếu ai cho đoạn văn ở trên là sai bậy, điển hình là hai chữ "𝗰𝗵𝗼 𝗱𝘂̀" dùng để nối ý trước và ý sau để đoạn văn thành thể thống nhất đã bị lạc đề, rớt ngoài rìa. Thế sao văn học lại chấp nhận những từ, chữ này là đúng khi với luật thơ là sai hoàn toàn?

 

thu thảo/tịch dương

vẫn/còn

trơ/cau

 

Chưa nói, câu thứ thứ nhất hiện nằm trong các văn bản hiện hành của thị trường văn học lá đổ muôn chiều Việt Nam đã làm mất đi những từ, chữ quan trọng, thiết yếu mục đích để chỉ ra những điểm cốt lõi của cách chiết tự, chơi chữ của tác giả mục đích dùng ám chỉ những bí mật lịch sử ngay tại hiện trường: tấm văn bia và nội dung của nó, cũng như ai là tác giả văn bia?

 

Tóm lại. Với những sai bậy quá lớn như thế, trong hai cặp thực-trạng của bài thơ ám chỉ bí mật lịch sử Thiên Thai Hoài Cổ, không phải Thăng Long Hoài Cổ, thì có thể nói bài thơ này đã không có, không còn một chút giá trị cỏn con nào. Thế mà xưa nay, cả hai miền Nam Bắc, thời còn chia đôi đất nước, cả nay, đã được người ta lấy đưa vào giáo dục, giao cho thầy cô giáo mang ra giảng dạy cho học sinh các cấp học là thế nào?

 

Chú thích:
Người đứng nghiêng mình trong ảnh Ngôi Tháp mộ trước chùa Thiên Thai là Phó Giáo sư sử học Đỗ Bang, người gốc Huế. Ảnh chụp tháng 1 năm 2015.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang