Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NHỮNG PHÁT MINH, SÁNG CHẾ CỦA NHÂN LOẠI ĐÔI KHI ĐẾN TỪ NHỮNG PHÁT HIỆN TÌNH CỜ...

NHỮNG PHÁT MINH, SÁNG CHẾ
CỦA NHÂN LOẠI ĐÔI KHI ĐẾN TỪ NHỮNG PHÁT HIỆN TÌNH CỜ...

Chúng tôi từng nói, trong truyện Kiều có rất nhiều câu, chữ đã bị cố ý chỉnh sửa từ ai đó hay qua bao lần tam sao thất bổn nên không còn đúng với văn bản gốc của tác giả, nhất của câu chuyện lịch sử có thật được nữa. Chuyện lịch sử có thật đó là câu chuyện lịch sử của nhà Tây Sơn do Nguyễn Du trần thuật, viết lại, qua lời kể của người xưa Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai, ban đầu có tựa Kim Vân Kiều Truyện, chữ Hán, thể chương hồi, sau Nguyễn Du đã chuyển qua thể thơ lục bát, chữ Nôm, với 3254 câu, gọi tắt là Truyện Kiều.

 

Khởi đầu truyện là tại điện Kính Thiên thuộc Thăng Long Hà Nội sau trận thắng của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ vào năm Bính Ngọ 1786. Lúc ấy, vua Lê Hiển Tông và triều thần sau nhiều họp bàn, thảo luận, đã đi đến thống nhất, quyết định gã Công chúa Lê Ngọc Ngân, không phải Lê Ngọc Hân, như ghi chép sai lạc của các nhà viết sử chuyên không chuyên. Đã có bài viết nói về tích chuyện ghi chép sai lạc này. Sau vì lý do gì đó, người ta đã thay thế vai trò Lê Ngọc Ngân bằng người con gái khác, có tên là Hoàng Thị Thu Mai, là con của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc và bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền. Trong Kiều, Nguyễn Du đã mã hóa Hoàng Thị Thu Mai thành Thúy Kiều, vốn là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn. Thúy Kiều là chị em song sinh của Thúy Vân, người em trai kế là Văn Quan, không phải Vương Quan, và người em út ngoại hôn Quận Huy Hoàng Đình Bảo.

 

Lược sơ như thế về câu chuyện. Đó là phần mà rất nhiều người biết, nhiều người đọc rồi nếu đã biết fb và trang w của chúng tôi lập từ mấy năm nay.

 

Bài viết này muốn nói đến đoạn sau khi Thúy Kiều lên đường vào xứ Đàng Trong, ở tại đất Phú Xuân, Thuận Hóa cùng với danh tướng Nguyễn Huệ. Sau đó người đẹp Thúy Kiều đã được phong tới chức Bắc cung Hoàng hậu khi đấng phu quân của Bà xưng vương, lên ngôi vua từ giữa năm Mậu Thân 1788 trước khi kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến, ra nằm mai phục các vùng phụ cận của trận đánh lịch sử, chờ giặc Thanh chuẩn bị kéo qua chiếm đóng Thăng Long Hà Nội, tính bài đô hộ nước Việt lâu dài như các thời trước kia theo lời mời gọi của mẹ con vua Lê Chiêu Thống đâu từ tháng 4-5 cùng năm, hoặc trước đó nữa, bởi lịch trình cả đi và về từ Thăng Long đến Yên Kinh phải mất cả năm trời. Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai sống cùng chồng tại Phú Xuân chỉ vỏn vẹn được 5 năm. Bởi vào tháng 9 dương lịch năm 1792 phu quân của Bà bất ngờ ra đi, và cho mãi đến bây giờ lịch sử cũng không thể biết vua Quang Trung, chồng của Bà chết vì bệnh gì. Từ đó người ta bắt đầu đơm đặt, thêu dệt, dựng lên rất nhiều giả thuyết về cái chết đầy nghi vấn của chồng Bà. Trong đó có giả thuyết cho rằng vua Quang Trung chết vì chứng huyễn vững, tức bệnh tai biến mạch máu não, bị đột quỵ bất ngờ. Nói gì thì nói, đây cũng chỉ là giả thuyết, nó không có một chứng cớ gì để có thể thuyết phục người nghe sao cho có lý có tình, dễ dàng chấp nhận được cả. Cuối cùng, tất cả cũng chỉ là lý thuyết và giả thuyết xoay quanh cái chết vô cùng khó hiểu của người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.

 

Riêng chúng tôi từ khi phát hiện truyện Kiều chính là bộ sử Tây Sơn do Nguyễn Du viết, chúng tôi đã viết rất nhiều bài giải thích về những câu, chữ, đoạn thơ mang tính cài nén, ẩn giấu những bí mật lịch sử của tác giả, đưa lên các trang fb và trang w bonniemxu.com từ mấy năm nay. Đã có rất nhiều người vào đọc, nhưng chưa có lấy một người, một bình luận nào cho những giải thích đó là đúng hay sai, có lý hay vô lý. Đây là điều đặc biệt về nhận thức đến từ bên ngoài, không phải của chúng tôi. Sự thật có sao chúng tôi nói vậy, giải thích ra vậy, theo đúng trình tự, tay nghề cài nén, ấn giấu sự thật của tác giả hai tập truyện như đã nói ở trên.

 

Ở trên có nói, từ khi người đẹp Thúy Kiều Thu Mai vào Phú Xuân sinh sống cùng chồng được 5 năm, tính từ năm Đinh Vị 1787 sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần tấn công Bắc Hà lần thứ nhất (1786). Thời điểm này đang vào tiết tháng 6. Sau khi đã chính thức là chồng của Công chúa Lê Ngọc Ngân, song, lúc này Nguyễn Huệ vẫn nghĩ đó là Lê Ngọc Hân. Bởi làm sao ngài có thể biết được những toan tính, thầm thì, thay đổi phía sau tấm màn nhung kia? Thì tất nhiên Bắc Bình vương Nguyễn Huệ hồi ấy phải ở lại kinh thành Thăng Long để dàn xếp mọi việc. Bởi lúc này trên mặt danh chính ngôn thuận, có đông đủ hai hàng quan quân tả hữu triều đình, dưới sự tác hợp, tuyên bố của vua Lê, Bắc Bình vương đã là phò mã vua Hiển Tông, chồng Công chúa Lê Ngọc Ngân. Cho dù bên trong sự việc đã đổi khác như đã nói. Đó chính là những lý do xác đáng, căn cơ buộc Nguyễn Huệ phải ở lại Thăng Long đến cả nửa năm, ăn tết cổ truyền dân tộc tại đây, để giải quyết mọi việc triều chính đâu vào đấy khi đã là người của hoàng tộc trong vai trò chồng của Công chúa, phò mã của vua. Cũng chưa nói, thời điểm này vua Lê Hiển Tông lại bất ngờ ra đi. Trời lại mưa như trút nước. Và cũng từ đây, giây phút này, xin nhấn mạnh, lịch sử mới biết đến mặt mũi, tên tuổi Lê Ngọc Ngân, con gái vua Lê. Cho dù sau đó sự việc đã được thay đổi, không phải như ghi chép lịch sử.

 

Sau khi vua Quang Trung ra đi vào năm 1792 như đã nói, thì Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều Thu Mai cũng chỉ tồn tại, sống thêm vài năm nữa, rồi nối gót theo chồng. Bà ra đi vào tháng Tám âm lịch năm Kỷ Mùi 1799 lịch sử.

tượng ngườ

Chúng ta trở lại với cái chết của người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Về cái chết đầy bí ẩn, vô cùng khó hiểu của Quang Trung Nguyễn Huệ thì trong Kiều Nguyễn Du chẳng đã nói khá rõ, chi tiết rồi hay sao? Đó là đoạn nói về cái chết đứng của Ngài qua nhân vật mã hóa Từ Hải, bắt đầu từ câu 2451 "Có quan tống đốc, trọng thần...", thời điểm xuất hiện nhân vật Hồ Tôn Hiến, chính là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, đã được mã hóa, hòng đánh lạc hướng dư luận, sự dòm ngó của các thế lực chính trị thời ấy, cho đến câu 2564 là lúc thi hài vua Quang Trung đã được di chuyển từ triều đình Tây Sơn ở bên này sông về qua bên kia sông Tiền Đường 前堂, tại Cung Diện Đan Dương để lo việc tẩm liệm, tống táng:

 

Truyền cho đ𝗮̉𝗼 táng di hình trên sông...

sông hương 

Trong các văn bản Kiều đều ghi là "cảo", "cảo táng", đây là chữ vô nghĩa, trống không, không nói lên được gì, mà phải là "đ𝗮̉𝗼 " thì mới đúng với sự thật câu chuyện vào thời điểm ấy. "Đ𝗮̉𝗼 " ngoài nghĩa là đảo chính, lật đổ, như khi lật đổ chính quyền, nội các, chế độ hay lãnh tụ nào đó. Thì "đ𝗮̉𝗼 " còn có nghĩa là đảo ngược lại, lộn lại, quay trở lại. "Táng " là chôn, người chết bỏ vào áo quan đem chôn gọi là táng. Ghép hai chữ "đ𝗮̉𝗼 táng 倒葬" có nghĩa người chết ở nơi này mang đi chôn nơi khác. Còn nói cho đúng với sự thật lúc ấy, theo văn bản Kiều, ám chỉ của Nguyễn Du, thì thi hài của vua Quang Trung lúc ấy chết từ bên này bờ sông Tiền Đường 前堂, trước triều đình Tây Sơn, trong Kiều Nguyễn Du gọi là vô tích: không còn dấu tích, do sau khi lấy được Phú Xuân, Gia Long đã cho đập phá, san bằng triều đình của nhà Tây Sơn, dựng lên triều đình mới như chúng ta thấy ngày nay. Như đã nói, thời điểm ấy vua Quang Trung chết từ bên này sông, sau trận đụng độ một mất một còn bởi mãnh hổ nan địch quần hồ giữa vòng vây mai phục bất ngờ đánh úp bởi quan quân của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂, trước triều đình cũ, đã được di chuyển bằng thuyền, mang về qua bên kia sông, tại Cung điện Đan Dương để tẩm liệm, chôn táng. Có hiểu được như vậy, đúng với sự thật, đúng với từng câu, chữ được Nguyễn Du ám chỉ, cài nén từ đầu đến cuối trong 3254 câu lục bát thì từ đó cái chết của vua Quang Trung mới được làm cho minh bạch, sáng tỏ, khúc chiết, cụ thể, chớ không phải như ghi chép của đủ dạng sách vở, tài liệu, cả sử chính thống triều Nguyễn, rằng Quang Trung chết vì lý do này lý do kia quá sai lạc, đầy chất mê tín, thần quyền, hoàn toàn thiếu chứng cớ thuyết phục.

 

Trong đoạn miêu tả cái chết của vua Quang Trung, Nguyễn Du cũng có cho biết rõ nhân tướng của Quang Trung như thế nào nữa, ngoài đoạn miêu tả lúc nhân vật Từ Hải xuất hiện, bắt đầu từ câu 2165 "Lần thâu (Lầu cao? NV) gió mát trăng thanh" cho đến câu 2230 "𝗫𝘂𝗮̂́𝘁 𝗰𝗵𝗶𝗻𝗵 𝗵𝘂̀𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗯𝗲̣̂ 𝗿𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗺 𝗸𝗵𝗮𝗶" là lúc Từ Hải, tức Quang Trung, vào giữa tháng 9 năm Mậu Thân 1788 đã kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra mai phục các vùng phụ cận Thăng Long, chuẩn bị cho trận đánh lịch sử nhập cuộc lúc nửa đêm trừ tịch tại năm cửa thành với giặc cướp nước Thanh triều do mẹ con vua Lê Chiêu Thống và bề tôi cơm đùm cơm dở lặn lội kéo qua Tàu trải chiếu rước về từ trước đó. Đó là câu 2518 này đây:

 

Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân...

 

đã bị sửa thành:

 

Dạn dày cho biết gan liền tướng quân... 

 

Nếu đó là hai chữ "𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂", không phải "liền tướng" như hầu hết các bản Kiều ghi chép, mặc định. Vậy hai chữ "𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂" nghĩa là gì? Xin cho biết với?

 

"𝗧𝗶𝗲̂̀𝗻" là trước, đi trước. Trong tập Đại Nam Chính biên liệt truyện, phần Ngụy Tây liệt truyện, sơ tập, quyển thứ 30, của triều Nguyễn, do Phủ Quốc vụ khanh Sài Gòn xuất bản năm 1790, có chép như sau về nhân tướng và tài dùng binh của Nguyễn Huệ, do tác giả Tạ Quang Phát dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ, trang 73:
Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng nói như chuông to, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kính sợ.

 

Năm Ất Vị (1775) Huệ đánh úp phá được Phú Yên. Nhạc dâng công ấy lên Hoàng Ngũ Phúc. Hoàng Ngũ Phúc quyền trao cho Huệ chức Tây Sơn hiệu Tiền phong tướng quân.

 

Đến khi Nhạc xưng Hoàng đế, Nhạc trao cho Huệ chức Long tương (Nhương NV) Tướng quân. Huệ bốn lần cướp phá Gia Định, lâm trận thì đi trước quân sĩ, hiệu lệnh nghiêm minh, quân sĩ đều phục tùng.

 

Năm Bính Ngọ (1786) Nhạc sai Huệ tiết chế các bộ (thủy quân và lục quân) đánh úp Phạm Ngô Cầu (ở Phú Xuân), bèn tiến xa ra mặt Bắc, do...

 

Đoạn trích trong sách Ngụy Tây liệt truyện nói trên cho chúng ta biết Nguyễn Huệ từng được Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc trao cho chức Tây Sơn Hiệu tiền phong tướng quân. Thật ra đây là ghi chép sai lạc của các sử gia triều Nguyễn khi từ Triệu họ chép, ghi thành Hiệu vốn là chữ vô nghĩa, chẳng nói lên được gì. Triệu ở đây chính là chữ được ám chỉ cho nhân vật lịch sử Trung Hoa thời Tam quốc. Đó là nhân vật Triệu Vân, còn gọi là Triệu Tử Long. Lục tài liệu trang mạng, chúng tôi được biết tiểu sử tóm tắt của Triệu Vân qua bài viết Ai đứng đầu ngũ hổ tướng trong Tam quốc diễn nghĩa? của tác giả Thu Hằng, trên trang Tạp chí tri thức trực tuyến ZINGNEWS, như sau:
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nói rằng Lưu Bị sau khi lên ngôi vào năm 219 đã lấy hiệu là Hán Trung Vương, sắc phong 5 vị dũng tướng, gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, là Ngũ Hổ Thượng Tướng.

 

Theo Sina, nếu xét về danh tiếng và chiến công riêng hiển hách, Võ thánh Quan Vũ sẽ đứng vị trí cao nhất. Tuy vậy, nếu xếp cả về đức độ, tài thao lược, trí dũng song toàn, chắc hẳn Triệu Vân sẽ đứng đầu. Các vị trí dưới lần lượt xếp theo là Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung.

 

Trên thực tế, sử sách không xác nhận Ngũ Hổ Tướng. Do La Quán Trung dành nhiều thiện cảm cho nhà Thục khi viết về thời Tam Quốc nên hình tượng của các vị tướng lĩnh dưới trướng Lưu Bị được khắc họa hết sức uy mãnh và đi vào điển tích, ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người.

 

Triệu Vân (vị trí thứ 3, sau Quan Vũ và Trương Phi. NV)
Triệu Vân (sinh ?/mất năm 229), người huyện Chính Định Nam, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay, tên tự là Tử Long. Thuở nhỏ theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn.

 

Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".

người
Triệu Tử Long, một trong ngũ hổ tướng Trung Hoa thời Tam Quốc.

Ông nổi tiếng với tài dùng thương, mười dũng tướng của Tào Tháo không địch nổi một mình Triệu Vân. Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa.

 

Những chiến tích của Triệu Vân phải kể đến: phá trận Bát Môn Kim Tỏa của Tào Nhân, hai lần cứu A Đẩu, một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công, thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Ông cũng truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, Hán Trung, đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy, tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy.

 

Sau khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu, ông được phong làm Dực tướng quân, phò trợ Lưu Bị đánh Trung Hán. Kiến Hưng năm thứ 6 (tức năm 228), Triệu Vân dẫn quân hỗ trợ cho Gia Cát Lượng tiến đánh Quan Trung, tuy lúc này tuổi đã cao nhưng Triệu Vân vẫn hết sức dũng mãnh quyết chiến với quân địch, sau rút quân về được Hán Trung, năm sau thì mất.

người
Triệu Tử Long dũng tướng sức địch muôn người.

Triệu Vân là hổ tướng có uy dũng, quả cảm trên chiến trường, nhưng có tình có nghĩa, chắc chắn, bình tĩnh, tận tụy, không nóng nảy xốc nổi như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu. Trong chính sự, ông một lòng vì nước, có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Như khi Lưu Bị khởi quân đánh Tôn Quyền, để trả thù cho Quan Vũ, Triệu Vân đã đứng ra khuyên gián Lưu Bị "Quốc thù nên xem là trọng, tư thù nên xem là nhẹ", nhưng Lưu Bị không nghe, kết quả quân Lưu Bị đại bại, Triệu Vân phải mang quân đến tiếp ứng rước về...

 

Đó là phần trích trên trang mạng về nhân vật Triệu Tử Long. Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tập I, hồi thứ bảy Viên Thiệu qua cầu đánh Công tôn; Tôn Kiên sang sông đã Lưu Biểu, trang 136, có nói sơ lược về Triệu Tử Long như sau:
... Nói chưa dứt lời, Văn Sú vác giáo, thúc ngựa xông thẳng lên cầu. Toản đánh nhau với Sú chưa được mười hợp thua chạy. Sú đuổi theo. Toản chạy vào trong trận. Sú cũng phi ngựa xông vào giữa đám quân. Thủ hạ Toản có bốn tướng giỏi, kéo ùa cả ra đánh với Văn Sú, Sú đâm trúng một người ngã ngựa, còn ba người đều chạy. Sú đuổi Toản chạy ra đằng sau trận, Toản nhìn vào một cái hang núi để chạy trốn. Sú thúc ngựa quát lên rằng:
-Xuống ngựa hàng đi, mau mau!

 

Toản cung tên rơi mất cả, mũ lăn xuống đất, đầu tóc tả tơi; phi ngựa cứ chạy quanh rặng núi. Chẳng may ngựa vấp quỵ hai chân trước, Toản cũng ngã quay xuống bờ núi, Sú cầm ngọn giáo, xô lại để đâm. Bỗng đâu bên cạnh bờ cỏ có một tướng, người trẻ trung, vác ngọn giáo phi ngựa ra đâm Văn Sú.

 

Công Tôn Toản lẻn trèo lên bờ núi, trông thấy tướng ấy mình cao tám thước, mày rậm, mắt to, mặt rộng, môi dày; uy phong lẫm liệt. Đánh nhau với Văn Sú năm sáu mươi hợp, chưa rõ bên nào thua bên nào được. Quân cứu viện của Toản kéo đến, Sú quay ngựa lui về, tướng tuổi trẻ ấy không đuổi theo.

 

Toản vội vàng xuống bờ đất hỏi tên họ, tướng ấy vài một vái thưa rằng:
-Tôi là người ở Chân Định, xứ Thường Sơn, họ Triệu tên Vân, tên chữ là Tử Long; nguyên tôi là người ở địa hạt Viên Thiệu, nhân thấy Thiệu không có bụng trung vua cứu dân, nên tôi bỏ xứ ấy đến đây theo ngài. Không ngờ lại gặp ngài ở chỗ này!

 

Toản mừng lắm, mời Triệu Vân về trại, sửa sang lại áo giáp và đồ khí giới...

 

Đó là một vài dòng giới thiệu về nhân vật Triệu Tử Long của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa lược trích. Trên trang mạng cũng có nói Triệu Tử Long là một dũng tướng, suốt cuộc đời chinh chiến chưa từng biết nếm mùi thất bại là gì, về sau mất ở tuổi 70. Ông còn được lịch sử Trung Hoa ca ngợi hết lời ở trận Đương Dương Trường Bản khi một mình một ngựa phá vòng vây cả ngàn quân lính, giết được năm mươi danh tướng của Tào Tháo, cứu thoát ấu chúa A Đẩu, mang về giao cho Lưu Bị. Lưu Huyền Đức đỡ lấy A Đẩu, rồi ném phịch xuống đất, nói:
-Vì mày, suýt nữa ta mất một viên đại tướng!

 

Triệu Vân vội vàng cúi xuống đất ôm lấy A Đẩu, khóc lạy nói:
-Vân dù gan óc lầy đất, cũng không đủ báo được!

 

Người đời sau có thơ khen rằng:

 

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng,
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng.
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận,
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.

người
Triệu Tử Long một mình cứu ấu chúa A Đẩu trận Đương Dương Trường Bản.

Với những gì vừa đọc, chúng ta đã biết Triệu Tử Long thời Tam Quốc là một dũng tướng sức mạnh vô song, tài nghệ vô địch, đánh dư muôn người, thật là người hiếm có xưa nay (cũng có trang nói Triệu Tử Long từng được khen là Hổ uy tướng). Đó chính là những thông tin, tài liệu ghi chép trong sử sách về nhân vật Triệu Tử Long của lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc Ngụy Thục Ngô phân tranh sau công nguyên. Cho đến hậu bán kỷ 18, nước Việt từng xuất hiện phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, lãnh đạo phong trào là ba anh em Tây Sơn, còn gọi là Tây Sơn tam kiệt. Lúc đầu, người anh cả Nguyễn Nhạc trong vai trò đầu tàu, dẫn dắt cuộc khởi nghĩa. Về sau, khi cuộc khởi nghĩa đi dần tới chỗ thắng lợi, Tây Sơn đã làm chủ các vùng miền, từ Nam ra đến Bắc, vua anh Nguyễn Nhạc lại ham mê dật lạc, vui thú say sưa, bỏ quên đất nước, nhân dân ra sau lưng, chỉ còn mỗi Nguyễn Huệ là người phải đứng ra cáng đáng, trông coi tất cả mọi việc, từ thù trong giặc ngoài. Và đây cũng chính là những điều kiện, lý do căn cơ để Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tìm mọi cách tách, thoát ra khỏi sự kềm kẹp, điều động, quản thúc từ vua anh Thái Đức Nguyễn Nhạc, còn gọi là Trung ương Hoàng đế, trú đóng tại thành Hoàng đế An Nhơn.

 

Lúc này Nguyễn Huệ đã đang đóng đô tại đất Thuận Hóa Phú Xuân, sau trận thắng năm Bính Ngọ 1786. Rồi ngay tại vùng đất tùng địa dũng xuất này, Nguyễn Huệ đã tiến xa ra mặt Bắc, đánh thắng luôn cả Bắc Hà, theo lời viện dẫn lý sự viên dung của tướng tha hương Nguyễn Hữu Chỉnh, mà thời ấy người ta cho Chỉnh là kẻ làm mối, trải chiếu rước gặc vào nhà. Chớ ít ai chịu nghĩ đó là đường dây dẫn dắt của nhân quả, của lịch sử đất nước. Để rồi từ đây nước Việt đã bắt đầu những trang sử mới với thời đại Quang Trung, tuy triều đại này chỉ tồn tại được 5 năm. Chưa tính thời gian trị vì của vua Quang Toản từ 1793 đến 1801, mạch truyền thừa bị cắt ngang khi Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được Phú Xuân. Chúng ta cũng không cần phải đào sâu vào chuyện này. Chúng ta nên trở lại với câu chuyện nhân tướng con người là hơn.

 

Như đã nói, câu 2518 "Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân..." chính là câu Nguyễn Du xác định nhân tướng cũng như bản lĩnh, phẩm chất chiến đấu, con người của Quang Trung Nguyễn Huệ là thế nào, do dựa vào điển tích, câu chuyện lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc với nhân vật Triệu Tử Long. Liên hệ, đọc lại, trong Kiều Nguyễn Du từng miêu tả nhân tướng Từ Hải, tức Quang Trung, cũng không khác nào nhân tướng của Triệu Tử Long, đoạn xuất hiện nhân vật Từ Hải, bắt đầu từ câu 2165 cho đến câu 2230 là lúc Từ Hải đã kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến ra nằm mai phục các vùng phụ cận Thăng Long chờ giặc Thanh chui vào thòng lọng giăng sẵn tại năm cửa thành. Các câu miêu tả nhân tướng Từ Hải ấy như sau:

 

... Râu hùm, 𝗺𝗮̆́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶̣𝗰𝗵, mày đ𝗶𝗲̂𝘂, (2167)    
Vai năm tấc rộng thân 𝗱𝗮̀𝗶 𝗿𝗼̂́𝗻 cao. (2168)
Đường đường một đấng anh hào, (2169)
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. (2170)
Đội trời đạp đất ở đời, (2171)
Họ𝗞𝘆̀ tên Hải vốn người 𝗯𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗺𝗼̂𝗻𝗴. (2172)
Giang hồ quen thói vẫy vùng, (2173)
Gươm 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 nửa 𝗸𝘆́ non sông một chèo... (2174)

 

"Râu hùm" ý nói râu của Từ Hải xồm xoàm, là râu quai nón. "𝗠𝗮̆́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶̣𝗰𝗵" là mắt lớn mắt nhỏ, theo ghi chép lịch sử, sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, của tác giả Tạ Chí Đại Trường, trang 265, chương 6, nói về nhân tướng của Nguyễn Huệ như sau:
Trong một quyển dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực lắm: "Tóc huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu..."

chân dung
Ảnh Nguyễn Huệ trên tờ giấy bạc 200đ của NHQGVN phát hành trước 1975

Đây là phần ghi chép của lịch sử, trên nhiều dạng sách vở, tài liệu, thông tin, không riêng sách của tác giả Tạ Chí Đại Trường, mang đối chiếu với phần ghi chép của Nguyễn Du trong truyện Kiều thì chúng ta thấy rất đúng, trùng hợp khi nói, tả về hai con mắt của Nguyễn Huệ vốn là mắt lớn mắt nhỏ. Nguyễn Du còn tả kỹ hơn về lông mày của Nguyễn Huệ là dạng mày điêu, điêu là chữ tiểu triện, giống như cái dao, tức chữ đao viết ngược nét ra chữ điêu . Loại lông mày này xếch ngược lên, như hai thanh đao mũi chúi xuống, cán nằm ở trên. Thông thường, người có loại lông mày này thường làm người chỉ huy, như giám đốc, thủ trưởng các cơ quan, hoặc là tướng thống lĩnh quân đội, đặc biệt ở chỗ khi họ đã nói là làm. Đây thuộc về khí chất, bản lĩnh của người có loại lông mày xếch lên như hai thanh đao. Mày của tướng Quan Vân Trường người Trung Hoa cũng loại mày xếch ngược lên này.

 

Câu "Vai năm tấc rộng thân 𝗱𝗮̀𝗶 𝗿𝗼̂́𝗻 cao..." là chiết tự chỉ sự, dùng viết ra chữ hạ . Hạ là dưới, câu này có hai ý, thứ nhất, hạ là bệ hạ 陛下, tiếng các bầy tôi tôn xưng với vua chúa, thứ hai, hạ là dưới, ý Nguyễn Du muốn nói tuy Quang Trung Nguyễn Huệ là vua, nhưng là vua em, bởi trên (thượng ) còn có vua anh Nguyễn Nhạc nữa.

 

Bốn chữ "vai năm tấc rộng..." ý nói Nguyễn Huệ là người có chiều ngang (độ bành của khung xương theo chiều ngang) rất rộng. Bốn chữ "thân 𝗱𝗮̀𝗶 𝗿𝗼̂́𝗻 cao..." ám chỉ Quang Trung là người rất cao to, lực lưỡng, có thể chiều cao từ 1m80 trở lên. Bốn chữ "thân 𝗱𝗮̀𝗶 𝗿𝗼̂́𝗻 cao..." cần phải hiểu như sau. Theo phép đo đạc (thời ấy, theo Nguyễn Du), từ cổ đến bẹn, tức vùng háng, gọi là thân . "Thân " ở đây là chiều dài của thân mình. Hai chữ "𝗿𝗼̂́𝗻 cao" là tính từ rốn xuống dưới bàn chân, thuộc phần chân. Như vậy, câu "vai năm tấc rộng/thân 𝗱𝗮̀𝗶 𝗿𝗼̂́𝗻 cao" được Nguyễn Du ám chỉ cho độ bành khung xương theo chiều ngang, và chiều cao của Nguyễn Huệ tính từ cổ xuống dưới bàn chân. Có sở hữu một thân hình lý tưởng, kèm theo một sức khỏe đặc biệt, khác thường như vậy thì Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ mới có thể ung dung, tự tại ra vô, đi dọc hai miền Nam Bắc với những trận đánh liên tục, xuất quỷ nhập thần không ai biết ai hay từ trên rừng xuống dưới biển, mà không hề biết mỏi mệt là gì được.

 

Câu "Đường đường một đấng anh hào" ý nói Nguyễn Huệ có dáng người uy nghiêm, đường bệ, quắc thước, tính tình sòng phẳng, đàng hoàng, vốn là tạng người anh hùng, hào kiệt khiến ai ai mỗi khi trông thấy cũng sinh lòng vừa kính trọng vừa khép nép, sợ sệt. Hai chữ "đường đường" còn là để ám chỉ cho hai triều đình, bởi đường  đọc cho đủ là miếu đường 廟堂, triều đường 朝堂, mà triều đường 朝堂 là triều đình 朝庭. Đó là triều đình của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc tại thành Hoàng đế An Nhơn, và triều đình của Nguyễn Huệ lập sau này, trên đất Phú Xuân Thuận Hóa. Câu "Đường đường một đấng anh hào" ý nói Nguyễn Huệ đối với hai triều đình trước sau đều là tay anh hùng hảo hán cả, chưa bao giờ biết nếm mùi chiến bại là gì khi đối mặt, giáp trận trước thù trong giặc ngoài kể từ khi gia nhập quân đội khởi nghĩa Tây Sơn từ năm Tân Mão 1771. Đây là nói thời điểm cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn phất cờ nổi dậy cướp chính quyền từ năm 1771. Còn trên thực tế, để tham gia quân đội cướp chính quyền thì Nguyễn Huệ phải gia nhập cuộc khởi nghĩa từ những năm trước đó nữa. Có thể đó là những năm 1762-1763, khi người mới vừa độ tuổi 15-16:

 

Mộng trường chinh khói binh,
vào đời manh áo chiến lúc tuổi còn xanh...*
 

quang trung
Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại nhà bảo tàng Tây Sơn

Câu "Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài..." ý nói Nguyễn Huệ là người rất giỏi về môn quyền thuật và tài sử dụng côn kiếm, cùng với những kế sách (thao lược 韜略: kế hoạch và binh pháp) sắp đặt trong binh pháp chiến đấu thì không ai hơn được. Chấp hết.

 

Câu "Đội trời đạp đất ở đời..." Nguyễn Du cho lịch sử biết rõ Nguyễn Huệ vốn gốc nông dân cày sâu cuốc bẩm, trên nắng dưới mưa, không phải gốc địa chủ hay trung nông giàu có như một số sách vở, tài liệu ghi chép. Thông tin này của Nguyễn Du rất chính xác, vì cụ là người đương thời, hơn nữa cụ được nghe chính lời trần thuật, kể chuyện của người trong mộng đầu đời khi kẻ thù không đội trời chung của cụ bất ngờ ra đi vào năm 1792, từ đó cụ mới có cơ hội gặp lại người xưa, cùng ngồi hàn huyên tâm sự, được nghe hết mọi chuyện buồn vui, thâm cung bí sử triều Tây Sơn thời ngự trị đỉnh cao Phú Xuân Thuận Hóa thì làm sao sai vào đâu được?

 

"Đội trời đạp đất ở đời..." nói rõ hơn đó là chiết tự chỉ sự đùng để viết ra chữ hạ , chữ thượng . Hạ hay thượng là ám chỉ cho vị trí của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, tất cả đều là người xuất thân từ thành phần nông dân cày sâu cuốc bẩm, đầu đội trời chân đạp đất, trên nắng dưới mưa trên các cánh đồng, nương sắn để tìm miếng ăn, xây dựng, ổn định cuộc sống.

 

Câu "Họ 𝗞𝘆̀ tên Hải vốn người 𝗯𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗺𝗼̂𝗻𝗴..." là nói về gốc tích của các anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Theo Nguyễn Du, mẹ của các anh em Tây Sơn vốn gốc người ở Tam Kỳ, Quảng Nam, còn theo sách Nhà Tây Sơn của đồng tác giả Quách Tấn-Quách Giao cho biết rõ hơn, mẹ của các anh em Tây Sơn là bà Mai Thị Hạnh. Trước đây, trên một vài bài viết chúng tôi có nói Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc là anh em cùng cha khác mẹ là không đúng, nay xin đính chính lại. Thành thật cáo lỗi. Chữ "Hải" trong câu có ý chỉ vùng núi Đại Hải, từ mạch núi Đại Huệ kéo xuống, gần núi Đài Phong (có sách chép Thai Phong), thuộc làng Thái Lão, xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong cùng với những tù binh khác, bị đẩy lên khai hoang vùng Tây Nguyên phía trên đèo An Khê. Kết quả của công cuộc khai phá đó là sự ra đời của một số làng ấp người Kinh, trong đó có ấp Tây Sơn, gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An, đều thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ấp Tây Sơn là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ trên vùng Tây Sơn Thượng đạo của xứ Đàng Trong.
(Trích sách Quang Trung-Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp, trang 11. Giáo sư Phan Huy Lê)

quang trung
Tượng gỗ Quang Trung tại chánh điện chùa Thiên Thai kiệt 15 Minh Mạng thành phố Huế.

Hai chữ "𝗯𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗺𝗼̂𝗻𝗴" trong câu chính là để ám chỉ cho vùng Tây Sơn Thượng đạo nói trên. "𝗠𝗼̂𝗻𝗴  " nói cho đủ là đại mông 大蒙: nơi mặt trời lặn. "𝗕𝗶𝗲̣̂𝘁 " là ly biệt, từ biệt, ý ám chỉ tổ tiên Nguyễn Huệ thời xa xưa ấy đã phải từ biệt xóm làng, quê hương núi Đại Hải, Hưng Nguyên Nghệ An để lên đường vào Đàng Trong, vùng Tây Sơn Thượng đạo lập nghiệp do quân Nguyễn bắt đi đày biệt xứ.  

 

Hai câu "Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 nửa 𝗸𝘆́, non sông một chèo..." ý nói Nguyễn Huệ là người rất giỏi di chuyển và đánh trận trên vùng sông nước. Những trận đánh nổi tiếng thời ấy từ Nam ra Bắc của Nguyễn Huệ đã chứng mính cho xác nhận của Nguyễn Du. Riêng câu "Gươm 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 nửa 𝗸𝘆́, non sông một chèo" là chiết tự chỉ sự dùng để viết ra chữ Tuệ , cũng là Huệ , và chữ Trung . Bốn chữ "Gươm 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 nửa 𝗸𝘆́..." là ám chỉ thời kỳ anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc sau những tháng năm hòa thuận, chiến đấu chung dưới một màu cờ sắc áo, đồng cam cộng khổ, cùng chia ngọt xẻ bùi với nhau nhưng cuối cùng đã xảy ra tình trạng xung đột, đổ vỡ từ khi Nguyễn Huệ kéo quân đánh chiếm Thuận Hóa, rồi thừa cơ tiến ra mặt Bắc từ năm Bính Ngọ 1786. Thì từ đấy hai anh em Tây Sơn đã bắt đầu lục đục, điều tiếng, phát sinh những chống đối, không ai chịu nhân nhượng ai bởi tính cách khác nhau đến một trời một vực của họ, mà nói như nhà văn, nhà thơ, thầy giáo dạy học (văn) Quách Tấn thì tính ông Nhạc tuy thiệp thế đa mưu, lại vừa bảo thủ, vừa cầu an, còn tính ông Huệ khi còn ở dưới quyền anh thì triệt để phục tùng, song, đến khi con chim bằng đã nuôi đủ sức gió quạt đôi cánh lên chín tầng mây thì không một ai có thể kiềm chế cho nổi. Nói rõ hơn, cũng bởi một con đường mới đã bắt đầu mở ra với Bắc Bình vương từ khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Thuận Hóa năm 1786.

 

Tóm lại, vẫn theo Quách Tấn, tính ông Nhạc tĩnh, tính ông Huệ động. Và đó chính là lý do căn cơ gây ra xích mích, chia rẽ giữa hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, làm cho Nhà Tây Sơn từ ấy phải nứt rạn. Và, việc gì đến nó phải đến. Đó là việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua, xưng vương vào tháng 9 năm Mậu Thân 1788 trước khi kéo đội hùng binh cứu viện Tây Sơn lên đường Bắc tiến, ra mai phục, ém binh các vùng phụ cận Thăng Long chờ giặc Thanh kéo qua. Bốn chữ "non sông một chèo..." là ám chỉ cho tình hình thay đổi bất chợt khi Nguyễn Huệ sau nhiều đắn đo, suy nghĩ, đã quyết định tách khỏi sự điều động, quản thúc của vua anh Nguyễn Nhạc từ thành Hoàng đế An Nhơn, cho lập đàn Nam giao trên Núi Bân, bước lên đọc chiếu lên ngôi, xưng vương, lấy niên hiệu Quang Trung nguyên niên, từ tháng 9 năm Mậu Thân 1788.

 

Như đã nói,
ở trên là đoạn tả nhân tướng nhân vật 𝗞𝘆̀ Hải, tức Quang Trung Nguyễn Huệ, từ câu 2167 "Râu hùm, 𝗺𝗮̆́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶̣𝗰𝗵, mày đ𝗶𝗲̂𝘂..." đến câu 2174 "Gươm 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 nửa 𝗸𝘆́, non sông một chèo..." là đoạn 𝗞𝘆̀ Hải lúc qua thăm người đẹp Thúy Kiều tại Quan âm các, tức chùa Kim Tiên, nơi có lầu vọng tiên, khi chiến cuộc năm Kỷ Dậu 1789 chưa xảy ra. Còn đoạn nói về trận đánh một mất một còn, mãnh hổ nan địch quần hồ giữa 𝗞𝘆̀ Hải và bẫy mai phục bất ngờ đánh úp của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc cùng đám loạn tướng, ba quân tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 với câu "Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân..." chính là Nguyễn Du nhắc, nói, tả lại nhân tướng cùng tính cách chiến đấu sống mái của Quang Trung Nguyễn Huệ cũng không khác nào danh tướng Triệu Tử Long bên Tàu xưa kia vậy.

 

Để kết thúc bài viết, dưới đây là điểm lại những sự việc liên quan đến con người, tính cách giữa Quang Trung và danh tướng Triệu Tử Long:
1-Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông sắc phong chức Nguyên súy Phù dực Chính vũ Uy quốc công sau khi đánh thắng Bắc Hà lần nhất năm 1786. Triệu Tử Long từng được phong chức Dực tướng quân, sau khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu. Hai chức tương đương nhau.
2-Sách Tam Quốc diễn nghĩa có cho biết Triệu Tử Long "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt", so ra cũng không khác Nguyễn Du đặc tả nhân tướng Kỳ Hải ở các câu 2167-2170 như chúng tôi giải thích chút nào cả.
3-Tính cách chiến đấu của Nguyễn Huệ và Triệu Tử Long cùng giống nhau ở điểm hễ đã đánh là đánh tới cùng, rất xem thường, coi cái chết nhẹ tựa chiếc lông hồng, như trận đánh mất cân sức, một đánh với rất nhiều người, có sách ghi vài trăm, của Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản để cứu ấu chúa A Đẩu, con Lưu Bị. Nguyễn Huệ với trận đánh mãnh hổ nan địch quần hồ: trận phục kích đánh úp của Hồ Tôn Hiến Nguyễn Nhạc và đám loạn tướng, quân sĩ ngay tại cửa biên, bên bờ sông Tiền Đường 前堂 vào tháng 9 năm 1792. Thêm trận đánh mà tương quan lực lượng giữa hai bên rất lớn tại năm cửa thành Thăng Long vào hai năm chiến dịch 1788-1789. Trận này, theo hầu hết ghi chép lịch sử, quân Tây Sơn chỉ có một nửa so với quân Thanh: 10 vạn và 29 vạn. Với tương quan lực lượng thế này mà người lãnh đạo, trực tiếp cầm trịch trận đánh nếu không gan dạ, liều lĩnh, xem nhẹ sống chết, vốn là người có uy vũ với quan quân, thì dễ làm ba quân tướng sĩ chồn chân, lo sợ, thế trận rất dễ tan vỡ.
4-Cũng có trang cho biết Triệu Tử Long từng được phong chức Hổ uy công. Nguyễn Huệ cũng được vua Lê Hiển Tông phong chức Uy quốc công như đã nói. Chưa nói, trong Kiều, câu 2440 Nguyễn Du cũng có nói đến chức này của Nguyễn Huệ "Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài...".
5-Như có nói, sách Đại Nam Chính biên liệt truyện có chép, năm Ất Vị 1775, Nguyễn Huệ đánh úp chiếm được Phú Yên, Nguyễn Nhạc dâng công ấy lên Hoàng Ngũ Phúc (là thân phụ của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai NV). Việp Quận công quyền trao cho Nguyễn Huệ chức Tây Sơn Triệu tiền phong tướng quân. Các sử gia triều Nguyễn đã chép sai hoặc do họ cố ý chỉnh sửa, nên từ Triệu tiền phong chép thành Hiệu tiền phong. Hiệu là chữ vô nghĩa, không nói lên được gì. Trong khi Triệu mới là chữ đúng với con người và tính chất chiến đầu vô cùng gan dạ, liều lĩnh, xem nhẹ sống chết của Nguyễn Huệ vốn ngang bằng, tương đương với danh tướng Triệu Tử Long bên Tàu thuở xa xưa vậy.
6-Trước câu 2518 "Dạn dày cho biết gan tiền 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân..." là câu 2517 "Tử sinh liều giữa trận tiền..." như đã nói lên tính chất và con người vốn rất đường bệ, hiên ngang, lẫm liệt, xem nhẹ tử sinh của Nguyễn Huệ như thế nào rồi.
7-Sở trường của Triệu Tử Long là dùng thương, cả kiếm, khi lâm trận, Nguyễn Huệ rất giỏi sử dụng côn và kiếm, đao, như câu 2170 "Côn quyền hơn sức lược gồm tài..." Nguyễn Du cho biết. Thương và côn là loại vũ khí có chiều dài và cách sử dụng gần ngang nhau.

 

Tóm lại. Ở trên là tạm đưa ra vài điểm giống nhau giữa hai nhân vật lịch sử Triệu Tử Long người Tàu và Quang Trung Nguyễn Huệ người Việt được trích từ trang mạng, sách Tam Quốc diễn nghĩa và Đại Nam Chính biên liệt truyện triều Nguyễn, truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy hai con người này rất giống nhau ở nhiều điểm về nhân tướng, tính cách, lối sống, tinh thần chiến đấu vì lẽ phải, chân lý, phò chánh diệt tà của họ. Có thể đó chính là những điều kiện cơ bản để thời ấy người ta dựa vào, đưa ra những so sánh, đối chiếu, rồi đặt, phong cho Nguyễn Huệ những chức tước, danh hiệu cũng không khác gì danh tướng Triệu Vân đã từng được người Tàu sắc phong, ca ngợi thời Tam Quốc xa xưa. Chưa nói Triệu Vân và Nguyễn Huệ cùng được triều đình sắc phong chức "Dực tướng quân" và "Nguyên súy Phù dực Chính vũ Uy quốc công". Dực là trợ giúp, phò tá, phù dực 輔翼 cũng có nghĩa là giúp rập, phò tá. Hai nhân vật một trước một sau này đều là những người có trách nhiệm, bổn phận lấy tài năng, uy lực, sức mạnh của mình để phò tá, giúp đỡ triều đình sở tại.

 

Sở dĩ chúng tôi chọn tựa đề Những phát minh, sáng chế của nhân loại đôi khi đến từ những phát hiện tình cờ là do khi viết bài Sao bằng lộc trọng quyền cao, công danh ai dứt lối nào cho qua, trong đó chúng tôi đã sửa câu Kiều 2518 "Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 tướng quân..." thành "Dạn dày cho biết dân miền Lộ Diêu..." nói về việc làm sai trái của cán bộ Bình Định với dự định lập nhà máy luyện gan thép tại vùng biển Lộ Diêu Hoài Nhơn. Khi viết hai chữ "Lộ Diêu" xong, cũng vừa xong bài viết. Vì bài này chỉ trích lại thơ Kiều, có chỉnh sửa. Đứng dậy đi tới đi lui làm công việc khác, bất ngờ chúng tôi phát hiện chữ "Lộ", "Lộ Diêu", với vần trắc nặng là mới đúng với phép thẩm âm so với chữ "tướng", "tướng quân" trong văn bản Kiều. Đọc đi đọc lại nhiều lần, chúng tôi càng thấy vần trắc nặng của chữ "Lộ" mới có lý, đúng hơn vần trắc sắc của chữ "tướng". Ngang đây, với nghi tình vừa khởi, chúng tôi phải ngồi xuống tra lại tiểu sử của tướng Triệu Vân trên trang mạng, sách Tam Quốc diễn nghĩa, rồi mang ra đối chiếu với những sắc phong của Nguyễn Huệ trong các sách, tài liệu liên quan thì thấy phát hiện của mình rất đúng, căn cứ vào câu Kiều 2518 đã bị chỉnh sửa hay do bao lần tam sao thất bổn của thi hào đất nước:

 

Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân...

 

Câu "Dạn dày cho biết gan 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 quân..." còn có ý một mình một kiếm chống lại ngàn quân muôn địch của Nguyễn Huệ, khác nào tướng Triệu Tử Long xưa kia.

 

Tựa đề bài viết có ý nói đến những phát hiện, sáng chế đôi khi chỉ là những tình cờ vu vơ như vậy.

 

Chú thích:
*Trích lời bài hát Chiều thương đô thị của nhạc sĩ Song Ngọc.

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang