Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

2- CẢO THƠM LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN...

2- CẢO THƠM LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN...

Tập sách trước mặt các bạn có tựa là Những cái dại của người xưa. Sách của đồng tác giả Lam Giang-Nguyễn Quang Trứ, do NXB Thanh Niên ấn hành Quý II năm 2000. Không biết có đúng NXB Thanh Niên cho ra tập sách này hay không? Hay do sự in ấn gian lận trong thời buổi văn chương, kinh sách như lá rụng mùa thu để qua mặt những thủ tục rườm rà, rắc rối hòng thu lợi nhuận dễ dàng của rất nhiều người có đầu óc thương mại không được ngay thẳng, tốt đẹp gì cho lắm. Chuyện này chúng ta không cần quan tâm. Chúng ta chỉ quan tâm, tìm hiểu về nội dung bài viết Sự lười biếng độc nhất vô nhị của Minh Thế Tông, trang 208.

 

Ảnh còn lại là chân dung vua Minh Thế Tông (trích từ nguồn).

 

Nội dung bài viết như sau:

"Vua Thế Tông nhà Minh đặt niên hiệu là Gia Tĩnh. Vua trị vì 45 năm. Có tánh lười biếng không vua nào trong lịch sử Trung Hoa sánh kịp. Có lần, vua nghỉ việc thiết triều liên tiếp hơn 20 năm!

 

Thế thì làm sao giải quyết các việc quân quốc? Ở chốn triều đình, vua dùng một số Họa sĩ cố vấn, ở trong cung, vua dùng bọn hoạn quan. Vua không cần đọc các sớ tấu của các quan (đã có cố vấn đọc trước rồi) vua cũng không thèm cầm bút viết các lời phê. Bọn hoạn quan phê giúp! Thực sự, hoạn quan và họa sĩ nắm quyền thống trị đại lục Trung Hoa.

 

Đoạn mở đầu trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

 

"Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng..."

 

Hai kinh là Nam Kinh và Bắc Kinh. Có thật là phẳng lặng, vững vàng không?

Những năm 1549, 1550 rợ Yêm Đáp vào cướp phá biên thùy phương Bắc rồi cướp phá luôn Bắc Kinh.

Trên mặt biển, Nụy Khấu Nhật Bản cướp phá Triết Giang.

Mãi đến năm 1561, Minh Thế Tông mới hạ ngục Nghiêm Trung (Tung?NV), cố vấn chính trị. Thu của con Nghiêm Trung hơn 10 triệu lượng vàng!

Hối lộ công (lộng?NV) hành là chuyện bình thường, các quan tỉnh về Bắc Kinh muốn được quan Cố vấn Học sĩ mời cơm thì phải dâng hối lộ ngàn lượng. Một bữa cơm giá trị một ngàn lượng vàng, quả là một giá biểu đắt nhất thế giới vậy!"

 

Chúng tôi chép lại nguyên văn đoạn văn ngắn ở trên, không chỉnh sửa gì.

  

Trong đoạn văn ngắn ở trên cung cấp cho chúng ta những thông tin cần biết như sau. Chúng tôi liệt kê ra những thông tin quan trọng của bài viết ngắn ấy để chúng ta nắm rõ tình hình chính trị trong thời kỳ vua Minh Thế Tông cai trị đất nước Trung Hoa như thế nào. Gồm 11 điểm:

 

1- Vua Thế Tông nhà Minh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Tĩnh.
2- Ông vua Gia Tĩnh này có tật lười biếng vô địch! Không một ông vua nào trong lịch sử Trung Hoa có thể sánh nổi với vua Gia Tĩnh về tật lười biếng này!
3- Khi thiết triều, vua Gia Tĩnh chỉ sử dụng bọn họa sĩ làm cố vấn, quân sư.
4- Trong nội cung, vua Gia Tĩnh tuyệt đối tin dùng bọn hoạn quan.
5- Vua Gia Tĩnh không bao giờ đọc các loại sớ tấu liên quan đến vận mệnh nhân dân và đất nước.
6- Tất cả mọi việc liên hệ đến giấy tờ, sổ sách đều do bọn hoạn quan phê duyệt.
7- Bọn hoạn quan và họa sĩ hầu như nắm quyền điều khiển đất nước.
8- Các năm 1549-1550 rợ Yêm Đáp vào cướp phá vùng biên thùy phương Bắc, phá rối luôn cả Bắc Kinh.
9- Trên vùng biển, bọn hải tặc Nụy Khấu Nhật Bản cướp phá, hoành hoành vùng Triết Giang.
9- Mãi về sau, năm 1561 Minh Thế Tông mới ra lệnh bắt nhốt Nghiêm Trung (Tung?NV), cố vấn chính trị triều đình. Và tịch thu con của Nghiêm Tung 10 triệu lượng vàng.
11- Thời ấy, bất cứ cán bộ nào đi công cán về Bắc Kinh làm việc, muốn được ăn cơm cùng quan Cố vấn Học sĩ thì phải lo lót một ngàn lượng vàng!

 

Đây là 11 thông tin quan trọng mà đoạn văn ngắn ở trên do hai tác giả Lam Giang-Nguyễn Quang Trứ đã sưu tầm, cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết như thật về tình hình đất nước Trung Hoa thời vua Gia Tĩnh cai trị đất nước. Đồng thời, Lam Giang và Nguyễn Quang Trứ cũng có nêu lên một câu hỏi phản biện có thể nói rất thông minh rằng. Đất nước Trung Hoa thời vua Gia Tĩnh cai trị loạn lạc, rối ren, bát nháo như thế thì tại sao trong truyện Kiều Nguyễn Du lại khẳng định, nói ngược lại rằng:

 

"Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng..."

 

Đây là những thông tin và một câu hỏi rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ đến truyện Kiều mà có thể nói rất tuyệt vời của đồng tác giả Lam Giang-Nguyễn Quang Trứ được chúng tôi trích lại nguyên văn chỉ với mục đích duy nhất. Làm sáng tỏ lại sự xác định của thi hào Nguyễn Du đối với tình hình chính trị đất nước Trung Hoa thời vua Gia Tĩnh cai trị qua hai câu Kiều 9-10 là:

 

"Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng..."

 

Thưa các bạn,
thật ra hai câu Kiều 9-10 của Nguyễn Du viết là để chỉ vào hiện trạng của đất nước Việt Nam vào hậu bán kỷ 18, không phải chỉ vào thời đại vua Gia Tĩnh cai trị đất nước Trung Hoa. Nhưng do tam sao thất bổn hoặc do chính nhà Nguyễn đã ra lệnh chỉnh sửa toàn bộ truyện Kiều bản gốc nên tất cả những gì liên quan đến lịch sử của hậu bán kỷ 18 được Nguyễn Du tái hiện qua truyện Kiều đã bị thay đổi hoàn toàn. Điển hình, cụ thể là hai câu 9-10 ở trên.

 

Hai câu này nguyên bản gốc là:

 

"Rằng năm gia tĩnh triều vinh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng..."

 

Gia ở đây được viết thường, không phải viết hoa. Gia viết thường có nghĩa là nhà. Tĩnh cũng được viết thường, và tĩnh chỉ là tĩnh lặng. Hai chữ gia tĩnh này có nghĩa thời ấy mọi nhà đều sống trong cảnh thanh bình, yên ổn, no cơm ấm áo. Còn triều vinh tức là vinh hiển, vẻ vang. Vinh hiển, vẻ vang là ngầm chỉ cho vua Lê Hiển Tông nhà Lê-Cảnh Hưng!

 

Như vậy, vinh tức là hiển. Nói chữ này nhưng phải được hiểu qua một chữ khác. Hiển là chỉ đích danh vào vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Du là người rất thành thạo, giỏi về lối sử dụng chữ nghĩa mật mã để ám chỉ những liên hệ đến tình hình chính trị của thời kỳ giao thoa khắc nghiệt và khốc liệt nhất này của đất nước chúng ta vào hậu bán kỷ 18. Hoặc có khi dùng để ám chỉ vào những bí mật lịch sử, nhất những người liên quan trong gia đình, tộc họ, quen biết. Nhưng tất cả những chữ nghĩa mật mã dạng này trong truyện đã bị chỉnh sửa hầu như toàn bộ. Vì vậy, khi đọc truyện Kiều rất nhiều người đã nhầm lẩn, cho rằng tất cả những con người cùng những địa danh nào đó đều ở tuốt bên kia màn sương!

 

Xin trở lại tâm điểm sự việc.

 

Nếu các bạn nhất trí, cho rằng câu Kiều 9 là chỉ vào vua Gia Tĩnh Triều Minh ở bên Tàu thì các bạn sẽ gặp điều mâu thuẩn rất khó chấp nhận cho nổi. Bởi sự thật lịch sử đã được đồng tác giả Lam Giang-Nguyễn Quang Trứ nêu lên trong bài văn ngắn, cô đọng ở trên. Tuy rằng văn phong và cách viết của hai tác giả này chưa trong sáng, và bị sai lệch tên tuổi các nhân vật lịch sử. Như Nghiêm Tung thành Nghiêm Trung. Nhưng chúng tôi không quan tâm chuyện này. Chúng tôi chỉ đọc văn bản để lấy ra những thông tin quan trọng, cần thiết. Đây là cách xử lý một văn bản của chúng tôi đối với tất cả dạng văn bản.

 

Lại nếu các bạn cho chúng tôi hiểu sai, thì các bạn nên lục tài liệu trong sách vở hay trên trang mạng để nắm rõ hơn thông tin lịch sử và tiểu sử của vua Lê Hiển Tông thời cai trị đất nước. Chúng tôi chưa nói chuyện thời điểm này họ Trịnh đang chuyên quyền, lấn áp vua Lê trên rất nhiều phương diện. Nhưng chúng ta hay lịch sử vẫn chấp nhận quan điểm. Vào thời kỳ này đất nước chúng ta có vẻ tạm thời yên ổn như thi hào Nguyễn Du đã nói trong hai câu 9-10:

 

"Rằng năm gia tĩnh triều vinh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng..."

 

Nên nhớ tạm yên ổn thôi đấy nhé!

 

Chúng tôi thiết nghĩ không cần đưa lên bài viết những tư liệu về tiểu sử vua Lê Hiển Tông, vua Gia Tĩnh bên Tàu làm gì. Nó sẽ làm bài viết kéo ra quá dài, đọc chán lắm. Các bạn chỉ cần truy cập vào trạng mạng là có đầy đủ mọi thông tin cần thiết ngay liền.

 

Riêng hai địa danh "kinh" ở câu 10 đó chính là Kinh Bắc và Kinh Nam ở Đàng Ngoài. Không phải Nam Kinh, Bắc Kinh ở tuốt bên kia màn sương. Cũng như sông Tiền Đường là sông Hương. Xin các bạn hiểu gần lại. Đừng hiểu xa quá mà sẽ làm khổ lụy cho chính mình đấy!

 

Chào các bạn.

 

Viết thêm đoạn. Sẽ không có bất cứ một cây bút, một lập luận nào trên cuộc đời có thể bẻ ngược, cho chúng tôi viết sai về văn sử học và tôn giáo, nhất vấn đề Lăng mộ vua Quang Trung và Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai cùng những liên quan, xác định đối với truyện Kiều là của Tàu hay của Việt Nam.

Từ nay giới văn sử học Bắc Nam sẽ không còn một điểm tựa nào để có thể ấp ủ hy vọng, bám níu và giữ vững lập trường hòng cho rằng truyện Kiều là của Tàu khi qua mỗi bài viết chúng tôi nhặt ra từng điểm đúng sai của từng câu chữ. Người có trí khi đọc qua sẽ biết chúng tôi viết có lý, vô lý liền thôi.

 

Tuy Phước, lúc 5h58 ngày 28 tháng 02 năm 2018
Bốn niệm xứ

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang