Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

LÀM SAO GIẾT ĐƯỢC NGƯỜI TRONG MỘNG...

LÀM SAO GIẾT ĐƯỢC NGƯỜI TRONG MỘNG...
Làm sao giết được người trong mộng,
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã bội thề.
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người quên tình nghĩa phu thê.
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã đi về.
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người như loài bướm đong đưa...

 

Đoạn ca từ ở trên cho biết, có người nào đó rất uất hận, căm thù kẻ nào đó đã đành lòng quên tình nghĩa phu thê, vợ chồng để chạy theo một hình bóng khác, nào đó. Và từ đó người bị tình phụ đó luôn ôm ấp, nuôi dưỡng tư tưởng, ý niệm là bằng mọi cách phải làm sao giết cho được con người, kẻ phản bội tình cũ nghĩa xưa kia thì mới thỏa được lòng hận thù của mình tự bao lâu...

 

Giết người đi! Giết người mơ!
Giết tình thơ! Giết người trong mộng mơ.
Làm sao giết được người trong mộng,
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng...

 

Ca từ của bản nhạc từ đầu đến cuối di chuyển theo tông thứ buồn bã, tha thiết, ảm đạm, lắc từ tông này đến tông khác, như thi hào tài danh lỗi lạc Nguyễn Du từng nói, "sầu đong càng lắc càng đầy", cũng chỉ để nói lên quan điểm duy nhất. Người bị tình phụ đó luôn hằng niệm, nhớ, nhắc lại, tự kỷ ám thị rằng phải bằng mọi cách phải giết người, giết kẻ đã từng phụ bạc mình khi xưa, để trả thù duyên kiếp bẽ bàng, lận đận cả một đời, còn gì đâu?

 

Nhưng người ơi! Nhưng người ơi!
Sao người trong mộng vẫn hiện về?
Nhưng người ơi! Nhưng người ơi!
Sao người trong mộng vẫn say mê?
Ơi người ơi! Ơi người ơi!
Sao tình trong mộng vẫn ê chề?
Ơi người ơi! Ơi người ơi!
Sao mình trong mộng vẫn ngu si?
Ơi người ơi! Ơi người ơi!
Thôi đành thôi, thôi đành thôi.
Giết người trong mộng mơ...

 

Nhưng bất chợt, người bị tình phụ kia, lại hồi tâm chuyển ý, đột ngột thay đổi quyết định, cất tiếng nói thảng thốt với tông cao vút pha lẫn nỗi ngạc nhiên, phân vân, ư ứ ừ, ừ ứ ư rằng, sao người trong mộng vẫn hiện về, và mình, kẻ bị phụ bạc, hiện vẫn còn say mê, đắm đuối người đã từng phụ bạc mình khi xưa. Vì thế, họ, người bị phụ bạc, mới buộc miệng thì thầm, lảm nhảm, cho mình là kẻ ngu si, điên rồ, nên từ đó, thôi đành thôi, người ấy nói tiếp, giết người trong mộng cũng chỉ là để giết người trong mộng, mà mộng cũng chỉ là giấc chiêm bao, lưu xuất từ tưởng uẩn, đâu có thật mà thôi...

 

Làm sao giữ được người trong mộng,
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ?

 

Cuối cùng, nói đi nói lại, không giấu được sự thật, người ấy, kẻ bị phụ bạc, mới nói rõ, tự khai ra rằng, ta nên giết người trong mộng hay ta phải giữ người trong mộng? Chả biết sự việc rồi thế nào, đầu cua tai nheo, ắt giáp ra sao cả. Lạ quá?

 

Nhạc phẩm Giết người trong mộng được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác có thể để bảo vệ cho luận điểm, cách hiểu của mình chăng? Cũng tương tự như nhạc sĩ Anh Bằng tự bao giờ cũng từng nói, nêu lên quan điểm, cách hiểu như thế của người khi đã bị tình phụ nhưng được ký âm bằng thể loại, điệu nhạc khác, khác với quan điểm, sở trường sáng tác âm nhạc của Phạm Duy, như sau:

 

Từ lâu, tôi biết câu thời gian là thuốc tiên,
Đời việc gì đến sẽ đến,
nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không,
đành lòng quên.
(Sầu lẻ bóng)

 

Cả hai nhạc sĩ xuất sắc, lừng danh của hai thể loại âm nhạc khác nhau của nền âm nhạc Việt Nam không hẹn mà cùng gặp, và cùng đi đến thống nhất, với quan điểm xuyên suốt nêu trong hai nhạc phẩm, rằng khó có thể quên được người trong mộng của mối tình đầu tuyệt đẹp như một bài thơ thủa mới mới bước chân vào đời...

 

Nhưng bài viết này ở đây không phải để luận về âm nhạc, về chuyện tình yêu tình iếc của gia đình hay xã hội gì cả, chúng tôi chỉ mượn ca từ hai nhạc phẩm hai thể loại âm nhạc khác nhau mang tính tự sự của hai nhạc sĩ lừng danh của nền âm nhạc Việt Nam nói trên để nói về câu chuyện báo ứng nhân quả hôm nay. Mùa dịch, thiết nghĩ, còn gì hơn, xin mời các bạn bỏ chút đỉnh thời giờ vàng ngọc đọc qua bài viết tuy ngắn mà dài này xem sao.

 

Theo ghi nhận lấy trên trang mạng nói về nhiều nước trên thế giới, các nước sau đây là những quốc gia có phong tục, tập quán đã trở thành tập tục, định kiến khó bỏ, có thể đã lâu đời: tục ăn thịt chó, gồm:

1-Việt Nam
2-Trung Quốc
3-Hàn Quốc
4-Hồng Kông
5-Đài Loan
6-Philippines
7-Niggeria
8-Các quốc gia phương Tây
9-Các quốc gia theo Hồi giáo

 

Theo ghi nhận trang mạng, trong lịch sử lâu đời, đối với một số nền văn hóa của các nước nói trên, thì thịt chó được coi là văn hóa ẩm thực hằng ngày, thậm chí, đã trở thành món đặc sản mang tính quốc hồn quốc túy hết sức đặc biệt của đất nước, dân tộc họ. Theo ước tính, năm 2014, thế giới mỗi năm có 25 triệu con chó bị con người giết lấy thịt để cung cấp thực phẩm chế biến thành những món ăn hấp dẫn, khoái khẩu cho văn hóa ẩm thực đa sắc thái, đủ dạng, đủ kiểu cách của con người ở mỗi quốc gia khác nhau.

 

Tại các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, thì thịt chó là món ăn khoái khẩu, hấp dẫn, được tiêu thụ mạnh nhất. Riêng Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị giết, cung cấp cho giới sành ăn chơi những món ăn được chế biến nhiều dạng, đủ kiểu. Là người Việt, chắc chúng ta đã biết, từ lâu, thịt chó được người miền Bắc xem là món ăn được ưa chuộng nhất. Có những vùng mà các món ăn chế biến từ thịt chó đã trở thành thương hiệu mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình nổi tiếng, như Nhật Tân, Vân Đình (Hà Nội), Việt Trì (Phú Thọ), Tiên Lãng (Hải Phòng), Cầu Voi (Nam Định), vvv...

 

Tại miền Nam Việt Nam, việc ăn thịt chó trước kia không được phổ biến cho lắm. Chỉ từ sau 1954, khi người Công giáo từ miền Bắc di cư vào Nam, thì người miền Nam từ đó mới bắt đầu biết đến các món ăn chế biến từ thịt chó. Nhiều vùng có đông người Công giáo như Hố Nai, Biên Hòa... có mở ra nhiều quán thịt chó để phục vụ cho sở thích ăn uống, ẩm thực theo phong cách, phong tục của riêng họ. Riêng tại Sài Gòn, hai quận Tân Bình, Gò Vấp là nơi tiêu thụ thịt chó mạnh nhất, nhiều nhất.

 

Tại Hàn Quốc, từng có thời điểm trên toàn nước có tới 17.000 ngàn trang trại nuôi chó giết lấy thịt. Vào đầu thập niên 2000, có khoảng hơn 2 triệu con chó ở Hàn Quốc bị giết lấy thịt mỗi năm, mang lại doanh thu hơn 2 tỷ USD cho đất nước. Với người Hàn Quốc, thịt chó là món ngon khó lòng cưỡng nỗi. Người Bắc Triều Tiên cũng rất thích món thịt chó.

 

Ở Trung Quốc, thì việc ăn thịt chó đã có từ ngàn năm về trước. Thậm chí, có một số vùng ở quốc gia này tục ăn thịt chó đã có từ khoảng 500 năm TCN, có thể có còn sớm hơn nữa. Đến như Mạnh Tử, một nhà hiền triết nổi tiếng, đệ tử đạo Khổng, cũng còn cho thịt chó là một loại thịt ăn được, rất bổ. Bởi nó có đặc tính dược liệu trị được bệnh, và đặc biệt rất phổ biến trong những tháng mùa đông ở các vùng miền bắc Trung Quốc, vì nó được cho là làm tăng nhiệt độ cơ thể sau khi ăn, làm ấm người lại. Các ghi chép lịch sử nước này cho biết, trong các thời kỳ khan hiếm thực phẩm, như lúc xảy ra các cuộc chiến tranh, thịt chó được dùng như một nguồn thực phẩm khẩn cấp, thiết yếu cho con người.

 

Tại Trung Quốc, có những vùng hằng năm có hẳn cả một lễ hội giết chó rất hoành tráng, quy mô, khoảng 5.000 tới 15.000 ngàn con chó bị giết trong các ngày lễ này. Thịt chó cũng còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho các phi công lái tàu vũ trụ của Trung Quốc.

 

Trung Quốc đã từng tổ chức lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, và đã gặp phải phản ứng dữ dội, gay gắt của các nhà hoạt động bảo vệ quyền sống động vật. Nghe nói trước khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 diễn ra, chính phủ nước này đã yêu cầu bỏ thịt chó ra khỏi thực đơn của các nhà hàng để không gây khó chịu cho du khách nước ngoài.

 

Ở quốc gia Đài Loan, phần nhiều người dân tin rằng thịt chó có lợi cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện tuần hoàn và tăng nhiệt độ cơ thể.

 

Tại Philippines thịt chó được bán với giá 1,3 đô la/kg. Việc kinh doanh, bán thịt chó mang lại cho nước này khoảng doanh thu gần 3,8 triệu đô la, và gần 500.000 ngàn con chó bị giết mỗi năm.

 

Tại Nigeria, thịt chó được tiêu thụ tại nhiều cộng đồng khác nhau ở một số bang, bao gồm các bang Ondo, Akwa Ibom, Cross River, Plateau, Kalaba, Taraba và Gombe. Chúng, tức thịt chó, được cho là có sức mạnh của dược liệu, nên rất tốt cho người ăn nó.

 

Tại các nước Tây phương, thì hoàng thân của Đan Mạch từng có thời gian sống ở Việt Nam, đã từng phát biểu rằng thịt chó là món khoái khẩu của ngài.

 

Ở Thụy Sĩ có khoảng 250 nghìn người, tức 3% dân số, vẫn ăn thịt chó thường xuyên.

 

Còn tại các quốc gia theo Hồi giáo, người ta chỉ cấm tín đồ ăn thịt lợn, cho nên họ vẫn có thể ăn thịt chó bình thường.

 

Còn ở Syria do chiến tranh, nhiều người bị đói, vì thế, người dân ở đây được phép ăn thịt chó để khỏi phải chết đói.

 

Chúng ta vừa đọc xong một số thông tin chung về việc ăn thịt chó, sử dụng chó để làm nguồn thực phẩm sử dụng cho người dân tại một số các quốc gia trên thế giới. Trong đó, cao nhất vẫn là Trung Quốc và Việt Nam. Hai quốc gia ăn thịt chó và giết chó nhiều nhất trong lịch sử, tính từ khi việc giết chó lấy thịt làm thực phẩm, chế biến các món ăn khoái khẩu cho con người đã chính thức trở thành nét văn hóa đặc thù, đậm đà bản sắc dân tộc của người dân ở các vùng miền hai quốc gia. Còn dưới đây là câu chuyện khác, nó chả ăn nhập gì đến mảng thông tin thuộc tính văn hóa ăn uống, ẩm thực của các nước ở trên cả, nói có trời chứng giám. Chuyện của anh Bùi Trọng Bình, 49 tuổi, sinh sống tại TPHCM, là một F0 tự điều trị tại nhà, và anh đã đánh bại giặc Covis-19. Anh lên mạng xã hội, trình bày quan điểm, chia sẻ câu chuyện của bản thân và cuối cùng, anh nhấn mạnh:

 

Cảm giác ngộp thở là sự tra tấn dã man nhất mà căn bệnh này mang lại!


Theo những gì chúng tôi được biết, do đọc được một số thông tin trên mạng xã hội do dịch nhiễm mang lại cho mọi người ở ba miền Bắc Trung Nam trong 2 năm vừa qua. Thì hầu hết những người khi đã bị vướng dịch họ đều có, bị cảm giác rất khó thở, kèm sốt nóng lạnh toàn thân. Vị giác và khứu giác không còn tác dụng, do đó, thức ăn các loại khi đưa vào miệng là bị từ chối, nuốt không nổi, không vô. Vì thế, những người bị vướng dịch, đưa vào khu cách ly, chữa trị tại các bệnh viện, hầu hết phải được thở bình oxy. Có điều đặc biệt, trong thời gian điều trị, nếu những người vướng dịch quá nặng, qua không khỏi, thì sau đó thi hài của họ sẽ được bó lại bằng nhựa ninon, đưa đi hỏa táng ở các lò thiêu, không chôn táng theo cách thông thường để tránh lây lan cho nhiều người, nhất cho gia đình người chết. Có khi xác chết được thiêu ngoài trời, chẳng hạn ở Ấn Độ. Ở TPHCM thì các lò thiêu đã quá tải, bởi số người chết dồn dập, quá nhiều, xử lý không kịp, trộm nghe thi hài người chết phải chở vào tận Bến Tre để xin thiêu nhờ ở đấy. Những ai theo dõi tình hình dịch bệnh lâu nay cũng đều biết những tình trạng, diễn biến một khi đã bị vướng dịch này hết cả rồi. Bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói đến điều ít người lưu ý. Đó là nguyên nhân gây ra dịch bệnh chết người hàng loạt này từ hai năm nay.

 

Có khi nào chúng ta lưu ý, những con chó khi bị giết lấy thịt, thì nó đã bị người ta giết bằng cách nào hay không?

cảnh sát

Xin thưa, trước hết, cách giết đơn giản nhất, tiện nhất, ít gây phiền phức nhất, là bỏ nó vào bao xác rắn, sau đó, mang ra nhận nước, nước ao hồ, khe suối, hay nước trong hồ xây tại nhà cũng đều được, như nhau, tốt cả. Sau đó, người ta nấu nước sôi, múc tưới lên con chó đã chết, cạo sạch lông, từ đầu đến đuôi. Kế tiếp, người ta cho đốt lửa để thui con chó. Nếu ở các vùng nông thôn, làng xã, thôn quê, người ta lấy rơm để thui. Còn nếu ở thành phố, người ta sẽ thui chó bằng các bình khò bằng ga. Sau đó, con chó mới được mổ, phanh ra, và được các đầu bếp chuyên, không chuyên chế biến thành các món ăn nào đó tùy sở thích, gu ăn uống, ẩm thực của họ. Bài viết này chúng tôi chỉ nói về cái chết của con chó, tức người ta đã giết chó bằng cách nào, sau đó mới tới giai đoạn mổ, xẻ và chế biến thành các món ăn. Phần này, chúng tôi là người tu hành theo Phật giáo, ăn trường chay, toàn các loại thực phẩm bằng rau, củ, trái, không có sự đau khổ, chết chóc trong đó của các loại chúng sanh để phát triển tâm từ, lòng thương yêu vạn vật nên không thể tham gia, nói sâu vào chỗ này được. Mà có nói thì nói cũng không xong, không được. Đây thuộc về lĩnh vực chuyên môn của cái gọi là nghệ thuật nấu nướng và văn hóa ăn uống, ẩm thực của con người.

 

Như đã nói, và các bạn cũng đã biết, con chó khi bị giết như vậy, là nó phải trải qua hai hoặc ba lần chết, lần chết đầu là bị bỏ vào bao mang ra nhúng, nhận nước, khiến nó bị ngộp thở, chết trong bao, trong nước. Lần chết hai là bị thui qua lửa nóng bằng nhiều dạng đốt, cách đốt, như rơm, củi, than và ga. Sau đó, thi hài con chó mới bị phanh thây, xẻ thịt, chế biến ra các món ăn khoái khẩu, hấp dẫn cho con người, cho tôi anh chị ăn uống, chè chén say sưa, đi đứng ngã nghiêng ngã ngữa, chỗng gọng, chân nam đá chân xiêu...

 

Những cái chết kiểu này của con chó từ xưa nay, xét ra cũng chả khác gì cái chết của con người khi đã bị vướng dịch nhiễm lây lan dạng rộng chết người ngày nay, mà ai ai cũng đã biết hết rồi. Nói như vậy cũng có nghĩa là dịch nhiễm covis 19 này chính là sự trả thù, rửa hận của dòng giống loài chó từ xa xưa đến nay đã từng bị con người giết để lấy thịt, chế biến thành các món ăn khoái khẩu, hấp dẫn đó thôi. Các bạn đang nghe đấy chứ? Như đã nói, hầu hết những người bị nhiễm dịch, như trường hợp anh Bùi Trọng Bình đã chia sẻ tình hình dịch bệnh của mình, rằng "Cảm giác ngộp thở là sự tra tấn dã man nhất mà căn bệnh này mang lại!", thì lúc đó họ sẽ cảm thấy mình không thở được, hoặc rất khó thở, mà phải thở bằng bình oxy. Còn nếu người nhiễm dịch bệnh quá nặng, qua không khỏi, thì thi hài người chết sau đó phải được bó, cột lại bằng bao nylon nhựa, giấy nhựa, đưa đi thiêu, hoặc đốt tự do ở ngoài trời, tại các bãi đất trống. Từng xác chết được chồng, xếp lên nhau, có khi trong hòm, có khi trần trụi, quấn nylon bởi hòm hiếc gì vào lúc cao trào, đỉnh điểm này cũng đã hết sạch, trong những chiếc xe tải, được chở đi đến các nơi tập trung để thiêu đốt, xử lý. Những hình ảnh nối tiếp ghi được ở hiện trường hệt như một điệp khúc lập đi, lập lại liên tục, không gián đoạn đó của những người chết vì dịch nhiễm cũng không khác gì những con chó khi đã bị người ta đến nhà bắt-bán, đưa đi, nhốt giam trong các cũi sắt, lồng sắt được các loại xe honda, xe tải lớn nhỏ chở đến nơi tập trung để xử lý, có khi chở qua bên kia biên giới, bán cho người Trung Quốc. Hành trình những chuyến đi tiến dần về cõi chết này của các con chó từ nơi đang sống tuy rất tội nghiệp bởi đói khát, tù túng, chật hẹp, nóng nực, lạnh lẽo, bực bội, thêm sự nóng lạnh do thời tiết khắc nghiệt vùng miền mang lại, cả sự nóng lạnh phát ra từ cơ thể do lo sợ, hồi hộp, khắc khoải, buồn bã cho thân phận thấp hèn, hận sự bạc đãi của con người, cọng nỗi nhớ nhà, nhớ chủ, nhớ vợ, nhớ chồng, nhớ con cái, dòng họ, nhớ vvv... mà không một ai đoái hoài, thương tưởng, đếm xỉa gì đến cả.

 

Các bạn cũng vẫn đang còn nghe đấy chứ? 

 

Tóm lại. Con chó khi bị con người giết chết bằng cách nào để lấy thịt, chế biến ra các món ăn khoái khẩu, hấp dẫn thì con người chết vì dịch nhiễm cũng y hệt như thế, chả khác gì. Đặc biệt nhất là ở chỗ, những người chết vì dịch nhiễm, thì chẳng những người xa lạ, xóm làng, các y bác sĩ chữa bệnh cho họ, cho đến người trong gia đình người chết cũng đành phải đứng ở xa dòm ngó, không một ai dám đến gần, vì sợ lây nhiễm, dù đó là người thân nhất của mình. Đó cũng như trường hợp chúng tôi đã nói ở trên, là hầu hết tất cả mọi con người đều dững dưng, thản nhiên, lạnh lùng, đứng trố hai con mắt ra nhìn khi thấy con chó đau khổ bị bắt-bán đưa đi qua các chặng, đoạn của con đường từ cõi sống tiến dần đến cõi chết của nó. Nói theo giáo lý nhân quả nhà Phật thì mình từng gây ra cho người, vật những gì thì mình sẽ nhận, gặt hái về những thứ ấy, không sai chạy. Từ biểu hiện lâm sàng của người vướng dịch, như mất hơi thở, toàn thân nóng lạnh, cảm sốt, máu bị đông cứng, ăn uống không được, tâm luôn lo sợ, hồi hộp, và cuối cùng, chết thì bị mang xác đem đốt thiêu. Đang từ một con người bằng xương bằng thịt, có danh tính, địa vị, nghề nghiệp, được sự quan tâm, yêu thương của mọi người, của tổ chức, đoàn thể, bỗng chốc bị xa lánh, ruồng bỏ, không ai dám đến gần, thăm hỏi lấy một câu, và chết, thì không kèn không trống, không người đưa tiễn, khóc lóc, nói lời chia tay. Sao bàn tay, sức mạnh vô hình, kinh khủng nào lại khéo sắp đặt, an bài, gây ra cái chết quá sức kỳ lạ, vô cùng khủng khiếp cho con người, loài người như thế chứ?

người

Đó là chúng tôi chưa nói đến tình trạng, một khi đã lâm, chuốc lấy thảm cảnh lại còn thảm cảnh hơn nữa của những người trong vùng dịch nhiễm. Như một số đông người sống trong những khu vực phong tỏa dù đã dính hay chưa dính dịch nhiễm, họ liền tìm cách di chuyển, đi khỏi nơi bị phong tỏa, cách ly, thì họ liền bị chính quyền địa phương ra chỉ thị chặn lại, không cho di chuyển, đi đâu hết, hãy, đúng hơn, là phải ở yên tại chỗ. Đồng thời, địa phương, nơi mà những người trong khu phong tỏa, cách ly tìm mọi cách tháo lui, bỏ chạy cũng sẽ ra chỉ thị khước từ, không cho họ có cơ hội quay về trú xứ, quê hương của mình. Ngoài những người trong diện đặc biệt. Những trường hợp thế này xảy ra chính là do nguyên nhân khi những con chó bị bắt, bán, nhốt trong các cũi sắt, lồng sắt chuyển đưa đi thì hầu hết ai ai, từ những người nuôi chó cho đến láng giềng, nhà gần bên cũng đều đứng đưa, nhướng hai con mắt bàng quang, lạnh lùng, thản nhiên của mình ra dòm ngó, có khi còn tỏ vẻ thích thú, ghét bỏ ra mặt, mặc cho con chó kêu la, gào thét trong bàn tay gớm ghiếc với chiếc gọng sắt và cái lồng sắt vô tri vô giác của những kẻ đi thâu gom nó. Nhân đã bày ra sao, thì quả nhận về cũng phải y vậy. Sự tương ưng, thích ứng của nhân quả nghiệp báo là như thế. Nhưng ở đây, chúng ta nên biết, nhân nghiệp, duyên quả nó có sự biến, hóa của nó cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường, thời tiết, chớ nó không phải cố định như mọi người từng nghĩ, hiểu xưa nay. Ví dụ, như khi con chó bị bắt bán đưa đi tiêu thụ, thay vì chính quyền các nơi cần phải ra tay kịp thời, kịp lúc để bảo vệ sinh mạng con vật nuôi hiền lành không bị ngược đãi, bị kẻ xấu ác làm hại. Thì họ lại lạnh lùng, ngó lơ, để mặc ai làm gì làm. Do đó, trong nhân duyên, nghiệp quả nó phải hóa, biến ra tình trạng khi những người trong khu phong tỏa, cách ly tìm cách tháo, bỏ chạy thì chính quyền liền ra tay ngăn chặn, giữ những người từng gây ác nghiệp với dòng giống chó này lại tại chỗ, không cho đi đâu hết, nói là để tránh tình trạng lây lan cho người khác, cho cộng đồng xã hội. Chớ thật ra đó là sự hóa, biến của nhân quả để những người này phải bị luật nhân quả tìm đến trừng trị thích đáng với sự tiếp tay đắc lực, hết sức hợp lý, hợp tình của chính quyền các nơi vì tất cả đã từng hữu ý vô tình nhúng tay, gây ra sự chết chóc đau khổ cho dòng giống nhà chó trước kia. Bọn bây đã từng quay mặt, ngó lơ để cho kẻ ác giết dòng giống của tao, thì bây giờ tao phải giết lại những kẻ bạc ác đó cho thỏa lòng uất hận sâu hơn bể, cao hơn núi của dòng giống nhà tao, nhưng phải có sự tiếp tay của bọn bây thì việc trả thù của tao mới thành công trọn vẹn. Ngôn ngữ, tiếng nói của các loài chúng sinh trong cõi vô hình là như thế đối với sự oán thù, uất hận mà con người từng đối đãi, gây ra với chúng.

 

Với thống kê của các nhà chuyên môn trên lĩnh vực y tế toàn cầu, thì hiện nay tất cả các loại vắcxin được chế biến cấp tốc để cấp cứu cho con người trong đại dịch toàn nhân loại chưa đạt được kết quả khả quan là bao nhiêu, từ vắcxin của Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Trung Quốc, Anh, Nga... Nó chỉ trong tình trạng tam bợ, cầm chừng, chưa có gì để gọi là tuyệt đối cả. Bởi dịch nhiễm còn có tính biến thể, không ở tình trạng cố định như các loại bệnh khác. Khiến tất cả thế giới, từ giới chuyên môn đến chính quyền, người dân hầu như phải vô cùng lo lắng, sợ sệt, nhỡ nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì chưa biết tình hình sẽ như thế nào đối với cuộc sống của con người, nhất lĩnh vực kinh tế, thương mại, và mức sản suất lương thực, thực phẩm toàn cầu có vẻ như dừng, đứng hẳn lại trước đại dịch giết người chớp nhoáng có tính lây lan diện rộng đến chóng mặt, chạy không kịp thở...

 

Ở Việt Nam có một số trường hợp tự chữa bệnh bằng phương pháp ngoại khoa, tức người bệnh chỉ sử dụng các loại cây nhà lá vườn, như xả, lá chanh, gừng, tỏi, vvv... đổ nước nấu sôi rồi trùm mền xông, kiêm súc miệng bằng nước muối, các loại nước kháng khuẩn đóng chai thế mà chiến thắng được dịch nhiễm rất dễ dàng, chả tốn công sức gì nhiều. Chúng ta hãy hỏi, tại sao lại xảy ra, tức có những trường hợp trị bệnh tuy rất đơn giản nhưng mang lại kết quả vô cùng khả quan như thế này? Cũng không có gì là khó hiểu cả. Ấy đây là do những loại lá cây mang tính dược liệu mà dòng giống nhà chó lại rất kỵ đó. Nói như vậy bởi người ta khi chế biến các loại thức ăn từ thịt chó thì họ phải sử dụng các loại lá cây nói trên. Đó là chưa nói tới các loại cây nhà lá vườn khác, mà giống chó rất kỵ, như củ riềng, lá mơ (thúi địt), lá bạch đàn, cây lộc đề, cây thông tùng, cây họ cam quýt, nhất là tỏi.

 

Bài viết này khi đọc qua ai tin, không tin thì tùy theo quan điểm, cách hiểu cùng cách sống của họ, nhất những người tu theo các tôn giáo không phải là Phật giáo, cả những người gốc chỉ thờ đạo ông bà, là đạo lương, không theo bất cứ tôn giáo, đạo giáo nào. Bởi nói đến nhân quả thì nhiều khi nó có vẻ mơ hồ, trừu tượng, mông lung, rất khó hiểu, chỉ có những người tu theo Phật giáo mới đặt nặng lòng tin vào thuyết nhân quả nghiệp báo của giáo lý nhà Phật mà thôi. Đừng nói gì đến nguyên nhân sâu xa gây ra dịch nhiễm giết toàn nhân loại nội trong chớp mắt, lây lan diện rộng, âm thầm, không đầu đuôi, không hình bóng và không bom rơi đạn nổ, không dao búa, vũ khí ngày nay thế này, ngay đến chuyện nếu muốn được trường thọ, sống lâu thì đừng nên sát sanh hại vật, làm cho các loài vật phải bị đau khổ, chia lìa, thịt nát xương tan mà cũng không một ai tin cả. Bởi do không tin cho nên xưa nay người ta cứ mãi cắm đầu cắm cổ vào chế biến, ăn uống máu thịt chúng sanh các loại, bất chấp những lời khuyên răn của thánh hiền, tiền nhân, cùng những gương hạnh sống đạo đức, thiện lành của những người tu theo Phật giáo. Họ cho đó là lối lý luận quàng xiên, mê tín, lạc hậu, ngược lại, họ nói, vật là để dưỡng nhơn, do đấng tạo hóa vạn năng nắn tạo ra để làm thức ăn cho con người, loài người. Nhưng cho dù nói gì thì nói, sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật, và khi sự thật nó được nói, viết ra bởi những người nào đó thì nó rồi sẽ được người ta chú ý, và lần hồi tất cả sẽ thấy, hiểu ra vụ việc là thế nào, tại sao? Phải không các bạn?

 

Hằng ngày trong bát canh ăn,
Hận sâu hơn bể, oán bằng non cao.
Muốn xem binh lửa thế nào,
Hãy nghe lò thịt tiếng gào đêm thâu.
(Thơ trích)

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang