Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

HỎI TÊN RẰNG MÃ GIÁM SINH...

HỎI TÊN RẰNG MÃ GIÁM SINH...
Câu Kiều 625 ghi rằng "Hỏi tên rằng Mã giám sinh..." thật ra là câu bậy bạ, hoàn toàn vô nghĩa, hết chỗ nói, quá tào lao thiên tướng, bởi nó đã bị chỉnh sửa, không còn đúng với nguyên bản gốc của Nguyễn Du. Câu này, đúng ra, phải là "Hỏi tên rằng Mã quản binh..." thì mới đúng với bản gốc của Kiều. Vậy thế nào là "Mã quản binh?".
 
 
"Mã " trước hết là ngựa, ngựa cũng là ngọ, và Ngọ là một chi trong 12 chi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, vvv... Chúng ta đã biết quá rồi mà, năm Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà lần thứ nhất là năm Bính Ngọ 1786. Như vậy, "Mã " hay Ngọ là ám chỉ cho năm Bính Ngọ 1786. Sau, "Mã " còn là phò mã. Phò mã là rễ của vua. Tương truyền, sau khi đánh thắng Bắc Hà, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông và triều thần quyết định gã cho Công chúa Lê Ngọc Hân với mục đích cầu hòa, kết tình hảo hợp giữa hai nước Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đây là ý nghĩa thứ hai của chữ mã trong ba chữ "Mã quản binh".
 
 
Hai chữ còn lại là "quản binh". "Quản binh" tức là quản lý, coi sóc về binh lính, quân đội. Hai chữ "quản binh" này là cách nói trại, nói tránh, nói mé, nói khác đi của danh tước hiệu mà vua Lê đã phong, sắc cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ là Nguyên súy Phù Chính Dực Vũ Uy Quốc Công. Nguyễn Du sở dĩ phải nói trại, nói tránh thế cũng không ngoài mục đích che đậy sự thật để tránh sự săm soi, dòm ngó của nhiều thế lực chính trị, nhiều kẻ không tốt trong thời kỳ ấy. Sau nữa, "quản" theo nghĩa "nhất tự-đồng âm-đa nghĩa" đọc là "quảng" có g. "Quảng" có g là ám chỉ cho tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam là quê mẹ của Nguyễn Huệ, chứ không phải quê mẹ của Nguyễn Huệ là ở Phú Phong-Tây Sơn như các sách sử ghi ghi chép chép như thế. Sự thật câu chuyện nên hiểu như sau đây. Ông Hồ Phi Phúc có hai vợ, một bà là mẹ Nguyễn Nhạc, ở Phú Phong-Tây Sơn. Còn bà vợ ở Quảng Nam là mẹ của Nguyễn Huệ. Đây là chúng tôi nói căn cứ theo văn bản của Kiều, của Nguyễn Du, bởi Nguyễn Du là người trong cuộc, là người song hành cùng lịch sử khi nói ra là không thể sai bậy được. Như hai chữ "Kỳ Hải" của câu 2172 "Họ Kỳ tên Hải vốn người biệt mông" vậy. "Kỳ" là Tam Kỳ, quê mẹ của Nguyễn Huệ. Còn "Hải" là núi Đại Hải kéo xuống từ mạch núi Đại Huệ, thuộc làng Thái Lão, xã Hưng Thái, Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nơi đây, chân núi Đài Phong là quê gốc tổ tiên họ Hồ của anh em Tây Sơn tam kiệt, gần núi Đại Hải như đã nói. Nghe nói vào khoảng giữa thế kỷ XVII, ông tổ bốn đời của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong cùng với những tù binh khác, đẩy lên khai hoang vùng Tây Nguyên phía trên đèo An Khê. Kết quả của công cuộc khai phá đó là sự ra đời một số làng ấp người Kinh, trong đó có ấp Tây Sơn, gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An, đều thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ấp Tây Sơn, xưa gọi là Tây Sơn thượng là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ của xứ Đàng Trong.
 
 
Đến đời ông Hồ Phi Phúc -cha anh em Tây Sơn tam kiệt- mới dời về quê vợ là bà Nguyễn Thị Đồng ở thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành, nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sau một thời gian trú ngụ tại quê vợ, ông Hồ Phi Phúc lại chuyển sang thôn Kiên Mỹ, gần bên bờ sông Côn, vừa khai hoang làm ruộng vừa buôn bán trầu cau từ thượng nguồn chuyển xuống tỏa đi các nơi.
bìa sách
 
Vào cuối thế kỷ XVIII, các thôn Phú Lạc, Kiên Mỹ đều thuộc đất Tây Sơn, tức miền núi rừng phía Tây, bao gồm Tây Sơn thượng đạo ở trên đèo An Khê và Tây Sơn hạ đạo phía dưới đèo An Khê. Hai cơ sở, hai địa giới này là nơi đã xuất phát ra cuộc cách mạng khởi nghĩa của tầng lớp nông dân tay lấm chân bùn đứng lên phất cờ khởi nghĩa đạp đổ ách thống trị Trịnh Nguyễn, lật đổ luôn cả triều Lê để tiến tới sự sát nhập lãnh thổ vùng miền do ba anh em Tây Sơn tam kiệt chủ xướng phong trào (Tài liệu trích của Giáo sư Phan Huy Lê).
 
 
Chữ "mông" câu 2172 mang ý nghĩa là vùng núi nơi mặt trời lặn, ở hướng tây, là vùng núi đèo An Khê, tiếng Hán gọi là đại mông. Còn "biệt" là ly biệt, đây nói về tích ly biệt, từ giã xóm làng, lên đường vào Đàng Trong, lên vùng đại mông của tổ tiên anh em Tây Sơn tam kiệt như đã nói ở trên. Nhưng hai chữ mật mã "biệt mông" này đã bị sửa thành "Việt Đông" là một tỉnh thành nào đó ở tuốt bên Tàu.
 
 
Nối tiếp câu 625 là câu 626 "Hỏi quê ở huyện Lâm Thanh cũng gần...". Câu này có ý như sau. "Lâm" là chùa Thiền Lâm. Tích ngôi chùa Thiền Lâm này được nhà nghiên cứu sử Huế Nguyễn Đắc Xuân cho biết như sau. Để tránh mưa gió bão lụt thường hay xảy ra vào cuối năm ở Thuận Hóa-Phú Xuân, vào năm 1680 chúa Nguyễn Phúc Tần từ Chính dinh ở Kim Long cho xây dựng trên gò Dương Xuân, ở phía Nam sông Hương một ngôi phủ để ở và làm việc vào những tháng mùa đông. Ngôi phủ mùa Đông ấy có tên là Phủ Dương Xuân. Các chúa Nguyễn vốn rất tôn sùng đạo Phật, nên đã cho dựng một thảo am gần phủ Dương Xuân để các chúa và gia đình hằng ngày trì kinh niệm Phật, tu hành. Thảo am ấy có tên là Thiền Lâm. Rồi về sau, thảo am Thiền Lâm đơn sơ này lại được cơi nới, phát triển rộng, lớn, quy mô hơn nữa bởi các đời chúa Nguyễn tiếp theo.
 
 
Đến khi Tây Sơn Nguyễn Huệ kéo quân đánh chiếm Thuận Hóa vào năm 1786, thì tăng chúng chùa Thiền Lâm do điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nên bỏ chạy di tản không còn một ai. Sở dĩ xảy ra cớ sự loạn lạc như thế bởi đây là ngôi chùa của nhà nước, của các chúa Nguyễn lập ra, chứ đây không phải như những ngôi chùa bình thường khác, là do tu sĩ Phật giáo hay do người dân địa phương đứng ra gầy dựng cùng tu bổ, chăm sóc. Vì thế, với lý lịch "đen" như vậy thì sau đó ngôi chùa này được quân đội Tây Sơn đứng ra quản lý, chăm sóc, bảo vệ là rất đúng với tình hình thay đổi của thời cuộc xã hội trong thời binh lửa, loạn ly. Có rất nhiều người, trong đó có những kẻ chống đối Tây Sơn Nguyễn Huệ ra mặt, do không biết hay do bản chất ghim gút, hận thù lại vu lên rằng tại sao quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên lại chiếm dụng chùa chiền ngồi làm việc như thế? Đây chỉ là luận điệu đâm thọc, gây chia rẽ, kích động hận thù của kẻ xấu ác mà thôi. Bởi như đã nói đây là chùa của nhà nước, thuộc thể chế chính trị xây dựng lên, khi chiến tranh xảy ra, tăng chúng thuộc diện biên chế quốc doanh phải bỏ chạy hết là điều tất nhiên rồi. Riêng việc quân đội Tây Sơn nếu lúc đó không tiến hành, đứng ra thực hiện trách nhiệm chính trị của mình là trông coi, quản lý, bảo vệ chùa, thì không lẽ lại giao cho dân địa phương vào quản lý những ngôi chùa thuộc diện đặc biệt thế này được sao? Trong khi tăng lữ, người giữ hay trụ trì chùa thì đã bỏ chạy tán loạn, còn đâu nữa?
 
 
Đó là chúng tôi chưa chỉ ra chỗ hết sức vô lý của những kẻ vu khống, nói xấu ác cho Tây Sơn Nguyễn Huệ. Vào các thời kỳ cai trị về sau của các chúa Nguyễn, như đã nói, ngôi thảo am Thiền Lâm lại ngày mỗi được phát triển, cơi nới rộng, lớn hơn nữa, sức chứa lên tới một vài ngàn người như ông Nguyễn Đắc Xuân cho biết trong sách để tăng ni các nơi tập trung về thọ giới đàn, có thể còn là nơi tổ chức an cư kiết hạ hằng năm cho tăng ni nữa. Thử hỏi, với một lượng người đông đảo, lên tới vài ngàn như thế, thì không lẽ tất cả tập trung, dồn, nhét hết vào trong một chánh điện hay sao? Như việc ăn uống, ngủ nghỉ, tiêu tiểu, tắm giặt, sinh hoạt, học tập, nấu nướng, vvv... Đây là chỗ vô lý nhất, nếu không muốn nói là ngu nhất của những kẻ vu khống khi nói tại sao chùa chiền lại bị chiếm dụng thành nơi làm việc như thế. Chứ ít người chịu hiểu ra rằng, khi xây dựng, phát triển ngôi thảo am Thiền Lâm thành một ngôi chùa to lớn thuộc dạng quốc doanh do nhà nước, do thể chế chính trị quản lý như thế là người ta phải cho xây rất nhiều tăng phòng, nhà ở cho tăng ni tập trung về thọ giới, an cư, cả cho khách thập phương và các vị chức sắc lãnh đạo Phật giáo từ xa về ăn ở, nghỉ ngơi và làm việc từ ngắn ngày, dài ngày. Cho nên, khi đọc qua văn bản lịch sử, chỉ cần ngồi nhắm mắt tại chỗ chúng tôi cũng biết dư biết thời đó quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên khi ngồi làm việc, xử lý công việc triều đình là ở trong một căn phòng, trong một căn nhà rộng, dài nào đó dành cho tăng ni hay cho khách thập phương ngủ nghỉ, sinh hoạt cá nhân. Chứ không phải quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên chui vào trong chánh điện, nơi thờ tôn tượng Đức Phật, và là nơi tụng kinh nhật tụng của tăng ni để ngồi làm việc như người ta đã dựng chuyện lên nói xấu, đâm thọc, bôi bác như thế?
 
 
Có viết cụ thể ra như thế thì khi đọc qua chúng ta mới có thể hiểu việc gì cho ra việc gì. Còn nếu không nói, không viết, không đọc mà cứ cắm đầu cắm cổ đọc, nghe ba thứ thông tin, tài liệu mù mờ, trắng đen nhập nhằng của những kẻ xấu ác luôn rắp tâm tìm mọi cách đâm thọc, ly gián, nói xấu ác cho Nguyễn Huệ và quan binh Tây Sơn như thế thì e rằng chúng ta không sớm thì muộn cũng trở thành kẻ xấu ác hết ra cả thôi.
 
 
Chúng ta trở lại với câu chuyện văn học. Như đã nói, "Lâm" là chùa Thiền Lâm với tông tích ở trên. Ngôi chùa này sau đó, khi nhà Tây Sơn không còn nữa thì nó đã bị triều Nguyễn đập phá, san bằng, vùi xuống đất đen không còn gì. Vì nơi đây là nơi đặt linh cữu, thi hài vua Quang Trung dưới Cung điện ngầm, đúng như trong Ai tư vãn Bắc Cung Hoàng Hậu có nói rằng:
 
 
Hang sâu nghe tiếng thương bi,
Kẻ sơ còn thế huống gì người thân...
 
 
"Hang sâu" là Cung điện ngầm, là nơi đặt thi hài, linh cữu vua Quang Trung. Hằng ngày ở nơi đây đều có người lên xuống để dầu đèn, thắp hương trên bàn thờ bài vị của ngài. Mỗi lần lên xuống như thế thì nhiều người do quá thương cảm, dằn không nổi nên bật lên tiếng than khóc, ấm ức cho bi kịch của thời cuộc, của lòng người đổi trắng thay đen. Những tiếng khóc, tiếng than vãn sầu bi, uất nghẹn đó đã đến tai Hoàng Hậu Thu Mai, và bà đã lấy đưa vào thơ để nhân rộng nỗi khổ niềm đau chôn giấu của mình hơn nữa, văn học gọi là Ai tư vãn.
 
 
Sau đó vài năm thì linh cữu, thi hài vua Quang Trung đặt dưới Cung điện ngầm tại khu vực chùa Thiền Lâm đã được ban tham mưu Tây Sơn quyết định di dời qua nơi khác cho được an toàn, bí mật hơn. Đó là khu vực đồi núi chùa Thiên Thai, ngày nay là kiệt 15 Minh Mạng. Hai nơi cách nhau chỉ tầm 2km. Rồi đến khi Gia Long vào Phú Xuân từ năm 1801, thì cũng chỉ phá được linh cữu, thi hài dỏm của vua Quang Trung hiện vẫn được ngụy trang, đặt tại Cung điện ngầm khu vực chùa Thiền Lâm. Chúng tôi dám nói như thế là căn cứ vào hai câu ở trên trong Ai tư vãn của Bắc Cung Hoàng Hậu. Sau là bài thơ mật mã Khâm vãn Đan Dương lăng của Ngô Thì Nhậm, Vọng Thiên Thai Tự của Nguyễn Du và Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Chứ không phải ngày xưa Gia Long và quan binh đập phá lăng mộ của vua Quang Trung! Trong tất cả sách sử của triều Nguyễn để lại không hề nói rõ ở điểm này, tức họ đã phá lăng mộ, lấy hài cốt hay là phá linh cữu, lấy thi hài Quang Trung đem ra bêu xấu. Mà họ chỉ nói chung chung rằng Thế tổ của ta đã bổ xăng, lấy sọ đầu của ngụy đem giam nhốt vào ngục tối. Hết.
 
 
Chữ "Thanh" còn lại của "Lâm Thanh" là triều Thanh. Hai chữ "Lâm Thanh" của câu 626 là để ám chỉ cho sự kiện lịch sử xảy ra vào gần cuối năm 1788 Quang Trung Nguyễn Huệ đã cho xuất binh, kéo quân đội lên đường Bắc tiến ra đánh giặc Thanh tại Thăng Long Hà Nội là từ vùng đồi núi chùa Thiền Lâm, nơi trú đóng của quân đội Tây Sơn. Khu vực này chúng tôi nghe ôn Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ hiện tại cho biết ngày trước rộng lắm, lên tới vài trăm hecta chứ không phải ít!
 
 
Đọc đến đây, chúng ta đã hiểu ý nghĩa thật sự hai câu Kiều 625-626 chỉnh lại là như thế nào rồi. Còn hai câu hiện nằm trong tất cả các bản Kiều có mặt trên thị trường văn học Việt Nam và các nước là hai câu đã bị chỉnh sửa, nó không còn đúng với nguyên bản gốc của Kiều, của thi hào Nguyễn Du được nữa.
 
 
Chào các bạn.

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang