Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

NGÀN NĂM KIỀU VẪN ĐẸP...

NGÀN NĂM KIỀU VẪN ĐẸP...
Trên ngưỡng cửa yêu đương,
tim tôi biết rung động vì thương nhớ dâng ngập lòng.
Từ độ quen em chung đường về trên lối khuya,
Suốt cơn mưa tả tơi bốn mắt nhìn nhau không nói.
Thời gian vẫn êm trôi...

 

Tan vỡ mộng chung đôi,
bơ vơ lẫn lo sợ càng thương nhớ em từng giờ.
Giọt buồn mưa thu rơi não nề trên lối xưa,
Mất em tôi lẻ loi mất mối tình tôi thương nhớ.
Ngàn năm vẫn còn đẹp.
(Lời dẫn thay cho tâm sự u hoài khôn nguôi của câu chuyện tình sử chốn quan trường của Đại thi hào đất nước.
NGÀN NĂM TÌNH VẪN ĐẸP-Ngân Giang)

 

...Có một điều tôi rất thú vị là không biết câu thơ rất hay của thầy Tuệ Sỹ:


Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ,
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn...

 

trong bài thơ "Khung trời cũ" không biết thầy có lấy cảm hứng từ câu thơ "ngọn đèn khiêu nguyệt" của cụ Nguyễn Du không, hay là những tư tưởng lớn gặp nhau...

 

Đoạn văn ngắn trích ở trên từ fb Nguyễn Ngọc Luật của bài viết Cảo thơm lần giở trước đèn hôm ngày 09 tháng 09 năm 2021. Tác giả Nguyễn Ngọc Luật mang câu "Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn" của bài thơ Khung trời cũ của thầy Tuệ Sĩ ra để so sánh với câu 2057 "Sớm khuya lá bối phướn mây" của cụ Nguyễn Du xem thế nào, có phải đây là câu dựa Kiều lấy cảm hứng sáng tạo hay chỉ là sự trùng lặp của những tư tưởng lớn trong nền thi ca nói chung, đất nước nói riêng?

 

Chuyện này, thôi, hãy để bàn sau. Bài viết này chúng tôi muốn nói, bàn, phân tích sâu, xa hơn về câu Kiều 2057 "Sớm khuya lá bối phướn mây" để thử xem câu này có gì lạ hay không.

 

Theo chúng tôi,
đây là câu thuộc diện không được bình thường, thứ nhất, là câu đã bị chỉnh sửa, không còn đúng nguyên bản gốc, của Kiều, của cụ Nguyễn Du. Thứ hai, do câu không bình thường nên đây là câu thuộc diện mật mã, dùng nói bóng gió, ám chỉ những chuyện gì đó mang tính bí mật mà cụ Nguyễn Du muốn gởi gắm tâm tình của mình cho hậu thế mai sau.

 

Như thế, từ đó suy ra, câu 2057 nói trên có chữ sai, đã bị cố ý chỉnh sửa, hay do tam sao thất bổn, đó là chữ "phướn", "phướn mây". Chữ này là "phiến", "phiến mây". "Phiến " là tấm, mảnh, như vật gì mỏng mà phẳng đều thì gọi là phiến, như mộc phiến 木片: tấm ván, chỉ phiến 紙片: mảnh giấy. Tấm danh thiếp cũng được gọi là phiến. "Phiến" còn đọc, còn có nghĩa là thiên. Thiên là trời, bầu trời, chỉ đấng cao cả, tối thượng ở trên cao.

 

Thật ra, "phiến", "phiến mây" cũng nên hiểu đó là cái khánh, là loại pháp khí phát ra âm thanh, được sử dụng trong chốn thiền môn, sẽ được gõ, nhịp theo những khi tụng kinh công phu sớm khuya chiều tối của tông phái Tịnh độ tông. Tập Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Thạch Giang, trang 189 chú câu 2057 như sau:

 

2057.Lá bối, do chữ bối diệp: lá cây bối đa, khi xưa dùng để chép kinh. Phiến mây: do từ Hán là vân bản, vốn là một nhạc cụ hình dáng vờn mây (tựa như cái khánh) bằng gỗ mít thường dùng trong nhà chùa để đánh làm hiệu lệnh cho chúng tăng nhóm họp hay làm công việc theo giờ giấc đã định. Chỉ việc đánh vân bảng hằng ngày ở chùa.

cái khánh ở chùa

Cái khánh hình đám mây, bằng đồng, còn gọi là phiến mây, theo Nguyễn Du trong Kiều, câu 2057

Có rất nhiều bản Kiều đều in, chép câu 2057 là "phướn mây", cả bản Kiều cổ nhất 1866 cũng ghi là "phướn mây". Riêng tập Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Thạch Giang ghi là "phiến mây", và lời chú đã trích xem ra là đúng hơn cả. Riêng chúng tôi cũng đã giải, chú thêm "phiến" còn đọc, còn có nghĩa là thiên. "Thiên" là chữ có ý nghĩa rất quan trọng của đoạn thơ này, rất ít có người đọc và hiểu tại sao lại như thế, lại cần phải chú, mở thêm chữ "thiên" vào đây. Hiểu rộng ra, đoạn thơ có câu 2057 là lúc người đẹp Thúy Kiều từ bỏ trú xứ đang ở thuộc khu vực chùa Kim Tiên, gần Phủ Dương Xuân, về sau được sửa thành Cung điện Đan Dương, là nơi ở của vua Quang Trung và bà Chánh cung Phạm Thị Doanh, lẻn ra đi một mình, tìm đến ở với bà vãi Ẩn Duyên, không phải Giác Duyên. Ngôi chùa hay ngôi thảo am của vãi Ẩn Duyên ngày xưa có tên là Thiên Đài, ngày nay sửa là Kim Đài. Chùa Kim Đài ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa do Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nguyên Đạt, hiện là Phó Viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế trụ trì.

cái khánh

Một loại khánh khác, bằng loại ngọc tốt

Khi sử dụng chữ "phiến", "phiến mây", thay vì "khánh", "khánh mây", là một loại nhạc cụ hay pháp khí dùng trong việc tụng kinh, công phu bốn thời sáng trưa chiều tối hoặc lúc làm hiệu tụ tập tăng chúng trong chùa của tông phái Tịnh độ tông trong câu là thi hào của chúng ta đã có ẩn ý trong đó rồi. Như đã nói, đó là còn để chỉ, để lôi ra chữ "thiên" là tên của ngôi thảo am mà vãi Ẩn Duyên đang ở trụ trì ngày xưa có tên là Thiên Đài 天臺 chớ gì khó hiểu đâu?

 

Chúng ta đã hiểu câu 2057 "Sớm khuya lá bối phiến mây" là có ý mật mã gì của thi hào Nguyễn Du trong đó rồi. Tiếp theo câu 2057 là câu 2058 "Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chày nện sương".

 

Câu 2058 vẫn có chữ sai, đó là chữ "khêu", "khêu nguyệt", mà đó phải là chữ "trêu", "trêu nguyệt" thì mới đúng, mới hoàn toàn chính xác 100/100 với văn bản gốc của Kiều, của tác giả Nguyễn Du, là người trong cuộc, sống trong thời đó. Chúng tôi dám khẳng định chắc cú như thế bởi đây cũng vẫn là câu không bình thường, tức là câu dạng mật mã, bóng gió, dùng ẩn giấu, được cài, nén bí mật lịch sử hệ trọng trong ấy!

bảng chỉ đường

Bảng chỉ đường vào chùa Thiên Đài, tức Kim Đài ngày nay

Đúng ra, thì cả hai câu 2057-2058 được dùng để viết ra một mật mã. Đó là mật mã chữ vị. Chữ vị ấy viết thế này . Dưới cùng của chữ vị là bộ Hỏa 4 nét chấm phết. Bộ hỏa dụ cho ánh sáng ngọn đèn. Nhưng ánh sáng ngọn đèn lúc này đang "trêu nguyệt", tức đang đùa cợt với người đẹp Thúy Kiều. Sở dĩ Nguyễn Du phải dùng tới mấy chữ "trêu nguyệt", "ngọn đèn trêu nguyệt" như thế là bởi bộ hỏa cũng còn đọc là khõa, khỏa, lõa. Khỏa hay lõa nghĩa là lõa thể, khỏa thân, là lúc chủ thể câu chuyện đang trần trụi, trên người không mảnh vải che thân. Đây là giải, nói theo ý nghĩa liên hệ của chữ, của câu với dụng ý của tác giả muốn cho người đọc nắm bắt được ẩn ý thâm trầm mà mình ký, gởi trong từng câu, chữ. Còn sự thật thì làm gì có ai trần truồng, khỏa thân, không mặc quần áo lúc ấy đâu?

 

Sau mấy chữ "ngọn đèn trêu nguyệt", mật mã của bộ hỏa , cũng là lõa, khỏa với ý nghĩa liên hệ như đã nói, giải là bốn chữ "tiếng chày nện sương" còn lại. Bốn chữ nối theo này vẫn có chữ bị sai, đó là chữ "phương", "nện phương", không phải "sương", "nện sương" như hầu hết các bản Kiều cổ kim thủ giữ cứng ngắc hơn 200 năm như thế mà cứ mãi tự cho là đúng, là hay, đẹp. "Tiếng chày nện phương" cũng là một mật mã hết sức đặc biệt, vô cùng độc đáo, nói khác đi, để viết ra những mật mã nào đó, tức cách chiết tự nào đó của nhiều dạng, nhiều cách viết chữ Hán hoặc Nôm, thì Nguyễn Du vào lúc bấy giờ chỉ làm mỗi việc. Ngồi nặn óc, sáng tạo, suy diễn ra nhiều cách, kiểu của cái mà ngày nay văn học gọi là văn cảnh, ngữ cảnh của trường hợp, câu chuyện, tình huống đã đang xảy ra nào đó để nói lên, viết ra, chỉ ra những bí mật lịch sử cần phải che đậy, trá hình dưới hình thức văn chương tả cảnh, tả tình hay, đẹp, dùng kích vào yếu huyệt muôn thuở người đọc khiến lúc bấy giờ họ chỉ dồn sức chú tâm và biết được mỗi việc riêng rẻ, nhỏ nhặt này, mà quên mất đi chuyện kia mới là chuyện chính, việc lớn. Thủ thuật cài, nén mật mã trong từng câu, chữ của những đoạn liên hệ đến bí mật lịch sử của tay văn học lừng danh, trác tuyệt Khiêm Trọng Nguyễn Du. Đọc ngang đây, chúng ta có quyền cất cao giọng, thử hỏi có mấy ai xưa nay đọc Kiều, khi tới đoạn có các dạng câu, chữ mật mã, bóng gió, chửi chó mắng mèo, chớ không riêng câu, chữ đã đang bàn giải, mà có thể hiểu chữ "phương" 3 nét cuối câu là chữ này hay không? Còn ba chữ "tiếng chày nện" thuộc vị ngữ dùng để bổ túc bộ nhất1 nét đứng vào chỗ trống bên phải của chủ ngữ "phương" để lấy, viết ra chữ vi . Xin hỏi lại. Có ai xưa nay đọc Kiều mà có thể hiểu qua bên kia ngôn ngữ, để thấy ra những sự thật, hết việc này đến chuyện kia của câu chuyện lịch sử xảy ra vào hậu bán kỷ 18 mà Nguyễn Du từng cố ý đưa vào trong từng câu, chữ những bí mật lịch sử trọng đại từng xảy ra trên kinh đô Phú Xuân, thời Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đóng đô, tồn tại nơi đây với thời gian năm năm. Đúng như các tài liệu, sách vở ghi chép lịch sử, đúng với cho biết, xác nhận của Nguyễn Du trong Kiều: "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Chớ nó, truyện Kiều, chả có liên quan gì đến văn học, văn hóa người Tàu chút nào trong này cả. Thế mà người ta, xưa nay hết người cũ lại người mới sao cứ hồn nhiên cùng xúm cho truyện Kiều là của Tàu, của nền văn hóa, văn học Tàu, do Thanh Tâm Tài Nhân người bên ấy sáng tác là thế nào?

cổng chùa

Cổng chùa Thiên Đài nhìn từ bên ngoài, dưới lên

Khi sự thật, tức những ẩn ý, mật mã được cài, nén trong từng câu, chữ đã được giải, nói, phân tích, chỉ ra cụ thể, rõ ràng như thế. Thì bây giờ, chúng ta hãy hiểu ngay vào những gì mà thi hào đất nước đã từng ký gởi trong từng câu, chữ khi xưa của câu chuyện tình sử chốn quan trường. Ở đây là hai câu 2057-2058 với chữ vi , là mật mã trá hình của bốn chữ "tiếng chày nện phương" về sau đã bị chỉnh sửa thành "tiếng chày nện sương", là câu, chữ hoàn toàn vô nghĩa, trống không. Cũng như câu 2057 "Sớm khuya lá bối phiến mây" đã bị sửa thành "Sớm khuya lá bối phướn mây". Với những sai lạc câu, chữ do đã bị chỉnh sửa như thế, khiến sự thật, câu chuyện lịch sử đất nước bị đẩy đi ôi quá xa đến ngút ngàn, thăm thẳm, chẳng ai biết đâu mà lần. Thì sau khi câu, chữ đã được phục hồi, trả lại đúng với văn bản gốc của Kiều, và chúng ta cũng đã được biết, đó chính là mật mã, hoặc nói khác đi, đó là ảnh phản chiếu từ chữ vi 3 nét mà ra, thì bấy giờ vi cần phải được hiểu qua nghĩa nhất tự-đồng âm-đa nghĩa, chữ này đây . Vi vì thế cũng còn đọc là vị . Chữ vị hay vi gồm có chữ tượng hình 5 nét ở trên, dưới là bộ hỏa 4 nét.

người

Thượng tọa tiến sĩ Thích Nguyên Đạt, trụ trì chùa Kim Đài hiện nay

Nói ở trên chữ vi hay vị là chữ 5 nét tượng hình, chớ thật ra đó là hai chữ Hán nhập lại, chữ thứ nhất là bộ trảo 4 nét viết biến thể, giảm nét, loại bớt, chỉ còn 1 nét, là bộ chủ , như dấu huyền này đây . Chữ còn lại mới nhìn qua như bậc cấp xếp lớp, nằm chồng lên nhau chính là bộ Nguyệt 4 nét viết theo lối cổ điển.

 

Nói rõ hơn chỗ này để các bạn dễ hiểu dễ, nhớ hơn nữa. Câu lục 2057 "Sớm khuya lá bối phiến mây" là mật mã bộ trảo 4 nét. Hai chữ "lá bối" được tượng trưng cho 3 nét, tức 3 dấu chấm nằm dàn ngang, dụ cho từng trang kinh viết trên lá bối được chủ thể câu chuyện mang ra đặt trên bàn đọc tụng. Còn hai chữ "phiến mây" là nét ngang nằm trên cùng của bộ trảo vậy. Nét nằm ngang này dụ cho phiến mây, tức cái khánh như đã nói, còn gọi là vân bảng: vốn là một nhạc cụ hình dáng vờn mây (tựa như cái khánh) bằng gỗ mít thường dùng trong nhà chùa để đánh làm hiệu lệnh cho chúng tăng nhóm họp hay làm công việc theo giờ giấc đã định, như lúc tụng kinh công phu sớm khuya chiều tối cũng phải có tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khánh cùng nhịp, gõ, phụ họa theo lời kinh tiếng kệ ngân nga khi trầm lúc bổng khi khoan nhặt, lúc dìu dặt cho ăn khớp, nhịp nhàng thì mới được, mới hay, mới đúng với chủ trương của tông phái tịnh độ.

chùa

Chánh điện chùa Thiên Đài ngày nay

Còn hai chữ "ngọn đèn" của câu 2058 là dụ cho ánh sáng hắt ra từ bộ hỏa 4 nét. Hai chữ "trêu nguyệt" còn lại chính là chỉ cho bộ nguyệt 4 nét viết theo lối cổ điển, nằm xếp lớp, chồng lên nhau , giống như bậc cấp bước lên thềm nhà vậy. Thú thật, để giải được, tức để biết được chữ xếp chồng lên nhau giống như bậc cấp đã nói là chúng tôi phải dựa vào điểm chỉ của Nguyễn Du qua hai hoặc bốn chữ dạng tả cảnh, tả tình hay, đẹp "trêu nguyệt", "ngọn đèn trêu nguyệt". Còn nếu như thi hào của chúng ta không nói, không viết rõ ra như thế của câu, chữ mang tính ám chỉ chữ nghĩa, thì xin bảo đảm, dù những nhà Hán học lừng danh của năm châu bốn biển, nói gì trong nước, cũng không thể nào biết được chữ tượng hình bậc cấp, nằm xếp lớp, chồng lên nhau như thế là bộ nguyệt  4 nét được đâu!

 

Hoàn toàn không thể là không thể!

 

Xin nói rõ lại chỗ này.

 

Như đã nói, bốn chữ "tiếng chày nện phương" là mật mã của chữ vi , cũng đọc là vị , . Nhưng trước khi rùng mình biến hóa, trở thành bộ vi hay vị , , thì bộ phương của "nện phương" được viết thế này . Phương là vật đựng đồ, hay phương là cái rương, cái hộp dùng đựng đồ vật các loại. Trong câu còn có chữ "nện" được xem là công cụ dắc lực, chủ yếu dùng hỗ trợ, để viết ra mật mã, thực hiện tròn chức năng, trách nhiệm cho câu, chữ. "Nện" là chữ Nôm, viết thế này 𢵫. Nện 𢵫 là nện cho chặt lại, lại nện 𢬧 cũng có nghĩa là nêm. Như khi lấy cây đinh, khúc sắt tròn đóng, nêm vào đầu búa cho khỏi sút ra vậy. Hoặc lấy miếng gỗ vát mỏng, vừa đủ, rồi đóng, nêm vào đầu cán cuốc. Riêng nêm 𢬧 ở đây, của câu chuyện, của bốn chữ "tiếng chày nện phương", là lấy một khúc cây dài vừa phải, dụ cho bộ nhất1 nét, đặt thế dựng đứng, rồi dùng búa nêm nó vào hai điểm mút ngoài cùng của đoạn trống trên dưới, bên phải của bộ phương 2 nét để biến ra chữ vi 3 nét. Chữ "nêm" được sử dụng với mục đích đặc biệt như thế. Vi cũng có nghĩa, còn đọc là vị . Vị là chi vị , tức chi Mùi, đọc, hiểu theo nghĩa nhất tự-đồng âm-da nghĩa, là chi thứ tám trong thập nhị chi.

tượng phật

Tượng Đức Phật chánh điện chùa Thiên Đài

Với cách chơi chữ, chiết tự chữ nghĩa đã đến mức điêu luyện, thượng thừa, rất ư là thần thánh, bất khả tư nghị, không thể nghĩ bàn, xúm ngồi một cục nhăn trán nhíu mày gì được nữa cho mất công hỡi đám văn thơ ba miền Bắc Trung Nam từ ấy đến nay, ngày câu chuyện tình sử chốn quan trường xuất hiện trong dòng chảy mài miệt, vô cùng vô tận vô chung vô thủy của nền văn học đất nước, dân tộc, thì quả thật. Thi hào Nguyễn Du cần phải được xem, mặc nhiên là nhà văn học, nhà thơ, là bậc thầy sử dụng câu, chữ và là điểm tựa muôn đời cho những sáng tạo chữ nghĩa mang tính y cứ, truyền thừa có một không hai dưới gầm trời này rồi vậy, nói gì của người Việt.

 

Phải không các bạn?

 

Cũng xin bổ túc thêm đoạn ngắn. Hai câu mật mã 2057-2058:

 

Sớm khuya lá bối phiến mây,
Ngọn đèn trêu nguyệt tiếng chày nện phương...

 

như chúng ta đã biết đó là mật mã của chữ vi hay vị , . Vị là năm vị , Đinh Vị 1787. Đây là năm đầu tiên mà người đẹp Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai mới vừa chân ướt chân ráo đặt bước vào Phú Xuân sau chiến thắng vang dội của chồng trong lần múa côn xuống tấn, tùng địa dũng xuất, phất cờ kéo đội quân thiện chiến Tây Sơn sầm sập bất ngờ tấn công, đánh thắng Bắc Hà lần thứ nhất vào giữa năm Bính Ngọ 1786 dưới chiêu bài Phù Lê diệt Trịnh vậy. Các sách lịch sử ghi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ sau ngày chiến thắng Bắc Hà kéo quân về lại Phú Xuân cũng trong năm Bính Ngọ 1786 là sai hoàn toàn. Bởi những gì từng xảy ra trong lịch sử được Nguyễn Du ghi chép rõ ràng, cụ thể đây mà. Từ khi vào Phú Xuân, thì người đẹp Thúy Kiều Thu Mai bất ngờ liền đụng độ, chạm trán nảy lửa ngay lập tức với hai bà vợ lớn của Bắc Bình vương, bà thứ nhất Nguyễn Du cà tửng đặt cho biệt hiệu là Tú Bà, là con ông Phạm Văn Phước, quê ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bà thứ hai là Hoạn Thư, em của quan Thượng thư bộ Lại Bùi Đắc Tuyên, con ông Bùi Đắc Chí, quê ở huyện Tuy Viễn, cũng là Tây Sơn. Do hai bà vợ lớn của Bắc Bình vương quá hung dữ bởi lửa ghen nung đốt cháy hừng hực ngày đêm khiến tâm tư chẳng chút nào yên, nên từ đó mới tìm mọi cách trù dập, dìm sát ván người đẹp nghiêng nước nghiêng thành Thúy Kiều cho bõ ghét. Riêng người đẹp Thúy Kiều cũng từ đó đâm ra bất mãn, pha lẫn nỗi sợ hãi phập phồng, bèn chờ thời cơ, tìm cách trốn khỏi nơi cư trú từ lúc đêm hôm khuya khoắt. Thúy Kiều cứ thế bươn đi mãi, đến gần sáng bẹt, thì bất ngờ gặp một ngôi chùa, nheo mắt, định thần nhìn kỹ là Chiêu Ẩn am, thực ra là Châu Ẩn am, nằm ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng. Thúy Kiều bước vào cổng chùa, thì gặp ngay vãi Ẩn Duyên, không phải Giác Duyên. Hai câu 2057-2058, cả hai đoạn trước sau, là để chỉ cho những công việc mà người đẹp Thúy Kiều thực hiện, làm hàng ngày khi đã ở tại Châu Ẩn am với bà vãi tốt bụng Ẩn Duyên một thời gian. Sau đó mới quay trở lại chốn xưa. Nghiệp mà. Dễ gì thoát đi đâu cho được.

 

Vị tiếng Hán có nghĩa là làm việc, là những hành vi gì đó của chủ thể khi đang ở hay đang thực hiện công việc gì đó tại nơi cư trú mà mình có trách nhiệm, bổn phận hằng ngày tại nơi ấy.

 

Còn đoạn nhập đề đầu bài, là câu trích từ fb Nguyễn Ngọc Luật. Ông Nguyễn Ngọc Luật nêu lên câu hỏi không biết câu thơ của thầy Tuệ Sĩ "Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ, Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn..." có phải do thầy dựa vào câu 2058 "Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chày nện sương" của cụ Nguyễn Du hay không. Câu trích ấy như sau:

 

...Có một điều tôi rất thú vị là không biết câu thơ rất hay của thầy Tuệ Sỹ: "Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ, Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn" trong bài thơ "Khung trời cũ" không biết thầy có lấy cảm hứng từ câu thơ "ngọn đèn khiêu nguyệt" của cụ Nguyễn Du không, hay là những tư tưởng lớn gặp nhau...

 

Theo chúng tôi,
câu hỏi của ông Nguyễn Ngọc Luật có thể đúng, có thể sai. Đúng là trường hợp nếu như người đẹp Thúy Kiều và bà vãi Ẩn Duyên ngày ấy là người chuyên về tu thiền, nhưng hai người phụ nữ một già một trẻ này lại tu về pháp môn tịnh độ tụng kinh, gõ mõ, dộng chuông. Trong khi thầy Tuệ Sĩ là người chuyên về thiền tông, nên "thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn" chính là việc mà nhà thiền gọi là hành động chăn trâu của thiền giả. Vì thế, chuyện đúng sai, có không của câu hỏi này, thì chỉ có thầy Tuệ Sĩ là người hiểu rõ hơn ai hết. Nhưng cho dù đúng hay sai, có hay không chuyện dựa dẫm, thì đây cũng là những câu thơ của bài thơ, đoạn thơ tuyệt hay của hai tác giả sáng giá, lẫy lừng của nền văn học nước nhà, một trước một sau, một đời một đạo không hẹn mà đã cùng gặp và cùng viết lên tâm sự, nỗi lòng riêng tư, sâu kín khó nói, khó giải bày của câu chuyện mà họ đã đang xúc chạm trong cuộc đời. Cuối cùng, chỉ có cách hay nhất, và cũng dễ nhất, là lấy văn thơ, chữ nghĩa để chuyển tải, đưa vào đấy những gì cần đưa, cần nói, ai hiểu sao cũng được. Mặc. Thế thôi.

 

Bài viết xin dừng ở đây. Cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ.

 

Điện Nam Đông, lúc 22h30 ngày 23 tháng 01 năm 2022
Người thứ bảy

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang